Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đề tài báo cáo môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Xuất khẩu Lao động ra nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.18 KB, 46 trang )

1

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế ngày
càng được mở rộng, Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có
thêm nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường Quốc tế, có điều kiện phá bỏ những rào
cản hữu hình và vô hình đối với các thị trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh
giữa các nước, do vậy các ngành Kinh tế trong nước có nhiều điều kiện tiếp cận với
thị trường toàn cầu, hoạt động Xuất khẩu Lao động (XKLĐ) ra nước ngoài cũng
không ngoại lệ. Đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh (HCM) , nơi được xem là có
nền Kinh tế năng động nhất, là đầu tàu Kinh tế của cả quốc gia, hoạt động XKLĐ ở
tp HCM trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, góp phần
giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân lao động, tạo thêm nguồn
thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà Nước.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, hoạt động XKLĐ ở thành phố đang gặp
phải một số khó khăn nhất định mà nguyên nhân chính là do chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Báo cáo thực
tập chuyên môn cuối khoá “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Xuất khẩu
Lao động ra nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010 ” được
thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình thực tiễn của hoạt động XKLĐ ra nước ngoài
tại thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu những kết quả tích cực mà chính quyền Thành
phố đã đạt được trong thời gian qua cũng như những mặt hạn chế, những điểm khó
khăn cần giải quyết trong lĩnh vực XKLĐ ra nước ngoài và từ đó đề xuất một số
kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt
động Xuất khẩu lao động của các Doanh nghiệp trên địa bàn Tp HCM giai đoạn
2000 - 2008, bao gồm những kết quả thiết thực mà hoạt động này đạt được cũng như



2

những điểm hạn chế, khó khăn cần giải quyết, khắc phục. Từ đó có thể nêu ra một
vài đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Xuất khẩu lao động, cải thiện
cuộc sống cho người dân lao động và góp phần vào mục tiêu phát triển chung của
Thành phố .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng của
hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
• Phạm vi nghiên cứu : Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên phân tích số liệu của các báo cáo thực tiễn từ các Doanh
nghiệp Xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố và báo cáo của Sở Lao động
thương binh – xã hội thành phố về hoạt động Xuất khẩu lao động ra nước ngoài
trong từng giai đoạn.
5. Nguồn số liệu
Số liệu được thu thập dựa trên các báo cáo thường niên của Sở Lao động
Thương binh – Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề Xuất khẩu lao động diễn
ra trên địa bàn Thành phố ; trên các bài báo, tạp chí , website về lĩnh vực Xuất khẩu
lao động ra nước ngoài, v.v..
6. Kết cấu
Chương 1 : Lý luận chung về Lao động và Xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động Xuất khẩu lao động ra nước ngoài ở địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2008.
Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động Xuất khẩu lao động ra nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.


3


Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG RA
NƯỚC NGOÀI

1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Lao động
Lao động là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cần thiết để thoả mãn những nhu cầu của cá nhân, của một nhóm
người, của cả doanh nghiệp hoặc nói chung của toàn xã hội. Cùng với các nguồn lực
thiết yếu khác như máy móc, nguyên liệu, đất đai,v.v ..lao động sống là nguồn lực
của sản xuất còn lao động là sức mạnh năng động của quá trình sản xuất. Đại diện
cho sức lao động là con người. Sức lao động chỉ tồn tại thực sự trong cá nhân người
lao động và là nguồn lực lao động chủ yếu của xã hội.
Trong điều kiện lao động tự do, lao động không thể tuỳ tiện di chuyển từ
điểm dân cư này sang điểm dân cư khác.
1.1.2 Nguồn Lao động
Đối với Xã hội ngày nay nguồn lao động hay còn gọi là nguồn nhân lực, là
một nguồn lực không thể thiếu của bất cứ quốc gia nào. Khái niệm nguồn lao động
trong Kinh tế học là dân số có khả năng lao động cả bằng thể lực và trí lực của
mình. Nói cách khác, đó là những dân cư đang làm việc và không làm việc nhưng
vẫn có khả năng lao động. Đặc điểm của nguồn lao động là không thể tích luỹ, tiết
kiệm, không thể sử dụng như là những yếu tố nguyên liệu sản xuất. Nếu như nguồn
lao động được tiết kiệm ,không được sử dụng thì đó sẽ là một sựtổn thất cho Xã hội.
1.1.3 Hoạt động xuất khẩu lao động
Khái niệm Xuất khẩu lao động là một bộ phận của khái niệm di chuyển lao
động, xuất phát từ khái niệm di chuyển lao động.



4

Về khái niệm di chuyển lao động, đó là quá trình phân bổ sức lao động đến
những chỗ làm việc mới. Việc di chuyển đến những chỗ làm việc mới có thể đi cùng
với sự thay đổi về dạng việc làm, vùng lãnh thổ và người sử dụng lao động.
Các dạng di chuyển có thể được thể hiện dưới hai nguồn gốc cơ bản, đó là
phân bổ theo vùng lãnh thổ và thay đổi loại hình công vệc.
Như vậy Xuất khẩu lao động là một phân loại của di chuyển lao động, đó là
quá trình di chuyển lao động đến nơi làm việc mới ở ngoài quốc gia.
Hoạt động Xuất khẩu lao động được thực hiện bởi các doanh nghiệp Xuất
khẩu lao động và chịu sự quản lý của Nhà Nước thông qua Bộ Lao động – Thương
Binh Xã hội và Sở Lao động – thương binh Xã hội ở các địa phương.
1.1.4 Người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Theo “Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng” (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp thứ X thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.): “ người lao động đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước
ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc
ở nước ngoài theo quy định của Luật này”.
1.2 Các ngành nghề Xuất khẩu lao động
Các ngành nghề Xuất khẩu lao động ở Việt Nam nói chung và thành phố
HCM nói riêng chủ yếu vẫn là các nghành nghề lao động trực tiếp, hay nói cách
khác là lao động chân tay (lao động giản đơn), các ngành nghề sử dụng nhiều lao
động nhưng không yêu cầu trình độ lao động cao, ví dụ như may mặc, nữ giúp việc
nhà, khai thác khoáng sản, xây dựng, chăm sóc người cao tuổi, v.v
Bên cạnh đó cũng có các ngành nghề đòi hỏi trình độ của người lao động
tham gia Xuất khẩu lao động, đó là các ngành nghề như công nhân kỹ thuật, cán bộ
quản lý có trình độ Đại học hay trên Đại học, v..v.



5

1.3 Tác động của hoạt động Xuất khẩu lao động đến quốc gia Xuất khẩu lao
động và quốc gia tiếp nhận lao động
1.3.1 Đối với quốc gia Xuất khẩu lao động
Ở các nước có Lao động tham gia Xuất khẩu lao động mà chủ yếu là ở các
nước kém phát triển, hoạt động này là một biện pháp tích cực nhằm giải quyết công
ăn việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động. Bên cạnh đó, đưa Lao động đi
Xuất khẩu lao động cũng là biện pháp tốt để mang nguồn thu ngoại tệ về cho đất
nước nhằm du nhập công nghệ, tư bản.Ngoài ra, mặc dù việc đưa một phần lao động
ra nước ngoài có thể kéo theo sự suy giảm của nền sản xuất trong nước (do giảm thị
trường tiêu thụ và cũng là lực lượng sản xuất) nhưng đó cũng là con đường nhằm
nâng cao thu nhập cho những người lao động, không chỉ những người đi Xuất khẩu
lao động mà còn là những lao động trong nước, từ đó nâng cao thu nhập và chất
lượng cuộc sống của người dân, từ đó phát triển Kinh tế đất nước đi lên.
Bảng 1.1 Ảnh hưởng của XKLĐ đến thị trường lao động của quốc gia
XKLĐ
W
Sản xuất giảm
kijl
W1

i

Wo

j
m
D


O

k

l

L
Di chuyển lao động

(Nguồn : Slide bài giảng Kinh tế Lao động – TSKH. Phạm Đức Chính,tr.19)


6

Biểu đồ trên cho thấy trước khi di chuyển lao động ra nước ngoài, mức lương
của lao động nước này là Wo tương ứng với số lượng lao động trong nước là Ol,
khối lượng sản xuất của nền Kinh tế được tính bằng diện tích hình chư nhật OWojl.
Cung lao động lớn nên mức lương nhận được của lao động trong nước khá thấp(Wo)
Sau khi có hoạt động XKLĐ ra nước ngoài, số lượng lao động còn lại là Ok,
với nguồn cung lao động này , mức sản xuất của nền Kinh tế giảm xuống đúng bằng
diện tích kijl, trong khi đó mức lương người lao động nhận được lại tăng từ Wo lên
W1. Như vậy ta có thể thấy khi có hoạt động Xuất khẩu lao động ra nước ngoài ,
không những thu nhập của các hộ gia đình có lao động đi xuất khẩu tăng lên , mà
mức thu nhập của những ngừoi lao động trong nước cũng được cải thiện đáng kể.
Đối với Việt Nam, Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước, điều đó phù hợp với nguyện vọng của người lao động nhằm góp
phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và tay nghề cho người lao động, mang
lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Từ năm 2000 đến 2008 cả nước đã đưa được trên 300.000 lao động và

chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài, trong đó số Lao động từ tp HCM là 117.965
người. Chính nhờ hoạt động Xuất khẩu lao động mà áp lực giải quyết việc làm trong
nước đã vơi đi một phần gánh nặng. Không những thế từ hiệu quả của hoạt động
này, chất lượng và trình độ tay nghề của người lao động cũng được nâng cao đáng
kể, đóng góp vào sự phát triển về chất trong đội ngũ người lao động cả nước , từ đó
góp phần vào quá trình tăng trưởng và phát triển của cả quốc gia.
Mặt khác, hoạt động Xuất khẩu lao động khi phát triển sẽ tạo ra hàng loạt việc
làm trong các hoạt động phục vụ cho lĩnh vực này, ví dụ như các hoạt độgn giáo dục
dạy nghề, dạy ngoại ngữ,v.v. Từ đó các Doanh nghiệp Xuất khẩu lao động sẽ đóng
góp cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng từ lợi nhuận và phí quản lý từ
những hoạt động này hàng năm.
1.3.2 Đối với quốc gia tiếp nhận Lao động
Ta có thể chia các nước nhập khẩu lao động thành hai loại : Thứ nhất là
những nước dân số ít mà giàu tài nguyên như ở Trung Đông, ở đây thiếu lao động


7

trong các ngành xây dựng, dịch vụ, nhất là dịch vụ tại tư gia; Thứ hai là những nước
đã phát triển, kể cả những nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, Malaysia. Trong nhóm thứ hai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang
những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển ra nước
ngoài ( dước các hình thức như đầu tư trực tiếp FDI ) những ngành có hàm lượng
lao động giản đơn cao. Tuy nhiên, tại những nước công nghiệp mới, những ngành
dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô khá lớn nên không thể chuyển hết ra nước
ngoài được. Thêm vào đó, trong những ngành đang phát triển mạnh tại những nước
này có nhiều công đoạn còn dùng lao động giản đơn nên nhu cầu nhập khẩu lao
động gia tăng. Tại những nước phát triển (như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật), nhu cầu lao
động tăng trong ngành xây dựng, ngành dịch vụ ẩm thực, dịch vụ săn sóc người cao
tuổi, một số nước cần lao động trong nông nghiệp..v.v..

Ở đây cần lưu ý một điểm là tại các nước đã phát triển không phải là không
còn tồn tại lao động giản đơn. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ số người mới ở
trình độ giáo dục cưỡng bách tại các quốc gia này. Tuy nhiên vì tiền lương nói chung
đã tăng cao theo mức sống của xã hội, các xí nghiệp có khuynh hướng thuê mướn
lao động nước ngoài để giảm chi phí. Mặt khác, lao động bản xứ có khuynh hướng
tránh những loại công việc mà môi trường lao động không tốt, dễ gặp tai nạn. Ví dụ
như tại Nhật có 3 loại công việc, mà tiếng Nhật gọi là 3K, phải nhập khẩu lao động
nước ngoài vì không thuê mướn được lao động bản xứ : nguy hiểm (kiken), môi
trường làm việc không sạch sẽ (kitanai) và điều kiện lao động khắc nghiệt (kitsui)
như nóng nảy, ngột ngạt. v..v


8

Bảng 1.2 : Ảnh hưởng của XKLĐ đến các quốc gia tiếp nhận Lao động
Xuất khẩu
W

Tiền công dân bản địa giảm từ
OWobe xuống còn OW1be

Wo
W1

b
g

c

D

O

e

f

L
Di chuyển lao động

(Nguồn : Slide bài giảng Kinh tế Lao động – TSKH. Phạm Đức Chính,tr.19)
Trước khi tiếp nhận thêm lao động ở nước ngoài, mức lương của người dân
bản địa các nước này là Wo tương ứng với số lượng lao động là Oe. Việc tiếp nhận
thêm Lao động từ Xuất khẩu lao động ở các nước (ef), có nghĩa là nguồn cung lao
động ở các nước này tăng lên đáng kể ( từ Oe lên Of ), điều này làm cho tiền công
của dân bản địa giảm xuống từ Wo xuống W1. Song bù lại, thị trường tiêu thụ các
nước này tăng lên, các ngành sản xuất trong nước cũng tăng, do đó mang lại nguồn
thu rất lớn cho các nước này.( Theo biểu đồ, sản xuất của nền Kinh tế các nước tiếp
nhận LĐXK tăng lên đúng bằng diện tích befc).
1.4 Những yêu cầu của XKLĐ ra nước ngoài
Để tham gia vào đội ngũ lao động Xuất khẩu ra nước ngoài, người lao động
bên cạnh những đòi hỏi về sức khoẻ, nguồn tài chính còn có những yêu cầu khác
như lí lịch cá nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ.. Tuỳ


9

theo thị trường tiếp nhận và yêu cầu công việc mà mức độ của các yêu cầu có khác
nhau đối với người lao động. Ví dụ như đối với thị trường Đài Loan hay Malaysia,
yêu cầu đối với người lao động nhìn chung khá thấp với số lượng nhiều, trong khi
đó thị trường Nhật Bản chỉ tuyển thực tập sinh với số lượng hạn chế nên yêu cầu của

họ khá cao.
1.5 Bộ luật Nhà Nước về Xuấ t khẩu lao động ra nước ngoài
Văn bản Pháp luật về Lao động là người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
được NN và Chính phủ qui định tại Mục V – Chương XI - Bộ Luật Lao động nước
Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và văn bản về quản lí Nhà nước trong hoạt
động XKLĐ ra nước ngoài cũng được NN và Chính Phủ qui định rõ tại Điều 184 –
Chương XV về quản lí NN về Lao Động – Bộ Luật Lao động nước Cộng Hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng cũng đã được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày
29/11/2006 cà có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007.
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng : (Căn
cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10) :Luật này quy định về người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự
nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức,
cá nhân có liên quan.
Ngoài ra, NN và Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều thông tư, nghị định về
việc đưa người lao động ra nước ngòai làm việc và các văn bản, quyết định hướng
dẫn thi hành các thông tư, nghị định đó.
1.6 Hoạt động Xuất khẩu Lao động tại thành phố Hồ Chí Minh
Tính đến 21/10/2008, ở Thành phố Hồ Chí Minh có 57 Doanh Nghiệp được
cấp phép theo Luật đưa người Lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 10
đơn vị trực thuộc UBND thành phố ; trong năm 2008 các Doanh nghiệp đã đưa được
18.095 người lao động đi làm việc ở nước ngoài.


10


Thủ tục đưa người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được thực
hiện theo “Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”,
trong đó các Doanh nghiệp có quyền tuyển Lao động đi làm việc ở nước ngoài có
thời hạn được quy định theo Pháp Luật. Việc tuyển dụng được thực hiện theo các
quy trình và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đưa người lao
động ra nước ngoài làm việc, đó là Sở Lao động – Thương binh Xã hội thành phố
Hồ Chí Minh và Cục quản lý lao động với nước ngoài.

Chương 2


11

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG RA NƯỚC
NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2000 – 2008

2.1 Giới thiệu về Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội Tp Hồ Chí Minh
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp HCM là cơ quan Nhà Nước thuộc
UBND Thành phố Hồ Chí Minh, có trụ sở đặt tại 159 Paster, quận 3. Cơ cấu tổ chức
của Sở gồm 5 phòng, ban thực hiện chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Sở về
các lĩnh vực chính sách lao động, việc làm, dạy nghề, chính sách có công, chính
sách xã hội, thanh tra chính sách, thanh tra an toàn lao động trên địa bàn Thành phố
và 5 phòng, ban thực hiện công tác bảo đảm hoạt động ngành.
Bảng 2.1 :Sơ đồ tổ chức Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội thành phố
Hồ Chí Minh

(Nguồn : www.hochiminhcity.gov.vn)
• Phòng quản lý lao động - tiền lương - tiền công:



12

Là một trong những phòng ban chuyên môn của sở, thực hiện công tác tham
mưu cho Ban Giám đốc Sở về các lĩnh vực chính sách lao động, việc làm, dạy nghề,
tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội,v..v
2.2 Vài nét về tình hình thị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Đặc điểm Kinh Tế - Xã hội của thành phố Hồ Chí Minh
• Đặc điểm Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả
nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả
nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu
trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP
của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2% và năm 2008 vừa qua là
11%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn
cho cả nước.
Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
(KTTĐPN) và là trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là
66,1% trong vùng(KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực
Nam Bộ.
Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước kể từ khi
Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng
số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2005, đầu tư trực tiếp của nước
ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với
tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư. Có 145
dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn
đầu tư kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư
ra nước ngoài có tổng vốn là 29,1 triệu USD. Đến năm 2008, toàn thành phố có
1058 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng (trong đó trên 70% là các dự án nhóm C
phân cấp cho các quận - huyện) tăng hơn so với cùng kỳ 2007 là 282 dự án. Đa số



13

các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đều đáp ứng được mục tiêu và hiệu quả đầu
tư, nhất là các công trình giao thông, thoát nước đô thị, giáo dục, y tế…
Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà
nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không
ngừng tăng. Năm 2005, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 58.850,32 tỷ đồng, tăng
22,21% so với năm 2004, đạt 108,27% dự toán cả năm. Trong năm 2008 tổng thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện là 123.964 tỷ đồng, đạt 122,9% dự toán
và tăng 34,79% so với cùng kỳ.
Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất
nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Khu vực dịch vụ tăng trưởng
vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục
vụ đời sống dân cư. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2% so với năm
2004 . Năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là 66,12 triệu
đồng/người/năm (giá trị gia tăng) trong đó năng suất lao động của Thương mại là
51,6 triệu đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ).
Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, lượng khách du lịch quốc
tế đến thành phố ngày càng đông đảo. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát
huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch
trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự
hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm.
Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm tài chính ngân hàng
lớn nhất Việt Nam, là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số
quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm
khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.
Trong tương lai thành phố tiếp tục phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là

địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất


14

phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … và vẫn là đầu mối
xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình
thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây … đã tạo
điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng
định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước;
là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế
trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước theo như chủ trương của Nhà nước ta.
• Đặc điểm Xã Hội
Theo kết quả điều tra dân số trên địa bàn TP HCM ngày 1/10/2004, dân số
thường trú trên địa bàn thành phố là 6.117.251 người chiếm 7% dân số cả nước.
Trong đó dân số của 19 quận là 5.140.412 người chiếm 84,03% dân số thành phố và
dân số của 5 huyện ngoại thành là 976.839 người, chiếm 15,97%. Tính đến
30/9/2008, dân số của toàn thành phố là 6.060.901 người và mục tiêu đến 2010, dân
số thành phố sẽ tăng lên vào khoảng 7,2 triệu người với tỉ lệ tăng dân số giảm xuống
còn 1,14%. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung động đảo các thành phần dân
cư với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo nên nền văn hoá nơi đây cũng rất đa dạng và
phong phú.
Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là "cơ cấu kiến
trúc" Việt - Hoa - Châu Âu. Vì trên 300 năm trước, Bến Nghé – Sài Gòn xưa là nơi
tiếp nhận các nguồn lưu dân từ Trung, Bắc đến lập nghiệp, rồi các di dân người
Hoa vào định cư ở Biên Hòa, Mỹ Tho cùng hội tụ với dân cư bản địa. Sau đó, Sài
Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng

của văn hóa Pháp, Mỹ. Tính giao thoa hội tụ của những người cần cù vượt khó, hội
tụ tài năng và sức lực cả nước đã biến Sài Gòn thành một phức thể văn hóa thông
qua phong tục tập quán, cách thức ăn uống, trang phục, sinh hoạt ma chay, cưới
hỏi, tôn giáo tín ngưỡng; tinh thần đoàn kết dân tộc, năng động sáng tạo, dễ tiếp


15

cận và hòa nhập…vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và con người
Thành phố.
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn
là trung tâm báo chí - xuất bản của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.
Thành phố này là nơi phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên, là nơi ra báo đầu tiên bằng
chữ quốc ngữ (Tờ “Gia Định báo”) của cả nước. Sự ra đời và phát triển phong phú
của sách, báo, trường đào tạo chuyên ngành, của đội ngũ văn nghệ sĩ, của các hoạt
động và giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật ... đã tạo cho Sài Gòn từ lâu là một
thành phố có ảnh hưởng lớn về văn hóa.
Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh là
một thành phố trẻ nhưng cũng có không ít những tài nguyên du lịch nhân văn. Đó
là những công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, Dinh Xã Tây (trụ
sở UBNDTP), Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm,
chùa Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà,
Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...).
Với vai trò vị trí là một Trung tâm Văn hoá của cả nước, thành phố hiện có 22 đơn
vị nghệ thuật, 9 rạp hát, chiếm 15,5% và 18,6% số lượng của cả nước. Ngành Văn
hóa Thông tin đã xây dựng quy hoạch phát triển ngành văn hoá thông tin đến năm
2010cũng như kế hoạch thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ văn hoá – xã hội theo
hướng phát triển đô thị hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. Trong năm 2003, Thành phố
phấn đấu đào tạo nghề cho 180.000 người, giải quyết việc làm cho mới cho 210.000
người và cương quyết hoàn thành cơ bản chương trình XĐGN vào cuối năm. Tiếp

tục thực hiện chương trình nhà ở cho công nhân lao động và người có thu nhập thấp.
Để trở thành Thành phố văn minh, các phong trào chống các tệ nạn xã hội mà nổi
bật là chương trình ba giảm đã được toàn dân thành phố tham gia. Thành phố đã đề
ra kế hoạch theo một lộ trình rõ rệt để giải quyết đồng bộ các tệ nạn xã hội. Đẩy
mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở , đổi mới phương thức trong hoạt
động tuyên truyền cổ động, triển lãm quảng cáo,tiếp tục phát triển hệ thống Bảo
tàng, Thư viện, Trung tâm Văn hóa, tăng cường quản lý Nhà nước, cương quyết lập


16

lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá, tạo môi trường văn hoá xã hội lành
mạnh..
2.1.2 Tình hình thị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh
Có thể nói, tp Hồ Chí Minh là thị trường lao động sôi nổi nhất cả nước. Nơi
đây tập trung khoảng 2,7 triệu lao động (2007) đang làm việc với khoảng 90% trong
số đó làm việc tại các cơ sở Kinh tế. Phần lớn lao động đang làm việc tại thành phố
Hồ Chí Minh là lao động nhập cư từ các tỉnh, thành phố khác đến đây tìm kiếm cơ
hội cho mình. Hàng năm, co số này không ngừng tăng lên . Thành phố Hồ Chí Minh
là nơi tập trung đầy đủ các bộ phận dân cư và tầng lớp lao động Xã hội. Do vậy sức
ép đối với chính quyền thành phố về giải quyết việc làm cho người dân lao động ở
thành phố là rất lớn.
Bảng 2.2: Dân số Lao động Xã hội Tp HCM từ 2001 - 2007

(Nguồn : www.hochiminhcity.gov.vn)
Hàng năm tại thành phố nhu cầu cần bố trí việc làm có trên 250.000 người,
trong đó gần 100.000 người là sinh viên, học sinh tốt nghiệp các chương trình đào
tạo nghề, nhiều người lao động rất khó khăn trong việc tìm kiếm cho mình một công



17

việc thích hợp với thu nhập ổn định. Thêm vào đó, mỗi năm thành phố tiếp nhận
thêm khoảng 240.000 người lao động đổ về thành phố , do vậy sức ép về nhà ở và
việc làm cho người dân lao động cũng tăng lên rất nhiều. Trung bình, hằng năm
thành phố chỉ giải quyết việc làm cho trên dưới 100.000 lao động. Giải quyết việc
làm cho người lao động là một vấn đề cấp bách của chính quyền Thành phố, đặc biệt
là trong giai đoạn hiện nay khi nền Kinh tế đang gặp phải nhiều biến động. Theo
Trung tâm Gới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Sở Lao động thương
binh – Xã hội thành phố), trong giai đoạn các năm 2007 đến 2010, bình quân mỗi
năm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thu hút lao động cho 270.000 chỗ làm
việc, trong đó 120.000 chỗ làm việc mới. Tuy nhiên với sự gia tăng ngày càng lớn
về số lượng người lao động trên địa bàn thành phố, con số 270.000 chỗ làm việc vẫn
còn quá ít so với nhu cầu thực tế của Xã hội.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay nền Kinh tế của nước ta cũng đang
chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ sự khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến số lượng
lao động bị thất nghiệp ngày càng gia tăng nhanh chóng. Theo số liệu thống kê từ
năm 2008 đến ngày 11/03/2009, Tổng số doanh nghiệp ngừng sản xuất, giải thể hoặc
có nguy cơ ngừng hoạt động là 195 doanh nghiệp (trong đó có 71 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài ) với 26.401 người lao động bị mất việc và 15.528 người
thiếu việc .Nguyên nhân người lao động bị thiếu việc và mất việc là do các doanh
nghiệp giải thể, phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp sắp xếp lại sản
xuất, thu hẹp sản xuất, ngưng và tạm ngưng hoạt động…Như vậy có thể thấy cầu
việc làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng về số lượng, nhu cầu việc
làm cho người dân lao động đang trở nên cấp thiết. Đó đang trở thành nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu đối với chính quyền thành phố giai đoạn hiện nay. Do vậy,
Xuất khẩu Lao động, hiện nay được coi là một trong những giải pháp tốt nhất nhằm
giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, đó là một trong những chủ
trương lớn của Đảng và Nhà Nước ta trong những năm gần đây
2.2 Thực trạng hoạt động XKLĐ tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 –

2008


18

2.2.1 Qui trình tuyển dụng LĐXK ở Thành phố Hồ Chí Minh
Theo Nghị định số 152/1999/CP-NĐ ngày 20/9/1999 quy định việc người lao
động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và Thông tư số
28/1999/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/1999 hướng dẫn Nghị định 152, quy trình, thủ
tục xuất khẩu lao động được quy định như sau:
• Đơn vị đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
Đơn vị đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải là doanh
nghiệp được cấp phép hoạt động chuyên doanh xuất khẩu lao động. Đó là doanh
nghiệp nhà nước; doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần theo Nghị
định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần
đặc biệt; doanh nghiệp thuộc các đoàn thể trung ương có các điều kiện do pháp luật
quy định.
• Đăng ký hợp đồng
Doanh nghiệp được phép hoạt động chuyên doanh đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài có hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng nhận thầu, khoán xây dựng
công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài tiến hành đăng ký hợp
đồng tại Cục Quản lý lao động với nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng gồm:
- Một bản đăng ký hợp đồng.
- Một bản sao hợp đồng và bản sao các văn bản liên quan tới việc tiếp nhận lao động
của nước nhận lao động (có xác nhận của thủ trưởng doanh nghiệp).
- Báo cáo thực hiện hợp đồng lần trước (nếu có).
- Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh cần phải có văn bản
chứng minh khả năng tài chính tại thời điểm đăng ký hợp đồng.
- Doanh nghiệp nhận thầu khoán công trình, hợp đồng liên doanh liên kết ở nước

ngoài phải nộp bản sao hợp đồng có ý kiến xác nhận của thứ trưởng bộ, ngành, chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Sau 3 ngày đối với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh và 7 ngày


19

(trừ ngày lễ và ngày nghỉ hàng tuần) đối với doanh nghiệp không chuyên doanh kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp, nếu không có thông báo
của Cục Quản lý lao động với nước ngoài thì doanh nghiệp được phép tổ chức tuyển
chọn và làm các thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Riêng đối với các thị trường mới và các thị trường chưa có cơ quan đại diện của Việt
Nam, các doanh nghiệp phải báo cáo với Cục Quản lý lao động với nước ngoài về
hợp đồng đã ký kết trước khi làm thủ tục đăng ký hợp đồng ít nhất 5 ngày.
• Tuyển chọn lao động
Trước khi tuyển chọn lao động, doanh nghiệp phải thông báo công khai tại trụ
sở và địa bàn tuyển chọn các yêu cầu về giới tính, tuổi đời, công việc mà người lao
động sẽ đảm nhiệm, nơi làm việc và thời hạn của hợp đồng, điều kiện làm việc và
sinh hoạt, tiền lương, tiền công, các khoản và mức phí đóng góp, quyền lợi và nghĩa
vụ của người lao động.
Doanh nghiệp trực tiếp tuyển chọn lao động. Chậm nhất sau 5 ngày kể từ
ngày người lao động dự tuyển, doanh nghiệp phải thông báo kết quả công khai cho
người lao động.
Sau 6 tháng kể từ ngày trúng tuyển, doanh nghiệp chưa đưa người lao động đi
được thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động biết.
Doanh nghiệp ký hợp đồng với bệnh viện do ngành y tế quy định để khám sức khỏe
cho người lao động. Doanh nghiệp chỉ được tuyển chọn những người có đủ sức khỏe
theo kết luận của bệnh viện.
• Đào tạo và giáo dục định hướng
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức các khóa đào tạo và giáo dục định

hướng tại các trường, trung tâm dạy nghề, bao gồm: học ngoại ngữ, giáo dục định
hướng (gồm kiến thức pháp luật về lao động, hình sự, dân sự, xuất nhập cảnh và cư
trú của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp


20

luật, phong tục tập quán, điều kiện làm việc, quan hệ cư xử...), kiểm tra và cấp
chứng chỉ cho người lao động.
• Công tác quản lý
Doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động và chịu trách nhiệm quản lý
hồ sơ của người lao động; quản lý sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội...
Doanh nghiệp phải báo cáo về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài định kỳ 3
tháng, 6 tháng, hàng năm vào trước ngày 15 của tháng cuối, gửi Cục Quản lý lao
động với nước ngoài.
Như vậy , quy trình tuyển dụng và thủ tục đưa người lao động ra nước ngoài
làmv iệc ở thành phố HCM được thực hiện dựa trên những Nghị định, thông tư do
Nhà Nước ban hành, và việc quản lý, hướng dẫn thực hiện đúng các quy trình , thủ
tục đó thuộc thẩm quyền của Sở lao động Thương binh – Xã Hội thành phố Hồ Chí
Minh.
2.2.2 Thị trường cho XKLĐ ở thành phố Hồ Chí Minh
* Thị trường Malaysia: là thị trường lớn nhất tuyển từ 17.000 - 23.000
người/ năm, thu nhập tối thiểu 18 RM/ ngày/ người, 468 RM/ người/ tháng (khoảng
1.900.000 đồng/ người/ tháng). Riêng những năm từ 2005 – 2007 thị trường này
hàng năm tiếp nhận khoảng 30.000 người LĐXK từ Việt Nam.Riêng năm 2008,do lo
ngại rủi ro và khan hiếm nguồn lao động, số lao động Việt Nam sang làm việc tại
đây giảm hẳn, chưa tới 10.000 người.Các ngành nghề gồm: chế biến thực phẩm, dệt
may, điện tử, dịch vụ và xây dựng...
* Thị trường Đài Loan đứng thứ hai, tuyển trên 30.000 người / năm, các
nghề lao động phổ thông, giúp việc gia đình, khán hộ công... Tiền lương cơ bản đảm

bảo tối thiểu 15.840 Đài tệ/tháng. Hầu hết các Công ty có chức năng xuất khẩu lao
động đều có khả năng tuyển lao động đi Đài Loan
.Yêu cầu


21

- Lao động phổ thông gồm hàn, tiện, phay, bào, nguội, dệt, may, tuổi từ 20 30 tuổi, văn hoá 12/12, chiều cao: Nam cao 1m67 trở lên, nữ cao 1m 52 trở lên, nữ
thợ may, trình độ văn hoá tối thiểu lớp 9/12.
- Nữ giúp việc nhà, khán hộ công: Tuổi từ 20 - 38 tuổi, văn hóa 6/12 trở lên.
Chiều cao 1m50 trở lên. Có kinh nghiệm nấu ăn, làm việc nhà, chấp nhận chăm sóc
người già, người bệnh, em bé hoặc trẻ em. Đối với nữ làm việc ở các trung tâm an
dưỡng phải có kinh nghiệm làm hộ lý và có bằng cấp.
* Thị trường Hàn Quốc có hơn 52.000 lao động VN đang làm việc gồm tu
nghiệp sinh (TNS), lao động cấp phép và lao động thẻ vàng. Lương của TNS tối
thiểu đạt 700 USD/ người/ tháng (tính cả giờ làm thêm), thời gian làm việc 44 giờ/
người/tuần. Ngoài các công việc lao động phổ thông không nghề, hiện Hàn Quốc
tiếp nhận lao động VN trong lĩnh vực lập trình và lao động tay nghề cao thuộc các
ngành như điện, điện tử, cơ khí và xây dựng.
Với lao động theo Luật cấp phép mới, mọi chế độ, trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi của người XKLĐ được đảm bảo như NLĐ Hàn Quốc. Cụ thể, mức lương
tối thiểu của NLĐ tại Hàn Quốc phải đảm bảo 760.000 Won (tương đương 760
USD), áp dụng cho 226 giờ làm. Thời gian hợp đồng lao động 2 năm, nếu làm tốt sẽ
được gia hạn thêm một năm.
* Thị trường Nhật Bản tuyển hạn chế từ 2.000- 3.000 tu nghiệp sinh/ năm,
ngành nghề: cơ khí, điện tử, dệt may... thu nhập từ 600 USD/ người trở lên.
Thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay đựơc xem là thị trường ổn định
nhất, trong khi đó các thị trường truyền thống như Malaysia và Đài Loan thì bắt đầu
cắt giảm lao động do khủng hoảng Kinh tế thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, khi quá trình hội nhập Quốc tế của Việt Nam ngày càng mạnh

mẽ thì thị trường dành cho người lao động xuất khẩu cũng ngày càng được mở
rộng , cụ thể trong những năn gần đây ngoài một số thị trường truyền thống cho


22

nguồn lao động Vịêt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng như Đài
loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc..còn có một số thị trường mới nhiều tiềm năng
như thị trường Trung Đông ( Qatar, Ả Rập Saudi ), Cộng Hoà Séc..
* Cộng hoà Séc : Hơn mười năm qua, đặc biệt là từ sau khi trở thành thành
viên của Liên minh Châu Âu (EU), nền kinh tế của Cộng hoà Séc đã có những bước
phát triển mạnh mẽ và vững chắc.Chỗ làm việc mới được tạo ra nhiều, vượt khả
năng “cung” của nguồn nhân lực nội địa, dẫn tới phải sử dụng một lực lượng lao
động từ nước ngoài ngày một tăng. Gần đây, bộ phận lao động của một số nước
Đông Âu đang làm việc ở Séc, có cơ hội và đã rời khỏi Séc đến làm việc ở các nước
EU khác có thu nhập cao hơn, làm cho tình hình thiếu hụt nhân lực trong các doanh
nghiệp càng trở nên bức xúc. Đây cũng chính là thời cơ để lao động Việt Nam tham
gia vào thị trường lao động Séc với một số lượng đáng kể.
2.2.3 Thực trạng hoạt động XKLĐ ra nước ngoài tại thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2000 – 2008
• Số lượng lao động tham gia Xuất khẩu lao động
Từ năm 2000 – 2008, Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa được 133.711 người
lao động ra nước ngoài làm việc, cụ thể :
Bảng 2.3 : Tổng hợp số lượng lao động đi XKLĐ từ Tp HCM gia đoạn
2000 – 2008

(Nguồn : Sở Lao động Thương binh – Xã hội Tp Hồ Chí Minh)
• Giai đoạn 2000 – 2004 : Trong giai đoạn từ 2000 – 2004, tổng số lượng lao
động đi làm việc ở nước ngoài là 66.274 lao động.



23

(Nguồn : Sở Lao động thương binh – Xã hội Tp HCM)
Với 26.037 người, chiếm 40%, Malaysia là nước thu hút nhiều lao động Việt
Nam sang làm việc nhất. Đây cũng là thị trường được thành phố đánh giá là tiềm
năng để góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo. Thị trường này đang cần nhiều
lao động Việt Nam với số lượng không hạn chế, không đòi hỏi tay nghề cao, chủ yếu
là ở các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, chế biến thực phẩm, dịch vụ và xây
dựng..Bên cạnh đó, chi phí ban đầu để đi làm việc ở nước này khá thấp phù hợp với
với điều kiện và khả năng tài chính của người lao động nghèo.
Thứ hai là Đài Loan, với tổng số lao động là 23.262 người chiếm 35%. Đây
cũng là một trong những nước thu hút nhiều lao động Việt Nam nói chung và Tp Hồ
Chí Minh nói riêng sang làm việc nhất.Các nghành nghề cần nhiều lao động ở nước
này chủ yếu là các ngành lao động phổ thông, không đòi hỏi cao về trình độ người
lao động.
Các nước có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ chiếm tỉ trọng ít trong
giai đoạn này. Nguyên nhân là do yêu cầu để đi làm việc ở các nước này khá cao và
chỉ tuyển chọn với số lượng hạn chế. Trong khi đó nguồn lao động Xuất khẩu thì đa
phần là lao động xuất thân từ nông thôn, do đó trình độ không đủ dáp ứng nhu cầu
của các nước này.
• Năm 2005 – 2006:


24

Năm 2005, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 17.048 lao động,
trong khi đó năm 2006 con số này chỉ khoảng 14.792 người.

(Nguồn : Sở Lao động Thương binh – Xã hội Tp HCM)

Dựa vào biểu đồ ta có thể nhận thấy một sự biến động lớn về số lượng lao
động đăng kí đi làm việc ở Đài Loan và Malaysia trong hai năm 2005 và 2006. Số
lao động đi làm việc ở Malaysia năm 2005 là 9.616 , con số này giảm đi đáng kể vào
năm 2006, chỉ còn 1.530 người. Như đã phân tích, Malaysia là thị trường tiềm năng
nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam nói chung và Tp Hồ Chí Minh nói riêng sang
làm việc, vậy vì sao lại có sự sụt giảm đáng kể này? Theo một số tài liệu về tình
hình lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia, năm 2005 số lượng lao động đang
làm việc tại nước này xuất hiện hiện tượng đột tử không rõ nguyên nhân. Có ý kiến
cho rằng, chỉ tính riêng từ 2004 đến nay, lao động Việt Nam ở Malaysia trung bình 6
ngày lại có 1 người tử vong. Chính những thông tin đó đã ảnh hưởng gây tâm lý
hoang mang cho người lao động khi quyết định tham gia vào thị trường lao động
xuất khẩu.
Khi số lượng lao động tham gia vào thị trường Malaysia giảm đi đáng kể, số
lao động đăng kí đi Đài Loan lại tăng lên rất cao, từ 3.685 người năm 2005 tăng lên
đến 8.693 người vào năm 2006.
Trong hai năm này, chỉ có sự biến động về số lượng lao động ở thị trường Đài
loan và Malaysia, còn những thị trường cao cấp hơn như Nhật Bản và Hàn Quốc hay


25

một số nước khác không có nhiều biến động. Bên cạnh nguyên nhân về yêu cầu
tuyển dụng ở các nước này khá cao, sự khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để đi
Xuất khẩu lao động cũng là một nguyên nhân chính yếu khiến cho người lao động
không tham gia vào những thị trường này.
Năm 2006 đánh dấu một sự thay đổi lớn trong hoạt động Xuất khẩu lao động
Việt Nam nói chung và Tp Hồ Chí Minh nói riêng, đó là sự ra đời của Luật Người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bộ luật này ra đời đã
góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động tham gia Xuất khẩu lao
động và các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

• Năm 2007 – 2008 :
Năm 2007, Malaysia vẫn là thị trường lớn của XKLĐ Thành phố. Bên cạnh
các thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan,..hoạt động XKLĐ Thành phố
đã hướng vào những thị trường tiềm năng khác như thị trường Trung Đông mà điển
hình là Quatar, Ả Rập và thị trường châu Âu như CH Séc.. Việc mở rộng thêm thị
trường đã tạo ra nhiều cơ hội cho người dân Lao động Xuất khấu Thành phố.

Một điều đáng chú ý đó là trong khi thị trường cho lao động xuất khẩu ở các
nước như Malaysia, Đài Loan có vẻ như chững lại thì cơ hội cho lao động Thành
phố đến các nước có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản lại được mở rộng hơn.
Trong hai năm 2007 – 2008 số lao động đi làm việc ở những quốc gia này răng lên
đáng kể , từ 2.492 người năm 2006 lên đến 9.326 người năm 2007 và 9.825 năm


×