Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

giáo án địa lí lớp 12 mẫu mới 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 88 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
Tuần: 1
Tiết KHDH: 1

Ngày soạn: 20/8/2019
Ngày dạy: 28/8/2019
12C1 12C2 12C3

Tên bài dạy:
Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
(1 tiết)
A. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Công cuộc Đổi mới ở nước ta là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội.
+ Bối cảnh.
+ Diễn biến.
+ Thành tựu.
- Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.
+ Bối cảnh.
+ Thành tựu.
- Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết công cuộc Đổi mới ở nước ta là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội ; một số định hướng
chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
- Biết bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.
2. Kỹ năng
- Khai thác được các thông tin kinh tế – xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.
- Biết liên hệ với các môn khác và thực tiễn.
3. Thái độ
- Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển đất nước.


4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp; năng
lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ...., năng lực tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: - Bản đồ Hành chính Đông Nam Á (nếu có)
- Một số hình ảnh, tư liệu về hội nhập.
2. Học sinh: Tìm hiểu các nội dung số liệu về kết qủacủa công cuộc Đổi mới
3. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung
VIỆT NAM
TRÊN
ĐƯỜNG

Nhận biết
- Nêu được bối cảnh, tiến
trình và thành tựu của công
cuộc Đổi mới.

Thông hiểu
- Trình bày
được một số
định hướng

Vận dụng
thấp
- Phân tích được ảnh
hưởng của bối cảnh
quốc tế cuối thế kỉ XX


Vận dụng
cao
- Tìm các
dẫn chứng
về thành tựu


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
- Biết được bối cảnh và chính để đẩy
đễn công cuộc Đổi mới
thành tựu của việc nước ta mạnh công
của nước ta.
hội nhập quốc tế và khu cuộc Đổi mới
vực.
III. TỔ CHỨC CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại một số kiến thức đã học ở môn Lịch sử lớp 9.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện:
5. Sản phẩm:
- 1975: Thống nhất đất nước.
- 1986: Đại hội Đảng lần VI.
- 1995: Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
- 2007: Việt Nam gia nhập WTO.
6. Nội dung hoạt động 1:
ĐỔI MỚI
VÀ HỘI
NHẬP


của
cuộc
mới.

công
Đổi

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Bước 1: yêu cầu học sinh: nêu các sự kiện lịch sử của
- Một vài HS trả lời, HS khác nhận
Việt Nam gắn với các năm 1975, 1986, 1995, 2007? Bước xét, bổ sung.
2: Nhận xét và chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội
1. Mục tiêu: Học sinh nắm được bối cảnh, diễn biến, xu thế và thành tựu của công cuộc Đổi mới. Nhận xét
bản số liệu.
2. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.
3. Hình thức: Cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện: SGK.
5. Năng lực hình thành: Tự học, tổng hợp kiến thức, hợp tác, nhận xét bảng số liệu.
6. Sản phẩm:
- Bối cảnh trong nước và quốc tế phức tạp
- Manh nha từ 1979, khẳng định từ 1986, bắt đầu từ nông nghiệp.
- Có 3 xu thế.
- Đạt được nhiều thành tựu
Nội dung hoạt động 2:
Hoạt động của giáo viên
* Bước 1:

- GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục a.1, kết hợp hiểu biết của bản
thân, hãy cho biết công cuộc Đổi mới ở nước ta diễn ra trong bối
cảnh như thế nào?
+ GV chuẩn kiến thức.
* Bước 2:
- GV: Em hãy cho biết diễn biễn và 3 xu thế chính của công cuộc
Đổi mới?
- GV chuẩn kiến thức.
* Bước 3:
- GV chia HS ra thành ba nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
nhóm:
+ Nhóm 1: Trình bày những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi

Hoạt động của học sinh
- Một HS trả lời, các HS khác nhận
xét, bổ sung.
- Hoàn thiện kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK để trả lời.
- Hoàn thiện kiến thức.
- Các nhóm thảo luận.


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
mới ở nước ta. Cho ví dụ thực tế.
+ Nhóm 2: Quan sát hình 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá
tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) các năm 1986 - 2005. Ý nghĩa của việc
kiềm chế lạm phát .
+ Nhóm 3: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và
tỉ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn 1993 - 2004.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.

- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Hoàn thiện kiến thức.
Hộp kiến thức
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội
a. Bối cảnh
* Trong nước:
- 30/4/1975 thống nhất đất nước => cả nước tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát
triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ nước nghèo nàn, lạc hậu, hậu quả chiến tranh nặng nề.
* Thế giới:
- Xu thế quốc tế hoá nền KT TG, buộc các nước phải mở rộng quan hệ hợp tác.
- Sự tiến bộ của KHKT làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, sức phát triển của nền sản xuất
tăng lên.
- Các nước XHCN trên TG, trên con đường xây dựng phát triển nền KT cũng mắc phải những sai lầm,
khuyết điểm nhưng họ đã đổi mới của tổ thành công (TQ).
Bối cảnh trong nước và quốc tế cuối những năm 70, đầu thập kỷ 80 phức tạp.
=> Thời gian dài Việt Nam lâm vào khủng hoảng.
b. Diễn biến:
- Năm 1979 manh nha thực hiện
- Năm 1986 (ĐH Đảng VI) định hình phát triển 3 xu hướng:
+ Dân chủ hoá nền kinh tế – xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
+ Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế.
c. Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã khá cao.
- Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
- Đời sống của nhân dân được cải thiện.
 Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

1. Mục tiêu: Học sinh nắm được bối cảnh và thành tựu của hội nhập.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Năng lực hình thành: Tổng hợp, liên hệ thực tiễn.
6. Sản phẩm:
- Bối cảnh|: Toàn cầu hóa là xu thế lớn, tác động mạnh mẽ nền kinh tế thế giới.
- Thành tựu: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Nội dung hoạt động 3:


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

*Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết - Một vài HS trả lời, các HS khác nhận
của bản thân, hãy cho biết công cuộc hội nhập quốc tế và khu xét, bổ sung.
vực ở nước ta diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Nêu những
thành tựu mà nước ta đã đạt được trong công cuộc hội nhập quốc
tế và khu vực?
- Hoàn thiện kiến thức.
- GVnhận xét và chuẩn kiến thức.
Hộp kiến thức
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế
a. Bối cảnh
- Thế giới: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thành viên WTO năm
2007.
b. Thành tựu

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta.
1. Mục tiêu: Học sinh nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập ở
nước ta.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Năng lực hình thành: Tự học.
6. Sản phẩm:
- Có 6 định hướng đẩy mạnh đổi mới và hội nhập.
Nội dung hoạt động 4:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 3, hãy nêu một số định - HS trả lời.
hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta.
- GV chuẩn kiến thức.
Hộp kiến thức
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục …
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 5: Trả lời câu hỏi luyện tập.
1. Mục tiêu: HS hệ thống và khắc sâu kiến thức đã học. Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
2. Phương pháp: Vấn đáp.

3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: Máy chiếu.
5. Năng lực hình thành: Tự học, giải quyết vấn đề.


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
6. Sản phẩm:
- Trả lời được các câu hỏi.
Nội dung hoạt động 5:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để học sinh - Suy nghĩ trả lời
trả lời.
- Nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Hoàn thiện kiến thức.
Hộp kiến thức
Câu 1. Sau năm 1975, nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài. Nguyên nhân chính là do
A. chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
B. chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch.
C. tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. D. cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực
Câu 2. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức
A. thương mại thế giới.
B. các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
C. khu vực tự do mậu dịch ASEAN.
D. hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Câu 3. Tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta đã tăng bao nhiêu lần từ năm 1986(3,0 tỉ USD) đến năm
2005 ( 69,2 tỉ USD)
A. 21 lần
B. 22 lần
C. 23 lần

D. 24 lần
D. VẬN DỤNG (giao bài tập về nhà)
HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của nước ta khi tiến hành hội nhập
1. Mục tiêu: Trình bày được thuận lợi và khó khăn của nước ta khi tiến hành hội nhập.
2. Nội dung: Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực?
Hướng dẫn trả lời:
* Thuận lợi: Dễ bình thường quan hệ với các nước, thu hút vốn đầu tư, công nghệ, KHKT.. => Phát huy nội
lực, thay đổi cơ cấu kinh tế.
* Khó khăn: Sức ép thù địch, nguy cơ tụt hậu, khủng hoảng (Do KH lạc hậu, trình độ quản lí thấp, SD vốn ít
hiệu quả)
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm của bài.
- Xem trước bài 2: Vị trí địa lí
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
a. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Sau năm 1975, nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài. Nguyên nhân chính là do
A. chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. B. chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch.
C. tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. D. cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực
Câu 2. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực
A. chính trị.
B. công nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. dịch vụ.
Câu 3. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ năm
A. 1975.
B. 1981.
C. 1998.
D.1986.
Câu 4. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là
A. nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

B. tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,2%/năm.
C. lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số.
D. tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm.
Câu 5. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức
A. thương mại thế giới.
B. các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
C. khu vực tự do mậu dịch ASEAN.
D. hiệp hội các nước Đông Nam Á.
b. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Đâu không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.
B. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia.
C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
c. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 1986 -2005 tăng trung bình:
A. 6,0%%/năm
B. 8,4%%/năm
C. 9,5%%/năm
D. 17,9%/năm
Câu 2. Tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta đã tăng bao nhiêu lần từ năm 1986(3,0 tỉ USD) đến năm 2005
( 69,2 tỉ USD)
A. 21 lần
B. 22 lần
C. 23 lần
D. 24 lần
Câu 3. Điền 3 xu hướng đổi mới của nước ta vào cột a và nối cột a với cột b sao cho hợp lí

a. Các xu hướng đổi mới

Tuần: 2
Tiết KHDH: 2

b. Kết quả nổi bật
Hàng hoá của VN có mặt ở nhiều nước trên thế giới
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư
nhân, cá thể phát triển sản xuất…
Ngày soạn: 26/8/2019
Ngày dạy: 3/9/2019
12C1 12C2 12C3

Tên bài dạy:
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ
(1 tiết)
A. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Vị trí địa lí.
- Phạm vi lãnh thổ.
+ Vùng đất.
+ Vùng trời.
+ Vùng biển.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí.
+ Ý nghĩa tự nhiên.
+ Ý nghĩa kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày vị trí giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các điểm cực của phần đất liền, vùng biển, vùng trời

và diện tích lãnh thổ.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế xã hội và quốc phòng..


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của
nước ta trên thế giới.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới.
3. Thái độ
Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực phân tích sơ đồ, Atlat.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982).
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Xem trước bài, sưu tầm hình ảnh, tư liệu.
3. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

- Trình bày được vị trí - Phân tích được

địa lí, giới hạn phạm vi ảnh hưởng của vị
lãnh thổ Việt Nam.
trí địa lí, phạm vi
Vị trí địa
lãnh thổ đối với tự
lí, phạm vi
nhiên, KT - XH và
lãnh thổ
quốc phòng.

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Sử dụng được
bản đồ, số liệu
thống kê về vị
trí địa lí nước ta;
Mối quan hệ
giữa vị trí địa lí
và các thành
phần tự nhiên
khác.

- Giải thích vì sao nước
ta không có khí hậu
nhiệt đới khô hạn như
một số nước có cùng vĩ
độ.
- Phân tích được vai trò

của các vùng biển đối
với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội nước ta.

III. TỔ CHỨC CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới đất
nước ta?
Câu 2. Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta?
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức đã học ở Địa lí 9.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: Bản đồ hành chính Việt Nam, mẫu bìa.
5. Sản phẩm: HS gắn đúng vị trí.
- Việt Nam có đường biên giới dài nhất với Lào.
6. Nội dung hoạt động 1:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
- GV: Vị trí địa lí có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng quyết - Một vài HS trả lời, HS khác
định đến diện mạo tự nhiên của lãnh thổ. Và ở một chừng mực nhất nhận xét, bổ sung.
định, nó còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển nền kinh tế - xã hội đất
nước.
- GV sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam và các mẫu bìa. Yêu cầu HS:
+ Hãy gắn tọa độ điểm cực Bắc, cực Nam lên bản đồ.

+ Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung
Quốc, Campuchia?
- GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vị trí địa lí nước ta.
1. Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm vị trí nước ta. Xác định được trên Atlat Địa Lí Việt Nam vị trí của
điểm cực bắc, nam, đông, tây.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: SGK, Atlat Địa Lí Việt Nam.
5. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, phân sử dụng bản đồ.
6. Sản phẩm:
- Xác định được ranh giới đất liền và biển.
- Chỉ được trên bản đồ các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông & xác định tọa độ địa lý phần đất liền.
Nội dung hoạt động 2:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và kiến thức bản thân, - HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS
quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á:
khác nhận xét, bổ sung.
+ Xác định biên giới trên đất liền & đường bờ biển của nước ta,
các nước tiếp giáp.
+ Chỉ trên bản đồ các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông & xác
định tọa độ địa lý phần đất liền.
- Hoàn thiện kiến thức.
- H: Cho biết VN nằm ở múi giờ thứ mấy, tại sao?
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hộp kiến thức
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Hệ tọa độ trên đất liền:
+ Điểm cực Bắc: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang
+ Điểm cực Nam: Xóm Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau
+ Điểm cực Đông: bđ Hòn Gốm, Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa.
+ Điểm cực Tây:Apachai, Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ nước ta.
1. Mục tiêu: Học sinh trình bày được phạm vi lãnh thổ nước ta.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: SGK, Atlat Địa Lí Việt Nam.
5. Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, phân tích sơ đồ.
6. Sản phẩm:
- Gồm vùng trời, vùng đất, vùng biển.
Nội dung hoạt động 3:


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, kiến thức đã học - Đọc SGK, quan sát sơ đồ trả lời câu
cho biết:
hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Phạm vi lãnh thổ của mỗi nước bao gồm những bộ phận nào?
+ Trình bày về các bộ phận hợp thành lãnh thổ VN thông qua sơ
đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982).

- Hoàn thiện kiến thức.
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hộp kiến thức
2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài hơn 1400 km.
+ Phía Tây giáp Lào gần 2100 km,Campuchia hơn 1100 km.
+ Phía Đông và Nam giáp biển: 3260km
- Nước ta có khoảng 4000 đảo lớn, trong đó có hai quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà
Nẵng).
b. Vùng biển:
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 .
- Các bộ phận vùng biển gồm: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng
nước ta.
1. Mục tiêu: Học sinh trình bày được ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế, xã hội,
quốc phòng.
2. Phương pháp: Thảo luận.
3. Hình thức: Nhóm.
4. Phương tiện: SGK.
5. Năng lực hình thành: Năng lực , tư duy, sáng tạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
6. Sản phẩm:
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng.
Nội dung hoạt động 4:
Hoạt động của giáo viên
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK mục 3a,b tìm hiểu ý nghĩa
của VTĐL đối với tự nhiên, kinh tế và văn hóa – xã hội – quốc
phòng.

- Bước 2: GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các
nhóm.
+ Nhóm 1, 2: Báo cáo ý nghĩa của VTĐL đối với tự nhiên.
+ Nhóm 3, 4: Báo cáo ý nghĩa của VTĐL đối với kinh tế.

Hoạt động của học sinh
- HS đọc SGK làm việc cá nhân, hoàn
thành nội dung được giao.
- Các cá nhân trao đổi, lấy ý kiến
thống nhất của nhóm, đại diện nhóm
lên báo cáo kết quả, nhóm khác nhận
xét, bổ sung.


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
+ Nhóm 5, 6: Báo cáo ý nghĩa của VTĐL đối với văn hóa – xã
- Hoàn thiện kiến thức.
hội & quốc phòng.
- Suy nghĩ trả lời.
- Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiển thức.
- Bước 4: GV hỏi thêm các câu hỏi mở rộng kiển thức:
+ Tại sao khí hậu nước ta lại không khô, nóng như một số nước
cùng vĩ độ như Tây Á, Bắc Phi.
- Hoàn thiện kiến thức.
+ Tại sao biển Đông là 1 hướng chiến lược quan trọng trong
công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước
- Bước 5: GV nhận xét, chuẩn kiển thức.
Hộp kiến thức
3. Ý nghĩa của vị trí địa lý
a) Đối với tự nhiên

- VTĐL quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nằm liền kề vành đai sinh khoáng TBD và Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài
động, thực vật nên có nguồn TNKS và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên theo chiều Bắc – Nam, theo chiều Đông –
Tây và theo chiều cao.
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán)
b) Đối với kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế: VTĐL tạo thuận lợi cho giao lưu với các nước và phát triển kinh tế.
- Về văn hóa – xã hội
Tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng
giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về an ninh, quốc phòng
Có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực ĐNÁ, biển Đông còn có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc
xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 5: Trả lời câu hỏi luyện tập.
1. Mục tiêu: HS hệ thống và khắc sâu kiến thức đã học. Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: Máy chiếu.
5. Năng lực hình thành: Tự học, giải quyết vấn đề.
6. Sản phẩm:
- Trả lời được các câu hỏi.
Nội dung hoạt động 5:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để học sinh - Suy nghĩ trả lời
trả lời.
- Nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Hoàn thiện kiến thức.



GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
Hộp kiến thức
Câu 1. Nước ta có hơn 4600km đường bờ biên giới trên đất liền, giáp với các nước:
A. Trung Quốc, Mianma, Lào.
B. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
D. Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Hướng dẫn trả lời: B
Câu 1. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
B. có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
C. có khí hậu hai mùa rõ rệt.
D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Hướng dẫn trả lời: D
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí VN, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên
biển?
Hướng dẫn trả lời:
- Trên đất liền: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Trên biển: Vùng biển VN tiếp giáp với vùng biển của 8 nước.
D. VẬN DỤNG (giao bài tập về nhà)
HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu một số bài hát thể hiện đặc điểm vị trí địa lí
1. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức từ các bài hát.
2. Nội dung: Tìm một số bài hát thể hiện được đặc điểm vị trí địa lí và ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với
phát triển kinh tế - xã hội nước ta. (Việt Nam đất nước bên bờ sóng, ,…).
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm của bài.
- Chuẩn bị bài 3: Thực hành (Vẽ ở nhà lưới ô vuông trên giấy A4, Atslat, đọc trước bài ở nhà).
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Nước ta có hơn 4600km đường bờ biên giới trên đất liền, giáp với các nước:
A. Trung Quốc, Mianma, Lào.
B. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
D. Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Hướng dẫn trả lời: B
Câu 2. Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc
A. TP Đà Nẵng.
B. tỉnh Khánh Hòa. C. tỉnh Quảng Nam. D. tỉnh Quãng Ngãi.
Hướng dẫn trả lời: A
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
B. có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
C. có khí hậu hai mùa rõ rệt.
D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Hướng dẫn trả lời: D
Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí VN, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển?
Hướng dẫn trả lời:
- Trên đất liền: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Trên biển: Vùng biển VN tiếp giáp với vùng biển của 8 nước.
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Tại sao khí hậu nước ta không khô hạn như một số nước cùng vĩ độ?
Hướng dẫn trả lời:


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại nằm

trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa Châu Á, khu vực gió mùa điển
hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
- Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông, nguồn dự trữ dồi dào về
nhiệt và ẩm đã làm cho thiên nhiên của nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Thảm thực vật 4 mùa xanh tươi, nên thiên nhiên khác hẳn một số nước cùng vĩ độ.

Tuần: 3
Tiết KHDH: 3

Ngày soạn: 6/9/2019
Ngày dạy: 9/9/2019


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
12C1 12C2 12C3

Tên bài dạy:
Bài 3. THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM (1 tiết)
A. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Vẽ lược đồ Việt Nam.
- Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiến thức
Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác
định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.
2. Kĩ năng
- Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí..
3. Thái độ
Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước
4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vẽ lược đồ Việt Nam, năng lực ghi nhớ và điền các địa danh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Giấy A4, thước kẻ, bút chì.
3. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung

Thực hành

Nhận biết

- Xác định tọa
độ địa lý nước
ta.

Thông
hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Xác định được vị trí - Vẽ lược đồ Khung Viêt

của các địa danh trên Nam.
bản đồ hành chính.
- Điền vào các địa danh.

III. TỔ CHỨC CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ: (3)
Câu 1. Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Các nước Đông Nam Á?
Câu 2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam?
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Giúp HS xác định được nội dung bài thực hành.


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện:
5. Sản phẩm:
- Vẽ lược đồ Việt Nam với đường biên gới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo và quần đảo.
- Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng.
6. Nội dung hoạt động 1:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Bước 1: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết yêu cầu, nhiệm - Một vài HS trả lời, HS khác nhận
vụ của bài thực hành.
xét, bổ sung.
- Bước 2: Nhận xét, bổ sung.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ khung lược đồ Việt Nam.
1. Mục tiêu: Học sinh biết được các bước vẽ lược đồ Việt Nam và tiến hành vẽ trên giấy A 0.

2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: SGK, giấy A0, bút, thước.
5. Năng lực hình thành: Năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán, ghi nhớ và điền địa danh.
6. Sản phẩm:
- Vẽ được lược đồ Việt Nam.
Nội dung hoạt động 2:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Bước 1: Vẽ khung ô vuông.
GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ Quan sát, nghe hướng dẫn và thực
tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng hiện.
dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng
thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều
ngang của thước (3,4 cm).

- Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống
chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam
(phần đất liền).


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020

- Bước 3: Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt - - -), vẽ đường
bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ).

- Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các
quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8).



GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020

- Bước 5: Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể
tô màu xanh nước biển).

HOẠT ĐỘNG 3: Điền tên các dòng sông, thành phố, thị xã lên lược đồ.
1. Mục tiêu: Học sinh điền được một số địa danh quan trọng vào lược đồ đã vẽ.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: SGK, giấy A0, bút.
5. Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, tổng hợp theo lãnh thổ.
6. Sản phẩm: Điền được một số địa danh quan trọng.
Nội dung hoạt động 3:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh.
- Quan sát, lắng nghe và ghi chép.
+ Tên nước: chữ in đứng.
+ Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa chữ cái đầu, viết song
song với cạnh ngang của khung lược đồ. Tên sông viết dọc theo
dòng sông.
- Bước 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định vị trí các - HS điền tên các thành phố, thị xã vào
thành phố, thị xã. Xác định vị trí các thành phố ven biển: Hải lược đồ.
Phòng: gần 210B, Thanh Hoá: 19045'B, Vinh: 18045'B, Đà Nẵng:


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
160B, Thành phố Hồ Chí Minh l0049'B.

Xác định vị trí các thành phố trong đất liền: + Kon Tum, Plâycu,
Buôn Ma Thuật đều nằm trên kinh tuyến l08oĐ.
+ Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến l040Đ.
+ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến
220B.
+ Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 120B.
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4: Trả lời câu hỏi luyện tập.
1. Mục tiêu: HS hệ thống và khắc sâu kiến thức đã học. Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: Máy chiếu.
5. Năng lực hình thành: Tự học, giải quyết vấn đề.
6. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi.
Nội dung hoạt động 4:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để học sinh - Suy nghĩ trả lời
trả lời.
- Nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Hoàn thiện kiến thức.
Hộp kiến thức
Câu 1: Dựa vào Atlat địa lý, xác định tọa độ địa lý của nước ta?
Hướng dẫn trả lời:
* Điểm cực Bắc: Ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú – huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang.
* Điểm cực Nam: Ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi – huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau.
* Điểm cực Đông: Ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh – huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa.
* Điểm cực Tây: Ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu – huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên.
Câu 2. Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với các nước
A. Lào, Campuchia, Thái Lan.

B. Lào, Campuchia, Trung Quốc.
C. Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan.
D. VẬN DỤNG (giao bài tập về nhà)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoàn thiện bài thực hành
- HS tự hoàn thiện nội dung thực hành vào tờ giấy A4 đã chuẩn bị, sau khi GV đã hướng dẫn.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Hoàn thiện bài thực hành.
- Đọc trước bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Dựa vào Atlat địa lý, xác định tọa độ địa lý của nước ta?
Hướng dẫn trả lời:
* Điểm cực Bắc: Ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú – huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang.
* Điểm cực Nam: Ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi – huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau.
* Điểm cực Đông: Ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh – huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa.
* Điểm cực Tây: Ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu – huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên.
Câu 2. Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với các nước


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
A. Lào, Campuchia, Thái Lan.
B. Lào, Campuchia, Trung Quốc.
C. Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan.
Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Dựa vào Atlat địa lý, xác định vị trí các địa danh quan trọng: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,
vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Hướng dẫn trả lời: Atlat Địa lí trang Địa lí tự nhiên.
Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1: Vẽ lược đồ Việt Nam và điền các địa danh vào lược đồ. Điền một số địa danh: Pleiku, Buôn Ma
Thuật, Nghệ An.


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020

Tuần: 4
Tiết KHDH: 4

Ngày soạn: 9/9/2019
Ngày dạy: 16/9/2019
12C1 12C2 12C3

Tên bài dạy:
Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI.
(1 tiết)
A. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Đặc điểm chung của địa hình nước ta.
- Các khu vực địa hình.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được các đặc điểm nổi bật của cấu trúc địa hình Việt Nam, nhấn mạnh phần lớn diện tích nước ta là
đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hiểu được sự phân hoá địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi vùng và sự khác nhau giữa các vùng.
2. Kĩ năng
- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.
- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học.
3. Thái độ
Biết được các cảnh quan do địa hình mang lại, có niềm tự hào về đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ địa hình, năng lực sử dụng Atlat.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Một số hình ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Chuẩn bị các tài liệu tranh ảnh có liên quan đến bài.
3. Bảng mô tả các mức độ nhận thức


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
Nội
dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Nêu được sự khác - Địa hình miền - Ảnh hưởng của đặc
nhau về địa hình đồi núi có quan điểm địa hình đó đến khí
giữa hai vùng núi hệ như thế nào hậu hoặc thuỷ văn, đất
Đông Bắc và Tây với địa hình đồng đai của một số vùng

Bắc, Trường Sơn bằng.
miền.
Bắc và Trường Sơn
Nam.
III. TỔ CHỨC CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
Thu và kiểm tra bài tập thực hành hoàn chỉnh của HS. Chấm một số bài để động viên nhắc nhở tinh thần
học tập của lớp.
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức đã học ở Địa lí 9.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam.
5. Sản phẩm: - Màu vàng.
- Đồi núi.
6. Nội dung hoạt động 1:
Đất
nước
nhiều
đồi
núi

- Trình bày được
đặc điểm cơ bản
của địa hình nước
ta, đặc điểm của
khu vực đồi núi.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS: Quan sát bản đồ địa hình cho biết: Màu chiếm phần - Một vài HS trả lời, HS khác
lớn trên bản đồ địa hình là màu gì? Thể hiện dạng địa hình nào?
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình nước ta.
1. Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm địa hình nước ta. Biết sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Phương pháp: Thảo luận.
3. Hình thức: Nhóm.
4. Phương tiện: SGK, Atlat Địa Lí Việt Nam.
5. Năng lực hình thành: Năng lực sử dụng bản đồ, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.
6. Sản phẩm:
- Nêu được một số ý chính.
Nội dung hoạt động 2:
Hoạt động của giáo viên
- Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cách phân loại núi theo độ
cao (núi thấp cao dưới 1000m, núi cao cao trên 2000m) sau đó
chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Bước 2: GV: Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Đọc SGK mục 1, quan sát hình 16, Atlat địa lí Việt Nam, hãy:
+ Nhóm 1: Nêu các biểu hiện chứng minh núi chiếm phần lớn
diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp?
+ Nhóm 2: Kể tên các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, các
dãy núi hướng vòng cung.
Chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia

Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe câu hỏi, trả lời.


- Các nhóm thảo luận, trao đổi bổ sung
cho nhau. Đại diện các nhóm trình
bày, chỉ trên bản đồ trả lời. Nhóm
khác bổ sung.


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
thành các khu vực.
+ Nhóm 3: Chứng minh địa hình nước ta là địa hình nhiệt đới
ẩm gió mùa?Lấy ví dụ?
+ Nhóm 4: Chứng minh địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ
của con người?
- Bước 4: GV yêu cầu HS hãy giải thích vì sao nước ta đồi núi - Trả lời.
chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp?
- Bước 5: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Lắng nghe, hoàn thiện kiến thức.
(Vận dộng uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma từ giai đoạn cổ
kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta quang cảnh đồi núi đồ sộ,
liên tục:
- Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pi diễn ra
không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là
đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở tây bắc thấp
dần xuống đông nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng
chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long cũng được hình thành trên một vùng núi cổ bị sụt lún nên
đồng bằng thường nhỏ).
Hộp kiến thức
1. Đặc điểm chung của địa hình
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- ¾ là đồi núi, ¼ đồng bằng.

- Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích. Núi cao > 2000m chiếm 1% diện
tích.
b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
- Địa hình được tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Hướng địa hình gồm 2 hướng chính:
+ TB – ĐN: vùng Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và hệ thống sông lớn.
+ Vòng cung: vùng Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Bóc mòn, xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Miền núi: làm ruộng bậc thang, đốt rừng làm dãy, tăng xói mòn.
- Đồng bằng: Đắp đê ngăn lũ, quai đê lấn biển.
- Xuất hiện nhiều mương xói…
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm các khu vực địa hình.
1. Mục tiêu: Học sinh trình bày được đặc điểm, giới hạn của các khu vực địa hình đồi núi.
2. Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp.
3. Hình thức: Cặp đôi, cả lớp.
4. Phương tiện: SGK, Atlat Địa Lí Việt Nam.
5. Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, Atlat, hợp tác.
6. Sản phẩm:


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
- Nêu được một số ý chính về giới hạn, hướng núi, đặc điểm nổi bật của các vùng núi.
Nội dung hoạt động 3:
Hoạt động của giáo viên
- Bước 1: GV chia lớp ra thành 4 nhóm và phát phiếu học tập:


Hoạt động của học sinh
- HS trong các nhóm trao đổi, đại
+ Nhóm 1,3: Quan sát hình 6, đọc sgk, hiểu biết điền các diện các nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung ý kiến.
nội dung phù hợp vào bảng sau:
Đặc điểm
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái

Đông Bắc

Tây Bắc

+ Nhóm 2,4:Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung
vào bảng:
Đặc điểm
Vùng TSBắc
Vùng TSN
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái
- Bước 2: GV chỉ bản đồ và chuẩn kiến thức.
- Bước 3: GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
+ Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu.
+ Địa hình vùng Tây Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
- Bước 5: GV đặt câu hỏi: Đìa hình bán bình nguyên và đồi trung du

phân bố chủ yếu ở đâu?
+ GV chuẩn kiến thức.
Hộp kiến thức

- Hoàn thiện kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời.

- Hoàn thiện kiến thức.
- HS suy nghĩ trả lời.

2. Các khu vực địa hình
Đặc
điểm
Giới hạn

Hướng
núi
Cấu trúc

Vùng Đông
Vùng Trường
Vùng Tây Bắc
Bắc
Sơn Bắc
Nằm ở tả Nằm giữa sông Hồng và sông Từ phía Nam
ngạn
sông Cả.
sông Cả đến dãy
Hồng
Bạch Mã

Vòng cung
TB- ĐN.
TB- ĐN.

Vùng Trường Sơn
Nam
Từ phía Nam dãy
Bạch Mã trở vào
đến vĩ tuyến 11º B
Vòng cung

Có 4 cánh Có địa hình cao nhất nước ta, Các dãy núi song Gồm các khối núi và
cung
lớn có tính phân bậc
song và so le
các cao nguyên
chụm đầu về
Tam Đảo, mở
ra về phía bắc
và phía đông.


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
Hình thái - Địa hình
thấp dần từ
TB->ĐN.
- Những đỉnh
núi cao trên
2000m nằm
trên thượng

nguồn sông
Chảy
giáp
biên giới Việt
– trung là các
khối núi đá
vôi đồ sộ ở

Giang,
Cao
Bằng,
còn ở trung
tâm là vùng
đồi núi thấp.

Có 3 dải địa hình chạy theo -Thấp và hẹp - Địa hình với những
hướng Tây Bắc – Đông Nam. ngang ,cao ở 2 đỉnh núi cao hơn
- Phía Đông là dãy núi cao đồ đầu, thấp ở giữa. 2000m nghiêng dần
sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn - Phía Bắc là về phía Đông, sườn
từ biên giới Việt – Trung tới vùng núi Tây dốc dựng chênh
khuỷu sông Đà, có đỉnh Nghệ An.
vênh bên dải đồng
phanxipăng (3143m).
- Phía Nam là bằng hẹp ven biển,
- Phía Tây là địa hình núi vùng núi Tây TT phía Tây là các cao
trung bình của các dãy núi – Huế.
nguyên badan bằng
chạy dọc biên giới Việt – Lào. - Ở giữa thấp phẳng, bán bình
- Ở giữa thấp hơn là các dãy trũng là vùng đá nguyên... tạo nên sự
núi, các sơn nguyên, cao vôi Quảng Bình bất đối xứng giữa 2

nguyên đá vôi từ Phong Thổ và vùng đồi núi sườn Đông – Tây.
đến Mộc Châu tiếp nối những thấp Quảng Trị.
đồi núi đá vôi ở Ninh Bình,
Thanh Hóa. Xen giữa các dãy
núi là các thung lũng cùng
hướng: sông Đà, sông Mã,
sông Chu.
- Bán bình nguyên và vùng đồi trung du.
+ Bán bình nguyên ĐNB với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
+ Đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4: Trả lời câu hỏi luyện tập.
1. Mục tiêu: HS hệ thống và khắc sâu kiến thức đã học. Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
2. Phương pháp: Vấn đáp.
3. Hình thức: Cá nhân.
4. Phương tiện: Máy chiếu.
5. Năng lực hình thành: Tự học, giải quyết vấn đề.
6. Sản phẩm:
- Trả lời được các câu hỏi.
Nội dung hoạt động 4:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để học sinh - Suy nghĩ trả lời
trả lời.
- Nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Hoàn thiện kiến thức.


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
Hộp kiến thức

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
B. Hướng núi tây bắc – đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.
C. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau
D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2:Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là
A. hướng bắc- nam và hướng vòng cung.
B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung.
C. hướng đông - tây và hướng vòng cung.
D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung.
Câu 3: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt nhất trong khu vực
A. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
C. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc. D. vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường
Sơn Nam.
Câu 4: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt nhất trong khu vực
A. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
C. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.D. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 5:Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng là vùng núi
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
D. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu đặc điểm địa hình nước ta thông qua bài hát
1. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức từ các bài hát.
2. Nội dung: Các em tìm nghe bài hát “ Dòng sông quê em, dòng sông quê anh”? Bài hát đó đề cập đến những
dạng địa hình nào, ảnh hưởng của địa hình đó đến sản xuất và sinh hoạt như thế nào?
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm của bài.
- Chuẩn bị bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp).
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
B. Hướng núi tây bắc – đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.
C. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau
D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2:Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là
A. hướng bắc- nam và hướng vòng cung.
B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung.
C. hướng đông - tây và hướng vòng cung.
D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung.
Câu 3: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt nhất trong khu vực
A. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
C. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc. D. vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn
Nam.
Câu 4: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt nhất trong khu vực
A. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
C. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.D. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 5:Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng là vùng núi


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 – NĂM HỌC: 2019 - 2020
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
Câu 2: Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. sự xuất hiện từ khá sớm của con người.
C. tác động của vận động Tân kiến tạo.
D. vị trí địa lí giáp với biển Đông.
Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Đọc đoạn thông tin kiến thức sau: Các bề mặt bán bình nguyên hoặc đồi trung du nằm chuyển tiếp
giữa miền núi và đồng bằng. Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ độ
cao từ 100 – 200m. Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của
dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất ở phía bắc và phía tây ĐBSH, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền
Trung. Hãy trình bày khái quát đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta.
Gợi ý trả lời:
- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.
- Địa hình đồi trung du là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.
- Dải đồi trung du rộng nhất ở phía bắc và phía tây ĐBSH, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến mạng lưới thuỷ văn của vùng.
Hướng dẫn trả lời:
- Mạng lưới sông ngắn, dốc, nhiều thác gềnh nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
- Hướng chủ yếu là tây đông.
- Chế độ lũ lên nhanh, rút nhanh.

Câu 2. Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và đất đai của vùng.
Hướng dẫn trả lời:
* Về khí hậu: - Khí hậu có sự phân hóa theo chiều đông tây.
+ Đông Trường Sơn mưa vào mùa thu đông do đón nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển
vào, cùng với bão, áp thấp nhiệt đới và hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn.
+ Tây Nguyên mưa vào mùa hè do gió mùa tây nam mang lại vào nửa đầu mùa hạ.
- Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao, các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu mát mẻ hơn.
* Về đất đai:
- Có sự phân hoá theo độ cao, đất đai phong phú và đa dạng.
- Các vùng núi có độ cao dưới 900m, chủ yếu là đất feralit đỏ vàng và feralit đỏ nâu trên đá badan.
- Ở độ cao từ 900 – 1600m, đất feralit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng hơn.
- Từ 1600 – 1700m quá trình feralit ngưng trệ, hình thành đất mùn.
Tuần: 5
Ngày soạn: 16/9/2019
Tiết KHDH: 5
Ngày dạy: 25/9/2019
12C1 12C2 12C3


×