Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết "Mẫu Thượng ngàn" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.04 KB, 8 trang )

Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân
gian trong tiểu thuyết "Mẫu
Thượng ngàn"
Cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn
(1)
của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh xuất bản tháng 6 năm 2006 được ông phát triển từ truyện ngắn Làng
nghèo (chưa xuất bản) mà ông viết từ năm 1959. Dù bối cảnh ở hai câu
chuyện hoàn toàn khác nhau nhưng vấn đề trung tâm mà hai tác phẩm này
đặt ra là nỗ lực tìm kiếm và dựng lại một không gian tinh thần mà từ đó, căn
cốt tinh thần của người Việt được định hình. Không gian tinh thần ấy, theo
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, là không gian văn hóa làng mà hạt nhân
quan trọng nhất trong đó là tín ngưỡng dân gian. Bài viết này sẽ đặt không
gian của cuốn tiểu thuyết trong bối cảnh văn hóa dân gian Việt Nam ở nhiều
thời điểm để chỉ ra sự tác động của tín ngưỡng dân gian lên không gian
nghệ thuật của tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, qua đó, bước đầu nhìn nhận
quan điểm của nhà văn về tín ngưỡng dân gian của người Việt.
1. Tín ngưỡng dân gian với tư cách là một nội lực cố kết cộng
đồng
Bối cảnh chủ đạo mà Nguyễn Xuân Khánh tạo dựng trong tiểu
thuyết Mẫu Thượng Ngàn là một ngôi làng Bắc Bộ ở vào giai đoạn đầu thế
kỷ XX. Trong ngôi làng đó, có sự thống trị của một quan niệm chung, một
niềm tin chung, một sức mạnh của thói tục, đến mức, các cá nhân được
sắp đặt sao cho hợp, sao cho khớp với khuôn khổ của cộng đồng, đến
mức, cuộc đời của mỗi một người chính là một phần trải nghiệm của cộng
đồng.
Thờ cúng bách thần và tín ngưỡng vật linh
Thần Cây: Trong ngôi làng Cổ Đình bé nhỏ, ngự trị một không gian
tâm linh thành kính bao trùm lên cả không gian vật chất. Làng Cổ Đình
được đánh dấu bằng một cây đa không phải chỉ vì độ cao mà còn vì tính
thiêng của nó. Một cây đa cổ thụ trứ danh, gốc to chục người ôm không


xuể. Nó là niềm kiêu hãnh của Cổ Đình. Một cây đa vừa hùng vĩ, vừa đẹp,
người trong vùng ai cũng biết. Người ta dùng nó làm điểm xác định vị trí. Ví
dụ: “Làng tôi là làng Già, cách làng Cổ Đình hai cây số về phía đông”
(tr.220).
Không khó tìm hình ảnh cây đa xum xuê rễ phủ và ban thờ có nậm
rượu và vàng hoa ngũ sắc trong Mẫu Thượng Ngàn ở khắp chợ cùng quê
vào thời điểm đầu thế kỉ XXI này. Thử điều tra một vài nơi, vào những ngày
sóc, ngày vọng, ngay ở nội thành Hà Nội những tháng đầu năm Đinh Hợi
này, chúng tôi vẫn thấy cảnh khói hương nghi ngút ở cây đa Nhà Bò (phố
Lò Đúc), ở cây đa gần góc phố Thợ Nhuộm và phố Lý Thường Kiệt, Ngay
cả ở nơi mà cây thiêng không còn và bàn thờ chính thức đã bị dỡ như ở địa
điểm cạnh bức tường của Văn Miếu thì các tối ngày rằm và mùng một vẫn
nhiều người đến lễ. Ở đây, có một người phụ nữ đứng tuổi vẫn thường
mang một cái bàn thờ nhỏ ra đặt để cho những người đến lễ có chỗ bày lễ
vật. Người đến lễ ở đây có đủ mọi lứa tuổi, có người còn mang cả con nhỏ
đến. Cảnh tượng này càng phổ biến ở các làng quê.
Từ cây chiên đàn “cao hơn nghìn nhẫn, cành lá xum xuê, xòe tán
rộng không biết mấy nghìn trượng” ở đất Bạch Hạc thời Kinh Dương
Vương (Truyện Mộc Tinh - Lĩnh Nam chích quái) đến tục thờ cây còn hiện
hữu ở nhiều nơi đầu thế kỷ XXI như vừa nói ở trên, có thể thấy rõ sự ứng
hợp của những gì Nguyễn Xuân Khánh miêu tả về một ngôi làng ở đầu thế
kỷ XX. Như vậy, những điều mà Nguyễn Xuân Khánh viết trong Mẫu
Thượng Ngàn là những trải nghiệm cộng đồng chưa bao giờ đứt đoạn, nó
len lỏi, âm ỉ trong lòng đời sống trong một bộ phận dân cư và được cả cộng
đồng chấp nhận. Điều này thiết tưởng cũng không xa lạ với các nước khác,
chẳng hạn ở châu Âu, nơi mà theo J.G. Frazer, tục thờ cúng thần cây là
“một chuyện không có gì hợp lẽ tự nhiên hơn”
(2)
và tàn dư của nó vẫn tồn
tại ở châu Âu với tục lệ trồng và rước cây tháng Năm hàng năm

(3)
. Tuy
mang nhiều nét khác biệt Đông-Tây song rõ ràng, đây là một vỉa mạch của
đời sống tinh thần con người đang rất cần khám phá.
Ngoài ra, trong Mẫu Thượng Ngàn, người kể chuyện còn lồng vào
một biến thể của truyền thuyết về tục thờ thần cây là motif “khúc gỗ trôi
sông”. Motif này được nhiều người biết đến qua truyền thuyết về Tứ Pháp ở
Bắc Ninh, ở truyền thuyết về Thiên Yana, nữ thần người Chăm đã được
Việt hóa ở Khánh Hòa, truyền thuyết về chùa Bà Đanh ở Hà Nam Đây
được coi là một phái sinh của truyền thuyết thờ cây khi tín ngưỡng thờ cây
đã bị cắt đứt cội rễ, chuyển hóa thành khúc gỗ, sau được vớt lên tạc thành
tượng. Khúc gỗ trôi sông, vì vậy, cũng được coi như là một mẫu gốc trong
truyền thuyết dân gian Việt Nam.
Thần cẩu: Trong niềm tin tưởng chung của người dân Cổ Đình, còn
có việc thờ một ông thần cẩu. Việc thờ chó đá, theo các nhà nghiên cứu là
một tục thờ xuất hiện muộn nhưng khá phổ biến ở các làng quê Bắc Bộ.
Chó đá có thể chôn dưới đất hoặc đặt lên ngai thờ. Chó được thờ với mục
đích canh cửa để trừ tà hoặc giữ của, điều này phù hợp với quan niệm máu
chó có thể trừ quỷ dữ. Trong Chuyện cũ Hà Nội, nhà văn Tô Hoài đã ghi lại
ký ức về việc thờ thần chó đá như sau: “Chó đá canh cổng trông quen mắt
như cái bình vôi treo ở đám rễ si, rễ đa… Con chó đá là thần canh cửa nơi
miếu mạo và cổng ngõ các nhà có của… Nhà có, nhà nghèo đều khói
hương những ngày tết nhất mời ông Khuyển về “thượng hưởng”, nhưng
chó nhà khó thì chỉ ngửi hơi nước lã, chó nhà có máu mặt mới được cúng
rượu thịt thật”
(4)
. Trong cuộc thảo luận về Tây Hồ chí và việc xây dựng lại
đền Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch, Đinh Khắc Thuân tuy không công nhận truyền
thuyết chó mẹ chó con như một truyền thuyết định đô nhưng cũng công
nhận đó là một tục thờ có trong dân gian mà cuốn Tây Hồ chí đã chép lại từ

việc tổng hợp các nguồn tài liệu thư tịch và truyền thuyết dân gian
(5)
.
Theo điều tra của Trần Minh Nhương, trưởng phòng văn hóa huyện
Đan Phượng, Hà Tây, thì ở huyện này có hai nơi thờ chó đá là làng Phù
Trung và làng Địch Vỹ. Chó được đặt lên bệ thờ ở góc sân đình, được phối
tự ở đình với tên gọi là Hoàng Thạch (Kiều Thu Hoạch cho rằng, mỹ tự này
do việc ghép hai từ Thành Hoàng + Thạch Cẩu mà ra)
(6)
, được tôn là Hạ
Giới đại vương. Theo Trần Minh Nhương, “dân làng coi quan Hoàng Thạch
như một vị Bao Công để xét xử những chuyện oan ức, những éo le Một
người mất trộm, ra đặt lễ kêu khấn, rồi lại thấy của; có người bị vu oan đã
nhờ cậy “ngài” minh giải nỗi oan sai; đôi vợ chồng xung khắc suýt bỏ nhau,
đến thề thốt với “ngài”, rồi lại đoàn tụ gia đình; người buôn, kẻ bán ở chợ
quê gần đó năng cầu nguyện thì ăn nên làm ra”
(7)
. Còn theo Kiều Thu
Hoạch thì các tượng chó đá được lưu giữ ở Bảo tàng Bắc Ninh có khắc
chữ Hán là Cẩu thần, Cẩu tử linh thần. Tổng hợp các nguồn tư liệu, Kiều
Thu Hoạch đã đi đến kết luận: “Tiếp cận từ góc nhìn nghiên cứu liên ngành
- nhân loại học văn hóa, folklore, văn bản học Hán Nôm, kết hợp với điều
tra thực địa nhiều lần tại nơi có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: Bệ thờ
chó đá cùng các hành vi tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng chó đá đã có
trong lịch sử và hiện vẫn đang tồn tại một cách sống động tại địa
phương/nơi thờ phụng, cho thấy tín ngưỡng chó đá, biểu hiện thực tiễn của
tục thờ chó của người Việt là một tín ngưỡng dân gian vốn đã có từ xa xưa
trong lịch sử dân tộc”
(8)
. Tục thờ chó từ xa xưa ở các làng quê tới bối cảnh

làng Cổ Đình đầu thế kỷ XX theo mô tả của Nguyễn Xuân Khánh đến tục
thờ chó trong dân gian hiện nay quả là đã hiện ra như một mạch ngầm chảy
trong thời gian, tồn tại với tư cách là một trải nghiệm của cộng đồng.
Nhìn nhận vai trò và sức mạnh của tín ngưỡng vật linh ở thời điểm
đầu thế kỷ XX, xem ra, Nguyễn Xuân Khánh không những không tách rời
mà còn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc một đặc điểm nổi bật của xã hội trong
thời điểm hiện nay là: sự bùng nổ của tín ngưỡng đa thần và sự bủa vây
của những tin đồn. Chỉ xin đơn cử một vài ví dụ để minh chứng cho điều đó.
Ví dụ thứ nhất là về “khu vườn kỳ lạ” ở Long An gây xôn xao dư luận
một thời gian khá dài (từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2005) đối với người dân
và làm đau đầu các nhà quản lý
(9)
. Mặc dù các nhà quản lí cho rằng, việc
chữa bệnh ở khu vườn này chỉ là hoạt động mê tín, dị đoan nhưng theo các
phóng viên thì ngày nào cũng có từ 700 đến vài nghìn người tới, trong số
đó, có người khỏi người không.
Ví dụ thứ hai là hiện tượng sông đổi dòng, gây sạt lở bờ ở tỉnh Tiền
Giang. Tác giả M. Sơn, báo Người Lao động 17-6-2006 đã đưa tin về việc
sông bị sạt lở khiến người dân tin rằng có “thần hiện” ở đoạn kênh gần di
tích Nam Kỳ Khởi nghĩa ở Tiền Giang. Giải thích hiện tượng sạt lở này, Chủ
tịch UBND xã Long Hưng ông Cao Văn Hiệp cho biết: “Dù mặt đường mới
thi công bằng phẳng nhưng do nước xoáy sâu ở tầng ngầm nên đất không
có chân tạo nên tình trạng sạt lở này”. Tuy nhiên, sự giải thích này không
làm yên lòng người dân ở đây. Ngày 19-8-2006, chúng tôi có dịp hỏi
chuyện chị Nguyễn Thị Đào (41 tuổi, ấp Long Thạnh A, xã Long Hưng,
huyện Châu Thành) có nhà ở ngay cạnh điểm sạt lở này thì chị cho biết gia
đình và hàng xóm rất hoang mang và thường lén thắp hương để cầu khấn.
Theo lời chị Đào, người dân ở đây cho rằng, ngay dưới khúc sông này có
thần rồng sống, mỗi lúc thần quẫy đuôi hay quẫy mình thì thường làm cho
sông bị sụt lở. Gần nhà chị Đào ở, có một ngôi miếu thờ đặt dưới một gốc

cây ngay mép sông. Ngôi miếu này vẫn được người dân ở đây thắp hương
thường xuyên.
Ví dụ thứ ba là việc các thi sinh đến cầu khấn trước mùa thi tuyển
sinh năm 2006. Các thí sinh đến sờ đầu rùa ở bia tiến sĩ rồi xoa lên trán
mình để lấy may, thắp hương trong điện Đại Thành, nơi thờ Khổng Tử và
nhà Thái Học, nơi thờ Chu Văn An. Có thí sinh cầu khấn những tiến sĩ cùng
quê để các cụ “để ý” phù hộ hơn. Hiện tượng này mới xuất hiện vài năm
gần đây, và càng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nhiều số báo ra vào
tháng 6 năm 2006 đã ghi lại hiện tượng này.
Ví dụ thứ tư là tin đồn về hiện tượng Thánh vật sông Tô Lịch gây xôn
xao dư luận xã hội khiến các cơ quan quản lí phải lên tiếng.
Một vài ví dụ nêu trên cho thấy một thực tế là vào đầu thế kỷ XXI này,
việc thờ cúng các vị thần cũ và mới trỗi dậy ở khắp nơi, phổ biến ở nhiều
tầng lớp người trong xã hội và đang là một hiện tượng xã hội đáng quan
tâm. Và sự đồn đại như một vết dầu loang khiến cho phép lạ về các vị thần
này nhuốm màu hư hư thực thực, trở thành thỏi nam châm hút vào mình nó
sự quan tâm nhiều tầng lớp xã hội vốn dễ dàng bị hấp dẫn bởi những tin
đồn. Tín ngưỡng vật linh, theo A.B. Tylor, là việc tin vào sự tồn tại cả sau
khi thân thể đã bị hủy diệt của những thực thể khác nhau. Theo ông, “người
thờ vật linh cho rằng, linh hồn có liên lạc với người ta và những hành vi của
người ta đem lại niềm vui hay sự bất mãn cho linh hồn nên sớm hay muộn,
niềm tin vào sự tồn tại của nó phải dẫn tới sự sùng kính nó một cách tự
nhiên, hay có thể nói, một cách không tránh khỏi, hoặc tới mong muốn cầu
xin nó”
(10)
. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ ở tiểu thuyết Mẫu Thượng
Ngàn, trong đó, tác giả dựng nên một không gian khá hư ảo mà biên giới
thường xuyên được mở rộng bởi sự lan truyền của tin đồn về phép thiêng
hiện hữu. Sự ám thị của tin đồn, sức thu hút của phép lạ ở tín ngưỡng vật
linh trong không gian tinh thần của làng quê Bắc Bộ đầu thế kỷ XX xem ra

không mấy xa lạ với những ám ảnh trong tinh thần con người Việt ở không
gian xã hội đầu thế kỷ XXI. Về điều này, Tylor đã viết rằng: “Vật linh là đặc
trưng của những bộ lạc đứng ở nấc hết sức thấp của loài người mà nó
không ngừng tự nâng lên từ đó nhưng đã biến đổi sâu sắc khi chuyển vào
môi trường văn hóa cao hiện đại”
(11)
. Ông cũng đã nhìn nhận hiện tượng
này như là sự “sự khô khan và nghèo nàn về mức tối thiểu của tôn giáo”
nhưng nó lại mang trong mình “ý nghĩa thực tiễn hoàn toàn đầy đủ”. Bằng
việc dựng lên không gian tinh thần này, tính thực tiễn trong thực hành tín
ngưỡng của người Việt đã phần nào được tác giả tiểu thuyết Mẫu Thượng
Ngàn hé lộ dần ra.
Dị bản mới của làng Cổ Đình về huyền thoại ông Đùng, bà Đà và
tín ngưỡng phồn thực
Tác giả Mẫu Thượng Ngàn dành một sự quan tâm đặc biệt đến truyện
kể dân gian và lễ hội dân gian về hai nhân vật huyền thoại (ông Đùng và bà
Đà), và ở chỗ này, trong một chừng mực nào đó, nhà tiểu thuyết đóng vai
một nhà biên soạn và khảo cứu folklore. Tâm điểm của truyện kể dân gian
cũng như lễ hội dân gian được miêu tả trong truyện đối với người kể
chuyện làsức ám thị của tín ngưỡng phồn thực, một loại hình tín ngưỡng
của nhân loại có cội nguồn từ rất xa xưa và vẫn còn vết tích đây đó trong
đời sống lễ tục hôm nay.
Theo các bộ sưu tập truyện dân gian thì ông Đùng và bà Đà là hai
nhân vật huyền thoại gắn với sự sáng tạo vũ trụ của người tiền Việt-
Mường, truyện kể dân gian và dấu tích sáng tạo vũ trụ của hai ông bà còn
lại khá nhiều ở vùng Hòa Bình. Nhưng trong kí ức của người Cổ Đình thì
truyện kể về ông Đùng, bà Đà đã có một hình hài mới, nó không còn là một
huyền thoại sáng thế thuần nhất, mà là sự pha trộn của các huyền thoại và
cả sự giải thiêng huyền thoại theo các lớp thời gian thông qua thái độ của
từng thế hệ trong tác phẩm.

Về mặt chất liệu, huyền thoại về ông Đùng, bà Đà trong Mẫu Thượng
Ngàn chứa đựng những lớp huyền thoại và các hành vi thế tục phản huyền
thoại sau: huyền thoại về hai vị thần khổng lồ sáng tạo nên vũ trụ, huyền
thoại về cuộc hôn nhân của hai anh em ruột sống sót sau trận đại hồng
thủy, huyền thoại Nữ Oa - Tứ Tượng, huyền thoại-bán thế tục hóa (tín
ngưỡng phồn thực với khát khao trần tục về việc trải nghiệm đời sống tính
giao của trai gái trong làng thể hiện ở tục “trải ổ”), việc giải huyền thoại thể
hiện ở quyết định xua đuổi và bắn chết nhân vật huyền thoại.
Về cách kể chuyện, các lớp huyền thoại và giải huyền thoại trên được
thể hiện bằng một cốt truyện mà trong đó, trật tự của truyện dân gian truyền
thống bị phá vỡ, bị xáo trộn và được sắp đặt lại trong một trật tự mới khiến
cho câu chuyện trở nên nửa quen, nửa lạ: người kể xóa hoàn toàn hành vi
sáng thế, chỉ giữ lại một chút dấu vết khổng lồ của hai nhân vật huyền thoại
này (to lớn gấp rưỡi người thường, tr.653), đặt họ trong mối quan hệ anh
em ruột, cấp cho họ một nguồn gốc thế tục mang màu sắc cổ tích (có hai
vợ chồng già sinh được hai người con, một trai, một gái tr.652), ghép vào
đó yếu tố phồn thực của thần thoại Nữ Oa - Tứ Tượng, đặt hai nhân vật có
màu sắc huyền thoại này vào mối quan hệ với trai gái trong làng thông qua
quan hệ tính giao hồn nhiên, đưa vào một motif của huyền thoại là cách
thức quyết định cuộc hôn nhân của hai anh em sau trận đại hồng thủy (hai
anh em đi, gặp ai thì lấy người đó làm chồng/vợ, cuối cùng chỉ họ gặp
nhau), đặt số phận của họ dưới quyền uy của Mẫu, một vị thánh xuất hiện
sau các nhân vật huyền thoại khá lâu và cuối cùng, đặt huyền thoại này
trong sự phán xét của quan niệm Nho giáo.

×