Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.67 KB, 78 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài luận văn..............................................................1

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................. 3

3.

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn..........................................................4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn........................................4

5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn...................5

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................. 5

7.

Kết cấu của luận văn................................................................................. 5

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT


VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ.............7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đô thị................................................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị....9
1.2. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. . .12
1.2.1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức phải tuân
theo các nguyên tắc sau...................................................................................12
1.2.2. Việc áp dụng để xử phạt phải tuân thủ nguyên tắc sau......................... 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đô thị.......................................................................................13
1.3.1. Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đô thị..............................................................................................13
1.3.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự đô thị.............14
1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính....14
1.3.4. Cở sở vật chất và nguồn lực tài chính hoạt động xử phạt hành chính...15
Kết luận Chương 1.......................................................................................... 16

iii


Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK............................................................................................ 17
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng tác động đến xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk....................................................................................................17
2.2. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 18
2.2.1. Các hoạt động về chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước........................18
2.2.2.Về tổ chức bộ máy và nhân sự............................................................... 23

2.2.3. Kết quả tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị,
bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường........................................ 25
2.2.4. Nhận xét đánh giá thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột..............27
Kết luận Chương 2.......................................................................................... 35
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ...........36
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK.......................... 36
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị.....................................................................................................36
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột.....................................................37
3.2.1. Nhóm giải pháp chung.......................................................................... 37
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể.......................................................................... 42
3.2.3. Một số kiến nghị đề xuất.......................................................................58
Kết luận Chương 3.......................................................................................... 60
KẾT LUẬN.....................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 63

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả xử lý vi phạm hành chinh từ năm 2013 đến tháng 5/201926
Bảng 2.2 : Kết quả xử lý vi phạm hành chính từ năm 2017 đến 6/2019.........32

v


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trật tự đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đô thị,
là thước đo đánh giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội và văn minh đô thị, là
nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mọi đô thị trong
một Quốc gia. Quản lý trật tự đô thị vừa là nhiệm vụ, vừa là thách thức đặt ra
cho mọi Quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhất là các chính quyền
đô thị hiện nay luôn đặc biệt quan tâm giải quyết, không phân biệt là quốc gia
phát triển hay đang phát triển.
Xác định vấn đề quản lý trật tự đô thị là một nhiệm vụ trọng tâm trong
quá trình xây dựng, phát triển đất nước và văn minh đô thị; trong thời gian
qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp nhằm quản lý trật tự
đô thị, trong đó pháp luật được xem như là một công cụ chủ yếu và hữu hiệu,
có ý nghĩa quan trọng nhất trong công tác quản lý trật tự đô thị, với nhiều các
văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề trật tự đô thị đã được nhà nước ban
hành như Luật Xây dựng, Luật giao thông, Luật bảo vệ Môi trường, Luật xử
lý vi phạm hành chính, các Nghị định của Chính phủ v.v..
Thực hiện các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước, nhất là Kết luận (01) số 60-KL/TW ngày 27/11/2009
của Ban Chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ chính trị về xây dựng và
phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
(giai đoạn 2010-2020). Trong 10 năm qua, thành phố Buôn Ma Thuột đã liên
tục và nhanh chóng thay đổi gương mặt của mình, sự phát triển thành phố
Buôn Ma Thuột vừa là nhu cầu tự thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của một
thành phố đầu tàu có sự liên đới trách nhiệm đối với vùng Tây Nguyên trong

1


giai đoạn mới của đất nước, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhu cầu đất đai, xây

dựng các công trình, nhà ở và kinh doanh buôn bán, đi lại của người dân ngày
một tăng cao và dẫn đến tình hình vi phạm về trật tự đô thị ngày một nhiều,
việc quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột vì thế mà được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết.
Được sự quan tâm của Trung ương và UBND tỉnh Đắk Lắk, những năm
qua thành phố Buôn Ma Thuột đã từng bước quy hoạch đô thị trên diện rộng,
chỉnh trang, nâng cấp các tuyến đường, ngõ hẽm; đời sống nhân dân ngày càng
được nâng cao rõ rệt; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo
đảm, thu hút nhiều tổ chức và cá nhân đến đầu tư xây dựng và sinh sống.
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố, thì nhiều vấn đề
bức xúc đặt ra cho lãnh đạo thành phố cần đặc biệt quan tâm xử lý, trong đó phải
nói đến vấn đề về trật tự đô thị như: Xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng
trái phép, không phép, sai phép; lấn chiếm vỉa hè và lòng lề đường để buôn bán
(chợ nhỏ, quán cóc, quán ăn, xe đẩy, quầy hàng…), chèo kéo khách, bán hàng
rong (quang gánh, thúng mẹt, xe đạp), rao vặt, đậu đỗ các phương tiện giao
thông không đúng nơi quy định (ô tô, xe máy, xích lô, ba gác, xe đạp), xả rác bừa
bãi, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, việc xử phạt không nghiêm đã dẫn
đến tình trạng tái phạm và nhờn luật, điều đó đóng góp phần gây mất trật tự đô
thị, cản trở giao thông đô thị, làm nhếch nhác và mất cảnh quan, mỹ quan đô thị.
Với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó đề
xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói
chung, với mục tiêu là xây dựng một tỉnh Đắk Lắk “Văn hóa - Văn minh đô
thị” và thành phố Buôn Ma Thuột “xanh - sạch - đẹp”, học viên chọn đề tài
“Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật.


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở
nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cụ thể, bao gồm:
- Luận văn cao học "Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội" của Quân
Ngọc Anh, khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 và một số bài
viết nghiên cứu về lĩnh vực này (02).
- Luận văn cao học "Vi phạm hành chính và tội phạm - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn", của Trần Thu Hạnh, Khoa Luật Trường Đại học tổng hợp
Hà Nội, 1998 (03);
- Luận văn cao học "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự
đô thị từ thực tiễn Quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng” của Trịnh Văn Quang,
năm 2016 (04).
- Luận văn “Pháp luật về quản lý môi trường - từ thực tiễn huyện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắk” của Văn Tiến Sỹ, học viên Học viện hành chính Quốc gia
năm 2017 (05);
- Luận văn “Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” của Đặng Như Phú Tân, học viên Học viện
hành chính Quốc gia năm 2017 (06);
- Sổ tay nghiệp vụ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Sở Tư
pháp tỉnh Đắk Lắk năm 2016 (07).
- Giáo trình học phần Quyết định hành chính: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn của TS. Nguyễn Tuấn Khanh (29);
- Hiệu lực quyết định quản lý hành chính nhà nước: Những vấn đề lý luận
và thực tiễn của TS. Nguyễn Minh Phú, Học viện khoa học xã hội, năm 2017
(30).


- Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Ban Chấp hành Trung ương
về Kết luận của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma

Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020) (01).
Trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan,
luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật, thực tiễn xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, từ đó đưa ra các giải
pháp góp phần nâng cao hiệu hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị;
đánh giá thực trạng, kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập, khó khăn,
vướng mắc trong thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột; từ đó đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự
đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, hệ thống hóa các lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
+ Đánh giá việc tổ chức thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, làm rõ những ưu
điểm đã đạt được, nêu ra được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập
và nguyên nhân.
+ Đề xuất một số giải pháp cụ thể để nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến công tác tổ chức thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật


tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động xử phạt hành

chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột từ
năm 2013 đến năm 2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật
của nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp
phân tích, tổng hợp, logic, so sánh và thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu,
hoàn thiện các thể chế pháp luật phục vụ yêu cầu công tác xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột; nguyên nhân của những hạn chế và đề ra những
giải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đô thị.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địa
phương có liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột.
7. Kết cấu của luận văn
Bố cục của luận văn được kết cấu gồm 3 Chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật


tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.



Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị
1.1.1. Khái niệm.
a) Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (khoản 1
điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Vì vậy, để xác định được
đúng hành vi vi phạm hành chính, thì chúng ta phải dấu hiệu để nhận biết vi
phạm hành chính như: Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là tổ chức hoặc
cá nhân, hành vi có lỗi (vô ý hoặc cố ý) hành vi đó là trái pháp luật, nhưng
hành vi đó không phải là tội phạm, tức là hành vi đó có mức độ xâm hại chưa
nguy hiểm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và hành vi đó phải
được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Khi áp dụng pháp luật chúng ta cần phân biệt hành vi vi phạm hành
chính với tội phạm, mặc dù đều là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi
ích của Nhà nước, tập thể và công dân, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, là
biểu hiện tiêu cực cần phải loại trừ. Tuy nhiên, nó có những đặc điểm khác
nhau là: Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã thấp hơn so với tội
phạm và do đó các hình thức xử phạt vi phạm hành chính cũng ít nghiêm khắc
hơn so với hình phạt áp dụng đối với tội phạm, tội phạm chỉ được quy định
trong Bộ Luật hình sự và đối tượng thực hiện tội phạm bị xử phạt về hình sự
chỉ có thể là cá nhân, thẩm quyền xử lý về tội phạm chỉ duy nhất cơ quan Tòa
án và thủ tục xử lý tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự, trong khi đó thủ tục



xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ
phía cơ quan hành chính Nhà nước.
Khi xử lý vi phạm hành chính chúng ta phải thực hiện theo đúng nguyên
tắc xử lý hành chính. Đối với xử lý hành chính thì phải theo nguyên tắc: Cá
nhân chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng
(quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012); việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh
chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, công bàng và đúng quy định
của pháp luật; việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải
căn cứ vào tính chất mức độ, hậu quả vi phạm hành chính, nhân thân người vi
phạm và tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.
b) Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính (khoản 2 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Xử
phạt vi phạm hành chính có 02 hình thức là xử phạt chính và phạt bổ sung, hình
phạt chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền, hình phạt bổ sung thì bao gồm như:
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được
sử dụng để vi phạm hành chính hoặc trục xuất. Các hình thức phạt bổ sung trên
có thể được quy định là hình thức phạt bổ sung hoặc là hình thức xử phạt chính
tùy trong từng trường hợp.
Tuy nhiên, biện pháp khắc phục hậu quả vẫn được áp dụng độc lập trong
trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, như trong tình thế
cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, …Ngoài chúng ta cũng cần lưu
ý là: Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi rõ lý do không
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện
pháp



khắc phục hậu quả được áp dụng trách nhiệm và thời hạn thực hiện. Chi phí
khắc phục hậu quả: Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thể
thực hiện được các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan quản lý có thẩm
quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực
hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải
hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
c) Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân
vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm,
bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo
dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
(khoản 3 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Đây là các biện pháp
xử lý hành chính khác được phân biệt rõ rệt với các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính thuông thường như phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính,…Vì các biện pháp này chỉ được áp dụng đối
với những đối tượng nhất định, khi áp dụng không chỉ căn cứ một hành vi vi
phạm cụ thể, mà còn căn cứ vào cả quá trình vi phạm pháp luật có tính hệ
thống của đối tượng.
Các biện pháp xử lý hành chính hạn chế trực tiếp quyền tự do công dân
(biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc); đó đó, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định
thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là Tòa án
nhân dân; việc giao Tòa án quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ
tạo điều kiện cho đương sự, luật sư, người bào chữa được tham dự để bảo vệ
quyền lợi của đương sự, bảo đảm dân chủ, khách quan; phù hợp với quá trình
hội nhập quốc tế. Riêng thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn vẫn giao cho Chủ tịch UBND cấp xã.
1.1.2.Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn



giao thông; vệ sinh môi trường và văn hóa văn minh đô thị…. Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị có một số đặc điểm sau:
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chính là nhiều cơ quan có thẩm
quyền khác nhau, khác với các vụ việc hình sự chỉ do một cơ quan xem xét Tòa
án. Thẩm quyền chung là Chủ tịch UBND các cấp, thẩm quyền của Công an
nhân dân, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra v.v..
- Xử phạt hành chính là biện pháp xử lý có tính cưỡng chế của Nhà
nước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp
luật để áp dụng đối với các loại vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo tính
chất, mức độ của vi phạm và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Người có thẩm quyền cưỡng chế khi ra quyết định cưỡng chế có nhiệm
vụ tổ chức cưỡng chế như lập kế hoạch, huy động và phân công nhiệm vụ cụ
thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện cưỡng chế.
Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh
chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu trách nhiệm mọi chi phí về việc
tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế.
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là trình tự pháp luật quy định mà
người có thẩm quyền xử phạt phải nắm vững và tuân thủ triệt để khi tiến hành
xử phạt vi phạm hành chính. Có 02 loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là
xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và xử phạt vi phạm hành
chính có lập biên bản.
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong
trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân
và 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ (Sổ tay nghiệp vụ pháp luật về


xử lý vi phạm hành chính của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, năm 2016). Trường

hợp vi phạm hành chính phát hiện nhờ sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật,
nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên
bản áp dụng đối với các vi phạm hành chính nhỏ, rõ ràng, không có tình tiết
phức tạp cần xác minh thêm. Dù không lập biên bản, nhưng mọi trường hợp
xử phạt vi phạm hành chính đều phải ra quyết định xử phạt.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, biên bản vi phạm
hành chính là cơ sở pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền ban hành
quyết định xử lý vi phạm hành chính.
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố
ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính. Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân vi
phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp
dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng - an ninh, thì người xử
phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thẩm
quyền xử lý. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành
chính do mình gây ra. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong
phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc
tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác.
1.1.3. Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Xử phạt vi phạm hành chính để giáo dục ý thức pháp luật cho chủ thể


vi phạm và những người khác về sự đúng đắn, công bằng, hợp đạo đức của
biện pháp được áp dụng, giáo dục cho mọi công dân tri thức pháp luật, đối với

pháp luật, hình thành ở họ lối sống và làm việc tuân theo pháp luật, bảo vệ
quy tắc, trật tự đô thị đã bị thay đổi do các chủ thể vi phạm hành chính gây ra.
Các hành vi vi phạm và tác dụng giáo dục của biện pháp trách nhiệm được
áp dụng pháp luật các chủ thể vi phạm và những người khác kiềm chế không
thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính là công cụ bổ trợ cho công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực trật tự đô thị, qua đó gây tác động đến nhận thức của
người vi phạm về ý thức về tính chính đáng của biện pháp trách nhiệm được
áp dụng, răn đe người vi phạm pháp luật và những người không vững vàng,
dễ vi phạm pháp luật khác.
1.2. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
1.2.1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức phải tuân theo
các nguyên tắc sau:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và
phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải
được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công
khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của
pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ,
hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi


người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Ví dụ: nhiều người cùng thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, thì

mỗi người sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này chứ không xử
phạt riêng một người nào.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm
hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm
hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua
người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với
tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
1.2.2. Việc áp dụng để xử phạt phải tuân thủ nguyên tắc sau:

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ
bị áp dụng một hình thức xử phạt chính, có thể áp dụng nhiều hình thức phạt bổ
sung; hình thức phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt
chính, không áp dụng độc lập; trừ một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy định
không xử phạt do hết thời hiệu xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc
phục hạu quả để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng; đối với mỗi hành vi vi
phạm phải căn cứ vào các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đó được
quy định ở điều nào, khoản nào, điểm nào, bị áp dụng hình thức, biện pháp gì,
mức phạt bao nhiêu ,…
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị
1.3.1. Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị.

Hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, đơn giản, dễ hiểu và tạo ra một
khung pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh đảm bảo được sự thống nhất quản lý, làm


cơ sở cho việc phân loại vi phạm, ngăn chăn các hành vi vi phạm pháp luật,

nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động trật tự đô
thị và các cán bộ, công chức thực thi công vụ
Để quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự đô thị phù hợp với tình hình
thực tế các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính thông thường
được sửa đổi, bổ sung và phải làm sao để các quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật về vi phạm hành chính thống nhất, đồng bộ nhằm phục vụ có
hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính.
1.3.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự đô thị.

Ý thức pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến việc
thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị,
các tổ chức cá nhân nắm vững, hiểu rõ và chỉ làm những gì pháp luật không
cấm, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, vì vậy việc tuyên truyền giáo dục
pháp luật một cách sâu rộng và phù hợp với từng đối tượng bằng nhiều hình
thức đa dạng phong phú sẽ mang lại hiệu quả cao.
1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính

Bộ máy xử phạt vi phạm hành chính ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm
bảo thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, bởi chỉ khi tổ chức bộ máy tinh
gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả thì việc thực hiện xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị mới đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó,
đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi là những người có trình
độ nhận thức, ý thức chính trị, có lập trường tư tưởng của người thực thi công
vụ. Cán bộ, công chức phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách
nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có kiến thức quản lý nhà
nước và am hiểu pháp luật, việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức theo
những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” sẽ giúp cho những
người thực thi công vụ trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng để từ đó có



được những quyết định công tâm.
1.3.4. Cở sở vật chất và nguồn lực tài chính hoạt động xử phạt hành chính

Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động xử phạt hành chính
có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đô thị, chỉ khi hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực tài chính được
đầy đủ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính, từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.


Kết luận Chương 1
Quản lý trật tự đô thị là một lĩnh vực rất rộng, liên quan tới nhiều ngành
và nhiều lĩnh vực, như: Đất đai, xây dựng, giao thông, môi trường v.v.. Vì vậy,
vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị đã phong phú, đa dạng và
phức tạp, mà công tác xử phạt, xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực này cũng còn nhiều vấn đề phát sinh tính phức tạp. Để có cơ sở
thực hiện đúng quy định về xử phạt, chương này đã làm rõ cơ sở lý luận thế
nào là vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp xử lý vi
phạm hành chính, ý nghĩa và vai trò của sử phạt vi phạm hành chính, các
nguyên tắc xử phạt và áp dụng xử phạt, các hình thức xử phạt và biện pháp
khắc phục, các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện xử phạt, xử phạt
vi phạm hành chính là hoạt động quan trọng của nhà nước, nhằm đáp ứng các
yêu cầu văn minh đô thị, đặc biệt trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô
thị như hiện nay, đây là lĩnh vực cần được chú trọng, quan tâm chỉ đạo, tổ
chức thực hiện, để sớm điều chỉnh các mối quan hệ này đi vào nề nếp, tuân
theo một khuôn khổ nhất định đúng với chương trình quy hoạch tổng thể đã
đề ra.
Công cụ quan trọng để thực hiện việc xử phạt là pháp luật, pháp luật tạo
thành hành lang pháp lý cho các hoạt động quản lý và trật tự đô thị, là công cụ
có tính bắt buộc thực hiện các quy đinh để đảm bảo trật tự đô thị. Nội dung

chủ yếu của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị (như: xử
phạt về trật tự xây dựng đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường,
nếp sống văn hóa văn minh đô thị) cũng đã được đề cập đến một cách tổng
quát.


Chương 2:
THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng tác động đến xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
tỉnh Đắk Lắk, có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, quốc phòng, an
ninh của vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lượng quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có diện tích khoảng 377,09km 2 chiếm khoảng
2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk, bao gồm: 13 phường và 08 xã. Các
phường trung tâm như Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công hầu hết đã được
phủ kín đất ở, việc xây dựng đều được cấp giấy phép xây dựng theo quy định,
ít xảy ra việc xây dựng trái phép; các phường, xã còn lại diện tích đất nông
nghiệp còn rất lớn. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa của thành phố
Buôn Ma Thuột tăng nhanh, phạm vi xây dựng đô thị ngày càng mở rộng,
cùng với việc phát triển về kinh tế - xã hội, các khu dân cư mới trong đô thị
được hình thành. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng đô thị
theo quy hoạch có nhiều chuyển biến tích cực. Việc hình thành các khu dân cư
theo các dự án và thiết kế đô thị được quan tâm đầu tư phát triển, từng bước
hình thành các khu đô thị hiện đại, văn minh.
Việc phát triển và chỉnh trang đô thị đang trên đà phát triển thì cũng phát
sinh những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, đó là công tác quản lý trật tự

xây dựng và quản lý đất đai. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị và đất
đai đã và đang là một vấn đề nóng đang diễn ra trong thực tế trên các địa


phương. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xảy ra ở nhiều nơi trên
địa bàn thành phố, có thể nhận thấy các công trình vi phạm về các quy định
của Luật xây dựng, Luật đất đai xảy ra ngày càng đa dạng hơn. Mức độ không
chỉ dừng lại ở việc xây dựng không phép, sai phép mà còn xây dựng trên đất
không được phép xây dựng, xây dựng công trình khi chưa có chủ trương đầu
tư xây dựng, việc sử dụng đất không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều
và có chiều hướng phức tạp.
2.2. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
2.2.1. Các hoạt động về chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước.

a) Công tác ban hành văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện: Xác định
thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố là một trong
các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục; Tỉnh ủy, Ban Thường vụ
Thành ủy và UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã ban hành các văn bản chỉ
đạo, triển khai thực hiện và tăng cường trong công tác quản lý trật tự xây
dựng và đất đai; thành lập các Đoàn, Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong linh vực quản lý trật tự xây
dựng, đất đai đôi với UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố.
b) Công tác chỉ đạo điều hành:
Hàng năm, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột sẽ diễn ra nhiều các
sự kiện lớn như: Lễ hội cà phê, Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây nguyên,
Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên, kết hợp thực hiện nhiệm vụ
chính trị được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành
ủy và Hội đồng nhân dân thành phố giao và theo chỉ đạo của Ban An toàn
giao thông tỉnh nhằm đảm bảo việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong công
tác quản lý trật tự đô thị gắn với đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi

trường trên địa bàn thành phố; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng;
UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện.


Ngoài ra, UBND thành phố Buôn Ma Thuột thường xuyên chỉ đạo
UBND các xã, phường tại các buổi họp giao ban hàng tháng và ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền cơ sở
và nâng cao ý thức người dân về việc thực hiện nghiêm pháp luật về đất đai,
trật tự xây dựng và góp phần giữ gìn trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ
sinh môi trường trên địa bàn thành phố, cụ thể:
- Giải tỏa tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán tại
các khu vực chợ trung tâm Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũ,
Quảng trường 10/3, Trường Đại học Tây Nguyên, thường xuyên gây mất an
ninh trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đối người dân sinh sống
trong khu vực; duy trì lực lượng chống tái lấn chiếm.
- Chỉ đạo UBND các phường, xã tổ chức ra quân tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hiện phá dỡ các công trình bục, bệ, vệt dắt xe, bậc thềm, bậc tam
cấp, mái che, mái vẩy... vi phạm chỉ giới xây dựng, lấn chiếm vỉa hè; thực hiện
cưỡng chế đối với những trường hợp không tự giác chấp hành; Thực hiện kiểm
tra, rà soát các công trình xây dựng đã được cấp phép có diện tích nhỏ hơn 60m2
trên thửa đất còn nhiều diện tích đất nông nghiệp; chỉ đạo xử lý các trường hợp
xả rác thải, nước thải không đúng quy định ra đường phố; Chỉ đạo các địa
phương có tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm
các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để dựng lều, rạp kinh
doanh, buôn bán; chấm dứt việc cho gửi các quầy sạp, dụng cụ phục vụ kinh
doanh vỉa hè về đêm và chấm dứt việc mở tường rào cho kinh doanh buôn bán
trong khuôn viên trụ sở.
- Tổ chức ra quân xử lý tình trạng dừng, đỗ xe trên hè phố sai quy định
trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích thu gom rác thải phải

đảm bảo đúng giờ giấc quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình


thu gom rác thải trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị và UBND các phường, xã
thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp sử dụng tạm thời một phần vỉa
hè để tập kết vật liệu xây dựng, để xe môtô, kinh doanh, buôn bán không
đúng theo nội dung Giấy phép được cấp, không đảm bảo mỹ quan đô thị, an
toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Đặc biệt thành lập Tổ kiểm tra liên ngành Tài nguyên môi trường, Quản
lý đô thị theo Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 22/2/2017, với nhiệm vụ
kiểm tra việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính của UBND các xã,
phường trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tham mưu UBND thành phố xử lý
những trường hợp để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng,
bao che cho hành vi vi phạm. Tổ kiểm tra này hoạt động xuyên suốt trong năm.
c) Công tác tuyên truyền:
* Đài Truyền thanh truyền hình thành phố:
- Về phát thanh: Thực hiện tin, bài phóng sự ghi nhanh, ký báo chí; câu
chuyện truyền thanh, chuyên mục về trật tự đô thị, xây dựng nếp sống văn
minh đô thị.
- Về truyền hình: Thực hiện tin, bài phóng sự ghi nhanh, phóng sự chuyên đề.
- Nội dung tuyên truyền:
+ Tiếp tục tuyên truyền các quy chế về quản lý đô thị do UBND tỉnh, Ủy
ban nhân dân thành phố ban hành; Phản ánh đưa tin các đợt ra quân về đảm
bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán
các hành vi ứng xử, vi phạm nếp sống văn minh đô thị; Phối hợp với Đội cảnh
sát giao thông thành phố đưa tin công tác tuần tra kiểm soát về việc chấp hành
các quy định về an toàn giao thông.
+ Đưa tin về sự quyết tâm của UBND thành phố trong công tác chỉnh
trang đô thị, ra quân lập lại trật tự đô thị trên địa bàn thành phố.



+ Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề, câu chuyện truyền thanh nhằm
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về trật tự đô thị để người nghe nhận thức rõ về ý
thức chấp hành các quy định về trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi
trường.
* Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thành phố:
- Biên tập đĩa CD về đề cương tuyên truyền xây dựng nếp sống văn
minh, đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông cấp phát cho truyền thanh cơ
sở 21 phường, xã phát thanh trung bình tuần 2 lần trên trạm phát thanh cơ sở,
tuyền truyền nội dung về trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi
trường, công tác giải tỏa chợ đêm Buôn Ma Thuột, công tác chỉnh trang đô thị
tại 03 tuyến đường điểm Lê Thánh Tông, Phan Bội Châu và Ngô Quyền; đã
tổ chức các buổi xe loa tuyên truyền trên địa bàn Thành phố triển khai treo
mới các đợt băng rôn, thay mới nội dung panô tuyên truyền về xây dựng nếp
sống văn minh, trật tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
- Tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
của Thành ủy về xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Phối hợp với UBND các phường, xã chấn chỉnh hoạt động quảng cáo,
rao vặt trên địa bàn theo Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐCP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về
quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
- Tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ trong lĩnh vực
quảng cáo.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo, rao



vặt, đã kiểm tra, phát hiện, tham mưu xử lý hành chính các trường hợp vi phạm.
* Công an thành phố Buôn Ma Thuột:
- Thực hiện kế hoạch số 86/KH-CATP (CSGT) ngày 11/5/2017 của Công
an thành phố về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và vận động quần chúng nhân
dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giao thông ở vùng
nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột, phân công cán bộ chiến sỹ phối hợp với phòng PC67, các đội nghiệp vụ
của Công an thành phố thực hiện công tác tuyên truyền Luật giao thông đường
bộ cho 50.217 lượt người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, giáo viên,
học sinh các cấp tại các buôn, xã, phường, tổ dân phố và tại các trường học.
- Trong quá trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính lồng ghép
công tác tuyên truyền luật giao thông đường bộ; Thông tư số 49/TT/CP-2014 về
quy trình tuần tra kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát trật tự,
Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt…cho người vi phạm cũng như những
người dân khác biết để chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật;
- Phối hợp với Đài Truyền thanh và Truyền hình thành phố và Đài phát
thanh và truyền hình tỉnh Đắk Lắk đưa tin bài, phóng sự ghi nhanh, ký báo chí;
câu chuyện truyền thanh.
* UBND các xã, phường:
- Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân, các đoàn thể xây dựng
nếp sống văn minh đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; gắn với
việc xây dựng “Gia đình Văn hóa”, “ Cơ quan văn hóa”.
- Phối hợp với các hội, đoàn thể phường, xã thực hiện công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân về chủ trương thực hiện công tác đảm bảo trật tự đô
thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
làm nơi kinh doanh buôn bán, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô
thị



×