Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nội dung và nghệ thuật thơ huy cận viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.86 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÊ THANH THỦY

NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
THƠ HUY CẬN VIẾT CHO THIẾU NHI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. TRẦN THỊ MINH

HÀ NỘI - 2014


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Trần
Thị Minh - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Tiểu học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Thanh Thủy



Líp K36B
GDMN

Than
h

Thñ
y


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là hoàn toàn trung thực. Đề tài
chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Thanh Thủy


Líp K36B
GDMN

Than
h


Thñ
y


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
6. Cấu trúc của khóa luận.................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG TRONG THƠ HUY CẬN VIẾT CHO THIẾU
NHI VÀ VIẾT VỀ THIẾU NHI..................................................................... 5
1.1. Thơ viết cho thiếu nhi ................................................................................ 5
1.1.1. Huy Cận giới thiệu với các em về thế giới tự nhiên và cuộc sống xung
quanh ................................................................................................................. 7
1.1.2. Huy Cận đã khơi gợi ở các em năng lực tưởng tượng và sự đồng cảm 15
1.2. Thơ viết về thiếu nhi ................................................................................ 19
1.2.1. Thơ Huy Cận viết về những tấm gương anh hùng nhỏ tuổi ................ 19
1.2.2. Thơ Huy Cận viết về thiếu nhi bằng tình cảm của người cha .............. 22
CHƯƠNG 2. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN VIẾT
CHO THIẾU NHI VÀ VIẾT VỀ THIẾU NHI .......................................... 28
2.1. Huy Cận, nhà thơ - họa sĩ......................................................................... 28
2.2. Huy Cận, nhà thơ - ca sĩ........................................................................... 33
2.2.1. Thể thơ .................................................................................................. 33
2.2.2. Vần ........................................................................................................ 36

2.2.3. Thanh điệu............................................................................................. 37
2.3. Huy Cận, nhà nghệ sĩ của ngôn từ ........................................................... 38

Líp K36B
GDMN

Than
h

Thñ
y


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
2.3.1. Biện pháp nhân hóa............................................................................... 40
2.3.2. Biện pháp so sánh.................................................................................. 42
2.3.3. Biện pháp điệp ngữ ............................................................................... 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46


Líp K36B
GDMN

Than
h

Thñ
y



Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thơ viết cho thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu của văn học
thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Sự phát triển phong phú
và toàn diện về các mặt đề tài, chủ đề và thể loại của thơ ca cho thiếu nhi
được minh chứng bằng việc có rất nhiều tác phẩm hay sống được với thời
gian. Gắn liền với những “đứa con tinh thần” đó là tên tuổi những nhà thơ
sáng tác cho thiếu nhi như: Võ Quảng, Phạm Hổ, Thy Ngọc, Quang Huy,
Định Hải, Xuân Quỳnh, Huy Cận…
1.2. Trong số đó Huy Cận là một cây bút đặc biệt. Vốn là gương mặt nổi
danh từ phong trào Thơ Mới (1930 - 1945) với những vần thơ “ảo não” nhưng
trong sự nghiệp sáng tác phong phú của mình, Huy Cận cũng dành một phần
tâm huyết cho trẻ thơ. Tuy số lượng không nhiều nhưng chỉ với một tập thơ
Hai bàn tay em và một số bài thơ viết cho thiếu nhi in rải rác trong một số
tuyển tập cũng phần nào giúp người đọc hình dung được về tâm hồn cũng như
phong cách thơ ông. Thơ Huy Cận viết cho thiếu nhi đã hòa nhập được vào
tâm hồn trẻ, tạo nên một thế giới nghệ thuật sống động với nhiều điều bất
ngờ, lý thú và mới mẻ. Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Nên
tìm hiểu sâu hơn cái thế giới trẻ con của Huy Cận, không nên chỉ lướt qua,
lướt qua là bỏ uổng phí” [xem 2].
1.3. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng: Mặc dù thơ Huy Cận đã có
rất nhiều người nghiên cứu nhưng chủ yếu các công trình, bài viết mới chỉ
bàn đến những đóng góp của ông trong phong trào Thơ Mới và sự chuyển
biến về mặt tư tưởng nghệ thuật của thơ ông giai đoạn sau Cách mạng. Còn về
mảng thơ Huy Cận viết cho thiếu nhi thì gần như chưa có công trình nào

nghiên cứu sâu sắc.
Lª Thanh
Thñy
Líp K36B

1


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
Vì những lí do trên cùng với niềm yêu thích văn học trẻ em và bản thân
cũng là một giáo viên mầm non tương lai, tôi đã chọn đề tài: “Tư tưởng và
nghệ thuật trong thơ Huy Cận viết cho thiếu nhi và viết về thiếu nhi” để triển
khai trong khóa luận tốt nghiệp này. Việc nghiên cứu đề tài này không chỉ có
ý nghĩa lí luận mà còn giúp tôi rút ra được nhiều bài học quý báu cho công tác
giảng dạy trẻ sau này, đặc biệt trong tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm
quen với tác phẩm văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xung quanh thơ Huy Cận viết cho thiếu nhi có nhiều ý kiến nhận định
với cách nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nhưng chung nhất vẫn là những ý
kiến khẳng định sự thành công của ông trong sáng tác. Trong đó có các công
trình, bài viết đáng chú ý là:
Khi tập thơ Hai bàn tay em ra mắt bạn đọc năm 1967, nhà thơ Xuân
Tửu đã nhận định: “Hai bàn tay em cắm một cái mốc lớn trong nền thơ thiếu
nhi Việt Nam. Viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi Việt Nam trong thời kì
chống Mĩ cứu nước, tập thơ tuy mỏng nhưng có nhiều sức nặng…” [xem 12].
Cùng chung cảm xúc đó, GS Hà Minh Đức cũng cho rằng: “Huy Cận
có những đóng góp trong phần thơ viết cho các em. Hai bàn tay em có nhiều
bài hay” [4, 18].
Đánh giá thành công về mặt nội dung của tập thơ này, nhà nghiên cứu

Nguyễn Xuân Nam trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại cho rằng: “Tâm
hồn tươi mát của Huy Cận còn được thể hiện rõ trong tập Hai bàn tay em.
Anh như sống lại tuổi thơ của mình khi chia sẻ và chan hòa niềm vui với các
em. Anh nói đến những cảnh vật quen thuộc ở nông thôn: lợn gà, trâu nghé,
con cóc, con ve ve, bụi khoai, cái chong chóng màu xanh của thiên nhiên,
cái bát ngát của vũ trụ. Đó là tập thơ đặc sắc của một thi sĩ lớp trước viết cho
các em. Có những bài thuộc vào loại hay nhất trong thơ viết cho thiếu nhi:
Lª Thanh
Thñy
Líp K36B

2


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
Phù Đổng Thiên Vương, Hai bàn tay em, Con tôm, Con sóc, Con chim chiền
chiện…” [9, 126].
Giải thích sức hấp dẫn của thơ Huy Cận viết cho thiếu nhi, PGS.TS Vũ
Tuấn Anh khẳng định: “Hai bàn tay em của Huy Cận, Kể cho bé nghe của
Trần Đăng Khoa là những bài thơ được các em ưa thích chính vì đã có được
hơi thở thật sự của đồng dao: trong sáng, hồn nhiên, giàu tưởng tượng, có
nhạc điệu…” [1, 94].
Nhìn lại những ý kiến nhận định trên đây, có thể thấy dù là nhìn bao
quát chung hay nghiêng về mặt nội dung hoặc nghệ thuật, các nhà nghiên cứu
đều khẳng định những nét mới và đẹp của ngòi bút Huy Cận khi ông viết cho
thiếu nhi và viết về thiếu nhi. Trên cơ sở đó, người viết khóa luận mong muốn
sẽ đi sâu tìm hiểu về tư tưởng và nghệ thuật thơ thiếu nhi của Huy Cận một
cách toàn diện và kĩ lưỡng. Từ đó chúng tôi muốn khẳng định đóng góp riêng
của Huy Cận đối với sự phát triển của thơ thiếu nhi nói riêng và văn học thiếu

nhi nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong thơ
Huy Cận viết cho thiếu nhi và viết về thiếu nhi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thơ Huy Cận viết cho thiếu nhi và viết về thiếu nhi
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập thơ Hai bàn tay em và một số bài
thơ thiếu nhi in rải rác trong một số tập thơ khác như: Bài thơ cuộc đời, Hạt
lại gieo, Ngôi nhà giữa nắng…
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
Lª Thanh
Thñy
Líp K36B

3


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
- Phương pháp phân tích văn học
- Phương pháp so sánh văn học
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của khóa luận được triển khai thành hai chương:
Chương 1: Tư tưởng trong thơ Huy Cận viết cho thiếu nhi và viết về
thiếu nhi.
Chương 2: Đặc sắc nghệ thuật trong thơ Huy Cận viết cho thiếu nhi và

viết về thiếu nhi.

Lª Thanh
Thñy
Líp K36B

4


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG TRONG THƠ HUY CẬN VIẾT CHO THIẾU NHI
VÀ VIẾT VỀ THIẾU NHI
1.1. Thơ viết cho thiếu nhi
Trước khi tìm hiểu tư tưởng trong thơ thiếu nhi của Huy Cận, có lẽ
cũng nên nhìn lại con đường thơ ca của ông.
Sự nghiệp thơ ca của Huy Cận khá phong phú, trải dài trên cả hai giai
đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
* Những tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng:
- Lửa thiêng 1940)
- Vũ trụ ca (1942)
- Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942)
* Những tác phẩm tiêu biểu sau Cách mạng:
- Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
- Ðất nở hoa (1960)
- Bài thơ cuộc đời (1963)
- Hai bàn tay em (1967)
- Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973)
- Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975)

- Ngôi nhà giữa nắng (1978)
- Hạt lại gieo (1984)
- Nước thủy triều Đông (xuất bản ở Pa-ri, 1994)

Nhìn vào sự nghiệp sáng tác, có thể thấy chặng đường thơ Huy Cận
cũng thật lắm sắc màu. Từ Huy Cận - thi sĩ Thơ Mới đến Huy Cận - nhà thơ
Cách mạng là cả một bước tiến dài, có sự biến đổi mạnh mẽ về tư tưởng và
nghệ thuật. Song đáng trân trọng hơn cả là tấm lòng của một thi sĩ lớp trước
dành cho
Lª Thanh
Thñy
Líp K36B

5


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
thiếu nhi với những vần thơ “thắm tình người”. Nói như Xuân Diệu: “Cái cột
trụ chính của tình người trong thơ Huy Cận bây giờ là lòng yêu trẻ con” [xem
2].
Đặt trong toàn bộ sự nghiệp thơ Huy Cận, thơ thiếu nhi tuy ít nhưng
cũng là một lĩnh vực rất quan trọng và là một khía cạnh mới. Lòng ưu ái của
Huy Cận đối với thiếu nhi đã khiến thơ ông có sức mạnh rung động lòng
người, sống mãi với thời gian, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bởi những gì
ông dành cho thiếu nhi trong sáng tác của mình là những suy nghĩ được ấp ủ,
những tình cảm được chắt lọc. Huy Cận đã thực sự “sống hết mình” trong
những câu thơ ấy với dòng cảm xúc không ngừng tuôn chảy. Nó êm dịu, lắng
sâu và ấm nóng tình người. Dòng chảy ấy trong thơ thiếu nhi tuy nhỏ hơn
“con sông thơ” Huy Cận nhưng không vì thế mà thiếu đi “những mạch ngầm”

dào dạt.
Ta thường thấy điều này, nhiều phụ nữ đẹp lại không thông minh, hoặc
là rất thông minh thì lại không đẹp. Trong nghệ thuật cũng thường xảy ra như
vậy. Cuốn Đaghetxtan của tôi, nhà văn Raxun Gamzatôp có viết: “…nhưng
có những người phụ nữ may mắn, vừa thông minh vừa đẹp. Cũng có thể nói
như vậy về tác phẩm của các nhà thơ thực sự có tài” [6, 36]. Câu nói này làm
tôi liên tưởng đến những bài thơ thiếu nhi của Huy Cận - món quà tinh thần
thi sĩ đã chắt chiu bằng lao động và tài năng dành tặng cho các em. Mỗi tác
phẩm của Huy Cận dù chỉ là một bài thơ ngắn với đề tài nhỏ bé thì đó cũng là
một chỉnh thể thống nhất giữa “một phát minh” về hình thức và “một khám
phá” về nội dung (Lê - ô - nôp). Đặc biệt, với tập thơ Hai bàn tay em, trẻ em
được gặp gỡ với thế giới tâm hồn của chính mình, được tiếp xúc với những
người bạn cũng như em đang mở to mắt nhìn vào thế giới xung quanh và
cùng bạn, em đã hiểu được những điều em muốn biết. Không ít những người
đã trưởng thành, khi trang cuối tập thơ gấp lại, lòng họ vẫn nao nao xúc động
bởi bắt gặp ở đó tình cảm, nỗi lòng của chính mình đã trải qua. Chính vì thế,
Lª Thanh
6
Thñy
Líp K36B


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
tập thơ Hai bàn tay em và nhiều bài thơ thiếu nhi khác của Huy Cận đã chiếm
được cảm tình của bạn đọc qua bao thế hệ.
Thơ thiếu nhi chỉ là một phần nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của Huy
Cận nhưng một phần nhỏ ấy thôi cũng đã “mang lại những tư tưởng và tình
cảm bổ ích trong cuộc hành trình đi tới tương lai của các em” đồng thời “đem
đến cho các em những rung động đẹp, kích thích sự suy nghĩ sáng tạo, hình

thành cá tính” [9, 43-44].
Bằng tấm lòng và tài năng của một thi sĩ, Huy Cận đã góp phần đưa văn
học thiếu nhi tiến những bước tiến mới. Tập thơ Hai bàn tay em mang tính tư
tưởng cao, tính giáo dục sâu sắc đã khẳng định thành công của ông ở một loạt
các đề tài cụ thể và quen thuộc với thiếu nhi như: đề tài thiên nhiên, loài vật,
lòng yêu mến trân trọng thiên nhiên, những tấm gương anh hùng, tình cảm gia
đình thắm thiết yêu thương…
1.1.1. Huy Cận giới thiệu với các em về thế giới tự nhiên và cuộc sống
xung quanh
Xoay quanh các sự vật, hiện tượng, các con vật gần gũi với đời sống
hàng ngày của bé, Huy Cận đã khai thác thành công từ mảng đề tài này. Mỗi
bài thơ đều mang một ý nghĩa riêng, một bài học riêng. Không chỉ đơn thuần
là sáng tác cho các em đọc mà ẩn chứa trong mỗi câu, mỗi từ là lời răn dạy
nhẹ nhàng, thiết thực, cụ thể đối với thiếu nhi.
Trong bài thơ Mỗi sáng mai về, tác giả khai thác đề tài khung cảnh
nông thôn Việt Nam vào buổi sáng sớm thật nhộn nhịp, vui tươi. Dường như
mọi sự vật, con vật cũng đang bắt đầu một ngày mới đầy sức sống, rộn ràng:
Bé ơi, bé dậy
Đến trường mầm non
Con trâu đuôi vẫy
Con gà mào son
Lª Thanh
Thñy
Líp K36B

7


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

Đều đi cả rồi
Chỉ còn đợi bé
(Mỗi sáng mai về)
Đoạn thơ như lời thúc giục, vẫy gọi bé dậy để tới trường đi thôi. Ngoài
kia đẹp lắm: mọi người, mọi con vật đã dậy cả rồi, đi làm hết công việc của
mình rồi chỉ còn đợi bé. Bé hãy dậy mà tới trường, dậy mà xem ngoài kia
đang đông vui, nhộn nhịp như thế nào? Chị gió, rồi dòng sông cũng dậy cả
rồi. Hàng cây đang hò reo chào ngày mới:
Tay gió vuốt ve
Mát rờn mặt nước
Con sông thức tỉnh
Uốn mình vươn vai
Nghìn lá vỗ tay
Theo hơi gió nhịp
Vào trong sân trường
Một ngày mới mọc
Bé chơi, bé học
Giữa vòng yêu thương
(Mỗi sáng mai về)
Lời thơ tha thiết như một lời nhắc nhở với các bé rằng: Hãy ngoan
ngoãn, học hành thật chăm chỉ, các bé sẽ luôn được che chở trong vòng tay
của gia đình, của đồng loại. Bé hãy lớn thật nhanh, thật ngoan để cha mẹ yên
tâm công tác, làm việc. Bài học về sự đoàn kết, yêu thương giữa tình bạn và
những người thân trong gia đình được Huy Cận miêu tả thật gần gũi mà
không kém phần sâu sắc.
Lª Thanh
Thñy
Líp K36B

8



Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
Lấy đôi bàn tay làm đề tài sáng tác tặng thiếu nhi, tác giả lại muốn nhắn
nhủ về tình đoàn kết đồng thời giáo dục lòng yêu lao động cho trẻ thơ. Qua
đó, Huy Cận còn bộc lộ một cái nhìn, một quan niệm về hai bàn tay con
người, bàn tay lao động. Bài thơ Hai bàn tay em như một khúc ca thánh thót,
mượt mà, mang hơi thở của đồng dao. Mang dáng vẻ nũng nịu hồn nhiên của
một bé gái đang làm dáng (một nét rất đáng yêu của trẻ con), bàn tay trẻ thơ
được ví như “hoa đầu cành”, như “chồi son lá hồng”, “cánh tròn ngón xinh”.
Bàn tay nho nhỏ, xinh xắn của bé luôn đồng hành cùng bé trong mọi công
việc hàng ngày như người bạn thân thiết không thể tách rời:
Hai bàn tay em Như
hoa đầu cành Hoa
hồng hồng nụ Cánh
tròn ngón xinh
Khi em đi ngủ thì một tay bên má, một tay cạnh lòng. Đôi tay thức dậy
cùng bé đánh răng rửa mặt, cùng học bài…
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai
Giờ em ngồi học
Bàn tay siêng năng
Nở hoa trên giấy
Từng hàng giăng giăng
Thế nhưng đôi tay không phải lúc nào cũng hòa thuận mà cũng lắm lúc
hờn giận, tranh công với nhau:
Hai bàn tay em

Có lúc cãi nhau
Lª Thanh
Thñy
Líp K36B

9


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
Và cơm viết chữ
Tay mặt công lao!
Đôi bàn tay như chính đôi bạn nhỏ vậy: thân thiết, gắn bó cùng nhau,
nhưng giận hờn cũng không phải là ít. Trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng vui tươi
là vậy. Dù có giận cũng chẳng được lâu:
Tay trái nó dỗi
Ngoảnh mặt quay lưng
Nhưng rồi thương bạn
Lại làm việc chung
Đúng như tính cách, tâm hồn trẻ thơ: dễ yêu, dễ giận lại dễ quên:
Cùng khiêng chiếc ghế
Chung bát cơm nhé!
Anh và tôi bưng
Rồi khi vui vầy
Tay cùng vỗ tay
Vui san sẻ đều
Chẳng ai bì ai
(Hai bàn tay em)
Hai bàn tay siêng năng, hai bàn tay lao động là nét đẹp tâm hồn con
người. Sự khéo léo và kì diệu của bàn tay con người thật tuyệt vời, khó mà kể

xiết. Bàn tay lao động ấy làm nên bao giá trị, mà giá trị lớn nhất là giá trị mỗi
con người, mỗi cuộc đời.
Trẻ thơ trong thơ Huy Cận thật hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Tuy không tả
trực tiếp nhưng qua “đôi bàn tay”, tất cả tính cách, tâm hồn trẻ thơ được bộc
lộ khá rõ nét. Nhờ vậy mà ta thêm hiểu phần nào về thế giới tâm hồn của các
em. Tình bạn giữa hai bàn tay cũng giống như tình bạn giữa hai bạn nhỏ: vui

10

Than
h
Líp K36B
GDMN

Thñ
y


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
vẻ, hồn nhiên, hờn dỗi, giận rồi lại quên. Phải là người có con mắt quan sát
tinh tế, yêu thương sâu nặng với trẻ thơ mới phát hiện ra những điều như vậy.
Có khi từ một trò chơi mà làm sống dậy cả một thế giới lung linh màu


11

Than
h
Líp K36B

GDMN

Thñ
y


Khãa
sắc: luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
Tước lá dừa xanh
Tết làm chong chóng
Em bắt luồng gió
Chạy vòng quanh quanh
(Chong chóng)
Tuổi thơ gắn bó với những chiếc chong chóng - trò chơi không thể
thiếu của các em. Từng luồng gió thổi làm quay chong chóng lá dừa thật vui,
thật thích mắt. Quay theo từng cánh chong chóng, ta thấy niềm vui, sự hồn
nhiên trong mỗi đứa trẻ. Tâm hồn trẻ thơ cũng từ đó được mở rộng, bay cao.
Dường như ước mơ của các em càng ngày bay xa theo từng nhịp gió.
Có một đề tài cũng thường xuất hiện trong thơ thiếu nhi của Huy Cận,
góp phần làm nên thành công của ông, đó cũng là đề tài muôn thuở của thơ
ca: viết về thiên nhiên, loài vật.
Tấm lòng thiết tha với cuộc đời, tình yêu quê hương, đất nước của nhà
thơ đã gieo vần lên từng nhịp, từng câu. Ý thơ chứa chan tình yêu nồng thắm,
vui mừng trước cảnh đẹp quê hương. Hình ảnh từng cánh chim chiền chiện
bay vút trên trời cao đã gieo vào tâm hồn Huy Cận niềm xúc động để viết lên
áng thơ Con chim chiền chiện dành tặng các em. Theo từng nhịp vỗ cánh
chim, tâm hồn trẻ thơ dường như đang bay cao để các em thấy quê hương
mình thật giàu đẹp, từ đó giáo dục trẻ thơ lòng yêu mến cảnh sắc quê hương:
Chim bay chim sà

Lúa tròn bụng sữa


12

Than
h
Líp K36B
GDMN

Thñ
y


Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca
(Con chim chiền chiện)
Đọc bài thơ, có thể hình dung ra được phong cảnh làng quê thật tươi
đẹp, trù phú với cánh đồng lúa đang độ xuân thì, từng đàn chim đang vui
mừng “bay”, “sà” đùa giỡn, rộn ràng khúc nhạc đồng quê như báo hiệu một
mùa bội thu.
Thiên nhiên đi vào thơ Huy Cận mang một nét rất riêng. Gió trong thơ
ông nồng nàn, ấm áp, thổi đến sự tươi vui, náo động.
Gió qua lũng sâu
Gió còn huýt gió
Gió mở cánh đồng
Bốn phía mênh mông
Lòng gió thơm phức
Mối tình bao la
(Gió)

Hoa lá trong thơ Huy Cận là hoa lá của đồng quê, trong vườn nhà,
quanh làng xóm mà hằng ngày các em vẫn thấy, vẫn gặp như: cây sấu lá
nhiều, cây bàng lá mượt, là khóm tre ngà lá thêu, là bông hoa đại thơm hơn
giữa trưa hè nắng… Bằng sự tài tình của mình, ông đã biến chúng trở nên thật
đẹp, thật vui tươi trong mắt các bạn nhỏ.
Những con vật tinh nghịch, gần gũi như con tôm, con sóc cũng được
Huy Cận miêu tả rất tinh tế, vui tươi, nghịch ngợm, nhún nhảy luôn chân:
Yêu tôm hay nghịch
Nó búng nó vui
(Con tôm)


Đọc câu thơ lên ta thấy ngay vẻ vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên.
Hay:
Sóc ta dậy sớm
Cái đuôi quét trời
Bốn chân nghịch ngợm
Chẳng yên đứng ngồi
(Con sóc)
Thật giống như tính cách của trẻ thơ vậy. Lúc nào cũng chẳng chịu ngồi
yên. Huy Cận đã khá tinh tế khi mượn hành động đặc thù của con vật để nói
về trẻ thơ. Giọng thơ giống như tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên, mà không
phải nhà thơ nào cũng có được:
Bạn ơi bạn đừng
Bạn đừng bắt chước
Con tôm nó đi
Nó đi thụt lùi
(Con tôm)
Vui tươi là vậy, nhưng nhà thơ cũng không quên nhắc nhở các em:
đừng giống như con tôm đi thụt lùi mà luôn phải:

Ta đi tới trước Theo
mẹ theo cha Quyết
không lùi bước Chạm
phải cột nhà
(Con tôm)
Bài thơ chứa đựng một lời khuyên ý nghĩa nhưng hết sức nhẹ nhàng
như một lời thủ thỉ, tâm tình thật gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc. Lời thơ tựa như
bài học đầu đời, dạy trẻ từ bước đi chập chững đầu tiên.
Thế giới loài vật trong thơ Huy Cận hiện lên thật đáng yêu, gần gũi,
mỗi con vật đều mang một dáng vẻ riêng:


Con gà:
Con trâu:
Con mèo:
Con bướm:

Gà mái giục luôn
Hợp tác! Hợp tác
Đẻ trứng cho tròn
Đừng bới tung rác
(Mỗi sáng mai về)
Trâu sừng cong lại

Con tằm:

Như hai vành trăng
Ra chuồng chậm rãi
Chẳng nói chẳng rằng
(Mỗi sáng mai về)

Mèo ta ngơ ngác Meo
meo, meo meo! Lưng
dài biếng nhác Cuốn
đuôi nằm khoèo
(Mỗi sáng mai về)
Cánh bướm chập chờn
Vờn đôi cánh nắng
(Buổi trưa hè)
Con tằm ăn dâu
Nghe như mưa rào
(Buổi trưa hè)


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
Con dế:
Dế kêu the thé
Giật mình bưởi rơi
(Buổi trưa hè)
Con sóc:
Đôi sao trong vắt
Ai mắc trên cành
(Con sóc)
……..


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
1.1.2.
Cậndôc
đã khơi

gợi ởhäc
các em năng lực tưởng tượng và sự đồng cảm
Khoa Huy
Gi¸o
TiÓu
Tuổi nhỏ vốn thích quan sát, tm tòi, ham hiểu biết, nhờ thế trí tưởng
tượng mới hoạt động mãnh liệt. Thơ viết cho thiếu nhi của Huy cận đã mang
lại cho các em một “dòng sông thơ” với bao lí giải về thiên nhiên, về loài vật,
cao hơn là về con người và cuộc đời mà các em đang háo hức muốn khám
phá.
Văn học thiếu nhi trước hết phải thực hiện các chức năng chung
của văn học nhưng cũng có chức năng riêng. Đó là yêu cầu kích thích tính
khơi gợi, phát huy năng lực sáng tạo, tưởng tượng ở các em. Những dòng
cảm xúc về vũ trụ, cùng với những bài thơ về thiên nhiên, loài vật của
Huy Cận đã giúp các em nhận biết về thế giới xung quanh, thấy được vẻ đẹp
trong những thứ quen thuộc, có tâm hồn nhạy cảm, giàu ước mơ và tưởng
tượng. Từ đó mới có những tình cảm tốt đẹp và những hành động thiết
thực.
Thơ Huy Cận bao giờ cũng phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con
người với thiên nhiên, vũ trụ. Con người sống giữa thiên nhiên, yêu quý và
bảo vệ nó. Với các em, qua những hiện tượng như: gió, nắng, mây... và những
khoảnh khắc thời gian trong ngày như: buổi sáng, buổi trưa hè, trời hoàng
hôn… Huy Cận đã dạy các em óc quan sát, tưởng tượng và năng lực đồng
cảm.


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
Nếu đối chiếu thơ thiếu nhi của Huy Cận với thơ thiếu nhi của Xuân
Quỳnh có thể thấy rằng: “Trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi, mỗi bài

thơ là một lời giải đáp các câu hỏi ngộ nghĩnh, thắc mắc hồn nhiên của trẻ
thơ như: Mùa đông này nắng ở đâu? Tại sao gà con sinh ra? Còn trong thơ
Huy Cận, trẻ thơ tự mình đi tìm hiểu, nhận biết và khám phá thiên nhiên. Các
em trở nên vô cùng thích thú trước sự thay đổi của tự nhiên, cảm thấy vui
mừng vì vừa khám phá ra một điều mới mẻ.
Để trẻ có thể tự khám phá thế giới của chính mình thì tác giả phải hóa
thân vào các em nhỏ xem chúng đang suy nghĩ gì, mong muốn điều gì, từ đó
mới có những vần thơ hay cho các em. Khơi gợi năng lực tưởng tượng ở các
em chính là hóa thân vào trẻ nhỏ, nhìn cuộc đời, thiên nhiên, vũ trụ dưới
con mắt của trẻ thơ. Và Huy Cận đã làm được điều này.
Mỗi sáng mai về là một trong những bài thơ đặc sắc ở tập Hai bàn tay
em. Thời gian bài thơ được xác định cụ thể: buổi sớm mai, không gian bài
thơ mở ra nhiều chiều. Một không gian bát ngát đang chào đón thế hệ
tương lai của đất nước. Mỗi sáng mai về được cụ thể hóa trong những sự
vật, những hiện tượng, hình ảnh quen thuộc với bé. Dưới con mắt trẻ thơ,
mọi sự vật ấy
đều trở nên có hồn:
Con sông thức tỉnh
Uốn mình vươn vai
Giấc ngủ còn dính
Trên mi sương dài
Trẻ nhỏ thường có cái nhìn ngộ nghĩnh, dễ thương. Và đây là cách nói
của các em:
Gió lên vỉa hè


Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
Tìm bóng xoan ngủ
(Chong chóng)



Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc
Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
“Lên vỉa hè”, “tìm bóng xoan” mát để ngủ. Giống như mẹ vẫn thường
dặn bé khi đi trên đường nhớ đi trên vỉa hè con nhé! Bé như đã nhớ đã
thuộc những lời dạy ấy làm hành trang cho cuộc đời mình. Huy Cận thật
sâu sắc biết bao khi mà ngay cả những vần thơ của ông cũng hòa nhịp
cùng những suy nghĩ của các em, thật là đáng yêu. Gió như em và em như
gió cùng đi tìm vỉa hè, cùng đi tm bóng mát để ngủ.
Dưới con mắt của bé tất cả mọi sự vật xung quanh đều thân thiết.
Nhà
thơ đã cố gắng hình dung về gió một cách đơn giản nhất cho bé dễ hiểu:
Bé ơi gió đến
Từ biển từ rừng
(Gió)
Hình tượng Gió mang nhiều tính trừu tượng đối với trẻ thơ, nó được
cụ thể hóa trong từng bước đi. Từ “gió” trong bài thơ với mức độ lặp lại tới
14 lần trên 20 câu thơ, với mức lặp cao giúp bé dễ liên tưởng đến từng bước
đi của gió.
Những bước đi này được ghi lại cụ thể qua những hình ảnh có sự góp
mặt của gió:
Gió đi vội vã
Núi đồi khom lưng
Gió qua lũng sâu
Gió còn huýt gió
Mây mở to buồm
Gió phùng má thổi
Vườn ngô phấn rực



×