Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUNG CƯ QUẬN 09 – TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.24 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUNG CƯ
QUẬN 09 – TP. HỒ CHÍ MINH

SVTH: TRẦN VĂN CẦN

NỘI DUNG GỒM:

MSSV: B14088873

- 1 QUYỂN THUYẾT MINH

LỚP: XDDD & CN K40-A2

- 14 BẢN VẼ A1

Cần Thơ, tháng 12 - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUNG CƯ
QUẬN 09 – TP. HỒ CHÍ MINH
(PHẦN THUYẾT MINH)

CBHD: ThS. DƯƠNG NGUYỄN HỒNG TOÀN

SVTH:TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B1408873
LỚP: XDDD&CN K40-A2

Cần Thơ, tháng 12 - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BM. KỸ THUẬT XÂY DỰNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành XDDD & CN
Học kỳ I, năm học 2018– 2019
Họ & Tên: TRẦN VĂN CẦN; MSSV: B1408873



LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN

Kính gởi: Quý Thầy, Cô - Bộ môn Kỹ thuật xây dựng - Khoa Công Nghệ - Trường Đại
Học Cần Thơ.
Trước tiên em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khoẻ và thành công trong
công tác.
Hôm nay em thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp, đây là kết quả của quá trình học
tập và rèn luyện các kiến thức từ đại cương, cơ sở ngành đến chuyên ngành cũng như
các kỹ năng: tự học, làm việc nhóm, giao tiếp, sử dụng các phần mềm chuyên ngành,
đặc biệt là sử dụng Ngoại Ngữ trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Là cơ hội thể hiện sự
hiểu biết của bản thân, kỹ năng phân tích, lập luận, tính toán trong công tác thiết kế kiến
trúc, thiết kế kỹ thuật công trình dân dụng. Làm nền tảng để em thực hiện tốt các công
việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường.
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn, em vô cùng cảm ơn Thầy Dương Nguyễn
Hồng Toàn đã tận tình quan tâm, chỉ dạy và hướng dẫn những những kiến thức, kinh
nghiệm, chỉ ra những điều chưa hợp lý, chỉnh sửa những chỗ còn thiếu sót trong suốt
quá trình thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp.
Em xin cảm ơn Thầy cố vấn học tập BÙI LÊ ANH TUẤN đã luôn quan tâm và
chia sẻ với em.
Con xin cảm ơn Cha Mẹ đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất để con được học tập
và rèn luyện tại Trường Đại Học Cần Thơ.
Tôi xin cảm ơn các bạn lớp Xây dựng dân dụng và công nghiệp K40-A2 đã gắn
bó, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Cảm ơn những lời góp ý chân thành để tôi
có thể hoàn thành tốt Luận Văn Tốt Nghiệp.
Cuối cùng, em xin chúc Cô nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục sự nghiệp giảng dạy
cho các thế hệ mai sau. Em sẽ luôn nỗ lực học tập không ngừng, cố gắng hơn nữa trong
công việc để trở thành kỹ sư tốt, cống hiến ngày càng nhiều cho đất nước để đền đáp
công ơn giảng dạy của quý Thầy, Cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 12 năm 2018

Sinh viên thực hiện

TRẦN VĂN CẦN
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B1408873


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HỌ VÀ TÊN CBHD: ThS. DƯƠNG NGUYỄN HỒNG TOÀN
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
HỌ VÀ TÊN CBPB: HÀ QUỐC ĐÔNG.
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………............

SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B1408873


MỤC LỤC

MỤC LỤC
Chương 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH ............................................................. 2
1.1. NHU CẦU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................................................... 2
1.2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................................................... 2
1.2.1. Vị trí công trình .................................................................................. 2
1.2.2. Đặc điểm khí hậu vùng ..................................................................... 2
1.2.3. Địa chất thủy văn khu vực ................................................................ 3
1.3. PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH ...................................................................... 4
Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT ............................................ 5
2.1. GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG .......................... 5
2.2. GIẢI PHÁP MẶT ĐỨNG .......................................................................... 7
2.3. GIAO THÔNG NỘI BỘ .......................................................................... 10
2.4. HỆ THỐNG ĐIỆN .................................................................................. 10
2.5. HỆ THỐNG NƯỚC ............................................................................... 11
2.5.1. Cấp nước ........................................................................................ 11
2.5.2. Thoát nước ..................................................................................... 11
2.6. GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ – CHIẾU SÁNG ............................................ 11

2.7. GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, THOÁT HIỂM .................... 11
2.8. GIẢI PHÁP CHỐNG SÉT ...................................................................... 12
2.9. HỆ THỐNG THOÁT RÁC ...................................................................... 12
Chương 3. GIẢI PHÁP KẾT CẤU .................................................................... 14
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B1408873


MỤC LỤC

3.1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU ........................................................ 14
3.1.1. Hệ kết cấu chịu lực chính ............................................................... 14
3.1.2. Hệ kết cấu sàn ................................................................................ 14
3.1.3. Hệ kết cấu khung ............................................................................ 16
3.1.4. Móng ............................................................................................... 18
3.1.5. Kết luận ........................................................................................... 18
3.2. LỰA CHỌN VẬT LIỆU .......................................................................... 18
3.3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ............................................................... 19
3.3.1. Sơ đồ tính ....................................................................................... 19
3.3.2. Các giả thuyết dùng trong tính toán nhà cao tầng .......................... 19
3.3.3. Nội dung tính toán ........................................................................... 19
3.3.4. Phương pháp xác định nội lực ........................................................ 20
3.3.5. Lựa chọn công cụ tính toán ............................................................ 21
Chương 4. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG & SỐ LIỆU THIẾT KẾ ........................... 23
4.1. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG ....................................................................... 23
4.2. TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN ...................................................................... 23
4.2.1. Tải trọng đứng ................................................................................ 23
4.2.2. Tải trọng ngang (tải trọng gió) ......................................................... 25
4.3. CƯỜNG ĐỘ VẬT LIỆU ......................................................................... 26
4.3.1. Bê tông ............................................................................................ 26

4.3.2. Cốt thép........................................................................................... 26
Chương 5. THIẾT KẾ KẾT CẤU SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH ............................... 27
5.1. LỰA CHỌN SƠ ĐỒ KẾT CẤU CHO SÀN ............................................ 27

SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B1408873


MỤC LỤC

5.2. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ CHIỀU DÀY BẢN SÀN, KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN
DẦM.............................................................................................................. 28
5.2.1. Chiều dày bản sàn .......................................................................... 28
5.2.2. Kích thước tiết diện dầm ................................................................. 28
5.3. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG ......................................................................... 28
5.3.1. Tĩnh tải ............................................................................................ 28
5.3.2. Hoạt tải ............................................................................................ 31
5.4. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC .............................................................................. 31
5.5. TÍNH TOÁN CỐT THÉP SÀN ................................................................ 33
5.6. KIỂM TRA KHE NỨT SÀN .................................................................... 36
Chương 6. THIẾT KẾ KẾT CẤU CẦU THANG ............................................... 40
6.1. GIỚI THIỆU ........................................................................................... 40
6.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CẦU THANG TẦNG 3 .................................... 40
6.2.1. Mô tả kiến trúc cầu thang ................................................................ 40
6.2.2. Mô tả kết cấu cầu thang .................................................................. 43
6.3. TÍNH TOÁN KẾT CẤU CẦU THANG ĐẠI DIỆN ( CẦU THANG TẦNG
3) .................................................................................................................. 45
6.3.1. Tính toán bản thang ........................................................................ 45
6.3.2. Tính toán dầm thang ....................................................................... 55
Chương 7. THIẾT KẾ KẾT CẤU BỂ NƯỚC MÁI ............................................ 60

7.1. SỐ LIỆU TÍNH TOÁN ............................................................................ 60
7.1.1. Kiến trúc .......................................................................................... 60
7.1.2. Số liệu tính toán .............................................................................. 61
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B1408873


MỤC LỤC

7.2. TÍNH TOÁN NẮP BỂ ............................................................................. 65
7.2.1. Tải trọng .......................................................................................... 66
7.2.2. Sơ đồ tính ....................................................................................... 66
7.2.3. Xác định nội lực .............................................................................. 67
7.2.4. Tính toán bố trí thép ........................................................................ 67
7.3. TÍNH THOÁN THÀNH BỂ ..................................................................... 68
7.3.1. Tải trọng .......................................................................................... 68
7.3.2. Sơ đồ tính ....................................................................................... 68
7.3.3. Xác định nội lực .............................................................................. 69
7.3.4. Tính toán bố trí thép ........................................................................ 69
7.3.5. Kiểm tra nứt bản thành hồ. (theo Mục 7.2.2 TCVN 5574:2012) ..... 71
7.4. TÍNH TOÁN ĐẤY BỂ ............................................................................. 75
7.4.1. Tải trọng .......................................................................................... 76
7.4.2. Sơ đồ tính ....................................................................................... 76
7.4.3. Xác định nội lực .............................................................................. 77
7.4.4. Tính toán bố trí thép ........................................................................ 77
7.4.5. Kiểm tra nứt cho bản đáy:(theo Mục 7.2.2 TCVN 5574:2012) ....... 78
7.5. TÍNH TOÁN DẦM NẮP VÀ DẦM ĐÁY .................................................. 83
7.5.1. Tải trọng .......................................................................................... 83
7.5.2. Mô hình tính toán ............................................................................ 87
7.5.3. Tính toán nội lực ............................................................................. 88

7.5.4. Tính cốt thép dọc ............................................................................ 91
7.5.5. Tính cốt thép đai ............................................................................. 93
7.6. TÍNH TOÁN CỐT THÉP CỘT HỒ NƯỚC ............................................ 94
7.6.1. Số liệu tính toán .............................................................................. 95
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B1408873


MỤC LỤC

7.6.2. Tinh thép cột ................................................................................... 95
Chương 8. TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG TÁC DỤNG. PHÂN TÍCH KẾT CẤU
KHUNG VÀ CHỌN SƠ ĐỒ TÍNH .................................................................... 98
8.1.1. Phân tích kết cấu khung ................................................................. 98
8.1.2. Lựa chọn sơ đồ tính cho khung ...................................................... 98
8.2. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ TIẾT DIỆN CÁC CẤU KIỆN ................................... 98
8.2.1. Xác định sơ bộ tiết diện dầm .......................................................... 98
8.2.2. Xác định sơ bộ tiết diện cột ............................................................ 99
8.2.3. Xác định sơ bộ kích thước vách cứng ............................................ 99
8.3 TẢI TRỌNG TÁC DỤNG ...................................................................... 100
8.3.1. Tĩnh tải .......................................................................................... 100
8.3.2. Hoạt tải .......................................................................................... 102
8.3.3. Tải trọng ngang ( tải trọng gió) ...................................................... 102
Chương 9. THIẾT KẾ KẾT CẤU KHUNG CHỊU LỰC ................................... 104
9.1. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG VÀO KHUNG .............................................. 104
9.1.1. Tải trọng đứng .............................................................................. 104
9.1.2. Tải trọng ngang ............................................................................. 104
9.2. TỔ HỢP TẢI TRỌNG .......................................................................... 104
9.2.1. Các trường hợp tải trọng .............................................................. 104
9.2.2. Các trường hợp tổ hợp tải trọng ................................................... 105

9.3. HÌNH ẢNH MÔ TẢ KHÔNG GIAN ....................................................... 107
9.4. TÍNH TOÁN DẦM TẦNG ĐIỂN HÌNH (TẦNG 3 TRỤC 3) ................... 111
9.4.1. Vật liệu .......................................................................................... 115
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B1408873


MỤC LỤC

9.4.2. Nội lực dầm ................................................................................... 115
9.4.3. Tính toán cốt thép dọc cho dầm ................................................... 118
9.4.4. Tính toán cốt thép đai cho dầm .................................................... 121
9.4.5. Kiểm tra khả năng xảy ra khe nứt ................................................. 125
9.4.6. Kiểm tra độ võng dầm ở tiết diện giữa nhịp .................................. 126
9.5. TÍNH TOÁN CỘT TẦNG 6 .................................................................. 132
9.5.1. Vật liệu .......................................................................................... 132
9.5.2. Số liệu nội lực cột ......................................................................... 133
9.5.3. Tính toán cốt thép dọc cho cột ...................................................... 135
9.5.4. Tính toán cốt thép đai cho cột ....................................................... 139
Chương 10. SỐ LIỆU ĐỊA CHẤT & PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MÓNG .......... 141
10.1. SỐ LIỆU ĐỊA CHẤT .......................................................................... 141
10.1.1. Mở đầu ........................................................................................ 141
10.1.2. Cấu tạo địa chất .......................................................................... 141
10.1.3. Phương pháp tổng hợp các số liệu địa chất (phương pháp thống
kê) 144
10.1.4. Nhận xét ...................................................................................... 145
10.1.5. Đánh giá khả năng chịu tải của đất nền...................................... 145
10.2. PHÂN TÍCH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN NỀN MÓNG ......................... 146
10.3. TÍNH TOÁN MÓNG ĐƠN TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN ...................... 146
10.3.1. Chọn và phân tích chiều sâu đặt móng, loại móng, loại nền ...... 146

10.3.2. Xác định sơ bộ kích thước móng ................................................ 147
Chương 11. THIẾT KẾ MÓNG CỌC ÉP ....................................................... 149
11.1. TÍNH TOÁN MÓNG CỌC .................................................................. 149

SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B1408873


MỤC LỤC

11.1.1. Sức chịu tải của cọc theo cường độ đất nền .............................. 149
11.1.2. Xác định sơ bộ sức chịu tải của cọc theo vật liệu....................... 150
11.1.3. Tính toán ..................................................................................... 150
11.1.4. Thiết kế cọc ................................................................................. 152
11.2. TÍNH MÓNG M2 (C14) GIAO GIỮA TRỤC 3-B ................................ 156
11.2.1. Số liệu tính toán .......................................................................... 156
11.2.2. Xác định kích thước đài cọc và số lượng cọc ............................. 156
11.2.3. Kiểm tra cọc đài thấp .................................................................. 158
11.2.4. Xác định chiều cao đài cọc ......................................................... 168
11.2.5. Xác nội lực và bố trí thép cho đài cọc ......................................... 171
11.3. TÍNH MÓNG M1 (C3) GIAO GIỮA TRỤC 3 - A ............................... 173
11.3.1. Số liệu tính toán .......................................................................... 173
11.3.2. Xác định kích thước đài cọc và số lượng cọc ............................. 173
11.3.3. Kiểm tra cọc đài thấp .................................................................. 175
11.3.4. Xác định chiều cao đài cọc ......................................................... 185
11.3.5. Xác nội lực và bố trí thép cho đài cọc ......................................... 188
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………...…………………………………………189
PHỤ LUC………………...…………………………………………………………200

SVTH: TRẦN VĂN CẦN

MSSV: B1408873


PHẦN I. KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

PHẦN I
KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
 Chương 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
 Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT

SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

1


Chương 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

Chương 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

1.1. NHU CẦU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Trong những năm gần đây, dân số phát triển nhanh nên nhu cầu mua đất xây
dựng nhà ngày càng nhiều trong khi quỹ đất của Thành phố có giới hạn, chính vì vậy
mà giá đất ngày càng leo thang khiến cho nhiều người dân không đủ khả năng mua đất
xây dựng. Để giải quyết vấn đề cấp thiết này giải pháp xây dựng các chung cư cao tầng
và phát triển quy hoạch khu dân cư ra các quận, khu vực ngoại ô trung tâm Thành phố
là hợp lý nhất. Có thể nói sự xuất hiện ngày càng nhiều các cao ốc trong Thành phố
không những đáp ứng được nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng mà còn góp phần tích
cực vào việc tạo nên một bộ mặt mới cho Thành phố.
Song song đó, sự xuất hiện của các nhà cao tầng cũng đã góp phần tích cực vào

việc phát triển ngành xây dựng thông qua việc tiếp thu và áp dụng các kỹ thuật hiện đại,
công nghệ mới trong tính toán, thi công và xử lý thực tế, các phương pháp thi công hiện
đại của nước ngoài… Nhằm mục đích giải quyết các yêu cầu và mục đích trên, chung
cư Hòa Bình được thiết kế và xây dựng là một khu nhà cao tầng hiện đại, đầy đủ tiện
nghi, cảnh quan đẹp được thiết kế và thi công xây dựng với chất lượng cao để phục vụ
cho một cộng đồng dân cư sống trong đó.
1.2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.2.1. Vị trí công trình
Toạ lạc tại Khu Công Nghệ Cao, phường Tăng Nhân Phú A, quận 09, thành phố
Hồ Chí Minh. Vị trí xây dựng công trình có hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn
chỉnh. Giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng,.. đã được kết nối, thuận lợi cho việc
đấu nối hạ tầng với công trình. Cơ sở hạ tầng các tuyến cáp và thoát nước đều đã có sẵn
và hoàn thiện, các vị trí hố ga, hố cáp được bố trí bao quanh khu đất.
Giao thông xung quanh công trình: hệ thống giao thông được xây dựng tương đối
hoàn chỉnh, dễ dàng cho việc lưu thông, vận chuyển vật liệu và máy móc khi thi công
công trình. Địa hình đã được san phẳng nên công tác dọn dẹp mặt bằng và triển khai thi
công các hạng mục của công trình được dễ dàng và thuận lợi.
1.2.2. Đặc điểm khí hậu vùng
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố
Hồ Chí Minh không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, nhiệt độ cao đều và mưa quanh
năm (mùa khô ít mưa). Trong năm Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của
mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

2


Chương 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH


nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí
hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít). Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270
giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống
13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa
trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều, các quận
nội thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây
– Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình
3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4
m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào
khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh
thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên
cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không
khí đạt 79,5%/năm. Do công trình là công trình cao tầng phải chịu ảnh hưởng lớn bởi
tác động của gió và khí hậu của khu vực vì thế cần có sự phân tích kỹ các yếu tố trên để
thấy rõ tác động của chúng đến công trình. Đồng thời, từ sự phân tích các yếu tố khí hậu
gây bất lợi lên công trình ta đưa ra giải pháp thích hợp để hạn chế tối đa các bất lợi, phát
huy hết công năng của công trình và nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thi công cũng
như trong thời gian sử dụng của công trình.
( />1.2.3. Địa chất thủy văn khu vực
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích
Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc,
Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động
của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với
hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ
Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất
xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng
vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với
15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn
có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị

xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Về thủy văn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa
dạng.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng
nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

3


Chương 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể,
tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90
m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen).
( />1.3. PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH
Cấp công trình: công trình thuộc cấp II theo Quy Chuẩn Xây Dựng Việt Nam
QCVN 03:2012/BXD Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp
và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Bậc công trình chịu lửa: Bậc 1 theo Quy Chuẩn Xây Dựng Việt Nam QCVN
06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
Loại công trình: nhà ở chung cư.

SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

4



Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT

Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT

2.1. GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG
+ Công trình gồm 9 tầng: 1 tầng trệt, 7 tầng lầu và 1 tầng mái. Có diện tích tổng
mặt bằng (27 x 30) m2. Chiều cao toàn công trình so với mặt đất tự nhiên là +34.700 m;
tầng trệt cao 4.9m, tầng mái cao 3.2m, các tầng còn lại cao 3.8m.
+ Chức năng của các tầng :
 Tầng trệt gồm:
- Hội trường: 45.9 m2.
- Nhà trẻ: 45.9 m2.
-

Văn phòng cho thuê: 67.2 m2.
Phòng internet: 47.4 m2.
Phòng lễ tân: 47.4 m2.

-

Phòng dịch vụ + quản lý + báo chí + bách hóa: 58.8 m2…

 Tầng 2 đến tầng 8: gồm một sảnh lớn và 8 căn hộ.
- Căn hộ loại A : diện tích 85.4 (m2) gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng
-

ăn và nhà bếp, 2 nhà vệ sinh.
Căn hộ loại B : diện tích 66 (m2) gồm 2 phòng ngủ 1 phòng khách, 1 phòng
ăn và nhà bếp, 2 nhà vệ sinh.


+ Cao độ hoàn thiện:
- Cao độ chuẩn (m) được chọn là cao độ mặt sàn tầng trệt.
- Cao độ mặt đất tự nhiên : -0.6 m.
- Cao độ sàn mái: +31.5m ( cách sàn tầng trệt)
- Cao độ đỉnh công trình: +34.7m ( cách sàn tầng trệt)

SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

5


Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT

Hình 2.1 Mặt bằng tầng 1 ( tầng trệt )

Hình 2.2 Mặt bằng tầng 2
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

6


Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT

Hình 2.3 Mặt bằng tầng mái
2.2. GIẢI PHÁP MẶT ĐỨNG
Mặt đứng công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện ý đồ kiến trúc,
phong cách kiến trúc của một tòa nhà hiện đại và sang trọng. Mặt đứng sẽ ảnh hưởng
đến tính nghệ thu ật của công trình và kiến trúc cảnh quan của tòa nhà. Khi nhìn từ xa

ta có thể cảm nhận toàn bộ công trình trên hình khối kiến trúc của nó. Công trình có
chiều cao 34.7 m.
Công trình được chia tầng như sau:
Tầng 1: code + 0.000
Tầng 2: code + 4.900
Tầng 3 : code + 8.700
Tầng 4 : code + 12.500
Tầng 5 : code + 16.300
Tầng 6 : code + 20.100
Tầng 7 : code + 23.900
Tầng 8 : code + 27.700
Tầng mái : code + 31.500
Mái : code + 34.700
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

7


Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT

Hình 2.4 Mặt đứng chính trục 1-5

SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

8


Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT


Hình 2.5 Mặt đứng trục A - E

SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

9


Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT

Hình 2.6 Mặt cắt ngang
2.3. GIAO THÔNG NỘI BỘ
Giao thông ngang trong mỗi đơn nguyên là hệ thống hành lang. Sảnh và hành
lang tầng tạo nên hệ thống giao thông ngang của mỗi tầng. Giao thông theo phương
ngang trên mặt bằng có đặc điểm là cửa đi của các phòng đều mở ra hành lang dẫn
đến sảnh của tầng, từ đây có thể ra thang bộ và thang máy để lên xuống tuỳ ý.
Hệ thống giao thông đứng là thang bộ và thang máy, bao gồm: 02 thang bộ, 02
thang máy. Thang máy bố trí ở giữa chung cư, căn hộ bố trí xung quanh lõi phân cách
bởi hành lang nên khoảng đi lại là ngắn nhất, rất tiện lợi, hợp lý và bảo đảm thông
thoáng.
2.4. HỆ THỐNG ĐIỆN
Nguồn điện cung cấp cho chung cư chủ yếu là nguồn điện thành phố (mạng điện
quận 9), có nguồn điện dự trữ khi có sự cố mất điện là máy phát điện đặt ở tầng trệt để
bảo đảm cung cấp điện 24/24 giờ cho chung cư. Hệ thống cáp điện được đi trong hộp
kỹ thuật và có bảng điều khiển cung cấp điện cho từng căn hộ.
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

10



Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT

2.5. HỆ THỐNG NƯỚC
2.5.1. Cấp nước
Nguồn nước sinh hoạt được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành phố, cấp vào bể
chứa nối thông với bể nước phòng cháy chữa cháy. Tại đây, nước được bơm lên bể nước
trên mái bằng cách bơm tăng áp trong trạm bơm được đặt tại phòng kỹ thuật nước ở tầng
trệt. Nước từ bể chứa nước trên mái sẽ được phân phối qua ống chính và các ống nhánh
đến các thiết bị dùng nước trong toàn công trình. Đường ống cấp nước bên trong công
trình được đi âm trong sàn, trần, ngầm tường và trong hộp kỹ thuật.
2.5.2. Thoát nước
Hệ thống thoát nước trong công trình gồm có : hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước
thải nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống thoát nước sinh hoạt ở các tầng
tập trung vào các ống đứng được lắp đặt 4 ống riêng biệt trong mỗi hộp gen, thoát xuống
đến tầng trệt rồi theo ống thoát ra ngoài. Hệ thống thoát nước mưa trên mái, lượng nước
mưa được tập trung vào các phễu thu phân bố đều xung quanh chu vi mái. Các đường
ống thoát nước mưa sẽ dẫn lượng nước mưa xuống tầng trệt và thoát vào các hố ga thu
nước mưa được bố trí dọc vỉa hè.
2.6. GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ – CHIẾU SÁNG
Công trình tận dụng thông gió tự nhiên kết hợp thông gió nhân tạo như quạt điện,
máy điều hòa ở các phòng. Công trình có sự kết hợp chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng
tự nhiên, với hệ thống đèn được bố trí bên trong kết hợp với cửa kính bên ngoài. Ngoài
ra công trình còn bố trí hệ thống chiếu sáng khẩn cấp tại các vị trí: sảnh thang máy,
thang bộ, hành lang.
Tất cả các căn hộ đều nằm xung quanh giếng trời suốt từ tầng mái đến tầng trệt
sẽ phục vụ việc chiếu sáng và thông gió cho công trình. Ngoài ra tất cả các căn hộ đều
có sân phơi để lấy ánh sáng tự nhiên, trên tầng mái tại lỗ thông tầng, ta lắp đặt các tấm
kính che nước mưa tạt vào công trình.

2.7. GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, THOÁT HIỂM
Công trình BTCT bố trí tường ngăn bằng gạch rỗng vừa cách âm vừa cách nhiệt.
Dọc hành lang bố trí các hộp chống cháy bằng các bình khí CO2. Bên cạnh đó trên mái
còn có bể nước phòng cháy chữa cháy.
Giải pháp thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy và chống sét trong công trình
bao gồm :
 Hệ thống báo cháy tự động đầu báo cháy địa chỉ.
SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

11


Chương 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC & KỸ THUẬT

 Hệ thống cấp nước chữa cháy gồm họng chữa cháy vách tường và đầu
phun tự động.
 Hệ thống báo cháy chữa cháy tự động bằng khí FM200.
 Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy xách tay khí CO2, bình chữa
cháy bột ABC.
 Hệ thống hút khói hành lang, tạo áp cầu thang, thông gió tầng hầm.
 Hệ thống thu sét bằng kim thu sét cổ điển.
Các đầu báo cháy được lắp đặt cố định tại mặt dưới trần nhà trong toàn bộ công
trình và trong trần kỹ thuật khu vực hành lang, sảnh các tầng,… Công tắc khẩn được bố
trí ngay trên lối ra vào ( hành lang, cầu thang,… ) và lắp cách mặt sàn 1,5m để dễ dàng
thao tác khi có sự cố cháy. Thiết bị tích hợp chuông và đèn báo cháy được lắp đặt tại
hành lang hoặc nơi có nhiều người qua lại thường xuyên.
2.8. GIẢI PHÁP CHỐNG SÉT
Chọn sử dụng hệ thống thu sét chủ động quả cầu Dynasphere được thiết lập ở
tầng mái và hệ thống dây nối đất bằng đồng được thiết kế để tối thiểu hóa nguy cơ bị sét

đánh.
2.9. HỆ THỐNG THOÁT RÁC
Rác thải ở mỗi tầng được đổ vào gen rác đưa xuống gian rác, gian rác được bố trí
ở tầng trệt và có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gian rác được thiết kế kín đáo, kỹ càng để
tránh làm bốc mùi gây ô nhiễm môi trường.

SVTH: TRẦN VĂN CẦN
MSSV: B140873

12


×