Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận Cao học môn Địa chiến lược kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.45 KB, 31 trang )

HỌC VỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC

BÀI THU HOẠCH MÔN

ĐỊA CHIẾN LƯỢC KINH TẾ
Chủ đề: Mô hình địa chiến lược kinh tế tân đế quốc
trên thế giới và tác động đến địa chiến lược kinh tế
của Việt Nam.

Học viên

:

Lớp

:

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


Mục Lục
PHẦN I: MỞ ĐẦU......................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG................................................................................4
Chương 1: Mô hình địa chiến lược kinh tế tân đế quốc trên thế giới..................4
1. Địa chiến lược.....................................................................................................4
2. Địa chiến lược kinh tế........................................................................................7
3. Khái niệm chủ nghĩa Tân Đế Quốc................................................................13
Chương 2: ĐỊA CHIẾN LƯỢC KINH TẾ VIỆT NAM......................................16
1. Vị trí địa lý Việt Nam.......................................................................................16
2. Vị trí và tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.....................................17


Chương 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM.........................................................................................................................20
1. Những tác động đến Việt Nam........................................................................20
2. Một số kinh nghiệm.........................................................................................24

PHẦN III: KẾT LUẬN............................................................................28
Tài liệu tham khảo:...................................................................................30


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tư tưởng và hành động địa chiến lược được hình thành và khá phổ biến từ thời
cổ đại, cả ở phương Tây và phương Đông, nhưng thuật ngữ “Địa chiến lược” chỉ xuất
hiện lần đầu tiên vào năm 1942 với nội hàm chính của nó là “địa chính trị chiến
tranh” hay “địa chính trị phòng thủ”.
Tuy nhiên, tư tưởng địa chiến lược trước đó đã được đề cập khá nhiều trong các
luận thuyết khác nhau của khoa học chính trị, quân sự và địa lý, nhất là trong luận
thuyết về địa chính trị và nghệ thuật quân sự. Dưới thời Chiến tranh Lạnh, địa
chiến lược được phản ánh khá rõ nét trong “chiến lược ngăn chặn” về quân sự và ý
thức hệ chính trị - tư tưởng giai cấp giữa Mỹ và Liên Xô. Từ đầu thập niên 90 của thế
kỷ XX đến nay, nội hàm khái niện địa chiến lược được mở rộng nhiều hơn trên cả
lý luận và thực tiễn, trong đó liên quan nhiều đến khía cạnh kinh tế, văn hóa -tôn
giáo không chỉ trong đối ngoại, mà cả đối nội của một quốc gia hay nhóm nước.
Từ đó thuật ngữ địa chiến lược thường xuyên được sử dụng, nhất là trong giới
học thuật và các nhà hoạch định, thực thi chính sách phát triển quốc gia. Tuy
nhiên cho tới nay vẫn chưa có một hệ thống lý thuyết và cách hiểu thống nhất về địa
chiến lược.
Về thực tiễn chính sách, địa chiến lược là mưu lược chính trị, là kế sách hành
động dựa trên cách tiếp cận địa lý nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia đã đặt ra,
trước hết là an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội và tăng vị thế quốc gia trên
trường quốc tế. Nói tóm lại, địa chiến lược là nghiên cứu sự hình thành, vận dụng

chiến lược dựa trên cơ sở, đặc điểm của địa lý nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia hay
của một thực thể nào đó, trong đó có mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự. Hay nói một
cách khác, địa chiến lược là sự cân nhắc chiến lược, là nghệ thuật kiểm soát và khai
thác nhân tố địa lý (thường là của một quốc gia) kết hợp với môi trường, bối cảnh
chính trị, kinh tế quốc tế đang thay đổi của giới cầm quyền nhằm thực hiện mục tiêu
quốc gia, sao cho những lợi ích của một quốc gia được đảm bảo tăng thế và lực của
2


mình trên trường quốc tế. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: " Mô hình địa chiến
lược kinh tế tân đế quốc trên thế giới và tác động đến địa chiến lược kinh tế của
Việt Nam." làm đề tài tiểu luận của mình.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Mô hình địa chiến lược kinh tế tân đế quốc trên thế giới
1. Địa chiến lược.
Chính trị là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội vì
thế địa chính trị cũng có thể được coi là lĩnh vực thiết yếu của đường lối phát triển
quốc gia và đường lối quan hệ quốc tế Nó là một trong những lĩnh vực có vai trò chỉ
đạo và chi phối mọi lĩnh vực khác trong lịch sử thế giới sự ảnh hưởng của các lý
thuyết Địa chính trị đến đường lối đối nội và đối ngoại của một quốc gia là rất quan
trọng vì thế vấn đề địa chính trị có một ý nghĩa cần thiết về mặt lịch sử xử lý luận
thực tiễn không thể phủ nhận.
Với một kết cấu từ ghép như vậy khái niệm địa chính trị khó có thể được xếp
riêng vào một ngành khoa học hay một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả
như thế hiển nhiên nó nằm giữa hai lĩnh vực chính trị và địa lý Tuy nhiên người ta coi
đây là một ngành khoa học xã hội mới xuất hiện vì thế quan niệm của nó vẫn chưa

nhận được một sự thống nhất
Từ điển bách khoa Le Petit Lảousse illustre của Pháp xuất bản năm 2000 đã
định nghĩa: “Địa chính tị là nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dữ liệu địa lý với
nền chính tị của các quốc gia". Như vậy, cuốn từ điểm này coi địa chính trị là một lĩnh
vực khoa học nằm giữa địa lý với chính trị, hay cũng có thể nói nó bao hàm cả địa lý
lẫn chính trị. Và đặc biệt, cuốn từ điển này không có mục từ “địa lý học chính trị"
Từ điểm bách khoa Britannica (xuất bản năm 2004,CD-ROM) định nghĩa địa
chính trị là “sự phân tích những ảnh hưởng của địa lý đến các mối quan hệ quyền lực
trong chính trị quốc tế. Trong việc hoạch định chính sách quốc gia, các nhà lý thuyết
địa chính trị đã tìm cách chứng minh tầm quan trọng của những điều đáng chú ý như
việc xác lập được đường biên giới quốc gia, quyền tiếp cận các đường biến quan trọng
và quyền kiểm soát những khu vực đất liên có tầm quan trọng chiến lược”

4


Đó là những định nghĩa có tính kinh điển. Các định nghĩa khác cũng xoay
quanh các yêu tố tương tự. Chúng ta hãy xem xét quá trình thiết lập định nghĩa địa
chính trị đã diễn ra như thế nào trong lịch sử. Chẳng hạn như Rudolf Kjellen (1864 1922), người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “địa chính trị" vào năm 1900, đã định nghĩa về
ngành khoa học này như sau: “Địa chính trị là lý thuyết về quốc gia với tư cách là một
cơ thể địa lý hoặc một hiện tượng trong không gian, tức là với tư cách đất đai, lãnh
thổ, khu vực hoặc đặc biệt nhất là một đất nước hay nghiên cứu các chiến lược của
các cơ thể chính trị trong không gian. Trong định nghĩa này, Kjellen chú trọng đến hai
yêu tố chưa chốt của đia chính trị: quyền lực và không gian (lãnh thổ, đất đai)
Tướng Đức Karl Haushofer (1869 - 1946) bổ sung thêm các tiến trình chính trị
cho định nghĩa về địa chính trị: “Địa chính trị là một ngành khoa học quốc gia mới
nghiên cứu về nhà nước,.. một học thuyết về quyết định luận không gian của các tiến
trình chính trị, dựa trên cơ sở rộng rãi của địa lý học, đặc biệt là địa lý học chính trị".
Như vậy, theo Haushofer, địa chính trị được hình thành trên cơ sở của địa lý học nói
chung và địa lý học chính trị nói riêng. Haushofer coi địa chính trị là một bộ phận của

địa học chính trị chứ không phải ngược lại như có người (như Efferick) đã hiểu.
Đến thời hiện đại, nhiều nhà khoá học đã đưa ra các quan niệm khác nhau về
địa chính trị. Chẳng hạn năm 1964, tác giả người Anh Saul Bernard Cohen đã định
nghĩa địa chính trị là khoa học nghiên cứu về “mối quan hệ giữa quyền lực chính trị
quốc tế với khung cảnh địa lý"
Năm 1993, trong cuốn sách Political Geography (Đia lý học chính trị, xuất bản
lần thứ ba), tác giả Peter J. Taylor viết rằng sự phục hồi của địa chính trị đã được định
hình theo ba cách:
“Địa chính trị đã trở thành một thuật ngữ thông dụng để mô tả sự cạnh tranh toàn cầu
trong nền chính trị thế giới"
Taylor còn tuyên bố rằng những công trình phân tích địa chính trị luôn có
khuynh hướng quốc gia. Ông nói: “Trong trường hợp của địa chính trị, người ta luôn
dễ dàng nhận ra quốc tịch của tác giả dựa vào các công trình nghiên cứu của anh ta".
5


Và ông cũng gắn địa chính trị với lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế: “Nhìn chúng,
địa chính trị là một bộ phận của chủ nghĩa thực tiễn truyền thống trong lĩnh vực
nghiên cứu quan hệ quốc tế"
Năm 1999, trong công trình Introduction à l'analyse géopolitique (Nhập môn phân
tích địa chính trị, Ellipses), nhà nghiên cứu người Pháp Aymeric Chauprade đã phát
triển một phương pháp luận địa chính trị chắt chẽ. Ông địa nghĩa địa chính trị như
sau:
“Khoa học địa chính trị là việc nghiên cứu nội hàm của các thực tế địa chính trị
và sự vận động của chúng, thông qua việc nghiên cứu diện mạo, hình thức và những
vị trí địa chính trị". Và ông xác định rõ thêm: “... Nói quốc gia là trung tâm và con bài
của các tham vọng địa chính trị không có nghĩa quốc gia là các tác nhân thế giới duy
nhất; khác với lĩnh vực quan hệ quốc tế, (...) khoa học địa chính trị chấp nhận cả các
tác nhân khác và các thực tế địa chính trị khác nữa"
Như vậy là khác với các nhà địa chính trị cổ điển, Chauprade phân biệt rõ ràng

giữa địa chính trị với quan hệ quốc tế.
Đến năm 2003, trong cuốn sách Geopolitics of the World Sustem (Địa chính trị
của hệ thống thế giới xuất bản Rowman and Littlefield), Saul Bernard Cohenin định
nghĩa rõ thêm về địa chính trị: “Địa chính trị là việc phân tích mối tương tác giữa một
bên là môi trường và bối cảnh địa lý, với một bên là các tiến trình chính trị… Các môi
trường địa lý lẫn tiến trình chính trị đều mang tính năng động và có ảnh hưởng lẫn
nhau. Địa chính trị sẽ quan tâm đến hậu quả của mối tương tác này.
Là người đã có đóng góp chủ yếu cho sự phục hồi địa chính trị của Pháp từ thập
niên 1970, Yves Lascoste đã định nghĩa trong cuộc sách mối đây của mình Geopolitique , la longue histoire (Địa chính trị, một lịch sử lâu dài, Lảuousse, 2006) như sau: “Thuật ngữ địa chính trị, là cái mà ngày nay người ta đã sự dụng cho nhiều
việc khác nhau, thực tế được dùng để chỉ tất cả nhưng gì liên quan đến sự cạnh tranh
quyền lực hoặc ảnh hưởng đối với những vùng lãnh thổ và dân chúng sống trên đó: đó
là sự cạnh tranh giữa đủ loại thể lực chính trị chứ không chỉ là giữa các quốc gia, mà
6


còn giữa các phong trào chính trị hoặc các nhóm vũ trang ít nhiều bất hợp pháp - đó là
sự cạnh tranh để giành quyền kiểm soát hoặc thống trị đối với các vùng lãnh thổ có
quy mô lớn hoặc nhỏ". Trong định nghĩa này, Lacoste nhấn mạnh tầm quan trọng về
quy mô của cả quyền lực (quốc gia chống lại các tổ chức) lẫn không gian.

2. Địa chiến lược kinh tế.
Tư tưởng và hành động địa chiến lược được hình thành và khá phổ biến từ thời
cổ đại, cả ở phương Tây và phương Đông, nhưng thuật ngữ “Địa chiến lược” chỉ xuất
hiện lần đầu tiên vào năm 1942 với nội hàm chính của nó là “địa chính trị chiến
tranh” hay “địa chính trị phòng thủ”
Tuy nhiên, tư tưởng địa chiến lược trước đó đã được đề cập khá nhiều trong các
luận thuyết khác nhau của khoa học chính trị, quân sự và địa lý, nhất là trong luận
thuyết về địa chính trị và nghệ thuật quân sự. Dưới thời Chiến tranh Lạnh, địa
chiến lược được phản ánh khá rõ nét trong “chiến lược ngăn chặn” về quân sự và ý
thức hệ chính trị - tư tưởng giai cấp giữa Mỹ và Liên Xô. Từ đầu thập niên 90 của thế

kỷ XX đến nay, nội hàm khái niện địa chiến lược được mở rộng nhiều hơn trên cả
lý luận và thực tiễn, trong đó liên quan nhiều đến khía cạnh kinh tế, văn hóa - tôn
giáo không chỉ trong đối ngoại, mà cả đối nội của một quốc gia hay nhóm nước. Từ
đó thuật ngữ địa chiến lược thường xuyên được sử dụng, nhất là trong giới học thuật
và các nhà hoạch định, thực thi chính sách phát triển quốc gia.
Từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng cả ở phương Tây và phương Đông đã bàn
luận đến mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với chính sách và hành vi chính trị của các
nhà nước. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ XIX, nhất là từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, khi nước Mỹ, sau đó là Đức hoàn thành thống nhất lãnh thổ, phát triển mạnh, trở
thành những cường quốc hàng đầu trên thế giới, cạnh tranh mạnh mẽ với Anh, Pháp
và Nga trong việc phân chia thế giới (mà V.I.Lênin gọi là Chủ nghĩa đế quốc), thì
người ta, nhất là ở phương Tây thực sự bàn luận nhiều đến vấn đề này.
Có lẽ tiêu biểu cho các luận thuyết về bành trướng lãnh thổ là khái niệm
“không gian sinh tồn” của trường phái Đức, trước hết là của Friedrich Ratzel
7


(1844-1904). Trong các công trình của ông, đặc biệt là cuốn “Không gian sinh tồn”
(Living Space) xuất bản năm 1901 đã đưa ra khái niệm “Nhà nước hữu cơ” và cho
rằng nhà nước giống như các sinh vật để tồn tại và phát triển phải đấu tranh để giành
không gian.
Các luận thuyết của Ratzel và Kjellen được Kalf Haushofer (1869-1946) một
tướng của Đức Quốc xã phát triển và áp dụng chúng vào thực tiễn. Ông đã đưa ra các
khái niệm “các khu vực đổ vỡ”, “các biên giới hữu cơ”, “cuộc đấu tranh về không
gian”. Ông cho rằng để mở rộng “không gian sinh tồn” thì ngoài yếu tố lợi thế về lãnh
thổ (vị trí, hình thể, quy mô của nó) thì cần có một chiến lược và sức mạnh về quân
sự, có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về kinh tế và văn hóa cũng như có một nhà nước
mạnh, độc tài. Đây là những gợi ý tham khảo cho việc phân tích những thành tố cấu
thành địa chiến lược quốc gia.
Trước hết là thuyết “Sứ mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny) của người Mỹ,

trong đó “Học thuyết Monroe” là ví dụ tiêu biểu. Thuyết này cho rằng, “Châu Mỹ là
của người Châu Mỹ”. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều học giả và chính
khách Mỹ tung ra nhiều lập luận ủng hộ “sứ mệnh bành trướng” của Mỹ. Ví dụ như
vào năm 1885, John Fiske, một trong những người truyền bá chủ nghĩa Darwin xã
hội mạnh mẽ nhất ở Mỹ, cho rằng “mọi vùng đất trên thế giới không phải là chỗ cho
một nền văn minh xưa cũ, mà sẽ trở thành chỗ dựa của dân tộc Anh về mặt ngôn ngữ,
tôn giáo và các tập quán chính trị”. Năm năm sau John W.Burgess, Giáo sư chính trị
học của Trường Đại học Columbia, cho rằng: “Những thể chế chính trị không phù hợp
phải bị thống trị bởi những thể chế chính trị hùng mạnh và có năng lực vì lợi ích của
toàn nhân loại”. Đến năm 1904, Tổng thống Theodore Roosevelt tuyên bố rằng, Mỹ
có thể thực thi “cảnh sát quốc tế” ở Tây bán cầu.
Các chiến lược gia người Mỹ như Alfred Thayer Mahan và Nicolas J.
Spykman đã cụ thể hóa “sứ mệnh hiển nhiên” bằng những đề xuất cụ thể rằng
Hoa Kỳ cần phải kiểm soát các đảo và vùng biển Caribe cùng với kênh đào Panama
quần đảo Hawaii và coi vùng biển Caribe là “Địa Trung hải Châu Mỹ” và cho
8


rằng khu vực Nam Mỹ là một vùng ít mang tính “lãnh thổ ở hải ngoại” hơn là “láng
giềng cùng châu lục”. Những lập luận này cho chúng ta liên tưởng về vấn đề Biển
Đông, nơi các học giả và chính khách thập niên gần đây thường ví như một “Địa
Trung hải Châu Á”. Liệu Biển Đông có phải là “trái tim chiến lược và địa lý” của
Trung Quốc ở Đông Á - Đông Nam Á giống như người Mỹ coi vùng biển Caribe ở
Tây Bán cầu hay không đang là câu hỏi lớn cần được phân tích, đánh giá, mặc dầu
vấn đề này đã được Spykman dự báo từ những năm 40 của thế kỷ XX khi Trung
Quốc đang bị Nhật Bản xâm lược và tàn phá nặng nề
Trong khi đó, thuyết về “vùng đất trái tim” hay “vùng đất trung tâm”
(Heartland) của Halford J. Mackinder (1861-1947), nhà địa lý học và chính trị gia nổi
tiếng của nước Anh cho rằng, vùng Trung Á là “Trục” (pivot) của thế giới. Châu
Âu, Châu Á và Châu Phi là một lục địa “đảo của thế giới” không tách rời nhau. Còn

khái niệm “Đại dương thế giới” mà ông đưa ra là bao trùm tất cả vùng biển của thế
giới, bao bọc xung quanh “Đảo thế giới”. Còn khu vực “ngoại vi” ông chia ra “vùng
lưỡi liềm liền kề” hay “vành đai trong” tiếp giáp với khu trung tâm gồm các nước như
Đức, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ hay Trung Quốc và “vành đai ngoài” hay “viền ngoài
vùng lưỡi liềm” gồm các quốc gia biển như Anh, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ,
Canada và Nam Phi. Quan điểm về quyền lực thế giới theo ông là: “Ai cai trị được
Đông Âu thì chỉ huy được Vùng đất Trung tâm/ Ai thống trị được Trung tâm thì chỉ
huy được Đảo thế giới/ Ai thống trị được Đảo thế giới thì chỉ huy thế giới”. Theo ông,
chìa khóa để mở đường cho chinh phục “miền đất trái tìm” thì phải thông qua các
vùng xung quanh, trước hết là “vành đai trong” hay “bờ trong”
Cùng với trên có thuyết về “vùng đất vành đai” hay “vành đai đất vùng ven”
(Rimland Theory) của nhà địa chính trị, địa chiến lược người Mỹ gốc Hà Lan là
Nicolas J. Spykman (1893-1943)12. Ngoài việc phân tích mối tương tác giữa yếu tố
địa tự nhiên, lịch sử và chính trị cũng như các tiêu chí dựa trên đó để xác định quyền
lực của một quốc gia, Spykman đã vạch ra một chiến lược cho nước Mỹ trong việc
ngăn chặn Liên Xô, khẳng định quyền lực của Hoa Kỳ ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
9


Ông đồng ý với Mackinder rằng, không bao giờ cho phép vùng Á - Âu được thống
nhất dưới trướng một cường quốc và cho rằng một trong các nguyên tắc cơ bản chính
sách đối ngoại của Mỹ là phải làm sao giữ cho vùng đất trung tâm không được thống
nhất với vùng mà ông gọi là vùng vành đai (Rimland) (gồm các nước Trung Âu,
Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc). Tuy nhiên, ông không tán thành với cách
tiếp

cận quyền lực của Mackinder và cho rằng: “Ai kiểm soát vùng vành đai

(Rimland) sẽ thống trị Âu - Á; Ai kiểm soát Âu - Á sẽ xác định vận mệnh của thế
giới”

Luận thuyết về sức mạnh tổng hợp quốc gia
Ngoài các loại hình sức mạnh trong không gian còn có luận thuyết về sức mạnh tổng
hợp quốc gia, trong đó có quan điểm Ray S. Cline - một học giả, nhà tình báo người
Mỹ. Trong cuốn “Một Đánh giá chiến lược về sức mạnh quốc gia trong thập niên 90
của thế kỷ XX” (The Power of Nation in the 1990s: A Strategic Assessment) xuất
bản năm 1995, Cline đã khái quát hóa các cơ sở để đánh giá hay các thành tố cấu
thành sức mạnh tổng hợp của một quốc gia và cho rằng sức mạnh tổng thể của một
quốc gia phải là sự tổ hợp, cấu thành của nhiều nhân tố, trong đó yếu tố địa lý, điều
kiện kinh tế và quân sự là hết sức quan trọng, nhưng quan trọng hơn trong việc tạo
dựng nên sức mạnh, quyền lực của một quốc gia là yếu tố chính phủ và chính
sách, cụ thể là năng lực lãnh đạo của nhà cầm quyền trong việc đưa ra và thực thi
chiến lược, chính sách phát triển quốc gia. Điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào
nước lớn hay nước nhỏ về quy mô lãnh thổ, dân số hay giàu nghèo về nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
Luận thuyết về địa kinh tế
Học giả Mỹ Edward Luttwak, ông cho rằng, Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới
chuyển từ thời đại địa chính trị sang thời đại địa kinh tế, mà ở đó cuộc đua tranh giữa
các quốc gia dù vẫn được xác định bởi “logic của xung đột” nhưng thông qua
“ngôn ngữ của thương mại”. Theo quan điểm của Luttwak, địa kinh tế là hình thức
mới của cạnh tranh quyền lực giữa các quốc gia sau Chiến tranh Lạnh. Các quốc
10


gia cạnh tranh với nhau bằng sức mạnh kinh tế thay vì quân sự. Sức mạnh quốc gia
trong kỷ nguyên mới này xuất phát từ vốn tư bản thay vì sức mạnh hỏa lực, đổi mới
dân sự thay cho tiến bộ kỹ thuật quân sự và thâm nhập thị trường thay cho các đồn bốt
và căn cứ. Các biện pháp trừng phạt kinh tế thay thế các cuộc tấn công quân sự, các
cơ chế cạnh tranh thương mại thay thế các liên minh quân sự, chiến tranh tiền tệ phổ
biến hơn so với việc chiếm đóng lãnh thổ và việc thao túng giá tài nguyên như dầu mỏ
có hậu quả hơn so với các cuộc chạy đua vũ trang thông thường.

Nhiều học giả chia sẻ với quan điểm của Luttwak, trong đó có Hudson. Ông
cho rằng, địa kinh tế là chiến lược kiểm soát lãnh thổ mang động lực kinh tế và được
thực hiện bằng các phương tiện kinh tế, mà quan trọng nhất là đầu tư và thương mại.
Còn Baru, một học giả người Mỹ khác cho rằng khái niệm địa kinh tế được cấu
thành bởi hai yếu tố cốt lõi là “thương mại theo sau lá cờ” và “lá cờ theo sau thương
mại”, nghĩa là những khuynh hướng biến động của địa chính trị và sức mạnh quốc gia
trong quan hệ quốc tế sẽ kéo theo những hệ quả về kinh tế và ngược lại, những biến
động kinh tế lớn sẽ dẫn tới những hệ quả địa chính trị và rằng địa kinh tế là sự tác
động lẫn nhau giữa kinh tế và địa chính trị mà theo đó sự gia tăng hay suy giảm sức
mạnh kinh tế của một quốc gia, khu vực cụ thể sẽ có hệ quả tác động về mặt địa chính
trị. Trong khi đó Huntington thì cho rằng, sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự có
liên quan chặt chẽ với nhau, theo đó sức mạnh và quyền lực kinh tế sẽ giúp các quốc
gia có được lợi thế trong công nghệ và trở nên mạnh mẽ hơn về mặt quân sự.
Nhìn chung, các quan điểm theo trường phái Luttwak cho rằng, địa kinh tế như
một phương tiện thực hành chính sách đối ngoại của các quốc gia nhằm theo đuổi các
mục tiêu chiến lược, trong đó có mục tiêu địa chính trị trong quan hệ quốc tế.
Trong khi đó cũng có nhiều học giả có quan niệm khác với trường phái
Luttwak. Ví dụ như Blackwill và Harris cho rằng, các công cụ kinh tế và quân sự
cùng tồn tại, củng cố lẫn nhau trong chính sách và hành vi đối ngoại của một quốc gia
và việc sử dụng chúng như thế nào tùy thuộc vào nhận thức của mỗi nhà nước về
những thách thức và mục tiêu cụ thể mà họ đối mặt và theo đuổi. Đồng thời, ông cho
11


rằng, địa chính trị giải thích và dự đoán quyền lực nhà nước thông qua một loạt các
thông số địa lý liên quan như lãnh thổ, dân số, thành tựu kinh tế, nguồn tài nguyên
hay năng lực quân sự. Trong khi đó, địa kinh tế giải thích cách một nhà nước xây
dựng và thực thi quyền lực thông qua các công cụ kinh tế.
Có những học giả đi xa hơn với truyền thống Luttwak khi liên hệ địa kinh tế
với sự trỗi dậy của các tác nhân mới mang tính xuyên quốc gia có ảnh hưởng tới

những động lực kinh tế và chính trị. Do vậy, các thương nhân thì hành động theo
logic của địa kinh tế trong khi các chính trị gia hành động theo logic địa chính trị.
Như vậy, địa kinh tế là một cách tiếp cận của khoa học chính trị nghiên cứu mối
quan hệ qua lại giữa kinh tế, địa lý và chính trị quốc tế. Cụ thể hơn, địa kinh tế nghiên
cứu tác động của các đặc điểm và điều kiện địa lý đối với nền tảng kinh tế của quyền
lực quốc gia, khu vực trong quan hệ quốc tế. Về mặt lý luận, địa kinh tế cộng hưởng,
bổ sung và đóng góp cho những thiếu khuyết trong góc nhìn của chủ nghĩa hiện
thực trong phân tích bản chất của chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại.
Địa kinh tế nhấn mạnh vai trò của các công cụ kinh tế trong cạnh tranh sức
mạnh tương đối giữa các quốc gia thay vì đề cao sức mạnh quân sự và nhấn mạnh
yếu tố phân bổ sức mạnh giữa nhà nước trong hệ thống quốc tế. Cùng với đó, địa kinh
tế cũng bổ khuyết cho hạn chế trong quan niệm của chủ nghĩa tự do rằng, sự phụ
thuộc kinh tế lẫn nhau giữa các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa dẫn tới việc các
nhà nước sẽ từ bỏ chính trị cường quyền, theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình,
hợp tác và hội nhập vào trật tự thế giới tự do và dựa trên luật lệ. Những quan niệm,
hiểu biết này góp phần quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể trong việc hoạch
định chiến lược đối ngoại, nhất là trong việc sử dụng các công cụ, đòn bẩy của địa
kinh tế, phát huy thế mạnh và vượt qua thách thức của nhân tố địa lý (vị trí, cấu trúc
vật chất trong không gian địa lý) và chính trị để phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế có hiệu quả, tạo lập và mở rộng không gian chiến lược của Việt Nam hiện nay
và trong những thập niên tới.
12


Các quốc gia – dân tộc, với tư cách là chủ thể cơ bản trong đời sống chính trị
quốc tế, nay là chủ thể cơ bản trong đời sống chính trị quốc tế, nay trơ rthanhf hệ
thống các quốc gia thuộc địa, phụ thuộc vào đế quốc vào những năm cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, hệ thống địa – chính trị thế giới được hình thành rõ nét: một bên là
chủ nghĩa đế quốc độc chiếm hầu hết các lãnh thổ của thế giới, một bên là đa số các
quốc gia châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh trở thành hệ thống thuộc địa và phụ thuộc vào

chủ nghĩa đế quốc. Sự phân chia thế giới về kinh tế và lãnh thổ giữa các cường quốc
châu Âu căn bản dã hoàn thành vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, song nhiều mâu
thuẫn mới xuất hiện, tiềm ẩn sự phân chia lại thị trường và lãnh thổ mà thực chất là sự
xác định, sắp xếp lại hệ thống địa chính tị thế giới trong thời kỳ mới

3. Khái niệm chủ nghĩa Tân Đế Quốc
Chủ nghĩa Tân đế quốc hay Chủ nghĩa đế quốc mới (tiếng Anh: New
Imperialism) đặc trưng cho thời kỳ bành trướng thuộc địa của các cường quốc châu
Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Thời kỳ này có một
sự theo đuổi chưa từng có đối với việc mua lại lãnh thổ ở nước ngoài. Vào thời điểm
đó, các quốc gia tập trung vào việc xây dựng đế chế của họ với những tiến bộ và phát
triển công nghệ mới, làm cho lãnh thổ của họ lớn hơn thông qua việc chinh phục và
khai thác tài nguyên của các quốc gia bị khuất phục. Trong kỷ nguyên của chủ nghĩa
Tân đế quốc, các cường quốc phương Tây (và Nhật Bản) đã chinh phục gần như toàn
bộ châu Phi và một phần của châu Á. Làn sóng mới của chủ nghĩa đế quốc phản ánh
sự cạnh tranh đang diễn ra giữa các cường quốc, mong muốn kinh tế đối với các
nguồn lực và thị trường mới và một "nhiệm vụ văn minh". Nhiều thuộc địa được
thành lập trong thời đại này đã giành được độc lập trong thời kỳ phi thực dân
hóa sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Vòng loại "Tân" được sử dụng để phân biệt chủ nghĩa đế quốc hiện đại với hoạt
động của đế quốc trước đó, như cái gọi là làn sóng thực dân châu Âu đầu tiên giữa thế
kỷ 15 và đầu thế kỷ 19. Trong làn sóng đầu tiên của thực dân, cường quốc châu Âu
13


chinh phục và xâm chiếm châu Mỹ và Siberia; sau đó họ đã thành lập nhiều tiền đồn ở
Châu Phi và châu Á.
Nhà sử học người Anh Hobbsbang đã đưa ra giới hạn thời gian chính xác cho
chủ nghĩa Tân đế quốc. Ông xác định 1875-1914 là "thời đại của đế chế", nhấn mạnh
suy thoái kinh tế nghiêm trọng của người châu Âu vào năm 1873-1896, nhằm giảm

bớt khó khăn kinh tế. Thực chất là xâm chiếm các khu vực châu Á và châu Phi để có
được nguồn nguyên liệu và thị trường của các thuộc địa và cung cấp những công việc
cần thiết cho người dân địa phương và bán phá giá để kiếm lợi nhuận, vì vậy việc mở
rộng chủ yếu là do vốn và hoạt động kinh doanh và cũ Sự mở rộng quyền lực của thời
đại đế chế nông nghiệp và các tài nguyên địa lý tự nhiên khác là khác nhau và nó
được gọi là Tân chủ nghĩa đế quốc.
Hình thức mới của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân hay chủ nghĩa Tân
đế quốc, cũ xưa từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa đế quốc là khác nhau,
trong thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa Cựu đế quốc, mục đích chính của nó
là để chiến đấu thông qua lợi ích thương mại ở nước ngoài với quê hương giàu có, sau
đó thuộc địa của các nước phương Tây sẽ sử dụng như một bài dàn dựng hoặc sử
dụng các thuộc địa thương mại sản xuất hàng hoá để bán lại cho khách hàng trực tiếp
(như Hà Lan, người bán gia vị trực tiếp đến người dân của họ hoặc các nước châu
Âu khác). Nhưng chủ nghĩa Tân đế quốc ra đời trên cơ sở thương mại và ảnh hưởng
do cuộc cách mạng công nghiệp mang lại. Vai trò của thuộc địa là cung cấp tài
nguyên lâm nghiệp và khoáng sản cần thiết cho các cường quốc châu Âu. Sau khi có
được tài nguyên thiên nhiên từ các thuộc địa, chúng lần đầu tiên được chuyển đến
nước sở tại. Xử lý, sau đó được vận chuyển đến nơi khác để bán phá giá, hoặc hỗ trợ
vũ khí để tiếp tục cướp bóc thuộc địa.
Thứ hai, trong chủ nghĩa Cựu đế quốc, vị thế của các nước phương Tây và các
nước khác gần như bằng nhau. Hai bên dựa vào nông nghiệp và sức mạnh quốc
gia không hề thua kém. Đôi khi, các nước phương Tây thậm chí không chịu khuất
phục trước các quốc gia khác để duy trì khả năng thương mại. Ví dụ, các
14


nước phương Tây phải tuân thủ các hạn chế thương mại do triều đình nhà Thanh ở
Trung Quốc và Mạc phủ Tokugawa ở Nhật Bản áp đặt. Tuy nhiên, ở Tân đế quốc, có
một khoảng cách lớn giữa hai quốc gia. Các nước phương Tây đã sử dụng khả năng
của tàu để phá vỡ các hạn chế của các quốc gia khác, thực hiện bán phá giá công

nghiệp và mở rộng lãnh thổ, buộc các nước khác phải chấp nhận luật pháp và các yêu
cầu ngoại giao của họ, như Trước thập niên 1840, Vương quốc Anh chỉ yêu cầu Trung
Quốc cho phép thương mại tự do và ngoại giao bình đẳng. Tuy nhiên, sau nhiều thập
kỷ, mục tiêu của Anh là giành được các đặc quyền kinh tế, đổ hàng hóa vào Trung
Quốc và thậm chí chiếm lĩnh Trung Quốc và phân chia phạm vi ảnh hưởng để hỗ trợ
phát triển công nghiệp địa phương....
Nói rộng ra, sự khác biệt lớn nhất giữa chủ nghĩa Tân đế quốc và chủ nghĩa
Cựu đế quốc là chủ nghĩa Cựu đế quốc tập trung vào sự điều tiết của điều tiết kinh tế
và quyền lực, trong khi chủ nghĩa Tân đế quốc có nhiều tham vọng hơn về cướp bóc
lãnh thổ và mục đích chính trị rõ ràng, như Đức và Ý. Tôi muốn mượn thuộc địa nước
ngoài và chứng minh rằng tôi đã trở thành một rừng quyền lực.

15


Chương 2: ĐỊA CHIẾN LƯỢC KINH TẾ VIỆT NAM
1. Vị trí địa lý Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam
châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phái đông của bán đảo này với diện tích
330.967,3 km2 . Việt Nam có đường biên giới trên đất liên dài 4.550 km, tiếp giáp với
Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây, phía Đông giáp Biển
Đông.
Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi thấp, chiếm hơn 75% diện tích lãnh thổ.
Núi cao trên 2 nghìn chỉ chiếm khoảng 1%, với đỉnh cao nhất là phanxipăng thuộc
dãy Hoàng Liên Sơn cao 3.143m. Địa hình đồng bằng chỉ chis ¼ lãnh thổ đất liền và
bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền
Trung. Về tổng thế, lãnh thổ Việt Nam gồm ba miền được phân chia khá rõ rệt
Về khí hậu, Miền Bắc Việt Nam có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với bốn mùa rõ rệt
trong năm, miền Trung có khí hậu nhiệt đới gió mùa và miền Nam có khí hậu nhiệt
đới xavan với hai mùa mưa và khô. Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn rất thất

thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn,

Về tài nguyên thiên nhiên, Do nằm ở khu vực giao nhau của hai vành đai sinh
khoáng lớn của thế giới là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia
giàu tài nguyên khoáng sản. Ngành địa chất của Việt Nam đã khảo sát, thăm dò được
khoảng 5.000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau. Do có
địa hình dốc đổ từ cao nguyên phía Tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển
thuỷ điện. Tài nguyên biển cũng có giá trị lớn nhờ nhiều thuỷ hải sản và thực vật biển
phong phú. Bên cạnh đó, tài nguyên sinh vật của Việt Nam rất đa dạng.Việt Nam có
tới hơn 14.600 loài thực vật, 11.200 loài và phân loài động vật
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Nam Á, mộit nơicos các thể chế
chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau và đây còn là khu vực có nền
văn hoá rất đa dạng, phong phú, đặc sắc. Tất cả đã tạo cho khu vực này những vị trí
16


về địa chính trị, địa kinh tế , địa văn hoá mang những nét đặc thù, từ đó khu vực có
một vị trị địa chiến lược đặc biệt quan trọng trên bàn cờ chính trị, kinh tế thế giới.
Chiến giữ một vị trí địa lý đầy lợi thế, khu vực Đông Nam Á nằm trấn giữ các
đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, tiếp cận châu Đại
Dương, nằm liền kề những quốc gia phát triển và có tiềm năng phát triển. Khu vực
Đông Nam Á được nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó có nguồn
tài nguyên chiến lược là dầu mỏ với trữ lượng lớn tập trung ở Brunây và Inđonexia,…
2. Vị trí và tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong
số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển
Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông
đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ
Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc và Niu Di Lân, Nam Thái Bình Dương;

tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải
quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại
qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn
10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng
536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng
Singapore và Hồng Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở
khu vực.
Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con
đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc.
Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ
Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90%
lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó
phải đi qua vùng Biển Đông.
17


Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15
lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có những eo biển
quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm
trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo
biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Nạn cướp biển và khủng bố trên Biển Đông ở mức cao, đặc biệt sau vụ tấn công
khủng bố tự sát vào tàu chở dầu của Pháp tháng 10 năm 2002. Do đó, vùng biển này
hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh,
giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản. Biển Đông còn có
liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông
bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực.
Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối
lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung

Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu,
70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.
Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng
cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài
nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức
ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế
giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippin, trong đó Trung
Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan
đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7
- 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới.
Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.
Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba,
Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu
18


Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản
xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái
Lan … trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.
Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển
vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có
triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Tổng trữ lượng
dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui
đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ
mét khối

19



Chương 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM
1. Những tác động đến Việt Nam
Quan điểm nhìn nhận vai trò địa chính trị trong chiến lược và chính sách phat
triển quốc gia của Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển của Việt Nam được dựa vào địa thế địa hình của đất
nước để xây dựng và bảo vệ tổ quốc luôn được ông cha ta quan tâm chú ý những
truyện đọc Windows ở kinh đô nhằm tạo ra phát triển cho đất nước việc lập vùng kín
bảo vệ Tổ quốc đều có tính đến các yếu tố thiên thời địa lợi nhiều tướng lĩnh đã có
những công lao công trình rút kinh nghiệm và cách dụng binh như Trần Quốc Tuấn ở
bình thư yếu lược có thể được coi là một trong những nhạc địa chiến lược cổ điển
quan trọng của Việt Nam với việc kinh thành Thăng Long cũng Nó như cố đô Huế
luôn được thiết kế Xoay Mặt về hướng Nam chúng ta có thể thấy tư tưởng địa chính
trị cổ điển của Việt Nam là hướng nước trong ra biển. Truyền thống đó đã giúp cho
các triều đại phát triển đất nước trải dài xuống phía Nam và hội nhập với khu vực
Đông Nam Á. Có lẽ, với lịch sử hàng nghìn năm bị đế quốc phương Bắc đô hộ, việc
Việt Nam chủ trương phát triển hướng xuống phía Nam và ra biển là một việc làm
hợp lý. Có thể nói, trong lịch sử, ông cha ta đã biết khai thác các lợi thế địa chính trị
để phát triển đất nước. Đây chính là tiền đề cho tư duy địa chính trị hiện đại của nước
ta sau này.
Vì vậy, mà ngày nay, khi nói đến những lợi thế địa chính trị của nước ta, có
người còn dùng khái niệm “tài nguyên địa chính trị" của Việt Nam. Trên tinh thần này,
người ta hay nói đến vị trị của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và với tư cách là
đầu mối trung chuyển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, “Tài
nguyên địa chính trị" nay của Việt Nam không hoàn toàn tự nhiên mà có, mà nó còn là
kết quả của quá trình nỗ lực phát triển của đất nước. Đồng thời cũng không phải cho
Việt Nam mới có thứ tài nguyên đó. Có nghĩa là trong khi tài nguyên địa chính trị có
20



thể tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhưng xét trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt
hiện nay trong khu vực và trên thế giới nếu sự phát triển của đất nước không đủ sức
cạnh tranh trên trường quốc tế thì tài nguyên địa chính trị sẽ bị giảm giá trị và sẽ bị
các nước khác vượt qua.
Là quốc gia có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực, Việt Nam là cầu nối trên đất liền
giữa phần lớn nhất của lục địa Á, Âu với khu vực Đông Nam Á, đa sắc tộc, giàu tài
nguyên; Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến hành lang đường biển thuận tiện, với
50% khối lượng hàng hóa luân chuyển của thế giới đi qua vùng biển này. Cùng với tài
nguyên phong phú, dân số khá lớn… những điều kiện này đã khiến Việt Nam trở
thành một trong những quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng bậc nhất trong khu
vực và trên thế giới.
Hiện nay, nhiều cường quốc xem khả năng kiểm soát Biển Đông là “lợi ích cốt
lõi” của mình. Chính vì vậy mà Biển Đông đã trở thành một trong những “điểm nóng”
lớn nhất về lợi ích giữa nhiều nước lớn. Trong thế kỷ 20, nhiều quốc gia phát triển đã
sớm nhận thấy vị trí địa chính trị quan trọng của Việt Nam. Từ những quốc gia xa xôi
trên thế giới, thậm chí bên kia đại dương đã “vươn” tới Việt Nam, mong muốn sớm
thiết lập quan hệ thân thiện. Song chính vì vị trí địa chính trị đó mà dân tộc Việt Nam
đã thường xuyên phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược, và do đó có rất ít
thời gian hòa bình để xây dựng đất nước. Tuy nhiên, dân tộc ta một mặt đã không sợ
hy sinh xương máu để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, mặt khác luôn
luôn phát huy trí sáng tạo trong chính sách, chiến lược hòa hiếu, “cân bằng” với các
nước để có hòa bình xây dựng đất nước.
Trước hết, về mặt lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc
xâm lược của dân tộc ta trong thế kỷ 20, sở dĩ nhân dân ta đã giành được thắng lợi to
lớn, bảo vệ được độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, thống nhất đất nước là nhờ
đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối đó đã phát huy được sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của
21



nhân dân các nước trên thế giới, trong đó có các nước XHCN và nhân dân các nước tư
bản chủ nghĩa, kể cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ.
Chúng ta cũng không phủ nhận rằng, trong một số sự kiện cách mạng Việt
Nam, một số nước lớn đã lợi dụng vị trí địa chính trị của Việt Nam, thỏa hiệp với
nhau vì lợi ích dân tộc hẹp hòi của họ. Tuy nhiên, ngày nay những trang lịch sử đó đã
đi vào quá khứ, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nhiều mức độ
(như “đối tác chiến lược”, “đối tác toàn diện”)… đều dựa trên lợi ích của cả hai bên.
Thực tế cho thấy, trên thế giới chưa bao giờ một nước nào có thể hy sinh lợi ích của
dân tộc mình chỉ vì lợi ích của một dân tộc khác. Cho nên những ý kiến "tư vấn" của
người “bất đồng chính kiến” rằng: Ngày nay Việt Nam cần thiết phải lập một liên
minh (chính trị-quân sự) “bằng cách nắm lấy bàn tay” của quốc gia phát triển nào đó
để “giữ lấy Biển Đông…” thiết nghĩ là tư duy chính trị chưa ngang tầm.
Chiến lược xây dựng tiềm lực quốc phòng của Việt Nam với việc tập trung
nguồn lực tiến thẳng lên hiện đại cho các lực lượng hải quân, phòng không-không
quân… là nhằm phòng ngừa cho những tình huống “bất khả kháng” - những điều
chúng ta hoàn toàn không mong đợi! Từ lãnh đạo cho đến mọi người dân Việt Nam
đều thấy rõ bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc, trong đó có bảo vệ chủ quyền
biển, đảo là thiêng liêng, là nhiệm vụ tối thượng của tất cả người dân Việt Nam,
Trong lịch sử cũng như lý luận quân sự Việt Nam cho đến nay không có khái
niệm “liên minh quân sự” để chống lại nước thứ ba, hoặc như là một giải pháp để bảo
vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Không lựa chọn chiến lược “liên minh quân
sự” với một cường quốc không có nghĩa là không thể phát triển quan hệ hợp tác về
quốc phòng và an ninh với tất cả các nước để bảo vệ Tổ quốc. Thay cho khái niệm
liên minh quân sự, Việt Nam có những khái niệm khác. Chẳng hạn: “Phát huy sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…”; “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân
tộc”; “Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh”. Cần lưu ý rằng,
hợp tác quốc tế về quân sự của Việt Nam cũng chỉ nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ
22



quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, ngoài ra không có một mục
đích nào khác.
Ví dụ như vị trí trung chuyển nước ta khó mà có thể cạnh tranh được với vị trí
của Hong Kong và Singapore.
Đó là một thực tế hoàn toàn phù hợp với bản chất và đặc trưng của lĩnh vực địa
chính trị. Bởi vì, địa chính trị không phải tài sản cố định mà nó là kết quả của sự
tương tác giữa không gian địa lý với quyền lực chính trị, đồng thời nó còn là kết quả
của mối tương tác giữa các mối quan hệ quốc tế trong không gian chia sẻ địa lý giữa
các quốc gia; trong các mối tương tác này, nhân tố chính trị luôn là nhân tố khả biến,
dẫn đến sự thay đổi liên lục của đại chính trị. Vì thế, tài nguyên địa chính trị không
phải là vĩnh viễn bất biến, mà nó có thể biến đổi và cũng luôn gây tác động để các
lĩnh vực khác.
Trong công tác địa chiến lược Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ được tầm
quan trọng của nó và luôn coi đó là một trong những động lực cho công cuộc phát
triển. Qua các kỳ đại hội, Đảng luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công cuộc
phát triển và ý nghĩa của địa chính trị và tính chiến lược của phát triển vùng hải đảo,
coi đó là một phần của đại chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại đại hội lần thứ IX của Đảng, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2001 – 2010, đã đặt ra các định hướng phát triển, trong đó có khu vực nông thôn trung
du, miền núi, khu vực biển và hải đảo. Đối với những khu vực này, Đảng khẳng định
phải: “Bảo vệ và phát triển vốn rừng Có chính sách đặc biệt để phát triển kinh tế - xã
hội ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, cửa khẩu.
Đối với “Khu vực biển và hải đảo”, Chiến lược chỉ rõ phải: “… xây dựng chiến
lược phát triển kinh tế viển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km 2.
thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế biển. Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai tác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác
và chế biến dầu khí,… tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp
23



kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo
thành vùng phát triển kinh tế với bato vệ an ninh trên biển”
Hội nghị Trung ương 4 khoá X của Đảng (2007), đã ra nghị quyết quan trọng
đầu tiên về chiến lược biển, đó là Nghị quyết số 09 về “Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020”. Trng Nghị quyết này, Đảng ta đã nhận thức rất đúng đắn rằng: “Thế kỷ
XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan
tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển”. Đặc biệt cso một điều đáng
gi nhận là trong khi cho đến tận năm 2005, các nhà làm tư điểm của nước ta vẫn
không cong nhận “địa chính trị” là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, mà họ coi nó là
một chủ thuyết chính tị phản động, thì trong nghị quyêt về Chiến lược biển. Đảng đã
sử dụng thuật ngữ này theo nghĩa tích cực: “Khu vực Biển Đông, trong đó có vùng
biển Việt Nam có j trí địa kinh tế và địa chính tị rất quan trọng. Lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rõ vị trí, vai trò đó. Cũng theo Nghị quyết, đây
là một chiến lược biển toàn diện đầu tiên do yêu cầu của tình hình mới của dất nước
là: “… phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia
đối với biển, đảo và vùng trời của Tổ quốc, nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò
của biển đối với sự nghiệp cây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong Nghị quyết này, với
quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phân đấu đưa nước ta trở
thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắcc chủ quyền, quyền
chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh, Đảng đã đưa ra những định hướng
chiến lược, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện thành công chiến lược quan
trọng này.
2. Một số kinh nghiệm
Việc rút ra những kinh nghiệm gợi mở về địa chiến lược cho Việt Nam không
chỉ dựa trên các thành tựu lý luận và thực tiễn của các quốc gia có cùng đẳng cáp, mà

24



×