Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án lịch sử 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.31 KB, 8 trang )

Tuần 2
Tiết 3
Bài 2

Ngày soạn: 20/8/2019
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 -1991)
LIÊN BANG NGA (1991 -2000)
( Tiết 2)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Như tiết 1
II. CHUẨN BỊ
Như tiết 1
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những quyết định của Hội nghị Ianta và ảnh hưởng những quyết định đó
đến tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2.
- Trình bày sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ
chức Liên hợp quốc.
3. Tổ chức dạy học
3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập
Gv nhắc lại một số thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở LX
giai đoạn 1950 - 1970 để nối tiếp vào bài mới.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
NỘI DUNG BÀI HỌC
II – LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG
ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN
NĂM 1991
1. Sự khủng hoảng chế độ XHCN ở Liên
Xô:


- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hoà
tuyên bố thành lập Cộng đồng quốc gia
độc lập SNG, nhà nước Liên Bang Xô
Viết tan rã.
- Ngày 25/12/1991, Tổng thống
Goocbachop từ chức, lá cờ đỏ búa liền
trên nóc điện Kremli hạ xuống, CNXH
ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: cá nhân
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
thêm phần này hiểu những nét cơ bản
về tình hình Liên Xô và các nước
Đông Âu sau giai đoạn phát triển bước
vào thời kì suy thoái, khủng hoảng và
sụp đổ chế độ XHCN

2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Gv hướng dẫn học sinh đọc thêm
Đông Âu.
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã Hoạt động 2: cả lớp
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân dẫn
Đông Âu.
đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên
Xô và Đông Âu.


* Chủ quan;
- Sự sai lầm, khuyết điểm trong đường
lối của các nhà lãnh đạo

+ tập trung, quan liêu bao cấp
+ Thiếu công bằng dân chủ
+ Chủ quan duy ý chí
- Sai lầm trong đường lối cải tổ
-Không bắt kịp với sự tiến bộ của KHKT
* khách quan
- Ảnh hưởng khủng hoảng năng lượng
năm 1973
- Sự chống phá của các thế lực thù địch

III. Liên bang Nga (1991 -2000)
- Liên bang Nga được kế tục địa vị pháp
lí của Liên Xô ở Liên hợp Quốc và các
cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.
- Kinh tế:
trước năm 1996, kinh tế tăng trưởng
âm; từ năm 1996 nền kinh tế bắt đầu
phục hồi (năm 1997 tăng trưởng kinh tế
đạt 0.5% đén năm 2000 là 9%).
- Về chính trị – xã hội:
Năm 1993, Nga ban hành Hiến pháp

- Phương pháp /Kĩ thuật: đàm thoại,
đặt vấn đề, đặt câu hỏi
- Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1: cá nhân, cả lớp
- GV yêu cầu HS gấp SGK, theo dõi
lại toàn bộ nội dung bài học và đặt câu
hỏi: Qua tìm hiểu về công cuộc xây
dựng CNXH ở LX và các nước Đ. từ

1945 đến nửa đầu 70, đặc biệt là qua
tìm hiểu cuộc k.hoảng của CNXH ở
LX và Đ.Âu, em hãy rút ra nguyên
nhân sụp đổ của CNXH ở LX và
Đ.Âu?
- Hs nhớ lại kiến thức đã học, suy nghĩ,
thảo luận, phát biểu ý kiến và bổ sung
cho nhau.
- GV nhận xét , phân tích, cuối cùng
giúp học sinh rút ra 4 nguyên nhân
chính như SGK đã tổng kết.
GV sử dụng kĩ thuật động não yêu cầu
HS trả lời 2 câu hỏi trong 5p:
1. Sự sụp đổ của LX và Đông Âu có
phải là sự cáo chung của CNXH
không? Vì sao?
2. Theo em, VN cần phải làm gì để
tiếp tục công cuộc xây dựng XHCN
trong bối cảnh lúc bấy giờ?
- Hs sinh nghĩ, thảo luận, phát biểu
- GV tổng kết, bổ sung:
Năng lực, phẩm chất:
- Tái hiện sự kiện nhân vật lịch sử
- Năng lực nhận xét, đánh giá và rút
ra bài học lịch sử
- Trách nhiệm, kỉ luật
Hoạt động 3: cả lớp, cá nhân
Mục tiêu: Tìm hiểu về Liên bang Nga
từ năm 1991 đến năm 2000
- Phương pháp /Kĩ thuật: thảo luận

nhóm, đàm thoại, đặt vấn đề, đặt câu
hỏi.
Hoạt động: Nhóm
H: Trình bày hiểu biết của em về quốc
gia kế tục Liên Xô từ năm 1991-2000
- GV giới thiệu Liên bang Nga trên


được thông qua với thể chế tổng thống
liên bang. Xã hội tương đối ổn định
nhưng vấn phải đối mặt với phong trào
đòi li khai, tiêu biểu ở Trécxnhia.
- Đối ngoại:
Thi hành chính sách đối ngoại đa
phương: một mặt ngả về phương Tây,
mặt khác khôi phục và phát triển các
mối quan hệ với Trung Quốc, ASEAN.

lược đồ (h.5, tr.15 - sgk)
H: Em hãy nêu những nét chính về
tình hình Liên bang Nga từ 1991 2000?
- HS tìm hiểu SGK trả lời. GV nhận
xét, kết luận
H: Em có đánh giá như thế nào về vị
thế của Liên Bang Nga trên trường
quốc tế?
+ Là 1 trong 5 nước lớn trong HDBA
Liên Hợp quốc
+ Tham gia tích cực trong các vấn đề
quốc tế,

+ Có nền kinh tế tương đối phát triển...
- Sử dụng hình ảnh Putin:
H: Em có hiểu biết gì về Putin?
- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
Năng lực, phẩm chất:
- Tái hiện sự kiện nhân vật lịch sử
- Năng lực làm việc nhóm
- Năng lực giao tiếp làm chủ ngôn ngữ
- Chuyên cần, tiết kiệm

3.3. Hoạt động luyện tập
GV tổ chức cho HS tự củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh một số mốc
thời gian và sự kiện quan trọng, các vấn đề, khái niệm cơ bản của bài học.
3.4. Hoạt động vận dụng
Sự vươn lên mạnh mẽ của nước Nga từ sau năm 1991 thể hiện được tinh thần gì
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Ảnh hưởng của nước Nga ngày nay trên chính trường thế giới.

..................................................................................................

Tiết 4
Bài 3

CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á


I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần nắm:
1. Kiến thức trọng tâm
- Biết được những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị của khu vực Đông

Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Trình bày được các giai đoạn và nội dung từng giai đoạn của lịch sử Trung
Quốc từ sau Chiến tranh thế giới hai.
- Nắm vững nội dung và thành tựu công cuộc đổi mới của Trung Quốc từ
1978 cho đến nay.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
- Biết sử dụng hiệu quả phương pháp tự học, sử dụng SGK, khai thác lược đồ
lịch sử,…
3. Thái độ
- Nhận thức được sự ra đời của nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
không chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân nước đó àm là thắng lợi chung
của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
- Nhận thức rõ quá trình xây dựng CNXH không hề đơn giản, dễ dàng mà
đầy những khó khăn, bất trắc
4. Định hướng năng lực hình thành.
4.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Làm việc nhóm
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề
4.1. Năng lực bộ môn:
- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử.
- So sánh, phân tích
- Xác định giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện
tượng lịch sử với nhau.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Lược đồ các nước khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới hai.
- Những hình ảnh về “Kí hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm”, “Lễ

tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa”, công cuộc đổi mới của Trung
Quốc, tàu vũ trũ Thần Châu 5 và nhà du hành Dương Lợi Vỹ,...
2. Học sinh:
- Soạn bài và các tranh ảnh sưu tầm thười kì này của Trung Quốc, Hàn
Quốc…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở LX và Đông
Âu?
3. Tổ chức dạy học
3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập
Gv đưa ra một số câu hỏi và yêu cầu Hs trả lời


- Vị trí của khu vực Đông Bắc Á?
- Em biết gì về khu vực Đông Bắc Á?
Hs suy nghĩ trả lời, giáo viên chọn một câu trả lời để dẫn dắt vào bài.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
NỘI DUNG BÀI HỌC

I.Nét chung về khu vực Đông Bắc Á

- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai khu
vực Đông Bắc Á có nhiều thay đổi quan
trọng:
+ Năm 1949, cách mạng Trung Quốc
thành công, nước Cộng hòa DCND
Trung Hoa ra đời
+ Năm 1948, xuất hiện hai nhà nước

trên bán đảo Triều Tiên: Đại hàn Dân
quốc và Cộng hòa DCND Triều Tiên
+ Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên
kéo dài từ 1950 đến 1953 mới kết thúc,
cuối cùng Triều Tiên bị chia cắt bởi vĩ
tuyến 38.
- Sau khi được thành lập, các nước
Đông Băc Á bắt tay vào phát triển kinh
tế và đạt được nhiều thành tựu: Hàn
Quốc, Đài Loan trở thành “con rồng
kinh tế”, Nhật Bản trở thành nền kinh tế
lớn thứ 2 thế giới; Trung Quốc có tốc độ
kinh tế tăng trưởng nhanh và cao nhất
thế giới.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại,
lắng nghe và phản hồi, đặt câu hỏi,
kĩ thuật 321.
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Cả lớp,cặp đôi
GV giới thiệu sơ lược trên bản đồ
các nước và vùng lãnh thổ ở khu
vực Đông Bắc Á, sau đó hướng dẫn
học sinh đọc SGK và tìm những sự
thay đổi quan trọng về chính trị,
kinh tế của khu vực sau chiến tranh
thế giới hai. GV có thể nêu câu hỏi:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,

tình hình Đông Bắc Á có gì nổi bật?
HS: Nghiên cứu SGK, kết hợp quan
sát kênh hình và trả lời
GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và
kết luận.
GV phải lưu ý cho HS: Sự ra đời
của nước CHND Trung Hoa, phát
triển theo con đường CNXH, có ý
nghĩa quan trọng không chỉ trong
nước mà còn cổ vũ cho phong trào
giải phóng dân tộc thế giới. Cuộc
chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953)
diễn ra trong bối cảnh cuộc “Chiến
tranh lạnh” giữa Liên Xô và Mĩ
chuyển sang quan hệ đối đầu. Hệ
thống CNXH đang hình thành và
phát huy ảnh hưởng của mình, Mĩ
và đồng minh cần thấy phải ngăn
chặn CNXH và ảnh hưởng của nó
nên chia cắt bán đảo Triều Tiên.
Ở đây, GV hướng dẫn HS khai thác
sâu hơn về tình hình Triều Tiên
thông qua H7 – SGK “Lễ kí Hiệp
định đình chiến tại Bàn Môn
Điếm”, có thể nêu câu hỏi sau:
- Lễ kí kết hiệp định đình chiến tại
Bàn Môn Điếm diễn ra giữa những
quốc gia nào?



II. Trung Quốc
1. Sự thành lập nước cộng hòa nhân
dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm
đầu xây dựng chế độ mới (1949 -1950)
a. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa
(10/1949)
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,
Trung Quốc lại diễn ra cuộc nội chiến
giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản
(1946 – 1949).
- Cuối năm 1949, nội chiến kết thúc,
quân giải phóng giành thắng lợi, nước
CHND Trung Hoa được thành lập
(10/10/1049).
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Chấm dứt hơn 100 năm sự thống trị
của chủ nghĩa đế quốc và tàn dự của chế
độ phong kiến.
+ Trung Quốc bước vào kỉ nguyên tự do
và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Có ảnh hưởng to lớn đến phong trào
giải phong dân tộc của nhiều nước trên
thế giới, trong đó có Việt Nam
b. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế
độ mới (1949 -1959)
( không dạy)

2. Trung Quốc trong những năm không
ổn định (1959-1978)


-Tại sao sau chiến tranh thế giới
thứ 2 bán đảo Triều Tiên lại xuất
hiện hai nhà nước?
- Sự kiện này có tác động như thế
nào đối với hai miền Triều Tiên?
Hs làm việc theo cặp, thống nhất ý
kiến và báo cáo
Gv nhận xét và chốt ý
HS: Lắng nghe và ghi ý chính
Nl,phẩm chất:
- Xác định giải quyết mối liên hệ,
ảnh hưởng, tác động giữa các sự
kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.
- Trung thực, kỉ luật
Phương pháp, kĩ thuật: Giải quyết
vấn đề, gợi mở, đặt câu hỏi, hỏi đáp
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Cá nhân
GV trình bày thông báo về cuộc nội
chiến giữa lực lượng Quốc dân
Đảng và Đảng Cộng sản (từ tháng
7/1946 – đến tháng 6/1947):.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS quan sát Hình 8
– SGK “Chủ tịch Mao Trạch Đông
tuyên bố thành lập nước CHND
Trung Hoa” và nêu câu hỏi: Sự
kiện trên diễn ra ở đâu? Ý nghĩa
lịch sử của sự kiện trên đối với
Trung Quốc và thế giới?

Từng cá nhân nhận nhiệm vụ và
hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết
quả.
Tiếp đó, GV có thể giới thiệu về
Mao Trạch Đông, yêu cầu HS nhận
xét về công lao của ông đối với
cách mạng Trung Quốc.
HS: Lắng nghe và ghi ý chính vào
vở
Nl, phẩm chất:
- Nhận xét, đánh giá và rút ra bài
học lịch từ những sự kiện, hiện
tương lịch sử.
- Yêu quê hương đất nước


(không dạy)
3. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung
Quốc
- Tháng 12/1978, Trung ương Đảng
cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối
mới, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng,
mở đầu cuộc cải cách kinh tế – xã hội.
- Nội dung đường lối cải cách mở cửa:
Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm;
xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN
mang đặc sắc Trung Quốc.
- Mục tiêu: đưa Trung Quốc phát triển
thành quốc gia giàu mạnh dân chủ, văn
minh.

- Thành tựu:
+ Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế
Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao,
GDP tăng trung bình hàng năm đạt 8%;
thu nhập bình quân tăng nhanh, đời sống
nhân dân có nhiều cải thiện.
+ Về khoa học – kĩ thuật: thử thành
công bom nguyên tử, là quốc gia thứ 3
trên thế giới đưa tàu vũ trụ và nhà du
hành vào không gian.
- Đối ngoại: thực hiện đa dạng hóa các
mối quan hệ, vị thế trên trường quốc tế
được nâng cao; thu hồi chủ quyền đối
với Hồng Kông và Ma Cao.

Hoạt động 1; nhóm
Phương pháp, kĩ thuật: Giải quyết
vấn đề, Giao nhiệm vụ.
Hoạt động 3: Nhóm
- Nhóm 1: Vì sao Trung Quốc lại
tiến hành cuộc cải cách, mở cửa?
Được đánh dấu bằng sự kiện nào?
- Nhóm 2: Nội dung công cuộc cải
cách mở cửa của Trung?
- Nhóm 3: Mục tiêu cuộc cải cách
là gì? Cải cách có phải là từ bỏ
CNXH?
- Nhóm 4: Nhận xét những thành
tựu đã đạt được sau cuộc cải cách
mở cửa ở Trung Quốc. Liên hệ với

cuộc cải cách ở Việt Nam.
HS: Nhận nhiệm vụ, thảo luận theo
nhóm và báo sản phẩm.
GV: Nhận xét, bổ sung và làm rõ
các ý sau:
Hoạt động 2: cá nhân
HS khai thác hình 09 SGK: Cầu
Nam Phố (Thượng Hải) và trả lời
câu hỏi:
H: Vì sao TQ lại đạt những thành
tựu đó?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Đường lối cải cách mở cửa của
TQ đúng đắn, phù hợp với ĐK của
TQ...
+Sự thống nhất, kiên trì, sáng tạo
của nhân dân TQ.
H: Bằng hiểu biết của mình, em hãy
cho biết công cuộc cải cách- mở
cửa của TQ có hạn chế gì?
+ Cơ cấu kt mất cân đối, chất lượng
nền kinh tế chưa cao
+ thể chế mới chưa được hoàn thiện
+ chênh lệch giàu nghèo
+ sức ép dân sồ quá lớn, thiếu việc


làm và các tệ nạn xã hội chưa được
giải quyết

Nl, phẩm chất:
- Tái hiện sự kiện , làm việc nhóm
- Yêu quê hương đất nước,cần cù
lao động
3.3. Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS tự củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh một số mốc
thời gian và sự kiện quan trọng, các vấn đề, khái niệm cơ bản của bài học:
3.4. Hoạt động vận dụng
-Vai trò của Đảng CS Trung Quốc trong quá trình phát triển
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Trong công cuộc đổi mới ngày nay của nước ta, nước ta đã rút ra kinh nghiệm gì
từ công cuộc cải cách của Trung Quốc để phát triển đất nước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×