Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.1 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------

NGUYỄN THỊ PHÊ LÊ

QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 60.34.01.02

Đà Nẵng – Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Thế Giới

Phản biện 1: TS. Trần Trung Vinh
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Dũng Thể

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại Học
Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, hoạt động của Maritime Bank (MSB)- chi
nhánh Đà Nẵng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của thành phố. Trong các hoạt động đó, phải nhắc đến sự
đóng góp chủ yếu của mảng tín dụng, đặc biệt là cho vay doanh
nghiệp. Song song với sự phát triển về quy mô dư nợ cho vay để tạo
ra thu thuần thì phải nhắc đến quá trình quản trị để đảm bảo chất
lượng các khoản cho vay.
Trên thực tế thì tỷ lệ nợ xấu đang ngày càng gia tăng tại MSB Đà
Nẵng trong những năm gần đây 2015- 2017: tăng từ 0.28% lên
0.34%. Năm 2016 tuy nợ quá hạn có giảm đi nhưng nợ xấu vẫn
chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ cho vay (0,34%). Nợ
quá hạn nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) vẫn còn tồn tại từ 250
triệu đồng đến 350 triệu đồng mỗi năm trong giai đoạn 2014-2017.
Trên cơ sở nhận thức sự cần thiết phải hạn chế rủi ro trên cơ sở quản
trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Đà Nẵng, học
viên chọn đề tài “Quản trị rủi ro cho vay Khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Đà
Nẵng" để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ – chuyên ngành Quản Trị
Kinh Doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động cho

vay và quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại các Ngân hàng thương mại.
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay và quản trị rủi ro trong
hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam- chi nhánh Đà Nẵng.


2
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- chi nhánh Đà
Nẵng
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung cơ bản về QTRR trong cho vay DN là gì? Các biện
pháp QTRR trong cho vay DN nhằm đạt được các tiêu chí đánh giá
nào?
- Tình hình công tác QTRR trong cho vay DN tại MSB Đà Nẵng
như thế nào?
- Các giải pháp nào giúp tăng cường hiệu quả hoạt động QTRR
trong cho vay doanh nghiệp trong thời gian đến?
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro cho vay và quản trị rủi ro cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Namchi nhánh Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp.
+ Về không gian: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam CN Đà
Nẵng.
+ Về thời gian: dữ liệu giai đoạn từ năm 2015-2017
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được vận dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp,

phân tích trên quan điểm hệ thống và thực tiễn hoạt động cho vay và
quản lý rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Hàng Hải Việt Nam- CN Đà Nẵng, đưa ra những đánh giá trung
thực, hướng tới một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác


3
Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Hàng hải Việt Nam- CN Đà Nẵng
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro trong hoạt động cho
vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay
KHDN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam CN Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động
cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam CN Đà
Nẵng
7. Tổng quan tài liệu


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (KHDN)
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO CHO VAY
1.1.1. Các khái niệm
a) Khái niệm hoạt động cho vay:
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao
hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào

mục đích xác địnhtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
b) Khái niệm về Rủi ro cho vay:
“Là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết”
c) Khái niệm về Quản trị rủi ro cho vay
“Là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển
khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp cho vay,
nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp
nhận.”
1.1.2. Các nhân tố dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay
1.1.2.1. Các nhân tố bên ngoài
 Rủi ro xuất phát từ môi trường kinh doanh:
+ Môi trường chính trị và pháp lý: Quá trình thanh tra, kiểm tra
giám sát của NHNN chưa thực sự hiệu quả, Hệ thống thông tin quản
lý chưa hoàn thiện, hoạt động cho vay vẫn bị phụ thuộc vào các
chính sách Chính phủ ban hành, Cơ quan pháp luật địa phương hoạt
động kém hiệu quả trong công tác cưỡng chế thu hồi nợ,…


5
+ Môi trường kinh tế: Sự biến động không lường trước được của
thị trường kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế VN, Tự do hóa
tài chính và hội nhập quốc tế làm cho các DN và đinh chế tài chính
nước ngoài từng bước đặt chân vào thị trường Việt Nam, Phát triển
kinh tế thiếu định hướng, quy hoạch, phân công, chuyên môn hóa lao
động và điều tiết vĩ mô của nhà nước, Các nhân tố khách quan khác:
thiên tai hỏa hoạn, biến động của thị trường và quan hệ cung cầu…
 Rủi ro xuất phát từ phía Doanh nghiệp đi vay: Năng lực quản

lý, điều hành của khách hàng yếu kém, Tình hình tài chính doanh
nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, Sử dụng vốn sai mục đích, không
có thiện chí trong việc trả nợ vay, tạo hồ sơ giả, hợp đồng mua bán
vòng vo nhằm vay vốn NH.,…
1.1.2.2. Các nhân tố bên trong
- Do chính sách tín dụng của ngân hàng
- Do những yếu kém của cán bộ tín dụng
- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
- Quy trình duyệt cấp tín dụng, chính sách, quy trình cho vay còn
lỏng lẻo
- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa
thực sự hiệu quả
1.1.3. Tác động của rủi ro trong hoạt động cho vay
1.1.3.1. Đối với ngân hàng
1.1.3.2. Đối với nền kinh tế
1.2. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO CHO VAY KHDN TẠI CÁC
NHTM
1.2.1. Tổng quan về cho vay KHDN tại các NHTM
1.2.1.1. Khái niệm cho vay KHDN:


6
Cho vay DN là việc thỏa thuận giữa NHTM và doanh nghiệp,
theo đó NHTM giao cho DN sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích và thời gian vay nhất định thoe thỏa thuận với nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc và lãi
1.2.1.2. Phân loại cho vay KHDN
 Theo thời hạn cho vay: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
 Theo mục đích sử dụng vốn: Bất động sản, xây lắp, kinh
doanh xuất nhập khẩu,…

 Theo hình thức đảm bảo tiền vay: có TSĐB và tín chấp
 Theo phương thức cho vay: Cho vay theo món, hạn mức, đồng
tài trợ, dự án,…
1.2.1.3. Đặc điểm cho vay KHDN
- Mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh
- Đối tượng khách hàng đa dạng
- Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp
- Nguồn trả nợ của người vay từ tiền bán hàng (T-H-T’), lợi
nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác..
- So với cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, khách
hàng doanh nghiệp có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt chẽ hơn
- Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất
lớn cho ngân hàng
1.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN tại các NHTM
1.2.2.1. Phân loại RR trong cho vay KHDN
 Căn cứ theo phạm vi gây ra RR: RR tín dụng đặc thù và
RRTD hệ thống
 Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh sinh rủi ro: Rủi ro giao dịch
và RR danh mục


7
1.2.2.2. Đặc điểm của RR cho vay KHDN
- RR cho vay mang tính gián tiếp
- RR cho vay có tính chất đa dạng và phức tạp
- RR cho vay có tính tất yếu
1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP
1.3.1. Mục tiêu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp

Là giúp ngân hàng khống chế mức thấp nhất những chi phí về rủi
ro, làm cực đại kết quả kinh doanh và đảm bảo an toàn tài chính ngân
hàng, tối đa hoá tỉ lệ thu nhập đã được điều chỉnh rủi ro bằng việc
duy trì mức độ rủi ro cho vay trong phạm vi chấp nhận được
1.3.2. Nội dung Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay
KHDN tại các NHTM
1.3.2.1. Nhận dạng rủi ro trong cho vay doanh nghiệp
 Nhận diện RRTD trước khi cấp tín dụng: RRTD trước khi cấp
tín dụng chủ yếu tập trung vào rủi ro lựa chọn đối nghịch với dấu
hiệu như khách hàng nôn nóng vay được tiền bằng mọi giá chấp
nhận lãi suất cao; Không xem xét điều khoản hợp đồng một cách kỹ
lưỡng dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi cho người vay; Sẵn
sàng lại quả cho ngân hàng, ...
 Nhận diện RRTD sau khi cấp tín dụng: RRTD thường được
biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên, những dấu hiệu có tác
dụng cảnh báo sớm về khả năng trả nợ của khách hàng như khách
hàng chậm trễ nộp các báo cáo tài chính; Khách hàng chậm trễ, né
tránh, cản trở cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh;
Chỉ số tài chính của khách hàng: Chỉ tiêu thanh khoản giảm, hệ số nợ
tăng, các chỉ tiêu sinh lời giảm; Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn
kho tăng; ...


8
1.3.2.2. Đánh giá rủi ro trong cho vay KHDN
Đo lường RRTD thực chất là quá trình sử dụng các công cụ, các
kỹ thuật và phương pháp để xác định mức độ RRTD. Đánh giá
RRTD là việc xác định, mức độ tổn thất của RRTD có thể xảy ra để
từ đó có thể chấp nhận hoặc từ bỏ.
Cụ thể thông qua các chỉ tiêu:

● Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay x 100%
Nợ quá hạn hiện nay là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn.
● Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay x 100%
● Tỷ lệ nợ xóa ròng
● Hệ số rủi ro tín dụng

Ngày nay hầu hết các ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng thông
qua các mô hình định tính và mô hình định lượng.
Mô hình định tính:
Mô hình 6C: Tư cách người vay (Character), Năng lực của người
vay (Capacity), Thu nhập của người đi vay (Cash), Bảo đảm tiền vay
(Collateral), Các điều kiện (Conditions), Kiểm soát (Control).
Ngoài ra, còn có các mô hình đánh giá như 5P (dựa trên các yếu
tố: Purpose, Payment, Protection, Pilicy, Pricing), hoặc nhóm đánh
giá CAMPARI (dựa trên các yếu tố: Character, Ability, Magin,
Purspose, Amount, Repayment, Insurance),…
Mô hình định lượng


9
+ Mô hình điểm Z: Để đo lường rủi ro tín dụng của các ngân
hàng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp, bài viết sử dụng
mô hình điểm số Z của Giáo Sư Edward I. Altman để cho điểm tín
dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Cụ thể như sau:
Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín
dụng đối với người vay, phụ thuộc vào:
- Chỉ số tài chính của người vay.

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác
suất vỡ nợ của
người vay trong quá khứ
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5
X1: hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2: hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3: hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
X4: hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch
toán của tổng nợ
X5: Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Điểm số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ càng thấp, như vậy, khi
trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào
nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Z < 1,8 : Khách hàng có khả năng rủi ro cao.
1,8 < Z <3: Không xác định được.
Z > 3 : Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.
Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào
nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
+ Chấm điểm tín dụng: Chấm điểm tín dụng là kỹ thuật sử
dụng các dữ liệu nghiên cứu thống kê và hoạt động để đánh giá mức
độ rủi ro tín dụng đối với khách hàng.


10
+ Xếp hạng tín dụng: Đây là kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng
do các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí
phản ánh uy tín tín dụng của người vay nợ.
1.3.2.3. Kiểm soát rủi ro cho vay KHDN
Kiểm soát RR cho vay bao gồm 3 hoạt động:
- Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính

sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn
và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để
kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính
chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng;
kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan
điểm của cán bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét
duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm
quyền phán quyết.
- Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng
tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận
của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các
trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài
sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều
tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay
hay không, giám sát thường xuyên khoản vay.
Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ,
kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để
rút kinh nghiệm cho những năm tới.
1.3.2.4. Tài trợ rủi ro trong cho vay DN
Tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm: Bảo đảm tín dụng, chuyển giao
rủi ro tín dụng và lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.


11
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa các khái niệm, kiến
thức về rủi ro cho vay, các dạng rủi ro trong hoạt động cho vay và
quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp trong hoạt động NHTM; các
phương pháp đo lường, giảm thiểu rủi ro và nội dung QT rủi ro cho
vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. Đây là tiền đề để

nghiên cứu những chương tiếp theo của luận văn.


12
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
CHO VAY KHDN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT
NAM ( MSB) - CN ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG MSB ĐÀ NẴNG
2.1.1. Giới thiệu chung về MSB chi nhánh Đà Nẵng
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức MSB Đà Nẵng
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh hiện nay: MSB
chi nhánh Đà Nẵng hoạt động kinh doanh theo luật tổ chức tín dụng
và điều lệ của MSB. Với chức năng là thực hiện kinh doanh tiền tệ,
tín dụng và dịch vụ Ngân hàng mà đối tượng phục vụ là tất cả khách
hàng thuộc mọi thành phần kinh tế
2.1.2. Khái quát các hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi
nhánh trong giai đoạn 2015-2017
2.1.2.1. Huy động vốn
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua các năm
So sánh
Chỉ tiêu (trđ)
2015
2016
2017
2016
/2015
Tổng NV huy động

537,893 565,881 611,152 105%
Huy động thị trƣờng 1 537,893 565,856 611,134 105%
Tiền gửi CKH
257,034 287,934 348,300 112%
Tiền gửi KKH
279,483 276,139 260,584 99%
Tiền gửi ký quỹ
1,376
1,783
2,251
130%
Huy động thị trƣờng 2 0
25
18
Tiền gửi của TCTD
0
25
18
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng)

2017/
2016
108%
108%
121%
94%
126%
72%
72%



13
Qua bảng 2.1 dưới ta thấy tổng nguồn vốn huy động được vào
cuối năm 2017 là 611,152 triệu đồng, tăng trưởng 8% so với năm
2016. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của MSB - Đà Nẵng trong
ba năm qua đã tăng lên một cách đáng kể. Như vậy ta có thể khẳng
định được rằng MSB - Đà Nẵng đã có một sự tín nhiệm rất lớn ở nơi
người dân trên địa bàn mà khó Ngân hàng nào có thể làm được điều
này.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay qua các năm
So sánh
2016 2017
Chỉ tiêu (trđ)
2015
2016
2017
/2015 /2016
Tổng dƣ nợ
389,345 404,562 427,212 104% 106%
Dư nợ ngắn hạn
313,456 324,257 357,534 103% 110%
Dư nợ trung dài
hạn
75,889
80,305
69,678
106% 87%
Dư nợ SME
204,017 225,341 272,988 110% 121%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng)
Nhìn chung chất lượng tín dụng của MSB Đà Nẵng trong ba năm
qua có dư nợ cho vay không ngừng tăng lên, điều này phản ánh hoạt
động cho vay của ngân hàng ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, Chi
Nhánh cũng đã xây dựng được một mức tăng trưởng tín dụng vững
chắc phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai
đoạn này.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh


14
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
So sánh
2016

2017

Chỉ tiêu (trđ)

2015

2016

2017

/2015

/2016

Tổng thu


21,309

23,564

27,941

111%

119%

Thu từ hoạt động tín dung

19,989

22,157

25,937

111%

117%

Thu hoạt động khác

1,320

1,407

2,004


107%

142%

Chi phí

17,439

18,652

21,867

107%

117%

Lợi nhuận

3,870

4,912

6,074

127%

124%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng)

Qua số liệu ở Bảng 2.3 trên ta thấy được lợi nhuận của ngân hàng
tăng từ 4.912 triệu đồng năm 2016 lên 6.074 triệu đồng năm 2017,
tăng 1.162 triệu đồng (tương đương 24%).
Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Tổng thu năm 2017 tăng lên so với 2016, với tốc độ tăng trưởng
là 19%. Ngoài ra, năm 2017 thu từ các hoạt động dịch vụ cũng tăng,
đạt tốc độ tăng trưởng là 17% so với năm trước. Lợi nhuận tăng cao
chứng tỏ Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả.
2.2. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN TRỊ RỦI
RO CHO VAY KHDN TẠI MSB ĐÀ NẴNG
2.2.1. Phân quyền trong công tác quản trị rủi ro cho vay
KHDN tại MSB Đà Nẵng
2.2.1.1. Cơ cấu và mô hình quản trị RRCV tại Chi Nhánh.
Theo quy trình tín dụng hiện nay tại MSB bắt đầu khi tiếp nhận
hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán, thanh lý hợp đồng tín
dụng. Đối với khoản cho vay KHDN thì mọi hồ sơ đều được chuyển
lên Trung tâm phê duyệt tín dụng 02 Miền Bắc, Nam, Chi Nhánh


15
hoàn toàn không được phân quyền phán quyết trong hoạt động tín
dụng.
2.2.1.2. Cơ chế trong phân cấp ủy quyền phê duyệt tín dụng
“ Thẩm quyền phán quyết trong hoạt động cấp tín dụng đối với
khách hàng tổ chức trừ cho vay (phát hành bảo lãnh mở LC, phát
hành xác nhận cam kết tín dụng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp…)
cho từng khách hàng phát sinh tại chi nhánh tối đa một tỷ đồng và
phải đảm bảo 100 % giấy tờ có giá được MSB chấp nhận. Toàn bộ
các khoản vay không có hoặc thiếu một phần tài sản đảm bảo các
khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết , chi nhánh phải trình hội sở

phê duyệt theo đúng quy định.”
2.2.2. Thực trạng nhận dạng RR cho vay KHDN
➢Các dấu hiệu từ phía Khách hàng:
- Khách hàng đi vay không tuân thủ các quy định và thỏa thuận
trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ
- Cản trở ngân hàng trong việc kiểm tra định kỳ, đột xuất, có dấu
hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định trong hợp đồng tín dụng
- Giá trị tài sản bảo đảm bị sụt giảm so với khi định giá ban đầu,
sự gia tăng bất thường về hàng tồn kho, các khoản nợ.
- Không thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính.
- Báo cáo tài chính thiếu minh bạch, thuyết phục..
- Tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ.
- Xuất hiện mâu thuẫn, bất đồng trong quản trị điều hành.
- Chấp nhận nguồn vốn vay với lãi suất cao
➢Các dấu hiệu từ phía ngân hàng:
- Vì mục tiêu thực hiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nên đôi lúc
xem nhẹ mục tiêu an toàn, hiệu quả.


16
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ; không thực hiện kịp thời, thường
xuyên giám sát khoản vay, khách hàng vay vốn.
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ không tốt.
- Tuy nhiên, công tác nhận diện rủi ro còn một số vấn đề cần
nghiên cứu khắc phục đó là:
+ Chưa tổng kết, dự báo để đưa ra bảng thống kê các dấu hiện rủi
ro tín dụng phục vụ cho công tác nhận diện rủi ro tín dụng của nhân
viên ngân hàng một cách có hệ thống, chủ động, khoa học.
+ Cán bộ ngân hàng thu thập thông tin, nhận diện rủi ro tín dụng
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, kiến thức của mình nên chưa đảm bảo

tính minh bạch, khách quan, hiệu quả chưa cao.
+ Việc cung cấp thông tin để phục vụ việc nhận diện rủi ro chủ
yếu từ phía khách hàng, trong khi thông tin khách hàng cung cấp có
độ tin cậy chưa cao.
2.2.3. Thực trạng đánh giá rủi ro cho vay KHDN
2.2.3.1. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự như sau
Bước 1 : Thu thập thông tin.
Bước 2 : Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
Bước 3 : Chấm điểm qui mô doanh nghiệp.
Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính, các chỉ số tài chính này
được chấm điểm theo thang điểm của từng ngành.
Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
Tuỳ theo kết quả chấm điểm tín dụng, khách hàng sẽ được chia
ra làm 6 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau.
2.1.1.1. Đánh giá tín dụng kết hợp


17
Phê duyệt những khoản tín dụng đạt kết quả đánh giá tín dụng
kết hợp từ “Trung bình” trở lên. Ưu tiên những khoản tín dụng có
mức đánh giá “Tốt” và “Xuất sắc”.
Áp dụng mức lãi suất và phí bình thường theo quy định hiện
hành của MSB đối với các khách hàng loại “Trung bình” và áp dụng
lãi suất và phí giảm dần theo thứ tự ưu tiên đối với khách hàng thuộc
các loại: Trung bình - Tốt - Xuất sắc
2.1.1.1. Những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ
- Hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được

những đặc thù trong hoạt động từng ngành riêng biệt
- Phương pháp xếp hạng còn mang tính chủ quan, phương pháp
đánh gía hiện tại của MSB đang áp dụng là phương pháp mà Cán bộ
thẩm định trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ
tiêu đánh giá theo hướng dẫn cho điểm mà hội sở dã ban hành
- Ngoài ra, nguồn tin sử dụng trong công tác XHTD tại MSB còn
hạn chế
2.2.4 Thực trạng kiểm soát rủi ro cho vay KHDN
2.2.4.1. Kiểm soát nguồn gây ra RR CV

2.2.4.2. Kiểm soát quá trình thẩm định và giải ngân khoản vay
2.2.4.3. Kiểm soát bằng chiến lược đa dạng hóa
2.2.4.4. Kiểm soát bằng việc tiến hành kiểm tra, kiểm toán nội
bộ thường xuyên
2.2.4.5. Tuân theo đúng quy trình thẩm định và xét duyệt cho
vay tại Chi nhánh
2.2.4.6. Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay
2.2.4.7. Phân tán rủi ro
2.2.5. Thực trạng tài trợ rủi ro cho vay KHDN


18
Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh
So sánh
Chỉ tiêu (trđ)

2015

2016


2017

2016

2017

/2015

/2016

Tổng dƣ nợ

204,017

225,341

272,988

110%

121%

Nợ quá hạn

1,724

2,016

1,543


117%

77%

Tỷ lệ nợ quá hạn

0.84%

0.89%

0.57%

106%

64%

Nợ Xấu

1,102

1.294

1,452

117%

112%

Tỷ lệ nợ xấu


0.54%

0.57%

0.53%

106%

93%

Nợ xấu nhóm 5

250

273

345

109%

126%

Tỷ lệ nợ xấu

0.12%

0.12%

0.13%


100%

108%

nhóm 5
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng)
Theo kết cấu của dư nợ xử lý rủi ro, phần lớn các khoản dư nợ
được xử lý là các DNNQD, tỉ trọng dư nợ xử lý rủi ro của thành phần
kinh tế này chiếm đến 78% tổng dư nợ xử lý rủi ro. Kế hoạch thu hồi
nợ xấu đến ngày 31/12/2017 của chi nhánh là 1.452 triệu đồng.
2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QTRR CHO VAY KHDN TẠI
NGÂN HÀNG MSB CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Bảng 2.6 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2015

Chi tiêu
Tổng dư nợ (TDN)
Trích lập DPRR
Tỷ lệ DPRR/TDN

Năm

Năm

2015

2017

204,017


225,341

272,988

664

768

848

0.32%

0.34%

0.31%

(Nguồn: Báo cáo thường niên MSB Đà Nẵng)


19
Bảng 2.7: Tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý rủi
ro tín dụng của MSB Đà Nẵng
STT Chỉ tiêu

Năm

Năm Tăng/

Năm


Tăng/

2015

2016 Giảm

2017

Giảm

16/15
1

Tổng dư nợ tín dụng trên 33,89% 37,16 3,27%
tổng tài sản có

2

Hiệu suất sử dụng vốn

17/16
34,36% -2,8%

%
39,68% 42,98 3,3%

39,04% -3,94%

%

3

Dư nợ bình quân trên 1 920

1.291 371

1.037

-254

khách hàng (triệu đồng)
4
5

Tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ

0.44% 0.50% 0.06%

0.36% - 0.14%

Nợ xấu/ nợ quá hạn

63.92% 64.18 0.26%

94.10% 32.92%

%
6


Tỷ lệ vốn tự có trên tổng 8,52% 9,90% 1,38%

5,53% 4,37%

tài sản có
7

Tỷ lệ mất vốn

8

Tỷ lệ dự phòng

4,27% 3,16% -1,11%

1,88% -1,28%
-

0.32% 0.34% 0.02%

0.31% 0.03%

10,58% 7,76% -2,82%

12,26% 4,5%

9

Tỷ lệ sinh lời


10

Vòng quay vốn tín dụng 47,52% 81,93 34,41% 56,81% -25,12%
%

11

Tỷ lệ chi phí cho một 1,81% 9,64% 7,83%

24,88% 15,24%

đồng vốn cho vay
12

Thu nhập từ hoạt động 19.989 22.157 2.168
tín dụng (triệu đồng)

25.937 3.780


20

STT Chỉ tiêu

Năm

Năm Tăng/

Năm


Tăng/

2015

2016 Giảm

2017

Giảm

16/15
13

Cơ cấu thu nhập từ hoạt 58,73% 49,85 -8,88%
động tín dụng

14

17/16
50,99% 1,14%

%

Lợi nhuận trước thuế

3.870

4.912 1.042

6.074


1.162

(triệu đồng)
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QTRR CHO VAY KHDN TẠI
MSB ĐÀ NẴNG
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Thời gian qua chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Đà Nẵng
đã có nhiều cố gắng trong việc quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp,
tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đã phân
tích trên, nên công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp của chi
nhánh MSB Đà Nẵng cũng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy
hết vai trò công tác quản lý, giám sát rủi ro cho hoạt động tín dụng
của chi nhánh. Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường và hoàn thiện công
tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh MSB Đà
Nẵng để nó thực sự là công cụ đắc lực cho Ban lãnh đạo ngân hàng
trong công tác quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng hiệu quả.


21
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN QUẢN TRỊ RỦI RO CHO
VAY KHDN CỦA MSB ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM
2017 – 2019
3.1.1. Môi trƣờng ngành kinh tế và Tài chính ngân hàng tại

Đà Nẵng

3.1.1.1. Môi trường cạnh tranh cao tại các khu vực đông dân cư
3.1.1.2. Môi trường cạnh tranh khốc liệt
3.1.1.3. Người dân sử dụng số lượng các dịch vụ ngân hàng
còn ít

3.1.1.4. Khách hàng còn thói quen lựa chọn ngân hàng quốc doanh
3.1.2. Điểm mạnh và điểm yếu của MSB Đà Nẵng
3.1.2.1. Điểm mạnh
- Về khách hàng: Trong vòng 18 năm qua, định hướng của
Maritime Bank tập trung chủ yếu vào KHDN nên số lượng KHDN
truyền thống, lâu năm, uy tín là tương đối nhiều
- Về sản phẩm: Nhiều sản phẩm đặc thù cho KHDN mà các Ngân
hàng khác không có như sản phẩm Cho vay tín chấp, cho vay
preshipment, upas LC , cho vay ô tô đại lý…
- Về mạng lưới hoạt động: Maritime Bank Đà Nẵng có 04 PGD
được đặt ở những quận trung tâm, có dân số đông và dàn trải khắp
địa bàn đà nẵng đảm bảo việc giao dịch được thuận lợi cho KH
- Về công nghệ thông tin
- Về con người
- Về quản lý


22
3.1.2.2. Điểm yếu của Maritime Bank Đà Nẵng
- Maritime Bank còn hạn chế về yếu tố con người, thiếu cán bộ
có kinh nghiệm, am hiểu về hệ thống ngân hàng, đặc biệt là phân hệ
tín dụng để huớng dẫn chi nhánh
- Hệ thống corebanking được trang bị từ khá lâu nên còn lạc hậu

và thiếu nhiều chức năng so với các ngân hàng khác hiện nay
- Hệ thống văn bản pháp lý của Maritime Bank còn sơ sài, thiếu
tính cập nhật
- Chưa có hệ thống ISO quản lý chất lượng triển khai đồng bộ
trên toàn hệ thống
3.1.3. Định hƣớng phát triển của MSB Đà Nẵng trong những
năm 2018 – 2020
Về khách hàng:
+ Đối với nhóm KHDN: Mảng sản phẩm truyền thống là tiền gửi
và tiền vay thì nhóm KHDN vừa và nhỏ đem lại lợi ích không nhỏ
hơn nhóm KHDN lớn, trong khi nhóm KHDN vừa và nhỏ lại đem lại
rủi ro thấp hơn hẳn nhóm KHDN lớn, do vậy Maritime Bank sẽ lựa
chọn nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ là các “doanh nghiệp xuất nhập
khẩu”, “doanh nghiệp xây dựng”, và “doanh nghiệp thương mại” có
doanh thu một năm từ 17 tỷ đến 500 tỷ đồng.
+ Đối với nhóm KHCN: Maritime Bank sẽ lựa chọn phân khúc
thị trƣờng cá nhân có thu nhập khá, tổng thu nhập trên 200 triệu
đồng/ năm trở lên để phát triển trong thời gian tới.
➢Về sản phẩm
➢Về quản lý rủi ro
➢Về nhân sự
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO CHO VAY KHDN TẠI MSB ĐÀ NẴNG


23
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro cho vay
KHDN
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro cho vay
KHDN theo hƣớng sử dụng công nghệ hiện đại

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay
KHDN
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro cho vay
KHDN
3.2.5. Các giải pháp khác
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NH MARITIME BANK


×