Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện lực Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.33 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƢƠNG QUANG LONG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CƠNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng - 2019


Cơng trình được hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. NGUYỄN NGỌC ANH

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Huy Trọng

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng ty Điện lực Gia Lai là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty
Điện lực miền Trung – một trong 5 Tổng công ty phân phối điện
thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có nhiệm vụ rất quan
trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cung cấp, phân phối điện cho toàn
tỉnh Gia Lai. Cho nên việc phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty
sẽ giúp bản thân cơng ty đánh giá được những mặt mạnh và yếu của
mình trong phân tích tài chính từ đó đề xuất một số khuyến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại Cơng ty. Điều này không những
giúp bản thân công ty sử dụng hiệu quả hơn tài chính và nguồn vốn
của mình, mà cịn giúp cơ quan chủ quản của Cơng ty có những biện
pháp quản lý phù hợp.
Hơn nữa, hiện nay chưa có một cơng trình khoa học nào phân
tích chun sâu về tình hình tài chính tại một DN hoạt động trong
ngành điện mà cụ thể ở đây là ở mảng phân phối và bán lẻ điện. Sau
một thời gian tìm hiểu về Công ty Điện lực Gia Lai, tôi cho rằng việc
phân tích tình hình tài chính tại cơng ty này là một vấn đề có ý nghĩa
học thuật và thực tiễn sâu sắc. Chính vì lý do đó, tơi đã chọn: “Phân
tích tình hình tài chính tại Cơng ty Điện lực Gia Lai” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:Đề tài tập trung phân tích thực trạng
về tình hình tài chính doanh tại Cơng ty Điện lực Gia Lai, những
điểm mạnh, điểm yếu cũng như những rủi ro tài chính mà DN có thể
gặp, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình

hình tài chính Cơng ty Điện lực Gia Lai trong thời gian đến.


2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính DN và
khung phân tích tình hình tài chính của DN.
- Thứ hai, phân tích thực trạng tài chính tại Cơng ty Điện lực
Gia Lai trong giai đoạn 2015-2017, nêu lên những điểm mạnh,
những điểm yếu về tài chính của cơng ty và ngun nhân của nó.
- Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị để cải thiện tình hình tài
chính tại Cơng ty Điện lực Gia Lai trong thời gian tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý tài chính DN bao gồm những nội dung nào?
- Khung phân tích bao gồm những nội dung gì?
- Thực trạng tình hình tài chính tại Cơng ty Điện lực Gia Lai
trong những năm vừa qua như thế nào? Những điểm mạnh, những
điểm yếu về tài chính của cơng ty là gì? Ngun nhân của những
điểm yếu là gì?
- Các đề xuất nào cần phải thực hiện trong tời gian đến nhằm
cải thiện tình hình tài chính của Công ty Điện lực Gia Lai?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng về tình hình tài
chính của Công ty Điện lực Gia Lai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Tình hình tài chính Cơng ty Điện lực
Gia lai trong thời gian từ năm 2015 đến 2017.
- Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được sử dụng để phân tích
thực trạng tài chính của đơn vị trong khoảng thời gian từ năm 2015

đến năm 2017.


3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu viết luận văn là quan sát, thu thập dữ liệu, thống kê, tổng hợp,
phân tích, so sánh, phương pháp phỏng vấn.
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính sau kiểm tốn,
báo cáo hoạt động SXKD tồn diện cũng như báo cáo quản trị của
Cơng ty Điện lực Gia Lai.
4.2. Phương pháp quan sát
Quan sát thực tế q trình hoạt động của bộ máy tài chính kế
tốn, các quy trình nghiệp vụ tại văn phịng cơng ty và các đơn vị
trực thuộc của công ty để nắm bắt, hiểu rõ được cơ chế và đặc thù về
tình hình hoạt động kinh doanh và cơng tác tài chính tại Cơng ty
Điện lực Gia Lai. Bên cạnh đó, có sự quan sát đối với các Cơng ty
Điện lực đồng cấp có cùng đặc điểm hoạt động SXKD trên địa bàn
miền Trung - Tây Nguyên qua đó nhận thấy những điểm tiến bộ và
hay ở đơn vị bạn, từ đó có áp dụng cho đơn vị mình.
4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh
Các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng
bao gồm: phân tích sự biến động theo thời gian; phân tích cơ cấu;
phân tích mức độ hồn thành kế hoạch, phương pháp phân tích
Dupont để phân tích đánh giá thực trạng tài chính tại Cơng ty Điện
lực Gia Lai.
4.4. Phương pháp phỏng vấn
Thực hiện pỏng vấn ý kiến các nhân viên khối tài chính kế tốn
tại Phịng tài chính kế tốn của văn phịng cơng ty và các đơn vị trực

thuộc cơng ty nhằm tìm hiểu về những vấn đề nảy sinh, hạn chế cũng
như những đánh giá của cán bộ công nhân viên về hoạt động tài


4
chính tại đơn vị. Ngồi ra, đề tài cũng thực hiện các phỏng vấn
chuyên sâu và tham khảo các mô hình tài chính và giải pháp từ các
Cơng ty Điện lực đồng cấp trong Tổng công ty Điện lực miền Trung
để đưa những chính sách, giải pháp thiết thực trong cơng tác tài
chính tại Cơng ty Điện lực Gia Lai.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Về ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận về tài chính DN và
khung phân tích tình hình tài chính DN.
5.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cải thiện tình hình tài
chính, kiểm sốt rủi ro tài chính tại Cơng ty Điện lực Gia Lai trong
thời gian đến, đồng thời, có thể ứng dụng tại các Cơng ty Điện lực
đồng cấp có những đặc điểm tương tự về SXKD trong tồn Tổng
cơng ty Điện lực miền Trung.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7. Bố cục của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và khung
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Điện lực Gia
Lai 2015 -2017.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính tại
cơng ty Điện lực Gia Lai.



5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ
KHUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Tài chính DN là các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn
tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ trong
hoạt động SXKD của DN nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Hệ thống các quan hệ tài chính của DN bao gồm các quan hệ tài
chính bên ngồi và bên trong.
a. Các quan hệ tài chính bên ngồi:
b. Các quan hệ tài chính bên trong:
1.1.2 Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp
a. Quyết định đầu tư
b. Quyết định tài trợ
c. Quyết định phân phối cổ tức.
d. Các quyết định khác.
1.1.3 Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp
Một DN trong từng thời kì có thể có nhiều mục tiêu như tối đa
hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, tăng doanh số và thị phần, duy
trì năng lực cạnh tranh nhưng suy cho cùng mục tiêu cuối cùng của
DN là lợi nhuận hay là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính doanh
nghiệp
a. Những yếu tố bên trong
b. Những yếu tố bên ngoài



6
1.2. KHUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng
để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện tại, giúp cho nhà quản
lý đưa ra được các quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được
DN, từ đó giúp cho các nhà đầu tư đi tới những dự đốn phù hợp
chính xác về mặt tài chính của DN, qua đó có thể quyết định phù hợp
với lợi ích của chính họ.
1.2.2 Tài liệu sử dụng phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp
Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính gồm đủ loại, tài liệu
từ nhiều nguồn khác nhau từ các thông tin chung của nền kinh tế đến
các thơng tin cụ thể có liên quan trực tiếp đến DN hoặc của bản thân
DN. Trong đó thơng tin trực tiếp của DN chủ yếu là hệ thống báo cáo
tài chính DN bao gồm:
a. Bảng cân đối kế toán.
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
d. Thuyết minh báo cáo tài chính.
1.2.3 Phƣơng pháp phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp
a. Phương pháp so sánh đồng bộ các hệ số: So sánh là phương
pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói
chung và phân tích tài chính nói riêng.
b. Phương pháp so sánh theo ngành: Bản thân các hệ số tài
chính nói lên đặc trưng của chỉ DN sẽ không cho phép rút ra kết luận



7
các mức độ đặc trưng đó là tốt hay xấu.
c. Phương pháp so sánh theo thời gian: Nếu việc phân tích chỉ
dừng lại ở một thời kì nào đó, hoặc thậm chí chỉ so sánh với các DN
cùng ngành thì nhiều khi kết luận sẽ khơng chính xác.
d. Phương pháp Dupont: Phương pháp này dựa trên cơ sở
kiểm soát các chỉ tiêu phân tích tài chính phức tạp. Mỗi chỉ tiêu phản
ánh mối quan hệ tài chính dưới dạng các tỷ số, khi tỷ số tài chính
tăng hay giảm tùy thuộc vào mẫu số và tử số của tỷ số đó.
1.2.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
a. Phân tích khái qt về tình hình tài chính doanh nghiệp
a1. Phân tích các khoản mục chủ yếu về tài sản của DN.
a2. Phân tích các khoản mục chủ yếu về nguồn vốn của DN.
a3. Phân tích sự cân bằng tài chính của DN:
- Cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
- Cân đối nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu với tài sản dài.
a4. Phân tích các khoản mục chủ yếu về báo cáo thu nhập
a5. Phân tích các khoản mục chủ yếu về báo cáo lưu chuyển
tiền tệ
b. Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp
b1. Phân tích khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời.
- Hệ số thanh toán nợ (DSCR.
- Hệ số khả năng chi trả bằng tiền.
- Hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu thanh tốn
b2. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản



8
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ
- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn:
b3. Phân tích hệ số cơ cấu tài chính DN
- Hệ số nợ tổng quát
- Hệ số nhân vốn chủ sở hữu (Equity multiplier
- Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
b4. Phân tích hệ số khả năng sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Profit margin on sales
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (Return on Investment –
ROI)
- Tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (Return on assets - ROA)
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE)
b5. Phân tích các chỉ số tài chính khác
- Phân tích khả năng quản lý cơng nợ
- Số vịng quay các khoản phải thu ngắn hạn (vịng)
c. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


9
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY
ĐIỆN LỰC GIA LAI 2015 -2017
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI
2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Điện lực Gia Lai

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Điện lực
Gia Lai
Hoạt động SXKD của công ty Điện lực Gia Lai được chia thành
hai mảng chính với đặc thù khác nhau bao gồm hoạt động SXKD
liên quan đến điện và các hoạt động SXKD còn lại, gọi tắt là hoạt
động SXKD khác.
a. Hoạt động SXKD điện
b. Hoạt động SXKD khác
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Điện lực
Gia Lai
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu SXKD chính cơng ty Điện lực Gia Lai
2015-2017
CHỈ TIÊU

ĐVT

Số lượng lao động
Lưới điện quản ký
+ Đường dây
+ Trạm biến áp
Khách hàng
Sản lượng điện thương phẩm
Giá bán điện bình quân
Tỷ lệ tổn thất điện phân phối
Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế

người
km

trạm
hợp đồng
triệu kWh
đồng/kWh
%
triệu đồng
triệu đồng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
826

802

774

7.208
2.371
360.775
817,50
1.641,39
6,70
1.372.068
-2.420

7.439
2.521
370.768
898,01
1.681,70
5,74

1.549.438
-59.018

7.821
2.708
383.053
930,92
1.687,95
4,62
1.602.330
-13.341

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm giai đoạn 2015-2017)


10
Sản lượng điện thương phẩm tăng khá nhanh vào năm 2016 với
mức tăng 9,85%, năm 2017 tốc độ tăng có sự giảm sút chỉ đạt 3,67%;
trong khi giá bán điện bình qn có xu hướng khá ổn định chỉ tăng
bình quân 1,41% trong cùng giai đoạn. Chính điều này làm cho
doanh thu thuần của công ty tăng rất nhanh trong năm 2016 với mức
tăng 12,93% trong khi năm 2017 chỉ tăng 3,41%. Tuy nhiên, hoạt
động SXKD trong giai đoạn này lại thua lỗ liên tục, vấn đề này sẽ
được phân tích rõ trong các nội dung phân tích sau.
Số lượng khách hàng cũng có sự tăng trưởng liên tục với mức
tăng bình qn 3,04%/năm. Đến cuối năm 2017, cơng ty Điện lực
Gia Lai cũng cấp điện đến gần 400.000 khách hàng. Tuy nhiên, số
lượng lao động của đơn vị lại có xu hướng giảm từ 826 lao động năm
2015 đến năm 2017 chỉ còn 774 lao động. Chỉ tiêu này thể hiện nỗ
lực của công ty trong việc năng cao năng suất lao động trong tồn

cơng ty.
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY
ĐIỆN LỰC GIA LAI GIAI ĐOẠN 2015 -2017
2.2.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính của Cơng ty
Điện lực Gia Lai
a. Phân tích các khoản mục chủ yếu về tài sản của Công ty
Điện lực Gia Lai
Trong giai đoạn 2015-2017, giá trị tổng tài sản của cơng ty Điện
lực Gia Lai có xu hướng tăng nhanh, cụ thể: Tổng tài sản năm 2016
tăng 78.562 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng với mức tăng
8,22%. Sự tăng trưởng tổng tài sản năm 2017 còn ấn tượng hơn với
giá trị tăng thêm đạt114.145 triệu đồng, tương ứng với tốc độ
11,03% so với năm 2016.


11
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản công ty Điện lực Gia Lai 2015-2017
- Tài sản ngắn hạn: Năm 2016 tuy có sự giảm nhẹ 824 triệu
đồng so với năm 2015, tuy nhiên, năm 2017 đánh dấu mức tăng
mạnh của tài sản ngắn hạn với giá trị tăng thêm đạt 18.446 triệu
đồng, tương ứng với mức tăng 46,10%.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2016, khoản mục
này tăng rất nhanh (125,78%) so với năm 2015, đến năm 2017, có sự
điều chỉnh nhẹ và đạt mức 3.853 triệu đồng vào thời điểm cuối năm.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Giai đoạn 2015-2017, các
khoản phải thu ngắn hạn của công ty Điện lực Gia Lai hầu như ít có
sự biến động, xoay quanh ở mức 12 tỷ đồng mỗi năm.
+ Hàng tồn kho: Ngược hoàn toàn với chỉ tiêu tiền và các khoản
tương đương tiền, chỉ tiêu hàng tồn kho sau khi chứng kiến sự suy
giảm năm 2016 (giảm 17,6% so với năm 2015, tương ứng mức giảm

4.489 triệu đồng) đã đánh dấu mức tăng rất mạnh trong năm 2017,
hơn gấp đôi so với năm 2016 (42.415 triệu đồng so với 21.020 triệu
đồng).
- Tài sản dài hạn: năm 2016, tài sản dài hạn tăng 70.305 triệu
đồng, tương ứng với mức tăng 8,67%; năm 2017, tăng 81.800 triệu
đồng, tương ứng mức tăng 9,62%.
b. Phân tích các khoản mục chủ yếu về nguồn vốn của Cơng
ty Điện lực Gia Lai
Bảng phân tích ngay dưới đây sẽ cho ta thấy cái nhìn tổng thể
về nguồn vốn của công ty Điện lực Gia Lai trong giai đoạn 20152017. Trong khi vốn chủ sở hữu tăng trưởng khá chậm với mức tăng
0,89% năm 2016 và 1,53% năm 2017, thì nợ phải trả của đơn vị lại
tăng khá nhanh với mức tăng 16,89% năm 2016 và 20,74% năm
2017. Điều này cho thấy, công ty Điện lực Gia Lai đang huy động


12
chủ yếu là vốn vay trong quá trình SXKD của mình.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn cơng ty Điện lực Gia Lai 2015-2017
- Nợ ngắn hạn: So với năm 2015 thì năm 2016 nợ ngắn hạn của
cơng ty Điện lực Gia Lai có sự giảm nhẹ 7.411 triệu đồng, tương ứng
2,73%; tuy nhiên, năm 2017, khoản mục này lại tăng khá nhanh với
giá trị 39.706 triệu đồng tương ứng mức tăng 15,04%.
+ Các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước: 2
khoản mục này duy trì ở mức ổn định và ít biến đổi trong suốt giai
đoạn 2015-2017.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; các khoản phải trả,
phải nộp khác: Nếu như 2015-2016, khoản mục này duy trì khá ổn
định, thì năm 2017 chứng kiến sự tăng đột biến lần lượt lên đến
10.603 triệu đồng và và 25.939 triệu đồng.
- Nợ dài hạn: Đây là khoản mục tăng rất nhanh trong giai đoạn

2015-2017, với giá trị tăng thêm 81.388 triệu đồng năm 2016 và
66.483 triệu đồng năm 2017, tương ứng với mức tăng lần lượt
48,85% và 26,81%.
- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 8,00% trong giai đoạn này, cụ thể
năm 2015 chiếm 54,18% và năm 2017 chiếm 46,18% cơ cấu tổng
nguồn vốn.
c. Phân tích sự cân bằng tài chính của Cơng ty Điện lực Gia
Lai
Bảng 2.4: Phân tích cân bằng tài chính cơng ty Điện lực Gia Lai
Trong giai đoạn 2015-2017, Nợ ngắn hạn đều cao hơn rất nhiều
so với tài sản ngắn hạn, năm 2015: 271.438 triệu đồng > 40.835 triệu
đồng, năm 2016: 264.026 triệu đồng > 40.011 triệu đồng, và năm
2017: 303.732 triệu đồng > 58.456 triệu đồng; và bình quân nợ ngắn
hạn cao hơn 6 lần so với tài sản ngắn hạn.


13
Bảng 2.5: Phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn công ty
Điện lực Gia Lai
ĐVT: triệu đồng
Tài sản
ngắn hạn

Nợ ngắn hạn
(không gồm các khoản
phải trả nội bộ)

Chênh
lệch


Năm 2015

40.835

82.484

-41.649

Năm 2016

40.011

129.481

-89.470

Năm 2017

58.456

177.608

-119.152

Sau khi loại trừ các khoản phải trả nội bộ thì nhìn chung cân
bằng tài chính ngắn hạn của cơng ty Điện lực Gia Lai sẽ ít trầm trọng
hơn so với bảng phân tích đầu. Tuy nhiên với mức chênh lệch âm
ngày càng lớn qua từng năm (năm 2015: -41.649 triệu đồng, năm
2016: -89.470 triệu đồng, năm 2017: -119.152 triệu đồng) thể hiện
tình trạng tài chính ngắn hạn của cơng ty Điện lực Gia Lai không

những không được cải thiện mà cịn ngày càng xấu đi. Nó thể hiện
một sự bất hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán
nợ ngắn hạn, khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ ngắn hạn bằng
nguồn lực của đơn vị là kém, bắt buộc phải có nguồn tài trợ mà cơng
ty mẹ EVNCPC là điển hình.
d. Phân tích các khoản mục chủ yếu về báo cáo thu nhập của
Công ty Điện lực Gia Lai
Bảng 2.6 thể hiện cái nhìn khái quát về kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty Điện lực Gia Lai giai đoạn 2015-2017 với những
điểm nhấn quan trọng như sau:
- Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán có xu hướng tăng trưởng
khác biệt, khơng giống nhau. Cụ thể năm 2016, chứng kiến doanh
thu thuần tăng 177.370 triệu đồng so với 2015 (tương ứng mức tăng


14
12.93%) thì giá vốn hàng bán tăng đến 219.080 triệu đồng (tương
ứng mức tăng 16,33%). Điều này làm lợi nhuận gộp trong năm 2016
giảm 41.710 triệu đồng (từ 30.640 triệu đồng năm 2015 xuống 11.070 triệu đồng năm 2016). Năm 2017, trong khi doanh thu thuần
tăng 52.892 triệu đồng so với 2016 (tương ứng tăng 3,41%) thì giá
vốn hàng bán lại giảm 3.670 triệu đồng (tương ứng giảm 0,24%),
khiến lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể và đạt 45.492 triệu đồng
trong năm 2017.
2.2.2 Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu của của Cơng ty
Điện lực Gia Lai
a. Phân tích hệ số khả năng thanh tốn, khả năng trả nợ của
Công ty Điện lực Gia Lai
Bảng 2.7: Chỉ số khả năng thanh tốn, trả nợ cơng ty Điện
lực Gia Lai
Từ kết quả phân tích, có thể thấy khả năng thanh tốn trong

ngắn hạn của cơng ty Điện lực Gia Lai là rất đáng quan ngại, dù hệ
số điều chỉnh (loại trừ cơng nợ nội bộ EVNCPC) có cải thiện, tuy
nhiên với giá trị < 0,5, khả năng mất thanh tốn trong ngắn hạn của
cơng ty là rất cao. Các chỉ số khả năng thanh toán nhanh, khả năng
thanh tốn tức thời cũng ở mức rất thấp, bình qn lần lượt là 0,06 và
0,01. Dù được lý giải ở các phần trước, do cơ chế quản lý dòng tiền
của công ty mẹ EVNCPC khi các PC trực thuộc phải chuyển gần như
tồn bộ tiền điện thu được về cơng mẹ, tuy nhiên, khơng vì thế mà
nhà quản trị cơng ty bỏ qua được rủi ro này.
Trái lại, chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) của công ty lại khá tốt.
Với giá trị cao hơn rất nhiều so với 1, cụ thể 6,00 năm 2015, 2,62
năm 2016 và 3,28 năm 2017; cơng ty ít gặp rủi ro trong việc thanh
tốn gốc nợ và chi phí lãi vay do các khoản nợ dài hạn của mình.


15
Đóng góp chủ yếu cho mức độ an tồn của chỉ số này nguyên nhân
chính là do chi phí khấu hao của đơn vị rất cao, đây được xem là
dòng vốn quan trọng để trả nợ và tái đầu tư. Một điểm đáng chú ý là
xu hướng gốc nợ và chi phí lãi vay trong giai đoạn này tăng với tốc
độ khá nhanh. Nếu như năm 2015, tổng nợ gốc và lãi vay phải trả là
23.599 triệu đồng, thì con số này năm 2016 là 45.818 triệu đồng và
năm 2017 là 56.779 triệu đồng, tương ứng với mức tăng bình quân
55,11% mỗi năm. Đây là tốc độ tăng rất cao mà nếu khơng có cơ chế
kiểm sốt thì rủi ro mất khả năng trả nợ trong tương lai của công ty
là khơng thể tránh khỏi.
b. Phân tích hệ số về hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty
Điện lực Gia Lai
Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng tài sản công ty Điện lực Gia Lai
Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty Điện lực Gia Lai trong 3

năm 2015-2017 duy trì ổn định ở mức bình quân 1,44 lần. Điều này
có nghĩa cứ 1 đồng tài sản của đơn vị đã đem lại 1,44 đồng doanh
thu. Xu hướng ổn định tương tự cũng thấy ở chỉ tiêu hiệu suất sử
dụng TSCĐ với mức bình quân 1,55 lần trong cùng giai đoạn.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của đơn vị ở mức rất
cao, lần lượt là 33,60 lần, 38,73 lần và 27,41 lần. Chỉ tiêu này cao
không phản ánh được bản chất hiệu quả của tài sản ngắn hạn của đơn
vị mà chỉ thể hiện đặc trưng của việc duy trì dịng tài sản ngắn hạn
rất thấp (như đã phân tích ở phần cơ cấu tài sản) ở các cơng ty Điện
lực trực thuộc.
c. Phân tích hệ số cơ cấu tài chính của Cơng ty Điện lực Gia
Lai
Bảng 2.10: Địn bẩy tài chính cơng ty Điện lực Gia Lai
Có thể thấy, xu hướng trong giai đoạn 2015-2017 của công ty


16
Điện lực Gia Lai là tăng cường sử dụng vốn vay với chỉ số địn bẩy
tài chính tăng từ 0,85 năm 2015 lên đến 1,17 năm 2017, 2017 cũng là
năm ghi nhận nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn
của cơng ty.
d. Phân tích hệ số khả năng sinh lời của Công ty Điện lực Gia
Lai
Bảng 2.11: Khả năng sinh lời công ty Điện lực Gia Lai
Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động SXKD của đơn vị thua lỗ
liên tục trong giai đoạn 2015-2017, trong đó, năm 2016 ghi nhận
khoản thua lỗ kỷ lục, lên đến 59.018 triệu đồng trước thuế, tương
ứng với mức -3,81% trên doanh thu thuần và -11,29% trên vốn chủ
sở hữu.
Bảng 2.12: Lợi nhuận SXKD công ty Điện lực Gia Lai

- Bảng trên cho thấy, nguyên nhân chính của việc thua lỗ trong
hoạt động SXKD của công ty Điện lực Gia Lai đến từ hoạt động kinh
doanh điện, ở chiều ngược lại, hoạt động SKKD khác hằng năm vẫn
mang lại khoản lợi nhuận ổn định trong khoản 5 tỷ đồng.
e. Phân tích hệ số khác của Cơng ty Điện lực Gia Lai
* Phân tích khả năng quản lý cơng nợ
Khả năng quản lý công nợ của công ty thể hiện qua hai khía
cạnh chính: quản lý cơng nợ phải thu và quản lý công nợ phải trả.
Bảng số liệu tiếp theo sẽ thể hiện các số liệu chi tiết của 2 khía cạnh
này.
Với tỷ lệ bình qn là 5%, có thể nhận thấy công nợ phải thu là
rất nhỏ so với cơng nợ phải trả. Nó cũng chỉ ra rằng, cơng ty có xu
hướng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và đối tác hơn là bị khách
hàng chiếm dụng vốn của mình. Đứng ở góc độ quản trị tài chính,
đây là xu hướng rất tốt đối với cơng ty trong việc tận dụng mọi


17
nguồn vốn cho hoạt động SXKD của mình.
2.2.3 Phân tích nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn của Công ty
Điện lực Gia Lai
Sau khi đã phân tích các khoản mục chủ yếu về tài sản và nguồn
vốn, qua bảng số liệu 2.17, ta sẽ thấy rõ hơn các đặc điểm về biến
động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tại công ty Điện lực Gia Lai
trong giai đoạn 2015-2017:
Bảng 2.17: Biến động nguồn vốn và sử dụng vốn công ty Điện
lực Gia Lai
- Thứ nhất, nguồn vốn của đơn vị tăng chủ yếu từ các khoản
vay nợ, trong đó việc tăng vay nợ dài hạn chiếm 76,33% và vay nợ
ngắn hạn chiếm 12,38% tổng biến động nguồn vốn. Trong khi việc

tăng vốn chủ sơ hữu chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ 6,47%..
- Thứ hai, nguồn vốn của đơn vị phần lớn được sử dụng cho quá
trình tái sản xuất kinh doanh. Cụ thể, 78,51% sử dụng vốn cho việc
tăng đầu tư tài sản cố định, 8,73% cho việc tăng hàng tồn kho-được
xem như các nhóm tài sản dự trữ cho hoạt động SXKD của đơn vị.
- Thứ ba, có tỷ lệ tương đồng giữa việc tăng các khoản vay và
nợ dài hạn và tăng đầu tư vào tài sản cố định (76,33% và 78,51%).
2.3. NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CƠNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI VÀ NGUN
NHÂN
2.3.1 Những điểm mạnh về tình hình tài chính tại Cơng ty
Điện lực Gia Lai
2.3.2 Những điểm yếu về tình hình tài chính tại Cơng ty
Điện lực Gia Lai
2.3.3 Ngun nhân của những điểm yếu về tình hình tài
chính tại Công ty Điện lực Gia Lai


18
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI
3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
GIA LAI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Định hƣớng trong thị trƣờng bán điện cạnh tranh
a. Lộ trình phát triển ngành điện Việt Nam
b. Mục tiêu phát triển thị trường điện
c. Thực trạng và những điểm hạn chế
d. Định hướng của Công ty Điện lực Gia Lai trong thị trường
điện cạnh tranh

3.1.2. Định hƣớng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành điện
3.1.3. Định hƣớng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
4.0
a. Các công nghệ CMCN 4.0 nền tảng liên quan đến ngành
điện
b. Định hướng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào hoạt
động SXKD của công ty Điện lực Gia Lai
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC GIA LAI
3.2.1. Nhóm khuyến nghị cải thiện khả năng thanh tốn và
khả năng trả nợ
a. Về quản lý dịng tiền
- Thực hiện việc duy trì số dư tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh
toán tối thiểu.
- Quản lý tập trung các tài khoản ngân hàng để đảm bảo khả
năng sinh lợi tối đa từ các khoản lãi tiền gửi cũng như đáp ứng nhu
cầu thanh toán kịp thời.


19
- Thực hiện việc thanh toán theo lịch cố định trong tháng, hạn
chế tối đa việc chuyển tiền giữa các ngân hàng khác hệ thống nhằm
tiết kiệm chi phí giao dịch.
- Ký hợp đồng thanh tốn với các hình thức thanh tốn thơng
minh như ví điện tử, kênh thanh tốn trực tiếp, vừa giảm chi phí, vừa
hiệu quả trong việc quản lý và cân đối dòng tiền.
- Thực hiện việc lập kế hoạch dòng tiền hàng tháng tại đơn vị
trên cơ sở dự kiến các dòng tiền vào ra hàng tháng để quản lý tối ưu
hóa dịng tiền.
- Đẩy mạnh công tác thu tiền điện qua ngân hàng và các tổ chức

trung gian thanh toán: EPAY, HOMEPAY,...
b. Về cải thiện khả năng trả nợ
- Tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn tài trợ từ chủ sở hữu.
- Thực hiện các đánh giá phân tích kỹ thuật về chi phí sử dụng
vốn của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược sử dụng vốn phù hợp
và linh hoạt.
- Tăng cường năng lực phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư của
các dự án trước khi triển khai.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường hiệu quả kinh
doanh và tiết kiệm chi phí kinh doanh nhắm đảm bảo mức lợi nhuận
hoạt động hiệu quả.
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp, định kỳ hằng quý..
- Lập kế hoạch trả nợ chi tiết theo tháng, kết hợp với báo cáo
dịng tiền như ở mục a, từ đó cân đối khả năng trả nợ phù hợp.
3.2.2. Nhóm khuyến nghị cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản
a. Về công tác quản lý TSCĐ
- Đẩy mạnh việc thanh lý các tài sản hư hỏng hoặc tài sản
không hoạt động để chuyển thành các tài sản hoạt động.


20
- Thực hiện việc rà sốt các cơng trình xây dựng cơ bản về mặt
tiến độ, hiệu quả kinh tế xã hội, … để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Lập danh sách các TSCĐ không sử dụng tại từng đơn vị và
yêu cầu các đơn vị trước khi mua tài sản cần yêu cầu điều chuyển
các tài sản không sử dụng từ đơn vị khác.
- Thực hiện đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại từng
đơn vị, có kế hoạch thanh lý các tài sản kém hiệu quả và đầu tư dài
hạn cho các tài sản khác.
- Thực hiện đánh giá tài sản bàn giao khi thực hiện mua sắm,

tránh tình trạng thất thốt, lãng phí.
- Tăng cường hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp tài sản
cố định.
b. Về công tác quản lý hàng tồn kho
- Theo dõi số dư tồn kho, xử lý kịp thời vật tư tồn đọng lâu
ngày không sử dụng.
- Xây dựng định mức tối ưu của hàng tồn kho đối với mỗi Điện
lực cấp huyện.
- Tăng cường hiệu quả của công tác thực hiện đầu tư mua sắm;
tạo mối gắn kết giữa kế hoạch đầu tư mua sắm mới với việc thực
hiện định mức tồn kho tối ưu.
- Kiểm soát các yêu cầu mua hàng tồn kho, thực hiện điều
chuyển các hàng tồn kho không sử dụng ở các đơn vị khác sang đơn
vị có nhu cầu.
- Giám sát, theo dõi, phân loại hàng tồn kho và có phương
án/giải pháp xử lý kịp thời các vật tư tồn đọng lâu ngày không sử
dụng.
- Thực hiện quản lý hàng tồn kho trên phần mềm chuyên biệt.
- Cải thiện công tác đấu thầu và ký hợp đồng, chú trọng đến


21
điều khoản giao hàng và thanh toán, hợp lý, phù hợp với từng dự án.
c. Về công tác quản lý công nợ phải thu
- Tăng cường hiệu quả thu hồi công nợ, giảm thiểu thời gian
chiếm dụng vốn.
- Đẩy mạnh việc thu hồi các khoản công nợ tồn đọng lâu ngày;
theo dõi tình hình cơng nợ tồn động lâu ngày.
- Xây dựng quy trình thu hồi cơng nợ thống nhất:
- Kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên nợ phải thu

3.2.3. Nhóm khuyến nghị về địn bẩy tài chính
- Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn vay với chi phí thấp và ít
các ràng buộc..
- Lên kế hoạch huy động vốn cho năm tài chính tối thiểu từ
tháng 6 của năm trước.
- Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn theo giai đoạn 5
năm và 10 năm, lập báo cáo tài chính tương lai cho giai đoạn này để
từ đó đánh giá được cơ cấu nguồn vốn phù hợp.
3.2.4. Nhóm khuyến nghị cải thiện khả năng sinh lời
- Tăng doanh thu
- Tiết kiệm chi phí
- Bên cạnh 2 nhóm giải pháp tăng doanh thu và tiết giảm chi phí
đã trình bày, công ty cần phải chú ý xây dựng và bảo vệ phương án
giá bán điện nội bộ hằng năm phù hợp với tình hình sản xuất của đơn
vị trong năm đó, có kế hoạch cho những chi phí đột xuất, bất thường,
cũng như chuẩn bị cho các kịch bản xấu: như thời tiết, bão lũ, sản
lượng điện giảm,… Nếu kế hoạch này không được xây dựng chi tiết,
phù hợp, tình trạng thua lỗ là rất dễ xảy ra nếu các sự kiện bất thường
xảy ra.
- Tăng năng suất lao động


22
3.2.5. Một số khuyến nghị khác
a. Nhóm khuyến nghị về phân phối và sử dụng các quỹ
- Phân phối Quỹ Đầu tư phát triển: Quỹ đầu tư phát triển được
trích tối đa 30% từ lợi nhuận giữ lại (sau khi nộp thuế) của công ty
mẹ, được quản lý trực tiếp ở công ty mẹ và trở thành nguồn quan
trọng trong việc tái đầu tư.
- Phân phối Quỹ khen thưởng và phúc lợi:

- Sử dụng Quỹ phát triển Khoa học và cơng nghệ
b. Về cơng tác kiểm tốn, giám sát tài chính nội bộ
- Lựa chọn các đơn vị kiểm tốn uy tín (ưu tiên nhóm “Big
Four”) để kiểm tốn độc lập phát hiện các vấn đề trong công tác quản
lý tài chính, kế tốn tại đơn vị.
- Lên kế hoạch chi tiết kiểm tra, phúc tra và giám sát nội bộ
hằng năm.
- Thực hiện các đoàn kiểm tra chéo giữa các công ty Điện lực
và giữa các Điện lực huyện với nhau nhằm tìm ra những vấn đề,
đồng thời trao đổi các kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính,
kế tốn.
c. Nhóm khuyến nghị liên quan đến kỹ thuật
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm tổn thất điện năng qua
đó giảm thất thốt điện năng do việc truyền tải trên lưới: Quản lý
chặt TTĐN từng cấp điện áp, từng xuất tuyến và TBA; Tăng cường
kiểm tra vi phạm sử dụng điện, hệ thống đo xa MDMS phát hiện ăn
cắp điện từ xa; Ưu tiên trang bị phương tiện đi lại cho đơn vị làm tốt
giảm TTĐN; Tận dụng triệt để dây dẫn thu hồi, tồn kho để đưa lên
lưới bổ sung tiết diện dây (kẹp dây); Tiếp tục lắp đặt công tơ điện tử
và thu thập số liệu từ xa theo lộ trình; Hốn chuyển MBA non tải
giữa các Điện lực; Đánh giá, thay thế các MBA phân phối vận hành


23
trên 15 năm bằng MBA tổn thất thấp Amorphous.
- Nâng cao Độ tin cậy cung cấp điện góp phần cải thiện chất
lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng: Khai thác hiệu quả
các Trung tâm điều khiển (TTĐK); Làm chủ công nghệ TTĐK và
TBA không người trực; Quản lý chặt và tối ưu hóa việc cắt điện (ưu
tiên xuất tuyết có sản lượng lớn, giá bán cao. Kết hợp nhiều cơng tác

cho 1 lần cắt điện…); .
d. Nhóm khuyến nghị ứng dụng khoa học công nghệ
- Xây dựng đề án “Kế hoạch phát triển công ty Điện lực Gia Lai
đến năm 2025 trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”.
-

Hồn

thiện

trang

web

chăm

sóc

khách

hàng

() và các dịch vụ điện trực tuyến nhằm tạo điều
kiện để khách hàng không cần trực tiếp đến làm việc với Điện lực mà
thực hiện đăng ký trực tiếp trên Web.
- Đảm bảo hạ tầng mạng truyền dẫn năng lực mạnh, đáp ứng
nhu cầu kết nối các hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin, hệ
thống đo đếm, tự động hóa lưới điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và
điều hành của tồn cơng ty.
- Sử dụng thiết bị di động vào thực hiện khảo sát, lập dự toán

cấp điện mới cho khách hàng, vào việc thu tiền điện và gạch nợ
online.
e. Nhóm khuyến nghị liên quan đến thị trường điện:
- Hồn thiện hạ tầng cơng nghệ đáp ứng vận hành thị trường
điện cho giai đoạn 2019-2015.
f. Nhóm khuyến nghị về tăng cường hiệu quả công tác đầu tư
xây dựng:
- Đẩy mạnh phân cấp đầu tư cho các đơn vị và tăng cường kiểm
soát, kiểm tra hoạt động đầu tư của đơn vị.


×