Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống làng Trúc động vào việc Giáo dục đạo đức, lối sông cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 94 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG LÀNG TRÚC ĐỘNG VÀO VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯU KIẾM – THỦY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục tiểu học
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Tuấn

HẢI PHÒNG NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đinh Minh Ngọc - sinh viên lớp Cao học Giáo dục Tiểu học Khóa I.


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 5 tháng 4 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn "Khai thác các giá trị văn hóa
truyền thống làng Trúc Động vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Kiếm - Thủy Nguyên" tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trước
hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học cùng
các thầy, cô giáo Trường Đại học Hải Phòng đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Quốc Tuấn Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non người hướng dẫn khoa học đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Xin được gửi
lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo cùng
học sinh trường Tiểu học Lưu Kiếm - Thủy Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực nghiệm để thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác, học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 5 tháng 4 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………...i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………...ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………........v
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………….....vi
DANH MỤC HÌNH………………………………………………………......vii
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….....1
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………….....8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI………………………….....8
1.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………….....8
1.1.1. Văn hóa và văn hóa truyền thống…………………………......................8
1.1.2. Cơ sở tâm lí học và giáo dục đạo đức trong dạy học ở cấp Tiểu học….17
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và giáo dục…………………………….......24
1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………...27
1.2.1. Lễ hội truyền thống của người dân làng Trúc Động…………………...27
1.2.2. Thực trạng việc giáo dục văn hóa truyền thống và việc giáo dục đạo đức,
lối sống cho học sinh trường Tiểu học Lưu Kiếm - Thủy Nguyên………… ..28
1.3. Tiểu kết chương 1………………………………………………………..30
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI
SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯU KIẾM - THỦY

NGUYÊN - HẢI PHÒNG THÔNG QUA CÁC NÉT ĐẸP VĂN HÓA LÀNG
2.1. Các yếu tố nền tảng tạo nên các giá trị văn hóa xã hội của làng Trúc Động
Lưu Kiếm - Thủy Nguyên…………………………………………................32
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên làng Trúc Động…………………….32
2.1.2. Không gian văn hóa – xã hội làng Trúc Động…………………………33
2.2. Một số giá trị văn hóa truyền thống làng Trúc Động có ảnh hưởng tới sự


iv

hình thành đạo đức, lối sống cho HS trường Tiểu học Lưu Kiếm……………36
2.2.1. Truyền thống văn hóa………………………………………………….36
2.2.2. Phong tục, tập quán…………………………………………………....39
2.2.3. Tín ngưỡng dân gian…………………………………………………..43
2.3. Nguyên tắc và biện pháp giáo dục đạo đức…………………….………..44
2.3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp………………………………………….44
2.3. 2. Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho HS trường Tiểu học
Lưu Kiếm - Thủy Nguyên…………………………………………………….45
2.4. Tiểu kết chương 2……………………………………………………….51
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM…………………………………52
3.1. Mục đích, ý nghĩa thực nghiệm sư phạm……………………………….52
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm………………………………………52
3.3. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………..53
3.4. Tổ chức thực nghiệm……………………………………………………53
3.5. Kết quả thực nghiệm……………………………………………………54
3.6. Tiểu kết chương 3………………………………………………………60
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………….61
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...63
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...



v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm

TCN

Trước công nguyên

UBND


Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
3.1

Tên bảng

Trang

Kết quả xếp loại học lực môn Đạo đức của lớp TN và lớp

54

ĐC trong năm học ( 2015 - 2016)
3.2

Kết quả xếp loại học lực môn Đạo đức của lớp TN và lớp

55

ĐC trước thực nghiệm
3.3

Kết quả xếp loại học lực môn Đạo đức của lớp TN và lớp


56

ĐC sau thực nghiệm
3.4

So sánh kết quả kiểm tra trước TN và sau TN của lớp ĐC

57

3.5

So sánh kết quả kiểm tra trước TN và sau TN của lớp TN

57


vii

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
3.1

Tên hình

Trang

Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC

56



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều truyền thống vô cùng quý giá.
Đó là truyền thống yêu nước; truyền thống đoàn kết cộng đồng; truyền thống
nhân ái, khoan dung; truyền thống hiếu học và nhiều truyền thống tốt đẹp
khác. Những giá trị văn hóa truyền thống đó của dân tộc đã tạo nên bản sắc
văn hoá Việt Nam. Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động
sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh
trên thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc
nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của
dân tộc. Văn hóa truyền thống Việt Nam được lưu giữ và bảo tồn qua hoạt
động văn hóa làng. Vì vậy nói đến văn hóa Việt Nam thì phải nói đến văn hóa
làng. Văn hóa làng Việt truyền thống rõ nét nhất là văn hóa làng Việt Bắc Bộ.
Làng Việt Bắc Bộ là nơi bao đời nay cư dân Việt cư trú, lao động, sản xuất và
tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết
quan hệ dòng tộc, xóm giềng.
Làng là mô hình để người xưa theo đó mà mở rộng ra xây dựng tổ chức
quốc gia, đô thị. Làng còn là pháo đài để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu
tố ngoại lai, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc, cho đất nước. Văn hóa làng chính
là hệ thống những giá trị hình thành qua bao đời trong toàn bộ các hoạt động
đó, không những thế nó cũng chính là công cụ, là phương tiện tổ chức và duy
trì toàn bộ các hoạt động này. Nó đi vào ký ức người Việt Nam bằng hàng
loạt những giá trị vật chất và tinh thần gần gũi thân thương. Văn hóa làng
được quy ước thành lệ làng, đúc kết trong hương ước làng, bộc lộ một cách
phong phú qua hội làng. Tất cả chắt lọc lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng, mà
trong đó tính cộng đồng làng và tính tự trị của làng là những giá trị nổi trội
nhất. Tính cộng đồng đã in đậm dấu ấn trong tâm lý, tính cách, trong bản sắc



2
văn hóa Việt Nam, chi phối đến đời sống và các quan hệ ứng xử của người
Việt không những thế tính cộng đồng còn tạo nên truyền thống ứng xử tốt đẹp
của dân tộc ta, đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, là sự gắn bó, sẻ
chia lúc khó khăn hoạn nạn. Cuộc sống cộng đồng ở làng xã đã tạo ra sự đoàn
kết gắn bó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đó là ngọn nguồn của nếp sống
trọng tình trong truyền thống ứng xử của người Việt, đó cũng là một nét nổi
trội trong đặc trưng văn hóa truyền thống Việt Nam. Cả cuộc đời và qua nhiều
đời, người dân quê Việt Nam làm ăn, sinh sống ở làng, mọi người hiểu nhau
rành rọt, thân quen, gắn bó với nhau từ tấm bé với các mối quan hệ bền chặt
nhau lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa là một nét đẹp trong truyền
thống của dân tộc.
Chính vì vậy văn hóa làng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới đời
sống văn hóa, xã hội, kinh tế, giáo dục của cộng đồng làng. Riêng đối với
giáo dục, văn hóa làng có vai trò vô cùng quan trọng. Văn hóa là môi trường
để hình thành nuôi dưỡng nhân cách, con người, văn hóa giúp con người hoàn
thiện phẩm chất đạo đức, cách ứng xử giữa người và người; giữa người với
thiên nhiên. Trong những ảnh hưởng của văn hóa làng tới cộng đồng làng thì
sự ảnh hưởng tới lớp trẻ nói chung và đặc biệt học sinh tiểu học nói riêng là
rất lớn. Từ truyền thống văn hóa làng học sinh biết yêu thương con người
hơn, biết đoàn kết, lễ phép, có những hành vi chuẩn mực đạo đức đúng đắn,
biết nhìn nhận về sự bao dung, cái thiện, nhân cách sống trong các mối quan
hệ, biết phân biệt cái tốt và cái xấu để hoàn thiện nhân cách của mình.
Mặc dù văn hóa làng đã trở thành bản sắc, thành một hằng số của văn
hóa Việt Nam, nhưng theo thời gian, không có cái gì là không biến đổi. Với
cuộc sống đang hiện đại hóa, với xã hội đang công nghiệp hóa và đô thị hóa,
với thế giới đang toàn cầu hóa và hội nhập. Văn hóa làng trong đời sống nông
thôn Việt Nam hôm nay đang biến đổi rất nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu sắc



3
đã làm thay đổi không nhỏ đến ý thức đạo đức, lối sống của lớp trẻ, đặc biệt là
học sinh Tiểu học.
Văn hóa làng Trúc Động - Lưu Kiếm - Thủy Nguyên - Hải Phòng cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Với sự phát triển của kinh tế thị trường làng Trúc
Động ngày càng thay da đổi thịt, cũng đã làm thay đổi rất nhiều đến đạo đức,
lối sống, làm gia tăng tệ nạn xã hội và làm biến dạng những nhân cách đang
được hình thành ở tuổi trẻ. Trước tình hình này, việc giáo dục các giá trị văn
hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho học sinh nói chung và học sinh tiểu
học nói riêng cần được đặt ra một cách cấp thiết. Những giá trị văn hóa truyền
thống của quê hương sẽ tác động tới đạo đức và lối sống của học sinh, mặt
khác cũng chính những mầm non tương lai của đất nước ấy sẽ là người trực
tiếp bảo tồn và giữ vững các giá trị văn hóa truyền thống đó theo thời gian. Đó
cũng chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài: "Khai thác các giá trị văn hóa
truyền thống làng Trúc Động vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lưu Kiếm - Thủy Nguyên - Hải Phòng"
Trên tinh thần đó luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu những tác động tích
cực của các giá trị văn hóa truyền thống làng Trúc Động đến việc giáo dục
đạo đức lối sống của học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học Lưu Kiếm, từ đó học
sinh cũng có tác động ngược lại bằng hành động và ý thức trong việc bảo tồn
và gìn giữ các giá trị văn hóa đó.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Để tạo cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin điểm
qua những công trình nghiên cứu, sách, tài liệu đề cập tới văn hóa truyền
thống làng và giáo dục đạo đức lối sống cho HS.
Làng và văn hóa làng đã được đề cập tới trong các tác phẩm khác
nhau, đặc biệt với các tác giả viết về văn hóa học. Có rất nhiều công trình, tác
phẩm quy mô mà chúng ta có thể kể tên như: “Làng văn hóa cổ truyền Việt

Nam” của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh chủ biên [26].Cuốn sách giới thiệu về


4
hàng chục ngôi làng của nhiều vùng, miền trong cả nước ở miền xuôi, miền
biển và bản làng miền núi. Do vị trí địa lý - khí hậu, mà ở mỗi làng xã, hay
buôn làng lại có một nghề truyền thống cơ bản nuôi sống con người Việt Nam
trong suốt mấy nghìn năm là nghề nông nghiệp lúa nước.
Văn hóa làng Việt Nam - Qua ca dao dân ca của Bùi Xuân Mỹ [33]. ,
Cuốn sách phản ánh phần nào cái hay, cái đẹp và giá trị bất hủ của kho tàng
ca dao trong văn hóa làng từ xa xưa cho đến hiện tại.
Văn hóa làng Việt Nam - Tín ngưỡng dân gian của Thạc sĩ Vũ Kim
Yến [58]. Cuốn sách được biên soạn, sắp xếp và hệ thống lại từ nhiều nguồn
tư liệu, nói về đời sống tín ngưỡng truyền thống trong phạm vi làng Việt,
trong đó đặc biệt chú trọng giới thiệu biểu hiện của các hình thức sinh hoạt tín
ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa, tinh thần ở làng. Qua đó, góp phần
khẳng định trong chừng mực nào đó, tín ngưỡng dân gian không chỉ làm nên
những giá trị tinh thần, tâm thức và tâm linh của văn hóa mà còn góp phần tạo
bản sắc lâu bền của văn hóa làng.
Về văn hóa địa phương cũng có một số tác phẩm , năm 2012 hai tác giả
là Văn Duy và Lê Xuân Lựa đã sưu tầm và biên soạn cuốn "Văn hóa dân gian
vùng ven sông Bạch Đằng huyện Thủy Nguyên". Cuốn sách nằm trong
chương trình Dự án "Công bố và phổ biến tài sản văn hóa - văn nghệ dân gian
các dân tộc Việt Nam" do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam chủ trì. Nội dung
của sách mang tính liệt kê về các địa chỉ văn hóa và tín ngưỡng của nhân dân
huyện Thủy Nguyên [16]. Hay cuốn sách Địa chí Thủy Nguyên do Tiến sĩ
Đoàn Trường Sơn chủ biên cũng liệt kê về tình hình, kinh tế chính trị, xã hội
văn hóa của các xã trong huyện.
Về giáo dục đạo đức và lối sống có rất nhiều các tác phẩm : Bộ sách “Tủ
sách đạo đức” gồm nhiều cuốn sách như : Một trái tim yêu thương, Người bạn

đích thực, Hãy nói bạn có thể, Mình không phải kẻ hèn nhát, Vòng tay nối
những vòng tay…[2]. mỗi câu chuyện nhỏ đều có nội dung gần gũi với cuộc


5
sống, không phô trương, không thần thánh huyền bí hóa, nhưng đều mang tính
chất giáo dục rất cao. Mỗi câu chuyện là một bài học giá trị về cuộc sống do
nhà xuất bản Dân Trí ấn hành.
Hay bộ sách Truyện đọc giáo dục lối sống gồm 5 cuốn tương ứng với 5
chủ đề: Từ sân nhà đến sân trường, soi gương mỗi ngày, không ai đi một mình,
thế giới rộng vô cùng, viện bảo tàng kì thú[12]. Trong mỗi chủ đề là những câu
chuyện tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động theo phương châm học mà chơi, chơi mà
học, tạo sự hứng thú trong học tập, rèn luyện nhằm giáo dục đạo đức, lối sống
cho các em học sinh.
Nhìn chung viết về văn hóa, truyền thống của làng đặc biệt vấn đề giáo
dục đạo đức lối sống cho HS không phải là vấn đề mới. Song vấn đề giáo dục
đạo đức cho HS qua văn hóa, truyền thống của địa phương thì chưa có công
trình hay tài liệu nào đề cập đến. Với những định hướng trên chúng tôi chọn
đề tài “Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống làng Trúc Động vào việc
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Kiếm –
Thủy Nguyên”. Chúng tôi hi vọng đóng góp nhỏ bé của luận văn là những thể
nghiệm có tính khả thi cho quá trình giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Lưu
Kiếm hiện nay. Đồng thời cũng hi vọng kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ
là những gợi ý giúp GV tiến hành nội dung bài giảng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là đi tìm hiểu khai thác những giá
trị văn hóa truyền thống làng Trúc Động - Lưu Kiếm vào việc giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh lớp 4 Trường tiểu học Lưu Kiếm. Từ đó giúp các em
có ý thức tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống địa phương, dân

tộc, góp phần vào việc hình thành nhân cách đạo đức toàn diện của mình.


6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc khai thác các giá trị văn
hóa truyền thống trong việc giáo dục học sinh trong nhà trường.
- Nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, phong tục, tập
quán, lễ hội mà có ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh tiểu học.
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh lớp 4 trường tiểu học Lưu Kiếm - Thủy Nguyên - Hải Phòng thông
qua các giá trị truyền thống văn hóa đó.
- Chương trình, nội dung và hiện trạng việc giáo dục đạo đức cho học
sinh tiểu học hiện hành tại trường tiểu học Lưu Kiếm - Thủy Nguyên.
- Tổ chức thực nghiệm thông qua một số biện pháp đã nêu trên để kiểm
tra tính khả thi của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những biện pháp giáo dục đạo
đức, lối sống cho HS lớp 4 trường Tiểu học Lưu Kiếm thông qua khai thác
những giá trị văn hóa truyền thống của làng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm: Các giá trị văn hóa truyền
thống của làng Trúc Động - Lưu Kiếm - Thủy Nguyên - Hải phòng.
- Chương trình và thực trạng việc giáo dục đạo đức hiện hành cho HS
lớp 4 tại trường Tiểu học Lưu Kiếm. Từ đó đề xuất những biện pháp giáo dục
đạo đức, lối sống cho HS lớp 4 trường Tiểu học Lưu Kiếm thông qua các giá
trị văn hóa làng.



7
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập thông tin từ các
công trình khoa học, tài liệu lưu trữ có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu lý thuyết và tổng hợp
kinh nghiệm nhằm xác định được mục đích, nhiệm vụ và đề xuất biện pháp
giải quyết vấn đề.
- Điều tra – khảo sát: Sử dụng phiếu khảo sát để thực nghiệm.
- Phương pháp điền dã dân tộc học (quan sát; phỏng vấn; ghi âm; ghi
chép; chụp ảnh…).
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để
kiểm tra tính khả thi của luận văn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phần phụ
lục luận văn được chia làm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
lớp 4 trường Tiểu học Lưu Kiếm – Thủy Nguyên - Hải Phòng thông qua các
nét đẹp truyền thống văn hóa làng.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Văn hóa và văn hóa truyền thống

1.1.1.1. Văn hóa
a, Khái niệm
Theo UNESCO, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 400 định nghĩa
về văn hoá điều đó cho thấy việc xây dựng một định nghĩa khoa học, đầy đủ
về văn hoá là vô cùng khó khăn. Từ những góc độ và những cơ sở lí giải khác
nhau, mỗi nhà văn hoá học đều cố gắng đưa ra một định nghĩa khả dĩ. Để tìm
hiểu mối quan hệ giữa văn hóa với giáo dục và thẩm mỹ, trước hết, chúng ta
cần hiểu được khái niệm về văn hóa cũng như những chức năng của chúng.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu định nghĩa của Hồ Chí Minh – một trong
số những định nghĩa tương đối phổ biến đang được nhiều nhà văn hoá học
chú ý: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [ 57,tr. 431]
Theo định nghĩa trên thì văn hoá bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
- Lí giải nguồn gốc của văn hoá là các phương thức hoạt động và giao
tiếp của con người (tổ chức đời sống và xã hội).
- Chỉ ra bản chất của văn hoá là cơ chế tổng hợp, phổ quát và là động
lực để hình thành, phát triển xã hội và con người. Vì vậy, muốn đổi mới xã
hội, đổi mới con người thì phải xây dựng một nền văn hoá mới.


9
Xác lập các yếu tố cấu thành văn hoá, gồm:
- Các yếu tố vật chất: ăn, ở, mặc, ngôn ngữ, chữ viết; trong đó ngôn
ngữ là công cụ tư duy và giao tiếp chỉ con người mới có.
- Các yếu tố tinh thần: đạo đức, phát luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ

thuật; trong đó pháp luật, đạo đức là thể chế xã hội; văn học, nghệ thuật là hoạt
động tinh thần.
Khi bàn về khái niệm văn hóa, bên cạnh định nghĩa của Hồ Chí Minh
nêu trên, một số định nghĩa cũng được nhiều nhà văn hóa học chú ý là định
nghĩa của UNESCO, Ra – hát - ma Nê Ru và của Trần Ngọc Thêm. Theo
UNESCO năm 1982: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét
riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của
một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống. Những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng; Văn hóa đem lại cho
con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lý. Chính nhờ Văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ
và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản
thân”. Theo định nghĩa này có hai yếu tố quyết định văn hóa của một vùng đó
là điều kiện tự nhiên như trời, đất (nảy sinh ra núi, sông, mưa, gió, bão lụt…)
và điều kiện xã hội (mối quan hệ giữa con người với con người hoặc là chung
sống hòa bình, hoặc là xâm lược để thôn tính lẫn nhau)
Còn Trần Ngọc Thêm cũng cho cho rằng văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần, nó thể hiện trình độ của mỗi dân tộc trong quá
trình lịch sử của mình. Đặc biệt, ông còn nhấn mạnh điểm thống nhất căn bản
mang tính nhân loại khi nhận thức về văn hóa là tính sáng tạo, đó là cốt lõi của


10
văn hóa. Điểm khác biệt giữa các nền văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc là
ở mức độ của tinh thần nhân văn của nền văn hóa ấy [46, tr. 10].
Bên cạnh đó, Ra - hát - ma Nê Ru lại đề cao văn hóa ở các giá trị tinh

thần bao gồm các vấn đề về tư tưởng, đạo đức và lối sống của một cộng đồng
dân tộc. Trong đó, tư tưởng vừa là thước đo sự tiến bộ, vừa là tầm vóc của
một thời đại, một dân tộc và một cá nhân nào đó. Ngay cả một tác phẩm nghệ
thuật, nếu không có tư tưởng thì coi như cũng chẳng có gì cả, tất nhiên đó là
tầng tư tưởng đã được hình tượng hóa, nằm ở chiều sâu của hình tượng.
b) Các chức năng của văn hoá
1) Chức năng giáo dục:
Văn hoá là những chuẩn mực xã hội, là những khuôn mẫu xã hội được
tích luỹ trong quá trình lâu dài của mỗi cộng đồng dân tộc; nó được cố định
hoá dưới dạng ngôn ngữ, biểu tượng, phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp,
đạo đức... Tất cả những yếu tố trên cấu thành một nền văn hoá nhất định; nó
có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, lối sống, nếp nghĩ, cách
đối nhân xử thế... của các thành viên trong cộng đồng.
Xét về bản chất, văn hoá là nội dung của giáo dục và cũng là mục tiêu
của giáo dục. Các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là con đường cơ bản
nhất để gìn giữ và phát triển văn hoá bởi phát triển văn hoá chính là động lực
để phát triển xã hội. Với ý nghĩa ấy, UNESCO đã nêu ra 4 mục tiêu (nguyên
lí) của nền giáo dục tương lai cho nhân loại là:
- Học để biết.
- Học để làm.
- Học để chung sống.
- Học để làm người, để tự khẳng định mình.
Bốn mục tiêu trên đã bao hàm trong nó dường như đầy đủ các thuộc tính
của văn hoá: tri thức, quan hệ, phát triển và hoàn thiện, ý thức về cái bản ngã...


11
Nhờ chức năng giáo dục của văn hoá mà con người có thể tồn tại, phát
triển, hoàn thiện trong trạng thái cân bằng động với thiên nhiên và xã hội. Đây
là chức năng bao trùm nhất, cơ bản nhất và mang tính quyết định.

2) Chức năng chuyển giao giá trị văn hoá
Văn hoá bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình, được tích
luỹ qua nhiều thế hệ, mang trong nó tính lịch sử, bồi đắp cho nó một bề dày,
một chiều sâu nhất định. Thế nhưng, mỗi thế hệ, mỗi đời người đều là hữu
hạn trong dòng chảy vô tận của lịch sử văn hoá, vậy làm cách nào để chuyển
giao các giá trị văn hoá một cách có hiệu quả? Trong thực tế, mỗi thế hệ và
mỗi đời người đều sống trong những thời đại cụ thể, những điều kiện lịch sử
cụ thể trong hai mối quan hệ chủ yếu: Quan hệ đồng đại: Chịu sự giáo dục,
tác động, chi phối của văn hoá thời đại và quan hệ lịch đại: Tiếp thu, kế thừa,
chọn lọc, phát triển những tinh hoa văn hoá trong lịch sử.
Như vậy, mỗi thế hệ và mỗi con người đã vô tình hay có ý thức vừa
sáng tạo, vừa chuyển giao các giá trị văn hoá. Nói cách khác, con người vừa
là sản phẩm của lịch sử văn hoá, vừa là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn
hoá của thời đại.
Có thể nói một cách tổng quát: Văn hoá là những giá trị đã ổn định và
những giá trị đang hình thành, đó chính là chức năng chuyển giao giá trị văn hoá.
3) Chức năng kích thích sáng tạo văn hoá
Quá trình thẩm thấu những giá trị văn hoá là quá trình mà con người
nhận biết và được giáo dục bởi văn hoá, quá trình ấy giúp cho con người có
những hiểu biết mới và những khát vọng mới. Tri thức và khát vọng gây hưng
phấn cho con người, kích thích con người lao động và sáng tạo theo quy luật
của cái đẹp.


12
Văn hoá bao gồm một hệ thống các giá trị, vì vậy con người cũng được
kích thích theo nhiều thang giá trị khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau,
chẳng hạn:
- Kích thích khát vọng chiếm lĩnh tri thức đỉnh cao
- Kích thích khát vọng sáng tạo nghệ thuật (con người văn hoá - nghệ sĩ).

- Kích thích khát vọng tạo lập quan hệ xã hội (văn hoá - xã hội).
- Kích thích khát vọng khẳng định bản thân (văn hoá - bản ngã)...
Với chức năng này, văn hoá sẽ trở thành một động lực và một nguồn
năng lượng vô tận giúp cho con người sống có ích và không ngừng phát
triển, hoàn thiện.
4) Chức năng liên kết xã hội
Cùng với tư cách là một giá trị, văn hoá còn đồng thời là những hình
thái hoạt động đặc thù có chức năng liên kết xã hội rất hiệu quả, chẳng hạn:
Lễ hội là nơi gặp gỡ, giao lưu rộng rãi của vùng, miền, quốc gia... Thông
qua lễ hội, con người ngày càng xích lại gần nhau, đồng cảm với nhau trong
cuộc sống hơn.
Giỗ Tết cũng là nơi tụ họp gia đình, gia tộc và hàng xóm láng giềng; nó
giúp cho con người có thể bỏ qua những bất hoà để tìm ra tiếng nói chung về
huyết thống hoặc tình làng nghĩa xóm truyền thống.
Phong tục tập quán giống như một chất keo gắn bó các thành viên trong
cộng đồng với nhau, ở một mức độ nào đó nó còn có khả năng điều tiết hài
hoà các mối quan hệ, góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội.
Tín ngưỡng cũng là một hình thái hoạt động góp phần giáo hoá con
người rất có hiệu quả. Con người đến với tôn giáo để hướng thiện, phục thiện,
hành thiện và đó chính là nhân tố có thể làm nên sức mạnh kì diệu tử vì đạo!
Có thể nói, tất cả các hình thái hoạt động văn hoá lành mạnh đều có
chức năng liên kết xã hội và cải tạo con người.


13
5) Chức năng thẩm mỹ
Bi - ê - lin - xki, nhà tư tưởng lớn của nước Nga thế kỉ XIX từng khẳng định:
“Cảm xúc về cái đẹp là một điều kiện làm nên phẩm giá con người. Phải có
nó con người mới có được trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới vươn tới những
tư tưởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiện tượng trong tính

thống nhất của chúng... Phải có nó con người mới có thể không gục ngã dưới
sức đè nặng trĩu của cuộc đời để làm nên những chiến công... Thiếu nó thì
không có thiên tài, không có trí thông minh, mà chỉ còn lại cái thứ đầu óc
tỉnh táo một cách ti tiện mưu cầu cho những toan tính nhỏ nhen bệnh hoạn.”
Trong ý kiến trên, tác giả đã đề cập đến phần linh hồn của văn hoá, bởi
văn hoá là sự sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần theo qui luật của cái
đẹp; thấm nhuần văn hoá cũng tức là cảm nhận được cái đẹp trong sáng tạo,
thưởng thức và quan hệ. Văn hoá là động lực cho sự sáng tạo, là bệ phóng cho
những thiên tài...Như vậy, nói đến văn hoá tức là nói đến cái đẹp. Vô cảm
trước cái đẹp thì chỉ còn lại thứ đầu óc tỉnh táo tầm thường, nhỏ nhen, ích kỉ.
6) Chức năng giải trí
Sống là một quá trình hoạt động liên tục của con người, trong đó dù là
hoạt động cơ bắp hay hoạt động tinh thần thì sức chịu đựng của con người là
có giới hạn. Khi đã tới cái giới hạn nào đó thì con người có nhu cầu nghỉ
ngơi, vui chơi giải trí để phục hồi sức lao động của mình. Khoảng thư giãn
giữa nhịp sống hối hả ấy không chỉ thuần tuý là thả lỏng cơ bắp, mà ở những
mức độ khác nhau, nó là sự thay đổi hình thái hoạt động, đó chính là hoạt
động văn hoá. Các hoạt động văn hoá này có nhiều hình thức phong phú đa
dạng như: câu lạc bộ, nhà văn hoá, lễ hội, du lịch, thi đấu thể thao...
Hoạt động giải trí của văn hoá luôn mang ý nghĩa thư giãn về tinh thần,
do đó ngay trong chức năng giải trí nó đã bao hàm cả chức năng giáo dục,
chức năng chuyển giao văn hoá, chức năng liên kết.


14
7) Chức năng dự báo
Bản chất của hoạt động văn hoá là hoạt động trí tuệ, hoạt động sáng
tạo; vì vậy trong quá trình hoạt động văn hoá, con người dần dần phát hiện ra
những quy luật của tự nhiên, quy luật của xã hội, quy luật của con người...
Những khám phá đó mở rộng tầm hiểu biết, khả năng phán đoán, suy

luận và trí tưởng tượng của con người. Nhờ các khả năng trên, con người có
thể dự báo về thiên nhiên, xã hội, con người một cách khoa học và xây dựng
được các phương án thích ứng cho sự tồn tại của chính mình.
Những dự báo của văn hoá vừa mang tính khoa học, vừa mang tính
nhân văn cao; nó giúp cho con người ngày càng cộng sinh tốt hơn với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Như vậy, văn hoá là hoạt động sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, nó
tạo nên một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ hai nuôi dưỡng con
người. Với ý nghĩa đó, văn hoá đồng thời thực hiện nhiều chức năng như là
những tác nhân góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển và hoàn
thiện con người văn hoá. Con người văn hoá thường xuyên được các chức
năng văn hoá chi phối, điều chỉnh một cách vừa tự giác vừa không tự giác.
Nói cách khác, khi nào con người thoát li khỏi các hoạt động văn hoá tức là
khi ấy con người đã tha hoá. Tìm hiểu các chức năng của văn hoá sẽ giúp
chúng ta hiểu sâu sắc hơn bản chất của văn hoá và vị trí, vai trò của văn hoá
trong đời sống xã hội; đặc biệt là tầm văn hoá trong các sáng tác nghệ thuật
như: văn chương, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc…
Các chức năng của văn hoá luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì
vậy không nên tuyệt đối hoá vai trò của một chức năng nào. Có thể, trong
những trường hợp cụ thể, cần nhấn mạnh chức năng giáo dục bởi nhờ chức
năng này, văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử
dân tộc. Các chức năng khác là các phương diện, các lĩnh vực có vai trò cụ thể
hoá chức năng giáo dục. Hiểu biết đầy đủ về các chức năng của văn hoá chính


15
là khẳng định mục tiêu cao cả của văn hoá: văn hoá vì con người, vì sự phát
triển và hoàn thiện của con người.
1.1.1.2. Văn hóa truyền thống
Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa

truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh
tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên
bản sắc riêng của một dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại
cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước. Vậy,
văn hóa truyền thống là gì? Theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Giá trị truyền
thống được hiểu là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị.
Thậm chí không phải bất cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị; mà phải là cái
tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng
dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang
đầy đủ ý nghĩa của khái niệm giá trị truyền thống. Trần Ngọc Thêm cho rằng:
“Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh
nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái
tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hóa dưới dạng
những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận" [46, tr. 13] Một khái
niệm khác: “Nền văn hóa được truyền lại được gọi là truyền thống văn hóa.
Như vậy, nó phản ánh được những thành tựu con người, tích tập được trong
quá trình tìm hiểu, thực hiện và truyền bá ý nghĩa sâu lắng nhất của cuộc
sống. Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hòa của nó như là một hiện
thân của trí tuệ”. Theo Trần Nguyên Việt thì: “Có thể coi truyền thống là một
bộ phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt
tiến trình hình thành và phát triển của các nền văn hóa tinh thần và vật chất, là
một giá trị nhất định đối với từng nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng và xã
hội nói chung” [ 46, tr. 113].


16
Như vậy, có thể khái quát văn hóa truyền thống có những tính chất cơ
bản sau đây:
Thứ nhất là tính giá trị: Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa truyền
thống mang tính giá trị. Văn hóa truyền thống trở thành một bộ phận thiết yếu

của cuộc sống và góp phần phát triển cuộc sống. Văn hóa truyền thống mang
tính giá trị bởi vì nó là chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho
những quan hệ ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng, một giai
cấp, một quốc gia, một dân tộc nhất định. Giá trị văn hóa truyền thống của
một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong một nước
thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái,
đúng, sai để định hướng cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống
tự do và tiến bộ của dân tộc đó.
Thứ hai là tính lưu truyền: Văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều
dài lịch sử của dân tộc. Những giá trị của nó được chuyển giao tiếp nối, qua
nhiều thế hệ và giá trị văn hóa truyền thống đó được giữ gìn phát huy lên một
tầm cao mới. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống
Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng
được lưu truyền phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba là tính ổn định: Những giá trị của văn hóa truyền thống được
gạn lọc, khẳng định qua nhiều thế hệ, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹ
được lịch sử thừa nhận. Nó là một trong những hệ giá trị của văn hóa dân tộc,
một thành tố ổn định của ý thức xã hội. Văn hóa truyền thống trở thành những
khuôn mẫu được cố định hóa dưới dạng nghệ thuật, phong tục tập quán, nghi
lễ, dư luận xã hội, pháp luật… Ở Việt Nam đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”,
truyền thống “Lá lành đùm lá rách” trở thành những giá trị ổn định. Nó là
những thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá
nhân và cả cộng đồng xã hội. Như vậy, tính giá trị, tính ổn định và tính lưu
truyền đã tạo nên dáng vẻ riêng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong


17
những cuộc đối đầu lịch sử với những kẻ thù hung bạo nhất, dân tộc ta tìm thấy
sức mạnh vĩ đại trong những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Giữa
truyền thống và truyền thống văn hóa có mối quan hệ thống nhất nhưng không

đồng nhất. Truyền thống mang trong nó tính hai mặt. Một mặt, truyền thống
góp phần suy tôn, giữ gìn những gì quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát
triển của cộng đồng dân tộc, ở góc độ này truyền thống mang những giá trị tích
cực, là chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên con đường đi đến tương lai.
Mặt khác, truyền thống còn là nơi dung dưỡng duy trì, làm sống lại mặt bảo thủ
lạc hậu khi điều kiện và hoàn cảnh đã thay đổi. Mặt này góp phần kìm hãm, níu
kéo làm chậm trễ sự phát triển của một quốc gia dân tộc. Như vậy, văn hóa
truyền thống là một bộ phận của truyền thống, là mặt tích cực, mặt giá trị của
truyền thống. Vì vậy, khi nói đến văn hóa truyền thống là nói đến những truyền
thống đã được lịch sử đánh giá, khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với
cộng đồng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đồng thời, khi xem xét đánh
giá truyền thống và các giá trị văn hóa truyền thống cần phải có quan điểm biện
chứng, quan điểm lịch sử cụ thể nghĩa là phải đặt chúng trong những điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử nhất định của cả quá khứ và hiện tại.
1.1.2. Cơ sở tâm lí học và giáo dục đạo đức trong dạy học ở cấp Tiểu học
1.1.2.1. Tâm lí học
Từ điển Tiếng Việt (1988) định nghĩa một cách tổng quát: tâm lí là ý nghĩ
tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người [19, tr. 6].
Tâm lí học là khoa học nghiên cứu hoạt động tâm lí, sự hình thành, vận
hành và phát triển của hoạt động ấy. Tâm lí học tìm tòi, phát hiện và lí giải sự
vận động của tâm hồn với hạt nhân là lí tưởng, động cơ và nhu cầu [19, tr. 8].
Bản chất của hiện tượng tâm lí là hình ảnh của từng người về hiện thực
khách quan. Tâm lí bao gồm từ những hiện tượng đơn giản như tri giác đến
những thuộc tính, phẩm chất phức tạp của nhân cách con người. Tất cả các hiện
tượng, thuộc tính phẩm chất tâm lí tồn tại ở trong não dưới dạng hình ảnh này


×