Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Sự tham gia của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu nghiên cứu trường hợp xuất khẩu sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN QUỲNH ANH

SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU- NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG
NHẬT BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------NGUYỄN QUỲNH ANH

SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU- NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG
NHẬT BẢN
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VIỆT KHÔI

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa
được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.
Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các
quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài
liệu tham khảo của luận văn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... iv
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÀ PHÊ ............................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 5
1.1.1. Nội dung các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................. 5
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 11
1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu ngành cà phê ..................................... 11
1.2.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm của chuỗi giá trị ngành cà phê và yêu cầu để xuất khẩu sang Nhật
Bản………………………………………………………………………………...21
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông
sản nói chung và ngành cà phê nói riêng ................................................................ 31

1.3 . Cơ sở thực tiễn từ kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành cà phê
Brazil……………………………………………………………………………... 40
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 44
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................... 44
2.2. Dữ liệu và nguồn dữ liệu .................................................................................. 44
2.3. Phương pháp phân tích ..................................................................................... 44
2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ................................................................. 45
2.3.2. Phương pháp thống kê................................................................................... 46
2.3.4. Phương pháp so sánh ..................................................................................... 48
2.3.5. Phương pháp case study ................................................................................ 48
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT
NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU .................................................. 49
3.1. Thực trạng về sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ................................. 49


3.2. Sự tham gia ngành cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ................... 57
3.2.1. Vị trí ngành cà phê Việt Nam trong thị trường thế giới................................ 57
3.2.2. Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành cà phê Việt Nam ............ 61
3.3. Nghiên cứu trường hợp xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản .............. 69
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA
TĂNG CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM ...................................................... 76
4.1. Định hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam ................................................... 76
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành cà phê Việt Nam 78
KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT


Ký hiệu

Nguyên nghĩa Tiếng Anh
Association
of Coffee Producing Countries
Association of South East
Asian Nations

1

ACPC

2

ASEAN

3

AJCEP

ASEAN-Japan Closer
Economic Partnership

4

ICO

International Coffee
Organization


5

ITC

International trade Center

6

VICOFA

7

VJEPA

8

TPP

9

WCR

Vietnam Coffee- Cocoa
Association
VietNam-Japan Economic
Partnership Agreement
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement
World Coffee Research


i

Nguyên nghĩa Tiếng Việt
Hiệp hội các nước sản
xuất cà phê
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
Hiệp định Đối tác Kinh tế
toàn diện ASEAN - Nhật
Bản
Tổ chức cà phê thế giới
Trung tâm Thương mại
Quốc tế
Hiệp hội cà phê – cacao
Việt Nam
Hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam - Nhật Bản
Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương
Tổ chức Nghiên cứu Cà
phê Thế giới


DANH MỤC BẢNG

TT

Bảng


Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Vị trí của Brazil trong xuất khẩu cà phê thế giới

41

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4

Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6


Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

8

Bảng 3.7

Diện tích gieo trồng của một số tỉnh từ niên
vụ 2015/16 đến niên vụ 2017/18
Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cà phê
Việt Nam giai đoạn 2009-2018
Thị phần các nước nhập khẩu cà phê lớn của
Việt Nam
Phân loại các mặt hàng cà phê xuất khẩu
của Việt Nam theo theo mã HS giai đoạn
2009-2018
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cà phê của
Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 20092018
Nhu cầu nhập khẩu cà phê của một số nước
trên thế giới
Phân loại cà phê Việt Nam xuất khẩu sang
Nhật Bản theo mã HS giai đoạn 2009-2018

ii

52
53

55
56

70
73
74


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

6

2

Hình 1.2

Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu


8

3

Hình 1.3
Hìn Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp

4

Hình 1.4

5

Hình 1.5

6

Hình 3.1

7

Hình 3.2

Giá trị gia tăng của quốc gia có chi phí lao
động thấp
Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Nhật
Bản
Tỷ lệ tham gia của các chủ thể trong chuỗi
giá trị cà phê
Chuỗi cung ứng ngành cà phê của các

doanh nghiệp Việt Nam

iii

Trang

13
20
27
58
69


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3


4

Biểu đồ 3.5

Nội dung
Diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê
của Việt Nam giai đoạn 2009-2017
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
giai đoạn 2009-2017
Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản
giai đoạn 2009-2018
Một số thị trường chính xuất khẩu cà phê
sang Nhật Bản năm 2018

iv

Trang
50

54

71

72


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự tham gia vào

chuỗi giá trị toàn cầu của tất cả các ngành hàng ngày càng đóng vai trò quan
trọng, mang tính tất yếu, có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia, khu vực nói riêng, phát triển kinh tế toàn cầu nói chung. Ngành cà phê
cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Theo như báo cáo năm 2016 của Hiệp
hội cà phê thế giới (ICO), mức tiêu thụ cà phê trên toàn thế giới đạt 155,1
triệu bao; tuy nhiên tổng xuất khẩu chỉ đạt 122,45 triệu bao. Xuất khẩu mặt
hàng cà phê là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.
Giai đoạn 2009-2015, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này đến trên 80 quốc
gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan,
xuất khẩu cà phê của nước ta năm 2018 đạt 1,882 triệu tấn trị giá 3,544 tỷ
USD tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với năm 2017, chiếm
1,46% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước (243,48 tỷ
USD). Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu mặt hàng
cà phê của Việt Nam, đứng thứ 5 sau Đức, Mỹ, Italia, Tây Ban Nha. Xuất
khẩu đạt 89,7 nghìn tấn thu về 209,8 triệu USD.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết
ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, thúc đẩy thương mại giữa
2 nước, tạo điều kiện xuất khẩu cho mặt hàng cà phê nói riêng, hàng hóa dịch
vụ xuất khẩu của Việt Nam nói chung.
Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới nhưng giá trị sản
phẩm các doanh nghiệp thu được không cao. Nguyên nhân xuất phát từ việc
hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đang tham gia vào công đoạn tạo giá

1


trị gia tăng thấp nhất- khâu trồng trọt, chỉ cung cấp sức lao động phổ thông và
nguyên vật liệu thô, mới chỉ ở dạng sơ chế nhìn chung xuất khẩu cà phê
chiếm khoảng 93-95% sản lượng cà phê, chủ yếu là cà phê nhân sống nên giá
trị gia tăng chưa cao (Bùi Đức Tuân, 2012). Hạt cà phê sau khi được thu

hoạch sẽ được sơ chế và xuất khẩu sang các nước tiên tiến có công nghệ chế
biến hiện đại để chuẩn bị cho quá trình chế biến sâu- đây là khâu thu được giá
trị gia tăng cao hơn. Cà phê sản xuất ra tại Việt Nam chủ yếu được chế biến
sơ qua và xuất khẩu sang các nước tiến tiến để thực hiện công đoạn chế biến
sâu. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có khả năng chuyên sâu
công đoạn này đó là cà phê Trung Nguyên và Vinacafe. Hạn chế lớn nhất của
ngành đó là sự phát triển không đồng đều giữa khâu sản xuất, trồng trọt và
khâu chế biến, rang xay. Sự phát triển yếu của khâu chế biến, rang xay đã cản
trở, làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê và hạn chế sự xâm nhập
vào các khâu cao hơn trong chuỗi giá trị. Do đó, các thương hiệu cà phê Việt
Nam dần bị thay thế bởi các nhãn hiệu nổi tiếng nước ngoài và doanh nghiệp
Việt Nam không giành được giá trị gia tăng ở khâu tiếp theo. Sự phát triển
không đồng đều giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Việt
Nam đã làm cản trở sự phát triển của ngành.
Việc nghiên cứu đề tài “ Sự tham gia của ngành cà phê Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu- Nghiên cứu trường hợp xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản” là hết sức cần thiết, góp phần phân tích thực trạng tham gia của cà phê
Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh của cà
phê Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: Xác định vị trí của ngành cà
phê Việt Nam trong thị trường thế giới? Thực trạng xuất khẩu sang thị trường
2


Nhật Bản? Làm thế nào tăng giá trị gia tăng của ngành cà phê Việt Nam?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng tham gia của ngành cà
phê Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt

Nam sang thị trường Nhật Bản nhằm đưa ra một số giải pháp làm tăng giá trị
gia tăng của ngành cà phê Việt Nam cũng như nâng cao năng lực xuất khẩu
của cà phê Việt Nam, chủ yếu là một số giải pháp cho nhóm doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Về nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên,
luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: luận văn tập trung hệ thống
hóa những vấn đề lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu ngành cà phê; phân tích
thực trạng tham gia của ngành cà phê Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,
thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản; từ đó đề
xuất một số giải pháp, khuyến nghị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là sự tham gia của ngành cà phê
Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, nghiên cứu trường hợp xuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung của luận văn: Thực trạng tham gia
của ngành cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, nghiên cứu trường
hợp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản;
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng
trong giai đoạn 2009-2018.
4. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới sau: phân tích một các có hệ thống cơ
sở lý luận về thực trạng tham gia của ngành cà phê Việt Nam vào chuỗi giá trị
toàn cầu, thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
nhằm đưa ra một số giải pháp làm tăng giá trị gia tăng của ngành cà phê Việt
3


Nam cũng như nâng cao năng lực xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
5. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về chuỗi
giá trị toàn cầu ngành cà phê
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng tham gia của ngành cà phê Việt Nam trong chuỗi
giá trị toàn cầu
Chương 4. Một số giải pháp, khuyến nghị chủ yếu nhằm nâng cao giá trị
gia tăng, cũng như sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam
Phần kết luận

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÀ PHÊ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nội dung các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và trong ngành
cà phê
Theo Bùi Đức Tuân, Chuyên đề lồng ghép mới tham gia sâu vào chuỗi
giá trị toàn cầu trong điều kiện thực thi các cam kết WTO: trường hợp ngành
nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2012: chuỗi giá trị nông sản toàn cầu bao
gồm rất nhiều công đoạn khác nhau từ cung cứng nguyên liệu đầu vào, nuôi
trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế,... đến vận chuyển phân phối và sửa dụng
sản phẩm.
Chuỗi giá trị nông sản có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau.
Trong quá trình toàn cầu hóa, các chủ thể trong chuỗi có thể đến từ các quốc
gia khác nhau, cùng tham gia hoạt động vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành
nông nghiệp

5



Hình 1.1. Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Nguồn: Bùi Đức Tuân, Chuyên đề lồng ghép mới tham gia sâu vào chuỗi
giá trị toàn cầu trong điều kiện thực thi các cam kết WTO: trường hợp ngành
nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2012
Ngoài ra, nghiên cứu đã trình bày chuỗi giá trị cà phê toàn cầu khá đầy
đủ như sau:
Thứ nhất, nông dân thu hoạch cà phê từ nông trại, sau đó có thể thực
hiện quá trình làm khô hoặc làm ướt hạt cà phê sẽ nhận thu về giá trị xuất trại;
Sau đó, cà phê tươi được nhà máy hoặc người thu mua thực hiện một
trong hai quy trình làm khô hoặc làm ướt và được bán với giá tại nhà máy; hạt
cà phê được trung gian thu mua cho xuất khẩu với giá FOB (Giá FOB là giá
tại cửa khẩu của bên xuất, chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển
6


hàng hoá tới cảng của bên nhập. Người bán giao hàng cho người mua qua lan
can tàu tại cảng xếp hàng, khi hàng đã lên tàu nghĩa là người bán đã hết trách
nhiệm. Trong điều kiện này thì người bán chỉ việc vận chuyển hàng từ kho
của mình ra cảng và làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu, còn việc thuê tàu
thì do bên người mua chịu trách nhiệm)
Tiếp theo, cà phê được nhập khẩu tại nước nhập với giá CIF (Giá CIF là
giá tại cửa khẩu của bên nhập, đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng
hoá tới cửa khẩu của bên nhập). Việt Nam thường xuất khẩu cà phê theo giá
FOB, nhập khẩu cà phê theo giá CIF.
Người nhập khẩu sau đó bán lại cho người bán buôn với giá bán buôn
Quy trình rang cà phê được thực hiện bởi người bán buôn và sau đó được
bán lại cho các nhà máy với tại mức giá tại nhà máy
Cuối cùng, người bán lẻ sẽ bán cà phê cho người tiêu dùng tại thị trường

nước nhập khẩu với giá bán lẻ như tại các nhà hàng, khách sạn hay cho người
tiêu dùng cuối cùng

7


Hình 1.2. Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Nguồn: Fitter Robert & Raphael Kaplinsky, 2001
Đây là nguồn tài liệu làm cơ sở lý luận khá đầy đủ và rất hữu ích cho bài
luận văn.
8


Nguyễn Thị Phương Linh, Phân tích sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
ngành cà phê Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số
7/2017: Báo cáo này nghiên cứu khá đầy đủ về các khâu hình thành chuỗi giá trị
ngành cà phê cũng như sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành cà phê
Việt Nam qua sự phân tích đặc điểm của từng phân đoạn cụ thể từ sản xuất
nguồn nguyên phụ liệu đến khâu phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng. Tuy
nhiên các nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích trong giai đoạn ngắn, từ 20132016, chưa nghiên cứu trường hợp xuất sang 1 thị trường cụ thể
Đinh Công Khải, Cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao năng
lực xuất khẩu, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2013: Nghiên cứu này
đưa ra khá đầy đủ cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu, từ khái niệm, phân loại, so
sánh, cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận cho bài luận văn. Tuy nhiên bài
nghiên cứu mới chỉ đưa ra phân tích chuỗi giá trị chung, tập trung vào thực trạng
chuỗi giá trị ngành dệt may.
Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị
toàn cầu của ngành nông sản và cà phê và giải pháp
Hoàng Thị Vân Anh và các cộng sự, Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà

phê và khả năng tham gia của Việt Nam, Hà Nội, 2009. Báo cáo tổng kết đề
tài này đã nếu rất rõ ràng, cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn
cầu mặt hàng cà phê. Theo đó, bao gồm yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan bao gồm:
Các tổ chức xuất khẩu cà phê quốc tế có vai trò thúc sự ổn định giá cà
phê thế giới ở mức có lợi cho người sản xuất, thông qua sự tham gia của các
nước sản xuất vào Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và Tổ chức cà
phê quốc tế (ICO).
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong việc phát triển chuỗi giá
9


trị là nâng cao chất lượng sản phẩm mặt hàng cà phê, nâng cao chất lượng bên
trong của sản phẩm, quan tâm đến những đặc tính liên quan đến quá trình sản
xuất cà phê. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển chuỗi
giá trị cà phê tại nước có thu nhập thấp, các nền kinh tế đang chuyển đổi.
Việc thực hiện được những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn về chất lượng,
sinh thái, xã hội thúc đẩy các tác nhân tham gia sâu vào chuỗi giá trị cà phê.
Bên cạnh đó, các sản phẩm cà phê có chất lượng cao sẽ có khả năng tiếp cận
thị trường tốt hơn mặc dù có thể có mức giá cao hơn. Chính vì vậy, chú trọng
nâng cao chất lượng cà phê là hết sức quan trọng để phát triển sản phẩm,
trong đó có việc áp dụng các tiêu chuẩn sinh thái và xã hội. Việc khuyến
khích các nhân tố tham gia chuỗi giá trị áp dụng các tiêu chuẩn này để trở
thành một công cụ thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong việc tham gia vào
chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Bên cạnh đó, bao gồm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới chuỗi giá trị
toàn cầu mặt hàng cà phê như: lợi thế so sánh của các quốc gia khi tham gia
chuỗi, môi trường chính sách của các quốc gia, năng lực của các đối tượng
tham gia.
Cũng theo như nghiên cứu của tác giả Bùi Đức Tuân, Chuyên đề lồng

ghép mới tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện thực thi các
cam kết WTO: trường hợp ngành nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2012, nêu
ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nói chung
như nhu cầu thị trường, sức ép cạnh tranh toàn cầu, xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, lợi thế quốc gia, năng lực sản xuất kinh doanh, chính sách của quốc
gia. Tuy nghiên chuyên đề này mới chỉ đề cập đến các nhân tố chung cho
ngành nông sản, chưa đề cập đến nhân tố tác động cụ thể đến ngành cà phê.
Bên cạnh đó, theo phân tích trong chuyên đề này đã chỉ ra khá rõ vị trí của cà
phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Theo nghiên cứu này, Việt Nam dù
10


là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới nhưng mới chỉ tham gia
vào phần tạo ra giá trị, chưa tham gia sâu vào hoạt động tạo ra giá trị gia tăng
cho sản phẩm như chế biến, đóng gói, marketing và bán sản phẩm tới tay
người tiêu dung cuối cùng với thương hiệu của mình. Do vậy, cà phê Việt
Nam không thu về nhiều giá trị gia tăng so với các nước khác. Tuy nhiên bài
viêt cũng mới chỉ đề cập đến giải pháp chung để ngành nông nghiệp Việt
Nam tăng cường thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, chưa đưa ra giải
pháp riêng cho ngành cà phê.
Lê Huy Khôi, Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê
Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, Hà nội, 2013: Luận án tiến sĩ
kinh tế này đưa ra được các quan điểm, giải pháp giúp nâng cao giá trị gia
tăng cho ngành cà phê Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đề xuất các
nhóm giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành
hàng này trong từng khâu của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, tập trung vào các
khâu chế biến và phân phối, marketing sản phẩm, từ đó góp phần xây dựng
thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, do luận án
được thực hiện vào năm 2013 nên số liệu chưa được cập nhật theo xu hướng
hiện tại của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, nền kinh tế thế giới nói chung,

luận án chưa nghiên cứu về 1 thị trường xuất khẩu cụ thể.
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thị trường xuất khẩu cà phê cụ thể của Việt
Nam, đó là Nhật Bản, nghiên cứu mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi
giá trị cà phê toàn cầu với số liệu cập nhật đến năm 2018, từ đó đưa ra giải
pháp phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay.
1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu ngành cà phê
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1.Chuỗi giá trị
11


 Khái niệm
Khái niệm chuỗi giá trị được đưa ra đầu tiên bởi Michael Porter vào năm
1985 trong cuốn “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior
Performance”, theo đây chuỗi giá trị được hiểu như sau “Tổng thể các hoạt
động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Theo đó, chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ,
tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm, các hoạt động phân phối, tiêu thụ theo
một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị
tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi”. Theo ý kiến của Michael Porter, có 2
bước chính trong việc phân tích chuỗi giá trị, bao gồm: Thứ nhất là xác định
từng hoạt động riêng lẻ trong tổ chức, thứ hai là hân tích giá trị tăng thêm
trong mỗi hoạt động và liên hệ nó với sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cũng theo Michael Porter, chuỗi giá trị của một doanh nghiệp gồm chín hoạt
động, chia thành 2 nhóm chính, bao gồm nhóm các hoạt động bổ trợ và nhóm
các hoạt động cơ bản.

12



Các hoạt động
chính

Hậu cần
đầu vào

Marketing
và bán
hàng

Hậu cần
đầu ra

Sản xuất

Hạ tầng của doanh nghiệp
Các hoạt động
bổ trợ

Dịch vụ

Giá trị

Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Mua sắm
Hình 1.3: Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp
(Nguồn: Michael Porter, 1985)


Các hoạt động cơ bản là hoạt động mang tính vật chất, hoạt động này có
liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm, công đoạn bán hàng, công tác hỗ
trợ sau bán hàng và nhóm các hoạt động bổ trợ.Theo đó có 5 hoạt động sơ
cấp, bao gồm: hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần đầu ra, marketing và bán
hàng, dịch vụ. Các hoạt động bổ trợ sẽ hỗ trợ cho hoạt động sơ cấp và tự
chúng cũng hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cung ứng mua hàng đầu vào, công
nghệ, nguồn nhân lực và các chức năng khác trong toàn doanh nghiệp.
a, Các hoạt động cơ bản
Có 5 hoạt động sơ cấp, bao gồm: hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần đầu
ra, marketing và bán hàng, dịch vụ.
13


Hậu cần đầu vào là các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân
phối các đầu vào của sản phẩm, ví dụ như quản lý nguyên vật liệu, quản lý
tồn kho, lên lịch trình hoạt động cho các phương tiện, lịch hoàn trả cho nhà
cung cấp.
Vận hành là hoạt động liên quan đến chuyển hóa các đầu vào thành hình
thái sản phẩm sau cùng, chẳng hạn như gia công cơ khí, quy cách đóng gói,
lắp ráp, kiểm tra, in ấn, bảo trì thiết bị.
Hậu cần đầu ra đầu ra có liên quan đến những hoạt động: thu gom, lưu
trữ, phân phối sản phẩm đến người mua, ví dụ như tồn kho thành phẩm, quản
lý các vật liệu, vận hành với các phương tiện phân phối, quy trình đặt hàng,
thiết lập lịch làm việc.
Marketing và bán hàng là hoạt động liên quan đến cung cấp phương tiện
thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm (marketing, khuyến mãi, bán hàng, báo
giá, định giá.
Dịch vụ cung cấp các dịch vụ nhằm tăng cường, duy trì tốt giá trị, chất
lượng của sản phẩm, ví dụ như lắp đặt, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, điều
chỉnh sản phẩm.

Tùy theo từng ngành nghề, các hoạt động đó sẽ mang đến hàm lượng giá
trị gia tăng khác nhau. Hậu cần đầu vào và hậu cần đầu ra là khâu quan trọng
nhất với doanh nghiệp bán lẻ, còn với doanh nghiệp dịch vụ thì hậu cần đầu ra
không đem lại nhiều hàm lượng giá trị gia tăng như hoạt động vận hành.
Với các ngân hàng thương mại thì marketing và bán hàng là khâu quan
trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh.
b, Các hoạt động bổ trợ
Cũng như đối với các hoạt động cơ bản, các hoạt động bổ trợ bao gồm các
hoạt động mang lại giá trị khác nhau tùy theo đặc thù riêng biệt của từng ngành.
Chẳng hạn như phát triển công nghệ bao gồm thiết kế cấu trúc, thiết kế
14


đặc trưng, thử nghiệm thực tế, quy trình khoa học và lựa chọn công nghệ.
Các hoạt động bổ trợ mang lại giá trị gia tăng nhờ hỗ trợ cho các hoạt
động cơ bản có thể được phân chia thành 4 nhóm tổng quát sau:
Thu mua là hoạt động bổ trợ có liên quan đến chức năng của việc thu
gom, bao gồm các yếu tố đầu vào sử dụng trong chuỗi giá trị.
Công tác thu mua các đầu vào gồm thu mua các nguyên vật liệu thô; thu
mua nguồn cung ứng, những sản phẩm để tiêu thụ khác; các tài sản như máy
móc, thiết bị thí nghiệm, thiết bị văn phòng, nhà xưởng.
Các hoạt động thu mua này thường xuất hiện liên kết với các hoạt động
cơ bản, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện trong các hoạt động tạo lập giá trị,
trong những hoạt động bổ trợ, như đầu vào cho phát triển công nghệ là các
nguồn cung ứng cho thí nghiệm, các dịch vụ thử nghiệm, bên cạnh đó kế toán
là đầu vào được thu mua cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
Phát triển công nghệ là hoạt động bổ trợ đóng góp vào quá trình tạo ra
giá trị.
Công nghệ được triển khai rộng khắp trong nhiều doanh nghiệp, từ công
nghệ ứng dụng trong khâu vận chuyển hàng hóa đến công nghệ chứa đựng

ngay trong sản phẩm.
Phát triển công nghệ bao gồm nhiều hoạt động có thể tập hợp lại trên
diện rộng thành những nỗ lực để cải tiến sản phẩm và quy trình. Phát triển
công nghệ có thể hỗ trợ các công nghệ khác tham gia trong các hoạt động tạo
ra giá trị bao gồm công nghệ viễn thông dành cho hệ thống đặt hàng, công
nghệ tự động hóa dành cho bộ phận kế toán.
Phát triển công nghệ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác, ví như nghiên
cứu cơ bản và thiết kế sản phẩm, nghiên cứu truyền thông, thiết kế quy trình
thiết bị …
Quản trị nguồn nhân lực: nguồn nhân lực chính là tài sản chiến lược
đối với mọi doanh nghiệp.
15


Quản trị nguồn nhân lực bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến tuyển dụng
lao động, thuê lao động, đào tạo và phát triển, vấn đề thu nhập của nhân sự.
Quản trị nguồn nhân lực có vai trò hỗ trợ cả các hoạt động cơ bản và các
hoạt động bổ trợ, quản trị nhận lực tham gia vào nhiều khâu khác nhau của
chuỗi giá trị. Với vai trò trong việc quyết định kiến thức, kỹ năng của nhân
viên, các chi phí tuyển dụng, đào tạo, tập huấn; quản trị nguồn nhân lực ảnh
hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Cơ sở hạ tầng tổ chức là hoạt động bổ trợ, bao gồm các hoạt động như
quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, quản trị chất
lượng. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp chứ không
chỉ hỗ trợ cho bất kỳ hoạt động riêng lẻ nào, khác biệt với các hoạt động bổ
trợ khác.
Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, chuỗi giá trị còn được
hiểu một cách đơn giản là toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản
phẩm hoặc một dịch vụ nào đó đi từ khái niệm, tiếp đến qua các công đoạn
sản xuất khác nhau, hoạt động này có liên quan đến sự kết hợp giữa chuyển

hóa vật chất với đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau, sau đó đưa đến
người tiêu dung cuối cùng cùng và các chính sách sau sử dụng.
Theo Kenichi Ohno (2006), chuỗi giá trị là một loạt các doanh nghiệp
(nhà sản xuất, phân phối) thực hiện các chức năng như R & D, thiết kế sản
phẩm, lắp ráp và sản xuất, phân phối, marketing, có nghĩa là bao gồm các nhà
sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán, nhà phân phối một sản phẩm cụ thể nào
đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng 1 loạt các giao dịch kinh doanh
trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến tay người tiêu
dung cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà sản xuất, phân phối,
chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các đường dẫn trong chuỗi;
Theo nhà nghiên cứu Raphael Kaplinsky đã đưa ra khái niệm về chuỗi
giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động
16


×