Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Anh tương tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 22 trang )

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Anh tương tác

MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................................................2
1. Đặt vấn đề.................................................................................................................................................2
2. Mục đích của đề tài..................................................................................................................................3
3. Phạm vi của đề tài....................................................................................................................................3

II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI..................................................................................................4
1. Thực trạng việc dạy và học Tiếng Anh cấp tiểu học theo đề án 2020 ở Trường TH Võ Văn Ngân.....4
1.1. Thuận lợi............................................................................................................................................4
1.2. Khó khăn...........................................................................................................................................4
2. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................................5
2.1. Bảng tương tác là gì?........................................................................................................................5
2.2 Những lợi ích của việc ứng dụng bảng tương tác thông minh vào trường học................................5
2.3. Phần mềm soạn giáo án tương tác ActivInspire...............................................................................7
3. Sử dụng có hiệu quả bảng tương tác Activeboard và phần mềm ActivInspire trong dạy và học Tiếng
Anh cấp tiểu học...........................................................................................................................................7
3.1. Kết nối hệ thống................................................................................................................................7
3.2. Hiệu chỉnh bảng Activboard.............................................................................................................8
3.3. Các bước thiết kế bài giảng bằng ActivInspire................................................................................9
4. Thiết kế các hoạt động tương tác bằng Activboard...............................................................................11
5. Giới thiệu game tương tác chạy nền tảng Adobe Flash 11 sử dụng tốt trên bảng tương tác................15

III. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ.............................................................................17
1. Kết luận..................................................................................................................................................17
2. Khuyến nghị...........................................................................................................................................18
2.1 Đối với phòng Giáo dục và đào tạo.................................................................................................18
2.2. Đối với BGH nhà trường................................................................................................................18
2.3.Đối với giáo viên trực tiếp dạy Tiếng Anh cấp tiểu học.................................................................19


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................20

1


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, lĩnh vực khoa học công nghệ trên toàn thế giới nói chung và ở các
quốc gia trong đó có Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển nhảy vọt.
Các thành tựu khoa học đã không ngừng góp phần phát triển và nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo.
Thực hiện đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, Bộ giáo dục và đào tạo đã đầu tư
vào mua sắm trang thiêt bị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh
ở các trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng.
Bảng tương tác là một trong những thiết bị cao thuộc dự án này. Mặc dù
mới chỉ được lắp đặt thí điểm ở một số trường, một số địa phương chứ chưa trang
bị được đại trà tới 100% các trường học có dạy môn Tiếng Anh trên cả nước. Bên
cạnh đó, còn có những ý kiến cho rằng sự đầu tư này là lãng phí bởi hầu hết các
giáo viên chưa thực sự tìm tòi để thích nghi với công nghệ mới, ngại học hỏi,
ngại khai thác. Có thể thấy nhiều cơ quan, tổ chức, các nhân còn chưa nhận thức
đúng đắn về lợi ích mà bảng tương tác mang lại trong việc tạo hứng thú học tập
và khai thác triệt để nguồn tài nguyên dạy học phong phú. Hơn thế nữa, việc sử
dụng bảng tương tác trong dạy học môn Tiếng Anh sẽ đưa ra định hướng mới
trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nó sẽ góp phần tạo nên
một lớp học hiện đại, sôi nổi, tích cực, phát huy tính tương tác, giao tiếp cao
trong lớp học ngôn ngữ. Đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe của thầy và trò với
việc xây dựng một lớp học không có bụi phấn.
Từ tháng 8/2017, tôi được học tập và chuyển giao công nghệ sử dụng bảng
tương tác Activboard phối hợp phần mềm ActivInspire cung cấp theo đề án 2020,
tôi đã làm quen và ứng dụng công nghệ mới này vào việc giảng dạy của mình.

Vừa ứng dụng, vừa tìm tòi học hỏi để phát huy những lợi thế và hạn chế những
điểm chưa phù hợp của thiết bị để tìm ra giải pháp thiết kế các hoạt động dạy học
môn Tiếng Anh ở trường tiểu học qua việc sử dụng bảng tương tác một cách hiệu
quả nhất.
2


Vì vậy, tôi viết đề tài này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Anh tương tác” của bản thân để giúp
các đồng nghiệp sẽ cảm thấy dễ dàng và thân thiện hơn với bảng tương tác.
2. Mục đích của đề tài
Giới thiệu về phần mềm ActivInspire và bảng tương tác Activboard để thiết
kế các hoạt động học tập môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
3. Phạm vi của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung, cách thức, phương pháp sử dụng
bảng tương tác ActivBoard và phần mềm ActivInspire để thiết kế các hoạt động
tương tác cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Anh.

3


II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Thực trạng việc dạy và học Tiếng Anh cấp tiểu học theo đề án 2020 ở Trường
TH Võ Văn Ngân
1.1. Thuận lợi
Chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua luôn hiệu quả
cao. Việc dạy và học Tiếng Anh luôn được nhà trường chú trọng, quan tâm và
chỉ đạo sát sao.
Sự quyết tâm cao của nhà trường về việc đổi mới phương pháp dạy học.
Tổ chức tập huấn một số phần mềm mới thông dụng cho giáo viên và tổ

cũng đã tổ chức nhiều chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Tổ chức các tiết dạy dự giờ, thao giảng sử dụng CNTT được hầu hêt giáo
viên nhiệt tình tham gia.Có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần
mềm vi tính, thuận lợi cho việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT
vào dạy học.
Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh mong muốn được
học những giờ học ứng dụng CNTT.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều
nguồn tư liệu dạy học qua Internet. Đặc biệt là nhà trường được đầu tư bảng
tương tác và phòng học ngoại ngữ.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy môn
Tiếng Anh, ham học hỏi, tìm tòi và trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,
đạt chuẩn B2 theo quy định đối với giáo viên Tiếng Anh tiểu học.
1.2. Khó khăn
Số học sinh trong lớp quá đông nên các hoạt động trong lớp học còn gặp
nhiều khó khăn.
Do thiếu phòng nên các lớp học Tiếng anh sẽ thay phiên để học phòng
ngoại ngữ, chứ không được học liên tục 4 tiết/ tuần.

4


Khó khăn lớn nhất phải kể đến chính là tâm lý e ngại của một bộ phận giáo
viên. Một số thầy cô cho rằng phần mềm Active isnpire là một phần mềm rất phức
tạp nên ngại ứng dụng vào thực tế.
Bên cạnh đó, bảng điện tử là một thiết bị dùng điện nên không thể sử dụng
trong khi mất điện hoặc nguồn điện không ổn định. Phòng tiếng Anh nằm tách biệt
so với khu vực các phòng học cố định của học sinh, lại không được trang bị bảng
phụ nên khi xảy ra sự cố thì cần di chuyển học sinh trong tiết dạy sẽ mất nhiều thời
gian, ảnh hưởng đến thời lượng tiết học.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Bảng tương tác là gì?
Bảng tương tác là một thiết bị trình chiếu được kết nối với máy tính, hiển
thị hình ảnh lên màn hình thông qua một máy chiếu. Người dùng có thể điều
khiển phần mềm thông qua máy tính hoặc thao tác trực tiếp trên bảng. Chỉ cần
dùng bút thay cho chuột, giáo viên và học sinh đã có thể sử dụng phần mềm
trực tiếp trên bảng mà không cần thông qua máy tính. Một điểm đặc biệt của
bảng tương tác thông minh là người dùng có thể viết và vẽ lên bảng, sau đó lưu
lại hoặc in ra để phát cho học sinh. Ngay từ khi được thử nghiệm áp dụng trong
giảng dạy, thiết bị giáo dục này đã cho thấy kết quả khả quan trong việc nâng
cao khả năng tập trung và tiếp thu của học sinh.
2.2 Những lợi ích của việc ứng dụng bảng tương tác thông minh vào trường học.
Hiệu quả trình chiếu rất cao: Sử dụng bảng tương tác, giáo viên và học viên
đều cảm thấy hứng thú hơn với môn học. Không bị bó buộc với máy tính và bàn
phím, người thuyết trình tự do sử dụng bút để điều khiển chương trình và nhấn
mạnh những điểm cần chú ý trong bài học. Quan trọng nhất là nó giúp giữ được
giao tiếp bằng mắt giữa người dạy và người học.
Bảng tương tác giúp bài học trở nên sống động, đầy màu mắc: Khả năng
tiếp thu của học sinh sẽ tăng lên khi bài học sử dụng nhiều màu sắc, sử dụng nhiều
hình ảnh, chuyển động, và đặc biệt là cho phép học sinh tương tác trực tiếp với nội
dung học. Bảng thông minh cho phép giáo viên thực hiện tất cả những việc này một
5


cách dễ dàng. Một công cụ đơn giản như bút nhớ dòng nhiều màu giúp giáo viên
đánh dấu những nội dung quan trọng trên bảng. Một công cụ khác lại cho giáo viên
nhanh chóng chèn vào hình ảnh, các đoạn video, hay đưa vào bài giảng các trò chơi
tương tác một cách nhanh chóng.
Phù hợp với mọi lứa tuổi: Kể từ khi ứng dụng bảng tương tác trong môi
trường học, chúng cho thấy những hiệu quả tích cực đối với quá trình tiếp thu

của học sinh thuộc nhiều bậc học từ mẫu giáo đến đại học và sau đại học.
Bảng tương tác thông minh là một công cụ hỗ trợ việc học vô cùng hiệu
quả thông qua tương tác: Bảng tương tác thông minh là một “công cụ hỗ trợ tư
duy” có thể khuyến khích kỹ năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo của học
sinh. Một số tính năng thường gặp của công cụ hỗ trợ tư duy là dễ sử dụng, cho
phép tương tác theo nhóm và có một hệ thống phần mềm đi kèm. Bảng tương tác
được coi là một công cụ hỗ trợ tư duy bởi nó có thể sử dụng với bất cứ phần
mềm nào và phục vụ cho nhiều mục đích đa dạng. Bạn có thể sử dụng nó theo
bất cứ cách nào bạn muốn mà không hề bị giới hạn. Giới hạn chỉ nằm trong khả
năng tưởng tượng của giáo viên và học sinh.
Bảng tương tác giữ cho lớp học sạch sẽ và gọn gàng: Không còn bụi phấn
vương vãi hay những đồ vật lỉnh kỉnh kèm theo, tất cả những gì bạn cần là một
chiếc bảng tương tác thông minh với khả năng viết, vẽ và chỉnh sửa trực tiếp
ngay trên mặt bảng.
Bảng tương tác hỗ trợ tốt cho những học sinh nhỏ nhờ kích thước màn
hình lớn của chúng, giúp các học sinh tương tác dễ dàng hơn so với việc
dùng chuột: Một ứng dụng tuyệt vời cho tính năng này là dạy các bé viết chữ
trên bảng sử dụng bút, điều này không chỉ giúp các bé học thuộc mặt chữ nhanh
hơn mà còn giúp các bé học cách cử động linh hoạt.
Bảng tương tác cho phép giáo viên tiếp cận và lưu trữ bài giảng trực tiếp
từ kho thư viện. Nhờ sự hỗ trợ của thiết bị giáo dục hiện đại này, giáo viên sẽ
không còn phải tốn thời gian và công sức soạn bài giảng. Giáo viên có thể truy
cập, chỉnh sửa bài viết trực tiếp trên bảng và minh họa bằng bảng biểu, hình vẽ
ngay trên bảng.
6


Bảng tương tác thực sự rất thu hút! Trẻ em hầu như bị cuốn vào ngay lập
tức khi có sự xuất hiện của bảng tương tác thông minh và tận dụng mọi cơ hội để
được tương tác cùng bảng. Không chỉ thu hút trẻ em, ngay cả người lớn cũng

cảm thấy bất ngờ trước những tính năng của bảng và luôn muốn tìm tòi suy nghĩ
những cách sử dụng bảng hiệu quả. Giáo viên mất rất ít công sức để tạo không
khí sôi nổi cho lớp khi sử dụng bảng tương tác thông minh.
2.3. Phần mềm soạn giáo án tương tác ActivInspire
* Phần mêm ActivInspire là phần mềm công cụ được phát triển để sử dụng
với bảng tương tác. ActivInspire cung cấp các chức năng và kĩ thuật để tạo ra các
flipchart (còn gọi là bảng lật – như một bài trình chiếu của Powerpoint), đồng thời
có thể tương tác với các tài nguyên kĩ thuật số khác.
Hệ thống này bao gồm: ActivBoard – bảng từ tương tác; ActivPen – bút từ
tương tác, vừa có tính năng như bút viết bảng, vừa hoạt động như chuột máy tính;
ActivSlate – có tính năng như bảng con của HS và có thể tương tác với bảng
ActivBoard ở bất cứ nơi nào trong lớp; ActivVote – hệ thống phản hồi trắc nghiệm
của HS (giống trò chơi truyền hình đấu trường 100)… tạo thành một hệ thống kết
nối hỗ trợ tốt việc dạy học tương tác giữa học sinh và giáo viên.
Phần mềm ActivInspire đã đạt 2 giải thưởng Worlddidac cho sản phẩm giáo
dục tốt nhất. Đặc biệt, chương trình đã được Việt hóa hoàn toàn giúp giáo viên Việt
Nam có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ giáo dục này.
3. Sử dụng có hiệu quả bảng tương tác Activeboard và phần mềm ActivInspire
trong dạy và học Tiếng Anh cấp tiểu học
3.1. Kết nối hệ thống
- Mở máy tính.
- Mở máy chiếu: ấn nút On trên điều khiển máy chiếu.
- Nối dây USB từ bảng vào cổng USB của máy tính.
- Nối dây VGA vào cổng VGA của máy tính.

7


CỔNG VGA


CỔNG HDMI

CỔNG USB

Sau khi cắm tất cả các cổng, kiểm tra hệ thống đã kết nối với nhau chưa
bằng cách nhấn nút hiện icon ActivManager ở góc dưới cùng bên tay phải màn
hình. Nếu xuất hiện dấu X nghĩa là cổng USB chưa kết nối thành công với máy
tính, bạn cần phải kết nối lại.

3.2. Hiệu chỉnh bảng Activboard
Việc hiệu chỉnh bảng Activboard như thế nào còn phụ thuộc vào loại bảng
Activboard.
 Phương pháp 1:
1) Rê bút Activpen lên đèn hiệu chỉnh nằm ở bên góc trái trên cùng của bảng
Activboard trong vài giây.
2) Làm theo những hướng dẫn trên màn hình

 Phương pháp 2:
1) Nhấp chuột phải vào biểu tượng Activmanager
hiển thị.
8

ở góc đáy bên tay phải của


2) Chọn Calibrate.
3) Làm theo những hướng dẫn trên màn hình.

Kiểm tra xem đầu bút đã khớp với con trỏ trên màn hình hay chưa, nếu chưa hãy
thử phương pháp 3.

 Phương pháp 3:
Trên máy tính:
1) Nhấp chuột phải vào biểu tượng ActivManager

ở góc đáy bên tay phải của

hiển thị.
2) Chọn Calibrate
3) Một khi chương trình tinh chỉnh khỏi động, di chuyển đến bảng và theo những
hướng dẫn trên màn hình.
Sau khi tinh chỉnh, hãy kiểm tra xem đầu Activpen có khớp với con trỏ hay không.
Nếu không, thiết lập lại bảng bằng cách tắt nguồn trong vòng 30 giây. Sau đó bật lên
và thử tinh chỉnh lại lần nữa hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ kĩ thuật.
3.3. Các bước thiết kế bài giảng bằng ActivInspire
a. Lên kế hoạch bài dạy
Lựa chọn các hoạt động tương tác phù hợp với bài dạy. Bài dạy tương tác tốt
không nhất thiết phải là bài dạy với thật nhiều hình ành, âm thanh và hoạt động
tương tác, mà là bài dạy với các hoạt động dạy học đáp ứng tốt nhất mục tiêu được
đề ra.
Tìm hiểu và tận dụng các nguồn tài nguyên liên quan đến bài dạy trên trang
Promethean Planet hay mạng Internet.
9


b. Thiết kế và đánh giá bài dạy
Đưa nội dung bài dạy vào flipchart.
Trên các trang có hoạt động tương tác, hãy khóa các đội tượng không cần di
chuyển.
Đánh giá bài dạy và thực hiện hiệu chỉnh lần cuối nếu cần thiết.
3.4. Tìm hiểu về Hộp công cụ chính: Dùng chuột chọn vào các biếu tượng trên

Hộp công cụ chính.
Hộp công cụ Nút

Chức năng
Mở hệ thống trình đơn
Ghi chú thích lên màn hình Desktop
Mở các công cụ trên Desktop
Mở trang trước
Mở trang kế tiếp.
Nếu là trang cuối cùng, khi click lên nút lệnh này sẽ tạo
Bắt
dừng
đượcđầu/
trang
mới.bỏ phiếu
Công cụ Express Poll
Chọn độ dày nét bút
Công cụ chọn đối tượng
Mở các công cụ
Bút vẽ
Tô đậm
Công cụ xóa
Tô màu nền
Vẽ hình dạng
Công cụ đầu nối
Chèn phương tiện từ tập tin
Chèn văn bản
Xóa
Cài đặt lại trang
10



4. Thiết kế các hoạt động tương tác bằng ActivInspire
Minh họa một số games demo ứng dụng dạy từ mới và mẫu câu. Giáo viên có
thể hoàn toàn chủ động được nội dung sao cho bám sát với chương trình mà
mình giảng dạy.
Warm up 1
Cho học sinh xem video và ghi
nhớ các từ vựng về nghề nghiệp.
Học sinh sẽ chọn các từ vựng có
trong video, kéo thả vào khung.

Warm up 2
Học sinh dung bút chọn 1 từ và
kéo thả vào khung FOOD hoặc
DRINK. Nếu đúng khung thì sẽ
có âm thanh khen thưởng. Nếu
sai, từ đó sẽ trở lại vị trí ban
đầu.

Review vocabulary
Kiểm tra lại mức độ ghi nhớ từ
vựng của học sinh bằng hoạt
động học sinh dung bút viết từ
Tiếng anh lên bảng. Giáo viên
dung kính thần kì để kiểm tra
đáp án.

11



Trò chơi ô chữ
Củng cố bài học bằng trò chơi
ô chữ. Học sinh dung bút chọn
câu hỏi và trả lời câu hỏi. Giáo
viên cho xem đáp án.

Look, listen and repeat
Cho học sinh phân tích tranh
để hiểu rõ tình huống xảy ra,
nghe và nhắc lại theo video.
Ứng dụng chức năng tua và
nhắc lại của bảng tương tác
như đã giới thiệu bên trên. Học
sinh có thể luyện nghe và đóng
vai theo hội thoại rất hiệu quả.
Put the words in the correct order
Hoạt động sắp xếp lại câu theo gợi
ý giúp học sinh vừa luyện được
mẫu câu, vừa ghi nhớ được từ mới.
Học sinh dung bút di chuyển các từ
để tạo thành câu đúng.

12


Circle the odd one out
Hoạt động khoanh vào từ khác các
từ còn lại ứng dụng để kiểm tra từ
mới, dạy ngữ âm rất hiệu quả.


Colour by numbers

Hoạt động tô màu theo số giúp học
sinh nhận diện được tên các màu
sắc và ghi nhớ được các từ vựng
được học.

Label the picture
Hoạt động tìm tên đúng cho tranh ứng
dụng trong dạy từ vựng.

13


Wordsearch

Hoạt động tìm và khoanh vào từ
theo chủ điểm đã học giúp học sinh
ghi nhớ từ vựng và mặt chữ của các
từ đó.

Crosswords puzzle
Hoạt động giải ô chữ theo gợi ý
kích thích học sinh hứng thú với
từ vựng.

14



Matching

Nối tranh với từ đúng.

Unscramble words

Sắp xếp các chữ cái bị xáo trộn để tạo
thành từ có nghĩa

15


Fill in the blanks
Điền chữ cái còn thiếu để tạo thành
từ có nghĩa.

Memory Game
Học sinh lật chọn các hình để tìm
ra các hình giống nhau.

5. Giới thiệu game tương tác chạy nền tảng Adobe Flash 11 sử dụng tốt trên bảng
tương tác
GAME HANGMAN
(Trò chơi Người treo cổ)
Giáo viên chủ động gõ từ cần tìm theo nội
dung bài đang học. Chỉ giáo viên mới biết
từ đó là gì. Màn hình xuất hiện ô chữ. Học
sinh sẽ đi tìm từ đó bằng cách lên bảng
chọn chữ cái.
GAME SPELLING

(Game Đánh vần)
Giáo viên thêm hình ảnh các từ vựng
được học trong bài. Học sinh sẽ nhìn tranh
để điền các chữ cái để tạo thành từ có
nghĩa đúng với bức tranh hiện lên.
16


GAME FACE TO FACE
(Game Đối mặt)
Giáo viên thêm các tranh từ vựng được
học trong bài. Học sinh sẽ chơi theo cá
nhân 2 người đối đầu với nhau hoặc chơi
theo 2 đội. Hai bên cùng được quan sát
tranh một lúc, bên nào chạm vào tranh
đúng với từ trước bên đó ghi điểm.

Ngoài ra còn rất nhiều games tương tác chạy trên nền tảng Adobe Flash
Player. Giáo viên có thể chủ động khai thác nguồn games đó theo đường link
sau: (chơi online nếu phòng Ngoại ngữ có kết
nối Internet) hoặc tải về các games tương tác offline để chơi khi không có kết
nối

Internet

theo

đường

link


sau:

whiteboard-games/
Với các games tương tác, học sinh vừa được học mà lại chơi rất nhẹ
nhàng. Giờ học lúc nào cũng sôi nổi, tích cực, học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách tự nhiên nhất. Thông qua những giờ học tương tác, giáo viên và học sinh
sẽ phát huy được khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh hiệu quả.

17


III. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc ứng dụng bảng
tương tác vào giảng dạy thực
sự mang lại những hiệu quả
nhất định. Những bài giảng
bằng phần mềm ActivInspire
trên bảng tương tác Activboard đã mang lại một môi trường học tập năng động
với những hình ảnh, đoạn phim minh hoạ và games tương tác sống động… giúp
lớp học sôi nổi hơn, học sinh tập trung hơn vào bài giảng và giúp gia tăng động
cơ học tập của học sinh.
Mỗi bài giảng trên bảng tương tác đem đến cho học sinh những kiến thức
hết sức sinh động, trực quan, dễ hiểu, nhớ lâu, tạo ấn tượng mạnh, làm cho học
sinh hào hứng hơn khi tham gia học tập bởi nó tạo ra sự tương tác đa chiều, chặt
chẽ giữa người dạy, người học và bài giảng, đồng thời tạo ra môi trường học tập
thân thiện, tích cực, phát huy tối đa sự sáng tạo của giáo viên và học sinh, giúp
các em chủ động, tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, qua đó yêu thích
bộ môn hơn.

Để có được những bài giảng hay, người giáo viên cần phải có tâm với
nghề, sự đầu tư vào những bài dạy và đặc biệt là phải luôn học hỏi, tham khảo,
tìm tòi qua các nguồn tài liệu khác nhau và biết cách vận dụng phù hợp vào
thực tế lớp học của mình cho có hiệu quả. Ngoài ra, người giáo viên phải có
một nỗ lực lâu dài, sự say mê và ham thích công nghệ để rèn luyện, nâng cao kĩ
năng sử dụng và thao tác trên bảng tương tác để khai thác tốt công việc của
mình. Giáo viên cần tìm hiểu có bao nhiêu cách thức để có thể sử dụng bảng
tương tác trong bài giảng, và đó cũng là những cách thuận tiện nhất mà bảng
tương tác cung cấp, đồng thời nắm vững những ưu, nhược đểm của công nghệ
này cũng như có được những kĩ năng cần thiết để khai thác các phần mềm công
cụ, tiện ích trên bảng tương tác.
18


Bên cạnh đó, việc biên soạn bài giảng trên bảng tương tác ở giai đoạn
đầu sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm dạy học của giáo viên.
Do vậy, người giáo viên phải kiên trì vượt qua những khó khăn ban đầu và tìm
thấy một động cơ thích đáng để sử dụng bảng tương tác.
Bản thân tôi rất vui khi các em học sinh của mình đều thích các tiết học
với bài giảng trên bảng tương tác. Đây chính là động lực giúp tôi luôn cố gắng
tìm tòi, sáng tạo những trò chơi, hoạt động mới để các em ngày càng yêu thích
bộ môn tiếng Anh. Tôi tin rằng việc sử dụng bảng tương tác vào trong giảng dạy
là một trong những phương pháp giảng dạy mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, đây là một phương tiện còn khá mới mẻ và bản thân tôi chưa
thể sử dụng và khai thác hết các tính năng của nó nên chắc chắn còn nhiều thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, những chia sẻ kinh nghiệm
quý báu để tôi có thêm nhiều ý tưởng tốt hơn nữa trong việc giảng dạy, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Khuyến nghị
2.1 Đối với phòng Giáo dục và đào tạo

Cần đánh giá đúng đắn tác dụng to lớn của bảng tương tác mang lại cho
môn Tiếng Anh nói riêng và các môn học khác nói chung để có những chỉ đạo
quyết liệt trong khai thác, sử dụng bảng tương tác đã được cấp tại các trường
trên địa bàn Huyện; tránh tình trạng bỏ quên, lãng phí nguồn cơ sở vật chất hiện
đại.
2.2. Đối với BGH nhà trường
Cần chỉ đạo quyết liệt trong việc khai thác, sử dụng bảng tương tác trong
dạy và học Tiếng Anh. Đồng thời, khuyến khích các giáo viên dạy lớp sử tìm tòi
và ứng dựng bảng tương tác trong dạy học.
Ngoài ra, BGH nhà trường cần hỗ trợ các trang thiết bị tốt nhất cho
phòng ngoại ngữ như: máy tính cấu hình cao, kết nối mạng Internet tới phòng
học ...
19


Để khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, nhà trường nên tổ chức Hôi
thi thiết kế bài giảng tương tác cấp trường để tất cả giáo viên trong trường có
thể giao lưu học hỏi. Đồng thời, tạo nền tảng cho giáo viên có thể đạt kết quả
cao trong Hội thi thiết kế giáo án tương tác cấp huyện.
2.3.Đối với giáo viên trực tiếp dạy Tiếng Anh cấp tiểu học
Để có một giờ dạy hiệu quả trên Activboard, mỗi giáo viên cần phải trang
bị những kỹ năng cơ bản về sử dụng bảng. Bảng điện tử không phải là thiết bị
mà chúng ta có thể sử dụng thành thạo trong một sớm một chiều, cũng không
thể tìm hiểu hết chức năng của nó qua sách vở. Cũng giống như thời gian đầu
khi Powerpoint và máy chiếu được đưa vào sử dụng, các giáo viên mất khá
nhiều thời gian cho những bài giảng điện tử soạn sẵn đầu tiên. Thực hành
thường xuyên là điều kiện quan trọng để chúng ta có thể hiểu rõ hơn những tính
năng của bảng và những tình huống sư phạm có thể phát sinh trong quá trình
giảng dạy trên thiết bị này.
Ngoài ra, tự xây dựng một nguồn tư liệu hữu ích và chia sẻ lài liệu, bài

giảng giữa các thành viên trong tổ chuyên môn cũng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm
thời gian soạn giảng, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình
giảng dạy sau này. Bên cạnh đó cần có thêm những tiết sinh hoạt chuyên môn
để chia sẻ những vướng mắc trong giảng dạy và hỗ trợ lẫn nhau về mặt kỹ
thuật.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học Tiếng Anh tương tác” nhằm giới thiệu về bảng tương tác
Activboard và phần mềm ActiveInspire, với mục đích cá nhân là giúp các đồng
nghiệp sẽ cảm thấy dễ dàng và thân thiện hơn với bảng tương tác. Trong sáng
kiến kinh nghiệm này, bản thân không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, tôi rất
mong nhận dược sự góp ý kiến của quý thầy cô Hội đồng xét duyệt để bản thân
có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện chuyên môn trong quá trình giảng dạy.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đức Hòa, ngày 8 tháng 3 năm 2019
20


Người viết sáng kiến

Huỳnh Thị Khiết Nhi

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tướng Chính phủ, QĐ 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 về việc phê duyệt
đề án ”Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008- 2020”
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nguyễn Vinh Hiển, QĐ 3321/QĐ-BGDĐT ngày
12/8/2010 về việc ban hành Chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học quy định

về mục tiêu và chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt môn của Tiếng Anh ở bậc tiểu
học.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, QĐ 745/BGDĐT ngày 28/2/2017 về việc báo cáo
số liệu thống kê năm 2015 và 2016; đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017-2020 và
2021-2025.
4. Hướng dẫn sử dụng bảng Activboard và phần mềm ActivInspire, tài liệu tập
huấn do giáo viên hướng dẫn cung cấp.

22



×