Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập học kì hình sự 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.42 KB, 9 trang )

MỞ BÀI
Buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép hàng hoá, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá,
hàng cấm qua biên giới Việt Nam.Thời gian gần đây, hoạt động buôn lậu đang
có những diễn biến hết sức phức tạp, nhất là ở các vùng biên giới với nhiều thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt. Chính vì vậy, chúng ta cần một cơ sở pháp lý vững chắc
để cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung cũng như mọi người dân có thể
hiểu và áp dụng pháp luật một cách chính xác và kịp thời, nhằm phát hiện ra tội
phạm, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Để có thể hình dung rõ hơn
về buôn lậu, em xin phân tích thông qua trả lời các câu hỏi về một tình huống tội
buôn lậu:
Biết B là công nhân kỹ thuật sửa chữa máy bay có trách nhiệm kiểm tra
kỹ thuật trước mỗi chuyến bay, A (tiếp viên hàng không) thuê B giấu 4 kg vàng
(trị giá hơn 4 tỷ đồng Việt Nam) dưới ghế ngồi của A trên máy bay để A đưa từ
Việt Nam sang Hàn Quốc bán kiếm lời. B được A trả công 10 triệu đồng. Vụ
việc sau đó bị phát hiện, A và B bị công an bắt giữ. Hành vi phạm tội của A cấu
thành tội buôn lậu và thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 188
BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội buôn lậu mà A thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào theo
phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS.
2. B có bị coi là đồng phạm với A trong vụ án theo tình huống nêu trên không?
Tại sao?
3. Phân tích, xác định lỗi và động cơ phạm tội của A, B đối với hành vi phạm tội
trong tình huống nêu trên.

1


4. Giả sử A là người Hàn Quốc sang Việt Nam công tác khi về nước đã thực
hiện hành vi nêu trên để kiếm lời thì trách nhiệm hình sự của A được giải quyết


thế nào?
NỘI DUNG
Sau đây, em xin phân tích tình huống trên thông qua trả lời các câu hỏi:
Câu 1:
Hành vi phạm tội của A cấu thành tội buôn lậu và thuộc trường hợp được quy
định tại khoản 4 Điều 188 BLH: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
Tội buôn lậu mà A thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng theo phân loại tội phạm tại điều 9 BLHS. Theo điểm d khoản
1 điều 9 BLHS: “Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình
phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình”.Bởi:

 Chủ thể A (tiếp viên hàng không) là người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự (có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và đủ tuổi
theo quy định của pháp luật).

 Số lượng vàng vận chuyển trái phép với số lượng lớn 4kg vàng ( trị giá
hơn 4 tỷ VNĐ).

2


 Chủ thể A tham gia trực tiếp vào vụ việc và A thực hiện tội phạm có tổ
chức và kế hoạch.


 Mức án cao nhất của A có thể lĩnh cao nhất là 20 năm tù nằm trong khung
hình phạt của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 Ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao lâu dài giữa hai nước Việt Nam
và Hàn Quốc.
→Như vậy, tội buôn lậu của A là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 2:
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm. Bao gồm dấu hiệu khách quan và dấu hiệu chủ quan.1
Những dấu hiệu khách quan:
- Có từ 2 người trở lên (đều có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm)
- Cùng thực hiện một tội phạm (bất kỳ người nào tham gia đều nhằm thực hiện
tội phạm hoặc thúc đẩy thực hiện tội phạm), biểu hiện qua các hành vi:
+ Hành vi thực hiện tội phạm (người thực hành)
+ Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức)
+ Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục)
+ Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)
- Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới
được coi là đồng phạm, biểu hiện qua:
+ Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác

1 Quy định về đồng phạm tội buôn lậu (08/05/2018)

3


+ Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội
phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó.
Xét về biểu hiện hành vi của B là hành vi giấu 4 kg vàng của A dưới ghế

ngồi A theo thỏa thuận thuê giữa A với B. Có 2 TH cần xét tới ở đây:
 Trường hợp 1: Nếu B biết được hành vi của A là buôn lậu vàng hoặc nếu
B có hứa hẹn trước với A rằng sẽ giúp cho A giấu vàng chỉ cần A cho B đủ
tiền. Thì trường hợp này B cũng sẽ bị truy tố về tội buôn lậu với vai trò
đồng phạm giúp sức được quy định tại khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự
năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017): “Người giúp sức là người tạo điều kiện
tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
 Trường hợp 2: Nếu B không biết mục đích của A ở đây là buôn lậu vàng
thì B sẽ không phải là đồng phạm của A do hai người lúc này có động cơ,
mục đích khác nhau. Hành vi của B là vận chuyển chỉ lấy tiền công thì
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ
qua biên giới.
Như vậy, việc xem xét B có là đồng phạm tội buôn lậu hay không thì còn phải
xem xét giữa A và B có hứa hẹn việc B sẽ che giấu tội phạm hay không? Nếu có
sự hứa hẹn che giấu cho nhau thì B là đồng phạm với tội buôn lậu.
Câu 3:
+ Lỗi: là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại
cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện
dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Người thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu
hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách
quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của
xã hội.

4


Hai chủ thể A và B ở đây đều có lỗi trong cấu tạo tội phạm và lỗi của hai người
đều là lỗi cố ý trực tiếp. Đối với chủ thể A nhận thức rõ hành vi của mình là
hành vi buôn bán trái phép kim loại quý qua biên giới, thấy trước được hậu quả

của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Đối với chủ thể B cũng biết
rõ hành vi của mình là giấu vàng giúp A và cũng biết được các hậu quả và mong
muốn hậu quả đó xảy ra.2
Về lý trí: Người phạm tội nhân thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình ( được hiểu là tính gây thiệt hại cho xã hội) và thấy trước hậu quả thiệt
hại của hành vi đó. Ở đây A và B ở đây đều nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho
xã hội: ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, gia đình, cơ quan,,, và họ thấy
trước hậu quả thiệt hại của hành vi. Thiệt hại trực tiếp do hành vi buôn lậu gây
ra là Nhà nước không kiểm soát được hàng hoá xuất nhập khẩu, gây thất thoát
thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hoá. Và nếu vụ việc không trót lọt A và
B (nếu B là người giúp sức cho A) đều biết rằng mình sẽ bị cơ quan chức năng
truy cứu trách nhiệm hình sự và phải lĩnh án phạt.
Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả thiệt hại phát sinh.Hai chủ thể A
và B muốn hậu quả thiệt hại của hành vi của minh thấy trước hoàn toàn phù hợp
với mục đích- phù hợp với sự mong muốn của họ, họ đều mong muốn cho vụ
việc trot lọt để hai người đều thu lại lợi nhuận cho mình. A thuê B giấu vàng và
B đồng ý làm nên giữa A và B có thỏa thuận với nhau cả hai đều vì lợi nhuận và
đều mong muốn để thực hiện hành vi của mình.
+ Động cơ phạm tội : là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện
hành vi phạm tội cố ý.
- Động cơ của A trong hành vi phạm tội ở đây chính là số tiền lợi nhuận thu
được khi vụ việc chuyển vàng trái phép và bán lượng vàng này thành
công.
2 TS. Trần Văn Biên, TS. Đinh Thế Hưng, Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), Nxb Thế Giới.

5


- Động cơ của B trong hành vi phạm tội ở đây chính là số tiền thù lao mà A

trả cho B là 10.000.000 đồng khi làm xong việc A giao cho.
Chính vì cả hai chủ thể tội phạm đều có động cơ vì tiền mà thúc đẩy việc họ cố
ý thực hiện hành vi phạm tội của mình.Trong trường hợp này, động cơ phạm tội
được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt trong cấu tạo tội phạm buôn
lậu.
Câu 4:
Trong trường hợp A là người Hàn Quốc qua Việt Nam công tác khi về
nước A đã thực hiện hành vi phạm tội như trong đề bài, thì ông A vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu, theo điều 5 BLHS đã quy định rõ:
Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của
hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc
lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm
hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo
tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc
không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng
con đường ngoại giao.

6


Thời điểm xét ở đây là thời điểm bắt đầu hành vi phạm tội, không phải là lúc
kết thúc hành vi phạm tội. Và ông A ở đây cũng không thuộc diện được hưởng

suất miễn trừ ngoại giao trong hai nhóm:3
+ Theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên thì những đối tượng được hưởng các đặc quyền
ngoại giao là thành viên của đoàn ngoại giao trở lên.
+ Theo thông lệ quốc tế thì vợ hoặc chồng hoặc con chưa thành niên của
những người kể trên cũng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Đối với A là người Hàn Quốc phạm tội ở Việt Nam (mang quốc tịch Hàn
Quốc), căn cứ vào hiệp định về dẫn độ giữa cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Đại hàn Dân Quốc (2003)4. Có hai khả năng để xác định quyền tài phán hình
sự đối với A trong trường hợp này:
 A có thể bị dẫn độ về Hàn Quốc nếu bên Hàn Quốc có yêu cầu và bên
phía Việt Nam đồng ý dẫn độ. Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 32
Luật tương trợ tư pháp 2007: “Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài
đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự
mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc thi hành án”. Và A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo bộ luật Hàn Quốc.
 A bị xét xử tại Việt Nam theo Luật hình sự Việt Nam. Nếu không có yêu
cầu từ bên Hàn Quốc hoặc bên Việt Nam từ chỗi dẫn độ thì A sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam về tội buôn lậu. Theo
khoản 4 điều 188 Bộ Luật hình sự Việt Nam quy định về tội buôn lậu A sẽ
đối mặt với mức án tù từ 12 - 20 năm.
KẾT LUẬN
3 Dẫn độ tội phạm trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới
(16/4/2015)
4 Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Đại hàn Dân Quốc (15/9/2003)

7



Qua tình huống bài tập đưa ra ta có thể hình dung phần nào về một vụ việc
buôn lậu vàng để rút ra: buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới
những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm có giá
trị lịch sử, văn hoá, mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán
hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan.
Tội phạm buôn lậu ngày nay, càng ngày càng nhiều trong thời buổi kinh tế thị
trường với nhiều chiêu thức, thủ đoạn tinh vi và để lại nhiều hậu quả khôn lường
cho nền kinh tế. Vấn đề chống tội phạm buôn lậu đang là một vấn đề thiết yếu
cho xã hội hiện nay để xã hội có thể phát triển, tiến bộ hơn.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Quy định về đồng phạm tội buôn lậu (08/05/2018)

2. TS. Trần Văn Biên, TS. Đinh Thế Hưng, Bình luận khoa học bộ luật hình
sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Thế Giới.

3.

Dẫn độ tội phạm trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với
một số quốc gia trên thế giới (16/4/2015)

4.

Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Đại hàn Dân Quốc
(15/9/2003)


9



×