Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Văn hóa làng xã trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.59 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

=====
=

NGUYỄN THỊ VÂN

VĂN HÓA LÀNG XÃ
TRONG TIỂU THUYẾT
MẪU THƯỢNG NGÀN
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

=====
=

NGUYỄN THỊ VÂN

VĂN HÓA LÀNG XÃ
TRONG TIỂU THUYẾT
MẪU THƯỢNG NGÀN
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Tính

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS. Nguyễn Thị Tính - người hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô giáo tổ Văn học Việt
Nam, khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía Thầy, Cô và
các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tính. Kết quả thu được là
hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả

khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả khoá luận

Nguyễn Thị Vân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PGS:

Phó giáo sư

TS:

Tiến sĩ

Tr:

Trang

Nxb:

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................
1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 7
8. Bố cục của khóa luận ..................................................................................
7
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 8
Chương 1: VĂN HÓA LÀNG XÃ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA LÀNG
XÃ ................................................................................................................. 8
1.1. Một số vấn đề chung về văn hóa làng xã Việt Nam ................................. 8
1.1.1. Quan niệm về làng truyền thống người Việt ......................................... 8
1.1.2. Quan niệm về văn hóa làng truyền thống người Việt ..........................
10
1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn hóa làng xã Việt Nam ......................... 11
1.3. Một số khái niệm liên quan đến văn hóa làng xã ở Việt Nam ................ 14
1.3.1. Văn hóa dòng họ................................................................................. 14
1.3.2. Lệ làng, hương ước............................................................................. 17
1.3.3. Tín ngưỡng làng xã............................................................................. 21
1.3.4. Phong tục làng xã ............................................................................... 22
Chương 2: DẤN ẤN VĂN HÓA LÀNG XÃ TRONG TIỂU THUYẾT....... 24
MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH .......................... 24
2.1. Tính chất dòng họ trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn ........................ 24
2.2. Lệ làng, hương ước trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn ...................... 28
2.3. Tín ngưỡng làng xã................................................................................ 31


2.4. Phong tục làng xã .................................................................................. 39
2.4.1. Tục tang ma........................................................................................ 39

2.4.2. Hội làng.............................................................................................. 43
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp cổ truyền, và gắn kết với

nó là làng xã cổ truyền. Làng quê từ bao đời nay vốn là một điểm tựa trong
cuộc sống của tất cả mọi người từ khi chào đời cho đến lúc về với Đất Mẹ.
Trong cộng đồng làng xã, dường như mọi thứ đều là của chung, có ấm nước
chè xanh cả xóm cùng uống; có mái nhà cần lợp cả xóm cùng giúp. Qua nhiều
khó khăn, thử thách, nạn ngoại xâm, thiên tai khắc nghiệt xảy ra thường
xuyên... nhưng cả dân tộc vẫn bền lòng, vững vàng vượt qua tất cả. Chừng ấy
điều cho chúng ta hiểu rằng, những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân
tộc ta đều xuất phát chủ yếu từ làng xã. Văn hóa làng xã đã trở thành một
thành tố không thể thiếu góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng,
đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2.

Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống. Một

trong những chức năng của sáng tác văn học chính là giá trị nhận thức. Qua
sự tương tác giữa độc giả và tác phẩm văn học, tác giả mang đến cho người
đọc sự trải nghiệm về những giá trị văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập
quán… Cùng với đó, qua quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật của nhà văn,
các sản phẩm văn hóa được kết tinh và tái hiện qua tác phẩm văn chương.

Mẫu Thượng Ngàn là một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều đó. Đọc
Mẫu Thượng Ngàn, chúng ta không chỉ thấy những giá trị văn hóa, những tín
ngưỡng, phong tục tập quán của người Việt mà nó còn là một bức tranh đầy
màu sắc viết về văn hóa làng Việt Nam, về cuộc giao lưu giữa văn hóa nông
thôn bản địa và văn hóa phương Tây.
1.3.

Nghiên cứu văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa làng

truyền thống nói riêng là vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ

1


quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vấn đề này không hẳn ở
đâu và lúc nào cũng được thực hiện một cách có hiệu quả. Thậm chí ở nhiều
nơi, việc nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng chưa
được quan tâm đúng mức, do đó chưa đưa ra được những giải pháp mang tính
khoa học, đồng bộ, phù hợp với thực tế nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Văn hóa làng xã trong tiểu
thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh nhằm giúp chúng ta
hiểu thêm về lịch sử, con người, phong tục tập quán, những giá trị văn hóa tốt
đẹp của dân tộc. Đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Xuân Khánh viết văn từ rất sớm, nhưng do hoàn cảnh, tác

phẩm của ông cứ long đong mãi vẫn chưa tìm được chỗ đứng cho riêng mình.
Sau thành công của Hồ Qúy Ly và tiếp đến là Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn
Xuân Khánh đã chứng tỏ thành công khi viết về tiểu thuyết lịch sử.
Trong một cuộc trò chuyện với phóng viên báo “Người Lao động điện
tử”, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tâm sự: “Ý tưởng cuốn sách này có từ thời
tôi còn thanh niên chứ không phải bây giờ mới bộc phát, nó là sự tiếp nối một
phần của cuốn Làng nghèo, tôi viết từ năm 1959. Đến lúc đọc lại đã cảm thấy
ưng ý rồi thì tôi lại bị quy là ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại của Liên Xô,
làm thô thiển chiến tranh, sau đó bị cấm bút. Mãi sau này, khi đã viết xong
Hồ Qúy Ly, tôi mới giở chồng bản thảo cũ ra viết lại. Nhưng bây giờ tôi
không viết về chiến tranh nữa mà đẩy thời gian xa hơn, tôi viết về văn hóa
làng Việt Nam lúc người Pháp mới sang, về cuộc giao lưu văn hóa nông thôn
bản địa và


văn hóa Tây. Tôi đã sử dụng tất cả kinh nghiệm về làng quê, về văn hóa làng
của mình để viết Mẫu Thượng Ngàn” [21].
Như vậy, Mẫu Thượng Ngàn không chỉ là một tiểu thuyết viết về Mẫu,
về một giai đoạn lịch sử khó quên của dân tộc mà còn là những câu chuyện về
tình yêu, về những người phụ nữ và cả về văn hóa làng.
Xung quanh sự ra đời tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn năm 2006, có rất
nhiều công trình nghiên cứu của cả giới phê bình, độc giả đề cập tới vấn đề
này.
Tạp chí Nhà Văn số 1 (2006) đã dành những lời giới thiệu về Mẫu
Thượng Ngàn:
“Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn viết về một làng quê nhỏ ở Bắc Bộ là
làng Cổ Đình... Người dân quê không có những ý nghĩ cao siêu nhưng vẫn
cần thỏa mãn nhu cầu tâm linh, vẫn cần sự an ủi, giải tỏa những ẩn ức đau
khổ của kiếp sống khốn cùng của người dân nô lệ. Đạo Mẫu là thứ tôn giáo
dân gian. Từ xa xưa cho đến thời hiện đại, người Việt Nam đã có tục thờ

Mẫu. Đạo Mẫu thờ nguyên lí người Mẹ, thờ bản thể Mẫu. Người đàn bà Việt
chính là những hóa thân của nguyên lí Người Mẹ ấy. Những người phụ nữ
trong cuốn sách là những con người đôn hậu, nghĩa tình và cả đa tình nữa. Họ
ngồn ngộn sức sống. Người đàn bà Việt hay Đất Mẹ. Đất Mẹ phồn thực sinh
sôi. Đất Mẹ có thể tiếp nhận và mềm dẻo biến hóa...” [21; tr. 50].
Nhà nghiên cứu Châu Diên với bài viết Nguyễn Xuân Khánh và cuộc
giành lại bản sắc, đăng trên báo Tuổi Trẻ ra ngày Chủ nhật 16 - 7 - 2006
khẳng định Mẫu Thượng Ngàn là “cuốn tiểu thuyết mang tầm khái quát văn
hóa, nhân vật không còn là những thân phận riêng lẻ mà là cả một cộng đồng”
[7].
Trên Tạp chí Văn học số 6 (2007), PGS.TS Trần Thị An có bài viết Sức
ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn với lời


khẳng định: “Chọn thời điểm đầu thế kỉ XX làm bối cảnh cho cuốn tiểu
thuyết, có thể thấy vấn đề mà Nguyễn Xuân Khánh đặt ra trong Mẫu Thượng
Ngàn là số phận của dân tộc trước ngoại xâm, rộng ra là những thách đố về
ứng xử của cả dân tộc trước sự tiếp xúc với ngoại bang - một vấn đề nổi lên
nhức nhối ở nhiều thời điểm trong lịch sử Việt Nam”. Cũng theo tác giả, vấn
đề mà tác phẩm này đặt ra là nỗ lực tìm kiếm và dựng lại một không gian tinh
thần để từ đó, căn cốt tinh thần của người Việt được định hình. Không gian
tinh thần ấy là không gian văn hóa làng mà hạt nhân quan trọng nhất trong đó
là tín ngưỡng dân gian [3; tr. 27].
Tác giả Nguyễn Văn Ba khi nghiên cứu về Văn hóa tâm linh, một
hướng tiếp cận tiểu thuyết sau đổi mới (2011, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật)
cho rằng: “Đây là cuốn tiểu thuyết giàu giá trị, nhất là khi nhà văn đã thể hiện
một cách độc đáo những nét đặc sắc về tín ngưỡng, phong tục tập quán của
nền văn hóa Việt. Bằng cách đưa ra hàng loạt những hình ảnh liên quan trực
tiếp đến đời sống, tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, tác giả đã tạo dựng
trong sáng tác của mình một thế giới tâm linh đa dạng, đậm nét từ ngoại cảnh

đến nội tâm… Những hình ảnh ấy khi đi vào tác phẩm đều mang ý nghĩa biểu
tượng sâu sắc”. Qua nhận định này, ta có thể thấy tác giả tiếp cận tác phẩm từ
góc độ văn hóa tâm linh bằng sự trải nghiệm các hình ảnh, các biểu tượng văn
hóa [4; tr. 88].
Bàn về tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, trong
bài viết Không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Xuân Khánh, đăng trên Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (2011), tác giả Tống Thị
Thanh đã nhận xét về các yếu tố văn hóa trong tác phẩm như sau: “Mẫu
Thượng Ngàn đưa người đọc trở về với không gian văn hóa làng quê thấm
đẫm bản sắc dân tộc. Ngôi làng Cổ Đình là không gian văn hóa lớn nhất, đồng
thời là không gian sống của những người dân tự bao đời… Tác giả đã dựng


lên cả một không khí thời đại từ chốn thôn quê với các chi tiết tiêu biểu, điển
hình được sáng tạo hoặc hư cấu trên cơ sở những tài liệu có thực. Không gian
lịch sử, không gian văn hóa đan chéo vào nhau tạo nên một thế giới thực sống
động và cũng rất chân thực. Trong thế giới ấy, con người khát khao trở về
cùng thiên nhiên, tìm thấy chính mình trong đời sống tâm linh” [15; tr. 24].
Có thể thấy, Mẫu Thượng Ngàn nhận được rất nhiều sự quan tâm, đào
sâu nghiên cứu của giới phê bình và các nhà khoa học. Nhìn chung, những
yếu tố văn hóa trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn là vấn đề được quan tâm
nhiều nhất.
Hầu hết các bài viết chỉ ra sự đa dạng, phong phú về các yếu tố văn hóa
trong tác phẩm, coi đó như những thành tố quan trọng làm nên thành công
cho Mẫu Thượng Ngàn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc
nhận xét, đánh giá tác phẩm qua một số khía cạnh như tín ngưỡng dân gian,
văn hóa tâm linh, biểu tượng văn hóa... Nghiên cứu về văn hóa làng xã là điều
chưa được nhiều tác giả quan tâm đề cập.
Kế thừa thành tựu nghiên cứu của những tác giả đi trước, chúng tôi đi
sâu tìm hiểu Văn hóa làng xã trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của

Nguyễn Xuân Khánh với mong muốn góp thêm tiếng nói của mình vào sự
nhìn nhận, đánh giá về giá trị của một tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc
trong lòng độc giả.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tái hiện bức tranh văn hóa làng xã Việt Nam và những dấu ấn văn
hóa cộng đồng để thấy được tài năng của tác giả, đồng thời “đánh thức”
những phong tục, tín ngưỡng tốt đẹp của làng xã dường như đang ngày càng
mai một.
- Giúp chúng ta thêm hiểu, thêm yêu, trân trọng và giữ gìn những nét
đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về văn hóa làng xã và các đặc trưng cơ bản của văn hóa
làng xã Việt Nam.
- Chỉ ra những dấu ấn văn hóa làng xã thể hiện qua tác phẩm văn học,
được văn học lưu giữ và soi chiếu, cụ thể ở đây là tác phẩm Mẫu Thượng
Ngàn.
- Thấy được tài năng và sự am hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam của
tác giả Nguyễn Xuân Khánh cũng như những đóng góp của ông đối với nền
văn học dân tộc.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dấu ấn văn hóa làng xã trong tiểu thuyết Mẫu
Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận khảo sát văn bản cuốn tiểu thuyết Mẫu
Thượng Ngàn của tác giả Nguyễn Xuân Khánh, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà
Nội, 2006.

6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tác phẩm


7. Đóng góp của khóa luận
Một là: Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc
khẳng định truyền thống và bản sắc văn hóa làng của làng Cổ Đình nói riêng,
làng xã Việt Nam nói chung từ xưa đến nay, phục vụ cho công tác nghiên
cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hai là: Giúp chúng ta thêm hiểu, thêm yêu, trân trọng nền văn hóa dân
tộc. Từ đó, cùng chung tay gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống và
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận được triển khai thành 2 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Văn hóa làng xã và đặc điểm của văn hóa làng xã
Chương 2: Dấu ấn văn hóa làng xã trong tiểu thuyết
Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VĂN HÓA LÀNG XÃ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA LÀNG XÃ
1.1. Một số vấn đề chung về văn hóa làng xã Việt Nam

1.1.1. Quan niệm về làng truyền thống người Việt
Làng xã Việt Nam có từ thời rất xa xưa. Nó ra đời gắn với quá trình
khai sinh lập địa ra dân tộc Việt Nam.
“Làng” là một từ Nôm dùng để chỉ thiết chế xã hội truyền thống của
người Việt được hình thành từ thời nhà nước phong kiến.
“Xã” là một từ Hán, chỉ đơn vị hành chính thấp nhất ở các vùng nông
thôn Việt. Trên vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, xã của người Việt có thể
bao gồm từ một đến nhiều làng, tùy từng trường hợp [6; tr. 339].
Ngày nay có nhiều quan niệm, cách hiểu và định nghĩa khác nhau về
làng xã. Theo GS Phan Đại Doãn, “làng là cộng đồng dân sự tự trị” [8; tr.
276]. Đề cập đến khái niệm “làng”, GS. Bùi Xuân Đính cho rằng: “làng là
đơn vị tụ cư truyền thống của người Việt ở nông thôn, có địa vực riêng (địa
giới xác định), cấu trúc vật chất (đường làng, ngõ, xóm, các công trình thờ
cúng) riêng; cơ cấu tổ chức, tục lệ, tiếng làng riêng (thể hiện ở âm hay
giọng); tính cách riêng, hoàn chỉnh và ổn định qua quá trình lịch sử” [9; tr.
98]. “Xã là đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước phong kiến ở vùng nông
thôn”. Rõ ràng không nên đồng nhất khái niệm làng xã là một. Có thể nói mỗi
xã là một làng nhưng cũng có thể mỗi xã gồm nhiều làng hợp lại. Nhưng
trước hết, làng xã phải là nơi đồng quê, nhiều gia đình ở quy tụ lại thành khu
được gọi là xóm, các xóm phân biệt nhau bằng các lũy tre. Trên đường đi vào
thường có cổng xây hoặc tre, đến đêm tối có thể đóng lại được để phòng ngừa


trộm cắp. Hai, ba, bốn thôn họp thành làng xã. Danh từ “làng” nhiều khi được
dùng lẫn lộn với xã, thôn. Với số lượng cư dân sống ở các vùng nông thôn rất
lớn, mọi công việc của Nhà nước cũng như của địa phương về nguyên tắc đều
được thực hiện ở địa phương - tức ở làng xã.
Theo lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam từ thời phong kiến đến thời
Pháp thuộc, làng xã đều được tồn tại một cách độc lập. Nhà nước phong kiến
và cả chính quyền thực dân đều phải thừa nhận. Trong lịch sử phát triển của

Nhà nước Việt Nam, xã trở thành đơn vị hành chính từ bao giờ rất khó xác
định một cách chính xác. Với ba thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn
năm, không rõ đơn vị hành chính thấp nhất là gì. Có lẽ cũng do nhà Hán
truyền sang, rồi biến dạng ít nhiều. Hương, xã ở Trung Quốc thì có dính dáng
với nhau bằng huyết thống, còn xã của Việt Nam không nhất thiết phải cùng
huyết thống, mà gồm những người khác nhau đoàn kết sống chung trên cùng
một mảnh đất.
Đến thế kỷ thứ X, xã trở thành đơn vị hành chính căn bản của quốc gia.
Trên thực tế, có xã gồm nhiều làng, có xã chỉ có một làng. Theo sổ sách hành
chính, danh từ “xã” được dùng trong các loại giấy tờ sổ sách là một đơn vị
khởi điểm của hạ tầng cơ sở, bất kể xã chỉ có một xóm hay nhiều thôn. Ở bên
cạnh khái niệm “làng” còn có khái niệm “thôn”. Nhưng trong lịch sử thôn và
làng hầu như không có sự phân biệt. Có xã được hình thành từ ba, bốn thôn,
tức là ba, bốn làng. Người ta gọi là “nhất xã nhị, tam thôn”. Ngược lại có xã
được hình thành chỉ từ một làng, tức là một thôn. Người ta gọi là “nhất xã,
nhất thôn”.
Như vậy, làng xã truyền thống của người Việt là một thành tố rất cơ
bản và quan trọng đối với đời sống xã hội và cá nhân, là một mắt xích quan
trọng trong chuỗi quan hệ gia đình - dòng họ - làng xã - nhà nước. Từ cách
hiểu trên cho chúng ta thấy làng Việt có hình thái rất đặc trưng và giàu bản


sắc, được tổ chức chặt chẽ theo địa vực riêng, không gian riêng; nơi có sự
phong phú, đa dạng về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư. Mỗi
làng xã với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khác nhau, trong mỗi giai
đoạn lịch sử khác nhau sẽ sáng tạo, gây dựng nên một diện mạo văn hóa làng
xã riêng khác, biểu hiện qua những giá trị vật chất, tinh thần, những thói quen,
phong tục tập quán, lối sống, tinh thần cố kết cộng đồng hay trong tính tự trị
làng xã...
Mỗi làng Việt thường có hai tên gọi, tên Nôm và tên chữ. Tên Nôm

(hay tên Việt cổ) được dùng trong giao tiếp, trong đời sống hằng ngày của dân
làng như: Kẻ Noi, Kẻ Gối, làng Gióng, làng Mía, làng Chèm,... Tên chữ (hay
tên Hán - Việt) là tên gọi của làng được sử dụng trong các văn bản hành chính
như: làng Cổ Nhuế (Kẻ Noi); làng Tân Hội (Kẻ Gối), làng Phù Đổng (làng
Gióng), Đường Lâm (làng Mía), Từ Liêm (làng Chèm)...
Làng và văn hóa của làng Việt có những đóng góp rất lớn đối với nền
văn hóa của dân tộc ta, bên cạnh văn hóa đô thị của người Việt và văn hóa
truyền thống của các dân tộc ít người. Căn cứ vào các đặc điểm về sinh thái,
kinh tế ngành nghề hoặc những biểu hiện đặc trưng mà làng Việt truyền thống
được phân chia thành nhiều loại khác nhau, như làng nông nghiệp, làng buôn,
làng chài, làng nghề thủ công, làng khoa bảng...
Căn cứ theo không gian địa lí thì có làng Việt Bắc Bộ, làng Việt Trung
Bộ và làng Việt Nam Bộ. Còn nếu phân theo thời gian hình thành thì làng
Việt truyền thống có sự đa dạng hơn về loại hình, gồm làng Việt cổ, làng Việt
thời Lý - Trần (1009 - 1400), làng Việt thời Hậu Lê (1428 - 1527), làng Việt
thời Lê - Trịnh và làng Việt thời Nguyễn.
1.1.2. Quan niệm về văn hóa làng truyền thống người Việt
Cùng với sự ra đời của làng xã là quá trình cư dân trong làng sáng tạo,
phát triển và bảo lưu các giá trị văn hóa của cộng đồng. Bởi lẽ, “văn hóa là
hệ


thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội” [16; tr. 10]. Do đó, khi tồn tại tổ chức làng xã
của người Việt thì hiển nhiên có sự tồn tại của yếu tố văn hóa làng xã truyền
thống người Việt. Những giá trị văn hóa đó bao gồm những sản phẩm lao
động được cư dân sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình,
những cách thức tổ chức, quản lý cộng đồng, những quan niệm sống, phong
tục, tập quán, lối sống, những kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian, cũng

như những sáng tạo văn hóa từ bên ngoài được cộng đồng tiếp thu, học hỏi.
Văn hóa làng truyền thống người Việt phản ánh một cách sinh động điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, nguồn gốc của chính ngôi làng, được biểu
hiện qua các mặt của đời sống vật chất, tinh thần, những đặc tính cộng đồng
về tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán...
Tiếp cận làng xã từ góc độ đặc trưng văn hóa chúng ta có thể phân chia
làng Việt truyền thống thành bốn loại sau: làng văn (làng nổi tiếng có nhiều
người đỗ đạt trong khoa cử, làm quan và dạy học), làng võ (làng có nhiều võ
tướng, nhiều người giỏi võ), làng nghề (làng có nghề truyền thống như mộc,
nông nghiệp, thêu, chài lưới...), làng chợ (làng chuyên làm nghề buôn bán).
1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn hóa làng xã Việt Nam
Làng Việt là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt (nổi lên
là gia đình (nhà) - làng - nước, còn cấp vùng, tỉnh là đơn vị trung gian, ít quan
trọng hơn) với hai đặc trưng cơ bản là: Tính cộng đồng và tính tự trị.
Làng Việt được tổ chức rất chặt chẽ, không phải theo một mà nhiều
cách, nhiều nguyên tắc khác nhau, tạo nên nhiều loại hình, nhiều cách tập hợp
người khác nhau, khác nhau nhưng lại hoà đồng trong phạm vi làng. Về cơ
bản, cơ cấu làng Việt (cổ truyền và hiện đại) được biểu hiện dưới những hình
thức tổ chức (liên kết, tập hợp người) sau đây:


- Tổ chức theo địa vực (khu đất cư trú) với mô thức phổ biến: Làng
phân thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ, mỗi ngõ gồm một hay
nhiều nhà… thành những khối dài dọc đường cái, bờ sông, chân đê, những
khối chặt kiểu ô bàn cờ, theo hình vành khăn từ chân đồi lên lưng chừng đồi
và phân bố lẻ tẻ, tản mát, xen kẽ với ruộng đồng… Mỗi làng, xóm, ngõ có
cuộc sống tương đối riêng.
- Tổ chức làng theo huyết thống (gia đình), dòng họ. Ngoài các gia đình
nhỏ, gia đình hạt nhân, dòng họ có vị trí và vai trò quan trọng trong làng Việt,
là chỗ dựa vật chất, và chủ yếu là tinh thần cho gia đình; có tác dụng trong

định canh và xây dựng làng mới, như là trung tâm của sự cộng cảm trong các
gia đình đồng huyết… Có làng gồm nhiều dòng họ, có làng chỉ có một dòng
họ và khi ấy làng và dòng họ (gia tộc) đồng nhất với nhau. Điều đáng lưu ý là
mức độ liên kết huyết thống trong phạm vi làng Việt là hết sức rạch ròi, chi li
với những tên gọi cụ thể (cố - cụ - ông - cha - bản thân - con - cháu - chắt chút…)
- Tổ chức làng theo nghề nghiệp, theo sở thích và lòng tự nguyện (Phe Hội - Phường nghề…). Mỗi làng có thể có nhiều Phe (một tổ chức tự quản
dưới nhiều hình thức câu lạc bộ); nhiều Hội bao gồm: hiếu hỷ, mua bán, luyện
võ, tập chèo, đấu vật…; các Phường nghề: mộc, nề, sơn, thêu, chèo, rối…
- Tổ chức làng theo lớp tuổi (truyền thống nam giới): tổ chức giáp, hiện
rất mờ nhạt. Đây là môi trường tiến thân theo tuổi tác, là tổ chức dành riêng
cho nam giới, phụ nữ không được vào. Bé trai mới lọt lòng được vào giáp
ngay, được lên đinh, ngồi chiếu giữa làng, được nâng dần địa vị, được lên
lão…
- Tổ chức làng theo cơ cấu hành chính: Làng có khi gọi là xã (có xã
gồm nhiều làng), có khi gọi là thôn (khi nhất xã nhất thôn). Tiêu chuẩn để
phân định rõ nhất là chính cư và ngụ cư (hay còn gọi là nội tịch và ngoại tịch)


một cách rất rành mạch, nhiều khi trở nên cực đoan. Tuy nhiên, có một điều
mở là dân ngụ cư có thể chuyển thành dân chính cư khi có điền sản và sống
(cư trú) ở làng từ ba đời trở lên. Dân cư trong làng được phân thành nhiều
hạng, cơ bản là các hạng: chức sắc (những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm
vua ban); chức dịch (có chức vụ trong bộ máy hành chính); lão, đinh, ty ấu,
người già, trai đinh, trẻ con (trong các giáp)…
Có thể nói, làng là một thiết chế xã hội của nông thôn Việt, có cơ cấu tổ
chức phong phú nhưng chặt chẽ, có tính cộng đồng và tự trị cao, làng Việt ở
mặt trái, mang tính khép kín, bản vị. Song nó lại chính là nơi lưu giữ, bảo vệ
một thứ văn hoá làng chống lại sự xâm lăng, đồng hoá của văn hoá ngoại lai.
Làng Việt và văn hoá làng Việt đang là vấn đề rất thú vị cho những ai quan
tâm, nghiên cứu nó.

Tuy thế, ở nước ta, không phải ở bất cứ nơi đâu, làng Việt cũng có đặc
điểm và tính chất giống hệt nhau. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học, folklore
học, tâm lý dân tộc học… qua quá trình điền dã và thẩm định đã cho thấy
rằng: làng Việt ở Bắc - Trung - Nam bộ có những đặc điểm khác nhau trên cơ
sở những cái giống, cái chung. Tính chất và đặc điểm đại đồng, tiểu dị này
ngày càng được khẳng định không chỉ về mặt lý thuyết, mà còn ở thực tiễn
nữa.
Ở mỗi khu vực, làng của người Việt lại mang những đặc điểm khác
nhau.
Làng Việt ở khu vực Bắc bộ hình thành từ lâu đời, trên cơ sở tan rã dần
của công xã nông thôn, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền
vững trên cơ sở liên kết nhiều hình thức tổ chức, mà mỗi hình thức tổ chức lại
có ảnh hưởng gần như đến từng thành viên. Dưới áp lực của rất nhiều hình
thức đó, có cái hiện hình, có cái ẩn tàng, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng, mà họ tham


gia tạo nên. Người nông dân sống gắn bó, quây quần với biểu tượng làng của
mình, gắn bó chặt chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước.
Càng đi xuống phía Nam, cơ cấu làng Việt càng trở nên mờ hơn, lỏng
lẻo dần ra, năng động và bớt tính khép kín. Mô hình làng Bắc bộ bị đồng hoá
kể từ Bắc Trung Bộ, không giữ tính chặt chẽ tới mức khép kín nữa mà mở
rộng đến liên làng, chú trọng hơn đến dòng họ, tộc họ. Càng cởi mở hơn,
năng động hơn là làng Việt Nam Bộ. Làng Việt đồng bằng sông Cửu Long là
làng khai phá, tuổi đời còn trẻ (trên dưới ba trăm năm), định cư từ giồng
xuống trũng, kéo dài trên diện rộng, lấy kênh mương hay lộ giao thông làm
trục (khác với làng Việt Bắc Bộ: khép kín trên dải đất ven sông, ven đồi,
duyên hải...), nên thiếu chất kết dính chặt chẽ, phân vực cao và sớm tiếp xúc
với nền kinh tế hàng hoá.
Như vậy, làng Việt ở mỗi vùng khác nhau có những nét khác biệt. Càng
về phía Nam, cơ cấu làng Việt càng mở, năng động, bớt những lệ làng.

1.3. Một số khái niệm liên quan đến văn hóa làng xã ở Việt Nam
1.3.1. Văn hóa dòng họ
Dòng họ là một hiện tượng lịch sử xã hội có tính phổ quát toàn nhân
loại và liên thời đại. Có thể nói việc liên kết theo nhóm huyết thống là một
trong ba hình thức tập hợp sớm nhất trong lịch sử loài người. So với nhiều
hình thức liên kết khác như: cư trú (đô thị, làng xóm), lợi ích (giai cấp,
phường hội),... thì liên kết dòng họ vẫn là hình thức có vai trò chi phối cá
nhân ở nhiều lĩnh vực và nhiều mức độ khác nhau.
Việt Nam vốn là đất nước gốc nông nghiệp, gắn kết với điều đó là các
mối quan hệ chằng chịt của con người trong xã hội, trong số đó quan hệ dòng
tộc đóng một vai trò quan trọng. Nếu nền văn hóa phương Tây coi trọng chủ
nghĩa cá nhân thì cũng có thể khẳng định rằng, văn hóa phương Đông đề cao,
coi trọng vai trò của gia đình và dòng họ.


Dòng họ, họ tộc, tông tộc hay dòng tộc là những từ có nội hàm gần
giống nhau, cũng có thể nói về cơ bản là một. Vậy dòng họ người Việt là gì?
Trước hết và trên một ý nghĩa nhất định, dòng họ là một thực thể xã hội
mang tính phổ quát của loài người, nó được hình thành trên cơ sở quan hệ
huyết thống của một quần thể người nhất định thể hiện qua ý niệm về dòng
dõi từ một ông tổ chung. Do vậy, dòng họ là một thực thể vừa mang tính sinh
học vừa mang tính xã hội. Nó xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người, trở
thành một nguyên lý cố kết giữa con người sớm nhất rồi biến đổi qua các thời
đại và tồn tại cho đến ngày nay.
Quan hệ huyết thống - dòng họ còn có thể được hiểu và mở rộng ra với
cả tộc người, quốc gia với các ý niệm và biểu tượng về “đồng bào”, “con
Rồng cháu Tiên”,...
Dòng họ ở Việt Nam mang nhiều nét đặc thù so với các nước khác trên
thế giới. Một trong những nét nổi bật nhất là quan hệ giữa dòng họ và làng xã.
Dòng họ không tách biệt, đối lập với làng mà luôn có sự gắn bó chặt chẽ với

làng. Dòng họ không chỉ là một thiết chế xã hội mà còn là một môi trường
văn hóa mang tính đặc thù. Truyền thống của dòng họ trở thành nhân tố cơ
bản góp phần tạo nên truyền thống làng xã, truyền thống địa phương và dân
tộc. Nhiều nhân vật kiệt xuất đã mang lại vinh quang cho gia đình, dòng họ,
dân tộc được sinh ra từ những họ tộc khác nhau. Do vậy, dòng họ và văn hóa
dòng họ còn là nhân tố nội sinh thúc đẩy sự phát triển văn hóa và xã hội Việt
Nam.
Như vậy, huyết thống - gia tộc và dòng họ đồng nghĩa với ý niệm về
cội nguồn (uống nước nhớ nguồn, tổ tông). Dòng họ không chỉ là một thực
thể xã hội mà còn là một môi trường văn hóa mang tính đặc thù. Gia phong truyền thống dòng họ trở thành một nhân tố văn hóa, hạt nhân cơ bản góp
phần tạo nên truyền thống văn hóa làng xã, truyền thống địa phương và dân


tộc. Dòng họ và quan hệ dòng họ góp phần củng cố, nuôi dưỡng ý thức “uống
nước nhớ nguồn”, tình yêu quê hương đất nước, ý thức cộng đồng của con
người Việt Nam. Gia tộc, dòng họ còn là cái nôi để mỗi con người Việt Nam
được nuôi dưỡng truyền thống văn hóa của cha ông, là nơi trao truyền và tiếp
thu văn hóa giữa các thế hệ. Nếu biết phát huy vai trò này của gia tộc, dòng
họ thì nó sẽ là môi trường tốt để mỗi người dân Việt đóng góp sức mình vào
sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Có thể nói, gia đình, dòng họ là trường học đầu tiên giáo dục con
người, bồi dưỡng nhân cách cho mỗi người. Nhân cách đó được biểu hiện qua
các hành vi ứng xử của cá nhân với cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xã và từ đó
mở ra với cả dân tộc và đất nước. Giữa cá nhân và cộng đồng gia tộc, dòng họ
có sự tác động qua lại. Một mặt, gia tộc, dòng họ có trách nhiệm giáo dục con
cháu mình trở thành người tốt, giữ được gia phong và truyền thống của dòng
họ. Mặt khác, mỗi thành viên cần có ý thức phát huy truyền thống của gia tộc,
dòng họ mình, phấn đấu, rèn luyện để trở thành con người hữu ích, mang lại
vinh dự cho dòng họ mình trước cộng đồng dân tộc [17; tr. 836].
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cần được giữ gìn và phát huy

của dòng họ và quan hệ dòng họ, đâu đó quanh ta còn tồn tại một số khía cạnh
tiêu cực, lạc hậu, làm cản trở sự phát triển của xã hội. Đó là căn bệnh bè phái,
kèn cựa giữa các dòng tộc, gây thanh thế trong làng xã dẫn đến phá hoại sự
đoàn kết, tính cộng đồng của nông thôn. Đây là điều đã từng diễn ra không
chỉ trong xã hội nông thôn cổ truyền mà còn là hiện tượng đáng quan tâm
trong xã hội hiện nay. Hiện tượng các dòng họ gây thanh thế, thế lực trong
các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể ở các địa phương nhằm mục đích
mưu cầu lợi ích cá nhân, cục bộ của dòng họ, chi họ riêng của mình đã phá vỡ
sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân.


Đó là các tệ nạn cực đoan, mê tín trong việc tu bổ, xây dựng từ đường
họ, lăng mộ, cúng bái với các nghi lễ phiền phức,... đã thực sự làm vẩn đục
đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong dòng họ.
Đó là tư tưởng gia trưởng, ngôi thứ trong dòng họ làm ảnh hưởng xấu
tới tinh thần dân chủ, quyền tự do cá nhân của mỗi công dân.
Tóm lại, quan hệ huyết thống và dòng họ ở thời đại nào cũng thể hiện
tính hai mặt: tích cực, phù hợp, thúc đẩy sự tiến bộ và tiêu cực, không phù
hợp, cản trở sự tiến bộ. Đó là thực tại nằm ngoài sự mong muốn của mỗi
người. Bởi vậy, chúng ta cần có những nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò
của dòng họ trong đời sống cộng đồng để phát huy những mặt tích cực và hạn
chế, ngăn chặn tiêu cực để dòng họ và quan hệ dòng họ thực sự trở thành
động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước Việt Nam theo xu hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.3.2. Lệ làng, hương ước
Ngoài văn hóa dòng họ, lệ làng và hương ước cũng là một bộ phận
không thể thiếu để bức tranh về văn hóa làng xã Việt Nam thêm hoàn thiện và
đủ sắc màu.
Hương ước (hay còn gọi là hương khoán, hương biên, hương lệ, khoán
ước) là danh từ thông dụng và có ý nghĩa đầy đủ nhất để gọi bản ghi chép các

điều lệ liên quan đến đời sống cộng đồng dân cư sinh sống trong làng. Các
điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần
thiết. Ngày xưa các điều ấy quen gọi là lệ làng. Tuy nhiên, lệ làng và hương
ước vốn là hai khái niệm có quan hệ bao chứa [18; tr. 33].
Lệ làng là những luật tục của cộng đồng công xã, còn hương (khoán)
ước là lệ làng được ghi lại thành văn bản, là “bộ luật” chính thức bằng văn
bản của một làng.


Trong làng xã Việt Nam xưa, luật lệ tồn tại dưới nhiều hình thức, từ
luật lệ truyền miệng đến luật lệ thành văn. Một số hương ước thành văn đã thể
hiện, chính nó đã kế thừa luật lệ truyền miệng trước đó. Điều đó chứng tỏ
rằng, từ rất sớm các công xã cổ truyền rồi đến công xã nông thôn đã xuất hiện
các khoán ước mà phổ biến là quy ước truyền miệng.
Về thời điểm xuất hiện hương ước, các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc
học từ trước đến nay vẫn chưa khẳng định. Bằng các thư tịch cổ, chúng ta mới
chỉ biết rằng hương ước xuất hiện gắn liền với tổ chức làng xã, nghĩa là gắn
liền với sự xuất hiện hiện tượng kết hợp cộng đồng dân sự với tổ chức hành
chính. Xét về quá trình lịch sử, hương ước có lẽ có sớm nhất vào khoảng cuối
thế kỷ XIV hoặc đầu thế kỷ XV trong cải cách của Hồ Quý Ly: chuyển đổi từ
“hương” sang “xã”, từ “xã quan” sang “xã trưởng”. Khi Lê Thánh Tông hoàn
thành cải cách hành chính vào những năm 70 của thế kỷ XV thì hương ước
mới xuất hiện công khai, được chính quyền chấp nhận và can thiệp [8; tr.
160].
Tìm hiểu các văn bản hương ước có thể thấy chúng luôn được điều
chỉnh, sửa đổi qua các thời kỳ. Xét một trong những bản hương ước thành văn
cổ nhất mà chúng ta hiện có là hương ước làng Mộ Trạch, huyện Đường An,
phủ Thương Hồng (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) ra đời từ năm
1665 sau đó đã được sửa đổi, bổ sung tới 16 lần, từ 30 điều ban đầu lên tới 82
điều ở bản cuối cùng.

Nhìn chung, nội dung của hương ước là các vấn đề cụ thể gắn với hoàn
cảnh, phong tục tập quán lâu đời của từng làng, gắn với lợi ích thiết thân của
dân làng. Hương ước ra đời dựa trên các nguyên tắc đạo đức, các quan niệm
tín ngưỡng truyền thống, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc,
cơ sở xã hội là thiết chế làng xã với nhiều hình thức tổ chức và các quan hệ
đan xen chồng chéo, cơ sở kinh tế là chế độ công điền, công thổ.


×