Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Các phạm vi tồn tại của từ tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.63 KB, 53 trang )

CHƯƠNG 2

CÁC PHẠM VI TỒN TẠI:
HỆ THỐNG/LỜI NÓI/
TU TỪ CỦA TỪ ĐỒNG ÂM/
TỪ GẦN ÂM TIẾNG VIỆT
A. KHÁI QUÁT VỀ TỪ ĐỒNG ÂM/ TỪ GẦN ÂM
I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT LIÊN QUAN ĐẾN
TỪ ĐỒNG ÂM/ TỪ GẦN ÂM
1.1. Dẫn nhập

Đồng âm là hiện tượng trùng nhau về ngữ âm của hai hoặc hơn hai
từ/ đơn vị ngôn ngữ khác nhau. Đây là hiện tượng phổ biến trong các
ngôn ngữ, nhưng ở mỗi ngôn ngữ thì có những biểu hiện khác nhau.
Hiện tượng đồng âm/ gần âm trong vốn từ vựng của mỗi ngôn
ngữ thường gây trở ngại cho việc hiểu chúng. Vì vậy, người ta bắt
buộc phải vận dụng và thật sự hiểu chúng trong mỗi văn cảnh cụ thể.
Ví dụ như cần phân biệt nghĩa từ vựng các từ gần âm sau: bơ phờ - bơ
thờ - bơ vơ (bơ phờ là mệt mỏi, rũ rượi; bơ thờ: 1. lang thang vô gia
cư, không thiết làm ăn; 2. là thái độ ngẩn ngơ, không biết làm gì vì
trong lòng không ổn; bơ vơ là không nơi nương tựa).
Như ta đã biết, các từ càng ngắn, có cấu trúc càng đơn giản thì
càng dễ dàng xuất hiện hiện tượng đồng âm/ gần âm. Vì vậy, ở những
ngôn ngữ có nhiều từ đơn, gồm một vài âm tiết như tiếng Anh, tiếng
Pháp… hiện tượng đồng âm/ gần âm dễ dàng xảy ra hơn là ở các ngôn
ngữ có nhiều từ ghép như tiếng Đức chẳng hạn.
79



Còn đặc điểm nổi bật của tiếng Việt là hình vị, từ, âm tiết thường
trùng nhau cho nên hiện tượng đồng âm/ gần âm trong tiếng Việt càng
phổ biến hơn nữa so với ngôn ngữ biến hình. Tiếng Việt là ngôn ngữ
không biến hình cho nên không cần phân biệt như trên.
Cũng cùng loại hình với tiếng Việt, nhưng tiếng Hán chỉ sử dụng
số lượng âm tiết khoảng bằng một phần mười số lượng âm tiết tiếng
Việt, cho nên hiện tượng đồng âm/ gần âm trong tiếng Hán lại càng
phổ biến hơn so với tiếng Việt rất nhiều.
Trong vốn từ vựng tiếng Việt, bên cạnh những từ mang tính đồng
nghĩa và đồng âm ở mức độ thấp vừa thì vẫn xuất hiện các từ đồng
âm/ gần âm ở mức độ cao nhất và khác nghĩa cũng ở mức độ cao
nhất. Đó là hệ thống từ đồng âm/ gần âm trong hiện tượng đồng âm
tiếng Việt.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (chúng trùng với
nhau cả về âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả hoặc hàng loạt hình thái
ngữ pháp vốn có của chúng) và những từ gần âm là những từ gần giống
nhau về mặt âm thanh nhưng có những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Từ đồng âm từ vựng tiếng Việt cũng có số lượng không nhiều
nhưng là những từ có tần số xuất hiện cao. Khi đồng âm từ vựng được
sử dụng nhiều trong đời sống và nhiều nhất là trong văn cảnh lời nói
và văn bản nghệ thuật thì nó sẽ đầy đủ điều kiện để trở thành đồng âm
lời nói và đồng âm tu từ.
Nói cách khác, từ đồng âm tiếng Việt có giá trị rất lớn trong sáng
tác nghệ thuật ngôn từ bởi vì nó thật sự là một phương tiện tu từ rất có
hiệu lực. Nó là cơ sở, là nền tảng cho nghệ thuật chơi chữ trong các
tác phẩm văn chương tiếng Việt. Ví dụ như thơ Hồ Xuân Hương, thơ
Nguyễn Du...
1.2. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đồng âm/ gần âm
Trong quá trình phát triển của lịch sử, của xã hội, sự vật, hiện
tượng đã được nảy sinh ngày càng mới, các mối quan hệ trong đời

sống xã hội phát triển ngày càng nhiều, nhu cầu diễn đạt của con
người cũng ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn.
80


Đồng âm là hiện tượng tất yếu của các ngôn ngữ vì số lượng các
đơn vị ngữ âm là có hạn trong khi số lượng các sự vật cần biểu thị thì
vô cùng.
Từ đồng âm cũng thể hiện sự quan sát, nhận thức và cách thức
diễn đạt vô cùng phong phú đa dạng của người Việt trong sử dụng
ngôn ngữ. Sự tồn tại của từ đồng âm góp phần giải quyết và làm
phong phú thêm vốn từ biểu thị cho cái vô hạn của sự vật, hiện tượng
trong thực tế khách quan. Nói cách khác, từ đồng âm/ gần âm thể hiện
quy luật đặt tên với vỏ âm thanh và ý nghĩa vô cùng phong phú của
ngôn ngữ nhằm đáp ứng sự đa dạng của sự vật hiện tượng trong thế
giới. Sự tồn tại của từ đồng âm/ gần âm cũng góp phần giải quyết mâu
thuẫn giữa cái vô hạn của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
cần được ngôn ngữ biểu thị với cái hữu hạn của những phương tiện
ngôn ngữ.
Như vậy, để đáp ứng các vấn đề trên, cùng với việc làm tròn chức
năng làm công cụ giao tiếp và tư duy của mình, ngôn ngữ nói chung và
bộ phận từ vựng ngữ nghĩa nói riêng, bắt buộc phát triển theo hai cách:
Một là phải sáng tạo thêm từ mới với những hình thức âm thanh mới.
Hai là phải sáng tạo hay gán thêm những nét nghĩa mới cho
những hình thức âm thanh cũ.
Từ đồng âm/ gần âm được tạo nên bằng chính cả hai con đường.
1.3. Phân biệt từ đồng âm/ từ gần âm với từ đa nghĩa
Đây là các từ đồng âm hoàn toàn nhưng khác nghĩa hoàn toàn.
Đồng thời, chúng tôi cũng xếp loại từ này vào hệ thống từ đa nghĩa
thuộc về một từ loại và khác từ loại.

Vậy chúng ta cần chú ý phân biệt từ đồng âm hoàn toàn với từ đa
nghĩa, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa:
Mặt khác, chúng ta cũng chú ý phân biệt hiện tượng đồng âm từ
vựng trong hệ thống ngôn ngữ với hiện tượng đồng âm lời nói và đồng
81


âm tu từ trong văn bản nghệ thuật. Bởi vì, trước kia, tu từ học đã
nghiên cứu tất cả các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt hiện tượng
đồng âm trong văn cảnh văn bản nghệ thuật còn từ vựng học chỉ chú ý
đến hiện tượng đồng âm trong hệ thống ngôn ngữ mà thôi.
II. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG TỰ, ĐỒNG ÂM VÀ GẦN ÂM
Hiện tượng đồng tự/ đồng âm/ gần âm là hiện tượng mà giữa hai
từ trở lên trong hệ thống ngôn ngữ có sự trùng lặp, sự giống nhau
hoàn toàn hay gần giống nhau (chỉ khác một phần) về vỏ ngữ âm, hình
thức âm thanh nhưng biểu thị nhiều khái niệm, sự vật, hiện tượng…
khác nhau, không có liên quan gì với nhau.
Diễn đạt một cách dễ hiểu hơn: hiện tượng đồng tự/ đồng âm/ gần
âm là hiện tượng mà trong đó chứa đựng hai hoặc hơn hai từ biểu thị
sự khác nghĩa của một hay nhiều sự vật, hiện tượng, hành động, tính
chất khác nhau nhưng được diễn đạt bằng một vỏ ngữ âm (giống nhau
về vỏ ngữ âm).
Hiện tượng đồng tự/ đồng âm và gần âm lời nói hoặc hiện tượng
đồng âm/ gần âm tu từ là sự sử dụng giống nhau một hình thức âm
thanh nhưng tạo ra sự liên tưởng khác nhau từ một số nét nghĩa nào đó
của hai hay nhiều sự vật, hiện tượng, khái niệm trong chính không
gian, thời gian của văn cảnh mà người sử dụng từ ngữ đó có thể nhận
biết được.
III. CÁC LOẠI QUAN HỆ TRONG HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM/
GẦN ÂM

3.1. Khái niệm
3.1.1. Quan hệ là gì?
Quan hệ là sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật,
hiện tượng khác nhau. Sự gắn liền đó khiến cho hễ sự vật, hiện tượng
này có thay đổi, biến đổi thì có thể sẽ có tác động đến sự vật, hiện
tượng kia.
82


3.1.2. Khái niệm quan hệ ở hiện tượng đồng âm/ gần âm trong
ngôn ngữ
Quan hệ ở hiện tượng đồng âm trong ngôn ngữ là sự gắn liền về
mặt âm thanh giữa hai hay nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau: sự gắn
liền các sự vật, hiện tượng chứa đựng trong vỏ ngữ âm của chính từ
đồng âm; giữa từ đồng âm trong hệ thống với từ đồng âm trong vận
dụng; giữa hình thức ngữ âm và nội dung ngữ nghĩa trong chính từ
đồng âm... Sự gắn liền trong quan hệ đó khiến cho hễ cái này có thay
đổi, biến đổi thì có thể sẽ có tác động đến cái kia ở hiện tượng đồng
âm thuộc về ngôn ngữ .
3.2. Các loại quan hệ trong hiện tượng đồng âm/ gần âm
3.2.1. Quan hệ đồng nhất
Giữa các từ đồng âm có quan hệ đồng nhất về mặt âm thanh.
Tính đồng nhất này có thể giống hoàn toàn hay chỉ một phần vỏ âm
thanh giữa các từ. Mặt khác, sự đồng nhất có thể là trùng lắp vỏ ngữ
âm cùng cấp độ hay khác cấp độ: giữa từ với từ (từ ôi trong cụm từ eo
ôi đồng âm với từ ôi trong cụm từ cơm ôi); giữa từ với tiếng vị (từ hôi
trong cụm từ tanh hôi đồng âm với tiếng vị hôi trong từ ghép kết hợp
mồ hôi/ bồ hôi); giữa tiếng vị với tiếng vị (đãi bôi/ giao bôi/ ly bôi/
quỳnh bôi).
3.2.2. Quan hệ liên tưởng

Giữa các từ đồng âm luôn tồn tại quan hệ liên tưởng.
Quan hệ liên tưởng trong từ đồng âm là loại quan hệ giúp cho,
người sử dụng khi dùng đến một từ đồng âm nào đó sẽ nghĩ đến sự
vật, hiện tượng này và nhân đó làm cho người sử dụng thực hiện thao
tác tư duy mới, nghĩ đến một hay nhiều từ có liên quan khác có vỏ âm
thanh cũng giống như thế nhưng có nghĩa khác nhau của một hoặc
nhiều sự việc, hiện tượng khác nhau.
Trong từ đồng âm, người Việt cũng thường thể hiện mối quan hệ
này thông qua việc sử dụng sự vật, hiện tượng,... nào đó được dùng
làm chuẩn để so sánh với những thuộc tính này trong chiến lược liên
tưởng để tạo nên hệ thống từ đồng âm khác nhau.
83


Trong hiện tượng đồng âm, chúng ta có các phép liên tưởng cơ
bản như:
Liên tưởng tiếp cận: là loại hình liên tưởng được hình thành dựa
vào những sự vật, hiện tượng gần nhau trong không gian và thời gian.
Liên tưởng tương tự được hình thành từ các sự vật, hiện tượng có
những đặc điểm ngữ âm giống nhau.
Liên tưởng nhân quả: là loại liên tưởng được hình thành từ những
sự vật, hiện tượng có mối quan hệ mang tính nhân quả.
3.2.3. Quan hệ đối chiếu
Hiện tượng đồng âm cũng luôn tồn tại quan hệ đối chiếu.
Quan hệ đối chiếu trong từ đồng âm là loại quan hệ giúp cho
người ta khi dùng đến một từ đồng âm nào đó sẽ so sánh cái này với
cái kia; sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia; nét nghĩa
này với nét nghĩa kia… để tìm ra những đặc điểm khác nhau của
chúng. Đồng thời, nó làm cho người so sánh có thể biết được rõ ràng
hơn các tầng nghĩa trong từ đồng âm để có thể đưa ra chiến lược lựa

chọn từ này mà không lựa chọn từ khác khi sử dụng trong văn cảnh
sao cho phù hợp.
IV. PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM TỪ VỰNG VỚI TỪ ĐỒNG ÂM
LỜI NÓI VÀ TỪ ĐỒNG ÂM TU TỪ
Chúng ta thử so sánh sự khác nhau về ý nghĩa hàm ẩn của các từ
đồng âm trong các ví dụ sau:
Ví dụ như cần phân biệt nghĩa từ vựng các từ gần âm sau: bơ phờ
- bơ thờ - bơ vơ (bơ phờ là mệt mỏi, rũ rượi; bơ thờ: 1. lang thang vô
gia cư, không thiết làm ăn; 2. là thái độ ngẩn ngơ, không biết làm gì
vì trong lòng không ổn; bơ vơ là không nơi nương tựa). Vậy bơ phờ bơ thờ - bơ vơ là các từ đồng âm/ gần âm từ vựng.
- Chị Hai ơi! Làm gì mà bơ phờ vậy ? Không muốn làm việc à?
(nghĩa gốc: mệt mỏi, rũ rượi); (nghĩa hàm ẩn lời nói: chê trách người
đó lười nhát). Vậy bơ thờ là từ đồng âm/ gần âm lời nói so với từ bơ
thờ - bơ vơ.
84


Còn đây là lời mắng Kiều của Hoạn Thư:
- “Diếc rằng những giống bơ thờ quen thân”
Vậy bơ thờ là từ đồng âm/ gần âm tu từ (so với từ bơ phờ - bơ vơ).
Hoặc:
- “Bên trời góc bể bơ vơ”
Vậy bơ vơ là từ đồng âm/ gần âm tu từ (so với từ bơ phờ - bơ thờ).
Hoặc trở lại ví dụ trên với các từ đồng âm tu từ:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! (Tổng Cóc- con cóc)
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi! (bén duyên – nhái bén; chàng
– chẫu chàng)
(Hồ Xuân Hương)
B. TỪ ĐỒNG ÂM/TỪ GẦN ÂM TỪ VỰNG
I.


KHÁI QUÁT VỀ TỪ ĐỒNG ÂM/ GẦN ÂM TỪ VỰNG

Từ đồng âm/ gần âm từ vựng là hiện tượng chuyển nghĩa phổ
quát trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc.
Chúng ta đã sử dụng phương thức cấu tạo từ bằng cách chuyển
đổi ý nghĩa. Sự chuyển đổi ấy đã diễn ra ở phạm vi ngữ nghĩa của
tiếng vị hay còn gọi là phương thức chuyển đổi ý nghĩa tiếng vị để tạo
nên từ mới của từ tiếng Việt.
Từ m phương thức chuyển đổi ý nghĩa tiếng vị thì tiếng vị mới
luôn luôn có vỏ ngữ âm giống nhau với tiếng vị trong từ cũ nhưng ý
nghĩa thì bắt buộc phải thay đổi. Thế nhưng sự thay đổi về nghĩa sẽ
hướng theo hai hướng khác nhau. Hệ quả của sự phát triển hai hướng
nghĩa khác nhau đó sẽ tồn tại hai phương thức cấu tạo từ dựa vào mặt
ý nghĩa khác nhau. Dĩ nhiên, hai phương thức cấu tạo từ khác nhau sẽ
tạo nên hai loại từ khác nhau:
Một là cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng đa nghĩa sẽ tạo thành hệ thống từ đa nghĩa.
85


Hai là cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng ít nghĩa, nghĩa mang tính tách bạch hơn, độc lập hơn sẽ
tạo thành hệ thống từ đồng âm.
II. KHÁI NIỆM TỪ ĐỒNG ÂM / GẦN ÂM TỪ VỰNG
Từ đồng tự/ đồng âm/ gần âm tiếng Việt thuộc về đơn vị ngôn
ngữ cơ bản có tính tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối về hình thức. Về
ngữ âm, nó có thể giống hoàn toàn hay giống một phần với một ít từ
đồng âm/ gần âm khác. Về mặt nghĩa, mỗi từ sẽ có sự hiện diện của
một hoặc hơn một nghĩa vị trở lên tương ứng và đều có tính trọn vẹn,

chuyên biểu thị một hay hơn một phân đoạn thực tế khách quan. Về
ngữ pháp, mỗi từ sẽ ứng với một khuôn từ loại. Nó có thể tồn tại tách
rời nhau và được tái hiện trong các lời nói khác nhau; nó là đơn vị lớn
nhất trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt: chứa đựng trong lòng nó
những đơn vị của các cấp độ dưới nó; nó là đơn vị nhỏ nhất trong hệ
thống ngôn ngữ trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên
các đơn vị ngôn ngữ: cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản và là đơn vị nhỏ
nhất trong phương diện lời nói trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình
thức, tạo nên các đơn vị lời nói: phát ngôn, ngôn đoạn, ngôn bản.
Nói một cách ngắn gọn nhất: hai từ trở lên được gọi là từ đồng
âm/ gần âm từ vựng khi chúng biểu thị nhiều khái niệm, sự vật, hiện
tượng… khác nhau, thuộc về các trường nghĩa khác nhau, hoặc có thể
thuộc về các từ loại khác nhau, nhưng giống nhau về ngữ âm.
Ví dụ như hai từ ốc (trong con ốc) và ốc (trong đinh ốc) là hai từ
đồng âm vì cả hai cùng có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng biểu thị hai
sự vật khác nhau và thuộc về hai trường nghĩa cũng khác nhau: ốc
(trong con ốc thuộc về trường nghĩa động vật thân mềm) và ốc (trong
đinh ốc thuộc về trường nghĩa bộ phận máy móc có chất liệu bằng kim
loại như sắt, kẽm…).
86


III. ĐẶC ĐIỂM TỪ ĐỒNG ÂM/ GẦN ÂM TỪ VỰNG
3.1. Hai từ trở lên giống nhau về hình thức ngữ âm nên
thường gây nên sự nhầm lẫn cho người sử dụng
Ngày nay, chúng ta dễ nhầm lẫn những nét nghĩa đồng âm do
cách đọc đồng âm từ Hán Việt. Trong vốn từ vựng, từ đồng âm/ gần
âm rất dễ làm cho người sử dụng hiểu nhầm. Ví dụ như nhóm từ đồng
âm/ gần âm đại để - đại khái - đại loại - đại thể:
Từ đại để có nghĩa là: trên những nét lớn, nét khái quát, không đi

vào chi tiết; hoặc có nghĩa là tương đương, ngang nhau. Ví dụ: Tình
hình đại để như vậy, không có gì đặc biệt.
Từ đại khái có nghĩa là: 1. trên những nét lớn, khái quát, không
đi vào chi tiết; 2. qua loa, cho xong chuyện. Ví dụ: Cái gì nó cũng làm
đại khái hết!
Từ đại loại có nghĩa là: người hay sự vật có những nét chung
giống nhau, có thể xếp vào một loại.
Từ đại thể có nghĩa là: tình hình chung (giống như đại để).
Nhưng trong văn cảnh cụ thể, những nét nghĩa biểu hiện khác
nhau thường có sẵn của từ đồng âm sẽ ít gây nhầm lẫn hơn. Đây cũng
là đặc trưng chung của những từ đồng âm. Những nét nghĩa biểu hiện
khác nhau này làm cho từ đồng âm có thể thể hiện đa dạng ý nghĩa
của các từ, các câu đáp ứng những nhu cầu diễn đạt phong phú của
ngôn ngữ.
3.2. Hai từ trở lên giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng
biểu thị nhiều khái niệm, sự vật, hiện tượng…khác nhau
Hai từ trở lên được xem là đồng âm khi chúng giống nhau về
hình thức ngữ âm nhưng biểu thị nhiều khái niệm, sự vật, hiện
tượng… khác nhau. Ví dụ như hai từ dung túng - thao túng. Tiếng vị
túng trong từ dung túng đồng âm với tiếng vị túng trong từ thao túng
nhưng biểu thị hai khái niệm khác nhau. Bởi vì, tiếng vị này có xuất
phát từ từ Hán Việt với các nghĩa khác nhau. Tiếng vị túng trong từ
87


dung túng có nghĩa là thả lỏng. Cả từ dung túng có nghĩa là che chở,
bao che cho người khác tự do làm bậy. Còn tiếng vị túng trong từ thao
túng có nghĩa là khống chế, điều khiển nghiêng về nghĩa xấu, mang
sắc thái âm tính thường chỉ về quyền hành, quyền hạn. Hoặc từ triệt
để có nghĩa là tột mức, đến nơi đến chốn; còn từ triệt hạ có nghĩa là

trừ bỏ.
3.3. Hai từ trở lên giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng
thuộc về các trường nghĩa khác nhau
Hai từ trở lên được xem là đồng âm khi chúng giống nhau về
hình thức ngữ âm nhưng cũng thường thuộc về các trường nghĩa khác
nhau. Ví dụ như các từ duyên - duyên phận - duyên cớ - duyên hải đều
có từ hay tiếng vị đồng âm:
Từ duyên có nghĩa là vẻ đẹp của người con gái sẽ thuộc về
trường nghĩa với các từ: duyên, duyên dáng.
Tiếng vị duyên trong từ duyên phận có nghĩa là số phận được trời
định trước giữa người con trai và người con gái kết thành đôi lứa, vợ
chồng sẽ thuộc về trường nghĩa với các từ: duyên phận, duyên số.
Tiếng vị duyên trong từ duyên cớ có nghĩa là nguyên nhân sẽ
thuộc về trường nghĩa với các từ: duyên cớ, duyên do.
Tiếng vị duyên trong từ duyên hải có nghĩa là noi theo, men theo
sẽ thuộc về trường nghĩa với các từ: duyên hải, duyên bộ.
3.4. Hai từ trở lên giống nhau về hình thức ngữ âm cũng có thể
thuộc về các từ loại hay tiểu loại khác nhau
Hai từ trở lên được xem là đồng âm khi chúng giống nhau về
hình thức ngữ âm nhưng cũng thường thuộc về các từ loại hay tiểu
loại khác nhau. Ví dụ như các từ đau đáu - đau điếng đều có tiếng vị
đồng âm:
Tiếng vị đau trong từ đau đáu có nghĩa là áy náy, không yên lòng,
luôn nhớ về sẽ thuộc về từ loại động từ.
Tiếng vị đau trong từ đau điếng có nghĩa là đau đến mức lặng
người đi, không thể nói được thành lời sẽ thuộc về từ loại tính từ.
88


3.5. Tính đồng âm có thể ở các cấp độ khác nhau

Một đặc điểm khác của từ đồng âm là tính đồng nhất về ngữ âm
giữa các từ có sự khác nhau về cấp độ. Nghĩa là tính đồng nhất này có
thể trùng lắp vỏ ngữ âm cùng cấp độ hay khác cấp độ:
Giữa từ với tiếng vị (từ hôi trong cụm từ tanh hôi đồng âm với
tiếng vị hôi trong từ ghép kết hợp mồ hôi/ bồ hôi).
Giữa tiếng vị với tiếng vị (đãi bôi/ giao bôi/ ly bôi/ quỳnh bôi).
Hoặc ví dụ bồng - bồng bế - bồng bột được phân tích như sau: từ
bồng (1. là cái trống nhỏ, eo ở giữa; 2. ẵm, bế, ôm lên, trong tay,
thường là đứa trẻ) đồng âm với tiếng bồng trong từ ghép đẳng lập
bồng bế (cũng có nghĩa là ẵm, bế, ôm, nhưng nói khái quát); và đồng
âm với tiếng bồng trong từ láy bồng bột (1. tinh thần, khí thế, trạng
thái bừng bừng sôi nổi; 2. sự thiếu chín chắn, thiếu suy nghĩ, không
lâu bền).
3.6. Từ đồng âm/ gần âm có đặc điểm thường đồng âm với các
tiếng trong từ Hán Việt
Ví dụ như tiếng vị châm trong từ châm ngôn đồng âm với tiếng vị
châm trong từ phương châm. Tiếng vị này có xuất phát từ từ Hán Việt
với các nghĩa khác nhau. Tiếng vị châm trong từ châm ngôn có nghĩa
là lời khuyên răn, thường ở trong các cách cư xử, hành động. Còn
tiếng vị châm trong từ phương châm có nghĩa là 1. cái kim dùng để chỉ
phương hướng; 2. phương hướng hay cách để hành động cho đúng.
Ví dụ 3 từ: dơ dáy - dơ dáng - dơ duốc đều có tiếng vị đồng âm.
Tiếng vị dơ trong từ láy dơ dáy có nghĩa là bẩn thỉu. Tiếng vị dơ trong
từ dơ dáng có nghĩa là trơ trẽn, thường ở trong các cách cư xử, hành
động. Còn tiếng vị dơ trong từ dơ duốc có nghĩa là xấu xa, nhục nhã.
Hoặc khác 3 từ: dung tục - thô tục - thông tục đều có tiếng vị
đồng âm. Tiếng vị tục trong từ ghép dung tục có nghĩa là tầm thường.
Tiếng vị tục trong từ thô tục có nghĩa là không mềm mại, thiếu tế nhị,
không lịch sự, không nhã nhặn thường ở trong các cách cư xử, hành
động. Còn tiếng vị tục trong từ thông tục có nghĩa là thói quen hay

những cái thông thường, phổ biến trong dân gian.
89


IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TẠO TỪ ĐỒNG ÂM / GẦN ÂM TỪ VỰNG
Khi tạo nên từ đồng âm bằng phương thức loại này, chúng phải
thỏa mãn các điều kiện cần và đủ sau đây:
4.1. Các từ đồng âm trong nhóm thường phải thuộc về
các trường nghĩa khác nhau
Điều kiện bắt buộc đầu tiên là chúng phải thuộc về các trường
nghĩa khác nhau. Các từ đồng âm tuy có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng
về bản chất thì chúng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau hay khác nhau ở
mức độ cao nhất. Ý nghĩa của các từ đồng âm thường là không trái
nghĩa hoặc không đối lập nhau nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy, điều kiện để các từ đồng âm tồn tại là bắt buộc chúng phải
thuộc về các trường nghĩa khác nhau tùy thuộc vào mức độ đồng âm
khác nhau. Nói cách khác, từ đồng âm là hiện tượng ngữ nghĩa thuộc
về các trường nghĩa khác nhau.
Ví dụ hai từ bay sau đây là hai từ đồng âm khác nghĩa hoàn toàn
thì sẽ thuộc về hai trường nghĩa khác nhau hoàn toàn:
- bay (1): (chim bay: hoạt động di chuyển ở trên không của loại
động vật thuộc lớp lông vũ);
- bay (2): (cái bay: dụng cụ của thợ xây, gồm có một miếng thép
mỏng, hình lá lắp vào cán, dùng để xây, trát, láng).
Ví dụ 4 từ bay sau đây lại là 4 từ đồng âm khác nghĩa ở mức độ
thấp hay từ đa nghĩa thuộc một từ loại thì sẽ thuộc về 4 trường nghĩa
nhỏ cụ thể hơn:
- bay (1): (cái bay: dụng cụ của thợ xây, gồm có một miếng thép
mỏng, hình lá lắp vào cán, dùng để xây, trát, láng);
- bay (2): (cái bay: dụng cụ của họa sĩ, có hình dạng như một con

dao mỏng, hình lá trúc, dùng để trát hoặc cạo những lớp sơn dầu khi vẽ);
- bay (3): (cái bay: dụng cụ của thợ làm tượng, có thể bằng gỗ
hoặc bằng kim loại, có hình dạng là thân tròn, hai đầu dẹt, mỏng và
vát, dùng để gọt, miết, khoét, vạt khi nặn tượng hay tạt tượng);
90


- bay (4): (cái bay: dụng cụ của thợ khảm trai ốc, có hình dạng
như một con dao mỏng, hình tam giác, dùng để đục hoặc cạo những
lớp gỗ trước khi bôi keo gắn ốc hoặc xà cừ);
4.2. Các từ đồng âm trong nhóm, nếu hoàn toàn không có quan
hệ với nhau về ý nghĩa thì thường thuộc về các từ loại khác nhau
hay có thể thuộc về một từ loại
Điều kiện thứ hai là chúng không còn giữ nguyên những đặc
điểm từ loại của từ đồng âm cũ.
Điều kiện thứ hai này là hệ quả của điều kiện đầu tiên. Vì từ đồng
âm khác nghĩa hoàn toàn là hiện tượng ngữ nghĩa thuộc về các trường
nghĩa khác nhau hoàn toàn nên chúng hoàn toàn không có quan hệ với
nhau về ý nghĩa. Mà giữa các từ đã không có quan hệ với nhau về ý
nghĩa thì thông thường chúng thuộc về những loại từ loại khác nhau.
Trở lại ví dụ hai từ bay trên đây là hai từ đồng âm khác nghĩa hoàn
toàn thì sẽ thuộc về hai trường nghĩa khác nhau hoàn toàn và thuộc về
hai loại từ loại khác nhau hoàn toàn:
- Từ bay (1): (chim bay: hoạt động di chuyển ở trên không của
loại động vật thuộc lớp lông vũ) -> động từ.
- Từ bay (2): (cái bay: dụng cụ của thợ xây, gồm có một miếng
thép mỏng, hình lá lắp vào cán, dùng để xây, trát, láng)-> danh từ.
Trong trường hợp, nếu chúng cùng thuộc về một từ loại lớn thì
bắt buộc chúng cũng sẽ thuộc về các tiểu loại khác nhau, ví dụ như:
- đường (danh từ chỉ sự vật): cái bàn

- đường (danh từ chỉ chất liệu): bàn công việc
4.3. Các từ đồng âm trong nhóm nếu ít nhiều có quan hệ với nhau
về ý nghĩa thì có thể thuộc về một từ loại hoặc có thể khác từ loại
Khi giữa các từ đồng âm vẫn còn có chút ít sự quan hệ với nhau
về ý nghĩa thì có thể thuộc về một từ loại hoặc có thể khác từ loại. Trở
lại ví dụ 4 từ bay trên đây là 4 từ đồng âm khác nghĩa ở mức độ thấp
91


thì sẽ thuộc về 4 trường nghĩa nhỏ hơn hay 4 trường nghĩa cụ thể hơn
nhưng chúng có thể thuộc về cùng 1 loại từ loại:
- Từ bay (1): (cái bay: dụng cụ của thợ xây, gồm có một miếng
thép mỏng, hình lá lắp vào cán, dùng để xây, trát, láng) -> danh từ.
- Từ bay (2): (cái bay: dụng cụ của họa sĩ, có hình dạng như một
con dao mỏng, hình lá trúc, dùng để trát hoặc cạo những lớp sơn dầu
khi vẽ) -> danh từ.
- Từ bay (3): (cái bay: dụng cụ của thợ làm tượng, có thể bằng gỗ
hoặc bằng kim loại, có hình dạng là thân tròn, hai đầu dẹt, mỏng và
vát, dùng để gọt, miết, khoét, vạt khi nặn tượng hay tạt tượng) ->
danh từ.
- Từ bay (4): (cái bay: dụng cụ của thợ khảm, có hình dạng như
một con dao mỏng, hình tam giác, dùng để đục hoặc cạo những lớp gỗ
trước khi bôi keo gắn ốc hoặc xà cừ) -> danh từ.
Hoặc một ví dụ về các từ đồng âm vẫn còn có chút ít sự quan hệ
với nhau về ý nghĩa thì có thể khác từ loại như:
+ Từ bay (1): (chim bay -> có các nét nghĩa gốc như sau: hoạt
động di chuyển ở trên không của loại động vật thuộc lớp lông vũ; theo
cảm nhận chủ quan của con người là loài chim bay thường có tốc độ
nhanh) -> động từ.
+ Từ bay (2): (áo bay màu; nước hoa đã bay mùi -> dựa vào nét

nghĩa gốc của bay (1): có tốc độ nhanh, ta có từ đồng âm bay (2) với
nét nghĩa chuyển: phai mất, bạc màu) -> tính từ.
+ Từ bay (3): (nước hoa đã bay mùi; nốt ruồi tự dưng bay mất →
dựa vào nét nghĩa gốc của bay (1): có tốc độ nhanh, ta có từ đồng âm
bay (3) với nét nghĩa chuyển: phai mất, biến mất) → động từ.
+ Từ bay (4): (chối bay; cãi bay; gánh bay ngay → dựa vào nét
nghĩa gốc của bay (1): có tốc độ nhanh, ta có từ đồng âm bay (4) với
nét nghĩa chuyển: biểu thị hành động diễn ra rất nhanh và dễ dàng)
→ phụ từ (dùng phụ sau động từ).
92


4.4. Các từ đồng âm trong nhóm nếu ít nhiều có quan hệ
với nhau về ý nghĩa thì phải thuộc về hiện tượng chuyển loại của từ
Trong giáo trình này, khi trình bày về vấn đề phương thức cấu tạo
từ tiếng Việt, chúng tôi đã nói về phương thức cấu tạo từ ở mặt ngữ
pháp bằng sự chuyển loại của từ.
Như vậy, một trong những cách có được các từ đồng âm tiếng
Việt chính là nhờ phương thức chuyển loại của từ.
Bởi vì, ở cấp độ ngữ pháp, biến thể ngữ pháp của từ tiếng Việt
chủ yếu là biểu hiện ở vấn đề chuyển loại từ.
Hiện tượng chuyển loại từ là sự chuyển hóa từ ở một phạm trù từ
loại này sang một phạm trù từ loại khác kết hợp với điều kiện ngữ
nghĩa trong ngữ cảnh. Lí do, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, phân
tiết tính, không biến hình nên từ tiếng Việt không có hình thức đánh
dấu sự chuyển loại từ. Đặc điểm ngữ pháp của sự chuyển loại từ bắt
buộc phải dựa vào khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của từ trong
văn cảnh. Phương thức này được thực hiện để tạo nên từ đồng âm là
do khi từ có sự chuyển loại thì ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp,
chức vụ cú pháp và ý nghĩa từ vựng của từ cũng thay đổi theo.

Có thể thấy ở tiếng Việt, hiện tượng chuyển loại cũng rất phổ
biến theo cơ chế sau đây:
Những từ tiếng Việt có thể được chuyển từ từ loại này sang từ
loại khác thường không có sự thay đổi gì về hình thức ngữ âm mà chỉ
là thay đổi những đặc điểm nội dung trong ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa
ngữ pháp và hoạt động ngữ pháp của chúng.
Nói rõ hơn, cơ chế chuyển loại của phương thức cấu tạo từ mang
5 đặc điểm chính như sau:
Một là các từ khi chuyển loại vẫn giữ nguyên vỏ âm thanh của từ
khi chưa chuyển loại hay gọi là từ xuất phát.
Đồng thời, nó sẽ mang ý nghĩa mới và ý nghĩa mới này thường
phải có mối quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát.
93


Song song với hai đặc điểm trên, từ chuyển loại còn mang những
đặc trưng ngữ pháp mới.
So với từ xuất phát, từ mới sau khi được chuyển loại đã mang ý
nghĩa mới, đặc trưng ngữ pháp mới nhưng vẫn nằm trong hệ thống với
từ xuất phát, nghĩa là chúng vẫn có mối quan hệ với nhau chứ không
phải hoàn toàn tách biệt.
Chính vì lí do này mà những từ đồng âm có được từ phương thức
chuyển loại từ thường ít nhiều có quan hệ với nhau về ý nghĩa.
Ví dụ như: (Cái cuốc này sắc quá!) (danh từ) (1) sẽ khác với (2)
(Nó đang cuốc đất.) (động từ). Hoặc một ví dụ khác: kiến bò (động từ)
trên lưng bò (danh từ)...
Ở các ví dụ này, hình thức ngữ âm của các từ không thay đổi,
nhưng rõ ràng ý nghĩa ngữ pháp khái quát (sự vật, hiện tượng, hoạt
động, tính chất…) và các đặc điểm trong hoạt động ngữ pháp của từ
(danh từ thường có thể sử dụng đối với từ chỉ loại, chỉ số, chỉ định;

động từ thường chỉ hoạt động thì có thể có bổ ngữ chỉ đối tượng của
hoạt động; tính từ thì có thể sử dụng với từ chỉ mức độ …) đã thay
đổi. Cho nên, chúng là những từ đồng âm ít nhiều có quan hệ với nhau
về ý nghĩa.
4.5. Ý nghĩa của tiếng vị mới của từ đồng âm mới phải biến
đổi hoàn toàn
Điều kiện tiếp theo là ý nghĩa của tiếng vị mới phải biến đổi hoàn
toàn. Nói cách khác, ban đầu, nó xuất phát từ hệ thống các nét nghĩa
của tiếng vị trong một từ đa nghĩa. Sau đó, một trong các ý nghĩa vốn
có của từ đa nghĩa ban đầu đã được phát triển xa hơn và tách ra khỏi
hoàn toàn với các ý nghĩa còn lại, thậm chí, nó không còn có mối quan
hệ về nghĩa nữa. Kết quả là sẽ xuất hiện từ đồng âm.
4.6. Các từ đồng âm trong nhóm nếu ít nhiều có quan hệ
với nhau về ý nghĩa thì phải thuộc về từ đa nghĩa cùng từ loại nào đó
Sở dĩ chúng ta khẳng định rằng như vậy là bởi các lí do sau đây:
94


Từ đồng âm và từ đa nghĩa đều là quan hệ với tính đẳng danh:
cùng một vỏ ngữ âm liên hệ với nhiều ý nghĩa khác nhau. Ta cần phân
biệt rõ ràng hai hiện tượng này.
Truyền thống ngôn ngữ học trước đây cho rằng các từ khác nhau
về nguồn gốc, giống nhau về ngữ âm là các từ đồng âm, còn các từ
giống nhau cả về nguồn gốc lẫn ngữ âm là các từ đa nghĩa. Cách phân
biệt này đòi hỏi phải hiểu rõ từ nguyên của các từ mà điều này không
phải bao giờ cũng thực hiện được.
Gần đây, các nhà ngôn ngữ học quan niệm từ đồng âm không
những bao gồm các từ khác nhau về nguồn gốc, trùng nhau ngẫu
nhiên về ngữ âm mà còn bao gồm cả các trường hợp khi các ý nghĩa
khác nhau của từ đa nghĩa bị phân hóa xa đến mức độ chúng ta không

thể nào nhận ra được mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, chúng đã là hai
từ đồng âm độc lập.
Sự phân biệt chủ yếu giữa từ đồng âm và từ đa nghĩa là ở chỗ:
các ý nghĩa của những từ đồng âm hoặc cấu trúc ý nghĩa của những từ
đồng âm là hoàn toàn khác nhau, giữa chúng không hề có mối quan hệ
nào hay liên hệ nào. Còn những ý nghĩa khác nhau trong cấu trúc ý
nghĩa của một từ đa nghĩa luôn luôn có sự quan hệ, sự quy định lẫn
nhau. Nói cách khác, ý nghĩa này được phái sinh từ ý nghĩa kia hoặc ý
nghĩa gốc của từ đa nghĩa. Ví dụ như trong tiếng Việt, ta có cầu 1
(quán ở giữa đồng hay giữa đường cái để người qua lại nghỉ chân);
cầu 2 (công trình bắc qua mặt nước hay một nơi đất trũng để tiện việc
qua lại); cầu 3 (công trình xây dựng ở các bến, nhô ra xa bờ để cho
tàu cập bến); cầu 4 (mong mỏi). Rõ ràng, những ý nghĩa của bốn từ
trên đây không hề có liên quan gì với nhau. Vì vậy, chúng là những từ
đồng âm.
Cho nên, các điều kiện trước đã kéo theo điều kiện tiếp theo là hễ
từ đồng âm thuộc về một nhóm nếu ít nhiều có quan hệ với nhau ở
mức độ thấp về ý nghĩa thì có thể sẽ phải thuộc về từ đa nghĩa nào đó.
Nói rõ hơn, giữa các từ đồng âm loại này có chung một nét nghĩa đồng
nhất cơ sở nào đó. Nói như vậy để chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan
95


trọng nhất của quan hệ đồng nhất trong các hiện tượng ngữ nghĩa, kể
cả các từ đồng âm ít nhiều có quan hệ với nhau về ý nghĩa.
Ở chương trước, chúng tôi đã từng chứng minh từ đa nghĩa chính
là hệ thống các từ đồng âm cùng nghĩa ở mức độ thấp.
Trong một số trường hợp, từ đa nghĩa với một hệ thống các nét
nghĩa có liên quan với nhau, hay giống nhau ở một nghĩa vị gốc nào
đó. Sau đó, trong quá trình chuyển nghĩa, một số nét nghĩa phái sinh

phát triển quá xa so với nghĩa gốc ban đầu và đã trở thành từ đồng âm.
Như vậy, từ đồng âm khác với từ đa nghĩa ở chỗ: từ đa nghĩa là
những từ đồng âm, cùng nghĩa ở mức độ thấp. Còn từ đồng âm là
những từ đồng âm, khác nghĩa ở mức độ cao.
Ví dụ từ đa nghĩa mũ là hai từ đồng âm, cùng nghĩa ở mức độ
thấp sau đây: mũ (1): (cái mũ đội đầu: khi sử dụng, nó nằm ở vị trí
cao nhất); mũ (2): (mũ lũy thừa: khi sử dụng trong kí hiệu toán học,
nó cũng nằm ở vị trí cao nhất bên góc phải của chữ số). Nhưng mũ (2)
trong mũ lũy thừa trở thành từ đồng âm bởi vì nó chứa đựng nét nghĩa:
(chỉ số lũy thừa trong toán học), khác nhau hoàn toàn với mũ (1) trong
cái mũ đội đầu sẽ chứa đựng nét nghĩa: (vật dụng dùng để che mưa
nắng hay làm đồ trang sức).
Hoặc ví dụ khác về từ đồng âm trong nhóm nếu ít nhiều có quan
hệ với nhau về ý nghĩa thì hoặc phải thuộc về từ đa nghĩa cùng một từ
loại nào đó. Đó là 4 từ bay sau đây là 4 từ đồng âm khác nghĩa ở mức
độ thấp cùng thuộc về từ đa nghĩa bay:
+ Từ bay (1): (chim bay -> có các nét nghĩa gốc như sau: hoạt động
di chuyển ở trên không của loại động vật thuộc lớp lông vũ; theo cảm
nhận chủ quan của con người là loài chim bay thường có tốc độ nhanh).
+ Từ bay (2): (áo bay màu; nước hoa đã bay mùi; nốt ruồi tự
dưng bay mất -> dựa vào nét nghĩa gốc của bay (1): có tốc độ nhanh,
ta có từ đồng âm bay (2) với nét nghĩa chuyển: phai mất, biến mất).
+ Từ bay (3): (nước hoa đã bay mùi; nốt ruồi tự dưng bay mất ->
dựa vào nét nghĩa gốc của bay (1): có tốc độ nhanh, ta có từ đồng âm
bay (3) với nét nghĩa chuyển: phai mất, biến mất).
96


+ Từ bay (4): (chối bay; cãi bay; gánh bay -> dựa vào nét nghĩa
gốc của bay (1): có tốc độ nhanh, ta có từ đồng âm bay (4) với nét

nghĩa chuyển: biểu thị hành động diễn ra rất nhanh và dễ dàng).
4.7. Các từ đồng âm cũng dựa vào phương thức tư duy ẩn dụ
Từ đồng âm muốn được tạo nên hay được hiểu thì bắt buộc cũng
phải dựa trên sự biến đổi ý nghĩa của từ trong hệ thống và trong văn
cảnh. Mà mọi sự biến đổi ý nghĩa của từ bắt buộc đều phải dựa trên
phép ẩn dụ. Như vậy, muốn tạo lập hay xác định được các từ đồng âm
thì cũng đều là sử dụng phương thức tư duy ẩn dụ.
Con đường chuyển nghĩa bằng phép ẩn dụ hiểu theo nghĩa mở
rộng đã tạo thành các từ đồng âm. Bởi vì, từ đồng âm cũng phải có
phần dựa theo sự biến đổi ý nghĩa của từ.
Con đường chuyển nghĩa bằng phép ẩn dụ hiểu theo nghĩa mở
rộng đã tạo thành các từ đa nghĩa, cũng như các từ đồng âm. Bởi vì
như trên đã nói, các nét nghĩa trong cấu trúc từ đa nghĩa có mối quan
hệ với nghĩa gốc ban đầu của từ đa nghĩa. Nếu như các nét nghĩa này
theo quy luật thời gian, với sự quá cách xa hoặc không còn mối quan
hệ hoặc không có tính lí do với nghĩa gốc ban đầu nữa hoặc do tính
chất ngẫu nhiên thì nó sẽ là từ đồng âm. Ví dụ như trong tiếng Việt:
cầu 1 (quán ở giữa đồng hay giữa đường cái để người qua lại nghỉ
chân); cầu 2 (công trình bắc qua mặt nước hay một nơi đất trũng để
tiện việc qua lại); cầu 3 (công trình xây dựng ở các bến, nhô ra xa bờ
để cho tàu cập bến); cầu 4 (mong mỏi). Rõ ràng, những ý nghĩa của 4
từ trên đây không hề có liên quan gì với nhau. Vì vậy, chúng là những
từ đồng âm.
V. CƠ SỞ ĐỂ NHẬN BIẾT TỪ ĐỒNG TỰ/ ĐỒNG ÂM /
GẦN ÂM TỪ VỰNG
Để nhận biết từ đồng âm, chúng ta dựa vào cơ sở quan trọng nhất
là ngữ cảnh. Ngữ cảnh có chức năng hiện thực hóa giá trị của các từ
đồng âm và giúp cho người sử dụng ngôn ngữ tránh nhầm lẫn.
97



Một cách khác để nhận biết từ đồng âm là dựa vào ý nghĩa của từ.
Nếu như ta không thể xác lập được mối liên hệ giữa nó với các nghĩa
của một hoặc nhiều từ có vỏ ngữ âm giống nhau thì chúng ta coi đó là
từ đồng âm.
VI. PHƯƠNG THỨC TẠO TỪ ĐỒNG TỰ/ĐỒNG ÂM/GẦN ÂM
TỪ VỰNG
Đây là một phương thức cấu tạo từ tồn tại trong tiếng Việt.
Từ đồng âm/ gần âm từ vựng được tạo nên chủ yếu bằng phương
thức đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng ít nghĩa hơn và mang
tính độc lập hơn. Nói cách khác, phương thức cấu tạo từ bằng phương
thức đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng ít nghĩa hơn và mang
tính độc lập hơn sẽ tạo nên hệ thống từ đồng âm.
Phương thức cấu tạo từ này sẽ được thực hiện bằng cách: giữ
nguyên hình thức âm thanh hay vỏ ngữ âm của tiếng vị và chuyển
sang biểu đạt một nét nghĩa khác. Nét nghĩa mới này không còn quan
hệ với nghĩa gốc của tiếng vị cũ để tạo nên từ đồng âm.
Chẳng hạn như: tiếng vị đầu trải qua phương thức cấu tạo từ đồng
âm khác nghĩa chuyển theo hướng ít nghĩa hơn và mang tính độc lập
hơn tạo nên tiếng vị đầu trong các từ đồng âm đầu người, đầu đơn,
đầu độc, đầu đinh...
Tuy nhiên, phương thức này còn phải cần chú ý đến mức độ của sự
chuyển đổi. Nếu sự chuyển đổi, sự phát triển về ý nghĩa chưa thật sự đi
quá xa mà chúng ta vẫn tìm thấy một mối liên hệ nào đó về nội dung ý
nghĩa thì vẫn chưa thể coi đó là các từ khác nhau, mà đây mới chỉ là sự
khác nhau của các nghĩa trong cùng một từ: đó là từ đa nghĩa. Chỉ khi
nào ý nghĩa đã đi quá xa, không còn tìm thấy mối liên quan nào nữa thì
mới có thể khẳng định đích thực là có các từ đồng âm.
VII. PHÂN LOẠI TỪ ĐỒNG ÂM / GẦN ÂM TỪ VỰNG
Chúng tôi cũng vận dụng từ nhiều tiêu chí khác nhau, với nhiều

góc độ khác nhau để phân loại từ đồng âm. Đó là các tiêu chí sau đây:
98


7.1. Dựa vào nghĩa vị khái quát của từ đồng tự - đồng âm gần âm
7.1.1. Từ đồng tự - đồng âm - gần âm ý niệm
Từ đồng tự/ đồng âm/ gần âm ý niệm là loại từ mà về ngữ âm, tuy
nó có thể giống hoàn toàn hay giống một phần với một ít từ đồng âm/
gần âm khác. Về mặt nghĩa, nó có nghĩa vị chính thể hiện chủ yếu ở
thành phần ý nghĩa biểu niệm, có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu
thị một phân đoạn thực tế khách quan: gọi tên các thuộc tính, tính
chất, hoạt động, trạng thái, tên gọi…; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt
buộc, có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể
tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp.
Ví dụ như: từ đồng tự/ đồng âm ý niệm cườm có các nghĩa vị
chính thể hiện chủ yếu ở thành phần ý nghĩa biểu niệm: (thuộc từ loại
danh từ: 1. loại hạt cứng, nhỏ; được làm từ bằng thủy tinh, đá, bột,...;
có màu sắc đẹp, lấp lánh, sang trọng; có thể xâu thành chuỗi, dùng
làm vật trang sức; 2. vòng lông quanh cổ chim, trông giống như
những hạt cườm. Từ đồng tự/ đồng âm cườm thuộc danh từ sẽ đồng
tự/ đồng âm với từ đồng tự/ đồng âm cườm thuộc động từ: (hoạt động
làm bóng đồ trong nghề mĩ nghệ sơn mài hay nghề làm trang sức
vàng bạc).

7.1.2. Từ đồng tự - đồng âm tuyệt đối
Từ đồng tự/ đồng âm tuyệt đối là loại từ mà về ngữ âm, nó giống
hoàn toàn với một số từ khác. Về mặt nghĩa, nó đã được khẳng định
chắc chắn khác hoàn toàn với từ đồng âm khác, có tính trọn vẹn,
thường chuyên biểu thị một phân đoạn thực tế khách quan: gọi tên các
thuộc tính, tính chất, hoạt động, trạng thái, tên gọi…; là đơn vị có sẵn,

cố định, bắt buộc, có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con
người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp.
Nói cách khác, từ đồng tự/ đồng âm tuyệt đối là loại từ đã được
khẳng định chắc chắn có sự hiện diện của hai từ trở lên có tính chất
giống nhau hoàn toàn về hình thức âm thanh và chữ viết. Nhưng các
99


nét nghĩa giữa hai từ này hoàn toàn không có liên quan hay không có
mối liên hệ gì với nhau cả.
Trong tiếng Việt, từ đồng tự/ đồng âm tuyệt đối chiếm số lượng
ít. Bởi vì giữa hai từ phải có sự đồng nhất hoàn toàn về mặt ngữ âm và
chữ viết. Sự trùng lắp vỏ ngữ âm bắt buộc phải cùng cấp độ: giữa từ
với từ.
Còn sự trùng lắp vỏ ngữ âm ở cấp độ khác nhau thì ta xếp chúng
vào loại từ đồng tự/ đồng âm tương đối. Đó là: giữa từ với tiếng vị. Ví
dụ như: (từ hôi trong cụm từ tanh hôi đồng âm với tiếng vị hôi trong
từ ghép kết hợp mồ hôi/ bồ hôi); giữa tiếng vị với tiếng vị (đãi bôi/
giao bôi/ ly bôi/ quỳnh bôi).
7.1.3. Từ đồng tự - đồng âm - gần âm tương đối
Từ đồng tự/ đồng âm/ gần âm tương đối là loại từ mà về ngữ âm,
tuy nó có giống với một ít từ hay tiếng vị đồng âm/ gần âm khác
nhưng nó vẫn bao gồm các đặc trưng về ngữ âm so với phần lớn các
từ khác. Về mặt nghĩa, nó có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị
một phân đoạn thực tế khách quan: gọi tên các thuộc tính, tính chất,
hoạt động, trạng thái, tên gọi…; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc, có
tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến
hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp.
Nói cách khác, từ đồng tự/ đồng âm tương đối là loại từ đã được
khẳng định chắc chắn có sự hiện diện của hai từ trở lên có tính chất

giống nhau về hình thức âm thanh và chữ viết. Nhưng giữa chúng chỉ
trùng lắp một phần vỏ ngữ âm hoặc sự sự trùng lắp vỏ ngữ âm ở các
cấp độ khác nhau. Đồng thời, các nét nghĩa giữa hai từ này hoặc hoàn
toàn không có liên quan; hoặc có liên quan một chút và rất mờ nhạt.
Trong tiếng Việt, từ đồng tự/ đồng âm tương đối chiếm số lượng
chủ yếu. Hiện nay, số lượng từ đồng âm mà các nhà Việt ngữ học đã
thống kê được trong các từ điển chủ yếu là từ đồng tự/ đồng âm tương
đối. Bởi vì giữa hai từ có sự trùng lắp vỏ ngữ âm ở cấp độ khác nhau:
100


Một là sự trùng lắp vỏ ngữ âm giữa từ với tiếng vị. Ví dụ như: từ
cam trong cụm từ da cam (trái cam) đồng âm với tiếng vị cam trong
từ ghép kết hợp da cam (chất độc da cam); từ gan trong cụm từ nhát
gan đồng âm với tiếng vị gan trong từ ghép kết hợp ruột gan;...
Hai là sự trùng lắp vỏ ngữ âm giữa tiếng vị với tiếng vị (cảm tạ/
cử tạ/ tàn tạ/ tạ từ/ thâm tạ/ thủy tạ).
7.1.4. Từ đồng tự - đồng âm - gần âm phong cách
Từ đồng tự/ đồng âm/ gần âm phong cách thuộc về đơn vị ngôn
ngữ cơ bản có tính tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối về hình thức.
Về ngữ âm, nó có thể giống hoàn toàn hay giống một phần với một ít
từ đồng âm/ gần âm khá. Về mặt nghĩa, tuy nó có tính trọn vẹn,
thường chuyên biểu thị một phân đoạn thực tế khách quan: gọi tên
các thuộc tính, tính chất, hoạt động, trạng thái, tên gọi… nhưng nó
chỉ được sử dụng trong một phạm vi chức năng phong cách nhất
định; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc, có tính chất xã hội, là cơ sở
quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức
và hoạt động giao tiếp.
Mỗi từ đồng âm thường mang một phong cách để được vận dụng
trong những ngữ cảnh phù hợp.

7.1.5. Từ đồng tự - đồng âm - gần âm ngữ cảnh
Từ đồng tự/ đồng âm/ gần âm tiếng Việt thuộc về đơn vị ngôn
ngữ cơ bản có tính tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối về hình thức. Về
ngữ âm, nó có thể giống hoàn toàn hay giống một phần với một ít từ
đồng âm/ gần âm khác. Về mặt nghĩa, tuy nó có tính trọn vẹn, thường
chuyên biểu thị một hay nhiều phân đoạn thực tế khách quan được vận
dụng vào trong một hoạt động nói hay viết nhất định phục vụ cho giao
tiếp lời nói thông thường hay phục vụ cho giao tiếp lời nói nghệ thuật.
Đó chính là các loại từ ghép lời nói; từ ghép tu từ.
Các từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng được sử dụng
khác nhau về sắc thái phong cách, sắc thái biểu cảm ở những nét nghĩa
khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ như:
101


Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! (Tổng Cóc- con cóc)
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi! (bén duyên – nhái bén; chàng
– chẫu chàng)
(Hồ Xuân Hương)
7.2. Dựa vào tiêu chí nghĩa vị cụ thể có/ không có quan hệ với
nhau về ý nghĩa

7.2.1. Từ đồng âm không có quan hệ với nhau về ý nghĩa hay từ
đồng âm hoàn toàn ngẫu nhiên
Đây là loại từ đồng âm chân chính nhất vì chúng đồng âm ở mức
độ cao nhất về mặt âm thanh và khác nhau hoàn toàn về mặt ý nghĩa.
Từ đồng âm ngẫu nhiên là loại từ đồng âm điển hình nhất bởi vì
nó chiếm đa số trong tổng số các từ đồng âm tiếng Việt.
Nói cách khác, từ đồng âm ngẫu nhiên là những từ có hình thức
ngữ âm hay vỏ ngữ âm hoàn toàn giống nhau mang tính chất ngẫu

nhiên và giữa chúng không hề có mối quan hệ nào.
Loại này thường là các từ đồng âm khác từ loại và có nghĩa hoàn
toàn khác nhau. Ví dụ như bay (cái bay) và bay (chim bay); đường (đi)/
đường (ăn); bàn (danh từ): cái bàn, bàn (động từ): bàn công việc...
Trong loại từ đồng âm này, cũng xuất hiện một số trường hợp
cũng thuộc về một từ loại lớn nhưng bắt buộc sẽ thuộc về các tiểu loại
khác nhau, ví dụ như: đường (danh từ chỉ sự vật): đường đi, đường
(danh từ chỉ chất liệu): đường ăn…
7.2.2. Từ đồng âm có quan hệ với nhau về ý nghĩa hay từ đồng
âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở hay còn gọi là từ đồng âm không
ngẫu nhiên
Đây là loại từ đồng âm không chân chính vì chúng đồng âm hay
giống nhau ở mức độ cao vừa, hay mức độ thấp vừa về mặt âm thanh
và khác nhau hoàn toàn về mặt ý nghĩa.
Nghĩa là, hai hay nhiều từ có hình thức ngữ âm giống nhau không
ngẫu nhiên, tức là giống nhau có tính lí do, không phải hoàn toàn võ
102


đoán: giữa chúng phải có mối quan hệ về nghĩa. Chúng vốn là những
từ không hoàn toàn khác nhau nên chúng có thể thuộc về một từ loại,
hoặc khác từ loại.
Vì giữa chúng phải có mối quan hệ về nghĩa nên từ đồng âm loại
này thuộc về 2 trường hợp và được phân thành 2 tiểu loại:
7.2.2.1. Từ đồng âm có xuất phát từ từ đa nghĩa
Thuộc về loại này, trước hết, chúng ta phải kể đến những từ đồng
âm do tách ra từ nghĩa của một từ đa nghĩa hay từ nhiều nghĩa. Tức là
một nghĩa nào đó của từ đa nghĩa phát triển quá xa so với nghĩa gốc
ban đầu hoặc so với các nét nghĩa chuyển thì nó tự tách ra thành từ
đồng âm. Ví dụ như quà (ăn quà); quà (quà tặng)...

Thuộc về loại này, chúng ta lại phân chia thành ra hai tiểu loại
nhỏ hơn nữa. Đó là:
a. Từ đồng âm mức độ thấp nhất
Từ đồng âm mức độ thấp nhất chính là từ đa nghĩa.
Đây là loại từ đồng âm xuất phát từ từ đa nghĩa mà chúng ta có
thể xác lập được sự phát triển và các mối quan hệ giữa nghĩa gốc ban
đầu với các nét nghĩa chuyển. Trở lại ví dụ trên của 4 từ đồng âm khác
nghĩa ở mức độ thấp nhất cùng thuộc về từ đa nghĩa bay:
+ Từ bay (1): (chim bay -> có các nét nghĩa gốc như sau: hoạt
động di chuyển ở trên không của loại động vật thuộc lớp lông vũ; theo
cảm nhận chủ quan của con người là loài chim bay thường có tốc độ
nhanh).
+ Từ bay (2): (áo bay màu; nước hoa đã bay mùi; nốt ruồi tự
dưng bay mất -> dựa vào nét nghĩa gốc của bay (1): có tốc độ nhanh,
ta có từ đồng âm bay (2) với nét nghĩa chuyển: phai mất, biến mất).
+ Từ bay (3): (nước hoa đã bay mùi; nốt ruồi tự dưng bay mất ->
dựa vào nét nghĩa gốc của bay (1): có tốc độ nhanh, ta có từ đồng âm
bay (3) với nét nghĩa chuyển: phai mất, biến mất).
103


×