Tải bản đầy đủ (.docx) (237 trang)

Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.05 KB, 237 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NÔNG VĂN NGOAN

HIÖN T¦îNG SONG NG÷
TRONG V¡N HäC TRUNG §¹I VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NÔNG VĂN NGOAN

HIÖN T¦îNG SONG NG÷
TRONG V¡N HäC TRUNG §¹I VIÖT NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9220121

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS LÃ NHÂM THÌN
2. TS. NGUYỄN MINH HOẠT

HÀ NỘI - 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng mình. Các dẫn liệu, kết quả nêu trong luận
án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong công
trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về
công trình nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nông Văn Ngoan


ii

LỜI CẢM ƠN
--------Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến hai thầy giáo là
GS.TS. Lã Nhâm Thìn và TS. Nguyễn Minh Hoạt đã luôn tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ, chỉ bảo rất nhiều để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn những nhận xét, góp ý của các nhà khoa học, của
các thầy cô trong Bộ môn Văn học trung đại Việt Nam, Khoa Ngữ văn, Phòng
Sau Đại học, Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè cũng nhƣ
các thầy cô, đồng nghiệp, Lãnh đạo Bộ môn Văn học, Bộ môn Ngôn ngữ,
Khoa Sƣ phạm và Trƣờng Đại học Tây Nguyên nơi tôi đang công tác vì đã
luôn động viên và ủng hộ để tôi hoàn thành công trình này.
Hà Nội, ngày….. tháng …. năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nông Văn Ngoan


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................. i
Lời cảm ơn................................................................................................................ ii
Danh mục bảng, sơ đồ.............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................... 6
1.1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ.............................6
1.1.1. Khái niệm song ngữ................................................................................ 6
1.1.2. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học....................................................... 7
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI..........8
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm văn học trung đại Việt Nam đề cập tới hiện
tƣợng song ngữ................................................................................................ 8
1.2.2. Nghiên cứu thi pháp văn học trung đại Việt Nam đề cập tới hiện
tƣợng song ngữ.............................................................................................. 14
1.2.3. Nghiên cứu các tác giả sáng tác bằng song ngữ.................................... 16
1.2.4. Nghiên cứu so sánh hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt
Nam với văn học các nƣớc khu vực văn hóa chữ Hán thời trung đại.............20
1.3. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 23
1.3.1. Lí thuyết liên ngành ngôn ngữ và văn học............................................ 23
1.3.2. Lí thuyết liên ngành văn hoá và văn học.............................................. 24
1.3.3. Lí thuyết so sánh văn học..................................................................... 26
1.3.4. Lý thuyết loại hình học......................................................................... 26
TIỂU KẾT............................................................................................................... 28

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.................................................. 29
2.1. CƠ SỞ LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TƢ TƢỞNG - VĂN HOÁ - VĂN HỌC
CỦA HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ......................................................................... 29
2.1.1. Tiền đề lịch sử - xã hội......................................................................... 29
2.1.2. Tiền đề văn hóa, tƣ tƣởng.................................................................... 32
2.1.3. Tiền đề văn học..................................................................................... 35
2.2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM............................................................................................................. 38


iv
2.2.1. Tính chất đa thành phần của hiện tƣợng song ngữ...............................38
2.2.2. Tính chất bất bình đẳng của hiện tƣợng song ngữ................................41
2.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM...................................................... 42
2.3.1. Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV................................. 42
2.3.2. Giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.............................43
2.3.3. Giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX..........................44
2.4. HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ....................... 47
2.4.1. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học Nhật Bản..................................... 47
2.4.2. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học Triều Tiên/Hàn Quốc...................48
2.4.3. Đặc điểm chung và riêng của hiện tƣợng song ngữ trong văn học
trung đại các nƣớc khu vực văn hóa chữ Hán................................................ 51
TIỂU KẾT............................................................................................................... 53
Chƣơng 3: LOẠI HÌNH TÁC GIẢ SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM..................................................................................... 55
3.1. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIẢ VĂN HỌC 55
3.1.1. Khái niệm loại hình và loại hình tác giả văn học..................................55

3.1.2. Các kiểu loại tác giả trong văn học trung đại Việt Nam........................55
3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC GIẢ SONG NGỮ TIÊU BIỂU TRONG VĂN
HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.............................................................................. 57
3.2.1. Nguyễn Trãi.......................................................................................... 57
3.2.2. Nguyễn Bỉnh Khiêm............................................................................. 65
3.2.3. Nguyễn Du........................................................................................... 70
3.2.4. Cao Bá Quát......................................................................................... 74
3.2.5. Nguyễn Khuyến.................................................................................... 79
3.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ SONG NGỮ.................................. 84
3.4. SỰ ĐA DẠNG VÀ THỐNG NHẤT TRONG NHẬN THỨC VỀ TÌNH
TRẠNG SONG NGỮ CỦA KIỂU TÁC GIẢ SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM....................................................................................... 87
3.4.1. Sự đa dạng trong nhận thức về tình trạng song ngữ của kiểu tác
giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam............................................. 87
3.4.2. Sự thống nhất trong nhận thức về tình trạng song ngữ của kiểu tác
giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam............................................. 96
TIỂU KẾT............................................................................................................... 99


v
Chƣơng 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ DƢỚI GÓC
NHÌN CỦA HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM........................................................................................................... 100
4.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI DƢỚI GÓC NHÌN TỪ HIỆN TƢỢNG
SONG NGỮ.......................................................................................................... 100
4.1.1. Sự phát triển thể loại nhìn từ hiện tƣợng song ngữ............................. 100
4.1.2. Hiện tƣợng song ngữ ở các thể loại văn học tiếp thu từ văn học
Trung Quốc................................................................................................... 103
4.1.3. Hiện tƣợng song ngữ ở các thể loại văn học dân tộc hóa...................111
4.1.4. Hiện tƣợng song ngữ ở các thể loại văn học nội sinh.........................114

4.2. HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ VỚI NGÔN NGỮ TRONG VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM..................................................................................... 121
4.2.1. Quá trình phát triển của hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung
đại Việt Nam từ phƣơng diện ngôn ngữ....................................................... 121
4.2.2. Vấn đề xử lí các yếu tố ngoại nhập và nội sinh trên phƣơng diện
ngôn ngữ ở hiện tƣợng song ngữ.................................................................. 124
TIỂU KẾT............................................................................................................. 146
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 152
PHỤ LỤC
..............................................................................................................................
1PL


vi

DANH MỤC ẢNG SƠ ĐỒ
Bảng 3.1.a. Hiện tƣợng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi..............60
Bảng 3.1.b. Vị trí câu lục ngôn trong số 125 bài thơ Nôm bát cú có xen
câu lục ngôn của Nguyễn Trãi....................................................62
Bảng 3.1.c. Số lƣợng câu lục ngôn trong bài bát cú của Nguyễn Trãi..........62
Bảng 3.2a. Hiện tƣợng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 67
Bảng 3.2b. Ảnh hƣởng của thi liệu Hán học đối với thơ Nôm Nguyễn
Bỉnh Khiêm................................................................................ 69
Bảng 3.3.

Hiện tƣợng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Du................73


Bảng 3.4.

Hiện tƣợng song ngữ trong sáng tác của Cao Bá Quát..............77

Bảng 3.5.a. Hiện tƣợng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Khuyến........81
Bảng 3.5.b. Yếu tố Hán và Nôm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. .82
Bảng 4.1.

Hiện tƣợng song ngữ ở các thể loại văn học chức năng..........104

Bảng 4.2.

Kết quả khảo sát và thống kê sống lƣợng tác phẩm viết bằng
chữ Hán và chữ Nôm ở các thể loại văn xuôi tự sự và trữ tình 106

Bảng 4.3.

Hiện tƣợng song ngữ ở các thể loại văn học nội sinh..............116

Bảng 4.4.

Khảo sát câu chữ Hán ở thể loại hát nói của Cao Bá Quát.......120

Sơ đồ 4.1.

Sự phát triển của thể loại văn học trung đại Việt Nam nhìn
từ hiện tƣợng song ngữ............................................................ 102

Sơ đồ 4.2.


Sự phát triển của ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam
dƣới góc nhìn hiện tƣợng song ngữ.........................................122


vii

DANH SÁCH PHỤ LỤC
STT

TÊN PHỤ LỤC
1

Phụ lục 1: Khảo sát đặc điểm loại hìn
văn học trung đại Việt Nam

2

Phụ lục 2: Hiện tƣợng song ngữ ở các

3

Phụ lục 3: Bảng thông kê tác phẩm ở c

4

Phụ lục 4: Hiện tƣợng song ngữ ở thể

5

Phụ lục 5: Bảng thống kê tác phẩm ở

chƣơng hồi

6

Phụ lục 6: Bảng thống kê tác phẩm ở

7

Phụ lục 7: Bảng thống kê tác phẩm ở

8

Phụ lục 8: Hiện tƣợng song ngữ ở thể

9

Phụ lục 9: Hiện tƣợng song ngữ ở thể

10

Phụ lục 10: Hiện tƣợng song ngữ ở th

11

Phụ lục 11: Bảng thống kê tác phẩm ở

12

Phụ lục 12: Bảng thống kê thành ngữ,
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi


13

Phụ lục 13: Bảng thống kê thi liệu Há
của Nguyễn Du

14

Phụ lục 14: Bảng thống kê ảnh hƣởng
Truyện Kiều của Nguyễn Du


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện tƣợng song ngữ là hiện tƣợng khá phổ biến trong văn học trung
đại của nhiều nƣớc, phƣơng Đông cũng nhƣ phƣơng Tây. Ở phƣơng Đông, các
nƣớc nhƣ Triều Tiên/ Hàn Quốc, Nhật Bản cùng với việc sử dụng ngôn ngữ bản
địa là việc sử dụng tiếng Hán trong sáng tác văn chƣơng. Ở các nƣớc phƣơng
Tây nhƣ Anh, Pháp, Ý, Đức trong văn học trung đại có hiện tƣợng sử dụng tiếng
Latinh song hành với ngôn ngữ bản địa. Hiện tƣợng song ngữ cũng đã làm nên
đặc điểm riêng của văn học trung đại Việt Nam - thành phần văn học viết gồm
hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
1.2. Nghiên cứu hiện tƣợng song ngữ là nghiên cứu một trong những
đặc điểm lớn của văn học trung đại Việt Nam. Từ hiện tƣợng song ngữ có thể
hiểu sâu hơn bản chất, quy luật phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại
từ quan điểm văn học, quan điểm thẩm mĩ đến ngôn ngữ nghệ thuật, bút pháp
nghệ thuật…
1.3. Nhiều tác giả văn học trung đại Việt Nam, trong đó có nhiều tên tuổi

lớn sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm nhƣ: Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Khuyến… Qua hiện tƣợng song ngữ có thể hiểu sâu sắc hơn về các tác giả, tác
phẩm cùng vị trí và đóng góp của họ đối với nền văn học nƣớc nhà.
1.4. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam vừa là một
hiện tƣợng mang tính đặc thù của văn học dân tộc thời trung đại, vừa mang tính
phổ quát, tính quốc tế. Trong bối cảnh văn học các nƣớc khu vực nhƣ Triều
Tiên/ Hàn Quốc và Nhật Bản – là các nƣớc chịu ảnh hƣởng của văn hóa chữ
Hán trong thời trung đại hay trong lịch sử văn học các nƣớc phƣơng Tây từ sau
đế quốc Tây La Mã sụp đổ đến trƣớc thời kỳ Phục hƣng cũng tồn tại hiện tƣợng
song ngữ trong văn học. Vì vậy, đề tài luận án góp thêm một cách nhìn về văn
học trung đại Việt Nam trong cộng đồng văn học khu vực và quốc tế.
1.5. Đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với việc nghiên cứu và giảng dạy văn
học trung đại Việt Nam nói chung nhƣ đặc điểm, đặc trƣng của văn học, các vấn
đề về thể loại, ngôn ngữ của văn học trung đại Việt Nam cũng nhƣ về các tác gia
lớn sáng tác bằng song ngữ ở trƣờng phổ thông, cao đẳng và đại học.


2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.
Mục đích nghiên cứu
Luận án “Hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam” đi
theo một trong những hƣớng nghiên cứu phổ biến hiện nay, hƣớng nghiên
cứu liên ngành. Luận án đƣợc thực hiện với mục đích là nghiên cứu về hiện
tƣợng song ngữ trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Mặt
khác, thông qua hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam làm
phong phú thêm những hiểu biết nhất định về mối quan hệ giữa hiện tƣợng
song ngữ với lực lƣợng sáng tác, thể loại cũng nhƣ ngôn ngữ trong văn học

trung đại Việt Nam và hiện tƣợng song ngữ ở một số nƣớc khu vực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:

Giới thuyết khái niệm song ngữ và hiện tượng song ngữ trong văn
học, làm rõ nội hàm của các khái niệm, thuật ngữ này và xem đó là công cụ
then chốt trong quá trình khảo sát và nghiên cứu;
Vận dụng các khái niệm, thuật ngữ song ngữ, song thể ngữ và hiện
tượng song ngữ vào nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử văn học trung
đại Việt Nam, những đặc điểm, đặc trƣng của văn học liên quan tới hiện
tƣợng song ngữ;
Nghiên cứu cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa tƣ tƣởng, văn học hình
thành nên hiện tƣợng song ngữ;
Nghiên cứu những đặc điểm, bản chất, quy luật diễn tiến của hiện tƣợng
song ngữ trong lịch sử văn học dân tộc, so sánh với hiện tƣợng song ngữ trong
văn học trung đại của một số nƣớc nhƣ Triều Tiên/Hàn Quốc, Nhật Bản;
Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu các vấn đề liên quan giữa hiện tƣợng
song ngữ với tác giả (nhất là tác giả tiêu biểu sáng tác bằng song ngữ), thể
loại và ngôn ngữ văn học trong văn học Việt Nam thời trung đại.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng khảo sát của luận án là lịch sử hình thành và phát triển của
thành phần văn học chữ Hán và thành phần văn học chữ Nôm trong văn học
trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
Đối tƣợng nghiên cứu cụ thể hơn của đề tài luận án là:
- Tác giả của hiện tƣợng song ngữ;


3


Tác phẩm, thể loại của hiện tƣợng song ngữ;
Ngôn ngữ của hiện tƣợng song ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi tư liệu
Chúng tôi chủ yếu sử dụng các tác phẩm chữ Hán đã đƣợc dịch, những
tác phẩm chữ Nôm đã đƣợc phiên âm của các tác giả viết bằng song ngữ tiêu
biểu trong văn học Việt Nam nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Du, Cao Bá Quát và Nguyễn Khuyến. Ngoài ra, nhiều sáng tác ở các thể loại
cả văn học chức năng và văn học nghệ thuật cũng đƣợc khảo sát và nghiên
cứu để làm rõ thêm bản chất của hiện tƣợng song ngữ.
3.2.2. Phạm vi khoa học
Phạm vi khoa học của đề tài luận án bao gồm: Cơ sở lí thuyết của hiện
tƣợng song ngữ; đặc điểm, bản chất; diễn tiến của hiện tƣợng song ngữ trong
văn học trung đại Việt Nam. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại
Việt Nam trong bối cảnh văn học khu vực; các tác giả tiêu biểu sáng tác bằng
song ngữ; hiện tƣợng song ngữ với thể loại và ngôn ngữ văn học.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu văn học sử
Phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử định hƣớng tiếp cận vấn đề nghiên
cứu của luận án là lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Hiện tƣợng song ngữ
trong văn học trung đại Việt Nam là một hiện tƣợng lịch sử - xã hội. Nó xuất
phát từ nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu là nguyên nhân lịch sử: sự đô hộ của
các triều đại phong kiến Trung Quốc, quy luật tất yếu của ―nền văn học‖ trẻ
chịu ảnh hƣởng từ nền ―văn học già‖; ý thức dân tộc trong lĩnh vực văn hóa,
văn học; nhu cầu phát triển văn hóa và xây dựng bộ máy nhà nƣớc phong kiến.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để phân tích các yếu tố lịch sử và sự ảnh
hƣởng của nó đến việc hình thành, vận động và phát triển của hiện tƣợng song
ngữ trong văn học trung đại Việt Nam theo thời gian lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn học – ngôn ngữ - văn

hóa – xã hội học)
Ngày nay, giới nghiên cứu văn học thấy rõ rằng: nghiên cứu văn học
không thể tách rời mối quan hệ với văn hóa. Hơn nữa, bối cảnh văn hóa của
văn học trung đại có sự khác biệt nhất định so với văn hóa thời hiện đại.


4

Nghiên cứu văn học cũng không thể tách khỏi ngôn ngữ - yếu tố chất liệu của
các tác phẩm văn học. Chẳng hạn, khi nhắc đến ―song ngữ‖, ngƣời ta
thƣờng nghĩ ngay đến một hiện tƣợng xã hội học, ngôn ngữ học. ―Song
ngữ‖ trong văn học có mối quan hệ mật thiết với song ngữ xã hội, và trong các
sáng tác văn học song ngữ cũng thể hiện rõ các yếu tố ngôn ngữ học về ngữ
âm, từ vựng. Cần có sự hiểu biết về song ngữ xã hội, ngôn ngữ học nếu muốn
hiểu sâu hơn về song ngữ trong văn học.
4.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh văn học
Đây là phƣơng pháp không thể thiếu khi thực hiện đề tài luận án. Khi
nói đến so sánh văn học, chúng ta không nên chỉ hiểu đó là so sánh các hiện
tƣợng trong một nền văn học, mà còn là so sánh một nền văn học này với một
hay nhiều nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tƣợng của các nền văn học
khác với nhau. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại là việc sử dụng
hai ngôn ngữ Hán và Việt trong sáng tác. Bằng phƣơng pháp so sánh, chúng
ta có thể thấy những đặc điểm riêng biệt của từng thành phần văn học Hán và
Nôm, trên cơ sở đó tìm ra những sự ảnh hƣởng, giao thoa hai ngôn ngữ trong
sáng tác của các tác giả nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,
Nguyễn Khuyến...
4.4. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Trong nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều
công trình văn học sử, cũng đã có một số công trình đi sâu vào một số thể
loại, tác giả đƣợc tiếp cận dƣới góc độ của thi pháp học nhƣ đặc trƣng của

văn học, thi pháp một số thể loại, quan niệm về con ngƣời, quan niệm về thế
giới và một số phƣơng thức nghệ thuật. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học
biểu hiện ở nhiều phƣơng diện. Mức độ đậm nhạt của song ngữ cũng biểu
hiện khác nhau ở từng thể loại (chẳng hạn văn chính luận sẽ ít chịu ảnh
hƣởng từ ngôn ngữ Việt hơn thơ Đƣờng luật). Dựa vào thi pháp học để thấy
đƣợc đặc điểm riêng của từng thể loại là một việc làm cần thiết khi nghiên
cứu về hiện tƣợng song ngữ trong văn học.
4.5. Phương pháp loại hình
Loại hình (tiếng Anh: typological có tự gốc là type, tiếng Pháp typé) là
khái niệm chỉ tập hợp những sự vật hiện tƣợng có chung những đặc trƣng cơ
bản nào đó. Nghiên cứu theo phƣơng pháp loại hình không đơn giản liệt kê,
miêu tả sự tƣơng đồng, giống nhau bề ngoài của các hiện tƣợng văn học. Điều


5

quan trọng hơn nhiều là phải tìm ra đƣợc tính quy luật của sự tƣơng đồng,
giống nhau ấy. Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong việc nghiên cứu loại
hình tác giả song ngữ và loại hình các thể loại nhìn từ hiện tƣợng song ngữ.
5. Đóng góp mới của luận án
Chỉ ra những tiền đề lịch sử, xã hội, văn hóa tƣ tƣởng, văn học của
hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam;
Khái quát đặc điểm và quá trình phát triển của hiện tƣợng song
ngữ;
Nghiên cứu vấn đề loại hình tác giả song ngữ trong văn học trung đại
Việt Nam;
Khái quát quá trình phát triển và biểu hiện của hiện tƣợng song ngữ
trên phƣơng diện thể loại và ngôn ngữ;
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục,

luận án gồm bốn chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2: Những vấn đề chung về hiện tƣợng song ngữ trong văn học
trung đại Việt Nam
Chương 3: Loại hình tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam
Chương 4: Một số vấn đề về thể loại và ngôn ngữ dƣới góc nhìn của
hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam


6

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ
1.1.1. Khái niệm song ngữ
Song ngữ (bilingual) là hiện tƣợng xã hội khá phổ biến nhất là ở thời
trung đại. Khái niệm này đƣợc đề cập đến trong khá nhiều tài liệu, chúng tôi
xin đƣa ra cách định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học tiêu biểu ở một số tài
liệu thông dụng trong Ngôn ngữ học.
Diệp Quang Ban định nghĩa về hiện tƣợng song ngữ nhƣ sau: ―Song
ngữ (bilingualism): Trong xã hội học, hiện tƣợng sử dụng hai (hay hơn hai)
ngôn ngữ ở một cá nhân hay ở một cộng đồng ngôn ngữ, có khi cũng gọi là đa
ngữ (multilingualism)‖ [13, tr.437].
Nguyễn Nhƣ Ý định nghĩa trong ―Đại từ điển tiếng Việt‖ về song ngữ
―(Hiện tƣợng, trạng thái) đƣợc sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao
tiếp‖ [162, tr.1451]. Trong ―Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học‖, cũng
khái niệm này, tác giả định nghĩa là: ―Sự tinh thông hoàn hảo nhƣ nhau hai
ngôn ngữ, sự nắm vững hai ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong những điều kiện giao
tiếp khác nhau, nhƣ ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ văn học‖ [161, tr. 248]. Tác giả

cũng dẫn ra trong cuốn từ điển hai cách định nghĩa khác. Cách thứ nhất, theo
Phan Ngọc, hiện tƣợng song ngữ có đƣợc khi ―một ngƣời mà tiếng mẹ đẻ là A,
nhờ biết ít nhiều một ngôn ngữ B nên có thể trao đổi với một tộc ngƣời khác chỉ
nói ngôn ngữ B. Nhờ biết đƣợc hai ngôn ngữ nhƣ vậy cho nên anh ta đƣợc gọi
là một ngƣời song ngữ và sự giao tiếp của anh ta là sự giao tiếp song ngữ‖ [115,
tr.249]. Theo Nguyễn Văn Khang, ―song ngữ (bilinguisme) là hiện tƣợng một
ngƣời hay một nhóm ngƣời nắm và sử dụng đƣợc hai hệ thống ngôn ngữ độc
lập trong các mục đích giao tiếp nhất định‖ [84, tr. 249].
Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, song ngữ là ―hiện
tƣợng sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp‖ [122, tr. 848].
Hoàng Quốc trong luận án tiến sĩ về Ngôn ngữ học cho rằng: ―Khái niệm
song ngữ, theo cách hiểu chung nhất, đó là hiện tƣợng một ngƣời có thể biết và
sử dụng hai hoặc trên hai ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp‖ [126, tr.16].
Trên đây là những định nghĩa về hiện tƣợng song ngữ ở cấp độ khái


7

quát nhất, hay còn gọi là hiện tƣợng song ngữ xã hội. Nhƣng hiện nay song
ngữ không chỉ là một hiện tƣợng xã hội, mà còn là một hiện tƣợng tâm lí, bởi
tâm lí có tác động đến sự hình thành hệ thống ngôn ngữ khác nhau ở mỗi cá
nhân. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, hiện tƣợng này đã đƣợc nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh nhƣ ngôn ngữ học lịch sử, xã hội – ngôn ngữ học, tâm lí ngôn ngữ
học, thần kinh – ngôn ngữ học, sƣ phạm – ngôn ngữ học. Song ngữ trong văn
học là một thành phần của xã hội – ngôn ngữ học – lĩnh vực nghiên cứu sự tác
động của hiện tƣợng song ngữ đến văn hóa – xã hội và việc bảo tồn bản sắc
dân tộc. Việc cung cấp các định nghĩa ở cấp độ chung nhƣ trên sẽ mang đến
cái nhìn rộng trƣớc khi đi vào một khái niệm hẹp hơn. Chúng tôi đang muốn
nói đến ở đây là khái niệm hiện tƣợng song ngữ trong văn học, cụ thể hơn
nữa, trong văn học trung đại Việt Nam.

1.1.2. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học
Trƣớc hết phải khẳng định rằng, hiện tƣợng song ngữ tuy không còn xa
lạ với giới nghiên cứu văn học nhƣng không có nhiều ngƣời đƣa ra một định
nghĩa cụ thể về khái niệm này. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay có thể
hiểu ―hiện tƣợng song ngữ‖ ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp, ―hiện tƣợng song ngữ‖ là hiện tƣợng trong một nền
văn học tồn tại hai (hoặc nhiều) thành phần đƣợc viết bằng những văn tự khác
nhau. Theo cách định nghĩa này, các tác giả đã chú trọng vào văn tự - yếu tố
quan trọng nhất tạo nên hiện tƣợng song ngữ văn học. Tuy nhiên văn tự chỉ là
một thành phần của ngôn ngữ nên khi nghiên cứu, chúng tôi đặt ra yêu cầu
cần đi sâu hơn vào nội hàm khái niệm này.
Theo nghĩa rộng, Trần Đình Sử cho rằng tính chất song ngữ không chỉ
thể hiện ở hai thành phần văn học Hán và Nôm tách biệt mà còn là ―sự xâm
nhập, pha trộn của văn Hán và Nôm‖ [135, tr.135]. Nghĩa là, ngay cả trong
một tác phẩm cụ thể đƣợc viết bằng chữ Hán hoặc Nôm cũng đã tồn tại hiện
tƣợng song ngữ.
Hiện tƣợng song ngữ cũng có thể hiểu là hiện tƣợng song trùng ngôn
ngữ, văn tự.
Tựu trung lại, chúng tôi cho rằng hiện tƣợng song ngữ trong văn học,
với đúng tính chất là sự tồn tại song hành của hai loại ngôn ngữ, đƣợc hiểu là
hiện tƣợng văn học sử dụng hai loại văn tự và có sự kết hợp các yếu tố thuộc
về văn hóa, văn học, ngôn ngữ nảy sinh trong quá trình tiếp xúc ngôn


8

ngữ giữa hai quốc gia. Trong thời kì trung đại, sự tiếp xúc tiếng Hán và tiếng
Việt tạo nên hiện tƣợng song ngữ trong văn học với hai văn tự tƣơng ứng là
chữ Hán và chữ Nôm. Chúng tôi không đồng nhất ―song ngữ‖ và ―đa ngữ‖
nhƣ một số cách hiểu ở trên, bởi dựa vào cách hiểu đó sẽ khó phân biệt

―hiện tƣợng song ngữ‖ trong văn học trung đại với tiếng Hán, tiếng Việt và
―hiện tƣợng đa ngữ‖ trong văn học hiện đại (nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ
XX) với sự giao thoa của ba loại ngôn ngữ: tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng
Pháp.
Nhƣ vậy, có thể hiểu hiện tƣợng song ngữ trong văn học là hiện tƣợng
một nền văn học đồng thời đƣợc sáng tác bằng hai ngôn ngữ - ngôn ngữ bản
địa và ngôn ngữ tiếp thu từ nƣớc ngoài, từ tộc ngƣời khác. Với văn học trung
đại Việt Nam, hiện tƣợng song ngữ thể hiện ở nền văn học cùng một lúc đƣợc
sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI
Hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam đã từng đƣợc
nói đến trong một số công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, chƣa có một công
trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Có thể thấy một vài hƣớng
nghiên cứu sau đề cập tới hiện tƣợng song ngữ liên quan tới đề tài:
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm văn học trung đại Việt Nam đề cập tới
hiện tƣợng song ngữ
Các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam
trung đại nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm của văn
học trung đại Việt Nam. Các công trình dù ít dù nhiều, dù trực tiếp hay gián
tiếp cũng đã đặt ra vấn đề về hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại
Việt Nam. Dƣới đây, chúng tôi xin điểm qua những công trình đáng chú ý có
đề cập tới hiện tƣợng song ngữ.
1.
Dƣơng Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu khi nhận
xét về thành phần văn học viết bằng chữ Hán nhận định: ―Phần phong phú
nhất trong Hán văn là tản văn, biền văn và thứ nhất là vận văn (thơ, phú).
Trong các thơ văn ấy, những bài hay không phải là hiếm, nhƣng thƣờng hay
về từ chƣơng mà kém phần tƣ tƣởng‖ [63, tr. 451]. Ngƣợc lại, khi bàn về văn
học viết bằng chữ Nôm, ông nhận xét, ―về Việt văn (văn học sáng tác bằng

tiếng Việt – chữ Nôm) tuy về phƣơng diện văn chƣơng không đƣợc xuất sắc


9

nhƣng lại tả rõ tính tình phong tục ngƣời dân nƣớc ta mà lời văn chất phác,
giản dị, dùng nhiều tục ngữ thành ngữ, nên đã đƣợc phổ cập trong dân gian và
có ảnh hƣởng đến dân chúng‖ [63, tr. 451]. Nhƣ vậy, dù không trực tiếp chỉ ra
hiện tƣợng song ngữ, nhƣng Dƣơng Quảng Hàm đã khẳng định rằng có một
thành phần văn học viết bằng chữ Nôm tồn tại song song bên cạnh dòng văn
học viết bằng chữ Hán trong văn học trung đại Việt Nam.
2.
Kiều Thanh Quế trong cuốn Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam ở
Thiên thứ hai Chữ Nôm cho rằng: ―một thứ văn chƣơng chẳng có tính cách
phổ thông nhƣ văn chƣơng chữ Hán lại độc thịnh, thì văn học nƣớc nhà làm
thế nào phát triển đƣợc?‖ [125, tr. 332]. Tiếp đó, tác giả dẫn truyện ―đến đời
Trần, Trần Thủ Độ, nghĩ rằng ―Nƣớc Đại Việt ta, nếu muốn đƣợc lâu dài
độc lập, tất không những thoát ly ách đô hộ vật chất của ngƣời tàu mà còn cần
phải bỏ cùm xích cái ách đô hộ tinh thần của họ nữa‖. Ý kiến này, trƣớc nhất
đƣợc Hàn Thuyên đem ra thi hành bằng cách dùng chữ Nôm làm thơ văn‖
[125, tr.333].
3.
Đinh Gia Khánh trong bài viết ―Mười thế kỉ của tiến trình văn học
viết‖ mở đầu cuốn Văn học Việt Nam (thế kỉ X – Nửa đầu thế kỉ XVIII) (Nxb Giáo
dục, tái bản năm 2002), xuất bản lần đầu tiên năm 1978 do NXB Đại học và
trung học chuyên nghiệp ấn hành, cho rằng: ―văn học chữ Hán và văn học chữ
Nôm có nhiều phần giống nhau trong nội dung phản ánh hiện thực và có những
điểm giống nhau trong cách phản ánh hiện thực‖ [85, tr.18]. Nhà nghiên cứu
cũng khẳng định hai thành phần này có nhiều chỗ khác nhau, đặc biệt là
―so với văn học chữ Hán thì văn học chữ Nôm có thể phản ánh hiện thực

cuộc sống bình thƣờng của nhân dân một cách linh hoạt và cụ thể hơn, có thể
xây dựng những hình tƣợng văn học đậm màu sắc dân tộc hơn và do đó dễ
thấm sâu hơn vào cảm quan của công chúng‖ [85, tr.18]. Nhƣ vậy, với luận
điểm này, Đinh Gia Khánh cũng đã chỉ ra hai thành phần văn học song song
tồn tại trong văn học trung đại Việt Nam tức là hiện tƣợng song ngữ.
4.
Bài viết của Bùi Duy Tân trên Tạp chí Văn học số 2/1995 với nhan đề
“Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học chữ Nôm ở Việt Nam” tạo
sự chú ý đối với ngƣời đọc. Mặc dù không nhắc đến khái niệm ―song ngữ‖
nhƣng tác giả đã đƣa ra một cái nhìn tổng quan về ―vấn đề khoa học lớn, quan
trọng và thú vị này‖. Bên cạnh việc nêu lên những đặc điểm chính của văn học
chữ Hán và chữ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam, Bùi Duy Tân không


10

quên nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa hai thành phần và đặt chúng trong tƣơng
quan so sánh: ―Đều ít hoặc nhiều chịu ảnh hƣởng của ý thức hệ phong kiến, và
đều tiếp nhận đƣợc từ nhân dân, từ văn hóa dân gian những tƣ tƣởng nghệ thuật
tiến bộ, lành mạnh‖ [135, tr.14]. Tác giả đã nêu lên những tƣơng đồng giữa hai
thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm: ―Giữa hai thành phần của
dòng văn học viết đã có sự thống nhất trên những yếu tố căn bản về thế giới
quan, về quan niệm thẩm mỹ, quan niệm về phƣơng pháp sáng tác, cấu trúc thi
pháp,... và cả thể loại văn học‖ [135, tr.14-15]. Nhà nghiên cứu cũng đƣa ra cái
nhìn tổng quan về những điểm khác nhau của hai thành phần này. Theo đó, ngoài
sự khác biệt về văn tự, văn học chữ Hán có những tính chất: giáo huấn và phi
ngã, tính bác học cao quý, tính chất quy phạm. Văn học chữ Nôm ít gắn với
―chở đạo‖, gần với đời sống thực, phong phú về tinh thần yêu nƣớc và tinh thần
nhân ái. ―Yếu tố trội của văn học Nôm là chủ nghĩa nhân đạo, còn ở văn học
chữ Hán thì yếu tố trội là chủ nghĩa yêu nƣớc‖ [135, tr.15]. Dù ông không có

những luận giải cụ thể nhƣng đó cũng là những gợi ý quý báu để ngƣời viết
triển khai đề tài của mình.
5. Lê Trí Viễn trong Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, nhận
định
―từ thế kỷ X – XV là thời kỳ văn học trung đại thƣợng kỳ, còn từ thế kỷ XVI
– XIX là văn học trung đại hạ kỳ‖ [156, tr.38-39].
6.
Theo Trần Đình Sử, ―cách chia này làm mờ cái mốc thế kỷ XVIII,
thời điểm đổi thay quan niệm con ngƣời trong văn học và là thời điểm chín
muồi toàn thịnh của các thể loại văn học Nôm‖ [132, tr. 55].
Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam lại
khẳng định, ―Nội dung văn học giai đoạn X – XIV là sự hình thành khá hoàn
bị các thể loại văn thơ chữ Hán. Và giai đoạn từ thế kỷ XV – đánh dấu sự hình
thành và phát triển các thể loại văn học Nôm‖ [132, tr. 55]. Theo ông thì
―tiếng Hán làm công cụ chính trị, tƣ tƣởng, bên cạnh tiếng Việt – tiếng mẹ
đẻ vẫn đƣợc sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tình hình đó tạo thành hiện
tƣợng song ngữ, văn học song ngữ của thời trung đại Việt Nam, nhƣ của
nhiều dân tộc khác‖ [132, tr. 153]. Đây là một nhận định rất đáng lƣu ý khi
Trần Đình Sử ngoài việc khẳng định sự tồn tại hiện tƣợng song ngữ trong văn
học trung đại Việt Nam còn liên hệ với hiện tƣợng này trong văn học trung
đại của các dân tộc khác tức là tính khu vực và tính quốc tế của hiện tƣợng
song ngữ. Cũng theo Trần Đình Sử thì Phạm Đình Toái đồng tác giả với Lê


11

Ngô Cát, sáng tạo ra Đại Nam quốc sử diễn ca đã nói một ý kiến quan trọng:
―Nƣớc ta ở chếch về phƣơng Nam, tiếng nói khác với Trung Quốc, học sinh,
nho giả, dù học tập văn từ của Trung Hoa, mà vẫn nói năng, ca vịnh không rời
với tiếng nói của nƣớc mình, đâu lại có thể cứ cho chữ Hán là thanh tao mà trở

lại chê quốc âm mình là thô bỉ đƣợc‖ (dẫn theo Trần Đình Sử) [132, tr. 159].
Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam cũng chỉ
ra những đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam với hai thành phần văn
học. Một thành phần văn học viết bằng chữ Hán – một ngôn ngữ vay mƣợn
của nƣớc ngoài và thành phần sáng tác bằng tiếng bản địa – tiếng Việt. Ông
viết: ―Hai thứ tiếng và hai thành phần văn học đáp ứng hai nhu cầu của đời
sống xã hội: Khi bàn đến chính sự, lý tƣởng, lịch sử, luân lý, thơ phú ngƣời ta
biểu đạt bằng chữ Hán; khi biểu đạt những cảm xúc hàng ngày, các hiện
tƣợng đời sống, ngƣời ta dùng tiếng Nôm, chữ Nôm‖ [132, tr. 154]. Ông nhận
xét: ―tiếng Hán đƣợc tiếp thu chủ yếu qua thƣ tịch, kinh sử, văn chƣơng
cũng không đủ để diễn đạt các trạng thái đời sống hàng ngày. Do đó việc phát
triển tiếng Việt, chữ Nôm, văn học Nôm là một điều tất yếu [132, tr. 154].
Trần Đình Sử lí giải rằng: ―Đó là lí do khiến cho hai thành phần văn học tồn
tại song song, không thành phần nào thôn tính đƣợc thành phần nào, mặt khác
chúng lại thâm nhập vào nhau. Tất nhiên, chủ yếu là văn học Nôm tiếp thu
tiếng Hán, Việt hóa nó để làm phong phú bản thân mình‖ [132, tr. 154]. Từ đó,
ông khẳng định: ―Tính chất song ngữ không chỉ thể hiện ở hai dòng văn học
Hán và Nôm tách biệt, mà còn thể hiện ở sự xâm nhập pha trộn của văn Hán
và Nôm. Có tác phẩm lời văn vừa Hán vừa Nôm. Có tác phẩm Nôm xen câu
đối Hán, có tác phẩm nhan đề là Hán mà tác phẩm lại là Nôm‖ [132, tr. 156].
Chúng tôi nhận thấy ý kiến của Trần Đình Sử đã đề cập tới tính chất bất bình
đẳng của hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.
7.
Trần Đình Hƣợu cho rằng, ―Bên cạnh xu hƣớng đuổi kịp để có mặt
bình đẳng về văn hiến trong văn chƣơng chữ Hán, là một xu hƣớng phát triển
chậm hơn; làm văn chƣơng quốc âm. Sử đã chép Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố
giỏi làm thơ quốc âm‖ [83, tr.292]. Ở đây, Trần Đình Hƣợu cũng đã gián tiếp
khẳng định sự tồn tại song song hai thành phần văn học chữ Hán và văn học
viết bằng chữ Nôm. Trong đó, văn học chữ Hán đi trƣớc và phát triển nhanh
hơn, còn văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc phát triển chậm hơn. Ông cũng

khẳng định lại việc Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố giỏi làm thơ Nôm đã đƣợc
sử chép lại.


12

8.
Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến
hết thế kỷ XIX cho rằng: ―Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa
đầu thế kỷ XIX vẫn gồm hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ
Nôm. Cả hai đều phát triển hơn trƣớc rất nhiều, đặc biệt là văn học chữ Nôm‖
[103, tr.19]. Ông đặc biệt đề cao văn học viết bằng chữ Nôm: ―Ngày nay nói
đến thành tựu của Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ
XIX, chủ yếu là nói đến thành phần văn học chữ Nôm, mặc dù văn học chữ
Hán không phải không có những thành tựu đáng kể‖ [103, tr.19].
Cũng trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ
XIX Nguyễn Lộc đặt lại vấn đề: ―Văn học chữ Nôm ít ra đã có từ thời Hàn
Thuyên, đời Trần. Đến thời Lê, với sáng tác của Nguyễn Trãi, của Lê Thánh
Tông và Hội Tao Đàn, của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thiên Nam ngữ lục,... văn
học chữ Nôm đã khẳng định đƣợc địa vị của nó trong đời sống văn học dân
tộc, và đến thế kỷ XVIII thì nó phát triển rực rỡ‖ [103, tr.19].
9.
Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam tập 1, Nguyễn Đăng Na khi
bàn về hệ thống văn tự và ngôn ngữ văn học đã cho rằng: ―Sau thế kỷ X, đất
nƣớc độc lập nhƣng Hán học vẫn giữ địa vị quan trọng, Chữ Hán đƣợc dùng
làm văn tự chính thức của nhà nƣớc. Văn học chữ Hán đƣợc coi là chính thống,
là thành phần chủ yếu‖ [113, tr. 46-47]. Ông khẳng định: ―Chữ Hán có sự cách
biệt nhiều với ngôn ngữ đời sống hàng ngày của nhân dân. Hàng nghìn năm
Bắc thuộc, ngôn ngữ dân tộc không mất đi. Trƣớc nhu cầu của đời sống xã hội,
chữ Nôm ra đời để ghi âm tiếng nói dân tộc‖ [113, tr. 46-47]. Ông nhận định:

―Đây là cuộc cách mạng văn tự, là cái mốc lớn trên con đường tiến lên của
lịch sử, thể hiện ý chí tự cƣờng của nƣớc Đại Việt. Từ thời Trần đã khởi phát
một phong trào dùng chữ Nôm sáng tác văn học‖ [113, tr. 46-47].
10.
Ở cuốn “Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” (Nxb
Giáo dục Việt Nam, 2012) của Trần Nho Thìn, chúng tôi nhận thấy sự gặp gỡ
trong quan niệm về nội dung hai thành phần văn học của ông với Bùi Duy Tân
(trong bài viết Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học chữ Nôm ở
Việt Nam nói trên). Trần Nho Thìn phân biệt về mặt nội dung hai thành phần văn
học chữ Hán và chữ Nôm: ―Trong khi văn học chữ Hán có xu hƣớng thiên về
tính quan phƣơng chính thống, thiên về giáo huấn, nói chí tải đạo thì văn học
chữ Nôm lại có xu hƣớng thiên về tính dân chủ, thông tục, chứa đựng tinh thần
cách tân, chú trọng tính thẩm mĩ‖ [148, tr. 126]. Bên cạnh đó, tác giả cho


13

rằng đối tƣợng của hai thành phần này cũng đƣợc phân biệt khá rõ: ―Nếu
văn học chữ Hán bàn nhiều về tƣ tƣởng chính trị, tu thân, tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ thì văn học chữ Nôm lại viết nhiều về ngƣời phụ nữ, về con
ngƣời tự nhiên, về con ngƣời nhân bản với quyền sống trần thế, kể cả quyền
sống thân xác‖ [148, tr. 126]. Với nhận định này, Trần Nho Thìn giúp ngƣời
đọc phân biệt đƣợc một cách dễ dàng hơn về nội dung của văn học viết bằng
chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm.
11. Trong “Giáo trình văn học trung đại Việt Nam”, tập 2, Đinh
Thị
Khang viết: ―Sự ra đời của thơ văn chữ Nôm bên cạnh thơ văn chữ Hán đã tạo ra
hiện tượng song ngữ cho văn học. Đây cũng là đặc điểm phổ biến của các nƣớc
chịu ảnh hƣởng văn hóa Hán nhƣ Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản‖ [144, tr. 15].
Tác giả cũng khẳng định: ―Thời trung đại, chúng ta có một dòng văn học chữ Hán,


đồng thời cũng có một dòng văn học với chữ viết của chính mình, tạo nên sự
hoàn chỉnh, cân bằng và phong phú cho nền văn học dân tộc‖ [144, tr. 15]. Một
lần nữa, chúng ta lại thấy thêm một học giả khẳng định có sự liên hệ của hiện
tƣợng song ngữ trong văn học các nƣớc chịu ảnh hƣởng của văn hóa Hán.

12.
Lã Nhâm Thìn, trong bài viết Nguyễn Du và hiện tượng song ngữ
trong văn học trung đại Việt Nam, khẳng định văn học trung đại Việt Nam có
hiện tƣợng song ngữ. Ông cho rằng: ―Với hiện tƣợng song ngữ, không nhất
thiết phải toàn bộ xã hội mà có khi chỉ một cá nhân hay một cộng đồng sử
dụng cả hai ngôn ngữ. Vì vậy, việc ở Việt Nam trƣớc đây chỉ có tầng lớp trí
thức mới đọc và viết bằng Hán ngữ dƣờng nhƣ không ảnh hƣởng tới hiện
tƣợng song ngữ trong văn học Việt Nam thời trung đại‖ [154, tr.625]. Điều
này càng củng cố thêm cho lập luận về sự tồn tại của hiện tƣợng ―song ngữ‖
thay vì ―song thể ngữ‖ nhƣ có nhà nghiên cứu từng đặt ra.
Có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam từ
Dƣơng Quảng Hàm, Nguyễn Lộc, Đinh Gia Khánh, Trần Đình Sử, Nguyễn
Đăng Na, Trần Đình Hƣợu, Bùi Duy Tân, Lã Nhâm Thìn,….đều khẳng định
sự tồn tại của dòng văn học viết bằng ngôn ngữ vay mƣợn là chữ Hán và một
dòng văn học khác viết bằng ngôn ngữ dân tộc (tiếng Việt/chữ Nôm) trong
văn học trung đại Việt Nam hay nói cách khác là gián tiếp hoặc trực tiếp thừa
nhận sự tồn tại của hiện tƣợng song ngữ trong văn học viết từ thế kỷ X đến
hết thể kỷ XIX ở nƣớc ta.


14

1.2.2. Nghiên cứu thi pháp văn học trung đại Việt Nam đề cập tới
hiện tƣợng song ngữ

Thi pháp học ở Việt Nam là một bộ môn khoa học có từ hơn bốn mƣơi
năm trƣớc. Với nỗ lực không ngừng của các nhà nghiên cứu, thi pháp học ở
Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu rất đáng kể. Những công trình nghiên
cứu về văn học trung đại Việt Nam theo hƣớng thi pháp học cũng là những
công trình có chất lƣợng đƣợc các học giả đánh giá cao. Nghiên cứu những
công trình ấy, chúng tôi cũng bắt gặp những nhận định của các nhà nghiên
cứu về hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.
1.
Cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan
Ngọc cũng là một công trình nghiên cứu có giá trị về thi pháp văn học trung
đại Việt Nam. Ông cho rằng: ―Nếu nhà thơ không nhạy cảm về mặt này,
muốn tận dụng khả năng sẵn có về từ chƣơng học của mình để phá vỡ tính
dân dã của nó, bằng cách dùng thể đối chọi quá nhiều, dùng điển tích quá
nhiều, và từ Hán – Việt quá nhiều, thì kết quả là bài thơ sẽ mất mĩ cảm‖ [117,
tr. 275]. Đó là những nhận định sắc sảo về việc sử dụng các yếu tố Hán và
Nôm về ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Phan Ngọc.
2.
Cùng với Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần
Đình
Sử còn một loạt các công trình nghiên cứu khác về thi pháp. Đáng chú ý trong
số này phải kể đến Thi pháp Truyện Kiều. Công trình này đã ít nhiều đề cập
đến các yếu tố góp phần tạo nên hiện tƣợng song ngữ ở tác gia Nguyễn Du.
4.
Theo Trần Đình Hƣợu, ―việc định hình thể thơ song thất lục bát và
dùng nó để viết ngâm khúc, trau chuốt thể thơ lục bát và dùng nó để viết truyện
Nôm, lựa chọn ca trù làm các bài hát nói. Có thể coi là con đƣờng tách ra ngoài
ảnh hƣởng Trung Quốc, theo đuổi một cái đẹp có tính dân tộc‖ [83, tr.292].
Cũng theo Trần Đình Hƣợu, ―trong sáng tác của các nhà nho, bên
cạnh văn, thơ, phú, lục nhiều ngƣời còn trổ tài viết song thất lục bát, hát nói.
Nhƣng đối với bản thân những ngƣời đó, văn thơ Nôm cũng chỉ là phần phụ,

phần có ý nghĩa mua vui‖ [83, tr.293].
5. Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn có đề cập tới
vấn
đề song ngữ từ góc độ thể loại. Đây là một thể loại văn học dân tộc hóa thành
công nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. Thơ Nôm Đƣờng luật cũng là biểu


hiện đầy đủ nhất cả về hình thức và nội dung hiện tƣợng song ngữ. Hay nói
cách khác là yếu tố Hán và yếu tố Nôm cả nội dung và nghệ thuật.


15

Cũng trong Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn có những thống kê
đáng chú ý: ―Quốc âm thi tập 1 câu khẩu ngữ/203,3 câu thơ; Bạch Vân quốc
ngữ thi tập 1 câu khẩu ngữ/116 câu thơ; thơ Bà huyện Thanh Quan 1 câu khẩu
ngữ/48 câu thơ; thơ Nguyễn Khuyến 1 câu khẩu ngữ/16,5 câu thơ. Đỉnh cao là
thơ Hồ Xuân Hƣơng 1 câu khẩu ngữ/12,7 câu thơ và thơ Tú Xƣơng 1 câu
khẩu ngữ trên 12,1 câu thơ‖ [142, tr. 173-174]. Đây chính là một thành tựu của
văn học viết bằng chữ Nôm: làm cho văn chƣơng gần gũi với lời ăn tiếng nói
hàng ngày của công chúng.
Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại dưới góc nhìn thể
loại, Lã Nhâm Thìn cho rằng, ―Trong giai đoạn đầu, thể loại văn học trung
đại Việt Nam là những thể loại tiếp thu từ Trung Quốc. Nhìn ở mặt bằng hay
ở đỉnh cao của thể loại, ở sự phong phú đa dạng hay ở sự kết tinh nghệ thuật
của thể loại ta cũng đều thấy thực trạng đó‖ [145, tr. 6]. Tiếp đó, nhà nghiên
cứu này nhận định: ―Từ thế kỷ XV bên cạnh những thể loại tiếp thu từ nƣớc
ngoài đã chính thức xuất hiện thể loại dân tộc hóa thể loại tiếp thu. Đó là thơ
Nôm Đƣờng luật. Trên cơ sở thơ Đƣờng luật Trung Quốc, văn học Việt Nam
đã dân tộc hóa thành thơ Nôm Đƣờng mang bản chất, chức năng mới của thể

loại [145, tr. 6]. Quá trình phát triển của hiện tƣợng song ngữ trong văn học
trung đại Việt Nam xét đến cùng cũng là sự phát triển của thể loại vì ngôn ngữ
văn học bao giờ cũng đi cùng thể loại và mang đặc trƣng của thể loại.
6.
Hoàng Hữu Yên trong cuốn Đọc và nghiên cứu văn học trung đại Việt
Nam khi bàn về khái niệm Truyện Nôm đã có hàm ý phân biệt truyện thơ viết bằng
chữ Nôm với truyện thơ viết bằng chữ Hán. Ông nhấn mạnh: ―thể truyện tự sự
bằng văn xuôi đều đƣợc viết bằng chữ Hán và cũng thể ấy, bằng văn vần đều đƣợc
viết bằng tiếng Việt (chữ Nôm) ngoại trừ trƣờng hợp duy nhất đƣợc viết bằng chữ
Hán là Truyện Hương miết hành (Truyện chiếc giày thơm)‖ [163, tr. 232].

7.
Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học trung đại Việt
Nam từ trƣớc tới nay đã thu hút đƣợc không ít học giả vì dẫu sao ngôn ngữ
cũng là chất liệu tạo thành tác phẩm, là lớp vỏ chứa đựng tƣ tƣởng và ít nhiều
thể hiện phong cách nghệ thuật. Nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ của
những tác giả lớn, có phong cách độc đáo nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, … lại càng là một đề tài thú vị.
Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu nhƣ Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Trần Đình
Hƣợu, Hoàng Hữu Yên, Lã Nhâm Thìn và một số nhà nghiên cứu khác nữa


×