Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ Sử dụng câu đố trong dạy học tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 108 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

SỬ DỤNG CÂU ĐỐ TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NGÔ QUYỀN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Chuyên ngành: giáo dục Tiểu Học
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Phương Nga

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số


liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng ,đƣợc
trích dẫn đúng quy định. Đề tài ―" Sử dụng câu đố trong dạy học Tiếng Việt
ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Quận Ngô Quyền – Thành phố Hải
Phòng" đƣợc trình bày là do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện.
Đề tài này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi và chƣa
đƣợc triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Hải Phòng, tháng 3 năm 2017
Tác giả


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Phƣơng Nga
ngƣời đã dành cho em sự hƣớng dẫn tận tình, tâm huyết và những gợi ý quý
báu trong suốt quá trình em thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô đang công tác tại trƣờng
Đại học Hải Phòng, đặc biệt tại khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm cho chúng em.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh các
trƣờng: Trƣờng Tiểu học Lê Hồng Phong, Tiểu học Chu Văn An đã tạo điều
kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ,
động viên tôi hoàn thành luận văn !
Hải Phòng, tháng 3 năm 2017

Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .....................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÂU ĐỐ TRONG
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT ............................................................................................. 8
1.1. Giới thuyết về câu đố và phân loại câu đố ........................................................... 8
1.1.1. Khái niệm câu đố ................................................................................................. 8
1.1.2. Đặc trƣng của câu đố ........................................................................................... 9
1.1.3. Phân loại câu đố .................................................................................................16
1.2. Khả năng dụng câu đố trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học...........................18
1.2.1. Câu đố phù hợp với mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học ......................19
1.2.2. Câu đố phù hợp với hứng thú và đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học ...22
1.3. Nhận xét về việc sử dụng câu đố trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học....................24
1.4. Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................30
CHƢƠNG 2 SỬ DỤNG NGÂN HÀNG CÂU ĐỐ ĐỂ DẠY HỌC TIẾNG
VIỆT Ở TIỂU HỌC ...................................................................................................31
2.1. Nguyên tắc lựa chọn câu đố trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học ...............31
2.1.1. Lựa chọn câu đố phải phù hợp với mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học .................................................................................................................................31
2.1.2. Lựa chọn câu đố đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu
học. ................................................................................................................................32

2.1.3. Lựa chọn câu đố đảm bảo phù hợp với hứng thú và đặc điểm tâm lý của học
sinh Tiểu học.................................................................................................................32
2.2. Sử dụng ngân hàng câu đố để dạy học các tri thức, kĩ năng Tiếng Việt ở Tiểu
học..................................................................................................................................33
2.2.1. Sử dụng ngân hàng câu đố để daỵ học chính tả ...........................................33


iv

2.2.2. Sử dụng ngân hàng câu đố để dạy học Luyện từ và câu .............................34
2.3. Sử dụng câu đố làm ngữ liệu xây dựng bài tập dạy học các tri thức, kĩ năng
Tiếng Việt .....................................................................................................................41
2.3.1. Sử dụng câu đố làm ngữ liệu xây dựng bài tập chính tả ................................41
2.3.2. Sử dụng câu đố làm ngữ liệu xây dựng bài tập dạy quy tắc viết hoa ................46
2.3.3. Sử dụng câu đố làm ngữ liệu để xây dựng bài tập Luyện từ và câu .............47
2.4. Mở rộng phạm vi sử dụng câu đố .....................................................................50
2.4.1. Sử dụng câu đố để giới thiệu bài.....................................................................51
2.4.2. Sử dụng câu đố để củng cố nội dung bài học ................................................52
2.4.3. Sử dụng câu đố để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập...................................54
2.4.4. Phối hợp sử dụng câu đố với các hình thức tổ chức dạy học tích cực, gây
hứng thú ........................................................................................................................57
2.5. Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................59
CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................60
3.1. Mục đích thực nghiệm..........................................................................................60
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ......................................................................60
3.3. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................................61
3.4. Cách thức tiến hành thực nghiệm........................................................................61
3.4.1. Phƣơng pháp tổ chức thực nghiệm ..................................................................61
3.4.2. Triển khai thực nghiệm .....................................................................................62
3.5. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................66

3.5.1. Đo đạc kết quả thực nghiệm .............................................................................66
3.5.2. Kết quả thực nghiệm .........................................................................................66
3.6. Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................70
1. Kết luận.....................................................................................................................70
2. Kiến nghị...................................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................72
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 73


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.1

3.2

3.3

Kết quả kiểm tra về kiến thức - kĩ năng của học sinh trƣớc
khi thực nghiệm
Kết quả kiểm tra về kiến thức - kĩ năng của học
sinh sau khi thực nghiệm
Mức độ hứng thú của học sinh lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng


Trang

63

64

65


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
3.1

3.2

3.3

Kết quả kiểm tra về kiến thức - kĩ năng của học
sinh trƣớc khi thực nghiệm
Kết quả kiểm tra về kiến thức - kĩ năng của học
sinh trƣớc khi thực nghiệm
Mức độ hứng thú của học sinh lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng


Trang

63

64

65


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1. Câu đố là một thể loại của văn học dân gian, chiếm một vị trí rất
đáng kể, là một món ăn tinh thần không thể thiếu đƣợc trong đời sống sinh
hoạt của ngƣời dân Việt Nam. Câu đố ra đời trong sinh hoạt của ngƣời dân, bà
con thƣờng đố nhau khi sinh hoạt tập thể nhƣ khi cấy hái, cùng nhau đắp đê,
tát nƣớc... Cũng nhƣ mọi loại hình văn học khác, câu đố không chỉ có giá trị
về mặt nhận thức mà nó còn hấp dẫn ngƣời đọc ở tính chất trữ tình, truyền
cảm. Có lẽ nhờ vậy mà câu đố đã đi vào từng ngõ ngách của gia đình Việt
Nam, vào trong tƣ duy của các em bé thơ ngây đến cụ già đầu bạc. Câu đố trở
thành một bộ phận quan trọng, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của
nhân dân ta, đóng vai trò là một phƣơng tiện nhận thức đặc biệt, rất linh hoạt
và tinh tế. Chắc hẳn ai ai cũng biết vài ba câu đố và không ít lần tham gia vào
các trò chơi đố giải.
1.2. Câu đố không chỉ đơn thuần là một trò chơi giải trí thông thƣờng
mà là một sân chơi trí tuệ bổ ích bằng ngôn từ,đóng góp một vai trò đặc biệt
và rất quan trọng trong đời sống xã hội.Bằng việc giải câu đố, ngƣời chơi
đƣợc nâng cao năng lực tƣ duy, óc phán đoán đồng thời đƣợc rèn luyện khả

năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, với sự đa nghĩa của
Tiếng Việt trong ngữ cảnh nhất định.Đặc biệt với trẻ em, câu đố là một trong
những phƣơng tiện đắc lực góp phần giúp trẻ có đƣợc bộ não phát triển toàn
diện để các em phát triển về trí tuệ. Câu đố thực sự phù hợp với tâm hồn ngây
thơ, hồn nhiên, thỏa mãn đƣợc trí tò mò, niềm khao khát muốn tìm hiểu môi
trƣờng xung quanh của trẻ. Đồng thời câu đố còn bồi dƣỡng năng lực thẩm
mĩ, năng lực sử dụng ngôn ngữ và cảm thụ văn học.
1.3. Câu đố còn có tác dụng giáo dục, có vai trò quan trọng trong
trƣờng học. Đề tài của các câu đố thƣờng rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực
khác nhau có liên quan tới đời sống xã hội của con ngƣời.Bằng việc sử dụng
những hình ảnh kiểu ví von với hình thức có vần, điệu, câu đố làm cho ngƣời


2

đọc, ngƣời nghe dễ nhớ. Chính vì vậy, câu đố đƣợc xem nhƣ một ngữ liệu có
nhiều lợi thế để dạy học nói chung và dạy học tiếng mẹ đẻ nói riêng trong
trƣờng Tiểu học.Đối với học sinh Tiểu học tâm hồn ngây thơ, trong sáng, với
tâm lý lứa tuổi thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh về các hiện tƣợng
tự nhiên, những con vật, sự vật... thì việc sử dụng các câu đố trong dạy học sẽ
đem đến cho các em sự tò mò, óc quan sát, trí tƣởng tƣợng phong phú của các
em.Câu đố làm kích thích trí tò mò, say mê hiểu biết của các em. Một trong
những đặc trƣng cơ bản của câu đố là tính trí tuệ.Để có những câu đố
hay,khó, đòi hỏi ngƣời ra đố phải vận dụng toàn bộ vốn sống, vốn hiểu biết,
vận dụng trí tƣởng tƣợng và khả năng liên tƣởng của mình. Ngƣợc lại, ngƣời
giải đố cũng phải tiến hành những thao tác tƣ duy tƣơng tự. Việc sử dụng câu
đố trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, tạo đƣợc niềm hứng thú, phấn khởi,
làm cho giờ học trở nên sôi nổi, kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ trong học tập
của các em.
1.4. Câu đố chính là một phƣơng tiện nhận thức đặc biệt, nhất là đối với

học sinh Tiểu học. Bởi vậy, mỗi giáo viên Tiểu học cần phải xác định và hiểu
rõ giá trị này của câu đố. Từ đó vận dụng và nâng cao hiệu quả việc sử dụng
câu đố trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Đã có không ít công trình nghiên
cứu về câu đố, song phần lớn các công trình này chỉ dừng lại ở việc sƣu tầm
các câu đố rồi đƣa ra giải đáp. Cũng có một số tài liệu nghiên cứu câu đố
nhƣng ở mức khái quát. Có một số tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu câu đố
đƣợc sử dụng trong các trƣờng học phổ thông nhƣng ở cấp trung học cơ sở và
trung học phổ thông, chƣa có nghiên cứu nào đi sâu vào việc sử dụng câu đố
trong dạy học ở Tiểu học.
Hơn nữa, trong dạy học Tiếng Việt ở trƣờng Tiểu học, việc sử dụng câu
đố còn hạn chế. Trong sách giáo khoa, câu đố đƣợc dạy nhƣ một đối tƣợng
cần tiếp nhận trong các bài học làm giàu vốn từ và một số bài tập đọc.
Ở các phân môn Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu... khi câu đố đƣợc
sử dụng nhƣ một ngữ liệu để thực hiện các mục tiêu dạy học thì nhiều trƣờng


3

hợp, việc lựa chọn câu đố chƣa phù hợp do đó chƣa khai thác hết các lợi thế
của câu đố nên hiệu quả dạy học chƣa cao... Có nhiều lí do dẫn đến hạn chế
trên, nhƣng theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản là do việc dạy câu đố chƣa
đƣợc hoạch định cụ thể, chƣa tính toán đầy đủ mục đích sử dụng chúng.
Chúng tôi thiết nghĩ, việc đầu tiên của công việc này là phải tập trung
đi từ những căn cứ để lựa chọn câu đố và bƣớc đầu xây dựng ngân hàng ngữ
liệu câu đố để chỉ ra những khả năng sử dụng chúng trong dạy học Tiếng
Việt.Vì lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu việc " Sử dụng câu đố
trong dạy học Tiếng Việt ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Quận Ngô
Quyền – Thành phố Hải Phòng".
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Câu đố ra đời từ rất sớm, việc xác định chính xác nguồn gốc của câu đố

vẫn còn là một ẩn số từ trƣớc tới nay.Mặt khác câu đố xuất phát từ địa
phƣơng nào cũng còn nhiều giả thuyết, nhiều nghi vấn,chỉ biết rằng câu đố và
sinh hoạt giải đố có mặt ở cả ba miền.Nhƣng có thể khẳng định một điều, khi
mà con ngƣời lấy lao động làm lẽ sống, khi nền nông nghiệp phát triển và khi
lòng ham hiểu biết thế giới xung quanh trở thành một nhu cầu tất yếu thì khi
đó câu đố ra đời.
Trong kho tàng văn học dân gian nƣớc ta, so với các loại truyện thần
thoại, cổ tích, truyện cƣời, ca dao, tục ngữ, hò vè...câu đố có một chỗ đứng
nhất định.Tuy nhiên, trong thực tế việc thƣởng thức văn hoá dân gian hiện
nay, thì câu đố hầu nhƣ ngày càng bị lãng quên trong các sinh hoạt xã hội
mang tính cổ truyền. Điểm lại tình hình nghiên cứu, tƣ liệu của chúng tôi cho
thấy có khoảng hơn 40 công trình nghiên cứu về câu đố, trong đó có 11 công
trình mang tích chất sƣu tập, tuyển chọn và biên soạn lại tuỳ theo mục đích
của ngƣời biên soạn. Số còn lại là những công trình, những bài nghiên cứu về
một góc nào đó của câu đố. Có thể kể ra dƣới đây một số công trình sƣu tập
về câu đố tiêu biểu:


4

- Câu đố Việt Nam (Thiên Lữ, Võ Hồng sƣu tầm), Nxb Thanh Hoá,
2000.
- Câu đố Việt Nam (Hồ Anh Thái biên soạn), Nxb Hải Phòng, 2004.
- Câu đố dân gian (Lữ Huy Nguyên, Trần Gia Linh, Nguyễn Đình
Chỉnh sƣu tầm), Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1989.
- Câu đố dân gian Việt Nam (Xuân Thu sƣu tầm), Nxb Thanh Niên, Hà
Nội, 1998.
- Câu đố Việt Nam (Ninh Viết Giao sƣu tầm), Nxb Khoa học Xã hội,
1990.
- Câu đố Việt Nam (Nguyễn Văn Trung biên soạn), Nxb Tp Hồ Chí

Minh,1986.
- Câu đố ngƣời Việt (Triều Nguyên biên soạn), Nxb Thuận Hoá, 2007.
Các công trình này chủ yếu chọn lọc những kiến thức cơ bản, giới thiệu
về xuất xứ, nguồn gốc; hoàn cảnh sử dụng, mục đích, chức năng câu đố, cách
cấu tạo câu đố về mặt ngữ pháp, ngữ điệu, ngữ nghĩa... đồng thời sƣu tầm và
phân loại câu đố thành hai mảng : tự nhiên và văn hóa.Một số tài liệu có bàn
đến câu đố nhƣng hết sức sơ lƣợc dƣới dạng chƣơng, mục, ví dụ:
1) Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên)), NXB
Giáo dục, Hà Nội ( 2002).
2) Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình
Trị
3) Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu
4) Tổng tập văn học dân gian ngƣời Việt (tập 3) do Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam biên soạn .
Ngoài ra cũng thấy đây đó một số bài nghiên cứu về câu đố nhƣ:
1) ―Hiện tƣợng đồng dạng khác nghĩa và đồng nghĩa khác dạng của câu
đố‖ của tác giả Phạm Văn Tình
2)―Các hình thức chơi chữ trong câu đố‖- tác giả Triều Nguyên
3)―Câu đố và tƣ duy nghệ thuật‖ của Hồ Quốc Hùng


5

4) ―Câu đố và văn chƣơng bình dân‖ của Phạm Văn Đang
Bên cạnh đó, chúng tôi còn đƣợc biết những khoá luận, luận văn hay
luận án tiến sĩ nghiên cứu về câu đố có số lƣợng rất ít.Nhìn chung, các công
trình nghiên cứu về câu đố thƣờng nặng về sƣu tầm, tuy đƣa ra nhận xét song
đó chỉ là những gợi ý đối với ngƣời đọc. Có những công trình nghiên cứu chỉ
chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu, phân tích về một phƣơng diện nào
đó. Với luận văn thạc sĩ nhƣ “ Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt

Nam với trẻ em” – Trần Thị Lan đã đề cập một phần về câu đố nhƣng hƣớng
vào cách sử dụng trong quá trình giảng dạy ở trƣờng Trung học cơ sở và Phổ
thông trung học, chƣa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng
câu đố trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm phát triển tƣ duy cho học
sinh Tiểu học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xác lập những căn cứ để lựa chọn câu đố và sử dụng ngân hàng câu đố
để dùng làm ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan nghiên cứu về vấn đề sử dụng các câu đố trong dạy học
Tiếng Việt của các tác giả trong nƣớc thông qua việc tìm hiểu, tập hợp tài liệu
tham khảo.
- Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lí luận khoa học về việc sử dụng câu đố
trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Đề xuất danh mục câu đố để dạy học Tiếng Việt.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm các biện pháp sử dụng câu đố trong
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học đã đƣợc đề xuất và đƣa ra kết luận, kiến nghị
cần thiết.


6

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng câu đố trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, từ đó đề xuất các
biện pháp sử dụng câu đố trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu và khảo sát thực trạng tại một số trƣờng
Tiểu học trên địa bàn Quần Ngô Quyền, gồm :Trƣờng Tiểu học Lê Hồng
Phong, trƣờng Tiểu học Chu Văn An.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu này để thống kê các kiểu câu đố theo
các tiêu chí đã định trƣớc.
5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc vận dụng để phân tích tƣ liệu thống
kê và tổng kết lại các kết quả phân tích. Phân tích những ƣu điểm và hạn chế
của thực trạng sử dụng câu đố trong dạy học Tiếng Việt hiện nay để làm cơ sở
đề xuất các biện pháp hiệu quả trong việc sử dụng câu đố trong dạy học Tiếng
Việt.
5.3. Phương pháp khảo sát, điều tra
Khảo sát thực trạng về khả năng sử dụng câu đố trong dạy học Tiếng
Việt ở một số trƣờng Tiểu học bằng việc dùng phiếu khảo sát, trao đổi trực
tiếp với Giáo viên và Học sinh, dự giờ một số tiết học.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tiến hành dạy học thử nghiệm tại
một trƣờng Tiểu học tại quận Ngô Quyền - thành phố Hải Phòng nhằm kiểm
nghiệm và đánh giá tính khả thi cũng nhƣ hiệu quả của các biện pháp tổ chức
việc sử dụng câu đố trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học mà luận văn đã xây
dựng.


7

6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của sử dụng câu đố, những hiểu biết
xung quanh về vấn đề câu đố.

- Làm rõ thêm cơ sở lý thuyết về ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt.
- Cung cấp danh mục câu đố theo mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học, làm tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên và những ngƣời quan tâm
đến câu đố.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
đƣợc chia làm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1 : Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng câu
đố trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Chƣơng 2: Một số biện pháp sử dụng ngân hàng câu đố để dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.


8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÂU ĐỐ TRONG
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
1.1. Giới thuyết về câu đố và phân loại câu đố
1.1.1. Khái niệm câu đố
Câu đố là một thể loại của văn học dân gian không đơn thuần là hiện
tƣợng ngôn ngữ, nó cũng không phải là một tác phẩm có các yếu tố đƣợc sắp
xếp theo bố cục, diễn biến nhất định nhằm thể hiện một tƣ tƣởng chủ đạo nào
đó. Nhƣng mỗi câu đố đều có một nội dung hoàn chỉnh, đƣợc thể hiện bằng
một thứ nghệ thuật riêng.
Theo Aristôt định nghĩa : ―Câu đố là một kiểu ẩn dụ hay‖ và coi cái hay
đặc biệt của câu đố ở chỗ‖ trong khi nói về cái tồn tại thực tế, câu đố đồng
thời kết hợp với cả cái hoàn toàn không thể có đƣợc‖ .Về phía các nhà nghiên
cứu văn học dân gian Việt Nam, quan niệm câu đố cũng rất đa dạng.

Theo tác giả Vũ Ngọc Phan:‖ Câu đố là một loại hình sáng tác phản
ánh các sự vật, hiện tƣợng của thế giới khách quan theo lối nói chệch‖ ( nói
một đằng hiểu một nẻo).
Theo tác giả Triều Nguyên : ― Câu đố là một thể loại văn học dân gian,
gồm hai bộ phận, bộ phận lời đố và bộ phận lời giải vật đố bằng văn vần,
nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực, hợp lý nhƣng làm lạ hóa để khó đoán
nhận lời giải nêu tên vật đố, là những sự vật, hiện tƣợng phổ biến, ai cũng
từng biết, từng hay‖ .
Theo G.S Nguyễn Văn Trung, quan niệm về câu đố của tác giả dựa trên
hai mặt: mặt cấu tạo và mặt xã hội. Về mặt cấu tạo, câu đố có cấu trúc của
một đối thoại gồm hai phần: lời đố và lời giải.
Theo từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học thì ―
Câu đố là câu văn vần mô tả ngƣời, vật, hiện tƣợng một cách lắt léo hoặc úp
mở, dùng để đố nhau.‖


9

Khái niệm câu đố mới trong sách Giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học thì:
― Câu đố mới là câu văn vần miêu tả ngƣời, vật, hiện tƣợng một cách
lắt léo,mô tả một cách xác thực, gần gũi với học sinh Tiểu học do một số nhà
biên soạn sách soạn nhằm phát triển tƣ duy của trẻ, làm nền tảng cho việc học
câu đố dân gian sau này‖.
Nhƣ vậy, có rất nhiều định nghĩa về câu đố, nhƣng chung quy lại, câu
đố là lời nói có tính nghệ thuật, mô tả sự vật, hiện tƣợng bằng lối nói ám chỉ,
giấu không cho biết sự vật, hiện tƣợng mà để cho ngƣời đọc tự đoán ra.
1.1.2. Đặc trưng của câu đố
1.1.2.1. Câu đố là một trò chơi trí tuệ bằng ngôn từ
a) Câu đố cung cấp cho con ngƣời vốn tri thức phong phú và đa dạng
về thế giới khách quan

Câu đố là một bộ bách khoa toàn thƣ trong đó có rất nhiều khách thể
đƣợc nói đến. Về thế giới động thực vật, câu đố đã cung cấp cho chúng ta một
vốn hiểu biết vô cùng phong phú, đa dạng, vƣợt khỏi phạm vi tiếp xúc hàng
ngày của bất kì một ngƣời nào trong chúng ta. Đây là một thế mạnh của câu
đố mà các thể loại khác không có đƣợc.Cả câu đố và tục ngữ đều có đặc điểm
giống nhau là đều ngắn gọn, giàu vần điệu, hình ảnh, nhằm đúc rút kinh
nghiệm , truyền bá tri thức. Song tục ngữ thiên về đúc kết kinh nghiệm,nêu
lên những chân lý phổ biến, những tri thức thực tiễn đã đƣợc nhiều ngƣời
thừa nhận,còn câu đố thƣờng nêu lên những thuộc tính, những đặc điểm của
từng sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan bằng một phƣơng pháp
miêu tả riêng biệt của nó.
Ví dụ: Cùng nói về hạt mƣa:
Tục ngữ : ― Trời nắng tốt dƣa, trời mƣa tốt lúa‖
Câu đố: ― Không gõ mà kêu, không khều mà rụng‖
( Sấm và mưa)
Câu tục ngữ trên đã sử dụng hình thức nhận xét khái quát về tác dụng
của hạt mƣa còn câu đố trên lại nêu lên đặc điểm của hạt mƣa.


10

Hay, cùng là bó mạ, khi thì về tên gọi:
" Vừa đánh vừa trói
Bị đói thâu đêm
Sáng mai chặt đầu
Lại đặt tên khác"
Khi thì đƣợc nêu đặc điểm về hình dáng:
" Vừa bằng thằng bé lên ba
Thắt lƣng con cón chạy ra ngoài đồng"
Khi thì lại nói về sức sống:

" Chặt đuôi, xâu hông, bỏ xuống sông vẫn sống"
Câu đố còn đem đến cho chúng ta một khía cạnh nữa đó chính là tính
sinh động của nó. Thế giới sự vật, hiện tƣợng trong câu đố trở nên có hồn,các
sự vật, hiện tƣợng đó đều mang một màu sắc mới, sinh động nhƣng cũng rất
chân thực. Vì vậy, thế giới sự vật, hiện tƣợng trong câu đố không hiện lên một
cách cô lập, tĩnh tại mà luôn luôn có sự vận động và phát triển. Nếu nhƣ thế
giới sự vật, hiện tƣợng này đến với trẻ em thì các em không chỉ đƣợc làm giàu
về nhận thức mà còn đƣợc làm phong phú về tâm hồn.
b) Câu đố tạo cho con ngƣời một khả năng suy luận logic và tƣởng
tƣợng
Nếu nhƣ ca dao dân ca giúp cho tâm hồn con ngƣời bay bổng, những
phán đoán logic nhiều khi không cần thiết thì câu đố đòi hỏi một sự suy luận
khách quan có căn cứ. Ngƣời giải đố phải biện minh căn cứ của mình.Quá
trình tìm ra vật đố lời giải là quá trình vận động của tƣ duy logic kết hợp với
tƣ duy hình tƣợng. Tƣ duy logic đi từ hình ảnh để so sánh, đối chiếu và tìm ra
vật đố. Tƣ duy hình tƣợng theo chiều ngƣợc lại, cố hình dung vật đố gần với
hình ảnh, hình tƣợng. Đây là sự phối hợp tuyệt vời nhất để con ngƣời đặc biệt
là trẻ em có đƣợc một bộ não phát triển toàn diện.


11

Ví dụ: Cùng nói về hạt mƣa:
Ca dao :

― Thân em nhƣ hạt mƣa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vƣờn hoa
Thân em nhƣ hạt mƣa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày‖


Câu đố: ― Không gõ mà kêu, không khều mà rụng‖
( Sấm và mưa)
Câu ca dao trên đã mƣợn hình ảnh của hạt mƣa để làm phƣơng tiện bộc
lộ nỗi niềm tâm sự và phản ánh thân phận của ngƣời con gái trong xã hội cũ
còn câu đố trên lại nêu lên đặc điểm của hạt mƣa.
Ngay trong hát đố, ca dao không đòi hỏi một câu trả lời thật đúng. Câu
hát trả lời có thể sai hoàn toàn nhƣng lại đƣợc công nhận là đúng từ một
phƣơng diện khác.
Ví dụ:
- ―Đố anh biết đá mấy hòn
Núi cao mấy ngọn, trăng tròn mấy đêm?
- Đá kia chỉ có một hòn
Núi cao một ngọn, trăng tròn đêm nay‖ .
Xét theo logic, đá không chỉ một hòn, núi cao không chỉ một ngọn,
nhƣng từ phƣơng diện tình cảm thì số một ở đây lại chấp nhận đƣợc vì đó là
con số của tình yêu yêu nhau chỉ có một lần, chỉ có một tình yêu duy nhất
đƣợc bộc lộ, trăng tròn trong tâm tƣởng chứ chƣa tròn ngoài đời thực.
Câu đố đòi hỏi con ngƣời phải khám phá về một sự vật hiện tƣợng chứ
không chỉ dừng lại ở sự tiếp nhận đơn thuần. Bởi lẽ, nếu không giải đố thì
không hiểu đƣợc câu đố, do đó chỉ khi nào giải đố xong thì con ngƣời mới
hoàn thành khâu tiếp nhận qua đó sự vận động và tƣ duy đƣợc phát triển. Câu
đố đòi hỏi một sự suy luận khách quan có căn cứ. Ngƣời giải đố phải biện
minh căn cứ của mình. Quá trình tìm ra vật đố lời giải là quá trình vận động
của tƣ duy logic kết hợp với tƣ duy hình tƣợng. Tƣ duy logic đi từ hình ảnh để


12

so sánh, đối chiếu và tìm ra vật đố. Tƣ duy hình tƣợng theo chiều ngƣợc lại,
cố hình dung vật đố gần với hình ảnh, hình tƣợng.

Nhƣ vậy, câu đố vừa là mục đích, vừa là phƣơng tiện phát triển nhận
thức, tƣ duy con ngƣời. Mỗi lần giải đố là mỗi lần con ngƣời phải tiến hành
một loạt các hoạt động tƣ duy và mỗi khi giải đƣợc câu đố, con ngƣời lại có
thêm một nhận thức mới. Đối tƣợng nhận thức chủ yếu của câu đố là trẻ em.
Đƣa câu đố đến cho trẻ em là cách tốt để chúng có điều kiện phát triển nhanh
về trí tuệ.
1.1.2.2. Câu đố là một bài toán đặc biệt
Câu đố đƣợc ví nhƣ " bài toán bằng văn học", đƣợc thể hiện qua yếu tố
dữ kiện và lời giải. Dữ kiện là những yếu tố cho trƣớc có thể gần, có thể xa so
với đặc điểm của vật đố nhƣng luôn bảo đảm hợp lí để có thể giải đố đƣợc.
Những đặc điểm khác nhau đó có khi đƣợc thể hiện đồng thời, có khi chỉ là
một trong số đó.Với hát đố không cần một câu trả lời chính xác, không lấy
mục đích giải đố làm trọng. Ngƣời giải có thể đƣa ra những lời giải bâng quơ,
có thể tự do đi chệch hƣớng của ngƣời đố để nói về việc khác. Ví dụ:
- Đố:
Trong chùa chi chua hơn chanh
Chi vàng hơn nghệ, chi xanh hơn chàm?
- Giải:
Trong chùa khế chua hơn chanh
Anh nhớ em vàng hơn nghệ, anh sầu xanh hơn chàm.
Bản thân lời đố trong ví dụ trên không tạo ra dữ kiện để hƣớng tới một
vật cụ thể. Vì thế, ngƣời giải có thể trả lời tự do theo của mình. Câu đố thì
khác, nó không phải phƣơng tiện để trao đổi tâm tình. Điều đáng quan tâm
trong câu đố là tìm đƣợc lời giải hợp lí. Câu đố giống nhƣ một bài toán có thể
chỉ có một đáp số, cũng có thể có một vài ba đáp số tƣơng đƣơng, phù hợp
với những dữ kiện đã nêu. Thêm vào đó, đối tƣợng mà hát đố hƣớng tới là
ngƣời lớn, còn đối tƣợng mà câu đố hƣớng tới là trẻ em. Mục đích của câu đố


13


là phát triển tƣ duy cho các em. Câu đố có sức hấp dẫn đặc biệt, kích thích trí
tò mò ở trẻ em, làm cho các em say mê trong việc tìm ra lời giải đáp.Ở câu
đố, ngƣời giải không thể lồng chủ quan vào đƣợc mà buộc phải tƣ duy theo
các dữ kiện đã cho để tìm ra câu đố. Tuy ở mức độ khó, dễ khác nhau, song
câu đố bao giờ cũng mở ra cho ngƣời giải một hƣớng suy nghĩ , một hƣớng
tiếp cận sự vật. Dữ kiện càng xa đặc điểm thực của sự vật thì câu đố càng khó
nhƣng không thể có dữ kiện tách rời khi sự vật, hiện tƣợng. Mất đi mối liên hệ
này, câu đố sẽ không còn là câu đố nữa và trò chơi trí tuệ dân gian không thể
tồn tại, hấp dẫn các thế hệ nhƣ từ trƣớc tới nay.
Lời giải là mục đích của sự tìm kiếm. Kiến thức trò chơi trí tuệ bao giờ
cũng là việc tìm ra lời giải đúng. Tuy nhiên, một câu đố có thể có vài lời giải
đúng, giống nhƣ ta chấp nhận một bài toán có nhiều nghiệm số. Các lời giải
đều thỏa mãn những dữ kiện đã nêu.
Ví dụ câu đố ―con gì càng lớn càng nhỏ‖ là đố về con cua (có hai càng:
một càng to, một càng nhỏ) , song có thể lí giải theo một trƣờng hợp khác,
con ngƣời chẳng hạn, khi trẻ thì cao lớn đẫy đà, khi về già thì gầy còm ốm
yếu. Đƣơng nhiên, ngƣời ra câu đố không chấp nhận cách giải thích này. Sau
lời giải, mỗi ngƣời tham gia cuộc chơi đều lớn lên một chút về nhận thức và
khả năng suy luận. Câu đố tạo ra sự hấp dẫn chính trong quá trình phân tích,
biện luận cho lời giải. Đây là lúc mối liên hệ logic giữa dữ kiện và vật đố
đƣợc khẳng định. Từ những dữ kiện khá xa xôi, một mối liên hệ bất ngờ với
vật đố đƣợc phát hiện ra, đầy sức thuyết phục. Quá trình giải đố trong trò chơi
câu đố là quá trình đƣa cái phi lí trở nên hợp lí. Câu đố là một bài toán đặc
biệt,là một kiểu toán mẹo. Bài toán này có thể giải đƣợc rất nhanh, tƣ duy con
ngƣời có thể đi tới đích ngay tức khắc, không cần qua các khâu trung gian.
Khả năng giải nhanh đƣợc quyết định bởi vốn sống, vốn thực tế. Sự hiểu biết
sâu sắc cụ thể, rộng lớn về thế giới khách quan kết hợp với trí tƣởng tƣợng
phong phú giúp cho ngƣời giải đố có thể tìm ra sự vật, hiện tƣợng một cách
dễ dàng. Tính chất đặc biệt của bài toán câu đố chủ yếu đƣợc thể hiện qua hệ



14

thống hình tƣợng. Bài toán câu đố là bài toán về hình tƣợng nghệ thuật. Vật
đố đƣợc thay thế bằng những hình tƣợng phong phú, đa dạng và cực kì sinh
động. Câu đố đƣa con ngƣời vào thế giới của hình tƣợng đầy sức hấp dẫn.Hệ
thống hình tƣợng trong câu đố có một đặc điểm riêng, tạo nên sự độc đáo nhờ
tính chất kì lạ, phi lí. Có thể nhìn bề ngoài chúng ta không thấy sự hợp lí của
câu đố song trong câu đố , cái phi lí và các hợp lý lại quan hệ với nhau mật
thiết và có sự chuyển hóa tài tình. Cái kì lạ, phi lí trong câu đố tạo nên giá trị
nghệ thuật độc đáo, đƣa con ngƣời vào một thế giới khác, có thể gây những
cảm xúc chân thành:
Nắng ba năm ta không bỏ bạn
Mƣa một ngày bạn nỡ bỏ ta.
( Người và bóng)
Ngoài ra câu đố còn có những đặc trƣng sau:
a, Tính giải trí
Nếu nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn đƣợc coi là một trong những nhu cầu
cần thiết và chính đáng của con ngƣời trong cuộc sống thƣờng nhật, thì xét
trên phƣơng diện này, đố đƣợc coi là một phƣơng tiện giải trí tích cực. Không
phải ngẫu nhiên mà các câu đố đƣợc truyền tụng trong dân gian rất đƣợc mọi
ngƣời say mê, thích thú.
Trƣớc hết, đố là dịp để những ngƣời tham gia đƣợc thử sức mình. Giải
đƣợc các câu đố, nhất là các câu đố khó, bao giờ cũng mang lại cho ngƣời ta
niềm vui - niềm vui của sự tự khẳng định. Niềm vui ấy sẽ giúp cho họ quên đi
những lo toan, căng thẳng, bực bội trong cuộc sống thƣờng nhật.
Hai là, đố kích thích tính tò mò, khám phá của ngƣời chơi. Tham gia
các trò đố vui cũng giống nhƣ trò chơi trốn - tìm, trò chơi đuổi - bắt của trẻ
em mỗi khi nhàn rỗi.

Ba là, xét trên phƣơng diện giao tiếp xã hội, đố cũng là một quá trình
giao lƣu văn hoá. Tham gia vào các hoạt động đố vui, ngƣời ta đƣợc giao lƣu
với ngƣời khác, đƣợc trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm lẫn nhau, để có thêm những


15

ngƣời bạn mới. Thực tế cho thấy, các cuộc đố vui đƣợc tổ chức trong các lễ
hội văn hoá dân gian, trong các buổi sinh hoạt văn hoá cộng đồng đều đƣợc
mọi ngƣời hƣởng ứng nhiệt liệt.
Cũng giống nhƣ các trò chơi dân gian khác, trong các cuộc đố vui tập
thể, bao giờ cũng có ngƣời thắng, kẻ thua. Ngƣời thắng cuộc thì mừng vui,
thích thú đã đành, nhƣng ngƣời thua cuộc cũng cảm thấy hài lòng, mãn
nguyện, vì tiêu chí hàng đầu mà họ luôn xác định: lấy vui làm chính.
b,Tính giáo dục
Đề tài của các câu đố thƣờng rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau có liên quan tới đời sống xã hội của con ngƣời. Qua các câu đố, ngƣời ta
hiểu biết thêm về nguồn gốc, bản chất của các sự vật, hiện tƣợng xung quanh.
Điều đó có nghĩa, đố tham gia vào việc giáo dục tri thức. Từ đó, mối quan hệ
giữa con ngƣời đối với thế giới cũng trở nên thân quen, gần gũi.
Từ sự nâng cao nhận thức, con ngƣời có thêm mối quan hệ mật thiết
với môi trƣờng tự nhiên, với thế giới đồ vật… Những câu đố về đề tài lịch sử,
về các danh nhân văn hoá giúp ta bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, ý thức tự hào dân
tộc.
Những câu đố về đề tài khoa học - kỹ thuật góp phần củng cố và nâng
cao kiến thức khoa học phổ thông. Điều này rất cần thiết với mọi ngƣời nói
chung, cũng nhƣ tuổi trẻ học đƣờng nói riêng.Tình cảm,thái độ sống của con
ngƣời, vì thế, cũng đƣợc nâng cao một bƣớc.Điều này rất cần thiết với mọi
ngƣời nói chung, cũng nhƣ tuổi trẻ học đƣờng nói riêng.
Nhƣ vậy, câu đố là một bài toán đặc biệt.Câu đố cũng nhƣ các thể loại

khác của văn học dân gian, có sức sống mãnh liệt, đƣợc truyền tụng qua nhiều
thế hệ . Đến ngày nay, câu đố vẫn còn cảm hóa đƣợc nhiều ngƣời và vẫn giữ
đƣợc vai trò tích cực của mình đối với trẻ em.


16

1.1.3. Phân loại câu đố
1.1.3.1. Phân loại câu đố theo chủ đề
Nội dung căn bản của câu đố là tri thức mọi mặt của cuộc sống vì thế
cách phân loại thƣờng áp dụng cho thể loại này là cách phân loại theo đề tài.
Muốn xác định chủ đè, phải căn cứ vào vật đố. Mỗi nhóm vật đố sẽ tạo ra một
chủ đề.
- Câu đố về các thực thể và hiện tƣợng tự nhiên, vũ trụ
- Câu đố về công cụ sản xuất và các loại đồ dùng
- Câu đố về thực vật, động vật
- Câu đố về con ngƣời và hoạt động của con ngƣời
1.1.3.2. Phân loại câu đố theo đối tượng và hình thức diễn tả
Căn cứ vào hình thức diễn tả chia ra hai loại nhỏ :
- Câu đố trực tiếp : Câu đố trực tiếp là loại câu đố không sử dụng đến
kĩ thuật so sánh, ẩn dụ hay bất kì phƣơng tiện tu từ nào khác ngoài việc miêu
tả đúng với những gì nó có.
Ví dụ :
Lá xanh, cành đỏ, hoa vàng
Hạt đen, rễ trắng, đố chàng biết chi?
( Rau sam)
Câu đố về trạng thái đang hoạt động của con chuồn chuồn:
Con gì cánh mỏng đuôi dài
Lúc bay, lúc đậu cánh thời đều giƣơng
( Con chuồn chuồn)

- Câu đố gián tiếp
Câu đố gián tiếp là câu đố sử dụng các kỹ thuật ví, so sánh, ẩn dụ xây
dựng hình ảnh của vật đố. Ví dụ so sánh dùng các từ: nhƣ, là, bằng, vừa bằng…
Vừa bằng cánh cửa, nằm ngửa giữa trời
( Tàu lá chuối)


17

Vừa bằng lá tre, le the mặt nƣớc.
( Con đỉa)
So sánh không dùng từ: nhƣ, là, bằng…Đây là những ẩn dụ:
Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm
(Cái rổ bát)
Bốn cột đình, rinh tảng đá
Hai ông tƣớng tá đi trƣớc vung gƣơm
Hai bà đi sau quạt hầu lia lịa.
( Con trâu)
Có khi vừa ẩn dụ, vừa so sánh:
Mình bằng cái phản,đầu đội bốn sào
Vừa ngăn lá thắm, vừa rào chim xanh.
(Cái màn)
Căn cứ đối tƣợng phản ánh, câu đố đƣợc chia 2 loại: loại thuộc tự
nhiên, loại thuộc văn hóa.Loại thuộc tự nhiên là loại do con ngƣời làm ra,
nghĩa là chế biến thiên nhiên thành đồ dùng còn gọi là loại đồ dùng văn hóa vì
sự chế tạo tùy thuộc vào những quan niệm và trình độ văn hóa khác nhau.
1.1.3.3. Phân loại câu đố cổ truyền và hiện đại
Trong luận văn thạc sĩ Khoa Ngữ văn Trần Thị Lan lại phân câu đố
thành câu đố cổ truyền và câu đố hiện đại.Trong câu đố cổ truyền và hiện đại,

tác giả lại phân thành câu đố dành cho ngƣời lớn và câu đố dành cho trẻ
em.Câu đố cho ngƣời lớn thƣờng có những ẩn dụ phức tạp mang mối quan hệ
giữa vật đố và vật thay thế là rất mong manh. Do vậy, câu đố cho ngƣời lớn
thƣờng là những câu đố làm theo phƣơng pháp gián tiếp, còn những câu đố
dành cho trẻ em làm theo phƣơng pháp miêu tả trực tiếp.


18

Chẳng hạn: Cùng đố về trăng ( mặt trăng) , song câu đố sau có thể dành
cho ngƣời lớn:
Thuở bé em có hai sừng
Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp nhƣ hoa
Ngoài hai mƣơi tuổi đã già
Gần ba mƣơi lại mọc ra hai sừng
Còn câu đố dành cho trẻ em nhƣ sau:
Mặt gì mát dịu đêm nay
Cây đa, chú Cuội đứng đây rõ ràng?
Hay cùng đố về con ruồi, câu đố dành cho ngƣời lớn:
Cô kia nho nhỏ rứa mà khôn
Đã từng ăn ở chốn công đƣờng
Cao lƣơng mĩ vị thƣờng đƣợc nếm
Trai hiền, gái đẹp đã từng hôn
Đối với trẻ em, câu đố về con ruồi nhƣ sau:
Vừa bằng hạt đỗ, ăn dỗ cả làng.
Tuy nhiên, giữa câu đố ngƣời lớn và câu đố trẻ em, gianh giới giữa hai
loại câu đố này chỉ mang tính chất tƣơng đối bởi có những câu đố dành cho cả
trẻ em và ngƣời lớn.Ngày nay, khi cuộc sống vật chất và tinh thần của con
ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì ngoài sự tồn tại của câu đố cổ truyền thì
còn có sự ra đời của câu đố hiện đại phù hợp với sự phát triển của xã hội ngày

nay. Tuy nhiên, với câu đố hiện đại thì tỉ lệ câu đố dành cho trẻ em ngày càng
nhiều và đa dạng.Đây cũng là đặc điểm để các nhà biên soạn câu đố hiện đại
dễ dàng hơn trong việc ra các câu đố. Khi xem câu đố là ngữ liệu dạy học
Tiếng Việt, chúng ta sẽ chú ý hơn đến tiêu chí phân loại câu đố theo mục tiêu
dạy học.
1.2. Khả năng dụng câu đố trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học, cách học của các em phải cụ thể,
trực quan, nhiều hình ảnh và màu sắc. Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi nhƣ


×