Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự tham gia của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

THÂN THÙY DUNG

CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH THỦY SẢN
VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

THÂN THÙY DUNG

CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH THỦY SẢN
VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VIỆT KHÔI
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa
được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.
Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các
quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài
liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2019
Tác giả

Thân Thùy Dung


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy
cô trường Đại học Kinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trinh
hoc tâp.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Việt Khôi đã dành rất

nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực tìm tòi và nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được những đóng góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN .................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 4
1.1.1. Nội dung các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu .......................... 4
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................ 5
1.2. Cơ sở lý luận về phân tích chuỗi giá trị thủy sản ....................................... 6
1.2.1. Chuỗi giá trị và một số khái niệm liên quan ........................................... 6
1.2.2. Chuỗi giá trị thủy sản .............................................................................. 8
1.2.3. Phân tích chuỗi giá trị thủy sản ............................................................. 16
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
1.3.1. Kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị thủy sản của một số nước ...... 18
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị thủy sản cho Việt Nam 23
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 26
2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................... 26
2.1.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 26
2.2. Chọn sản phẩm và điểm nghiên cứu ........................................................ 27
2.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu .................................................. 27
2.2.1. Thu thập số liệu đã công bố .................................................................. 27

2.4. Phương pháp phân tích ............................................................................. 27
2.4.1.Phương pháp thống kê mô tả.................................................................. 27
2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh .............................................................. 27


CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH
THỦY SẢN TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM ............................................... 28
3.1. Khái quát sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam .......... 28
3.1.1. Khái quát chung về các loại thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ........... 28
3.1.2. Khái quát chung về nuôi trồng chế biến thủy sản xuất khẩu ................ 30
3.1.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam......................................... 30
3.2. Sự tham gia và nhân tố tác động tới sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi
giá trị toàn cầu ngành thủy sản ........................................................................ 48
3.2.1. Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản ... 48
3.2.2. Sự tham gia của từng tác nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản 49
3.2.3. Những nhân tố tác động tới sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị
toàn cầu ngành thủy sản .................................................................................. 52
3.3. Đánh giá chung về khả năng tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị
toàn cầu ngành thủy sản .................................................................................. 56
3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 56
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 57
CHƢƠNG 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM
THAM GIA CÓ HIỆU QUẢ CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN TOÀN CẦU. 61
4.1. Định hướng phát triển của thủy sản Việt Nam ........................................ 61
4.1.1. Định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản để tham gia có hiệu quả vào
chuỗi giá trị toàn cầu ....................................................................................... 61
4.2. Một số giải pháp đối với ngành thủy sản nhằm tham gia có hiệu quả
chuỗi giá trị toàn cầu ....................................................................................... 73
4.2.1. Giải pháp thị trường .............................................................................. 73
4.2.2. Giải pháp khoa học công nghệ môi trường ........................................... 74

4.2.3. Các giải pháp tổ chức, thể chế và chính sách ....................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU

1

ADB

2

ASEAN

3
4

EU
FTA

5

TPP

6

VASEP


NGUYÊN NGHĨA TIẾNG ANH

The Asian Development Bank
Association of South East
Asian Nations
European Union
Free trade agreement
Trans-Pacific
Partnership
Agreement
Vietnam Association of
Seafood
Exporters
and
Producers

i

NGUYÊN NGHĨA
TIẾNG VIỆT

Ngân hàng phát triển Châu Á
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Liên minh Châu Âu
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương
Hiệp hội Chế biến và Xuất

khẩu Thủy sản Việt Nam


DANH MỤC BẢNG

STT Bảng
Nội dung
Trang
1 Bảng 2.1 Mô hình phân tích SWOT
20
2 Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam giai đoạn 2010-2015
24
3 Bảng 3.2 Tỷ trọng các mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam năm 2016
33
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ
4 Bảng 3.3
35
(2011-2016)
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu cá tra của Hoa Kỳ từ một số quốc
5 Bảng 3.4
35
gia sản xuất chính
Kim ngạch xuất khẩu tôm (HS 0306[4]) của các nước xuất khẩu
6 Bảng 3.5
36
hàng đầu vào Hoa Kỳ

ii



DANH MỤC HÌNH
STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1 Chuỗi giá trị thủy sản tiêu biểu
8
2
Hình 1.2 Chuỗi giá trị thủy sản mở rộng
9
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm
3
Hình 3.1
33
2016
Tỷ trọng các mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam năm
4
Hình 3.2
34
2016

iii


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuỷ sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế

giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy
sản nhanh. Thuỷ sản được xem là ngành hàng hội nhập thương trường quốc tế
từ rất sớm, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Trong giai đoạn 2001 –
2015, XKTS Việt Nam tăng nhanh về cả giá trị và khối lượng. Đến năm 2015,
giá trị XK đạt 6,57 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được XK sang 164 nước và
vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 54% tỷ
trọng... Là một nước có nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng thủy sản,
Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trên thị trường thế giới với nhiều sản
phẩm đặc trưng như cá tra, tôm nước lợ, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể...
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thủy sản Việt Nam đã bộc lộ nhiều lỗ
hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản sản
phẩm sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm...
Cùng với tác động của hội nhập kinh tế quốc tế (tham gia WTO, TTP,
FTA), thủy sản Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt
do nước ta mới tham gia vào khâu giá trị gia tăng thấp. Chính vì vậy, tiếp cận
giá trị gia tăng thông qua việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản
(GTTS) đang trở thành yêu cầu cấp thiết, góp phần tái cơ cấu thành công
ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Từ đó nâng cao khả năng tham gia và năng lực cạnh tranh của quốc gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.

1


Vậy liệu Việt Nam có khả năng tham gia một cách có hiệu quả vào chuỗi
giá trị thủy sản toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa hay không? Và cần làm
như thế nào để thúc đẩy sự tham gia của ngành thủy sản Việt Nam tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu? Đó chính là những vấn đề đặt ra cho ngành thủy
sản Việt Nam và đang cần lời giải đáp.

Việc thực hiện đề tài: “Chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và sự
tham gia của Việt Nam” chính là nhằm giải đáp các vấn đề đã nêu ở trên.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
1. Sự tham gia của ngành thủy sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu?
2. Ngành thủy sảnViệt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?
3. Cần phải làm gì để thúc đẩy khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu của thủy sản Việt Nam?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu của Việt Nam, tìm ra những
hạn chế và nguyên nhân để có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc
tham gia chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tham gia chuỗi giá trị
thủy sản toàn cầu.
- Đánh giá việc tham gia chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu của Việt Nam
hiện nay.
- Xây dựng một số giải pháp để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào
chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu và
sự tham gia của ngành thủy sản Việt Nam vào chuỗi.

2


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Để nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản, tác

giả sẽ chọn không gian nghiên cứu chủ yếu khu vực nuôi trồng thủy sản của
Việt Nam ở khu vưc miền Nam. Ngoài ra, luận án cũng xem xét kinh nghiệm
các quốc gia trên thế giới vốn được coi là có lợi thế trong chuỗi giá trị ngành
thủy sản như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,..
Về thời gian: tập trung nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2017
Chuỗi giá trị được giới hạn nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản của Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, để phân
tích sự hình thành các khâu trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu, gắn với sự
vận động và phát triển của chuỗi. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương
pháp phân tích hệ thống và coi ngành thủy sản như một hệ thống con của hệ
thống các ngành trong nền kinh tế quốc dân và có mối quan hệ mật thiết lẫn
nhau. Việc phân tích thực trạng chuỗi giá trị thủy sản cho thấy những đặc
trưng riêng của ngành thủy sản để có những giải pháp thích hợp nhằm giúp
ngành thủy sản Việt Nam tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
6. Kết cấu luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chuỗi giá
trị thủy sản
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầ u của ngành thủy
sản Việt Nam
Chƣơng 4: Định hướng và một số giải pháp để Việt Nam tham gia có
hiệu quả vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nội dung các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới đã được đề cập đến từ rất sớm.
Michael Porter (1985) đã phân tích tính cạnh tranh của DN bằng phân tích
chuỗi giá trị bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp
thị, bán hàng và dịch vụ hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiêp
cứu triển khai v.v.). Năm 1988, Durufle và cộng sự đã áp dụng phương pháp
filiére (chuỗi, mạch) nghiên cứu đánh giá chuỗi về mặt kinh tế, tài chính.
Gereffi và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky và Morris (2001) đã đưa ra
phương pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị. Một nghiên cứu gần đây,
nghiên cứu của Gudmundsson & cs. (2006) đã nghiên cứu “Phân bổ thu nhập
trong chuỗi giá trị hải sản” ở bốn nước Iceland, Tanzania, Moroccan, Đan
Mạch đại diện bốn loại thủy sản khác nhau cho các nước phát triển và các
nước đang phát triển. Các tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa
trên khái niệm chuỗi giá trị của Kaplinsky, đã mô tả chuỗi giá trị cho các sản
phẩm thủy sản được chọn của từng nước (cá tuyết ở Iceland, cá rô ở Tanzania,
cá cơm Moroccan, cá trích ở Đan Mạch) và chi phí, giá trị gia tăng mỗi phân
đoạn trong chuỗi giá trị được tính toán. Tiếp đó, xem xét trong toàn bộ chuỗi
giá trị hải sản xuất khẩu, nước xuất khẩu kiểm soát bao nhiêu phần trăm và sự
phân phối thu nhập được phân bổ như thế nào. Cuối cùng, so sánh chéo giữa
các chuỗi GTTS của các quốc gia.
Đối với Việt Nam, kể từ năm 2000 các nghiên cứu về phân tích chuỗi giá
trị nói chung được chú ý, đặc biệt những năm qua đã xuất hiện một số

4


nghiên cứu về chuỗi GTTS như dự án “Phát triển chuỗi giá trị cá da trơn tại
An Giang”, dự án: “Phân tích chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông Cửu
Long”, là công trình nghiên cứu nằm trong “dự án phân tích chuỗi giá trị cá

vùng Mê Kông” với sự tài trợ của nước ngoài, nhằm đánh giá thực trạng sản
xuất kinh doanh và chính sách can thiệp để đảm bảo phát triển bền vững.
Nghiên cứu đã đánh giá lợi nhuận và chuỗi thu nhập phân bổ chưa hợp lý
giữa các tác nhân trong chuỗi, chủ yếu tập trung vào công ty chế biến.
Nghiên cứu đã chỉ ra tỷ trọng lợi nhuận và thu nhập mất cân đối giữa các tác
nhân trong chuỗi như trên cho thấy tính kém bền vững trong chuỗi.
Có thể nói, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu phân
tich đầy đủ một chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị thủy sản nói riêng. Đặc
biệt để phát triển bền vững chuỗi giá trị, chuỗi giá trị thủy sản cần được nhìn
nhận một cách toàn diện để hướng tới nâng cao kết quả, hiệu quả không
những của từng tác nhân tham gia mà còn cả toàn bộ chuỗi GTTS. Hơn nữa,
cần có các nghiên cứu sâu hơn tới tính công bằng trong việc tiếp nhận thông
tin, chia sẻ chi phí, lợi ích dựa trên đóng góp từng tác nhân trên chuỗi; về mặt
quản trị chuỗi cần thiết đánh giá tính linh hoạt, khả năng đáp ứng và chất
lượng sản phâm được tạo ra từ chuỗi GTTS
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu
-

Các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu của ngành thủy sản cũng như

đặc điểm của chuỗi: Mỗi nghiên cứu trong nhóm này tiếp cận chuỗi giá trị toàn
cầu của ngành thủy sản theo một hoặc một số cách khác nhau. Tuy nhiên, tiếp
cận từ sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản
còn ít được nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng chủ yếu mới ở mức độ nêu
vấn đề. Đây chính là khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
-

Nghiên cứu liên quan tới những nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị

toàn cầu của một mặt hàng/ngành thủy sản và những nhân tố ảnh hưởng tới


5


sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản: Mặc
dù có các nghiên cứu về chuỗi giá trị của các sản phẩm, theo đó một số nhân
tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cũng đã được làm rõ; tuy nhiên, do còn thiếu
các nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam trong “chuỗi giá trị toàn cầu”
ngành thủy sản nên các nhân tố ảnh hưởng đến các khâu còn chưa được làm
rõ. Việc xác định rõ mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn
cầu của ngành thủy sản, theo đó phân tích sâu từng nhân tố tác động vào sự
tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là rất cần thiết.
-

Các nghiên cứu liên quan tới giải pháp giúp nâng cao vị trí của Việt

Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản : Phân tích tóm lược các nghiên
cứu thuộc nhóm này cho thấy do mục đích nhiệm vụ của các nghiên cứu ít tập
trung vào đánh giá mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
ngành hàng thủy sản nên cũng hạn chế trong đề xuất chính sách, giải pháp cụ
thể, khả thi và hiệu quả để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị này.
Các chính sách, giải pháp chỉ thực sự phù hợp nếu được đề xuất từ kết quả
nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu của ngành thủy sản Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về phân tích chuỗi giá trị thủy sản
1.2.1. Chuỗi giá trị và một số khái niệm liên quan
1.2.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị (Value chain)
Chuỗi giá trị, hay còn được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một
khái niệm từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và phổ cập lần
đầu tiên vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh
của ông: “ Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt đông của một công ty hoạt động

trong một ngành cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty
hoạt động một ngành nghề cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của
chuỗi theo thứ tụ và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó.
Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị
gia tăng của các hoạt động cộng lại.

6


Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị
trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần
thiết để biến một sản phẩm hoặc mộ dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông
qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi
vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến
tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bổ sau khi đã sử dụng”. Và một chuỗi
giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra
tốt đa giá trị cho chuỗi.
Như vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp
hoặc nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các
hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định.
Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân
phối, marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một
chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi hoạt động lại
bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Ví dụ như khả năng cung cấp dịch
vụ hỗ trợ hậu mãi cho khách hàng thông qua việc gắn vào các sản phẩm của
mình số điện thoại gọi miễn phí để khách hàng có thể sử dụng để khiếu nại,
hỏi thông tin hay góp ý kiến đối với công ty cũng làm tăng giá trị chung của
sản phẩm: Hãng Pizza hut in số điện thoại gọi miễn phí trên các hộp bánh
Pizza chuyển đi; mỗi khi khách hàng khiếu nại, Pizza hut sẽ chuyển hộp thư
thoại người quản lý cửa hàng, nguwofi này bắt buộc phải gọi lại cho khách

hàng trong vòng 48h và giải quyết khiếu nại của khách hàng. Nói cách khác,
một khách hàng có thể sản sàng trả giá cao hơn một sản phẩn có dịch vụ hậu
mãi tốt hơn. Tương tự như vậy thì đối với các công ty nông nghiệp, một hệ
thống kho lạnh bảo quản phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như rau,
hoa, quả) sẽ có ảnh hưởng tốt đến chất lượng thành phẩm, và vì vậy, sẽ làm
tăng giá trị sản phẩm.

7


Tuy nhiên thì trong thực tế, các chuỗi giá trị thương phức tạp hơn nhiều so
với chuỗi giá trị trên. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những
hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ
cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến một
nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết vơi các DN khác trong
kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Các tiếp cận theo nghĩa rông không xem xét
đến các hoạt động do một DN duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối
liên kết ngược xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và kết với với
người tiêu dùng cuối cùng.
1.2.2. Chuỗi giá trị thủy sản
1.2.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị thủy sản
Áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào trong ngành thủy sản, có thể hiểu
chuỗi GTTS là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến người tiêu dùng
cuối cùng gồm các tác nhân sau: (i) Người sản xuất (người nuôi trồng thủy
sản; người đánh bắt thủy sản); (ii) Người chế biến; (iii) Người kinh doanh.
Đây là những tác nhân trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị. Quan hệ của các
tác nhân này dựa trên dòng thông tin, dòng hàng hóa (dịch vụ) và dòng tiền
trên chuỗi. Sự vận động của chuỗi giá trị còn chịu tác động bởi các tác nhân
và yếu tố bên ngoài chuỗi như hệ thống cung ứng, hoạt động marketing, hệ
thống luật pháp, cung cầu hàng hóa.

 Chuỗi giá trị thủy sản tiêu biểu

Một chuỗi GTTS điển hình bao gồm sản xuất (đánh bắt, hoặc nuôi trồng
thuỷ sản, hoặc kết hợp cả hai), sơ chế, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu
dùng cuối cùng (hình 1.4).
Sản
xuất


chế

Bán
buôn

Chế
biến

Bán
lẻ

Hình 1.1. Chuỗi giá trị thủy sản tiêu biểu

8

Người
tiêu
dùng


Như vậy, một chuỗi GTTS tiêu biểu có năm bước (hình 1.4). Tuy nhiên

cũng có thể có nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào việc chi tiết hóa các hoạt
động và các khâu của chuỗi.
 Chuỗi giá trị thủy sản giản mở rộng

Ngư
dân

Ngƣời
tiêu
dùng

Ngư

dân

Hình 1.2. Chuỗi giá trị thủy sản mở rộng
Một chuỗi GTTS mở rộng bao gồm nhiều cấp hay nhiều khâu khác
nhau. Mỗi một cấp của sản phẩm thủy sản thực hiện các chức năng khác nhau
như: thu gom, vận chuyển, chế biến, bảo quản sản phẩm,... Qua đó mà giá trị
của sản phẩm thủy sản được tăng thêm ở mỗi cấp hay mỗi hoạt động. Như
vậy, mỗi một hoạt động là một chức năng làm tăng giá trị cho sản phẩm
cuối cùng và đảm bảo sự sống còn đối với toàn bộ chuỗi giá trị. Người tiêu
dùng cuối cùng của một chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản phải có chức năng
hoàn trả toàn bộ chi phí sản xuấ,t và dịch vụ sản phẩm từ khâu đầu tiên đến
khâu cuối cùng của chuỗi.
1.2.2.2. Đặc trưng của chuỗi giá trị thủy sản
Chuỗi cung ứng là một góc nhìn của chuỗi giá trị cho nên chuỗi giá trị
cũng là một hệ thống các hoạt động vật chất và các quyết định thực hiện

9



liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông tin đi qua các tác nhân (Vorst
et al., 2001). Theo Lambert and Cooper (2000) một chuỗi giá trị có bốn đặc
trưng cơ bản:
- thứ nhất, chuỗi giá trị bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên
trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.
- Thứ hai, một chuỗi bao gồm nhiều DN độc lập nhau, do vậy cần
thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
- Thứ ba, một chuỗi giá trị bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có
định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý.
- Thứ tư, các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại
giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình.
1.2.2.3. Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản
Trong chuỗi GTTS, các bên tham gia chính là các tác nhân hoạt động
trên mọi cấp độ của chuỗi thủy sản, bao gồm những người sản xuất, người sơ
chế, người thu mua, các công ty chế biến, các đại lý vận tải, người phân phối,
tiêu thụ, và đại diện của các đơn vị hỗ trợ, các trường, viện… những người
đóng vai trò thúc đẩy chuỗi.
Quá trình vận hành của chuỗi giá trị thuỷ sản từ khâu sản xuất đến người
tiêu dùng bao gồm một tập hợp liên tiếp các hoạt động kinh tế của các tác
nhân, hay là sự luân chuyển liên tục các luồng vật chất qua từng tác nhân,
mà ở từng khâu, mỗi tác nhân lại tạo ra giá trị và những sản phẩm khác nhau
và sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng là sự hợp thành của tất cả
những hoạt động kinh tế đó. Như vậy, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng
của mình. Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân
khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả hoạt động
kinh tế, là đầu ra của quá trình sản xuất của từng tác nhân. Mỗi tác nhân có
những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong chuỗi. Một


10


tác nhân có thể có một vài chức năng. Các tác nhân đứng sau thường có chức
năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng kề nó hay sản phẩm của các
tác nhân trước là chi phí trung gian của các tác nhân kề sau nó (Phạm Thái
Thủy, 2008). Và giá trị hàng hóa của các tác nhân kế tiếp ngày càng tăng. Chỉ
có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng mới là
sản phẩm cuối cùng của chuỗi và khi đó chức năng của tác nhân cuối cùng ở
từng khâu kết thúc.
Nói chung các tác nhân có thể tham gia vào khâu đầu cũng như khâu
cuối cùng của chuỗi, nghĩa là có thể tham gia cả vào lĩnh vực nghiên cứu,
phát triển sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm, cung cấp một số bộ phận nào đó
của sản phẩm, và tham gia phân phối và tiêu thụ.
Tuỳ theo trình độ phát triển của mỗi nền sản xuất và lưu thông hàng
hóa, tính chất của sản phẩm (có thể tiêu dùng ngay hay phải qua chế biến),
vị trí của người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường (trong vùng hay ngoài
vùng, trong nước hay ngoài nước) mà số lượng các tác nhân tham gia vào
chuỗi giá trị của sản phẩm đó có khác nhau. Sản phẩm thủy sản .có thể trực
tiếp tới tay người tiêu dùng dưới hình thức bán lẻ ở ngay các ngư trại NTTS,
ở các làng cá trên bờ biển hoặc bán lẻ trực tiếp ở các chợ nông thôn, thành
phố; và cũng có thể phải trải qua nhiều tác nhân như: thu gom sản phẩm,
chế biến, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng,..
Mặt khác trong chuỗi GTTS, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở
công đoạn sản xuất, tạo ra các sản phẩm thô (tươi sống) hoặc công đoạn chế
biến (Lưu Đức Khải, 2009). Quá trình tạo ra giá trị gia tăng ở hai công đoạn
này rất khác nhau. Sản phẩm mỗi một lần trải qua một công đoạn trong chuỗi
là một lần thay đổi quyền sở hữu. Mỗi lần thay đổi quyền sở hữu đi theo nó là
một lần bổ sung thêm giá trị vào sản phẩm. Nếu chỉ dừng lại ở công đoạn tạo
ra sản phẩm thô (tươi sống) thì giá trị gia tăng rất thấp và thấp hơn nhiều so


11


với sản phẩm qua công đoạn chế biến. Do trong hoạt động sản xuất thủy sản
(nuôi trồng, đánh bắt) đều cần vốn lớn như hoạt động NTTS: đào ao thả cá
trên đất canh tác hiệu quả thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng; đầu tư cải
tảo đầm nuôi thủy sản ở ven biển, cửa sông,... Hoạt động đánh bắt, nhất là
hoạt động đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn đầu tư đóng thuyền lên tới hàng tỷ
đồng. Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn vượt quá khả năng tự tích
lũy và đầu tư của từng ngư dân. Mặt khác, do đặc điểm của ngành thủy sản,
đối tượng sản xuất là sinh vật chịu ảnh hưởng của quy luật sinh học (quá
trình sinh trưởng và phát triển) và quy luật tự nhiên (môi trường nguồn nước,
khí hậu,..) nên có nhiều rủi ro. Đặc biệt đối với những nước như Việt Nam
có bờ biển dài, diễn biến bão lũ phức tạp, nhiều trận bão lũ lớn đã gây thiệt
hại cho nghề NTTS của cả một vùng hay một địa phương. Chính vì vậy, kết
quả sản xuất không ổn định, năng suất lao động rất thấp, khả năng đầu tư rất
hạn chế,... ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất thủy sản.
Trong khi đó, tham gia công đoạn chế biến là những nhà đầu tư có vốn
và mục đích sản xuất kinh doanh làm sao tối đa hóa được lợi nhuận. Họ có
thể quan hệ với rất nhiều ngư dân sản xuất nguyên liệu và thường quan hệ
theo hình thức “mua đứt, bán đoạn”. Nghĩa là thuận mua vừa bán và họ
luôn nằm ở vị thế có lợi, có quyền định giá sao cho phần lợi thuộc về họ.
Sự chia sẻ lợi ích giữa hai công đoạn sản xuất với công đoạn chế biến là rất
khó khăn và luôn mang những mâu thuẫn, đôi khi là đối kháng, bất hợp tác,
đặc biệt phổ biến hầu hết các chuỗi giá trị nông sản nói chung, chuỗi
GTTS nói riêng.
Sự hợp nhất giữa hai nhóm công đoạn nói trên tạo ra mối liên kết dọc, là
điều kiện tiên quyết của sự hình thành và phát triển chuỗi GTTS. Trong
trường hợp


chuỗi GTTS mang tính toàn cầu thì hai công đoạn này phải

được tổ chức rất chặt chẽ để tạo nên mối liên kết dọc giữa sản xuất với chế

12


biến công nghiệp, điều này là vô cùng khó vì nhà chế biến thủy sản thường
không quan tâm tới sự hài lòng hay không hài lòng của người ngư dân đã
cung cấp nguyên liệu cho mình. Sự tham gia trực tiếp vào chuỗi GTTS sẽ
gặp phải trở ngại lớn về khả năng liên kết với các tác nhân ở công đoạn chế
biến. Chính vì vậy, cùng với việc nâng cao hiệu của từng tác nhân tham gia
vào chuỗi GTTS thì vấn đề chính cần xác định là những hoạt động và thành
phần nào của chuỗi được phối hợp và gia tăng giá trị cho hàng hoá. Điều quan
trọng là phải xác định được ai đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi GTTS, ai sẽ
phối hợp và thúc đẩy toàn bộ chuỗi (Lưu Đức Khải, 2009).
Tóm lại, Các tác nhân tham gia chuỗi GTTS là các tác nhân thực hiện
những chức năng cơ bản, của chuỗi giá trị điển hình là ngư dân, các DN chế
biến nhỏ và vừa, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ, các nhà xuất khẩu, có
một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành
người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành
phẩm); Và các DN, các cơ quan nhà nước, các cơ quan chuyên biệt của.
ngành như các viện thủy sản, viện công nghệ,... có quan hệ với một chuỗi
GTTS như các nhà cung cấp dịch vụ vận hành và những nhà cung cấp dịch vụ
hỗ trợ.
1.2.2.4. Sự cần thiết tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản
Thủy sản là một ngành sản xuất vật chất bao gồm nhiều hoạt động sản
xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối liên quan chặt
chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản. Khi

trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên
chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng vào nhau. Trong điều kiện
như vậy, khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít với chất lượng thấp và chủ
yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ
của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các

13


hoạt động sản xuất thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao. Các hoạt
động chuyên môn hóa khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản có
trình độ và quy mô phát triển tùy thuộc nhu cầu thị trường và mỗi hoạt động
lại dựa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp
công nghệ, tạo nên những ngành chuyên môn hóa hẹp có tính chất độc lập
tương đối như: công nghiệp đánh bắt biển, cơ khí chế tạo và sữa chữa tàu
thuyền, công nghiệp sản xuất thức ăn cho chăn nuôi thủy sản, công nghiệp
chế biến thủy sản... Tuy vậy, do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng các sản
phẩm thủy sản, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng,
chế biến và dịch vụ thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn
hóa hẹp đó trong một thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành.
Chính vì vậy các ngành, các DN muốn thành công phải phối hợp với nhau,
phải tham gia vào chuỗi giá trị. Sự phối hợp các hoạt động kinh doanh trong
chuỗi giá trị là rất cần thiết để cung cấp đúng chất lượng và số lượng của sản
phẩm cho các khách hàng cuối cùng.
Đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế, sự tùy thuộc và tương tác lẫn
nhau giữa các hoạt động kinh doanh và các DN khác nhau đã ngày càng trở
nên quan trọng. Một mặt toàn cầu hóa làm tăng áp lực cạnh tranh về các sản
phẩm có chất lượng cao, tươi mới. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc
gia không chỉ là vấn đề về năng lực của các DN đơn lẻ mà còn là vấn đề về
mức độ hợp tác có hiệu quả của các DN này với nhau, bao gồm cả các DN lớn

và các DN nhỏ.
Lợi thế chính đối với người tham gia chuỗi giá trị hiệu quả thể hiện ở
chỗ có thể giảm được chi phí trong kinh doanh, tăng doanh thu, tăng thế
mạnh, cải thiện sự tiếp cận công nghệ, thông tin, vốn, và qua đó đổi mới quá
trình sản xuất và marketing để đạt được giá trị cao hơn, cung cấp giá trị cao
hơn cho khác hàng (Porter, 2008). Đặc biệt thủy sản là ngành kinh tế có khả
năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

14


Cùng với mở cửa và hội nhập, quá trình phân công lao động đang diễn ra
mạnh mẽ trên toàn thế giới, việc bố trí các công đoạn sản xuất cũng diễn ra
rộng khắp trong nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, tính cạnh tranh và
phụ thuộc lẫn nhau trong hệ thống đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn.
Điều đó làm cho tính hiệu quả trong sản xuất chỉ là điều kiện cần cho khả
năng thâm nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó, để thu lợi một cách bền
vững từ việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu cần phát huy tính năng động
của từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Để tiêu thụ được sản phẩm với
giá cả có lợi thì phải tiếp cận được người tiêu dùng cuối cùng và để tham gia
tốt nhất vào quá trình phân phối lợi ích thì cách duy nhất là tham gia vào
chuỗi giá trị.
Khi nghiên cứu sự tham gia chuỗi giá trị hàng nông sản nói chung tác giả
Nguyen and Tran (2005) đưa ra ưu nhược điểm sau:
Về ưu điểm:
- Giảm tính phức tạp của trao đổi
- Giảm thời gian tìm kiếm người cung ứng
- Cải thiện chất lượng
- Tăng cường sự ổn định, bảo đảm tiến độ
- Chia sẻ thông tin và tin cậy giữa các bên tham gia

- Tăng cường chất lượng
- Giảm dự trữ
- Giá cung ứng ổn định

Nhược điểm:
- Tăng sự phụ thuộc
- Giảm cạnh tranh
- Phát sinh chi phí mới cho chuỗi

Như vậy, các tổ chức thủy sản tham gia vào chuỗi GTTS là sự cần thiết
để nâng cao năng lực cạnh tranh.

15


1.2.3. Phân tích chuỗi giá trị thủy sản
Chuỗi GTTS sẽ bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển
dịch theo các mối liên kết với các DN khác trong kinh doanh, chế biến... Phân
tích chuỗi GTTS xác định mối liên kết giữa các bên tham gia. Phân tích chuỗi
GTTS cho biết những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi,
những gì liên kết họ với nhau. Mỗi một thành viên của chuỗi GTTS là người
mua hàng của người trước và là nhà cung cấp cho người sau. Họ có thể hoạt
động độc lập với nhau, nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau bởi vì họ có những mục
tiêu chung và hoạt động để đạt được điều đó. Một sự hợp tác tạo ra giá trị và
giảm chi phí. Và mỗi thành viên góp thêm giá trị tại cuối của chuỗi bằng cách
đóng góp vào sự thỏa mãn của khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về các hoạt động dẫn đến một lợi thế cạnh tranh, có thể
bắt đầu với chuỗi giá trị chung và sau đó xác định các công ty có liên quan
đến cụ thể từng hoạt động và liên kết giữa các hoạt động phải được xác định.
Một liên kết tồn tại nếu hiệu suất hoặc chi phí của một trong những hoạt

động mà ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Lợi thế cạnh tranh có thể thu
được bằng cách tối ưu hóa và điều phối các hoạt động liên kết. Hiểu biết về
các mối liên kết giữa các hoạt động có thể sẽ tìm được cách thức tiết kiệm chi
phí hoặc tạo sự khác biệt.
Mặt khác, phân tích chuỗi GTTS sẽ giúp các DN thủy sản xác định
cách thức mà DN tạo ra giá trị cho khách hàng và tiến tới tối đa hóa giá trị
thông

qua việc cung cấp sản phẩm với chi phí thấp và tạo sự khác biệt.

Các phân tích chuỗi giá trị cho biết liên kết các giá trị của các hoạt động
của các tổ chức với các bộ phận chức năng chính của nó. Sau đó đánh giá
sự đóng góp của mỗi phần trong giá trị gia tăng tổng thể của DN được thực
hiện (Lynch, 2003).

16


×