Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Truyện ngắn việt nam hàn quốc những năm đầu thế kỷ XX một vài so sánh (trường hợp tự lực văn đoàn và cửu nhân hội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.52 KB, 58 trang )

HÀ MINH THÀNH - VŨ THỊ THU HƯƠNG

TRUN NG¾N
VIƯT NAM - HàN QUốC
NHữNG NĂM ĐầU THế Kỷ XX: MộT VàI SO SáNH
(Trờng hợp Tự lực văn đoàn và Cửu nhân héi)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

1


2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1. TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX ......................................... 27
1. Hoàn cảnh lịch sử và ₫ời sống văn học ..................................... 27

1.1. Cuộc sống ₫ơ thị hóa và cơng chúng ₫ơ thị……………….……27
1.2. Mơi trường văn học mới và quan niệm mới về văn học ............ 28
2. Tự lực văn ₫ošn ............................................................................... 31

2.1. Tự lực văn ₫ošn ra ₫ời là một nhu cầu tất yếu
của lịch sử văn học ................................................................... 31
2.2. Vài nét về truyện ngắn Tự lực văn ₫ošn .................................. 33
3. Một số tác giả tiêu biểu ................................................................... 41


3.1. Khái Hưng ................................................................................ 41
3.2. Thạch Lam ............................................................................... 48
CHƯƠNG 2. TRUYỆN NGẮN HÀN QUỐC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX (CỬU NHÂN HỘI)...........59
1. Khái quát tình hình văn học Hàn Quốc ₫ầu thế kỷ XX ................. 59

1.1. Truyện ngắn mang phong cách tiểu thuyết mới
- thời kỳ chuyển giao giữa hai thế kỷ ........................................ 59

3


1.2. Bối cảnh lịch sử và sự chuyển mình của văn học
trước và sau Phong trào ₫ộc lập .............................................. 65
1.3. Thời kỳ chuyển tiếp và diện mạo của truyện ngắn
những năm 30.......................................................................... 73
2. Cửu nhŽn hội và những ảnh hưởng trên văn ₫àn ......................... 79

2.1. Bối cảnh ra ₫ời và hoạt ₫ộng ................................................... 79
2.2. Tạp chí Thơ vš tiểu thuyết ....................................................... 85
3. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu ............................................. 90

3.1. Kim Yoo-jeong, nông thôn và sự bần cùng hố
của người nơng dân .................................................................. 90
3.2. Lee-sang, nỗi tuyệt vọng của người trí thức
và khơng gian tâm lý mang tính siêu thực................................ 95
3.3. Lee Hyo-seok, bản năng của con người
và khơng gian trữ tình ₫ậm chất thơ....................................... 102
CHƯƠNG 3. MỘT VÀI SO SÁNH ............................................................111
1. Tự lực văn ₫ošn và Cửu nhŽn hội trong tiến trình hiện ₫ại hố

văn học dân tộc ............................................................................... 111
2. Thế giới nhân vật ........................................................................... 121

2.1. Nhân vật người dân nghèo ..................................................... 121
2.2. Nhân vật người phụ nữ........................................................... 129
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 152

4


MỞ ĐẦU
1. Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia phương Đông, lại
gần nhau về khoảng cách địa lý, cùng chịu ảnh hưởng của văn
hóa - văn minh Trung Quốc và văn hóa văn minh phương Tây
nên có rất nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng.

Đầu thế kỷ XX, trong nền văn học các nước phương Đơng
nói chung, văn học Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng đã diễn ra
một sự kiện có tính chất bước ngoặt: cơng cuộc hiện đại hóa
văn học. Dịng văn học bác học, chính thống, chịu ảnh hưởng
sâu sắc của Nho giáo, của văn học Trung Quốc đã mất vị trí
độc tơn trên văn đàn. Nền văn học mới chịu ảnh hưởng của văn
học phương Tây ngày càng phát triển và đi vào quỹ đạo hiện
đại. Quan niệm văn học, quan niệm cái đẹp và thi pháp của thể
loại đã thay đổi. Nền văn học mới có những tác phẩm, có đội
ngũ tác giả và cơng chúng văn học khác, có phương tiện truyền
bá, đời sống văn học khác với nền văn học truyền thống từ
mấy thế kỷ trước.
Cùng với các thể loại văn học như thơ, tiểu thuyết, kịch,

truyện ngắn cũng có một vị trí nổi bật trên văn đàn những năm
đầu thế kỷ XX và đã có những đóng góp quan trọng đối với nền
văn học hiện đại mỗi nước; điều đó thể hiện sự tương đồng văn
hóa cần được ghi nhận.
5


Việc trao đổi, dịch thuật, giới thiệu, nghiên cứu tác phẩm
văn học của hai dân tộc và có sự liên hệ so sánh để rút ra bài
học cho sự phát triển khơng cịn bó hẹp ở hình thức xã giao hữu
nghị mà đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của các học giả, dịch
giả và giới nghiên cứu.
Chuyên luận này sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu trên đồng
thời phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy môn Văn học Hàn
Quốc nói riêng, văn hố Hàn Quốc nói chung và bổ sung một tài
liệu tham khảo thiết thực cho sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc
học, Khoa Đông phương học cũng như sinh viên các ngành có
liên quan.
2. Tìm hiểu truyện ngắn Việt Nam, Hàn Quốc những năm
đầu thế kỷ XX, chúng tôi tập trung nghiên cứu trường hợp Tự
lực văn đoàn và Cửu nhân hội.
Văn học Tự lực văn đoàn là một hiện tượng văn học độc
đáo. Có thể nói, trong vòng mười năm, từ 1932 đến 1945, Tự
lực văn đồn chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đàn cơng khai.
Văn chương Tự lực văn đồn có vai trị rất lớn trong sự phát
triển văn học Việt Nam những năm ba mươi, có những đóng
góp lớn trong việc đổi mới nền văn học theo xu hướng hiện đại.
Nói đến những dấu ấn khơng thể phai mờ, những thành
cơng đóng góp của Tự lực văn đồn khơng thể khơng nhắc đến
hai cây bút hàng đầu: Khái Hưng và Thạch Lam, đặc biệt ở thể

loại truyện ngắn.
Với những sự cách tân táo bạo, vào cái thời loạn lạc, sự
mâu thuẫn lúc nào cũng khiến con người có thể rơi vào bế tắc,
tuyệt vọng, những tác phẩm văn chương lãng mạn tuy không
6


thôi thúc tầng lớp tiểu tư sản đứng lên đấu tranh giành lại sự tự
do nhưng phần nào cũng góp phần giải tỏa những dằn vặt nội
tâm. Giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn giao thời,
tất cả mọi điều đều có phần thống nhất theo một quy luật chung,
là sự tìm tịi, thể nghiệm. Khái Hưng và Thạch Lam, hai tác giả
tiêu biểu của Tự lực văn đồn đã có những đóng góp đáng kể,
quan trọng trong tiến trình phát triển đa dạng, rực rỡ sắc màu
của văn chương đầu thế kỷ XX.
Với văn học Hàn Quốc, những năm 30 được đánh giá là
thời kỳ thịnh vượng và rất quan trọng trong lịch sử văn học Hàn
Quốc. Thời kỳ này đã gặt hái được những thành tựu cả về lượng
và chất cùng với những thay đổi đa dạng về chính trị, xã hội,
văn hố trong nước. Những thành quả ấy được nhận định là có
ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn học Hàn Quốc sau này. Sự biến
động của văn đàn đầu những năm 1930 có thể coi là vấn đề đã
ảnh hưởng trực tiếp nhất tới văn học đương thời. Chae Man-sik,
Lee Tae-jun, Park Tae-won, Kim You-jeong, An Hwe-nam... là
những cái tên làm nên biểu trưng cho lịng tự hào của văn xi
Hàn Quốc những năm 30.
Những năm 30 là thời kỳ đầy biến động của văn học Hàn
Quốc [120] với những khuynh hướng sáng tác đa dạng cùng sự
xuất hiện của nhiều tác giả có phong cách. Chae Man-sik là nhà
văn trào phúng, Lee Tae-jun là nhà văn của chủ nghĩa vị nghệ

thuật, Park Tae-won chuyên viết truyện thế thái, Kim You-jeong
là nhà văn của đồng quê... đã góp phần làm nên bộ mặt mới cho
văn đàn Hàn Quốc. Bên cạnh những cá nhân thì sự ra đời của
các nhóm tác giả cùng các tạp chí văn học trở thành tâm điểm
và trào lưu trong giai đoạn này. Khi nghiên cứu giai đoạn văn
7


học những năm 30 hay những nhóm tác giả, tạp chí người ta
khơng thể bỏ qua Cửu nhân hội. Điều đó đủ để nói lên tầm quan
trọng của Cửu nhân hội trong văn học Hàn Quốc. Các học giả
còn nhấn mạnh rằng chỉ cần nghiên cứu Cửu nhân hội thôi là có
thể thấy được văn học Hàn Quốc những năm 30 chuyển mình,
phát triển như thế nào cùng với những biến động chính trị, xã
hội và văn hố thời kỳ ấy.
3. Lịch sử vấn ₫ề
3.1. Về Tự lực văn ₫ošn

Hơn 70 năm qua, vấn đề văn chương Tự lực văn đoàn đã
được dư luận độc giả và giới nghiên cứu phê bình thẩm định qua
các chặng đường biến động của lịch sử Việt Nam. Qua khảo sát
tình hình đánh giá về Tự lực văn đồn, chúng tơi nhận thấy:
3.1.1. Từ 1933 ₫ến 1945

Sau khi nhóm Tự lực văn đồn ra đời, hoạt động sôi nổi và
đạt được một số thành tựu đáng chú ý, một số nhà nghiên cứu
phê bình văn học bắt đầu có những nhận định, đánh giá qua các
bài báo hoặc dành các chương mục trong các cơng trình để bàn
về giá trị văn chương Tự lực văn đồn ở một số khía cạnh: đấu
tranh giải phóng cá nhân, nghệ thuật tả cảnh, và phác hoạ tâm lý

nhân vật. Tiêu biểu là các cơng trình của Trương Chính: Dưới
mắt tơi (1939), Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện đại (1942), Dương
Quảng Hàm: Việt Nam văn học sử yếu (1943), các bài báo của
Trương Tửu... và bước đầu hình thành hai cách nhìn đối lập
nhau. Trương Chính ủng hộ và khen ngợi những vấn đề mới mẻ
đặt ra trong tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn. Những
trang ông viết về tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh thực chất
8


là những luận điểm mang tính bút chiến với Trương Tửu. Ơng
khẳng định: “Lời phê bình cuối cùng của tơi là một lời khen
thành thực” [44]. Ơng cũng khơng đồng ý cách đánh giá của
Trương Tửu đối với một số tác phẩm của Khái Hưng và thẳng
thắn bày tỏ: “Đọc Khái Hưng ta thấy cõi lòng sáng hẳn lên như
soi rọi bởi những tia vui trong trẻo. Nói rằng một kỷ nguyên
mới trong lịch sử văn học Việt Nam và tác giả nó là một nhà
ln lý cũng khơng phải là quá đáng... Nhà luân lý Khái Hưng
lại là một nhà tâm lý nữa” [44]. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan với
1.400 trang viết trong cuốn Nhà văn hiện đại đã dành gần 100
trang cho Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam với
nhiều ý kiến xác đáng, nhất là về tiểu thuyết, truyện ngắn Nhất
Linh, Khái Hưng. Năm sau (1943), Dương Quảng Hàm trong
cuốn Việt Nam văn học sử yếu đã giới thiệu sơ lược về tổ chức
văn học Tự lực văn đoàn cùng hai tác giả tiêu biểu là Nhất Linh,
Khái Hưng (gồm 4 tác phẩm nổi bật là Đoạn tuyệt, Lạnh lùng,
Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân) và chỉ ra đặc điểm nổi bật:
tác phẩm Nhất Linh là tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết Khái
Hưng thì thiên về khuynh hướng lý tưởng.
Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu phê bình văn học thời

kỳ này khá sơi nổi và có nhiều thành tựu. Với Tự lực văn
đồn, sự đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình khơng
thuần nhất một chiều. Xu hướng chung là khen nhiều hơn
chê, khẳng định nhiều hơn phủ định. Những ý kiến đánh giá
ngày càng khách quan, ủng hộ cái mới, trân trọng những đóng
góp của Tự lực văn đồn. Đây là cơ sở quan trọng tạo tiền đề
và có ảnh hưởng sâu sắc đối với hoạt động nghiên cứu các
giai đoạn sau.

9


3.1.2. Từ 1945 ₫ến 1986

Suốt một thời gian dài, khi nước ta trải qua hai cuộc chiến
tranh, vấn đề được đặt lên hàng đầu là giành lại độc lập dân tộc,
giữ vững chủ quyền đất nước. Trong khoảng gần chục năm từ
1945 đến năm 1954, hiện tượng văn chương Tự lực văn đồn
gần như ít được sách báo nhắc đến, ngoài bài viết của Trường
Chinh: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam. Sang giai
đoạn từ 1954 đến 1975, tình hình tiếp nhận văn chương Tự lực
văn đồn ở hai miền Nam - Bắc cũng có sự khác biệt khá lớn.
Ở miền Nam nhìn chung có thái độ đánh giá cao văn chương
Tự lực văn đoàn. Các tác giả, tác phẩm Tự lực văn đồn chiếm vị
trí quan trọng trong chương trình trung học phổ thơng. Nhiều
cơng trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn được xuất bản:
Nguyễn Văn Xung - Bình giảng về Tự lực văn đồn (1958);
Phạm Thế Ngũ - Việt Nam văn học sử giản ước tân biên - Tập 3
(1960); Doãn Quốc Sỹ - Về Tự lực văn đoàn (1960); Lê Hữu
Mục - Khảo về "Đoạn tuyệt" (1960); Thanh Lãng - Phê bình văn

học thế hệ 32 - Tập 3 (1972); Vũ Hân - Văn học Việt Nam thế kỷ
XIX tiền bán thế kỷ XX 1800 - 1945; Thế Phong - Nhà văn tiền
chiến 1930-1945. Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản
ước tân biên - Tập 3 đã giới thiệu nhiều mặt hoạt động của Tự lực
văn đoàn: Về người sáng lập Nguyễn Tường Tam; Từ tờ báo đến
văn đoàn; Quan điểm của nhóm về xã hội và nhân sinh; Tơn chỉ
và đường lối sáng tác của văn đoàn; Những cơ quan truyền bá
của văn đoàn; Tổng luận về Tự lực văn đoàn, Phạm Thế Ngũ
viết: “Làm việc trong bảy tám năm liền bằng tờ báo, bằng quyển
sách, những người trong nhóm Tự lực văn đồn đã đi đến hốn
cải bộ mặt xã hội chúng ta hồi đó về hai phương diện tư tưởng và
10


văn học". "Về đường tư tưởng, chủ trương duy tân và cấp tiến, họ
đưa ra tác động như một cơn lốc thổi vào cái xã hội trì trệ trước
1932, nhất là với cái cười Phong hố, khơng có gì họ nhằm đả
phá mà đứng vững được (...). Thật vậy, không phải chỉ tác động
bằng tiếng cười đả phá mà còn bằng tiểu thuyết, bằng thơ, những
sáng tác văn nghệ của họ ngấm sâu vào linh hồn và thay đổi nề
nếp suy cảm của cả một thế hệ độc giả [44]. Năm 1962 trên tạp
chí Bách khoa số 140 - Nguyễn Hữu Ngư có bài Giải thưởng Tự
lực văn đồn giới thiệu về những lần xét và tặng giải thưởng
cho các nhà văn có tác phẩm dự thi. Tựu trung có ba lần xét và
trao giải: 1935; 1937; 1939. Năm 1938 có xét nhưng khơng có
tác phẩm nào được tặng giải thưởng. Đây cũng là một hoạt động
có nhiều ý nghĩa của Tự lực văn đoàn. Sau cái chết của Nhất
Linh (tháng 7-1963) trên tạp chí Văn - xuất bản ở Sài Gòn trong
nhiều số của năm 1963, 1964, 1965 và tạp chí Bách khoa (Sài
Gịn) đã có nhiều bài về Nhất Linh và các tác giả khác trong văn

đoàn. Như vậy ở miền Nam trước 1975, giới phê bình nghiên
cứu văn học và độc giả đã dành nhiều ưu ái cho Tự lực văn
đồn. Việc đánh giá vai trị, vị trí, đóng góp của Tự lực văn
đồn cho tiến trình văn học hiện đại Việt Nam theo chúng tôi là
khá thoả đáng, có cơ sở.
Ở miền Bắc, từ sau 1954, việc nghiên cứu đánh giá văn học
tiền chiến nói chung, văn học lãng mạn và văn chương Tự lực
văn đoàn nói riêng khá phức tạp. Sau một thời gian dài ít được
quan tâm, từ 1957 trở đi một số công trình nghiên cứu về văn
học giai đoạn trước 1945 được công bố. Nổi bật là Lược thảo
lịch sử văn học Việt Nam - Tập 3 (1957) của nhóm Lê Quý Đôn;
Văn học Việt Nam 1930 - 1945 (1961) của Bạch Năng Thi, Phan
11


Cự Đệ; Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (1964);
Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt Nam
hiện đại 1930-1954 (1971) của Vũ Đức Phúc; Tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại (1974, 1975) của Phan Cự Đệ. Trên tạp chí Văn
nghệ, tập san Nghiên cứu văn học, rồi tạp chí Văn học đăng tải
một số bài về văn học lãng mạn và Tự lực văn đồn của các nhà
phê bình văn học, gây được sự chú ý của độc giả. Một số nhà
nghiên cứu đã chỉ ra được mặt thành công và hạn chế của văn
học lãng mạn cũng như văn chương Tự lực văn đoàn trên nhiều
phương diện. Bạch Năng Thi khẳng định: “Cuộc xung đột "mới,
cũ" trong văn học của ta khơng có quy mơ rộng lớn và khơng
được náo nhiệt như cuộc xung đột giữa phái cổ điển và phái lãng
mạn ở Pháp. Nhưng nó cũng có ý nghĩa xã hội của nó cuối buổi
giao thời ấy. Và Tự lực văn đoàn với một loạt tiểu thuyết mới, cả
một loạt Thơ mới nữa, phất cờ chiến thắng là tất nhiên” [44].

Tuy nhiên các ý kiến đánh giá nhìn chung vẫn tỏ ra e dè,
rào đón, hầu hết đều khen ít, chê nhiều, xoay quanh tiêu chí giai
cấp; tiêu chí văn học vô sản đối lập với văn học tư sản; hiểu
định hướng văn nghệ phục vụ chính trị một cách máy móc, nên
trong phê bình khơng tránh khỏi tình trạng suy diễn, thậm chí
quy chụp, nặng về xem xét nội dung xã hội của tác phẩm trên
một số phương diện chính trị, tư tưởng, đạo đức, giá trị hiện
thực... Về nghệ thuật nặng về u cầu điển hình hố, cá thể hoá,
miêu tả tâm lý nhân vật. Giới nghiên cứu miền Bắc thời kỳ này
hầu như cùng chung một nhận định: Những năm 1941-1945 là
thời kỳ toàn bộ nền văn học công khai đi vào bế tắc. Vũ Đức
Phúc trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 cho
rằng: “Trong cuộc đấu tranh nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ
thuật vị nhân sinh nhóm Tự lực văn đồn khơng dám tham gia
12


cuộc tranh luận. Đường lối cơ hội chủ nghĩa của họ trong thời
kỳ này thể hiện trong sáng tác là muốn "kiếm ăn cả về hai mặt".
Một mặt thì vuốt ve công nông bằng những tác phẩm như Tối
tăm (1936), mặt khác lại muốn phục vụ cho khách hàng "tài hoa
son trẻ" bằng những tác phẩm như Trống mái (1937)” [52].
Hoặc cho rằng Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo là tiêu biểu
cho "một khuynh hướng" phản động, “muốn giữ vững quyền lợi
cho giai cấp bóc lột đồng thời ban ơn cho dân nghèo" (qua một
số tác phẩm Con đường sáng, Gia đình) [52]. Hầu hết các tác
phẩm của các thành viên chủ chốt Tự lực văn đoàn (trừ Thạch
Lam) đều được đặt dưới tiêu chí đó để xem xét.
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985, việc nghiên cứu,
đánh giá lại các di sản văn hoá cũ, nhất là những sáng tác trước

1945 trong đó có Tự lực văn đồn theo một cách nhìn mới vẫn
chưa có sự thay đổi đáng kể. Các giáo trình văn học ở bậc đại
học, cao đẳng như cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (1930-1945) tập 5, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1978 của nhiều tác giả [54] chủ
yếu vẫn giữ nguyên những nhận định, đánh giá trước đây. Có thể
xem đó như một khoảng lặng giữa hai đợt sóng, đã dần bộc lộ
những ý tưởng mới, nhận thức mới, nhưng chủ yếu là để chuẩn bị
cho một thời kỳ đổi mới văn học cả về chất và lượng từ sau 1986.
3.1.3. Thời kỳ 1986 ₫ến nay

Hồ chung trong khơng khí đổi mới của toàn dân tộc, đây là
thời kỳ khởi phát rực rỡ của văn học cả về phương diện sáng tác,
nghiên cứu, phê bình. Khơng khí học thuật thật sự có sự biến
chuyển lớn. Nhiều hiện tượng văn học quá khứ được đánh giá lại,
các tác phẩm văn chương trước Cách mạng tháng Tám - 1945,
nhất là văn chương lãng mạn trong đó bao gồm văn chương Tự
13


lực văn đoàn và Thơ mới được thẩm định lại với cái nhìn biện
chứng, bình tĩnh và cơng bằng hơn. Hầu hết tác phẩm các nhà
văn trong Tự lực văn đoàn đã được in lại và được giới thiệu theo
một quan điểm, góc nhìn nhận mới. Phan Cự Đệ viết lời giới
thiệu cho một loạt tác phẩm: Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Băn khoăn,
Tiêu sơn tráng sĩ, Trống mái, Thoát ly, Đẹp; Hà Minh Đức viết
lời giới thiệu Nửa chừng xuân, Đời mưa gió; Phong Lê sưu tầm,
tuyển chọn, giới thiệu Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam... Đặc
biệt, trong giai đoạn này, hàng loạt cơng trình nghiên cứu về Tự
lực văn đoàn đã làm thay đổi hẳn những nhận thức phần nào
thiên kiến trước đây. Đó là các bộ giáo trình Đại học được chỉnh
lý và biên soạn mới của Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác, Nguyễn

Hoành Khung, Hà Văn Đức: Văn học Việt Nam 1930 – 1945,
NXB. Đại học & THCN, 1988; Phan Cự Đệ: Văn học lãng mạn
Việt Nam 1932 – 1945, NXB. Giáo dục, 1997; Phan Cự Đệ, Trần
Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hồnh Khung, Lê Chí Dũng,
Hà Văn Đức: Văn học Việt Nam 1900-1945, NXB. Giáo dục,
1997. Các cơng trình này đã đặt Tự lực văn đồn trong tiến trình
chung của văn học dân tộc và tiến trình văn học hiện đại để xem
xét. Bên cạnh đó là một số bài viết rất có giá trị của các nhà
nghiên cứu như: Lê Thị Đức Hạnh, Trương Chính, Trần Đình
Hượu, Phong Lê, Trịnh Hồ Khoa, Lê Thị Dục Tú... Riêng Vu Gia
đã lần lượt xuất bản một loạt bốn cơng trình khảo cứu nghiêm túc
về bốn nhà văn chủ chốt của Tự lực văn đoàn: Khái Hưng, nhà
tiểu thuyết, NXB. Văn hoá, Hà Nội,1993; Thạch Lam thân thế và
sự nghiệp, NXB. Văn hoá, Hà Nội, 1994; Nhất Linh trong tiến
trình hiện đại hố văn học, NXB. Văn hố 1995; Hồng Đạo,
nhà báo - nhà văn, NXB. Văn hố 11-1997.
14


Những năm cuối cùng của thế kỷ XX nhiều nhà nghiên
cứu đã sưu tầm, biên soạn, giới thiệu và xuất bản các bộ tuyển
tập lớn về văn chương Tự lực văn đoàn như: Tuyển tập Tự lực
văn đoàn, NXB. Hội Nhà văn, 1999 - 3 tập với khoảng 2.000
trang gồm những tác phẩm chủ yếu của Khái Hưng, Nhất Linh,
Hoàng Đạo và một số của Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu, Tú
Mỡ. Dày dặn, công phu và tương đối đủ các tác phẩm tiêu biểu
của Tự lực văn đoàn là bộ tuyển tập Văn chương Tự lực văn
đồn của nhóm Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, NXB. Giáo
dục - 1999 với hơn 3.500 trang khổ lớn. Bộ Từ điển tác phẩm
văn xi Việt Nam do Vũ Tuấn Anh, Bích Thu chủ biên (NXB.

Văn học, Hà Nội, 2001) là một đóng góp của các nhà nghiên
cứu ở trong và ngoài Viện Văn học. Các bài viết về Tự lực văn
đoàn qua các thời kỳ của các nhà phê bình đã được tập hợp lại,
biên soạn thành sách như cuốn Tự lực văn đồn trong tiến
trình văn học dân tộc - (Mai Hương biên soạn), NXB. Văn hố
- Thơng tin, Hà Nội, 2000; Mấy vấn đề trong văn học hiện đại
Việt Nam của Lê Thị Đức Hạnh (NXB. Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1999) là những đóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu,
tiếp nhận bộ phận văn chương này. Trong cuốn sách Nhìn lại
một thế kỷ văn học (1900 - 2000), Tự lực văn đoàn được đánh
giá như một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình hiện đại hố
văn học: "Mở đầu là phong trào Duy tân của các nhà nho tiến
bộ, đến cải cách của Tự lực văn đoàn, trào lưu hiện thực và
văn học cách mạng thấm sâu tư tưởng nhân đạo, dân chủ, tiến
bộ" [48]. Qua đó có thể thấy một điểm thú vị là việc nghiên
cứu phê bình văn học có chất lượng học thuật và đạt thành tựu
cao lại tập trung vào hai chặng: những năm 30 đầu 40 và
những năm cuối thế kỷ XX đến nay. Mặc dù thời gian tồn tại
15


của Tự lực văn đoàn chỉ diễn ra trên dưới 10 năm nhưng đã có
ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hoá, văn nghệ dân tộc
suốt một chặng đường dài. Ở mỗi thời kỳ, tuy có những cách
nhìn nhận, đánh giá khác nhau, nhưng nhìn chung ngày càng
hướng đến quan điểm thống nhất.
3.2. Về Cửu nhŽn hội

Nghiên cứu về Cửu nhân hội được bắt đầu vàơ năm 1949
do Baek-cheol khởi xướng trong cuốn Điều tra lịch sử văn học

mới Joseon (phần hiện đại) [93]. Baek-cheol đã đề cập đến sự
ra đời, mục đích, hội viên, khuynh hướng tác phẩm và sự giải
thể của Cửu nhân hội. Ông cho rằng, sau năm 1931 khi tình
hình kinh tế xã hội Joseon suy thối, văn học vơ sản thối trào
thì những nhà văn theo khuynh hướng nghệ thuật mới xuất
hiện. Ông đã khẳng định rằng Cửu nhân hội không phải là một
tổ chức mạnh về các hoạt động tập thể như KAPF (Korea
Artist Proletarian Federation, Liên đồn các nhà nghệ thuật vơ
sản Triều Tiên) mà là một nhóm các tác giả mang khuynh
hướng và thái độ vị nghệ thuật trong văn học, thực hiện việc
giao lưu trao đổi và phê bình các sáng tác của nhau. Nhưng
ơng cũng cho rằng chính hoạt động không mạnh về tổ chức đã
dẫn đến việc Cửu nhân hội nhanh chóng bị giải thể. Nghiên
cứu của Baek-cheol về Cửu nhân hội được đánh giá là nghiên
cứu có tính chất mở đầu quan trọng, tuy nhiên vẫn cịn mang
tính chung chung và tồn tại nhiều hạn chế.
Tiếp theo, phải đến năm 1958 Jo Yeon-hyun [115] mới lại
đề cập tới Cửu nhân hội qua bài đăng trên tạp chí Văn học hiện
đại với tiêu đề Ký ức về Cửu nhân hội và sau đó phát hành
16


thành sách Lịch sử văn học hiện đại Hàn Quốc (Nxb Inkan) vào
năm 1961. Trong phần nghiên cứu của mình Jo Yeon-hyun đã
đề cập tới sự khởi điểm, định hướng hội viên, đặc trưng cấu
thành hội viên, nội dung hoạt động, ý nghĩa và những hạn chế
mang tính lịch sử văn học của Cửu nhân hội. Jo Yeon-hyun đã
cho rằng Cửu nhân hội thành lập là do đã phản ứng tiêu cực với
văn học vơ sản và ủng hộ tích cực cho phái văn học nghệ thuật
thuần tuý. Nhưng ông cũng đánh giá Cửu nhân hội không phải

là một tổ chức tích cực có quy ước và đường lối cụ thể mà chỉ là
tổ chức với các thành viên thân thiết với nhau cùng tham gia hội
họp có đóng hội phí rồi mỗi tháng họp 1, 2 lần. Điểm quan
trọng trong nghiên cứu của Jo Yeon-hyun ở chỗ ông là người
đầu tiên đã coi Cửu nhân hội là một tổ chức có chí hướng và ý
đồ nhất định. Khác vớí Baek-cheol, ơng đã cơng nhận mục đích
và quan điểm mang tính văn học của Cửu nhân hội. Đặc biệt tác
giả cũng đã đánh giá tích cực ý nghĩa mang tính lịch sử văn học
mà Cửu nhân hội có.
Bước vào những năm 1970 thì nghiên cứu về Cửu nhân hội
đã có phần gia tăng, trong đó có nghiên cứu của Kim See-tae
(Nghiên cứu Cửu nhân hội, trong tập luận văn nghiên cứu của
trường Đại học Jeju, tập 7, 1975) [84]. Trong bài nghiên cứu
này, dựa trên những phân tích về tình hình chính trị xã hội và
văn đàn lúc bấy giờ Kim See-tae đã khảo sát bối cảnh và đánh
giá lại về việc thành lập Cửu nhân hội. Đặc biệt, ông đã hệ
thống những bàn luận của phái KAPF về Cửu nhân hội. Khơng
những thế, ơng cịn thơng qua các tác phẩm của các hội viên
Cửu nhân hội để nêu lên những nét đặc trưng và phương hướng
của hội, bàn luận đến ý nghĩa mang tính lịch sử văn học của
17


Cửu nhân hội. Kim See-tae đã chỉ ra những hạn chế của Cửu
nhân hội, ông cho rằng Cửu nhân hội đã bộc lộ những hạn chế
của văn học thời kỳ thực dân do thiếu nhận thức mang tính lịch
sử về thời đại và sự nghèo nàn của tư tưởng.
Nếu như nghiên cứu của Kim See-tae lấy Cửu nhân hội làm
đối tượng nghiên cứu riêng thì đến Seo Jun-seop [94] trong phần
nghiên cứu về văn học Hàn Quốc những năm 30 đã chỉ rõ ra

rằng Cửu nhân hội là một tổ chức trung gian của phong trào văn
học hiện đại những năm 1930. Chủ nghĩa hiện đại những năm
1930 đã xuất hiện trên cơ sở sự suy yếu của tình hình chính trị,
sự đình trệ của văn học hiện thực mà KAPF làm trọng tâm,
phong trào chủ nghĩa hiện đại lấy mơ hình đơ thị lớn của
phương Tây làm trung tâm. Thành công trong nghiên cứu của
Seo Jun-seop là đã đưa ra những tài liệu đầy đủ liên quan tới
mỗi thành viên của Cửu nhân hội và nhận thức được ra rằng
Cửu nhân hội là một tổ chức tồn tại thực có ý nghĩa về mặt lịch
sử văn học. Nếu như các nghiên cứu trước đó đều cho rằng Cửu
nhân hội là phái văn học thuần tuý, là phái vị nghệ thuật để
chứng minh một điều rằng Cửu nhân hội đối lập với KAPF thì
Seo Jun-seop lại lưu ý tới bản chất nền tảng mang tính xã hội,
vật chất để Cửu nhân hội hình thành chứ khơng phải là để đối
đầu với KAPF.
Đáng chú ý trong số các nghiên cứu về Cửu nhân hội là
nghiên cứu của Kim Han-sik trong “Nghiên cứu tiểu thuyết của
Cửu nhân hội” [85] khi phân tích tổng hợp các bài phê bình của
Lee Tae-jun, Park Tae-won, Lee-sang, Kim You-jeong để đưa ra
quan niệm về tiểu thuyết rồi từ đó xem xét xem quan niệm ấy
được thể hiện trong thế giới tác phẩm của hội viên Cửu nhân hội
18


như thế nào. Tuy nhiên nghiên cứu của Kim Han-sik lại mang
đậm tính chất quy nạp và cũng khơng có gì khác đặc biệt với các
nghiên cứu trước đó khi nhìn nhận đặc trưng của Cửu nhân hội
qua mỗi cá nhân, thậm chí cịn thiếu các tài liệu chun sâu liên
quan tới hoạt động có tổ chức và sự thành lập Cửu nhân hội cũng
như mức độ hoạt động độc lập của các thành viên.

Lee Jung-jae trong luận án tiến sĩ ở trường Đại học
Dongkuk Nghiên cứu ‘Cửu nhân hội’ - lấy tiểu thuyết của Lee
Tae-jun, Park Tae-won, Lee-sang làm trọng tâm (1995)[104] đã
tổng kết hoạt động tổng thể của Cửu nhân hội dựa trên quan
điểm cho rằng Cửu nhân hội theo định hướng văn học hiện đại.
Bên cạnh những đánh giá về ý nghĩa mang tính lịch sử văn học,
Lee Jung-jae đã phân tích những đặc trưng nổi trội mang tính
mỹ học trong tiểu thuyết của các thành viên Cửu nhân hội là
Lee Tae-jun, Park Tae-won, Lee-sang rồi đưa ra những tổng kết
như sau: Một là, hội viên của Cửu nhân hội quan tâm tới việc
“Nói như thế nào” hơn là “Nói gì”. Hai là, tìm kiếm hình ảnh cá
nhân bị tách rời khỏi xã hội và lịch sử hơn là tìm kiếm ý nghĩa
của cá nhân trong lịch sử và xã hội ấy. Ba là, hướng vào quan
niệm về tiểu thuyết mang tính biểu hiện luận, phủ định quan
niệm về tiểu thuyết mang tính phản ánh luận. Bốn là, tác giả của
Cửu nhân hội mang đồng thời nhận thức nhà văn và nhận thức
của nhà nghệ thuật. Điểm quan trọng trong nghiên cứu của Lee
Jung-jae là đã phân tích rất chi tiết đặc trưng mang tính mỹ học
trong tác phẩm của các tác giả Cửu nhân hội. Lee Jung-jae đã
xếp văn chương của Cửu nhân hội là văn học hiện đại.
Cịn Park Hun-ho [90] chỉ ra tính khập khiễng của nhận
thức cận đại thực dân mà Cửu nhân hội đã tách riêng nhận thức
19


về lĩnh vực mỹ học và lĩnh vực xã hội. Nhà nghiên cứu cho rằng
phương thức của nếp sống phong kiến vẫn còn tồn tại vào
những năm 1930. Thời bấy giờ các nhà trí thức đã phủ định tính
hiện thực và dị tìm phương án mang tính trừu tượng mới đó
chính là cận đại hố. Nhưng cận đại hố khi ấy nảy sinh nhiều

mâu thuẫn đa dạng và nặng nề. Vì những mâu thuẫn trong xã
hội thực dân mà mỗi cá nhân lại đồng thời vừa mang ý thức bị
mâu thuẫn hoặc vừa gặp phải những vấn đề từ trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Khác với các nghiên cứu truớc đó, Kim Min-jeong [77]
đã tập trung vào mảng Cửu nhân hội đối đầu với văn học
mang tính phi tự do với phương thức quan trọng nhất là chủ
nghĩa báo chí. Chính vì thế mà Kim Min-jeong đã cho rằng
Cửu nhân hội là một tổ chức mang tính chính trị và đồng thời
là một nhóm kết giao. Theo Kim Min-jeong, ở một chừng
mực nhất định thì Cửu nhân hội đã đối đầu với văn học phi tự
do và theo đuổi tự do mang tính mỹ học của văn học nhưng
điều đó được cho là có liên quan mật thiết tới ngơn ngữ báo
chí tiểu tư sản. Tức, Kim Min-jeong cho rằng Cửu nhân hội là
một tổ chức của các nhà báo có viết văn làm thơ, nên tính tự
do mà họ theo đuổi bị hạn chế bởi tính chất giai cấp của báo
chí. Đây được coi là nét mới và có giá trị trong nghiên cứu về
Cửu nhân hội của Kim Min-jeong. Tuy mới và chặt chẽ về
lập luận nhưng thực chứng phân tích trong nghiên cứu của
Kim Min-jeong bị cho là còn thiếu căn cứ. Nhà nghiên cứu đã
tập trung vào việc tìm và lý giải những nét mới mẻ chứ khơng
nghi ngờ hoặc tìm thiếu sót trong các nghiên cứu trước đó.
Chính vì thế dẫn đến việc mặc nhiên thừa nhận, ứng dụng cả
20


những sai sót trong q trình trích dẫn thơng tin dữ liệu mà
không cần kiểm chứng.
Trên đây là một số các nghiên cứu tiêu biểu về Cửu nhân
hội mà chúng tơi đã khảo sát. Nhìn chung các nghiên cứu đến

thời điểm hiện tại về Cửu nhân hội chủ yếu tập trung vào nội
dung xác định đặc trưng văn học và ý nghĩa mang tính lịch sử
văn học của Cửu nhân hội. Ở một chừng mực nhất định đều
đã công nhận những đóng góp có giá trị văn chương và lịch
sử văn học Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ XX của Cửu
nhân hội. Tuy vậy Cửu nhân hội và mỗi thành viên vẫn còn là
những mảng đề tài nghiên cứu hấp dẫn và gợi mở. Các nhà
nghiên cứu vẫn đã và đang tìm tịi, phân tích, chứng minh
những lập luận và hiểu biết của mình về vấn đề này. Tuy
nhiên trong quá trình nghiên cứu về Cửu nhân hội thì giữa
các nhà nghiên cứu đã tồn tại những ý kiến không thống nhất.
Tranh luận về Cửu nhân hội chủ yếu tập trung vào hai điểm:
một là, quan hệ giữa Cửu nhân hội và KAPF, hai là tính chất
của Cửu nhân hội.
Về vấn đề quan hệ giữa Cửu nhân hội và KAPF có 3 quan
điểm chủ yếu được đưa ra. Một là Cửu nhân hội xuất hiện do sự
thoái trào của KAPF và hai tổ chức này khơng có quan hệ qua
lại với nhau. Ủng hộ theo quan điểm này có Baek-cheol, Kim
Han-sik, Park Hun-ho. Trong nghiên cứu của mình, Baek-cheol
đã cho rằng thời kỳ từ sau năm 1931 cho tới khi Cửu nhân hội
ra đời là “tình trạng chấp chới của phong trào văn học”. Nói như
thế có nghĩa rằng trong tình hình xã hội chính trị suy yếu, những
nhà văn vơ sản cũng như những nhà văn có khuynh hướng bổ

21


trợ cho giai cấp ấy khơng cịn duy trì được tư tưởng mà họ có
cho tới thời điểm lúc bấy giờ nữa và rơi vào thoái trào. Baekcheol đã nhận định rằng sự thoái trào của KAPF là thời cơ để
Cửu nhân hội đi lên. Tương tự như vậy, kế thừa quan điểm của

Baek-cheol thì Kim Han-sik và Park Hun-ho cũng chỉ ra rằng sự
suy yếu của KAPF là một trong những thời cơ để Cửu nhân hội
xuất hiện. Sau biến sử Mãn Châu sự đàn áp của Nhật Bản gia
tăng, nội bộ tổ chức của KAPF đình trệ, chính vì thế phái vốn
phản đối văn học vơ sản đã bắt đầu lên tiếng. Và thời kỳ Cửu
nhân hội thành lập được Park Hun-ho gọi là nguồn động lực
mang tính ý niệm đã bị mất. Tức là thời kỳ không thể suy luận
giá trị tồn tại của nhà văn thông qua ý niệm. Trong tình huống
ấy, Cửu nhân hội là tổ chức văn học đã phủ định phương thức
cũ dựa theo ý niệm để hướng tới những điểm chung mang tính
vị văn học mới.
Quan điểm thứ hai là của Kim See-tae, Lee Jung-jae khi đã
cho rằng KAPF thoái trào và Cửu nhân hội ra đời nhưng KAPF
vẫn giữ được thế lực trong văn đàn như trước đây, đã đơn
phương công kích Cửu nhân hội. Kim See-tae gọi năm 1933 - là
năm mà Cửu nhân hội xuất hiện là “thời kỳ quá độ”. Cho đến
tận thời điểm mà Cửu nhân hội được thành lập thì KAPF vẫn là
tổ chức thâu tóm hoàn toàn văn đàn, đưa ra những tranh luận về
Cửu nhân hội và ra mặt cơng kích. Lee Jung-jae đã kế thừa và
tiếp nhận toàn bộ lý giải trên.
Quan điểm thứ ba là một quan điểm hoàn toàn khác khi
nhận định rằng Cửu nhân hội và KAPF không những cùng tồn
tại mà còn cùng tạo bước phát triển mới mang tính lịch sử văn

22


học nhờ những tác động tương hỗ. Seo Jun-seop và Kim Minjeong đã theo đuổi lập luận này. Hai nhà nghiên cứu này đã nhìn
nhận khi tình hình lịch sử chính trị suy yếu, chủ nghĩa hiện thực
là trọng tâm của KAPF rơi vào đình trệ, Cửu nhân hội xuất hiện

trong quá trình tìm kiếm bước nhảy vọt cho văn học thì chủ
nghĩa hiện đại được lấy làm chủ đạo khi ấy. Nhưng khác với các
nghiên cứu cho rằng Cửu nhân hội (chủ nghĩa hiện đại) và
KAPF (chủ nghĩa hiện thực) phủ định và bài trừ lẫn nhau thì
những người theo quan điểm này đã chủ trương hai nhóm văn
học này đã tiếp nhận nhau bằng phương pháp biện chứng. Cửu
nhân hội và KAPF đối lập trong phương pháp nhận thức cụ thể
về văn học và hiện thực nhưng có sự nhất trí với nhau trong
nguyên tắc tạo nên cơ sở của sự đối lập ấy và cùng lấy tính cận
đại của văn học làm điểm chung.
Cho tới tận bây giờ thì việc quy định tính chất của Cửu
nhân hội như thế nào vẫn là vấn đề đang được tranh luận. Hầu
hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng đó là tổ chức văn
học theo “phái nghệ thuật và phái tinh tế”, “văn học thuần
tuý”, “chủ nghĩa hiện đại”. Baek-cheol và Jo Yeon-hyen đánh
giá tính chất của Cửu nhân hội dựa trên quan điểm phủ định và
đối kháng với KAPF khi cho rằng Cửu nhân hội là một tổ chức
giao lưu thân thiết giữa các nhà văn nhà thơ theo khuynh
hướng vị nghệ thuật hay còn gọi là văn học thuần tuý, phản đối
văn học vô sản. Ngược lại, Kim See-tae, Lee Jung-jae đã chỉ ra
rằng Cửu nhân hội đã hội ý với khơng chỉ KAPF mà cịn cả
với phái văn học dân tộc chủ nghĩa. Kim See-tae đã chỉ ra rằng
Cửu nhân hội thoát ra khỏi phương hướng mục đích chủ nghĩa
và chính trị chủ nghĩa của văn học trước đó để tích cực theo
23


đuổi khuynh hướng văn học thuần tuý. Kim Han-sik thì nhìn
nhận Cửu nhân hội đã từ chối văn học đại chúng mang tính rập
khn của phần lớn các sáng tác thời đó cũng như của KAPF

và cả phái văn học chủ nghĩa dân tộc.
Đặc biệt, khác với các nhà nghiên cứu trước đó quy định
tính chất của Cửu nhân hội theo cách tìm xem Cửu nhân hội đã
phủ nhận điều gì trong mạch văn học hoặc lịch sử văn học, Seo
Jun-seop đã nhận định tính chất của Cửu nhân hội là theo “chủ
nghĩa hiện đại” thông qua việc chỉ ra những nguyên nhân mang
tính lịch sử nghệ thuật và lịch sử xã hội đã ảnh hưởng thế nào
tới việc hình thành và phát triển của Cửu nhân hội. Hiện nay
hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng tình với quan điểm này.
Tuy nhiên giữa các nhà nghiên cứu lại đưa ra những cách hiểu
và phân tích về chủ nghĩa hiện đại của Cửu nhân hội theo những
phương thức tiếp cận khác nhau. Trên thực tế, mỗi thành viên
của Cửu nhân hội đều là những tác giả đầy cá tính, phong cách
nghệ thuật cũng đa dạng... đó vừa điểm mạnh nhưng cũng là
khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về Cửu nhân
hội. Bởi mỗi cá thể của Cửu nhân hội là một thế giới văn học
riêng cần được nghiên cứu sâu thêm.
Từ khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao, cánh cửa giao lưu văn hoá giữa hai nước được mở
rộng. Việc giới thiệu và nghiên cứu văn học Hàn Quốc trong
thời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu. Số lượng
sách dịch văn học Hàn Quốc ngày càng nhiều, phản ánh được
phần nào diện mạo nền văn học Hàn Quốc.
Có thể kể tên một số tác phẩm đã được xuất bản bằng tiếng
Việt như:
24


- Bang Hyun Suk, Thời gian ăn tôm hùm, tiểu thuyết, Hà
Minh Thành dịch. Nxb Hội Nhà văn, 2005.

- Han Yong Un, Sự im lặng của tình yêu, thơ, Lê Đăng
Hoan dịch. Nxb Văn học, 2006.
- Kim So Uâl. Hoa Chin-tal-le, thơ, Lê Đăng Hoan, Kim Ki
Tae dịch, Nxb Văn học, 2004.
- Kim Young Rang, Đến khi hoa mẫu đơn nở, thơ, Lê Đăng
Hoan dịch, Nxb Văn học, 2004.
- Oh Jung Hee, Ván bài lúc hồng hơn, tiểu thuyết, Hồng
Hải Vân dịch, Nxb Văn học, 2005.
- Truyện ngắn hiện đại Hàn Quốc, tiểu thuyết, Hà Minh
Thành dịch, Nxb Hội Nhà văn, 2007.
- Yơm Sang Sơp, Ba thế hệ, tiểu thuyết, Oh Eun Chul dịch,
Nxb Văn học, 2006.
Bên cạnh đó, cũng có một số cơng trình nghiên cứu văn học
Hàn Quốc:
- Nguyễn Long Châu, Nhập môn văn học Hàn Quốc, Nxb
Giáo dục, 1997.
- Trần Thúc Việt, Văn học Korea, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2006.
- Phía Hàn Quốc cũng giới thiệu, dịch những tác phẩm có giá
trị của văn học Việt Nam như Truyện Kiều, Nhật ký trong tù,...
Việc nghiên cứu, so sánh giữa hai nền văn học Việt - Hàn
phần lớn mới chỉ tập trung vào phần văn học dân gian và văn
học cổ trung đại. Riêng đối với thể loại truyện ngắn, đặc biệt ở
25


×