Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thực tập chuyên đề kỹ thuật điều chế tương tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 48 trang )

TRUNG KIấN (Ch biờn)
TRN VNH THNG, Lấ QUANG THO

THựC TậP CHUYÊN Đề

Kỹ THUậT ĐIềU CHế TƯƠNG Tự

NHà XUấT BảN ĐạI HọC QuốC GIA Hà NộI


2


Môc lôc
Lêi nãi ®Çu ................................................................
..............................................................................
.............................................. 7
Bµi thùc tËp sè 1: Bé thu radio AM/FM (AM/FM Radio Receiver) ...... 9
Bµi 1.1 - KhuÕch ®¹i ©m tÇn stereo..............................................9
1.1. Lý thuyÕt ......................................................................9
1.2. Thùc nghiÖm ...............................................................10
Bµi 1.2 - Bé thu biÕn ®æi tÇn AM...............................................13
2.1. Lý thuyÕt .....................................................................13
Bµi 1.3 - T¸ch sãng AM vµ AGC ...............................................17
3.1. Lý thuyÕt .....................................................................17
3.2. Thùc nghiÖm ...............................................................18
Bµi 1.4 - KhuÕch ®¹i trung tÇn IF
(Intermediate Frequency Amplifier) ............................20
4.1. Lý thuyÕt .....................................................................20
4.2. Thùc nghiÖm ...............................................................22
Bµi 1.5 - TÇng chuyÓn ®æi (Converter) .......................................25


5.1. Lý thuyÕt .....................................................................25
5.2. Thùc nghiÖm ...............................................................26
Bµi 1.6 - Bé thu FM (FM Receiver) ............................................29
6.1. Lý thuyÕt .....................................................................29
Bµi 1.7 - PhÇn RF (RF section) ...................................................36
7.1. Lý thuyÕt .....................................................................36
7.2. Thùc nghiÖm ...............................................................37
Bµi 1.8 - PhÇn IF/FM .................................................................39
3


8.1. Lý thuyết .....................................................................39
8.2. Thực nghiệm ...............................................................40
Bài 1.9 - Bộ giải mã stereo ........................................................44
9.1. Lý thuyết .....................................................................44
9.2. Thực nghiệm ...............................................................46
Bài thực tập số 2: Bộ phát tín hiệu stereo FM ........................ 49
Bài 2.1 - Vòng bám pha (Phase Locked Loop) ...........................49
1.1. Lý thuyết .....................................................................49
Bài 2.2 - Giới thiệu bộ tổ hợp tần số .........................................56
2.1. Lý thuyết .....................................................................56
Bài 2.3 - Sơ đồ mạch của các bộ tổ hợp....................................63
3.1. Lý thuyết .....................................................................63
3.2. Thực nghiệm ...............................................................68
Bài 2.4 - Khảo sát các bộ tổ hợp tần số .....................................71
Bài 2.5 - Bộ truyền phát FM ......................................................74
5.1. Lý thuyết .....................................................................74
Bài 2.6 - Tín hiệu stereo (Stereophonic signal) ...........................80
6.1. Lý thuyết .....................................................................80
Bài 2.7 - Bộ mã hóa stereo ........................................................85

7.1. Lý thuyết .....................................................................85
Bài thực tập số 3: Máy phát vô tuyến AM - SSB - FM - MCM .... 91
Bài 3.1- Máy phát vô tuyến .......................................................91
1.2. Lý thuyết .....................................................................91
1.2. Thực nghiệm ...............................................................93
Bài 3.2 - Mạch vòng bám pha (PLL) ..........................................99
2.1. Lý thuyết .....................................................................99
2.2. Thực nghiệm .............................................................102

4


Bài 3.3 - Điều chế biên độ ......................................................105
3.1. Lý thuyết ...................................................................105
3.2. Thực nghiệm .............................................................109
Bài 3.4 - Phân tích phổ ...........................................................116
4.1. Lý thuyết ...................................................................116
4.2. Thực nghiệm .............................................................119
Bài 3.5 - Điều chế đơn biên ....................................................124
5.1. Lý thuyết ...................................................................124
5.2. Thực nghiệm .............................................................128
Bài 3.6 - Điều tần ...................................................................136
6.1. Lý thuyết ...................................................................136
6.2. Thực nghiệm .............................................................140
Bài 3.7 - Mã hóa tín hiệu điều khiển từ xa ..............................150
7.1. Lý thuyết ...................................................................150
7.2. Thực nghiệm .............................................................153
Bài thực tập số 4: Máy thu vô tuyến AM - SSB - FM - MCM .... 159
Bài 4.1 - Máy thu vô tuyến ......................................................159
1.3. Lý thuyết ...................................................................159

1.2. Thực nghiệm .............................................................161
Bài 4.2 - Mạch vòng bám pha .................................................169
2.1. Lý thuyết ...................................................................169
2.2. Thực nghiệm .............................................................172
Bài 4.3 - Bộ tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại ...................176
3.1. Lý thuyết ...................................................................176
3.2. Thực nghiệm .............................................................180
Bài 4.4 - Giải điều chế tín hiệu điều biên................................187
4.1. Lý thuyết ...................................................................187

5


4.2. Thực nghiệm .............................................................192
Bài 4.5 - Giải điều chế tín hiệu DSB .......................................201
5.1. Lý thuyết ...................................................................201
5.2. Thực nghiệm .............................................................202
Bài 4.6 - Giải điều chế tín hiệu đơn biên SSB..........................210
6.1. Lý thuyết ...................................................................210
6.2. Thực nghiệm .............................................................216
Bài 4.7 - Giải mã tín hiệu điều tần ..........................................224
7.1. Lý thuyết ...................................................................224
7.2. Thực nghiệm .............................................................230
Bài 4.8 - Giải mã tín hiệu điều khiển từ xa ..............................238
8.1. Lý thuyết ...................................................................238
8.2. Thực nghiệm .............................................................242
Tài liệu tham khảo ...............................................................
............................................................... 248

6



Lời nói đầu
Trong thời đại bùng nổ thông tin, đặc biệt thế kỷ XXI này
của chúng ta đợc xem là thế kỷ của thông tin, tất cả các phơng
tiện truyền thông hiện đại của các nớc tiên tiến trên thế giới đang
chạy đua nhau trong sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các phơng
tiện truyền thanh, truyền hình, thông tin vệ tinh dới dạng tơng
tự và số là các kỹ thuật thu phát vô tuyến (wireless communication),
một phần rất quan trọng trong sự phát triển này.
Với những nhận định trên, việc xây dựng nội dung của hệ
thống bài thực tập vô tuyến điện tử chuyên đề này dựa trên tinh
thần xác định nhu cầu cấp thiết của việc đào tạo Vô tuyến Điện tử
truyền thông theo hớng cơ bản và công nghệ; tham khảo các hệ
thống bài thực tập của các trờng đại học trong nớc và trên thế
giới; các nhà sản xuất danh tiếng của Mỹ, Nhật, Italia, Hàn Quốc...
Tập trung trang bị những hệ thống bài thực tập hiện đại, tiên tiến,
mục đích chính dành cho công tác đào tạo sinh viên, nghiên cứu
khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh. Các bài thí
nghiệm mang đậm nét màu sắc bản chất vật lý của chuyên ngành
Vật lý Điện tử Vô tuyến hiện đại mà các phòng thí nghiệm trớc
đây cha có điều kiện trang bị. Các bài viết hớng dẫn hệ thống
các bài thực tập đợc dựa trên tài liệu hớng dẫn tham khảo khi
nhập một hệ bài thực tập của hãng Veneta, Italia. Với từng bài
thực tập, sẽ bao gồm rất nhiều môđun thực tập đơn lẻ chuyên sâu
cho từng kỹ thuật vô tuyến điện tử sẽ đợc giới thiệu lần lợt
trong bộ sách thc tập chuyên đề.
Cuốn Thực tập chuyên đề kỹ thuật điều chế tơng tự gồm 4
bài thc tập lớn, trong đó bài 1 và bài 2 đi vào các kỹ thuật của bộ
thu và bộ phát AM/FM với các kỹ thuật giải mã, trung tần, cao

tần. Bài thực tập số 3 và số 4 đề cập đến máy phát và máy thu vô
tuyến AM/SSB/FM có điều khiển từ xa.
Giáo trình Thực tập chuyên đề Vô tuyến Điện tử này chính
thức đợc viết cho sinh viên chuyên ngành Vô tuyến, thực tập vào
kỳ 2 năm thứ 4, ngay trớc thời gian khóa luận của sinh viên, xem

7


nh là một bớc chuyển tiếp quan trọng giúp sinh viên bớc đầu
làm quen với những hệ thống kiến thức thực tiễn phức tạp. Ngoài
ra, những kiến thức chuyên sâu trong giáo trình là phần thực tập
và tham khảo quan trọng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
của chuyên ngành. Bộ bài hớng dẫn này đợc xem là một tài liệu
nghiên cứu và tham khảo cực kỳ cơ bản và phong phú. Vì xuất bản
lần đầu nên chắc chắn cuốn sách khó tránh khỏi một số thiếu sót.
Rất mong sự cộng tác của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên
cùng các quý độc giả để tài liệu này hoàn thiện hơn cho các thế hệ
đào tạo về sau.
Nhóm tác giả

8


Bài thực tập số

1

Bộ thu radio AM/FM (AM/FM Radio Receiver)


Bài 1.1 - Khuếch đại âm tần stereo
Nội dung:
- Giới thiệu về điều chỉnh cân bằng (Balance) và điều chỉnh
độ lớn (Volume).
- Giới thiệu hoạt động của bộ khuếch đại âm tần.
- Đo độ khuếch đại, công suất và đặc trng tần số của bộ
khuếch đại.

1.1 Lý thuyết
1.1.1 Sơ đồ mạch

Hình 1.1 là sơ đồ mạch điện của bộ khuếch đại. Nó bao gồm
hai phần chính sau:
- Phần điều khiển: bao gồm điều chỉnh độ lớn và điều chỉnh
cân bằng.
- Phần khuếch đại: sử dụng IC LM 1887.
Tín hiệu âm thanh từ hai kênh trái và phải đợc nối vào hai
lối vào A và B của bộ khuếch đại.
Các điện trở R41, R42 và biến trở P2 tạo thành mạch điều
chỉnh cân bằng (Balancing regulation). R41 và P2 thực hiện chia
thế tín hiệu vào ở A, R42 và P2 thực hiện chia thế tín hiệu vào B.
Điều chỉnh chiết áp P2 chúng ta có thể thay đổi đợc độ lớn tín
hiệu của hai kênh đa vào hai tầng khuếch đại. Hay còn gọi là
điều chỉnh cân bằng.
Hai chiết áp P3 và P4 là hai chiết áp đồng trục, có nghĩa là ta
có thể thay đổi đồng thời giá trị của P3 và P4 cùng một lúc. Khi

9



điều chỉnh P3 và
à P4 thì có thể thay đổi đợc độ lớn tín hiệu
iệu ttừ A
và B vào các tầng
ng khuếch
kh
đại. Vậy nó có thể thay đổi đợc
ợc h
hệ số
khuếch đại của cả hai
ha kênh.

H
Hình
1.1- Khuếch đại âm tần stereo

Các đặc trng
ng chính
c
của hai tầng khuếch đại:
- Công suấtt mỗi
mỗ kênh: 2W.
- Hệ số khuếch
uếch đại đợc thiết lập bởi tỉ số R48/R49, R46/R45
R46/
- Trở kháng
g lối ra: 8
- Trở kháng
g lối vào: 40M
- Nguồn nuôi:

uôi: 6 - 24V.

1.2 Thực nghiệm
iệm
1.2.1 Đặc trng
g tần số

Đặc trng tần số mô tả sự phụ thuộc của biên độ tín hiệu lối
ra vào tần số. Hay
ay chúng
c
có thể biểu diễn sự phụ thuộc của
ủa hệ
h số
khuếch đại vào tần số.
s

10


Hệ số khuếch đại G = Vo/Vi.
Trong đó

Vi: thế lối vào
Vo: thế lối ra

Đo ở đơn vị decibel: G(dB) = 20log(Vo/Vi).
- Chúng ta sẽ tiến hành khảo sát bộ khuếch đại của kênh B.
Nối lối ra của bộ khuếch đại với điện trở tải 8 (nối jump J5).
- Đặt P3, P4 ở điểm giữa và chỉnh P2 theo chiều kim đồng hồ

(nh vậy toàn bộ tín hiệu kênh B sẽ vào bộ khuếch đại).
- Nối dao động ký vào chốt 27. Đa tín hiệu dạng sin có
Vi = 100mVp-p vào chốt 25.
- Thay đổi tần số tín hiệu từ vài Hz đến khoảng 20kHz và đo
biên độ tín hiệu lối ra.
- Tính G và G(dB) ứng với mỗi giá trị tần số và điền vào
bảng sau:
F[Hz]

Vo[mVp-p]

G

GdB = 20logG

10
------100
1K
------10K
------20K
------100K

Tính toán G với tần số chuẩn 1kHz (ta sẽ xác định đợc hệ
số khuếch đại G cực đại). Sau đó xác định tần số f1 và f2 ở mức
suy hao 3dB. Dựa vào f1 và f2 ta xác định đợc dải truyền. Xem

hình 1.2.

11



Hình 1.2 Đặc trng tần số của mạch khuếch đại

Q1 Tần số f1 bằng bao nhiêu (tần số cắt dới)?
a. Từ 20 đến 50Hz
b. Khoảng 100Hz
c. Nhỏ hơn 20kHz
d. Lớn hơn 20kHz
Q2 Tần số f2 bằng bao nhiêu (tần số cắt trên)?
a. Từ 8 đến 10kHz
b. Khoảng 40kHz
c. Nhỏ hơn 8kHz
d. Khoảng 20kHz
1.2.2 Công suất

- Đặt chiết áp điều chỉnh biên độ max. Tăng dần tín hiệu lối
vào (ở tần số 1kHz) cho đến khi tín hiệu lối ra (chốt 27) đạt cực đại
mà không bị méo dạng.
- Tính công suất Po của bộ khuếch đại trên trở tải R51 với
công thức:
Po = (Vef)2/R
Trong đó Vef = Vopp/(2 2 ), R = 8,2
Q3 Công suất đo đợc bằng bao nhiêu?
a. Từ 2 đến 2,5W
b. Từ 0,8 đến 1,2W
c. Nhỏ hơn 0,5W
d. Lớn hơn 3W

12



Bài 1.2 - Bộ thu biến đổi tần AM
Nội dung:
- Giới thiệu sơ đồ mạch của một bộ thu biến đổi tần AM.

2.1. Lý thuyết
2.1.1. Sơ đồ khối

Ta có sơ đồ khối của bộ thu biến đổi tần AM nh sau:

Hình 2.1- Sơ đồ khối của bộ thu biến đổi tần AM

Tín hiệu điều chế RF thu từ ăng ten đợc đa vào bộ trộn
(Mixer) cùng với dao động từ máy phát dao động nội (Local
oscillator).
Tín hiệu lối ra từ bộ trộn đợc chuyển sang một tần số trung
gian IF (Intermediate frequency) có tần số thấp hơn, hay còn gọi là
tần số trung tần. Sau đó đợc khuếch đại bởi hai bộ khuếch đại
chọn lọc. Tiếp theo tín hiệu đợc đa qua bộ giải điều chế
(demodulation) AM. Sau bộ điều chế ta thu đợc tín hiệu âm thanh.
Tín hiệu thu đợc bao gồm tín hiệu điều chế tần số thấp và
thành phần một chiều tơng ứng tỉ lệ với biên độ tín hiệu trung
tần IF.
Chỉ có thành phần tần số thấp mới đợc đa qua tầng
khuếch đại âm tần (Audio apm). Còn thành phần một chiều, thu
đợc qua bộ lọc âm tần (low pass filter), đợc gọi là thế điều khiển
AGC (Automatic Gain Control), dùng để phản hồi về tầng khuếch
đại trung tần thứ nhất. Nếu tín hiệu trung tần có biên độ lớn thì thế

13



CAG sẽ điều khiển làm giảm hệ số khuếch đại, còn nếu tín hiệu
trung tần có biên độ nhỏ thì sẽ điều khiển tăng hệ số khuếch đại.
2.1.2 Sơ đồ mạch điện

Một bộ thu bao gồm: bộ chuyển đổi tần số, hai tầng khuếch
đại trung tần (455kHz) và tầng tách sóng.
Mạch dò sóng lối vào bao gồm cuộn L7 và tụ biến dung CV
(CV1+CA). Cuộn L7 và L8 đợc cuốn trên lõi ferrite và hoạt động
nh là ăng ten.
ở tầng transistor T3 nhận tín hiệu từ ăng ten và đồng thời
tạo dao động nội, nó hoạt động nh một bộ trộn.
Tần số của dao động nội đợc thiết lập bởi điều chỉnh mạch
cộng hởng bao gồm TR2 và một phần của CV (CV2+C0).
Tụ CA và C0 đợc lắp thêm vào mạch dò ở lối vào (L7 và
CV1) và bộ dao động nội (TR2 và CV2) theo cơ cấu bù để tạo ra
đợc sự chênh lệch giữa tần số chính của tín hiệu và tần số dao
động nội cỡ khoảng 455kHz. Tín hiệu đợc qua khung cộng
hởng TR3 và lọc thành phần tần số trung tần, 460kHz, sau đó
đa vào tầng khuếch đại thứ nhất (T4).
Tín hiệu khuếch đại đợc lấy ra từ collector của T4 tiếp tục
đợc lọc bởi khung cộng hởng TR4, sau đó đa vào tầng khuếch
đại thứ 2 (T5). Tín hiệu lại tiếp tục đợc lọc qua TR5 trớc khi đa
vào diode tách sóng D1.
C42, R39, C43, R40 tạo thành một bộ lọc âm tần (low pass
filter) để loại bỏ các thành phần tần số cao, tần số âm tần đợc đa
ra lối ra thông qua tụ truyền C44.
Điện trở R32 dùng để phản hồi một phần tín hiệu về lối vào
tầng khuếch đại trung tần. Thế một chiều này đợc định mức bởi

tụ C36, và tỉ lệ thuận với biên độ tín hiệu RF. Nó đợc dùng để
điều chỉnh điểm làm việc của transistor T4. Nếu tín hiệu RF yếu
thì hệ số khuếch đại sẽ tăng, ngợc lại nếu tín hiệu RF mạnh thì hệ
số khuếch đại giảm.

14


H×nh 2.2- S¬ ®å m¹ch ®iÖn cña bé thu biÕn ®æi tÇn AM

15


Q1 Trong bộ thu biến đổi tần thì tín hiệu RF thu từ ăng ten

sẽ đợc xử lý nh thế nào?

a. Đa tới tầng khuếch đại.
b. Đa qua bộ nhân và chuyển xuống tần số thấp hơn.
c. Chuyển xuống tần số thấp hơn nhờ tầng chuyển đổi.
d. Đợc khuếch đại và giải điều chế.
Q2 Quá trình chuyển đổi yêu cầu:
a. Bộ khuếch đại / dao động nội / bộ lọc âm tần.
b. Bộ trộn / bộ lọc cao tần / bộ giải điều chế.
c. Bộ lọc giải / bộ khuếch đại / bộ trộn.
d. Bộ dao động nội / bộ trộn / bộ lọc giải.
e. Bộ lọc âm tần / bộ trộn / bộ dao động nội.
Q3 Bộ phát hiện đợc dùng trong mạch thu AM là:
a. Bộ phát hiện tỉ số truyền.
b. Bộ lọc âm tần.

c. Bộ phát hiện đờng bao.
d. Bộ trộn.
e. Bộ khuếch đại chọn lọc.

16


Bài 1.3 - Tách sóng AM và AGC
Nội dung:
- Giải thích hoạt động của diode tách sóng tín hiệu AM.
- Phân tích hoạt động của AGC (Automatic Gain Control)
- Đo đạc tín hiệu lối ra và thế AGC theo sự biến đổi của tín
hiệu lối vào.
Yêu cầu đặc biệt: máy phát AM/SWEEP 400 - 1600 kHz

3.1. Lý thuyết

Hình 3.1 là sơ đồ mạch của tầng tách sóng, hình 3.2 là sơ đồ
hoạt động của AGC
Tín hiệu từ tầng khuếch đại trung tần IF (intermediate
frequency) thứ 2 đợc đa vào TR5, rồi đa vào diode D1. Diode
D1 chỉ cho qua phần đờng bao âm của tín hiệu điều chế đi qua.
Đây chính là quá trình tách sóng tín hiệu AM.

Hình 3.1- Tách sóng AM

Chúng ta có thể thấy dạng tín hiệu thu đợc sau tách sóng
trên hình 3.2 bao gồm 2 thành phần: tín hiệu âm tần và thành
phần một chiều tỉ lệ thuận với biên độ tín hiệu trung tần IF.
ở lối ra chỉ có thành phần tần số thấp, còn thành phần một

chiều bị chặn bởi tụ C44. Tín hiệu ở lối ra tiếp tục đợc đa qua bộ
khuếch đại âm tần.

17


Thành phần một chiều thu đợc sau mạch lọc tần thấp R32(C35\\C36) chính là thế AGC. Thế này đợc dùng để phản hồi về
tầng khuếch đại trung tần IF thứ nhất.
Nếu tín hiệu có biên độ lớn thì thế AGC lớn (âm), nó sẽ điều
khiển giảm hệ số khuếch đại của tầng thứ nhất. Nếu tín hiệu IF
nhỏ thì thế AGC cũng nhỏ và nó điều khiển tăng hệ số khuếch đại.

Hình 3.2- Sơ đồ khối AGC

3.2. Thực nghiệm
3.2.1 AGC (Automatic Gain Control)

- Cha cấp nguồn cho bộ thu (jump J không nối)
- Cắm jump J3
- Đa tín hiệu 455kHz biên độ 1Vp-p từ máy phát vào điểm
TP20 (không điều chế)
- Nối dao động kí vào điểm TP22 và sau diode D1
- Thay đổi biên độ máy phát từ 0Vp-p đến khoảng 1Vp-p
Q1 Tín hiệu đo sau diode D1 là tín hiệu thuộc loại nào?
a. Thế một chiều tăng từ 0 đến +100mV (gần đúng)
b. Tín hiệu 455kHz giảm từ 1Vp-p tới 0
c. Thế một chiều giảm từ 0 đến -1V (gần đúng)
d. Thế một chiều giảm từ 0 đến -100mV (gần đúng)
3.2.2 Dạng tín hiệu


- Đa tín hiệu 455kHz với biên độ 3Vp-p vào điểm TP20,
(điều chế AM)
- Kiểm tra dạng tín hiệu trớc và sau diode D1

18


Q2 Từ dạng sóng quan sát đợc, chúng ta có thể phát biểu

về tín hiệu sau tách sóng:

a. Là phần đờng bao âm của tín hiệu điều chế và thành
phần một chiều dơng.
b. Có tần số lớn gấp đôi tần số tín hiệu điều chế
c. Là thế một chiều
d. Là phần đờng bao âm của tín hiệu điều chế và thành
phần một chiều âm.
- Thay đổi biên độ của máy phát
Q3 Bạn thấy gì sau diode D1?
a. Tín hiệu tách sóng giữ không đổi
b. Biên độ của tín hiệu tách sóng thay đổi
c. Biên độ của tín hiệu tách sóng và thành phần một chiều
dơng thay đổi
d. Biên độ của tín hiệu tách sóng và thành phần một chiều
âm thay đổi
- Nối dao động kí vào TP17 và thay đổi biên độ máy phát
Q4 Bạn thấy gì tại điểm TP17?
a. Tín hiệu tách sóng giữ không đổi
b. Biên độ của tín hiệu tách sóng thay đổi
c. Chỉ có phần dơng của tín hiệu tách sóng

d. Chỉ có thành phần một chiều âm của tín hiệu tách sóng.

19


Bài 1.4 - Khuếch đại trung tần IF
(Intermediate Frequency Amplifier)
Nội dung:
- Phân tích hoạt động của hai tầng khuếch đại trung tần
(intermediate frequency amplifier).
- Đo hệ số khuếch đại của mỗi tầng và của cả hệ
- Đánh giá ảnh hởng của AGC lên tầng khuếch đại
Yêu cầu đặc biệt: máy phát AM/SWEEP 400 - 1600 kHz

4.1. Lý thuyết

Hình 4.1 là sơ đồ mạch điện khuếch đại trung tần IF của bộ thu.
Tín hiệu từ bộ trộn đợc đa qua biến thế (TR3) rồi đến tầng
khuếch đại IF thứ nhất. Thế thiên áp của transistor T4 phụ thuộc
vào thế AGC (đợc phản hồi từ bộ tách sóng) nhờ vậy có thể thay
đổi đợc hệ số khuếch đại của tầng thứ nhất.
Tín hiệu tiếp tục qua TR4, tới tầng khuếch đại trung tần IF
thứ hai, qua TR5, tới diode tách sóng.
Chú ý rằng chúng ta gọi các TR (transformer) là biến thế
nhng thực tế chúng còn có một tụ điện mắc song song với cuộn
sơ cấp để tạo thành mạch lọc tần số trung tần.

20



H×nh 4.1 - S¬ ®å m¹ch ®iÖn khuÕch ®¹i trung tÇn IF

21


4.2. Thực nghiệm
4.2.1 Tầng khuếch đại trung tần thứ hai

- Cấp nguồn cho bộ thu AM (AM receiver) (nối jump J)
- Không nối jump J3 (AGC)
- Nối TP15 xuống đất, nh vậy dao động nội bị khóa. Xem
hình 4.2

Hình 4.2 Sơ đồ bố trí tầng khuếch đại trung tần thứ hai

- Đa tín hiệu 455kHz, biên độ 0.2 Vp-p tới điểm TP18
(không điều chế)
- Nối dao động kí vào điểm TP19 (cực bazơ của T5) và TP22
- Đo thế Vi và Vo (peak to peak) tại điểm TP19 và TR22 tơng
ứng. Tính hệ số khuếch đại G theo công thức:
G = Vo/Vi
GdB = 20log(Vo/Vi)
Q1 Hệ số khuếch đại ứng với thành phần 455kHz bằng

bao nhiêu?

a.
b.
c.
d.


10
10 dB
30 dB
100

4.2.2 Đặc trng tần số của tầng khuếch đại IF thứ hai

- Giữ nguyên trạng thái của phần trớc
- Thay đổi tần số lối vào từ 440 đến 470kHz với bớc đo là
5kHz. Tính hệ số khuếch đại GdB tơng ứng, điền đầy đủ vào bảng
sau (có thể tự lập bảng):
- Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của GdB vào tần số
- Tính dải tần B = f2 - f1
- Với f2, f1 là các tần số cắt tơng ứng với mức suy giảm 3dB
của giá trị G cực đại.

22


Tần số
[kHz]

440

445

450

455


460

465

470

Vi [nVp-p]

200

200

200

200

200

200

200

Vo [mVp-p]
G [dB]

Q2 Độ rộng dải tần ở mức suy giảm 3dB:
a. 50MHz.
b. 10kHz.
c. 50kHz.

d. 5kHz.
e. 90kHz.
4.2.3 Khảo sát toàn bộ khuếch đại IF

- Cấp nguồn cho bộ thu AM (AM receiver), (nối jump J)
- Bỏ jump J3 (AGC) và nối TP14 xuống đất (ground). Xem
hình 4.3

Hình 4.3 Sơ đồ khảo sát toàn bộ khuếch đại IF

- Đa tín hiệu tần số 455kHz với biên độ 0.1Vp-p tới TP15
(no modulation)
- Nối dao động kí vào TP22
- Điều chỉnh TR3, TR4 và TR5 để tính biên độ cực đại tại
điểm TP22
- Đo thế Vi và Vo (peak to peak) tại điểm TP16 (bazơ của T4)
và TR22 tơng ứng. Tính hệ số khuếch đại G theo công thức:
G = Vo/Vi
GdB = 20log(Vo/Vi)

23


Q3 Hệ số khuếch đại tín hiệu bằng bao nhiêu?
a. Nhỏ hơn hệ số khuếch đại tầng thứ hai và cỡ khoảng 40dB
b. Lớn hơn hệ số khuếch đại tầng thứ hai và cỡ khoảng 80dB
c. Khoảng 30 dB
d. Lớn hơn hệ số khuếch đại tầng thứ hai và cỡ khoảng 45dB
4.2.4 ảnh hởng của AGC đến hệ số khuếch đại


- Giữ nguyên trạng thái của phần trớc (hình 4.3)
- Ngắt TP14 với đất (ground)
- Đa thế một chiều khoảng giữa 0 và -1V vào điểm TP17
Q5 Kiểm tra biên độ tín hiệu lối ra (hoặc hệ số khuếch đại G):
a. Tăng khi thế âm một chiều giảm
b. Không thay đổi
c. Giảm khi thế âm một chiều thay đổi
d. Giảm khi thế âm một chiều giảm

24


Bài 1.5 - Tầng chuyển đổi (Converter)
Nội dung:
- Giải thích cơ chế hoạt động của bộ dao động nội.
- Đo tín hiệu RF (Radio frequency), tín hiệu dao động nội và
tín hiệu ra IF (Intermediate Frequency).
- Xác định tỉ số giữa tín hiệu RF và dao động nội với tín hiệu IF
- Kiểm tra sự ảnh hởng của cuộn cảm và cơ chế bù trong
mạch dò sóng.
Yêu cầu đặc biệt: máy phát AM/SWEEP 400 1600kHz,
SIS1, SIS2, SIS3.

5.1. Lý thuyết

Hình 5.1 và 5.2 là sơ đồ khối và sơ đồ mạch điện của tầng
chuyển đổi (Converter stage). Cuộn L7 (cuộn L7 đợc quấn quanh
lõi thép ferrite) và CV1-CA tạo thành mạch lọc dải và đồng thời để
dò các đài phát AM khác nhau. Tín hiệu RF đợc lấy ra trên L8
đa tới transistor T4. Tín hiệu tại T15 là tín hiệu trộn giữa hai tín

hiệu RF và tín hiệu của bộ dao động nội.
Tần số dao động nội đợc xác định bởi TR2 và CV2-C0:
Nếu:

FRF = Tần số tín hiệu nhận đợc
FLO = Tần số dao động nội
FIF = Tần số trung tần

Hình 5.1 Sơ đồ khối tầng chuyển đổi

25


×