Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Tổ chức báo cáo Kế toán quản trị tại Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.91 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÁI NGUYÊN

TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
XUẤT NHẬP KHẨU 2-9 ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2016


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn KH: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH

Phản biện 1: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Nhƣ Liêm

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 16 tháng 01 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Simexco Đắk Lắk hiện nay là doanh nghiệp của Đảng, Tỉnh


ủ sở hữu. Công ty được thành lập ngày 08 tháng 6

năm 1993 theo Quyết định số 404/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉ
V/v thành lập doanh nghiệp: Công ty 2-9, thuộc tổ chức
Đảng. Đứng trước những biến động lớn của nền kinh tế thị trường
trong những năm vừa qua, thị trường nông lâm sản thế giới biến
động thất thường, Công ty đã gặp phải không ít khó khăn, nhiều chi
nhánh bị thua lỗ phải ngừng hoạt động ảnh hưởng lớn đến kết quả
sản xuất kinh doanh của Công ty. Kết quả này do công tác Kế toán
quản trị tại Simexco Đắk Lắk hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu
thông tin về chất cũng như về lượng phục vụ cho việc quản lý điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ thông tin giúp cho
nhà quản trị điều hành hiện nay đều c h ủ y ế u dựa vào báo cáo
của bộ phận Kế Toán tài chính nên thông tin có độ trễ làm cho các
quyết định của nhà quản trị không được kịp thời, chính xác. Chính vì
những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Tổ chức báo cáo
Kế toán quản trị tại Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9
Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa đặc trưng và bản chất của báo cáo Kế toán
quản trị trong doanh nghiệp.

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức báo cáo Kế toán quản trị tại
Simexco Đắk Lắk, nhu cầu thông tin cho quản lý, qua đó hoàn


2
thiện tổ chức báo cáo Kế toán quản trị tại Simexco Đắk Lắk.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những nội dung cơ bản về các báo
cáo Kế toán quản trị và vận dụng báo cáo Kế toán quản trị trong
doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu và đề cập
vấn đề về tổ chức báo cáo kế toán quản trị đối với khối kinh doanh
xuất nhập khẩu nông sản của Simexco Đắk Lắk.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu bản chất báo cáo Kế toán
quản trị , từ đó có cơ sở để khảo sát thực tế, đối chiếu với lý thuyết.
Luận văn kết hợp giữa phương pháp quan sát và phương pháp
điều tra phân tích, thống kê và so sánh trong quá trình khảo sát tại
Simexco Đắk Lắk về tổ chức báo cáo Kế toán quản trị, từ đó tổng
hợp rút ra các vấn đề tồn tại căn bản cần giải quyết và đề ra các yêu
cầu cải tiến.
Luận văn sử dụng các dữ liệu chủ yếu là dữ liệu sơ cấp tại
đơn vị kết hợp với các chế độ tài chính, qui định của ngành, hệ
thống các văn bản hướng dẫn về công tác Tài chính Kế toán.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa nội dung lý luận cơ bản về tổ
chức công tác báo cáo Kế toán quản trị.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức
công tác báo cáo Kế toán quản trị tại Simexco Đắk Lắk; Chỉ ra
được những ưu nhược điểm về tổ chức công tác báo cáo Kế toán quản



3
trị tại Simexco Đắk Lắk; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức
báo cáo KTQT tại Simexco Đắk Lắk.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn được thiết kế thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức báo cáo Kế toán quản trị
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về tổ chức báo cáo Kế toán quản trị tại
Simexco Đắk Lắk.
Chương 3: Hoàn thiện về tổ chức báo cáo Kế toán quản trị
tại Simexco Đắk Lắk.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Đề tài “Tổ chức báo cáo Kế toán quản trị tại Công ty Cổ
phần Kim Khí Miền Trung” của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
- Đề tài “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo Kế toán quản trị tại
Công ty May 10”- Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân (Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung - năm 2009).
- Đề tài “Xây dựng hệ thống báo cáo Kế toán quản trị cho hệ
thống siêu thị MEDICARE” – Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh (Tác giả: Hoàng Kim
Sơn- năm 2007).
- Đề tài “Xây dựng hệ thống báo cáo Kế toán quản trị ở
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5”- Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (Tác giả: Nguyễn Tấn
Thành - năm 2004).



4
- “Các đặc điểm của một hệ thống Kế toán quản trị tốt ” của
các tác giả Shahid Ansari (California State University Northridge),
Jan Bell (California State University Northridge), Thomas Klammer
(University of North Texas), Carol Lawrence (University of
Richmond)

trình

bày

trong



Strategy

and

Management

Accounting”: được đăng trên trang Web kế toán ngày 18 tháng 10
năm 2009
- “ Kế toán quản trị : Từ lý luận đến thực tiễn” được đăng
trên Web kế toán ngày 18 tháng 8 năm 2011.
- Giáo trình Kế toán quản trị của GS.TS Trương Bá Thanh
(chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
- “Báo cáo tài chính và báo cáo Kế toán quản trị áp dụng trong
doanh nghiệp”của PGS. TS Võ Văn Nhị, Nhà xuất bản Giao thông
vận tải, năm 2007.

- Thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày
12/06/2006 hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp.


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1.1. Khái niệm về Kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung
cấp những thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một
cách cụ thể, giúp các nhà quản trị trong quá trình ra các quyết
định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động
của đơn vị.
1.1.2. Mục tiêu của Kế toán quản trị
Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra
quyết định.
Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt
động của tổ chức.
Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ
phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức.
1.1.3. Vai trò của báo cáo Kế toán quản trị
Đối với chức năng hoạch định;
Đối với chức năng tổ chức thực hiện;
Đối với chức năng kiểm tra, đánh giá;
Đối với chức năng ra quyết định.



6
1.1.4. Đặc điểm thông tin Kế toán quản trị
- Thông tin hướng về tương lai;
- Thông tin có tính chi tiết;
- Thông tin có tính linh hoạt;
- Thông tin có tính bảo mật;
- Thông tin đa dạng về kiểu đo lường.
1.2. TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH NGHIỆP
1.2.1. Sự cần thiết của tổ chức báo cáo Kế toán quản trị
Tổ chức báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin thực
hiện phục vụ trực tiếp cho nhà quản trị, do vậy nhận thức được vai
trò của thông tin thực hiện đối với công tác quản trị sẽ thấy tổ chức
báo cáo kế toán quản trị là cần thiết.
1.2.2. Bản chất, chức năng và yêu cầu của tổ chức báo cáo
Kế toán quản trị
a. Bản chất của tổ chức báo cáo Kế toán quản trị
Tổ chức Báo cáo KTQT xuất phát từ nhu cầu thông tin của
nhà quản trị trong quá trình quản trị doanh nghiệp.
- Báo cáo KTQT là hệ thống thông tin được tổng hợp từ sổ
sách KTQT và được trình bày theo yêu cầu quản trị điều hành sản
xuất – kinh doanh và ra quyết định của từng doanh nghiệp.
- Báo cáo KTQT chỉ được sử dụng riêng cho các nhà quản trị
doanh nghiệp, nên báo cáo KTQT không nhất thiết phải tuân theo
các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi hiện nay.


7

- Báo cáo KTQT có tính linh hoạt, đa dạng và không phụ
thuộc vào những nguyên tắc kế toán.
- Thông tin của báo cáo KTQT phải đáp ứng yêu cầu đáng tin
cậy. Tuy nhiên số liệu trên báo cáo kế toán quản trị không phải chính
xác tuyệt đối mà chỉ cần phản ánh đúng bản chất của đối tượng quản
trị và có giá trị trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp.
b. Chức năng của báo cáo Kế toán quản trị
- Chức năng định hướng
- Chức năng kiểm soát
c. Yêu cầu của tổ chức báo cáo Kế toán quản trị
- Tổ chức hệ thống báo cáo Kế toán quản trị cần được xây
dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ
của từng doanh nghiệp cụ thể.
- Nội dung báo cáo Kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp
đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu
cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh
nghiệp.
- Các chỉ tiêu trong báo cáo Kế toán quản trị cần phải được
thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo
tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.
1.2.3. Tổ chức báo cáo dự toán trong Doanh nghiệp
a. Khái niệm của dự toán
Dự toán là một kế hoạch hành động được tính toán một cách
chi tiết, nó định lượng các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
trong từng thời kỳ và là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả hoạt động


8
sử dụng và khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp. Báo cáo
dự toán thường được xây dựng cho khoảng thời gian là một năm và

có thể chia thành từng quý, từng tháng.
b. Tác dụng của dự toán
- Cung cấp phương tiện thông tin một cách có hệ thống toàn
bộ kế hoạch của doanh nghiệp.
- Làm căn cứ để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu sau này.
- Dự đoán trước được những khó khăn, rủi ro chưa xảy ra để
có cách đối phó thích hợp và kịp thời.
c. Trình tự xây dựng dự toán tổng thể doanh nghiệp
d. Các báo cáo dự toán
- Dự toán doanh thu (hay còn gọi là dự toán tiêu thụ);
- Dự toán thu tiền bán hàng;
- Dự toán mua hàng và tồn kho;
- Dự toán giá vốn hàng bán;
- Dự toán thanh toán tiền mua hàng;
- Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Dự toán cân đối thu chi tiền;
- Dự toán kết quả kinh doanh;
- Dự toán bảng cân đối kế toán.
1.2.4. Tổ chức báo cáo thực hiện trong doanh nghiệp
a. Đặc điểm của chức năng tổ chức thực hiện
Chức năng tổ chức thực hiện thể hiện qua những giai đoạn cụ
thể như sau:
Đối với quá trình cung ứng;


9
Đối với quá trình sản xuất;
Đối với quá trình tiêu thụ;
Đối với kết quả tài chính.
b. Các báo cáo thực hiện

- Các báo cáo về tình hình mua hàng;
- Báo cáo sản lượng sản xuất;
- Báo cáo tình hình chi phí;
- Báo cáo tình hình tiêu thụ;
- Báo cáo lợi nhuận.
1.2.5. Tổ chức báo cáo kiểm soát và đánh giá trong doanh
nghiệp
a. Đặc điểm của công tác kiểm soát và đánh giá
Để thực hiện chức năng kiểm tra, các nhà quản lý sử dụng
các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ
chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát,
nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết
lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt
yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu
đã thiết lập.
b. Nguyên tắc và phương pháp
- Phải thể hiện sự biến động giữa thực tế và dự toán;
- Vận dụng phương pháp so sánh để đánh giá;
- Vận dụng phương pháp loại trừ để xác định các nhân tố ảnh
hưởng.
c. Báo cáo kiểm soát và đánh giá


10
- Báo cáo kiểm soát doanh thu
- Báo cáo kiểm soát chi phí
- Báo cáo kiểm soát lợi nhuận
d. Trung tâm trách nhiệm và hệ thống báo cáo trách nhiệm
- Khái niệm về các trung tâm trách nhiệm
Là một bộ phận (phân xưởng, dây chuyền sản xuất; một

phòng, ban; một công ty hoặc toàn bộ công ty) trong một tổ chức
mà người quản lý của bộ phận đó có quyền điều hành và có trách
nhiệm đối với số chi phí, thu nhập phát sinh hoặc số vốn đầu tư sử
dụng vào hoạt động kinh doanh.
- Các loại trung tâm trách nhiệm
+ Trung tâm chi phí;
+ Trung tâm doanh thu;
+ Trung tâm lợi nhuận;
+ Trung tâm đầu tư.
- Các báo cáo trách nhiệm
+ Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí.
+ Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm doanh thu.
+ Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận.
+ Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư.
1.2.6. Tổ chức báo cáo phục vụ ra quyết định trong doanh
nghiệp
a. Báo cáo liên quan đến ra quyết định ngắn hạn
- Quyết định ngắn hạn: Là quyết định kinh doanh mà thời gian
hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường dưới 1 năm hoặc


11
ngắn hơn 1 chu kỳ kinh doanh.
- Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn.
- Mục đích của báo cáo.
- Cách lập.
b. Báo cáo liên quan đến ra quyết định dài hạn
- Quyết định dài hạn: Là những quyết định có thời gian hiệu
lực, thời gian ảnh hưởng và thời gian thực thi trên 1 năm hoặc trên
1 chu kỳ kinh doanh.

- Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định đầu tư dài hạn.
- Đặc điểm quyết định đầu tư dài hạn
- Các thông tin quan trọng trong quá trình ra quyết định dài
hạn.


12
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung
cấp những thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách
cụ thể, giúp các nhà quản trị trong quá trình ra các quyết định liên
quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát
và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã khái quát những nét
cơ bản về Kế toán quản trị và tổ chức các báo cáo Kế toán quản trị
trong doanh nghiệp như tổ chức báo cáo dự toán, tổ chức báo cáo
thực hiện, tổ chức báo cáo kiểm soát và đánh giá, tổ chức báo
cáo liên quan đến ra quyết định. Đây chính là cơ sở lý luận để tìm
hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức báo cáo Kế toán quản trị
tại SIMEXCO ĐẮK LẮK từ đó định hướng hoàn thiện tổ chức báo
cáo Kế toán quản trị tại SIMEXCO ĐẮK LẮK.


13
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TẠI SIMEXCO ĐẮK LẮK
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9 ĐẮK LẮK
(SIMEXCO ĐẮK LẮK)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển SIMEXCO ĐẮK
LẮK.
2.1.2. Ngành nghề, đặc điểm kinh doanh chủ yếu của
SIMEXCO ĐẮK LẮK
a. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của SIMEXCO ĐẮK
LẮK
- Trồng rừng, cao su.
- Chăm sóc, khai thác mủ cao su, khai thác gỗ.
- Mua bán, chế biến nông lâm sản.
- Mua bán vật tư phân bón. Máy móc nông nghiệp, vật liệu
xây dựng.
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Sản xuất, mua bán cà phê bột, cà phê hòa tan.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch lữ hành nội địa.
- Mua bán và sản xuất rượu.
- Kinh doanh dịch vụ massage (xông hơi, đấm lưng, xoa, bóp),
karaoke.
- Sản xuất và tiêu thụ nước uống đóng chai.
b. Đặc điểm kinh doanh của SIMEXCO ĐẮK LẮK


14
- Tổ chức quản lý các đơn vị trực thuộc theo hướng phân
quyền. Các chi nhánh có nhiệm vụ tiến hành sản xuất kinh doanh,
được Tổng Công ty bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay vốn,
hoặc có thể thực hiện vay vốn riêng theo sự phân cấp uỷ quyền của
Tổng công ty được quy chế tài chính công ty cho phép.
- Nguồn vốn để hoạt động kinh doanh chủ yếu là vốn vay ngân
hàng và các tổ chức, cá nhân khác. Do đó chi phí lãi vay tại Tổng

Công ty thường lớn.
- Địa điểm các chi nhánh, nhà máy cách xa văn phòng Tổng
Công ty nên vấn đề quản lý các đơn vị trực thuộc này là một vấn đề
tương đối phức tạp.
- Là một doanh nghiệp nhà nước nên còn mang nặng tính thụ
động chưa thể hiện được trách nhiệm cao trong công việc.
- Kinh doanh đa dạng các lĩnh vực, vừa mang đặc điểm của
một doanh nghiệp sản xuất, vừa mang đặc điểm của một doanh
nghiệp thương mại.
- Thường xuyên phải nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá và
xuất khẩu các mặt hàng gạo nên bị ảnh hưởng lớn bởi các đối tác
nước ngoài, sự biến động giá cả và tỷ giá hối đoái.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý SIMEXCO ĐẮK LẮK

a. Ban Tổng Giám đốc
b. Các phòng chức năng
c. Các chi nhánh
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của SIMEXCO ĐẮK LẮK


15
a. Tổ chức bộ máy kế toán tại SIMEXCO ĐẮK LẮK.
b. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TẠI SIMEXCO ĐẮK LẮK
2.2.1. Tổ chức báo cáo dự toán tại SIMEXCO ĐẮK LẮK
a. Nguyên tắc chung của lập dự toán
- Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cao hơn so với năm trước,
đảm bảo cho Simexco Đắk Lắk phát triển bền vững.
- Xây dựng dự toán chi phí ở mức thấp nhất nhưng phải đảm

bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả.
b. Yêu cầu khi xây dựng dự toán
- Các đơn vị khi xây dựng dự toán phải căn cứ vào những qui
định của Nhà nước cũng như Simexco Đắk Lắk . nguồn lực của đơn
vị, tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm và định hướng phát
triển trong năm của SIMEXCO ĐẮK LẮK.
c. Tổ chức quy trình lập dự toán
Tại Simexco Đắk Lắk đã thực hiện lập một số dự toán năm.
Dự toán năm gồm:
- Dự toán sản xuất kinh doanh
- Dự toán chi phí.
d. Tổ chức các báo cáo dự toán
* Dự toán sản xuất kinh doanh
- Dự toán sản lượng tiêu thụ;
- Dự toán doanh thu nông sản;
- Dự toán sản xuất và mua hàng;


16
* Dự toán chi phí sản xuất
e. Sơ đồ tổ chức các báo cáo dự toán.
2.2.2. Tổ chức báo cáo thực hiện tại SIMEXCO ĐẮK LẮK
a.Tổ chức báo cáo sản lượng thực hiện
- Báo cáo sản lượng tiêu thụ thực hiện
- Báo cáo sản lượng sản xuất và thu mua thực hiện
b. Báo cáo doanh thu thực hiện
doanh thu thực hiện = sản lượng thực hiện x đơn giá trên hợp
đồng.
- Báo cáo doanh thu thực hiện tại văn phòng và các đơn vị trực
thuộc.

c. Báo cáo chi phí thực hiện
- Báo cáo chi phí bán hàng thực hiện
- Báo cáo chi phí tài chính thực hiện
- Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp thực hiện
- Báo cáo chi phí giá vốn thực hiện.
d. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
e. Sơ đồ tổ chức báo cáo thực hiện.
2.2.3. Đánh giá thực trạng về tổ chức công tác báo cáo Kế
toán quản trị tại SIMEXCO ĐẮK LẮK
Các báo cáo Kế toán quản trị phần nào đó đã giúp cho các nhà
quản trị quản lý sản lượng, doanh thu và chi phí theo các Phòng ban,
Chi nhánh công ty cũng như yêu cầu tổng hợp thông tin phục vụ cho
quản lý, từ kết quả trên giúp ban lãnh đạo nắm bắt được tiến trình


17
thực hiện các mục tiêu chiến lược của SIMEXCO ĐẮK LẮK. Các
kết quả báo cáo giúp ban lãnh đạo đánh giá được hiệu ứng từ các
chính sách mà SIMEXCO ĐẮK LẮK đã đề ra và thực hiện trong kỳ.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, tổ chức các báo cáo Kế
toán quản trị SIMEXCO ĐẮK LẮK còn có những hạn chế như: Về
dự toán sản lượng tiêu thụ: Hiện nay dự toán về sản lượng tiêu thụ
được xây dựng một lần vào cuối năm, trong khi đó sản lượng tiêu thụ
luôn thay đổi (tùy thuộc vào mùa vụ của nông sản, vào tình hình kinh
tế thế giới); Về dự toán chi phí của SIMEXCO ĐẮK LẮK đã chi tiết
hóa các khoản chi phí nhưng chưa tách được các khoản chi phí theo
định phí và biến phí; Về tổ chức các báo cáo kiểm soát, đánh giá
thông qua báo cáo trách nhiệm chưa được thực hiện có hệ thống và

đồng bộ giữa các đơn vị chi nhánh và văn phòng công ty. Hầu hết
các báo cáo chưa có yêu cầu chặt chẽ về thời gian báo cáo, nội dung
và biểu mẫu báo cáo chưa thống nhất đối với các chi nhánh và phòng
ban; chưa có sự đối chiếu số liệu với các năm trước. Một số báo cáo
quan trọng vẫn chưa được tổ chức lập gồm: tổ chức các báo cáo phục
vụ ra quyết định, tổ chức các báo cáo kiểm soát, đánh giá thông qua
báo cáo trách nhiệm.


18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua nghiên cứu thực tế về tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại
Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk cho thấy đơn vị
vẫn chưa tổ chức báo cáo kế toán quản trị một cách rõ ràng, cụ thể,
chưa phát huy hết hiệu quả của nó.
Các báo cáo thực hiện chỉ cung cấp thông tin đơn thuần chứ
chưa có sự so sánh giữa thực hiện và dự toán nên khó khăn trong
việc kiểm tra, theo dõi về tình hình thực hiện kế hoạch và đánh giá
mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra để có biện pháp điều chỉnh kịp
thời.
Một số báo cáo cần thiết chưa được tổ chức lập như các báo
cáo phân tích phục vụ cho việc ra quyết định và các báo cáo kiểm
soát, đánh giá thông qua báo cáo trách nhiệm.
Từ những nhận định trên cùng với việc vận dụng lý luận về
đặc trưng và bản chất của tổ chức báo cáo kế toán quản trị, tác giả
trình bày về tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH
MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk để công tác tổ chức báo cáo kế
toán quản trị phát huy tác dụng, thực sự trở thành công cụ quản lý,
kiểm soát hiệu quả trong đơn vị.



19
CHƢƠNG 3
TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI SIMEXCO
ĐẮK LẮK
3.1. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI SIMEXCO ĐẮK LẮK
3.2. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TẠI SIMEXCO ĐẮK LẮK
3.2.1. Tổ chức các báo cáo dự toán
a. Dự toán sản lượng tiêu thụ
Đây là mục tiêu và là điều kiện để SIMEXCO ĐẮK LẮK đạt
được mục đích của hoạt động kinh doanh. Hơn nữa các chỉ tiêu trong
dự toán sản lượng tiêu thụ còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các
dự toán khác như: dự toán chi phí, dự toán doanh thu và nhiều dự
toán khác cũng bắt nguồn từ thông tin của dự toán sản lượng tiêu thụ.
Dự toán sản lượng tiêu thụ được lập cho một năm, trong một
năm chia ra cho từng quý, trong quí chia ra từng tháng. Mặt khác, do
đặc điểm của nông sản liên quan đến mùa màng và thời tiết nên khi
lập dự toán sản lượng tiêu thụ phải chú ý đến mùa cao điểm và thấp
điểm để lập dự toán cho chính xác và phù hợp.
Dự toán của các đơn vị các đơn vị tự lập cùng với dự toán của
văn phòng do phòng Kế toán – tài vụ lập gửi về phòng Kế hoạ
ổng hợp trình lãnh đạo phê duyệt. Gồm các dự
toán sau:
- Dự toán sản lượng tiêu thụ cho từng mặt hàng.
- Dự toán sản lượng tiêu thụ cho từng đơn vị


20

- Dự toán sản xuất và mua hàng.
b. Dự toán doanh thu
Dự toán Doanh thu của các bộ phận được lập trên cơ sở số liệu
về sản lượng tiêu thụ, doanh thu bán hàng của các bộ phận có liên
quan, qua đó cũng đánh giá được mức độ hoàn thành trách nhiệm của
các bộ phận. Bổ sung cột thực hiện năm trước, tỉ lệ tăng so với năm
trước để nhà quản trị có sự so sánh từ đó duyệt kế hoạch để triển khai
thực hiện.
Dự toán Doanh thu = Dự toán số lượng thực hiện x đơn giá
bình quân năm trước.
- Bảng đề xuất giá bán dự kiến.
- Dự toán doanh thu cho từng mặt hàng theo đơn vị.
c. Dự toán tồn kho
Như đã trình bày ở chương 2, Dự toán tồn kho chưa được lập,
nên cần bổ sung Dự toán tồn kho dự phòng để công tác lập dự toán
được hoàn thiện hơn.
Dự toán tồn kho được lập cho từng quý.
Cách lập bảng này là căn cứ vào số lượng hàng tồn kho để đề
xuất số lượng hàng cần mua dự phòng, phải ghi chi tiết loại hàng hóa
cần mua dự phòng theo từng tên mặt hàng, và đơn vị thực hiện.
- Dự toán tồn kho quí 1 năm 2014
d. Dự toán chi phí sản xuất
Hiện nay, dự toán chi phí sản xuất tại SIMEXCO ĐẮK LẮK
chưa chi tiết hóa các khoản mục chi phí và chưa tách được các khoản
chi phí theo định phí và biến phí. Vì vậy, cần phân loại chi phí theo


21
cách ứng xử chi phí .
- Bảng phân tích chi phí theo định phí và biến phí

3.2.2. Tổ chức các báo cáo thực hiện thông qua báo cáo
trách nhiệm
Việc xây dựng hệ thống trung tâm trách nhiệm tại Simexco
Đắk Lắk là nhằm thiết kế hệ thống báo cáo trách nhiệm từ cấp dưới
lên cấp trên nhằm đáp ứng đầy đủ lượng thông tin trong toàn đơn vị
cho nhà quản trị cấp cao.
Trường hợp Simexco Đắk Lắk có thể xây dựng các báo cáo
thực hiện theo các trung tâm sau:
a.Trung tâm chi phí:
Gồm các bộ phận: tổ, đội, trưởng phòng, người trưởng bộ
phận trung tâm đó phải chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh tại bộ
phận của mình. Báo cáo tại cấp này phải trình bày rõ từng loại chi
phí và phải phân biệt được chi phí kiểm soát được và không thể kiểm
soát được để có cơ sở đánh giá đúng đắn.
Báo cáo theo trung tâm chi phí phải được trình bày từ cấp thấp
đến cấp cao hơn. Cụ thể, ở cấp đơn vị chi nhánh báo cáo chi phí theo
từng loại hoạt động và trong mỗi hoạt động lập theo từng khoản mục
chi phí. Đối với tổng công ty, báo cáo chi phí thể hiện theo nhóm văn
phòng và nhóm các chi nhánh trực thuộc. Báo cáo chi phí theo cấp
bậc sẽ bảo đảm thông tin chi phí được trình bày một cách có hệ
thống. Các báo cáo được lập theo số dự toán và thực hiện, tính toán
biến động giữa số thực hiện và số dự toán. Số biến động tính bằng
phép so sánh tuyệt đối, tương đối từ đó chỉ ra độ lệch do nguyên


22
nhân từ đâu để nhà quản trị có những điều chỉnh kịp thời. Gồm các
báo cáo sau:
- Báo cáo chi phí bán hàng;
- Báo cáo chi phí tài chính;

- Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Báo cáo chi phí giá vốn.
- Báo cáo chi phí từng đơn vị simexco Đắk Lắk.
- Báo cáo tổng hợp chi phí Simexco Đắk Lắk.
b. Trung tâm lợi nhuận
Để lập báo cáo này: doanh thu được xác định là doanh thu tiêu
thụ trong kỳ, chi phí được phân loại chi phí biến phí, chi phí định phí
được tổng hợp theo mẫu sau:
- Báo cáo chi phí theo quí Simexco Đắk Lắk.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý Simexco Đắk Lắk.
3.2.3. Tổ chức các báo cáo kế toán quản trị phục vụ ra
quyết định
Hiện nay tại Simexco Đắk Lắk đã có các báo cáo phân tích
doanh thu. nhưng để phục vụ cho việc ra quyết định cần phải bổ sung
các báo cáo phân tích như sau:
a. Báo cáo phân tích doanh thu và công nợ
b. Báo cáo phân tích doanh thu theo thị trường xuất khẩu


23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Để các báo cáo kế toán quản trị phát huy tác dụng, thực sự trở
thành công cụ quản lý kiểm soát có hiệu quả tại Công ty TNHH
MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk. Nội dung chương ba đã giải
quyết một số vấn đề chủ yếu sau:
- Tổ chức các báo cáo dự toán thông qua hoàn thiện mẫu báo
cáo dự toán sản lượng tiêu thụ; báo cáo dự toán chi phí được lập theo
cách ứng xử chi phí để lập dự toán chi phí.
- Tổ chức các báo cáo thực hiện thông qua báo cáo trách
nhiệm

- Tổ chức các báo cáo phân tích phục vụ cho công tác ra quyết
định.


×