Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến sự sinh trưởng và phát triển của cúc kim cương (chrysanthemum sp ) trồng vụ đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

LÊ ANH PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG ĐÈN LED ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÚC
KIM CƯƠNG (CHRYSANTHEMUM SP.) TRỒNG
VỤ ĐÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC ỨNG DỤNG

HÀ NỘI – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

LÊ ANH PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG ĐÈN LED ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÚC
KIM CƯƠNG (CHRYSANTHEMUM SP.) TRỒNG
VỤ ĐÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn:


TS. Dương Tiến Viện

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Dương Tiến Viện
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh- KTNN, Phòng thí nghiệm khoa SinhKTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các bạn sinh viên và gia đình đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lê Anh Phương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của ánh sáng
đèn LED đến sự sinh trưởng và phát triển của Cúc kim cương
(Chrysanthemum sp.) trồng vụ đông” là kết quả của riêng tôi do TS. Dương
Tiến Viện hướng dẫn và không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của người
khác.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lê Anh Phương



Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu về cây hoa Cúc ........................................................... 3
1.1.1. Giới thiệu chung về cây hoa Cúc ............................................................ 3
1.1.2. Nguồn gốc lịch sử phát triển cây hoa Cúc .............................................. 3
1.2. Đặc điểm hình thái của cây hoa Cúc .......................................................... 4
1.2.1 . Rễ ............................................................................................................ 4
1.2.2. Thân ......................................................................................................... 4
1.2.3. Lá ............................................................................................................. 4
1.2.4. Hoa, quả, hạt ........................................................................................... 5
1.3. Yêu cầu ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây hoa Cúc ................................ 5
1.3.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 5
1.3.2. Ánh sáng .................................................................................................. 6
1.3.3. Độ ẩm ...................................................................................................... 6
1.3.4. Đất đai ..................................................................................................... 6
1.3.5. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây hoa Cúc ................................................ 7
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Cúc trên thế giới và ở Việt Nam . 10
1.4.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Cúc trên thế giới ...................... 10
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Cúc ở Việt Nam ....................... 11
1.5. Sâu bệnh hại hoa Cúc ............................................................................... 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................... 16

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng ................................... 16
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 19


3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến sinh trưởng của Cúc kim cương 19
3.1.1 Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến tăng trưởng chiều cao cây và
đường kính thân của Cúc kim cương .............................................................. 19
3.1.2 Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến tốc độ sinh trưởng lá ở Cúc kim
cương ............................................................................................................... 21
3.1.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến số lượng nụ hoa ở Cúc kim
cương ............................................................................................................... 24
3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến thời gian ra hoa và chất lượng hoa
Cúc kim cương ................................................................................................ 24
3.2.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến thời gian ra hoa của Cúc kim
cương ............................................................................................................... 24
3.2.2 Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến chất lượng hoa của Cúc kim
cương ............................................................................................................... 26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 28
1. Kết luận ....................................................................................................... 28
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 29
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

Công thức


CC

Chiều cao

CD

Chiều dài

CR

Chiều rộng

ĐK

Đường kính


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.a. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến tăng trưởng chiều cao cây
và đường kính thân của Cúc kim cương . ....................................................... 19
Bảng 3.1.b. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến tăng trưởng chiều cao cây
và đường kính thân của Cúc kim cương. ........................................................ 20
Bảng 3.2.a. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến tốc độ sinh trưởng lá ở
Cúc kim cương ................................................................................................ 22
Bảng 3.2.b. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến tốc độ sinh trưởng lá ở
Cúc kim cương ................................................................................................ 23
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến số nụ hoa ở Cúc kim cương.
......................................................................................................................... 24
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến thời gian ra hoa ở Cúc kim

cương. .............................................................................................................. 25
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến chất lượng hoa ở Cúc kim
cương. .............................................................................................................. 26


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về hoa trên thế giới cũng
như ở Việt Nam đang tăng rất nhanh. Hoa tươi là một trong những sản phẩm
mang lại giá trị kinh tế cao và chiếm một vị trí đặc biệt trong nền sản xuất
nông nghiệp thế giới.
Trong đó, hoa Cúc là một trong những loài hoa được nhiều người ưa
chuộng và phổ biến cả trong và ngoài nước. Cây hoa Cúc được du nhập vào
Việt Nam từ thế kỷ XV, đến đầu thế kỷ XIX đã hình thành một số vùng
chuyên nhỏ cung cấp cho người tiêu dùng. Một phần dùng làm cảnh, ngoài ra
hoa cúc còn được dùng cho việc cúng lễ. Vì vậy mà hiện nay hoa Cúc được
trồng khá phổ biến, nó có mặt ở khắp mọi nơi và là một loại hoa không thể
thiếu trong các dịp lễ, tết, hoa trang trí thường ngày.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tới cây hoa cúc, tác giả Yulian
và Fujime (1995) [29] đưa ra kết luận: cúc là cây ngày ngắn, ưa sáng và đêm
ưa lạnh. Quang chu kì ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của cúc. Ngoài ra,
quang chu kì còn ảnh hưởng đến chất lượng hoa cúc. Trong tự nhiên, Cúc
thường ra hoa vào mùa thu, bởi thời gian ban ngày ngắn hơn ban đêm. Dựa
vào đặc điểm này mà ánh sáng nhân tạo đã được sử dụng để cung cấp thêm
thời gian chiếu sáng nhằm ức chế quá trình ra hoa thông qua đó điều khiển
được thời gian ra hoa.
Do đó, để bổ sung ánh sáng cho cây, nhà vườn sẽ thắp điện vào ban
đêm để tránh Cúc “đóng nụ” sớm khi cây chưa đạt độ cao cần thiết. Hiện nay,
người ta thường sử dụng đèn LED để điều khiển quá trình ra hoa. Tuy nhiên,
cho đến nay ứng dụng của ánh sáng đèn LED trong nghiên cứu sinh trưởng và

phát triển của cây Cúc chủ yếu thực hiện trong giai đoạn nhân giống invitro.
Có rất ít nghiên cứu tiến hành ở ngoài đồng ruộng. Vì vậy, tôi tiến hành
nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung ánh sáng đèn LED, nhằm tìm ra thời
gian thắp sáng thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây Cúc được
trồng ngoài đồng ruộng từ đó điều khiển được quá trình ra hoa, nâng cao năng
suất và chất lượng cây trồng. Giống Cúc được nghiên cứu là giống Cúc Kim

1


cương, được trồng tại trang trại ở Vĩnh Phúc. Việc lựa chọn thời gian chiếu
sáng thích hợp để cây trồng đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng
thu nhập cho người nông dân là một đòi hỏi cấp thiết của sản xuất, mang tính
thực tiễn rất cao.
Xuất phát từ những lí do và từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến sự sinh trưởng và phát triển
của Cúc kim cương (Chrysanthemum sp.) trồng vụ đông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đèn LED đến sự sinh
trưởng và phát triển của cúc kim cương từ đó xác định được thời gian chiếu
sáng thích hợp nhất đối với sự phát triển của cúc kim cương để nâng cao năng
suất và chất lượng hoa trồng tại khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Là tài liệu tham khảo về các đặc điểm hình thái,
sinh trưởng, phát triển của Cúc kim cương. Ảnh hưởng của thời gian chiếu
sáng đến Cúc kim cương.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được thời gian chiếu sáng phù hợp cho sự
sinh trưởng, phát triển đối với giống cúc kim cương từ đó điều khiển được
quá trình ra hoa, thời điểm thu hoạch.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về cây hoa Cúc
1.1.1. Giới thiệu chung về cây hoa Cúc
Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp. có nguồn gốc từ
Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu. Ngày nay, cúc đã được
trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới như Hà Lan, Ý, Nhật Bản. Ở Việt
Nam, hoa cúc đã được trồng từ lâu và được coi là biểu tượng của sự thanh
cao, là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý “Tùng, cúc, trúc,
mai”.
Theo Võ Văn Chi, Lê Khả Kế (1969) [3], trong hệ thống phân loại thực
vật hoa cúc thuộc lớp hai lá mầm (Dicotyledonec), phân lớp cúc (Asterydae),
bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), phân họ giống hoa cúc (Asteroideae),
chi Chrysanthemum.
Bộ cúc có một họ duy nhất là họ cúc, được xem là họ lớn nhất của
ngành hạt kín và giới thực vật nói chung. Bao gồm gần 1000 chi và hơn
20000 loài, có những chi có tới 1000 loài. Họ cúc phân bố khắp nơi trên Trái
Đất, chúng sống được trong nhiều điều kiện khí hậu, môi trường, đất đai khác
nhau. Dạng sống chủ yếu là thân thảo, cây bụi, hiếm khi thân gỗ, thấp bé.
1.1.2. Nguồn gốc lịch sử phát triển cây hoa Cúc
Theo tài liệu cổ Trung Quốc, hoa cúc có cách đây 3.000 năm. Hoa cúc
có nguồn gốc từ một số loài dã sinh thuộc loại cúc, trải qua quá trình lai tạo
và chọn lọc đã tạo ra nhiều giống cúc như ngày nay.
Từ những năm 1930 thì việc trồng hoa cúc ở Trung Quốc bắt đầu được
coi trọng và đề cao hơn. Theo Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003) [5], khi
chúng di nhập sang Nhật Bản đã được đánh giá rất cao và được mệnh danh là
“Hoàng thất quốc hoa”. Năm 1939 Edsmit người Nhật đã lai tạo thành công
nhiều giống Cúc khác nhau, một số giống vẫn còn được duy trì và trồng đến

ngày nay.
Theo Amagasa K, Kameya T. (1989) [12], lịch sự phát triển nghề trồng
cúc ở Châu Âu muộn hơn Trung Quốc. Năm 1843, một nhà thực vật học

3


người Anh đã đến Trung Quốc khảo sát và mang về giống hoa cúc Chusan
Daisy, giống cúc này chính là giống bố mẹ của giống hoa cúc hình cầu và tán
xạ ngày nay. Năm 1889 nước Pháp nhập từ Trung Quốc 3 giống Cúc đại đóa
về trồng và đến năm 1827 Bernet (người Pháp) đã thành công trong việc lai
tạo một số giống cúc mới, từ đó dẫn đến một sự cải tiến rất mạnh mẽ về giống
Cúc ở Châu Âu. Hiện nay ở Mỹ, hoa Cúc là một loại hoa rất quan trọng, chủ
yếu là cắt cành, một phần trồng trong chậu.
1.2. Đặc điểm hình thái của cây hoa Cúc
1.2.1 . Rễ
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [8], rễ cây hoa Cúc thuộc loại rễ chùm,
mọc cạn theo chiều ngang, đâm sâu khoảng 10 – 20 cm, rễ cúc có kích thước
khá đều nhau và có số lượng lớn. Đầu chóp rễ có sức phân nhánh mạnh, trong
điều kiện đất thích hợp thì rất nhanh hình thành bộ rễ có nhiều nhánh, nên khả
năng hút nước và chất dinh dưỡng khá mạnh. Rễ của các cây nhân giống từ
phương pháp vô tính đều phát sinh từ thân và là rễ bất định. Thân cúc rất dễ
hình thành rễ bất định. Vì vậy, cây hoa Cúc là một loại cây rất dễ nhân giống
từ thể dinh dưỡng.
1.2.2. Thân
Cây hoa Cúc thuộc loại thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn, dễ gãy và
mọng nước, khả năng phân cành mạnh. Trên thân non một số loài có phủ một
lớp lông tơ. Một số loài có dạng thân bò. Những giống cúc nhập thường có
thân to, thẳng, giòn. Còn các giống nội địa thường có thân nhỏ, mảnh, cong.
Chiều cao cây thì tùy thuộc vào từng giống. Cây có thể cao từ 30 - 80 cm,

thậm chí có khi cao đến 1,5 – 2 m.
1.2.3. Lá
Theo Cockshull (1985) [15] mô tả: lá Cúc thuộc loại lá đơn mọc so le
nhau, không có lá kèm. Lá xẻ thuỳ có răng cưa. Phiến lá mỏng, mặt dưới bao
phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng lưới. Từ mỗi nách lá
thường phát sinh ra một mầm nhánh. Số lá trên cây tùy thuộc vào từng giống,
mỗi cây có khoảng 30 - 50 lá. Trong sản xuất để đạt hiệu quả cao thì người ta

4


thường tỉa bỏ các cành phụ đối với giống cúc đơn và để cây sinh trưởng, phát
triển tự nhiên với giống cúc chùm.
1.2.4. Hoa, quả, hạt
Theo Cornish và Stevenson (1990) [16] và Okada (1994) [23] miêu tả:
hoa Cúc là hoa lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa Cúc có nhiều màu sắc khác
nhau. Đường kính hoa từ 1,5 - 12 cm, có thể là đơn hay kép và thường mọc
nhiều hoa trên 1 cành, phát sinh từ các nách lá. Hoa nhỏ, xếp sít nhau và
luôn tập trung thành cụm. Tràng hoa dính vào bầu như hình cái ống, trên ống
đó phát sinh cánh hoa. Những cánh nằm phía ngoài thường có màu sắc đậm
hơn và xếp thành nhiều tầng. Cánh có nhiều hình dạng khác nhau, cong hoặc
thẳng, có loại cánh ngắn đều, có loại dài, xoè ra ngoài hay cuốn vào trong phụ
thuộc vào từng giống. Hoa cúc có từ 4 đến 5 nhị đực dính vào nhau, bao xung
quanh vòi nhụy. Vòi nhụy mảnh, hình chẻ đôi.
Theo Anderson (1988) [13] và Ishiwara (1984) [20], quả Cúc thuộc loại
quả bế khô, hình trụ hơi dẹt, chỉ có một hạt nằm trong khoang của quả và đôi
khi dính với vỏ quả. Vỏ hạt rất mỏng, phôi lớn và thẳng không có nội nhũ.
1.3. Yêu cầu ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây hoa cúc
1.3.1. Nhiệt độ
Cây hoa cúc có nguồn gốc ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ sinh

trưởng và phát triển tốt nhất của cúc là từ 15°C đến 20°C, cúc có thể chịu
được nhiệt độ từ 10°C đến 35°C, trên 35°C và dưới 10°C thì cúc sinh trưởng
và phát triển kém. Deong (1984) [17], Hoogeweg (1999) [18] và Karlson
(1989) [19] cho rằng, nhiệt độ tối thích cho sự ra rễ của cúc là 16°C, nên
trong điều kiện miền Bắc Việt Nam việc giâm cành cúc trong mùa hè cần có
các kỹ thuật tác động phù hợp như tưới tiêu, bảo vệ thực vật và điều chỉnh
một số yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm bằng phương pháp nhân tạo.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự hút khoáng, hút chất dinh dưỡng của
rễ cây. Vì vậy, chúng ta cần tác động tạo điều kiện tốt nhất cho sự hấp thụ của
cây như tưới nước, xới xáo, chọn ngày râm mát để bón phân,…

5


1.3.2. Ánh sáng
Yulian, Fujime (1995) [29] đã kết luận, cúc là cây ngày ngắn. Ánh sáng
ngày dài thuận lợi cho cây sinh trưởng, ánh sáng ngày ngắn thuận lợi cho cây
ra hoa. Thời kỳ đầu mầm non mới ra rễ cây cần ít ánh sáng, nhưng trong quá
trình sinh trưởng ánh sáng quá mạnh cũng làm cây chậm lớn. Jong J, D
(1989) [21] và Strojuy (1985) [26] đã khẳng định, thời gian chiếu sáng rất
quan trọng cho cây, đêm dài hay ngắn có tác dụng khác nhau đối với loại hoa
này. Hầu hết, các giống cúc trong thời kì sinh trưởng dinh dưỡng cần ánh
sáng ngày ngắn, đêm dài trên 13 giờ, còn trong giai đoạn trổ hoa cây chỉ cần
ánh sáng ngày ngắn từ 10 đến 11 giờ và nhiệt độ dưới 20°C.
Nhiệt độ và ánh sáng không tác động một cách riêng rẽ mà phối hợp
nhau, kìm hãm hoặc thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc.
Theo Hoogeweg (1999) [18], thời gian chiếu sáng 11 giờ cho chất lượng hoa
cúc tốt nhất, nhưng nếu ở nhiệt độ cao vẫn ức chế sự ra hoa nên vào những
năm nóng ẩm sự ra hoa của cúc sẽ gặp khó khăn hơn, mặc dù điều kiện chiếu
sáng phù hợp. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy độ dài ngày có ảnh

hưởng đến sự ra hoa của cúc, vào thời kì ra hoa, cây yêu cầu thời gian chiếu
sáng là 10 giờ, nhiệt độ thích hợp là 18°C. Nếu thời gian chiếu sáng dài sẽ
kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, cây cao, lá to và ra hoa muộn.
1.3.3. Độ ẩm
Cúc có thể chịu được hạn nhưng không chịu được úng nên cần trồng
cúc ở những nơi chân đất cao, thoát nước. Tưới nước đảm bảo đủ ẩm, không
nên tưới quá nhiều nước. Shewell Cooper (1975) [25] và Vidalie (1986) [28]
cho rằng, độ ẩm đất từ 60 đến 70% và độ ẩm không khí 75 đến 80% là thuận
lợi cho cúc sinh trưởng. Nếu độ ẩm trên 80% cây phát triển mạnh nhưng lá dễ
bị mắc các bệnh nấm gây hại thân lá và hoa bị hỏng. Vào thời kì thu hoạch,
hoa cúc cần thời tiết khô ráo. Nếu độ ẩm không khí quá cao sẽ làm cho hoa lá
bị dập thối, cây dễ bị đổ,…
1.3.4. Đất đai
Cúc có bộ rễ ăn ngang, rễ phát triển mạnh và nhiều rễ phụ nên đất thích
hợp cho cúc là đất thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, nhiều mùn, tương đối bằng phẳng

6


và thoát nước tốt. Độ pH đất từ 6 đến 7 là thích hợp nhất. Đất trồng cúc nên
có một chế độ luân canh hợp lý, cày sâu bừa kĩ rồi phơi ải để tăng cường sự
hoạt động của sinh vật hữu ích, tăng cường sự lưu thông không khí đất, làm
cho đất tơi xốp nên giữ nước tốt, theo Nguyễn Xuân Linh và các cộng sự
(1998) [8].
1.3.5. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây hoa cúc
Dinh dưỡng cho cây hoa cúc bao gồm cả dinh dưỡng đa lượng (N, P,
K) và vi lượng (Cu, Fe,…). Dinh dưỡng hay phân bón có vai trò quan trọng
trong việc tạo ra năng suất và chất lượng hoa cao hay thấp. Khi thiếu dinh
dưỡng cây sẽ bị còi cọc, chậm lớn, dễ bị sâu bệnh, hoa nhỏ, không đạt tiêu
chuẩn chất lượng. Nhưng khi thừa dinh dưỡng cây sẽ bị phát triển quá mức,

cây vống cao, dễ bị đổ, sâu bệnh nhiều, cây ra hoa muộn và chất lượng hoa
cũng kém. Vì vậy cần bón phân đầy đủ, cân đối và đúng lúc để tăng năng suất
và chất lượng hoa. Đồng thời sử dụng phân bón hợp lý còn làm giảm được tác
hại của nó đến kết cấu đất và môi trường (Hoàng Ngọc Thuận, 2005) [10].
- Phân vô cơ
+ Đạm (N): Đạm là thành phần cơ bản của nguyên sinh chất trong tế
bào, nó quyết định tốc độ sinh trưởng của cây, tham gia cấu tạo diệp lục của
lá, là thành phần chính cho sự quang hợp. Đạm có vai trò vô cùng quan trọng,
nhất là trong thời kì sinh trưởng và phát triển của cây, nó ảnh hưởng đến màu
sắc và kích thước của hoa.
Nếu thiếu đạm cây hoa sẽ cằn cỗi, lá úa vàng, bông hoa nhỏ và xấu.
Nhưng nếu bón quá nhiều đạm, cành nhánh sẽ phát triển quá nhiều, thân quá
mập, cây có thể không ra hoa hoặc hoa rất nhỏ.
Cây cúc cần đạm vào thời kì cúc chuẩn bị phân cành và thời kì phân
hóa mầm hoa. Tùy theo chất lượng của đất mà ta điều chỉnh lượng phân bón
cho phù hợp. Tùy theo loại đạm mà cách sử dụng cũng khác nhau:
Nếu đạm Ure thì bón thúc hoặc phun lên lá. Vì lượng đạm nguyên chất
do đó không nên bón nhiều hay bón tập trung vào một chỗ vì có thể làm tổn
thương rễ cúc.

7


Nếu dùng (NH4)2SO4 chứa lượng đạm nguyên chất 20% nên bón vôi
trước khi sử dụng vì đây là phân chua.
Nitrat đạm tuy không gây chua cho đất nhưng không nên bón cho cây
vì phân này dễ bị rửa trôi.
Lượng đạm nguyên chất cần cho 1 ha cúc là khoảng 140 - 160 kg.
+ Lân (P): Photpho là nguyên tố rất cần thiết để hình thành nucleotit
của nhân tế bào, toàn bộ cơ thể hoa, quả. Cây đủ lân thì bộ rễ sẽ phát triển

mạnh, cây con khoẻ, tỷ lệ sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, sớm ra
hoa, giúp cây hút được nhiều đạm hơn.
Khi cây thiếu lân thì cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu sắc hoa nhợt
nhạt và ra hoa muộn. Đất có nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ thì hàm lượng lân
thường cao hơn. Cúc cần nhiều lân vào thời kỳ sau khi hình thành nụ hoa và
ra hoa.
Việc bón phân lân cần dựa vào từng loại phân và điều kiện bón phân:
Phân supper lân (chứa 16 - 18 % lượng P nguyên chất) có thể bón với
lượng nhiều vì phân này tan trong nước. Đối với đất chua nên sử dụng phân
lân nung chảy. Đối với đất chua mặn nên dùng phân apatit để bón.
Lượng P nguyên chất để bón cho 1 ha là 120 - 140 kg, chia ra 3/4 bón
lót + 1/4 bón thúc.
+ Kali (K): Kali giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất đường
bột trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh.
Cây thiếu K thì màu sắc hoa không tươi thắm, hoa mau tàn. Cây cúc
cần nhiều K vào thời kỳ cây kết nụ, ra hoa.
Việc sử dụng phân bón K cho hoa cần lưu ý:
- Nếu sử dụng phân Kaliclorua (KCl) cần có biện pháp khắc phục đất
chua.
- Nếu sử dụng phân Kalisunphat chứa 40% K nguyên chất thì có thể
dùng cho nhiều loại đất.

8


- Sử dụng tro bếp là dạng phân có K dưới dạng K2CO3 , cây dễ hấp
thụ. Tro bếp có Ca giúp khử chua đất.
Lượng K nguyên chất sử dụng cho 1 ha là 100 - 120 kg, chia ra 2/3 bón
lót + 1/3 bón thúc.
Sử dụng phân vô cơ cây hấp thụ dễ dàng, cho hiệu quả cao. Nhưng nếu

bón không hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo đất, làm đất chua và trở nên
chai cứng. Do đó trong sản xuất chúng ta cần kết hợp bón phân hữu cơ cho
cây.
- Phân hữu cơ
Phân hữu cơ gồm các loại phân xanh, phân bắc, phân rác, xác bã của
các động, thực vật. Phân này vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời
cung cấp các chất mùn cải tạo lý tính của đất. Phân bắc, nước giải có hiệu quả
nhanh vì đạm ở dưới dạng dễ tiêu, nhưng nếu bón phân bắc trong nhiều năm
sẽ làm cho đất chua, chai cứng nên phải kết hợp bón phân chuồng. Phân
chuồng phải ủ hoai mục để vi sinh vật có ích hoạt động, loại bỏ mầm mống
gây bệnh ảnh hưởng đến môi trường sống. Phân hữu cơ cây hấp thu chậm nên
cần bón lót trước khi trồng.
- Phân vi lượng
Phân vi lượng tuy cây cần ít nhưng không thể thiếu và không thể thay
thế. Phân vi lượng không bón thẳng vào đất mà bón qua lá (phân bón lá) vào
thời kỳ cây con.
- Phương pháp sử dụng phân bón lá cho một số cây trồng:
Phân bón lá bổ sung thêm thức ăn, đặc biệt là vi lượng để kích thích
cho cây trồng ra lá và ra hoa nhanh hơn.
Cây hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu không có các
nguyên tố vi lượng như Bo (B), Mangan (Mn), Kẽm (Zn), Đồng (Cu),
Molipđen (Mo), một số cây cần cả nhôm (Al), Silic (Si). Các nguyên tố đó
được xem như là các chất kích thích, chúng thúc đẩy sự phát triển của thực
vật. Thiếu từng nguyên tố vi lượng và đa lượng riêng biệt trong đất sẽ gây ra
các chứng bệnh cho thực vật.

9


Phương thức sử dụng phân bón lá:

- Phải sử dụng phân bón lá ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn
trên bao bì). Nồng độ bón phân không được quá cao. Nếu quá cao cây sẽ bị
bội thực (gây độc) và chết, nếu bón phân nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ.
- Thời điểm phun phân bón lá:
+ Phun khi nhiệt độ dưới 30°C, trời không quá nắng, không mưa,
không có gió khô, phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi được cung cấp đủ
nước và phân qua rễ.
+ Thời gian phun: khoảng 9 – 10 giờ sáng và 2 – 3 giờ chiều về mùa
đông, 7 – 8 giờ sáng hoặc 5 – 6 giờ chiều về mùa hè.
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Cúc trên thế giới và ở Việt
Nam
1.4.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Cúc trên thế giới
Hoa cúc ngày nay là một loại hoa khá phổ biến trên thế giới và được
mọi người ưa chuộng bởi sự đa dạng, phong phú về màu sắc, hình dáng, kích
cỡ hoa và người ta có thể chủ động điều khiển sự ra hoa của cây để tạo được
nguồn sản phẩm hàng hóa liên tục và ổn định quanh năm.
Ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, hoa cúc đứng vị trí thứ hai
chỉ sau hoa hồng và năm 1993 tại công ty bán đấu giá ở Hà Lan, cúc là một
trong mười loại cây trồng bằng chậu bán chạy nhất.
Ở các nước châu Á thì hiện nay Nhật Bản là nước dẫn đầu về sản xuất
hoa cúc, khoảng 200 triệu cành mỗi năm để phục vụ cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu. Theo Narumon (1988) [22], Roberson (1990) [27], Thái Lan
cũng là nước sản xuất hoa cúc tương đối mạnh. Cúc được trồng quanh năm
với sản lượng là 50.841.500 cành cắt/năm.
Ở Trung Quốc, theo Blabjerg (1997) [14], cúc là một trong mười loại
hoa cắt cành quan trọng chỉ sau hồng và cẩm chướng.

10



Ở Malaixia, cúc chiếm 23% trong tổng số hoa cắt, các giống mới chủ
yếu nhập từ Hà Lan. Sản xuất đã có nhiều tiến bộ trong việc cải tiến chế độ
chăm sóc và công nghệ sau thu hoạch để nâng cao phẩm chất hoa.
Cúc là một loại cây cảnh có nguồn gốc lâu đời trên thế giới và là loại
cây mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy có rất nhiều nước đã đi sâu vào nghiên
cứu kỹ thuật trồng, nhân giống hay chọn tạo giống mới, điều kiện ngoại
cảnh,…và đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây
cúc, đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ. Ngoài những nghiên cứu về ánh sáng,
nhiệt độ, việc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng cũng có vai trò quan
trọng trong việc điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động
sinh lý của cây trồng.
Theo nghiên cứu của Runkle (1998) [24] muốn để cho hoa của giống cúc
Snow nở hoa hoàn toàn, tập trung với số lượng lớn cần xử lý lạnh 5°C trong
vòng 6 tuần, sau đó xử lý ánh sáng ngày dài lớn hơn hoặc bằng 10 giờ, xử lý
quang gián đoạn 4 giờ đêm.
1.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa cúc ở Việt Nam
Hiện nay, nhiều loại hoa Cúc đã được trồng phổ biến khắp cả nước.
Một số vùng sản xuất chính như Hà Nội, Hải Phòng, Sapa,…đặc biệt là Đà
Lạt. Đà Lạt là nơi có khí hậu thích hợp để sinh trưởng và phát triển các loài
hoa cúc, đây là nơi cung cấp 60% sản lượng hoa cho thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh phía Bắc chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng,...Năm 1966 đã xuất khẩu
gần 1 triệu cành hoa cắt mà phần lớn là hoa cúc sang Hồng Kông, Thái Lan,
Nhật Bản. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai vùng sản xuất và tiêu thụ
hoa lớn nhất ở Việt Nam. Những năm gần đây, cũng có rất nhiều loài cúc
được nhập khẩu về nước ta một cách ồ ạt mà không qua trồng khảo nghiệm để
đánh giá một cách khoa học đã đưa ra ngoài sản xuất nên gặp phải các rủi ro
như cây ra hoa ngay từ khi còn nhỏ, sản lượng và chất lượng hoa không cao.
Để nâng cao năng suất và chất lượng của hoa, ngoài nghiên cứu về
giống, phân bón, công tác bảo vệ thực vật, chúng ta cần nghiên cứu các biện
pháp kĩ thuật tác động. Chẳng hạn, giống Cúc Vàng Đài Loan, CN97… là

những giống thích hợp vụ Đông Xuân, nhưng để nâng cao chất lượng của hoa

11


thì cần tác động thêm các biện pháp kĩ thuật như điều khiển quang chu kì, các
chất kích thích sinh trưởng hay các biện pháp nhân giống.
Như vậy, để phát triển ngành sản xuất hoa nói chung và hoa cúc nói
riêng thì cần có sự kết hợp của nhà nước để có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư
sản xuất và các nhà khoa học chuyên môn cần nghiên cứu để tìm ra các biện
pháp kĩ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất hoa để từ đó
chuyển giao những tiến bộ khoa học đến nhà sản xuất.
Ở nước ta việc trồng và chăm sóc cây hoa cúc từ lâu chỉ theo kinh
nghiệm truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc nhân
giống được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp tỉa chồi và giâm cành qua
nhiều năm làm giống bị thoái hóa mạnh, sâu bệnh nhiều làm giảm năng suất,
phẩm chất và giá trị thương mại. Trong những năm gần đây cùng với tốc độ
đổi mới đất nước ngày càng mạnh, nhu cầu về hoa càng trở nên thiết yếu nên
công tác nghiên cứu, lai tạo, chọn tạo các giống hoa được tập trung nghiên
cứu vào một số loài hoa phổ biến như hoa hồng, hoa cúc.
Đối với một số giống cúc, đã được các cơ quan và các nhà nghiên cứu
tập trung nghiên cứu vào chọn lọc, nhân giống và áp dụng một số biện pháp
kĩ thuật (điều tiết phân bón, ánh sáng, thời vụ,…) để nâng cao năng suất và
chất lượng của hoa.
Năm 1993 - 1999 một số giống nhập nội đã được chọn lọc và khẳng
định được vị thế trên thị trường hoa cắt cành như cúc trắng được nhập từ Nhật
Bản, đã được chọn lọc và đưa ra sản xuất từ trung tâm hoa và cây cảnh viện di
truyền nông nghiệp. Đây là giống cúc có ưu điểm phù hợp với điều kiện khí
hậu nước ta có thể trồng nhiều vụ trong năm, hoa to, màu sắc đẹp, cành mập
thẳng, thời gian sinh trưởng ngắn, độ bền hoa cắt lâu.

Ngoài ra, cũng có khá nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh
sáng đến hoa cúc ở Việt Nam.
Đa số các giống cúc đều phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, chịu tác
động của quang chu kỳ trong việc phân hóa mầm hoa, tức là chúng chỉ phân
hóa mầm hoa ở một điều kiện thời gian chiếu sáng ngắn nhất định trong ngày.
Nắm được đặc tính này, Đặng Văn Đông (2000) [4] đã đề ra phương pháp

12


điều chỉnh sự ra hoa của cúc vào thời điểm thích hợp bằng cách che bớt ánh
sáng hoặc kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày sử dụng quang gián đoạn
(chiếu ánh sáng nhân tạo trong thời gian ngắn vào lúc nửa đêm). Giống cúc
CN93 ra hoa sớm trong điều kiện ngày ngắn (thời gian chiếu sáng trong ngày
10 - 11 giờ/ngày đêm). Nếu trồng vụ Xuân – Hè (ngày dài), cây đủ thời gian
sinh trưởng 90 – 110 ngày mới ra hoa, nhưng nếu trồng vụ Đông khi thời gian
chiếu sáng trong ngày ngắn thì cây sẽ nở hoa ngay sau khi trồng 20 -30 ngày,
từ đó dẫn đến chất lượng hoa kém. Để khắc phục điều này, các tác giả trên
khuyến cáo sử dụng ánh sáng nhân tạo bằng cách chiếu sáng quang gián đoạn
cho cúc. Kết quả là cây cúc sinh trưởng, phát triển bình thường và khi đủ kích
thước mới ra hoa thì chất lượng hoa cao hơn hẳn.
Độ lớn của hoa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoa
cúc. Trong trồng trọt để tăng đường kính hoa người ta thường dùng các biện
pháp bón phân, tưới nước, phun phân qua lá, phun chất kích thích sinh
trưởng… Tuy nhiên, Đặng Văn Đông (2000) [4] khi nghiên cứu biện pháp
chiếu sáng đã đưa ra kết luận: đối với những cây cúc đã xử lý chiếu sáng
quang gián đoạn 15 ngày, sau đó để thời gian chiếu sáng ngày ngắn cho cây
phân hóa mầm hoa (20 ngày), rồi lại chiếu sáng quang gián đoạn thêm 12
ngày thì thời gian ra hoa sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày, độ lớn, phẩm chất hoa tốt
hơn hẳn so với đối chứng không xử lý và xử lý liên tục 47 ngày.

Đặng Văn Đông (2005) [6] khi nghiên cứu thời gian sinh trưởng của
tập đoàn cúc đông trong điều kiện thời gian chiếu sáng tự nhiên ở Hà Nội đã
rút ra kết luận: thời gian sinh trưởng các giống cúc đông ngắn dần theo thứ tự
từ Hè – Thu đến Thu – Đông và đến Đông – Xuân. Điều này được giải thích
do nhóm cúc đông phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn mà từ 21/6 (ngày hạ
chí) đến 21/12 (ngày đông chí) thời gian chiếu sáng trong ngày giảm dần từ
14 giờ/ngày xuống 11,5 giờ/ngày – đêm. Hầu hết các giống cúc đông cần có
thời gian chiếu sáng để cây phân hóa là dưới 13giờ/ngày nên ở vụ Hè Thu khi
thời gian chiếu sáng trong ngày dài, cây sinh trưởng sinh dưỡng tối đa mới ra
hoa còn sau đó ngày càng ngắn lại thì sự phân hóa mầm hoa diễn ra nhanh và
rút ngắn quá trình sinh trưởng của cây.

13


Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [7] đã nghiên cứu biện pháp chiếu sáng bổ
sung cho cúc CN20 ra hoa vào các dịp lễ Tết, đã kết luận để cúc CN20 ra hoa
vào dịp lễ tết, khi trồng vào vụ đông xuân phải áp dụng biện pháp chiếu sáng
bổ sung cho cây con ngay sau trồng 1 tuần với thời lượng 4 giờ, thời gian
chiếu sáng 30 ngày, mật độ 8m2/bóng 100W, cho hiệu quả kinh tế cao gấp
2,95 lần so với không chiếu sáng bổ sung, đã kéo dài giai đoạn sinh trưởng
sinh dưỡng, cho thời gian sinh trưởng từ 89 – 93 ngày, cây cao 66 – 68 cm, tỷ
lệ nở hoa đạt trên 92 %.
Theo Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý (1998) [9] sơ bộ đánh
giá tập đoàn hoa cúc trong vụ thu đông tại Hà Nội đã kết luận: Hầu hết các
giống cúc sinh trưởng và phát triển tốt trong vụ thu đông. Những giống có giá
trị kinh tế cao như: CN93, CN97, C98, vàng Đài Loan,…
1.5. Sâu bệnh hại hoa cúc
Cây hoa cúc rất dễ bị các loại sâu bệnh tấn công trên khắp các bộ phận
của cây từ ngọn non tới phần rễ, do nhiều loại vi khuẩn, nấm và sâu phá hại.

Khi bị các bệnh nhẹ thì cây sống yếu ớt, bệnh nặng thì cây chết rất
nhanh, đôi khi lây lan sang cả một diện tích lớn. Vì vậy, khi phát hiện cúc bị
sâu bệnh tấn công ta phải có biện pháp tiêu diệt ngay lập tức.
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [8] đã đề xuất những biện pháp phòng
trừ và xác định hoa cúc có 9 loại bệnh hại bao gồm 7 bệnh do nấm, 1 bệnh do
vi khuẩn, 1 bệnh vàng lá do sinh lí.
Những bệnh do nấm gây ra như: phấn trắng, gỉ sắt, đốm nâu, đốm vàng,
lở cổ rễ, héo ngọn, héo xanh vi khuẩn.
Các loại sâu hay gặp như: sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh,..Côn trùng
khác như rệp, nhện, muội,…
Theo Trần Thị Xuyên (1998) [11] hoa cúc có 13 loại sâu bệnh gây hại,
trong đó có 56 bệnh, 8 loại sâu. Sâu gây hại nặng nhất cho cúc là sâu xanh và
sâu cuốn lá. Trong 5 loại bệnh thì 4 loại là do nấm gây ra, 1 loại do vi khuẩn
gây ra. Bệnh phổ biến gây bệnh nặng là bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm
trắng. Hàng ngày trong lúc chăm sóc chúng ta cần chú ý quan sát sâu bệnh,

14


nếu chúng xuất hiện ít thì có thể sử dụng các biện pháp cơ học, thủ công. Nếu
sâu bệnh quá nhiều có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học.
Rệp nâu đen, rệp xanh đen, sâu xanh, sâu khoang,… có thể sử dụng
một số loại thuốc như: Vetsemex 20EC hoặc 40EC; Karatimec 2EC; Goldra
250WC;…
Bệnh thối gốc lở cổ rễ (do nấm gây ra) có thể sử dụng một số loại thuốc
như: Kacie 250EC; Vicarben 50TN/50HP; Benlate 50WP;…
Bệnh gỉ sắt có thể sử dụng các loại thuốc như: Kacie 250EC; Carban
50SC; Anvil 5SC;…

15



CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống Cúc Kim Cương được Trung tâm hoa cây cảnh Viện nghiên cứu
Rau quả cung cấp.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại khu vực nghiên cứu (xã Cao Minh, thành
phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc).
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp, phân tích một số tài liệu thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề
tài. Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước
đó. Từ đó đưa ra các phương pháp nghiên cứu phù hợp.
2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng
2.3.2.1 Điều kiện trồng và chăm sóc
Cây Cúc được trồng và chăm sóc theo quy trình chung. Mật độ cấy: cây
cách cây 20 cm, hàng cách hàng 30 cm. Các yếu tố phi thí nghiệm như đất
đai, phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều ở các
công thức. Sau khi trồng 12 ngày thì bắt đầu chiếu sáng.
Chọn đất trồng và làm đất: Đất thích hợp cho cúc là đất thịt nhẹ, tơi
xốp, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt,…
Đất được cày bừa kĩ và làm sạch cỏ, lên luống cao từ 25 - 30 cm, mặt
luống rộng khoảng 1 m, chiều dài tùy thuộc vào diện tích.
Phân bón cho 1 ha: phân chuồng: 10 tấn, đạm: 160 kg, lân: 140 kg,
kali: 120 kg.
Cách bón:
- Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, 2/3 lân.
- Bón thúc:


16


Lần 1: sau trồng 15 đến 20 ngày, 1/3 đạm, 1/3 kali.
Lần 2: khi cây phân hóa mầm hoa: 1/3 đạm + 2/3 kali +1/3 lân.
Lần 3: Khi cây có nụ con: 1/3 đạm còn lại.
- Lưới đỡ cây: được sử dụng có kích thước ô 15 × 15 cm để cây không
bị ngã rạp ở giai đoạn tạo nụ và ra hoa.
2.3.2.2. Bố trí thí nghiệm
Ánh sáng được sử dụng trong nghiên cứu là ánh sáng từ đèn LED (công
ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, Việt Nam, thông số kỹ thuật: điện áp
220V, công suất 7W).
Thí nghiệm được chia làm 7 công thức:
CT1: không bổ sung ánh sáng đèn LED cho cây cúc (đối chứng).
CT2: bổ sung ánh sáng cho cây cúc trong 1 tuần.
CT3: bổ sung ánh sáng cho cây cúc trong 2 tuần.
CT4: bổ sung ánh sáng cho cây cúc trong 3 tuần.
CT5: bổ sung ánh sáng cho cây cúc trong 4 tuần.
CT6: bổ sung ánh sáng cho cây cúc trong 5 tuần.
CT7: bổ sung ánh sáng cho cây cúc trong 6 tuần.
Công thức được bố trí tuần tự với 3 lần nhắc lại theo sơ đồ sau:
Dải bảo vệ
NL 1

CT1

CT2

CT3


CT4

CT5

CT6

CT7

NL 2

CT7

CT6

CT5

CT4

CT3

CT2

CT1

NL 3

CT1

CT2


CT3

CT4

CT5

CT6

CT7

Dải bảo vệ
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1,5 x 1 = 1,5 m2. Sử dụng nilon đen để
phân chia các ô thí ngiệm, tránh sự giao thoa ánh sáng giữa các công thức.

17


×