Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn vận dụng thực tế giáo dục lối sống cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.13 KB, 33 trang )

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Xuân Thọ
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG THỰC TẾ GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THẮM
Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí học sinh.
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013-2014
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THẮM.
2. Ngày tháng năm sinh: 08/03/1986.
3. Nam, nữ: Nữ.
4. Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Xuân Thọ
5. Điện thoại: (CQ) :0613731769 (NR); ĐTDĐ: 01659499879
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên.
8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy bộ môn Vật lý; chủ nhiệm lớp 12B2 học kì I
năm học 2013-2014
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ


II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân sư phạm.
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Vật lí.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy môn Vật lí
- Số năm có kinh nghiệm: 5 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Phân loại và phương pháp giải bài tập chương: động học chất điểm
+ Kết hợp dạy học vật lí với thực tế
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang2
BM02-LLKHSKKN
MỤC LỤC .trang
TÊN ĐỀ TÀI……………………………………………………………… ……4.
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………… 4
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN 5
a. Những quan điểm về tâm lí lứa tuổi và nhu cầu con người 5
b. Những giải pháp cơ bản về giáo dục lối sống học sinh: …… 6
c. Giải pháp của đề tài …… ….8
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 10
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 27
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 29
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang3
VẬN DỤNG THỰC TẾ GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
* Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay do tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa, đời sống

hiện đại bên cạnh đem lại tác động tích cực thì vẫn có ảnh hưởng tiêu cực. Nhiều
văn hóa phẩm cũng tràn lan trên các phương tiện truyền hình, phim ảnh, sách báo,
internet làm văn hóa và lối sống của nước ngoài cũng xâm nhập vào nước ta bên
cạnh những văn hóa lành mạnh thì một số văn hóa không tốt làm ảnh hưởng đến
tâm hồn, tính cách của người Việt Nam ta. Trong thực tế hiện nay, hành vi lệch
chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một bộ phận các em học
sinh có lối sống như: thích hưởng thụ, lười lao động, lãng phí, lười học, thiếu ý
thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỉ…
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW2 khóa VIII nhấn
mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy
thoái về đạo đức, mờ nhạt về tư tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập
thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần
tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa
Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động
xã hội, văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Hội nghị TW Đảng khóa VIII đưa ra đề án đổi mới giáo dục trong đó có
nội dung điều chỉnh chương trình sách giáo khoa để cân đối giữa dạy chữ và dạy
người.
Gần đây 8/5/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã xác định: “cần đánh
giá đúng mức tính nghiêm trọng của tình trạng lạc hậu, ngoại lai về văn hóa,
những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng cách mạng,
những tiêu cực, tệ nạn xã hội, thói giả dối, bệnh thành tích… đang có xu hướng
lan rộng”.
Vậy Đảng và nhà nước đang rất quan tâm tới giáo dục con người về ý thức
đạo đức “dạy người” bên cạnh chỉ chú trọng “dạy chữ” như trước đây. Muốn đào
tạo ra những con người có lối sống lành mạnh, văn minh thì cần phải giáo dục học
sinh ngay từ lúc chập chững tới trường tức là từ mẫu giáo trở đi. Giáo viên ở mọi
cấp học nên trau dồi thêm về giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên cần giáo
dục đạo đức cho học sinh của mình không chỉ trong tiết chủ nhiệm mà còn trong
các tiết học.

Căn cứ vào sự cấp thiết phải tăng cường việc giáo dục lối sống để đào tạo ra
những người công dân mới có lối sống tốt lành mạnh. Khi giáo dục cho học sinh
cần đưa ra các câu chuyện, các bài học kinh nghiệm, các ví dụ mang tính thực tế
gần gũi để các em dễ hiểu từ đó có thể thay đổi từ từ cách nhìn nhận của các em,
Tôi đưa ra đề tài “Vận dụng thực tế giáo dục lối sống cho học sinh”.
* Tính mới của đề tài:
Đề tài này dựa trên những kinh nghiệm xử lí tình huống trong những năm
giảng dạy và kinh nghiệm xử lí tình huống sư phạm hay được học hỏi từ những
giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang4
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
a) Những quan điểm về tâm lí lứa tuổi và nhu cầu con người
Để giáo dục lối sống cho học sinh trước hết cần phải tìm hiểu tâm lí lứa tuổi của
học sinh THPT ( Dựa theo tâm lí lứa tuổi của tác giả Nguyễn Xuân Long ĐHNN-
ĐHQG HN)
* Trong gia đình:
+ Luôn mong muốn khẳng định cái Tôi, và vai trò vị thế của mình. Các em bắt đầu
tự ý thức và nhận thức được quyền của mình trong việc sặp xếp thời gian, cách tự
học, tự chăm sóc cuộc sống bản thân (ăn mặc, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe ), tự
chọn bạn, có quan điểm riêng về tình yêu
+ Không muốn bị coi là trẻ con, luôn muốn được tôn trọng và được thể hiện quan
điểm riêng, muốn khẳng định tầm quan trọng của mình trong gia đình.
- Dễ bị kích động trước các mâu thuẫn trong gia đình và có thể có những suy nghĩ
bi quan theo chiều hướng tiêu cực.
+ Bắt đầu sống nghiêng về nội tâm.
+ Chưa thật sự chín chắn trong cách suy nghĩ và hành động của mình, vẫn còn xu
hướng thích hưởng thụ thích vui chơi thoải mái.
* Trong nhà trường:
+ Hệ thống tri thức phong phú và là nòng cốt trong các hoạt động của tổ chức

Đoàn TNCS.
+ Các em đang có xu hướng thể hiện bản thân, quá trình tự ý thức của học sinh
diễn ra mạnh mẽ. Các em dần hình thành cái Tôi của bản thân và trong tập thể,
nhân cách các em đang trưởng thành là tiền đề của sự tự giáo dục.
+ Mong muốn được bạn bè thừa nhận và tôn trọng, mong muốn được thể hiện sở
thích và tính cách của mình trong quan hệ với bạn bè.
+ Dễ bị kích động, dễ bị tự ái trước bạn bè.
+ Học sinh chỉ lớn về ngoại hình vẫn chưa lớn hẳn về mặt tâm hồn, vẫn còn những
hờn giận, vẫn không dám nói ra suy nghĩ thật của mình. Vì việc không thẳng thắn
nói ra cảm xúc của mình về vấn đề nào đấy dẫn đến các em càng hiểu nhầm, hoặc
gây những suy nghĩ trái chiều từ đó dẫn đến bức xúc và có thể những hành động và
hành vi không tốt. Các em nếu gặp vấn đề gì trắc trở trong cuộc sống gia đình và
mâu thuẫn với bạn bè thì hay dẫn đến những suy nghĩ chán nản bi quan và có
những hành động không tốt.
* Ngoài xã hội:
+ Về mặt ngoại hình đã có sự phát triển tương đối hoàn thiện.
+ Có những thay đổi đáng kể: 15 tuổi được làm chứng minh; 18 tuổi được đi bầu
cử và nữ đủ tuổi kết hôn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang5
+ Nhẹ dạ, dễ bị rủ rê lôi kéo, dễ bị tác động từ điều kiện sống và các văn hóa được
tiếp xúc.
+ Hay quan sát, tò mò, và hay phán xét những cử chỉ, hành động và lời nói của
người khác.
+ Bắt đầu hình thành một thần tượng, hình mẫu nhân cách cho bản thân.
+ Chưa thật sự trưởng thành, vẫn có những cư xử tức thời.
Tùy từng vùng miền, tùy từng địa phương do tiếp cận với những thông tin,
phim ảnh, những văn hóa tiếp nhận và do đặc điểm xã hội từng thời kì mà những
đặc điểm ấy có sự thay đổi đôi chút. Với cá tính của học sinh hiện nay, giáo viên
khó có thể áp đặt các em phải làm cái này, phải làm cái kia. Vậy giáo viên nên

giành nhiều thời gian tìm hiểu cá tính, hoàn cảnh sống để có thể phân tích cho các
em hiểu nên làm thế nào là đúng, nên làm thế nào là tốt cho bản thân, cho tương
lai… Khi các em đã hiểu vấn đề thì các em sẽ dần dần thay đổi và tiến bộ.
* Nhu cầu con người:
Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) đã phát triển
một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được
sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là “lý
thuyết về thang bậc nhu cầu” của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các
nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở
mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa
mãn trước.
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý như thức ăn, nước uống, ngủ
nghỉ và các yếu tố tâm lý như cảm xúc, cảm giác an toàn, lòng tự tôn. Những nhu
cầu cơ bản này cũng được gọi là các nhu cầu thiếu hụt vì nếu con người không có
đủ những nhu cầu này, họ sẽ đấu tranh để có được nó, bù đắp bằng được sự thiếu
hụt.
b) Những giải pháp cơ bản về giáo dục lối sống học sinh:
Các trường học ở địa phương có rất nhiều biện pháp giáo dục lối sống cho học sinh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang6
b1. ban chấp hành đoàn trường đã đưa ra nhiều giải pháp giáo dục lối sống
cho học sinh:
+ Kể chuyện về những cách ứng xử cao đẹp của con người, tấm gương người tốt
việc tốt trong tiết chào cờ.
+ Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa thầy giáo và học sinh.
Giáo viên, bạn bè thường xuyên động viên, khen thưởng khi học sinh có thành tích
tốt và biết cố gắng vươn lên.
+ Giáo viên cần tạo những điều kiện để giao việc để các em tự khẳng định bản
thân.
+ Lồng ghép việc giáo dục lối sống vào các phong trào phù hợp với lứa tuổi mang

tính giáo dục như:
- Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao (yêu quê hương đất nước, mừng Đảng
mừng xuân, nhớ ơn Bác Hồ, hướng về ngày 20/11,…).
- Hoạt động mang tính giáo dục lòng nhân ái: Xây dựng nhà tình thương, ủng
hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, giúp đỡ hội người khuyết tật khuyết tật
- Hoạt động lao động trồng cây, chăm sóc cây xanh bảo vệ môi trường.
- Hoạt động tập thể: chơi trò chơi, tham gia thăm quan dã ngoại
+ Trao đổi về cách nhìn nhận vấn đề của các em trong học tập, trong quan hệ bạn
bè quan hệ xung quanh gia đình, thầy cô, bạn bè. cách cư xử với chính bản
thân mình. Các lối sống tốt đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ đưa ra:
- Nhận xét các hoạt động trong tuần
- Những hành vi chưa tốt của các học sinh, nhắc nhở động viên các em.
- Đưa ra những lối sống chưa tốt của học sinh, phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của những lỗi sống đó trong nhà trường và biện pháp khắc phục.
- Kết hợp với các cơ quan ban ngành để giáo dục: pháp luật, truyền thống yêu
nước
2.b Đối với giáo viên chủ nhiệm:
+ Thực hiện theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các hoạt động của học sinh.
+ Thường xuyên bám lớp để kịp thời ngăn chặn và phát hiện những hành vi chưa
đúng của học sinh để kịp thời uốn nắn.
+ Nhận xét tình hình lớp về những điểm mạnh, yếu, ưu, khuyết điểm của tuần.
+ Xử lí uốn nắn học sinh chưa ngoan.
+ Phối hợp với GVCN, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục.
3.b Đối với giáo viên bộ môn:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang7
+ Kết hợp cùng ban giám hiệu và nhất là giáo viên chủ nhiệm để kịp thời giáo dục
học sinh.

+ Truyền đạt kiến thức và giáo dục cách ứng xử cho học sinh.
4. b. Ưu khuyết điểm:
* Ưu:
+ Những giải pháp của ban giám hiệu và nhà trường và ban chấp hành đoàn trường
đưa ra rất kịp thời và có vai trò quan trọng cải thiện đáng kể tình hình ý thức nề
nếp của học sinh.
+Đa số giáo viên bộ môn yêu nghề, nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bám sát lớp.
+ Đa số các Thầy Cô yêu thương học sinh, tận tâm với nghề.
* Nhược:
+ Chưa nêu các ý nghĩa sau mỗi trò chơi hay sau mỗi hoạt động ngoại khóa để từ
đó giáo dục lối sống cho học sinh.
+ Đối với các trường nói chung, giáo viên bộ môn vì kiến thức quá nặng nên Thầy
Cô chú trọng vào bài giảng của mình để kịp 45 phút chương trình.
+ Một số giáo viên có hành động nóng nảy vì áp lực kiến thức không giành thời
gian tìm hiểu nguyên nhân, không giành thời gian nói chuyện khuyên bảo các
em dẫn đến nhiều bức xúc trong dư luận xã hội gần đây.
+ Nhiều trường còn quá chú trọng vào bệnh thành tích mà, đánh giá giáo viên chủ
nhiệm quá nặng về thành tích của lớp, dẫn đến nhiều giáo viên chủ nhiệm vì
muốn nhanh chóng cải thiện thứ hạng lớp mà đưa ra những biện pháp xử lí khá
cứng nhắc vừa không cải thiện được tình hình vừa làm các em thấy chán nản.
c) Giải pháp của đề tài:
Để giáo dục lối sống của học sinh trong tình hình hiện nay thì cách ứng xử của
người Thầy rất quan trọng.
* Cách ứng xử của giáo viên:
Dựa vào những đặc điểm tâm lí và nhu cầu con người, dựa vào tình trạng một số
giáo viên có những cách ứng xử chưa phù hợp gây xôn xao dư luận, thái độ và lối
sống của giáo viên cũng rất cần thiết đối với việc giáo dục lối sống cho học sinh.
+Giáo viên cần mẫu mực trong cử chỉ hành động là lời lẽ để các em có thể
tin cậy tôn trọng giáo viên. Chỉ khi các em tin cậy và tôn trọng giáo viên các em

cảm thấy an toàn và ổn định thì các em mới dễ nghe theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
Muốn thế giáo viên phải biết lắng nghe ý kiến một cách tự nhiên chân thành “phải
đi từ trái tim để đến với trái tim, lấy lòng chân thành để gợi mở lòng chân thành”
+ Không quá chú trọng vào thi đua của lớp mà có những hành động xử lí
học sinh nặng nề. Khi xử lí học sinh giáo viên cần gọi riêng các em ra làm việc có
những dẫn chứng thuyết phục để các em thấy được những khuyết điểm của bản
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang8
thân. Nếu giáo viên giải quyết và làm gay gắt với các em trên lớp làm các em dễ bị
kích động và có thể phản kháng lại với những hành động và từ ngữ không tốt làm
giáo viên dễ bị mất uy tín với các học sinh khác trong lớp. Đôi khi cũng cần “nạt
mềm buộc chặt”. Phải luôn dựa trên nguyên tắc “tôn trọng nhân cách học sinh kết
hợp với yêu cầu hợp lý”, hướng đến sự an toàn và hiệu quả. Ân cần, khéo léo
nhưng thực sự nghiêm khắc.
+ Trong khi xử lý tình huống nên tránh cách xử lý máy móc, cứng
nhắc như mắng nhiếc, trách phạt hay đuổi học sinh ra khỏi lớp sẽ dễ gây ra sự
căng thẳng không cần thiết trong quan hệ giữa giáo viên với học sinh , thậm chí
với cả lớp ,dễ khiến các em càng trở nên bướng bỉnh, nảy sinh tâm lí chống đối.
Giáo viên nên sử dụng nguyên lí “tảng băng trôi” của Hemingway: 1/8 phần nổi,
7/8 phần chìm dưới nước (như giáo viên Hoàng Đức Huy trường tư thục Nguyễn
Khuyến đã đưa ra).
+ Không “trầm trọng hóa” vấn đề bằng cách qui kết tội cho học sinh để rồi
đưa ra những hình phạt nặng mà hãy xem như đó là một “sự cố nhỏ” do HS vô
tình mà gây ra ,có thể khắc phục được.
* Biện pháp giáo dục lối sống cho học sinh:
Có rất nhiều biện pháp giáo dục lối sống cho học sinh, biện pháp nào cũng
có ưu điểm riêng. Tôi thì không thể quên một biện pháp của Bác Hồ Chí Minh khi
nhắc nhở cán bộ của mình qua câu chuyện “cốc nước nóngTheo nguồn tham khảo
thì câu chuyện như sau:
“Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn

thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sĩ. Đồng chí này đã từng là giao
thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám. Được tin nhân
dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm
đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp
Bác. Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ, đồng chí cán bộ Trung đoàn
đã vã cả mồi hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai
cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia
là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói: Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên: Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao
cháu uống được.
Bác cười: À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội mát không?
Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói: Nước nóng chú và tôi đều không uống được. Khi chú
nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm
cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn”.
Bác lấy những hiện tượng, những thói quen rất thực tế của cuộc sống để
nhắc nhở cán bộ. Các hiện tượng xảy ra trong thực tế, dễ hiểu, dễ nắm bắt và dễ
thuyết phục vì nó rất gần gũi với cuộc sống con người.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang9
=> Vì vậy, trong công tác của nhà giáo dục Tôi lấy đề tài “Vận dụng thực tế
giáo dục lối sống cho học sinh” để định hướng quan điểm cách nhìn nhận từ đó
giáo dục lối sống cho học sinh.
! Nhiều giải pháp đưa ra giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Giải pháp
này đưa ra có tính kế thừa và cải tiến. Giải pháp này được áp dụng để giáo dục cụ
thể cho từng lối sống của học sinh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
a) Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp:
* Phạm vi áp dụng:
+ Học sinh lớp chủ nhiệm 12B2 trong học kì 1:

+ Học sinh lớp bộ môn 11A3.
* Đối tượng được tác động:
+ Những học sinh chưa tốt.
+ Những quan niệm, hành vi chưa tốt.
* Cách tiến hành giải pháp:
+ Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi và sau trò chơi đó có lồng ghép với cách
ứng xử và lối sống.
+ Giáo viên đưa ra một đề tài về hiện tượng thực tế cho lớp tự thảo luận và tự
đưa ra quan điểm của mình. Từ các hiện tượng thực tế nêu mối quan hệ biện
chứng với lối sống của học sinh. Những quan điểm chưa đúng giáo viên sẽ chốt
lại.
+ Giáo viên kể những câu chuyện thực tế xảy ra trong đời sống hàng ngày để
giáo dục lối sống cho học sinh.
* Thời gian thực hiện giải pháp:
+ Trong các tiết sinh hoạt.
+ Trong các tiết dạy bộ môn.
b) Các tình huống cụ thể áp dụng của đề tài:
Trường hợp 1: Giáo dục học sinh tự sửa chữa sai lầm.
Học sinh Dương Phát Toàn đầu năm học đã có hành động vô lễ chống đối giáo
viên chủ nhiệm và sau đó có ý định nghỉ học. Giáo viên đã yêu cầu bạn thân của
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang10
em động viên em đi học lại. Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm khi em đến lớp giáo
viên đã tổ chức trò chơi và kể chuyện cho lớp. Và sau đó em đã có sự tiến bộ vượt
bậc, cuối năm đã được các học sinh chọn là học sinh tiến bộ nhiều nhất.
* chọn một học sinh quản trò chơi chơi ô chữ và trò chơi thuyết minh hiện
tượng thực tế: đầu mỗi viết chì đều có cục tẩy.
+ Người quản trò đặt ra câu hỏi: “Cho biết mỗi cây viết chì dù là khác nhau
nhưng chúng có điểm gì chung giống nhau?”.
+ Đáp án: “cục tẩy”

+ Người quản trò đặt câu hỏi: “Lí do người sản xuất lại gắn các cục tẩy ở đầu mỗi
viết chì?”
+ Đáp án: “tẩy xóa”
+ Người quản trò đặt câu hỏi: “thế trong cuộc sống của chúng ta có cần những
cục tẩy không? Thuyết minh về ý kiến bạn đưa ra?” - Ý kiến hay nhất được bình
chọn và trao giải thưởng.
* Đáp án chốt lại của giáo viên:
“Một em bé trước khi bước đi cũng vấp ngã không ít lần để rồi sau đó đứng
dậy đi những bước vững vàng. Lần đàu tiên làm những việc dù đơn giản như chiên
trứng hay luộc rau chúng ta vẫn có thể làm không ngon.
Cuộc đời giống như một trang giấy và chúng ta sẽ quyết định viết nó như thế
nào. Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm, cần có những cục tẩy để xóa đi những sai
lầm mà làm lại cho đúng. Cục tẩy giống như sự bao dung và thứ với những lỗi lầm
của bản thân và người khác”.
* Kể câu chuyện về sinh hoạt thực tế: “chiếc bánh cháy”
Một phụ nữ làm việc cả ngày sau đó về chăm sóc gia đình và làm hết mọi
việc nhà. Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng tac công việc và kiết sức. Khi cho
những chiếc bánh vào trong lò thì vì quá mệt cô đã để quên làm một vài chiếc bánh
bị cháy.
Khi cả nhà ngồi ăn, người vợ ngỏ ý xin lỗi về chiếc bánh cháy nhưng người
chồng đã dịu dàng nói: “có gì mà em phải xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị nhưng chiếc
bánh ấy rất ngon! Người vợ mỉm cười hạnh”.
Tối đi ngủ đứa con thầm thì hỏi bố: “Có thật bố thích ăn bánh cháy
không?”
Ông bố trả lời: “Không con ạ, Nhưng hôm nay mẹ con rất mệt mà vẫn phải
chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ buồn mà một vài chiếc
bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ.”
(hạt giống tâm hồn).
=> Hãy sống bao dung hơn, để cục tẩy mòn dần theo năm tháng, đừng bao giờ để
cực tẩy của bạn mãi mãi như mới xuất xưởng! Bởi vì nếu không sử dụng đến nó

cuộc đời của chúng ta sẽ chi chít những vết gạch xóa sau những lần mắc sai lầm!
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang11
Một tờ giấy như vậy có đẹp đẽ gì không bạn? Hãy để nó là một tờ giấy được viết
nên bởi những trãi nghiệm, những thử thách, quyết tâm và cả sự tha thứ và bao
dung

Trường hợp 2: Giáo dục học sinh biết tôn trọng người khác, không có những
hành động làm tổn thương người khác khi có mâu thuẫn xảy ra.
Học sinh Nguyễn Thị Ngân đã có hành động “dọa nạt” cán sự trong lớp khi
hiểu nhầm em này chỉ đường cho giáo viên chủ nhiệm tới thăm nhà em, hay có
những câu nói và hành động không tốt đối với tập thể. Sau đó em đã tiến bộ và
không xảy ra mâu thuẫn với các bạn trong lớp.
Cách giáo dục học sinh bằng những câu chuyện và hiện tượng thực tế
+ Hiện tượng:
“Sau khi nhổ những chiếc đinh trên cọc thì vẫn hằn in những lỗ đinh mà
không bao giờ xóa đi được”
=> Nếu những lời nói trong cơn giận dữ, những lời đó cũng giống như những lỗ
đinh này, nó để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó có nói bao
nhiêu lần xin lỗi đi nữa, những vết thương đó vẫn để lại trong lòng người khác. Vết
thương tinh thần cũng giống như những vết thương thể xác vậy. Mọi người xung
quanh ta là những viên đá quý, họ giúp ta cười, giúp con trong mọi chuyên, họ lắng
nghe ta nói trong lúc ta gặp khó khăn, họ cổ vũ ta và luôn sẵn sàng mở rộng tấm
lòng minh. Đôi khi lời nói không mang gươm giáo, nhưng có thể làm thương tổn
trái tim. Danh ngôn có câu: “Mỗi phút bạn giận dữ, bạn từ bỏ sáu mươi giây thanh
thản tâm hồn”.
+ Kể một bài học thực tế:
Lãnh đạo một công ty Nhật Bản nhận thấy nhân viên trong công ty thường
hay nỗi giận và muốn khắc phục tác hại của nó bằng cách tạo điều kiện để cơn giận
bọc phát tại một nơi vô hại. Họ xây một “Căn phòng trút giận”, để mổi khi có ai

cảm thấy giân dữ thì có thể đến đó trút cơn giận cho hả, bằng cách quát tháo, đập
phá. Thế nhưng ngược với mong muốn, tình hình nóng giận trong công ty càng trở
nên trầm trọng hơn. Ngược lại, để giải quyết vấn đề trên hãng Kodak cho xây
“Phòng khôi hài“, còn Công ty Digital Equipment thì phát động chương trình “Hãy
biết cười“ và kết quả đạt được là làm tăng năng suất 15%. Điều đó cho thấy chỉ có
thể dập tắt cơn giận bằng những biểu hiện tích cực như pha trò, kể chuyện vui, hài
hước, nói nhỏ nhẹ, hay tạm tránh đi chỗ khác để làm giảm không khí căng thẳng.
+ Kể về tác hại có thể xảy ra khi hành động trong lúc giận giữ:
Câu chuyện: “vị samurai và người đánh cá”
Một vị samurai tìm người đánh cá để đòi nợ
Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào
để trả ngài.”
Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang12
Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không
nên đánh nhau khi đang tức giận.”
Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống.
“Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta
không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả
nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”
Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn.
Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ
khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường.
Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên
lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”
Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn.
Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”
Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo

của chàng để doạ chúng.”
Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai.
“Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”,
người đánh cá phấn khởi nói.
“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”

Trường hợp 3: Giáo dục lối sống độc lập và cố gắng vươn lên.
Tình trạng học sinh có lối sống ỉ lại, nhiều học sinh còn không biết làm việc
nhà để giúp đỡ bố mẹ. Nhiều học sinh lười học, đến khi làm bài thì không chịu suy
nghĩ mà dựa dẫm nhờ bạn bè giúp đỡ.
Hiện tượng: cái kén bướm
+ Cho học sinh chơi trò chơi: “bịt mắt vẽ người”.
- Lần thứ nhất: Cho học sinh bên dưới nhắc. Kết quả vẽ không chính xác vị trí các
bộ phận.
- Lần thứ hai: Không cho học sinh bên dưới nhắc, học sinh vẽ phải tập trung. Kết
quả hình vẽ tương đối hoàn chỉnh.
=> Giáo dục học sinh: Trong cuộc sống hay học tập cũng vậy các em ạ, khi làm
việc gì chúng ta cần tự mình làm và dốc hết tâm trí sức lực vào công việc thì chắc
chắn kết quả sẽ đạt được như ý. Nếu cứ đợi sự giúp đỡ của người khác thì tuy có
hoàn thành công việc nhưng sẽ hình thành cho chúng ta thói quen ỉ lại và không
thấy được ý nghĩa của công việc mình làm. Tôi kể cho các em câu chuyện
+ Kể chuyện về hiện tượng tự nhiên thực tế về cái kén bướm:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang13
“Một người tìm thấy một cái kén bướm. Đến ngày nọ, một cái lỗ nhỏ xuất
hiện con bướm vùng vẫy tìm cách chui ra khỏi cái lỗ nhỏ đó trong vài giờ đồng hồ.
Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã
làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được. Vì vậy người đàn ông
quyết định giúp con bướm. Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng
thoát ra ngoài. Nhưng kết quả là gì? Toàn thân nó căng phồng và đôi cánh nhỏ bé

teo quắt lại và không thể bay lên được. Người đàn ông tốt bụng nhưng hấp tấp
không hiểu rằng cái kén chật hẹp ấy và sự chật vật của con bướm để chui qua lỗ
nhỏ ấy là cách mà tạo hóa buộc chất lỏng trong thân con bướm chảy vào cánh
bướng để sẵn sàng cho nó cất cánh ngay sau khi thoát ra ngoài và giành được tự
do”.
=> Cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ
nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể, giúp chú có thể
bay ngay khi thoát ra ngoài. Nếu ta quen sống lười nhác, không cố gắng, ta sẽ mất
đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có”.
=> Vậy để giành được thành công để có cuộc sống tốt đẹp các em cần sẵn
sàng đấu tranh với những thói quen ỉ lại không tốt của bản thân để cố gắng học tập
rèn luyện để mạnh mẽ hơn.
=> Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một
cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều
có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu các em đang phải vượt qua
nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó em sẽ trưởng thành và bay cao,
bay xa
=> Nhiều bậc cha mẹ vì quá yêu con nên không dám để con mình làm việc
vất vả, dù đó chỉ là những công việc rất căn bản mà mỗi đứa trẻ phải tự trải
nghiệm. Nên khi lớn lên ta luôn gặp rắc rối trong việc giải quyết những vấn đề khó
khăn. Khi làm việc, ta luôn tìm cách để được cấp trên chú ý và nâng đỡ. Những
người yếu đuối thường bộc lộ khuynh hướng thích dựa dẫm ngay từ nhỏ. Được ai
làm giúp cho là ta rất thích thú. Ta nghĩ như thế mình sẽ đỡ mất thời gian, công sức
và cả việc động não. Vì vậy những người này thường rất lười biếng vận động tay
chân, lười biếng ghi nhớ và tư duy sâu.
+ Ví dụ thực tế biểu hiện những người ỉ lại không có tính độc lập:
- Nhà chỉ cách trường một đoạn ngắn nhưng vì thói quen dựa dẫm, hưởng thụ sự
chăm sóc của ba mẹ mà một số học sinh còn để phụ huynh đưa đến trường hoặc
đòi mua xe máy đi học. Đó là một biểu hiện của sự ỉ lại, không có tính độc lập.
- Giáo viên vừa ra đề bài tập, học sinh chưa kịp suy nghĩ đã quay sang hỏi bài

bạn
=>Bạn bè tốt giúp đỡ nhau theo hướng tích cực là giành thời gian ôn tập
giúp nhau động viên nhau, nhưng không bao che cho bạn gian lận trong học tập thi
cử. Tất cả các em đều có thể học tiến bộ vì ngay cả Faraday chưa học hết tiểu học
mà nhờ chịu khó đọc sách và tìm tòi mà ông đã trở thành một nhà vật lý có tên
tuổi.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang14
=> Đừng dựa dẫm quá nhiều vào ai trên thế gian này, bởi thậm chí ngay cả
cái bóng của chính bạn cũng sẽ rời bỏ bạn khi bạn rơi vào bóng tối.
Khuyết danh
=> Chỉ người yếu đuối mới cần lúc nào cũng có người khác bên cạnh.
Sarah Dessen

Trường hợp 4: Giáo dục học sinh không nên nhai singum, ăn kẹo trong lớp và
trước mặt người khác khi giao tiếp.
Các em học sinh thường hay nhai kẹo singum trong lớp học cũng như ăn các thứ
quà bánh khác, sau khi các em ăn xong lại xả rác hoặc vứt kẹo xuống nền nhà hay
trét vào bàn ghế. Nếu giáo viên bỏ qua một vài em thì sẽ hình thành thói quen xấu
cho các em khác đồng thời làm phòng học không được vệ sinh. Vì thế giáo viên
cần ngay lập tức nhắc nhở em đó trước lớp. Nhưng cách nhắc nhở thế nào để em
thấy được việc ăn quà, nhai kẹo này là không nên cũng thật khó.
Cách xử lí dựa vào kiến thức thực tế để giáo dục học sinh:
a. Cho các em biết tác dụng của nhai kẹo singum:
+ Lợi: Không thể phủ nhận những mặt lợi thiết thực mà kẹo cao su mang đến, ví
dụ như giải tỏa căng thẳng, làm sạch răng miệng, đánh bay mùi hôi miệng, làm cân
bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa khi đi máy bay hoặc tàu xe qua ngầm, thông
thoáng xoang tai, góp phần vào việc ngăn ngừa viêm tai
+hại: Nhai kẹo cao su lợi trước hại sau:
- Người nhai kẹo cao su thường xuyên khiến bạn nuốt nước bọt nhiều hơn, từ đó

nuốt một lượng lớn không khí vào trong bụng, gây tình trạng đầy hơi, đầy bụng.
- Nhai kẹo cao su cũng đẩy lùi cơn thèm ăn.
- Trong khi thức ăn không được đưa vào mà dịch vị và nước bọt ra nhiều sẽ làm
dạ dày dư thừa axit gây bệnh viêm loét, đau dạ dày.
- Chất bạc hà nên nhai quá nhiều trong ngày có thể làm xáo trộn đường ruột, gây
bệnh về đường tiêu hóa.
- Kẹo cao su có các chất làm ngọt thay thế. Chính vì thế, khi nhai kẹo cao su sẽ
gây ra nhiều phản ứng phụ không mong muốn, điển hình là tiêu chảy và béo phì
do tăng cân tiềm ẩn.
- Nhai kẹo cao su nhiều lần trong ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển mạnh, phá hỏng men răng. Vì thế, răng nhanh chóng bị xói mòn, mất lớp
men bảo vệ bên ngoài, răng bị tổn thương, vi khuẩn gây sâu răng có thể tấn công
bất kỳ lúc nào.
- Động tác nhai đi nhai lại còn có thể dẫn tới đau nhức đầu và cổ, và khiến cho
việc cử động hàm trở nên khó khăn.
b. Cho các em biết cảm giác của người xung quanh như thế nào với việc em ăn
quà:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang15
+ Không tập trung nghe bài vì con người không có khả năng làm hai việc một lúc,
hiệu quả công việc sẽ không cao.
+ Ăn kẹo hay ăn quà trong lớp phát ra những âm thanh có thể làm người bên cạnh
không tập trung, gây cảm giác thèm ăn cho bạn, mà một số bạn không có nhiều
điều kiện để ăn quà vặt.
+ Trong khi mọi người làm học tập mà mình thì ăn gây phản cảm.
+ Khi Cô giảng mà em cứ nhai thấy thiếu tôn trọng giáo viên. Giáo viên có cảm
giác các em không tôn trọng tiết dạy. Cũng giống như em cảm giác khi em nói đứa
em mà nó không muốn nghe.
c. Cho các em biết hậu quả của ý thức chưa tốt sau khi ăn quà:
+ Xả rác bừa bãi ra lớp làm mất vệ sinh lớp học.

+ Ăn singum xong không biết gói lại để sọt rác mà vứt ra nền nhà hoặc trét vào bàn
ghế mà bã singum khó dọn để lại vết dơ, hoặc vô tình dính vào người bạn, nhiều
nước miếng và bã mất vệ sinh

Trường hợp 5: giáo dục học sinh biết tự nhận thức bản thân
Hiện tượng: Soi gương.
Hiện nay các học sinh đến trường thường mang theo gương để soi. Các em
soi mình bất cứ đâu ngay cả trong giờ học. Vận dụng hiện tượng này giáo viên có
thể nhắc nhở khéo học sinh là việc soi gương cần đúng nơi đúng chỗ, hơn nữa có
thể giáo dục các em tự nhận ra ưu nhược điểm của bản thân .
+ Giáo viên đặt ra hệ thống các câu hỏi để học sinh trả lời rồi từ đó giáo dục
học sinh.
- Việc đem gương đi học và soi trong giờ học có đúng không?
(đáp án: không)
- Việc soi gương là tốt hay không tốt?
(đáp án: tốt nếu biết soi đúng lúc đúng chỗ, không tốt nếu đem đến lớp soi trong
giờ học làm ảnh hưởng đến các bạn và kiến thức của bản thân)
- Vì sao mỗi nhà đều có ít nhất 1 cái gương?
(đáp án: để soi những vết bẩn, để nhận biết những khuyết điểm trên gương mặt,
đồng phục ).
- Việc soi gương có quan trọng và cần thiết không?
(đáp án: Có).
- Việc soi gương dễ dàng nhận biết và đánh giá về ngoại hình. Nhưng để tự nhận
thức về bản thân về cảm xúc của bản thân thì cần làm gì và có quan trọng không?
+ Giải thích việc tự nhận thức bản thân và vai trò:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang16
- Là khả năng nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy
ra và hiểu mình có khuynh hướng làm gì trong tình huống đó. Tự nhận thức bao
gồm việc kiểm soát được những phản ứng thông thường của bản thân đối với

những sự việc, thách thức và đối tượng cụ thể.
- Sự hiểu biết đánh giá chính xác và trung thực về những điểm mạnh và điểm yếu
của bản thân.
- 83% những người có mức độ tự nhận thức cao là những người đứng đầu về hiệu
suất công việc vì khi bạn biết tự nhận thức, nhiều khả năng bạn theo đuổi đúng cơ
hội hơn, bạn biết cách vận dụng thế mạnh của mình, hanh chế điểm yếu.
=> Để tự đánh giá các em cần một khoảng lặng để suy xét về những việc làm
hành động và đúc rút kinh nghiệm từ trong cuộc sống.
+ Cách đánh giá bản thân:
- Không nên đề cao quá bản thân vì khi đó dẫn đến tự cao.
- Không nên đánh giá thấp bản thân để không đủ tự tin vào khả năng, hành vi, tư
cách của mình mà phải dựa vào sự đánh giá hướng dẫn của người khác. Dù bạn
thành công đến đâu thì vẫn có người thấy được những sai sót của bạn “nhân vô
thập toàn”. Khi đó nên suy xét cho kĩ mà chưa vội bi quan chán nản. “ Dù ai nói
ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.
- Tự tin đánh giá đúng bản thân sẽ giúp bạn vững vàng vượt qua mọi khó khăn
thử thách và tự tạo cho mình nhiều “cánh cửa”. cơ hội.
=> Nhưng trong cuộc sống bạn bè mình nhiều bạn vẫn vô tâm không biết
được những nhực điểm và ưu điểm của bản thân. Là bạn tốt nên góp ý chân thành
cho bạn để cùng nhau tiến bộ. Không nên góp ý sai lệch làm bạn quá tự ti hoặc quá
tự tin về bản thân. Nếu có được sự góp ý chân thành và đúng thì con người sẽ có
thể hoàn thiện bản thân hơn.
+ Đọc bài thơ dễ và khó sưu tầm được:
Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầm của
chính mình.
Dễ là khi nói mà không suy nghĩ, nhưng khó là khi biết kiểm soát những lời nói
của mình.
Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn
vết thương đó.
Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho

mình.
Dễ là khi đặt ra các nguyên tắc, nhưng khó là khi làm theo chúng.
Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ.
Dễ là khi thể hiện chiến thắng, nhưng khó là khi nhìn nhận một thất bại.
Dễ là khi vấp phải một hòn đá và ngã, nhưng khó là khi đứng dậy và đi tiếp.
Dễ là khi hứa một điều với ai đó, nhưng khó là khi hoàn thành lời hứa đó.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang17
Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làm cho người
khác cảm thấy như thế hàng ngày.
Dễ là khi phê bình người khác, nhưng khó là khi cải thiện chính bản thân mình.
Dễ là khi để xảy ra sai lầm, nhưng khó là khi học từ những sai lầm đó.
Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến
điều đó để đừng làm mất.
Dễ là khi nghĩ về một việc, nhưng khó là khi ngừng suy nghĩ và bắt đầu hành
động.
Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin.
Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho.
Dễ là khi đọc những điều này, nhưng khó là khi bạn thực hiện nó.
Nếu cơ hội mãi không gõ cửa, bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa
đã

Trường hợp 6: Giáo dục học sinh quan niệm đúng về lòng tự trọng và biết tôn
trọng bản thân.
Năm học 2012-2013 đề thi học kì 1 môn ngữ văn có yêu cầu: “Em hiểu thế
nào về lòng tự trọng và cho biết lòng tự trọng là một đức tính có cần thiết với mỗi
con người?”. Tôi khá bất ngờ vễ những bài viết của học sinh cho rằng: “lòng tự
trọng là không cần thiết, lòng tự trọng cao quá dẫn đến đánh nhau”.
Tôi cũng đưa đề tài này ra lấy ý kiến của học sinh lớp chủ nhiệm học kì I
năm học 2013-2014 và kết quả rất nhiều học sinh hiểu sai về lòng tự trọng. Tôi

thấy rằng giáo viên cần chỉnh lại những suy nghĩ sai lầm của các em và cần giáo
dục cho học sinh có lòng tự trọng bản thân.
* giải thích cho học sinh về lòng tự trọng:
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là
luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân
nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác.
Người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức
sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua
chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.
Xin lỗi là một đặc trưng của nhân cách có văn hóa, là dấu hiệu của biết xấu
hổ và có lòng tự trọng thành thực. Các em đừng tiếc lời cảm ơn khi nhờ sự giúp đỡ
của người khác và đặc biệt đừng ngại khi phải nói ra lời xin lỗi vì những điều mình
đã làm sai với người khác.
* Nêu những quan niệm nhầm lẫn của học sinh giữa “tự trọng” và “tự ái”:
Tự trọng với tự ái có vẻ giống nhau vì đối tượng nhắm tới đều là bản thân
mỗi người, đều muốn được người khác quý mến tôn trọng mình. Tính tự ái là chỉ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang18
biết yêu chính bản thân mình, coi mình là trên hết, chỉ cốt được lợi cho riêng mình,
bất chấp danh dự và quyền lợi chính đáng của người khác.
Tự ái là thói xấu do quá đề cao “cái tôi” của mình nên dễ bị tức giận khi thấy
mình bị người nào coi thường hoặc đánh giá thấp, và lập tức phản ứng chống lại kẻ
ấy. Tự ái thường gây ra hậu quả không tốt, có thể dẫn đến phạm tội ác và bị tù tội
nếu ta không làm chủ được nó.
* Ví dụ cho học sinh nhận biết hành động của người cháu là tự trọng hay tự
ái?
Trường hợp một đứa con trai của người nông dân được gửi lên chỗ người
chú làm giám đốc một công ti. Anh này ham chơi không chịu làm việc bị người
giám đốc, không chịu khó học hỏi đã được người chú nhắc nhở nhiều lần. Bực quá

người chú quở trách: “nếu làm không được thì về quê cày ruộng” Tức giận anh
này bỏ đi tìm việc ở nơi khác .
* Ví dụ cụ thể về lòng tự trọng của sinh viên đánh giày (báo dân trí):
Cậu ấy là sinh viên của trường đại học Bưu chính viễn thông. 22 tuổi, quê
Quảng Ngãi. Nhà nghèo cậu đi đánh giầy thuê. cậu làm việc chăm chú, cẩn thận và
tỉ mỉ. Đôi giày đã đánh xong bóng loáng như mới. Cầm đến trao cho khách, nhận
tiền công, cậu cúi người cám ơn rồi thu lại đôi dép cho vào thùng. Được người
khách mời uống cà phê, cậu ngồi nói chuyện và uống nửa li sau đó xin phép đánh
giày. Người khách trả cậu 10000đ nhưng cậu lấy ra 3000đ tiền lẻ thối lại và nói
cậu chỉ lấy đúng giá. Sau đó Cậu cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên uống cạn
rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa được mời. Cậu
bảo "con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn
nhiều lắm rồi…".
* ví dụ cụ thể về lòng tự trọng qua câu chuyện trong hạt giống tâm hồn (câu
chuyện hai anh em):
Hai anh em bụi đời đi qua đường, chợt cu Anh chụp trúng một cái bánh kem
của thằng nhóc ngồi sau xe mẹ nó làm rơi, thằng bé gào khóc đòi cái bánh, cu Anh
liền chạy theo xe đưa cho chú bé, nhưng mẹ nó ngoái lại, giật vội cái bánh quăng
ngay xuống đường, bà rít lên "Dơ rồi, để mẹ mua cho cái khác ". Cu anh nhìn cái
bánh lăn long lóc dưới đường, nó tiếc đứt ruột nhưng ngoảnh đi, đường hoàng
quay lại chỗ cu Em đang đứng như trời trồng bên đường. Nó xoè năm ngón tay
dính đầy kem trước mũi cu Em và hào phóng ". Ngon không, cho em bốn ngón đó
" và nó thè lưỡi liếm vào đúng ngòn tay út.
*Giáo dục học sinh tự trọng khi tham gia giao thông :
Nữ văn sĩ nổi tiếng người Đức bà Y-u-li Giê-ni, sau 4 tuần du lịch ở Việt
Nam, đã viết cuốn sách rất thu hút độc giả Đức nhan đề:Nhật ký du lịch Việt Nam
đã viết về giao thông ở Việt Nam như sau: “quay cuồng như một màn xiếc tập thể”
và “như một nồi súp cực nóng” ; “Tham gia giao thông ở Việt Nam cần ý chí dũng
cảm và không sợ chết”. Tê-rếch Sam, cô gái gốc Việt xinh đẹp từ nước Anh về Hà
Nội dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức tại

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang19
Việt Nam trả lời rất chân thành và hồn nhiên: “Em nghĩ là mỗi người nên có lòng
tự trọng khi tham gia giao thông!”.

Trường hợp 7: giáo dục học sinh biết yêu thương.
Kể chuyện thực tế.
+ Câu chuyện: “biển Chết và Galilee”.
Biển Chết, đúng như tên gọi của nó, bên cạnh hay xung quanh biển chết đều
không tồn tại sự sống. Ai ai cũng ghét, không muốn sống gần đó. Biển thứ hai
là Galilee, ngược lại, thu hút rất nhiều khách du lịch. Nước ở đây lúc nào cũng
trong xanh, cây cối xanh tươi và con người sống quanh đó cũng rất nhiều. Cả hai
biển hồ trên đều nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chạy vào biển
Chết. Biển Chết nhận và giữ lại cho riêng mình, nên nước biển mặn chát. Còn biển
hồ Galilee biết chia sẻ nguồn nước cho các sông, kênh, rạch.
( Đây là cách thầy hiệu trưởng của trường THPT Nguyễn Thái Bình, quận
Tân Bình, TPHCM khi vận động các học sinh mở rộng vòng tay quyên góp ủng hộ
người dân miền Trung bị lũ lụt).
+ Câu chuyện: “Một li sữa”.
Trưa hôm đó, có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm
tiền đi học. bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi, cậu liều xin
một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô
bé ra mở cửa. và thay vì xin gì đó để ăn, cậu đành xin một ly nước uống. Cô bé
trông cậu có vẻ đang đói nên bưng ra một ly sữa lớn.
Cậu bé uống xong, hỏi :” Tôi nợ bạn bao nhiêu?”
“Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền
khi làm một điều tốt.”
Cậu bé cám ơn và đi khỏi. Lúc này, Howard Kelly thấy tự tin hơn nhiều, mạnh mẽ
hơn nhiều.
Nhiều năm sau đó, cô gái đó bị căn bệnh hiểm nghèo. Các bác sỹ trong vùng đều

bó tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm Thành phố để các chuyên gia chữa trị.
Tiến sỹ Howard Kelly được mời khám. Khi nghe tên, địa chỉ của bệnh nhân, một
tia sang lóe lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy và đi đến phòng bệnh nhân và
nhận ra cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã gắng sức cứu được cô gái này. Sau
thời gian dài chữa trị, căn bệnh của cô gái cũng qua khỏi.
Dr Howard Kelly yêu cầu bệnh viện chuyển cho ông hóa đơn viện phí trước khi
đưa nó đến cho cô gái, và ông viết gì đó bên cạnh hóa đơn.
Cô gái lo sợ không dám mở ra, bởi cô chắc chắn rằng cho đến hết đời cô cũng khó
mà thanh toán hết số tiền này.
Cuối cùng lấy hết can đảm, nhìn vào tờ hóa đơn và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ
hóa đơn . . . .
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang20
“Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa.”
Ký tên
Tiến sĩ Howard Kelly.
Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào, và lời từ trái tim cô gái thốt lên trong nước
mắt :”Tạ ơn thượng đế đã rộng ban tình thương của Ngài qua trái tim và bàn tay
của một con người!“
Đây là câu truyện có thật. Dr.Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra
khoa ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.
=>Cuộc đời này là một vòng tròn. Tất cả chúng ta sinh ra và tồn tại trên đời
này đều mắc nợ nhau. Cho đi, nhận lại là hình thức luân phiên để trả nợ lẫn nhau.
Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn.
Tất cả mọi thứ chúng ta làm cho nhau đều có sự vay trả, đôi khi là sự vay trả hữu
hình và đôi khi cũng là một sự vay trả vô hình. Nhưng dù biết đôi khi cuộc sống
không được như ý muốn của ta, bạn hãy cứ cho đi. Cho đi là bạn đã tự yêu thương
lấy chính bản thân mình. Bạn đã hòa vào dòng chảy của cuộc sống, của đời người.
=> Người ta nói: Thiên đường được tạo ra cho những trái tim dịu dàng; địa
ngục, cho những trái tim không biết yêu thương. Trong cuộc đời không ai lại gặp

những trắc trở. Vậy nên khi giúp người khác cũng là sẽ giúp chính mình nếu sau
này mình gặp khó khăn.
=> Như thế nào là sự yêu thương? Biết kính trọng người lớn, nhường nhịn
em nhỏ, chia sẻ với bạn bè, biết giúp đõ người gặp khó khăn, biết quan tâm, hỏi
han người khác khi đau ốm, mệt nhọc ngay cả việc biết nghe lời, chăm ngoan
cũng là biểu hiện của việc biết yêu thương bố mẹ.
(Câu chuyện này được giáo viên đưa ra trong tiết sinh hoạt nhằm vận động học
sinh quyên góp trong ủng hộ đồng bào miền Trung gặp lũ lụt năm học 2013-2014)

Trường hợp 8: Giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường.
Đôi khi vừa bước vào lớp thấy các em xả rác hay trong các giờ ra chơi , giáo viên
cũng nên giành thời gian nói chuyện với các em về tác hại của việc xả rác:
+ Rác thải tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển
gây độc hại cho con người. Ví dụ: chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh
và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh
truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn;
nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan. Trong quá
trình phân hủy rác phát ra một lượng khí thải CO2, N2O làm ảnh hưởng đến đường
hô hấp và góp phần làm cho Trái Đất nóng lên kèm theo bao nhiêu thiên tài và dịch
bệnh ảnh hưởng đến chính mình, người thân và mọi người xung quanh.
+ Rác xả ra làm mất mĩ quan.
+ Rác xả ra cần người đi thu gom tốn kém tiền của, và sức lao động của người
khác.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang21
+ Nên để cho những em hay xả rác đi lao động vệ sinh để em hiểu được việc ý
thức giữ gìn vệ sinh chung.

* Lớp 10:
a. Sau bài nội năng và sự biến thiên nội năng giáo viên giải thích phần “Em có

biết” về hiện tượng hiệu ứng nhà kính để giáo dục :
+ Nhà kính: Mô hình các em thấy ở những nơi trồng rau để giúp cây phát triển
nhanh và tiết kiệm năng lượng giữ nhiệt độ cân đối cho cây người ta thường dùng
áo nilon trong suốt để vây kín. Ánh sáng Mặt Trời dễ dàng đi qua nilon vào trong,
bức xạ nhiệt được cây cối, đất và nước hấp thụ một phần còn một phần bức xạ
ngược trở lại, nhờ nhà kính nhân tạo này mà một phần bức xạ này không thoát hết
ra môi trường ngoài mà lại được phản xạ trở lại để giữ ấm cho cây. Những nơi sản
xuất lớn thì để nhiệt kế trong nhà kính để điều chỉnh nhiệt độ ổn định.
“Nếu nhiệt độ quá cao thì có tốt cho cây không?” học trò đều biết “nhiệt độ cao
quá cây sẽ bị nóng mà dễ bị dập thối.”
+ Bầu khí quyển giống như nhà kính bảo vệ Trái Đất có nhiệt độ ổn định cho sự
sống con người và các sinh vật trên Trái Đất. Trong khí quyển khí CO2 có vai trò
quan trọng vừa cho phép các bức xạ nhiệt của Trái Đất đi xuyên qua đến Trái Đất
nhưng lại ngăn các bức xạ nhiệt của Trái Đất thoát ra ngoài góp phần vào việc ổn
định nhiệt độ của khí quyển Trái Đất. Gọi là hiệu ứng nhà kính.
“Nhưng lượng CO2 nhiều quá có tốt không?”: Lượng CO2 nhiều quá làm tăng
“hiệu ứng nhà kính” tăng và làm Trái Đất nóng lên. Các Em vẫn thường thấy trên
các phương tiện nghe nhìn nhắc đến tác hại của Trái Đất nóng lên đe dọa sự sống
con người và các sinh vật trên Trái Đất cụ thể:
+ Một số nơi mưa nhiều hơn vì hơi nước bốc hơi nhiều hơn gây lụt lội ảnh hưởng
tới giao thông đường thủy. Và mưa nhiều ở một số nơi thì những nơi khác lại bị
hạn hạn dễ gây cháy rừng và thiếu nước sinh hoạt và vì vậy ở mọi nơi đều ảnh
hưởng đến chăn nuôi sản suất. Và mưa nhiều quá hay nắng nhiều quá đều ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
+ Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì
dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền
nhiễm.
+ Những khối băng ở Bắc cực và nam cực đang tan nhanh trong những năm gần
đây và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy: bão
biển, sóng thần


b. Sau bài các nguyên lí nhiệt động lực học giáo viên cho học sinh tìm hiểu
phần “Em có biết” về Động cơ nhiệt và vấn đề ô nhiễm môi trường.
+ Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt
cháy chuyển hóa thành cơ năng.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang22
+ Giáo viên cho học sinh lấy các ví dụ cụ thể về động cơ nhiệt trong thực tế mà em
biết: xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, máy phát điện mini Nói chung là
các phương tiện máy móc sử dụng nhiên liệu đốt.
+ Cho các em trả lời “nguồn gốc của các nguyên liệu được sử dụng lấy từ đâu?” :
Lấy từ việc khai thác than đá, dầu lửa, khí đốt
+ Động “cơ nhiệt có những vai trò và có hạn chế nào đối với con người không?”:
Động cơ nhiệt có vai trò rất lớn ví dụ giúp việc đi lại thuận tiện, tăng năng suất lao
động Hạn chế: việc khai thác nhiên liệu làm ô nhiễm môi trường. Khí của động
cơ nhiệt thải ra CO2, SO2 không tốt đối với hệ hô hấp và làm tăng hiệu ứng nhà
kính. Khi làm mát động cơ nhiệt công suất lớn người ta thường dùng nước làm
nhiệt độ của ao hồ cao hơn bình thường ảnh hưởng đến môi trường nước và ngành
thủy sản.
+ “Động cơ nhiệt có hại đến sức khỏe con người và môi trường như thế, Em có
biện pháp nào để làm giảm ô nhiễm môi trường?”: Thay đi xe máy bằng đi xe đạp
hoặc đi xe buys để hạn chế sử dụng xe máy. Hạn chế khí CO2 bằng cách không xả
rác bừa bãi, hạn chế xả rác. Tiết kiệm năng lượng: tắt quạt, điện và những thiết bị
không cần thiết

* Lớp 11:
Tích hợp tiết kiệm điện khi làm bài tập chương “dòng điện một chiều”. Cho các
bài tập cụ thể tính tiền điện phải trả khi thắp các thiết bị điện, so sánh tiền điện
phải trả khi sử dụng đèn huỳnh quang với đèn dây tóc trong trường hợp cường độ
chiếu sáng như nhau, từ đó tuyên truyền các em về gia đình nên sử dụng các thiết

bị tiết kiệm nhiên liệu tuy giá thành cao hơn nhưng tiết kiệm được tiền điện và
năng lượng tiêu thụ điện.

* Lớp 12:
a. Khi nói về tia tử ngoại giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:
+ Tác hại của tia tử ngoại: hủy diệt tế bào da, tế bào võng mạc gây cháy nắng,
nám, ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt, làm giảm nhanh tuổi thọ của các vật liệu
làm chúng mất đi độ bền chắc.
+ Tia tử ngoại bị tầng ozon (là lớp khí quyển trên bề mặt trái đất có tập trung hàm
lượng ozon cao) hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại có bước sóng dưới 300nm và là
“tấm áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi tác dụng hủy diệt của
các tia tử ngoại và các tia UV của Mặt Trời.
=> Các em cho giải pháp giảm lượng tia tử ngoại của bức xạ Mặt Trời xuống Trái
Đất? – Bảo vệ tầng ozon.
+ Nguyên nhân làm giảm lượng ôzon: chất freon trong tủ lạnh, máy lạnh, chất giặt
tẩy, các loại sơn, bình cứu hỏa khi bốc hơi lên tâng ozon làm phá vỡ kết cấu của nó
làm giảm nồng độ ozon. Ngoài ra các loại khí như N2O, CO2, SO2 những khí
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang23
này thoát ra từ các rác thải, khí thải công nghiệp, khói bụi khí Cl trong các vụ
phóng tên lửa cũng làm phá hoại tầng ozon.
=> Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính
râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
 Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí
thải vào môi trường.
 Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và làm việc.
 Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
 Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân
hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
 Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm

loại ghi trên nhãn “không có CFC”.
 Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.
 Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
b. Khi dạy xong bài đặc trưng vật lí của âm giáo viên giáo dục học sinh về
tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.
Đơn vị đo cường độ âm thanh là dB. Khi không gian hoàn toàn tĩnh lặng thì
tiếng ồn là 0dB, hơi thở của chúng ta phát ra âm thanh có cường độ là 10dB, tiếng
lá rơi chỉ 20dB, tiếng ồn ngoài đường phố khoảng 70dB, tiếng nhạc rock lên tận
110dB Khi tiếng ồn vượt quá 130dB thì gây cảm giác khó chịu và đau tai. "Mức
ô nhiễm tiếng ồn có thể chấp nhận được là khoảng 40 decibel (dB). Tất cả âm
thanh vượt quá mức này có thể nguy hại đến khả năng nghe và sức khỏe của bạn",
các nhà nghiên cứu cảnh báo.
+ Ngày nay người ta hay đề cập đến một loại ô nhiễm là ô nhiễm tiếng ồn:
- Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến
hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Ô
nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi của con người theo nhiều cách
khác nhau, như mất ngủ, khó chịu, khó tiêu, ợ nóng, huyết áp cao, bệnh tim và
bệnh điếc. Chỉ cần tiếng ồn mạnh phát ra từ một chiếc xe tải chạy trên đường đã
có thể tác động xấu tới tuyến nội tiết, hệ thần kinh và tim mạch của nhiều người.
Nếu tình trạng đó kéo dài hoặc thường xuyên, sự rối loạn sinh lý sẽ trở thành mãn
tính và là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần.
- Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm thanh, mức độ lặp
lại của tiếng ồn. Tác động đến cơ quan thính giác, tiếng ồn làm giảm độ nhạy
cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc an toàn. Khi tác động
đến các cơ quan khác như hệ thần kinh trung ương, tiếng ồn sẽ gây kích thích, ảnh
hưởng xấu đến não bộ, gây chứng đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ. Đối
với hệ tim mạch, tiếng ồn làm rối loạn nhịp tim và sự tuần hoàn máu, làm tăng
huyết áp. Tiếng ồn có thể khiến rối loạn quá trình tiết dịch và tăng axit trong dạ
dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm

trang24
- Khi phải chịu đựng tiếng ồn liên tục, cơ thể người không tránh khỏi tình trạng bị
căng thẳng. Căng thẳng kéo dài dễ dẫn đến những chứng bệnh thần kinh như trầm
cảm hay lo lắng vô cớ, tăng thêm nguy cơ các bệnh về tim mạch và hệ tuần hoàn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người phải sống trong môi trường tiếng ồn lớn
và thường xuyên như gần sân bay, sân ga, đường tàu thì càng dễ mắc những
chứng bệnh đó.
+ Giáo dục học sinh:
- Nhạc có lúc tạo cho chúng ta hưng phấn nhưng có lúc làm người nghe thấy khó
chịu nếu không phù hợp với tâm trạng. Và khả năng chịu đựng tiếng ồn cũng khác
nhau. Nên khi các em mở nhạc phải chú ý mở với cường độ nhỏ và xem mọi
người xung quanh có muốn nghe không.
- Khi đi ngoài đường không bấm còi xe liên tục, không rú ga hoặc nổ máy quá
lớn, không mở nhạc quá lớn trong khu vực dân cư.
- Tiếng nói chuyện cách 1m thôi tiếng ồn đã là 60dB. Vậy nên các em hạn chế la
hét và nói to ở nơi công cộng. Hạn chế nói chuyện và làm ồn trong giờ học tránh
gây mệt mỏi cho các bạn khác sau một buổi học


Trường hợp 9: Giáo dục học sinh thái độ hành vi không đúng đắn trong lớp.
1. phản ứng lại khi bị giáo viên nhắc nhở trong giờ kiểm tra.
Rất nhiều trường hợp khi kiểm tra bài, các học sinh thường liếc nhìn bạn mình và
khi bị cô phát hiện nhắc nhở có phản ứng không tốt. Trường hợp này bạn xử lí thế
nào? Tôi gặp trường hợp của em Hoàng Minh Tâm.
Cách giáo dục học sinh kết hợp với những kiến thức thực tế
Tôi để các em làm xong 15 phút, gọi em lên bàn giáo viên. Trước tiên Tôi
nói: “Cô biết em là người dám làm dám chịu, sao hôm nay em lại xử sự như vậy,
em làm Cô thấy hơi buồn”. Tôi nói vui: “Hành động nổi giận của những anh hùng
là chống lại áp bức, Cô có phải phát xít không?”. Lúc đó em im lặng vì trong lời
mắng của Cô em vẫn cảm thấy được có lời ngợi khen trong đó.

Tôi hỏi rõ: “Em có thật sự không nhìn bài của bạn không. Và việc em nóng
giận bộc phát và có những lời không tốt với Cô thì điều đó có đúng không? Những
bạn biết chuyện sẽ nghĩ gì về em? Có thể em chỉ là bộc phát thôi, Cô biết em đã
thấy sai sau khi nói ra điều này đúng không. Lần sau em rút kinh nghiệm nha”. Tôi
cho em về chỗ.
Sau khi em về chỗ, tôi có hỏi vui cả lớp: Các em thấy có nên kiềm chế nóng
giận không? Nóng giận cơ thể còn phải đối mặt với các nguy cơ bệnh lý như: dễ
nổi mụn, viêm sắc tố da, tổn thương gan, phổi, viêm loét dạ dày, suy giảm hệ thống
miễn dịch, dẫn đến rối loạn chức năng và làm chết tế bào, là thủ phạm gây lão hóa
và hơn 100 bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý ở não.… Khi Cô nhắc nhở về những
hành vi chưa đúng của các em nên lắng nghe. Nếu em sai thì Cô nhắc mình sửa;
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
trang25

×