Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa lay ơn (gladiolus communis l ) tại vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

BÙI THỊ THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG
HOA LAY ƠN (GLADIOLUS COMMUNIS L.)
TẠI VĨNH PHÚC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

HÀ NỘI – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

BÙI THỊ THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG
HOA LAY ƠN (GLADIOLUS COMMUNIS L.)
TẠI VĨNH PHÚC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

Người hướng dẫn:



TS. Dương Tiến Viện

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Dương Tiến Viện đã nhiệt tình
giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sinh – KTNN, các bạn
sinh viên, cùng gia đình đã luôn giúp đỡ, ủng hộ em trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô cùng các bạn sinh viên sức
khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Bùi Thị Thùy Dương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cảm đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những kết quả và số liệu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố
dưới bất kì hình thức nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Sinh viên


Bùi Thị Thùy Dương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Tiếng việt

1

CCC

2

CT

Công thức

3



Mật độ

4


NL

Nhắc lại

5

PB

Phân bón

6

TB

Trung bình

Chiều cao cây


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng phát triển của
hoa lay ơn ........................................................................................................ 22
Bảng 3. 2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của hoa lay ơn trồng ở các
mật độ khác nhau ............................................................................................ 23
Bảng 3. 3. Động thái ra lá của hoa lay ơn trồng ở các mật độ khác nhau .... 25
Bảng 3. 4. Chiều dài lá và tỷ lệ bệnh khô đầu lá của hoa lay ơn trồng ở các
mật độ khác nhau ............................................................................................ 26
Bảng 3. 5. Chất lượng hoa lay ơn ở các mật độ trồng khác nhau .................. 27
Bảng 3. 6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng phát
triển của hoa lay ơn ........................................................................................ 28

Bảng 3. 7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của hoa lay ơn ở các liều
lượng phân bón khác nhau .............................................................................. 29
Bảng 3. 8. Động thái ra lá của hoa lay ơn ở các liều lượng phân bón khác
nhau ................................................................................................................. 31
Bảng 3. 9. Chiều dài lá và tỷ lệ bệnh khô đầu lá của hoa lay ơn ở các liều
lượng phân bón khác nhau .............................................................................. 32
Bảng 3. 10. Chất lượng hoa lay ơn ở các liều lượng phân bón khác nhau .... 33


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1
2. Mục đích ................................................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
1.1. Nguồn gốc và phân loại hoa Lay ơn .......................................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại ........................................................................................................................... 3
1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................................ 4
1.2.1. Thân .................................................................................................................................... 4
1.2.2. Lá.......................................................................................................................................... 4
1.2.3. Hoa ...................................................................................................................................... 5
1.2.4. Quả và hạt ........................................................................................................................ 5
1.2.5. Củ và rễ ............................................................................................................................. 5
1.3. Yêu cầu về ngoại cảnh và dinh dưỡng ...................................................................... 5
1.3.1. Nhiệt độ.............................................................................................................................. 5
1.3.2. Ánh sáng ............................................................................................................................ 6
1.3.3. Nước và ẩm độ ................................................................................................................ 6
1.3.4. Yêu cầu về dinh dưỡng ................................................................................................ 6
1.4. Các phương pháp nhân giống ..................................................................................... 10

1.5. Kỹ thuật trồng hoa Lay ơn ........................................................................................... 11
1.5.1. Đất trồng ......................................................................................................................... 11
1.5.2. Thời vụ ............................................................................................................................. 12
1.5.3. Mật độ, khoảng cách trồng ...................................................................................... 12


1.5.4. Chăm sóc sau khi trồng............................................................................................. 12
1.5.5. Sâu bệnh hại .................................................................................................................. 13
1.5.6. Thu hoạch và bảo quản hoa, củ ............................................................................. 13
1.6. Tình hình sản xuất hoa Lay ơn trên thế giới......................................................... 15
1.7. Tình hình sản xuất hoa Lay ơn ở Việt Nam ......................................................... 16
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 19
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng ............................................. 19
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 20
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................... 21
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 22
3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển của hoa Lay ơn 22
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng, phát triển của hoa
lay ơn ............................................................................................................................................. 22
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
và động thái ra lá của hoa lay ơn ...................................................................................... 23
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài lá và bệnh khô đầu lá......... 26
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng hoa hoa lay ơn ................... 27
3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của hoa Lay ơn ....... 28
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát
triển của hoa lay ơn................................................................................................................. 28

3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây và động thái ra lá của hoa lay ơn ..................................................................... 29


3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài lá và bệnh khô đầu lá ................ 32
3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng hoa lay ơn ............. 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 35
1. Kết luận ................................................................................................................................... 35
2. Kiến nghị ................................................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 36
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật
thì nhu cầu phát triển đời sống tinh thần của con người ngày một tăng cao.
Ngoài nhu cầu phát triển trí tuệ, làm đẹp cho bản thân, chúng ta còn muốn có
một không gian sống trong lành, thoái mái, tươi đẹp và hướng đến thiên
nhiên. Các loại hoa, cây cảnh đang là sự lựa chọn của hầu hết mọi người để
trang trí cho không gian sống xanh của gia đình. Mỗi loại hoa, cây cảnh mang
một vẻ đẹp và giá trị khác nhau mà thiên nhiên ban tặng cho con người, và nó
cũng có thể là nơi gửi gắm những tâm hồn mỗi chúng ta.
Hoa là một sản phẩm vừa mang giá trị tinh thần, vừa mang lại lợi ích
kinh tế lớn cho các nước trồng và xuất khẩu hoa. Sản xuất hoa, cây cảnh đang
trên đà phát triển và là một ngành thương mại tiềm năng. Ở nhiều địa phương
trên cả nước, nghề trồng hoa đã mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần đáng
kể trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nền nông nghiệp.
Ở Việt Nam có rất nhiều loại hoa được trồng và sản xuất, hoa lay ơn là
một trong số đó, nó đóng vai trò quan trọng và là loài hoa đẹp, bền, có nhiều

màu sắc (vàng, đỏ, tím, cam...), hoa có thể tươi 10 - 15 ngày khi được cắm
vào nước, cành hoa tương đối dài, trên một cành có từ 10 - 20 hoa tự. Hoa lay
ơn có thể sử dụng làm hoa cắm, trồng chậu,... Đặc biệt hoa lay ơn là loài hoa
có ý nghĩa mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, vì vậy hoa lay ơn
thường được dùng trong các hôn lễ truyền thống của nguời Việt Nam.
Với điều kiện thời tiết khí hậu nước ta, cây hoa lay ơn có thể trồng và sản
xuất quanh năm. Nhưng trong vụ đông xuân chúng sinh trưởng, phát triển
thuận lợi và cho năng suất, chất lượng hoa tốt nhất. Vào thời điểm vụ đông
xuân ở các vùng trồng hoa của các nước ôn đới thường xuyên bị tuyết phủ
dẫn đến việc sản xuất hoa ở đó gặp nhiều khó khăn, năng suất và chất luợng
hoa giảm sút. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu, phát triển trồng, sản xuất và
xuất khẩu hoa lay ơn ở nước ta vào giai đoạn này là một vấn đề cần được
quan tâm.

1


Nước ta những năm gần đây có nền kinh tế, văn hóa – xã hội ngày càng
phát triển, các khu đô thị, khu công nghiệp ngày càng nhiều hơn. Diện tích
đất trồng vì vậy đã bị thu hẹp; nhưng nhu cầu sử dụng hoa của người dân lại
không ngừng tăng cao, tạo điều kiện cho nghề trồng hoa tại tồn tại và phát
triển. Nghề trồng hoa tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho nhiều hộ
gia đình. Nhưng công tác nghiên cứu thử nghiệm và xây dựng mô hình sản
xuất giống hoa có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện sinh thái địa
phương còn chưa được quan tâm chú trọng. Các hộ dân tự phát trồng và
phân phối sản phẩm nhưng chưa có kết quả thực sự cao vì chưa có giống tốt,
thiếu kỹ thuật, định hướng phát triển từ các cơ quan quản lý và các nhà
chuyên môn.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình tại Vĩnh Phúc bắt đầu trồng hoa Lay ơn bởi
hoa to, đẹp và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, bên cạnh đó nó

còn mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Tuy nhiên, trồng hoa Lay ơn cần có các
biện pháp kỹ thuật canh tác, trồng và chăm sóc hợp lí để thu được kết quả
cao, và những vấn đề này chưa được nghiên cứu đầy đủ, hệ thống.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa Lay ơn
(Gladiolus communis L.) tại Vĩnh Phúc” làm cơ sở khoa học và thực tiễn
cho việc phát triển, mở rộng mô hình sản xuất hoa Lay ơn tại địa phương.
2. Mục đích
- Xác định được đặc điểm sinh trưởng phát triển của hoa Lay ơn và một
số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa Lay ơn tại tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo về cây hoa lay ơn và kỹ thuật trồng hoa lay ơn ở địa
phương.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng hoa lay ơn vụ đông, giúp tăng hiệu quả kinh tế
cho người dân trong việc sản xuất hoa lay ơn.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại hoa Lay ơn
1.1.1. Nguồn gốc
Lay ơn tên khoa học là Gladiolus communis L., thuộc họ Iridaceae (họ
lay ơn), bộ Iridales (bộ lay ơn). Cây hoa lay ơn ở Việt Nam có nơi gọi là cây
hoa dơn. Có nhiều tài liệu cho rằng cây hoa lay ơn có nguồn gốc từ Nam Phi
nhiệt đới và vùng Trung cận Đông (phía tây của Châu á). Trên thế giới hiện
nay có khoảng 250 loài với trên 10.000 giống khác nhau, Việt Nam hiện có
trên 90 giống đang được trồng làm hoa cắt [4,7].

Lay ơn được thuần hóa và chọn lọc từ loài lay ơn hoang dại khoảng thế
kỷ XVII. Hiện nay lay ơn được trồng trên thế giới không phải là giống thuần,
giống nguyên chủng mà phần lớn là các giống được lai tạo, chọn lọc. Vì vậy
nguồn gốc của mỗi giống rất phức tạp, nguồn gen cũng rất phong phú. Do
nguồn tài nguyên gen rất phong phú nên tiềm năng chọn lọc giống mới rất
lớn. Hà Lan là nước bắt đầu công tác chọn lọc giống vào những năm 50 của
thế kỷ trước và mỗi năm thường tạo ra trên 30 giống mới. Ở Việt Nam, Viện
nghiên cứu Rau quả trong những năm qua đã xây dựng được quy trình lai tạo
giống bằng lai hữu tính.
Lay ơn là loại hoa đẹp được trồng rất rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế
giới (trừ cực bắc bán cầu, những nơi có khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh) với
nhiều dạng lai màu sắc khác nhau. Lay ơn được nhập từ Châu Âu năm 1850
và vào Việt Nam đầu thế kỷ XX [16-tr.13].
1.1.2. Phân loại
Hoa lay ơn (Gladiolus communis L.) thuộc lớp một lá mầm
(Monocotyledoneae), họ Lay ơn (Iridaceae). Chi lay ơn (Gladiolus) có
khoảng 260 loài với trên 10.000 giống khác nhau [11].
Trong sản xuất người ta dựa vào một số tập tính trồng trọt để phân loại
như: tập tính sinh thái, thời gian ra hoa, màu sắc hoa,…
+ Theo tập tính sinh thái

3


- Loại hoa mùa xuân: cây thấp bé, củ nhỏ, lá dài thuôn, lá nhỏ nên còn
gọi là loại hình lùn, là loại chịu rét tốt ở vùng ấm, thích hợp trồng vào vụ
đông xuân, ra hoa vào vụ xuân hè năm sau. Nhược điểm của loại hình này là
màu sắc hoa không đổi. Đa số các giống thuộc loại này có nguồn gốc từ
Châu Âu.
- Loại hoa mùa hè: trồng vào vụ xuân hè, ra hoa vào vụ hè thu, cây

tương đối cao to, hoa to, màu sắc đẹp. Hình dáng, màu sắc, thời gian ra hoa
biến động nhiều. Đa số các giống này có nguồn gốc từ Nam Phi, những giống
này được chọn lọc từ loài hoang dại. Phần lớn lay ơn trồng trên thế giới hiện
nay đều thuộc loại này.
+ Theo hình dạng hoa:
- Loại hình hoa to: đường kính hoa từ 11 - 14cm, hoa nhiều xếp sít
nhau, hoa ra muộn.
- Loại hình hoa nhỏ: ít hoa, hoa đẹp, có nhiều màu, nhiều kiểu.
- Loại hình hoa lan hồ điệp: hoa tự ngắn, ít hoa nhưng cánh hoa xếp sít
nhau, củ tăng trưởng nhanh.
- Ngoài ra căn cứ vào hình dáng cánh hoa có thể chia ra cánh bằng,
cánh vảy, cánh sóng; căn cứ vào hình dáng hoa có thể chia ra hoa hình góc,
hoa hình loa kèn, hoa hình sen, hoa hình chim én.
+ Theo màu sắc hoa: Có thể chia ra 8 loại màu sắc hoa khác nhau: màu
trắng, phấn hồng, vàng, cam, đỏ, tím nhạt, xanh tím và màu tro [4,7].
1.2. Đặc điểm hình thái
1.2.1. Thân
Cây hoa lay ơn có dạng thân thảo. Gồm 2 phần: phần dưới mặt đất do
các vảy xếp với nhau tạo thành, được gọi là củ; thân giả trên mặt đất được tạo
thành bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, bẹ lá trước xếp phủ lên bẹ lá sau.
1.2.2. Lá
Lá cứng hình lưỡi kiếm, cuống lá phần gốc rộng và to thành hình như
cái bao xếp chồng lên nhau bao bọc phần củ lay ơn. Lá lay ơn dài khoảng 30 -

4


80cm, bề rộng 4 - 5cm, có gân dọc lá. Không phân biệt rõ ràng giữa phần
phiến lá và bẹ lá. Lá xếp thành 2 dãy, mọc thẳng đứng lên trên, trên bề mặt lá
được phủ một lớp phấn sáp ít thấm nước.

1.2.3. Hoa
Cánh hoa lớn, có dạng hình lá bao vào nhau khi chưa nở. Khi hoa nở có
dạng hình phễu, bao hoa dính nhau tạo thành một khối gồm 2 vòng hoa (2 lớp
cánh), ở vòng trong hoa là nhị và nhụy hoa, bao phấn hướng ra ngoài, bầu
noãn ở phía dưới có 3 ngăn hình cầu. Cánh hoa có loại bằng, lượn sóng…
Trên cành hoa mang nhiều hoa (12 - 20 hoa), xếp dọc theo chiều dài của cành
theo kiểu zíc zắc.
1.2.4. Quả và hạt
Quả lay ơn thuộc dạng quả nang, có 3 ngăn tạo thành hình tam giác,
quả chín và khô sẽ tách ra theo chiều dọc quả. Trong quả có chứa nhiều hạt,
khoảng 100 – 500 hạt, khi hạt trần hình tròn dài, có bao lớp màng màu nâu.
1.2.5. Củ và rễ
Củ chính là phần thân ngầm dưới mặt đất của cây hoa lay ơn. Rễ lay ơn
dạng chùm ít ăn sâu vào đất mà phát triển theo bề ngang, chủ yếu phân bố ở
lớp đất mặt khoảng 0 – 15cm. Có 2 loại rễ: rễ mọc từ giống ban đầu (củ mẹ)
gọi là rễ sơ cấp và rễ mọc từ củ con do củ mẹ đẻ ra gọi là rễ thứ cấp [4,11,16].
1.3. Yêu cầu về ngoại cảnh và dinh dưỡng
1.3.1. Nhiệt độ
Lay ơn thuộc nhóm hoa ôn đới, ưa khí hậu mát mẻ không chịu đuợc
nhiệt độ cao. Ở vùng nhiệt đới, vào mùa hè, nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của cây và chất luợng hoa, sâu
bệnh cũng thường xuất hiện nhiều.
Trước khi phân hóa mầm hoa, khi cây có 5 - 6 lá cần có nhiệt độ mát
mẻ (15 - 220C). Khi cây có 6 - 7 lá, nếu nhiệt độ thấp sẽ làm giảm tỷ lệ nở hoa
và làm giảm số hoa tự/bông hoa, hoa lay ơn thích hợp với nhiệt độ trong
khoảng 20 - 250C. Lay ơn thích khí hậu mát mẻ - ôn hoà, đặc biệt là sự chênh
lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm: nhiệt độ trung bình ban ngày thích hợp cho

5



cây sinh trưởng và ra hoa tốt từ 20 - 250C, còn 14 - 150C là nhiệt độ trung
bình ban đêm thích hợp nhất [4,11].
1.3.2. Ánh sáng
Lay ơn là loại cây ưa sáng, thích hợp trồng ở những nơi thoáng mát và
có ánh sáng đầy đủ, lay ơn có thể ra hoa trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn
hoặc ngày dài, nhưng nếu độ dài chiếu sáng tăng giúp cho cành hoa dài và có
nhiều hoa trên một cành, màu sắc hoa đẹp. Ngoài ra thiếu ánh sáng lay ơn dễ
bị nhiễm bệnh; độ dài ngày chiếu sáng thích hợp trong khoảng từ 12 - 14 giờ
[4,11].
1.3.3. Nước và ẩm độ
Độ ẩm đất và không khí đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa
lay ơn. Trong điều kiện độ ẩm thích hợp cây sẽ sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, ra
hoa đẹp, năng suất và chất lượng hoa cao.
Lay ơn là cây rễ củ, nước rất cần thiết cho quá trình nảy mầm và sinh
trưởng. Mỗi giai đoạn nhu cầu nước của cây khác nhau. Sau khi trồng vài
ngày, rễ mầm bắt đầu phát triển, nên đất xung quanh cần phải đủ ẩm, vì vậy
nên tưới nước trước khi trồng. Lay ơn yêu cầu độ ẩm đất cao vì vậy cần có đủ
nước tưới trong các giai đoạn sinh trưởng của cây. Độ ẩm thích hợp trong
khoảng 70 - 80%, nếu độ ẩm quá cao, sâu bệnh nhiều, độ bền hoa kém - khó
bảo quản [4,11].
1.3.4. Yêu cầu về dinh dưỡng
Cây hoa lay ơn cũng như các loại cây trồng khác, không thể thiếu các
nguyên tố dinh dưỡng. Theo Hiệp hội phân bón quốc tế trong cây trồng có
chứa 92 nguyên tố tự nhiên, nhưng chỉ cần 16 nguyên tố để tăng trưởng tốt.
Những chất này phải được cung cấp hoặc từ đất, từ phân động vật, hoặc từ
phân vô cơ, phân hữu cơ. Một số nguyên tố dinh dưỡng khác như Na, Si, Co
có ảnh hưởng tốt đối với một số cây trồng nhưng không phải là những chất
chủ yếu [14].
- Đạm: Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sinh vật nói chung

và với cây hoa lay ơn nói riêng vì nó là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất

6


cả các axit amin và từ các axit amin đó cấu tạo nên tất cả các loại protein
trong cơ thể thực vật - chất cơ bản biểu hiện sự sống. Bởi protein cấu tạo nên
chất nguyên sinh của tế bào. Protein là thành phần bắt buộc của hệ thống
enzim chất xúc tác sinh học cho mọi phản ứng trao đổi chất trong tế bào.
Protein còn là thành phần bắt buộc của phytocrom, một sắc tố thực vật điều
chỉnh toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây liên quan đến ánh sáng... [12].
Bón thừa đạm: Làm giảm năng suất đáng kể vì cây lớn nhanh, đẻ
nhánh nhiều, phân cành nhiều, lá phát triển quá mức, bộ rễ kém phát triển,
thân non mềm, cây dễ bị đổ non, chậm ra hoa, hoa ít và khó đậu quả. Làm
giảm khả năng chống chịu thời tiết bất thuận. Bón nhiều đạm cây dễ bị chết
rét, chết nóng, làm tăng sâu bệnh hại cho cây. Khi bón thừa đạm lá có màu
xanh tối vì diệp lục được tổng hợp nhiều, thân lá mềm, tỷ lệ nước cao, dễ mắc
sâu bệnh.
Cây thiếu đạm lá có màu vàng, sinh trưởng phát triển kém, còi cọc,
cây đẻ nhánh, sinh chồi kém, diện tích lá giảm, có khi bị thui chột, thậm chí
rút ngắn thời gian tích lũy, hoàn thành chu kỳ sống nhanh, năng suất thấp
(ruộng thiếu đạm có thể làm giảm năng suất đến 50%). Chính vì vậy đạm có
ảnh hưởng nhanh và rõ rệt đến sự hình thành năng suất.
Dạng phân đạm thường được sử dụng bón cho cây hoa lay ơn là phân
đạm urê, với hàm lượng nitơ cao khoảng 46%.
- Phân lân (P2O5): Lân có vai trò quan trọng đối với cây trồng nói
chung và cây hoa lay ơn nói riêng. Lân tồn tại trong tự nhiên ở 2 dạng: lân vô
cơ và lân hữu cơ. Trong cây, lân chủ yếu là dạng vô cơ, chỉ một phần nhỏ
nằm dưới dạng hữu cơ.
Lân có tác dụng giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, thân cứng

cáp, hoa bền, màu sắc đẹp, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận. Thiếu lân
bộ rễ sẽ chậm phát triển, ra hoa muộn, cành hoa ngắn, ít hoa và màu sắc nhợt
nhạt. Lay ơn thường cần lân ở giai đoạn đầu trồng cây và thời kỳ hình thành
phát hoa. Đối với đất chua thì nên dùng phân lân nung chảy để cải tạo đất
[11].

7


Với cây hoa lay ơn trong việc sản xuất củ giống cần bón tăng lượng
phân lân nhằm tăng năng suất và chất lượng củ giống. Dạng phân lân sử
dụng chủ yếu để bón cho cây hoa lay ơn là dạng supe lân chứa 16 - 20%
lân nguyên chất.
- Phân kali: giúp cây chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh. Cùng
với lân, kali giúp hoa nhanh nở, màu hoa tươi tắn, lâu tàn nên lay ơn cần
nhiều kali hơn ở giai đoạn phát hoa. Đối với lay ơn, sau khi thu hoạch hoa sẽ
còn một thời gian nuôi củ (1,0 - 1,5 tháng) để tạo củ giống cho vụ sau nên cần
phải cân bằng hàm lượng kali cho hợp lý trong giai đoạn này để cây cho củ
giống tốt nhất [11].
Trong việc sản xuất cây hoa lay ơn dùng làm hoa cắt hay sản xuất củ
cũng cần phải chú ý trong việc bón đầy đủ luợng kali. Kali vừa làm tăng khả
năng chống đổ của cây hoa lay ơn, đồng thời kéo dài tuổi thọ của hoa cắt,
tăng năng suất cũng như chất lượng của củ giống. Dạng phân kali chủ yếu sử
dụng để bón cho hoa lay ơn là kaliclorua.
- Các nguyên tố trung lượng: Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S)
+ Vai trò của Canxi (Ca): giúp bộ rễ phát triển khỏe, cây khỏe, cứng
cáp, hấp thụ đạm tốt. Thiếu Ca rễ yếu, cây phát triển chậm tạo điều kiện thuận
lợi cho nấm bệnh phát triển, lá nhỏ và quăn ở mép, cành hoa yếu và hoa nhỏ
[11].
+ Vai trò của Magie (Mg): giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, lá

xanh tốt. Thiếu Mg rễ phát triển kém, lá sẽ bị vàng úa nhưng gân lá vẫn xanh,
hoa chậm nở.
+ Vai trò của lưu huỳnh (S): thiếu lưu huỳnh cây trở nên cằn cỗi, lá
chuyển màu vàng nhạt, viền lá hay bị bầm thối. Triệu chứng này thường xuất
hiện ở lá non và đỉnh ngọn [11].
- Các nguyên tố vi lượng: Các nguyến tố vi luợng chỉ chiếm 0,05%
vật chất sống của cây. Nhưng nó lại đóng vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng
trong cây [2]. Về mặt số luợng cây cần không nhiều, nhưng mỗi nguyên tố
đều có vai trò xác định và không thể thay thế trong đời sống của cây trồng.

8


Theo Nguyễn Xuân Hiển (1997) [5], từ kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng thừa hay thiếu quá mức một nguyên tố này hay một nguyên tố khác,
trong một vùng sinh thái khác nhau làm xuất hiện các triệu chứng có tính địa
phương. Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò là chất xúc tác, là nhóm ngoại
của enzim hoặc là chất hoạt hóa của hệ enzim cho các quá trình sống của cây.
Trong đó vai trò quyết định nhất của các nguyên tố vi lượng đối với cây là
hoạt hóa hệ enzim. Nguyên tố vi lượng còn làm thay đổi đặc tính lý hóa của
chất nguyên sinh, ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của các phản ứng
sinh hóa.
Cây hoa lay ơn cũng như các loại cây trồng khác đều cần cung cấp
đầy đủ các nguyên tố vi lượng để cây sinh trưởng và phát triển. Trong công
nghệ sản xuất phân bón cũng như các chế phẩm hóa học khác, ngày nay các
nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm phân vi lượng tổng hợp, mà không sản xuất
một loại sản phẩm chỉ chứa một nguyên tố vi lượng. Bởi vì khi bón cho cây
các sản phẩm này có điều kiện bổ sung tác dụng cho nhau với mục tiêu nâng
năng suất và chất lượng nông sản. Thường các dạng phân vi lượng được sử
dụng bằng cách phun lên lá để tăng cường hiệu lực và hiệu quả của phân.

+ Vai trò của Bo: Bo đảm bảo cho hoạt động bình thường của mô
phân sinh ngọn cây. Bo xúc tiến quá trình tổng hợp các protit, lignin. Bo xúc
tiến chuyển hoá các hydrocacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bo đẩy
mạnh việc hút Ca của cây, tăng cường hút Ca cho cây và đảm bảo tỷ lệ K: Ca
trong cây [3].
Khi cây thiếu Bo, trước hết sinh trưởng của rễ cây và thân cây bị
ngừng lại, sau đó xuất hiện úa vàng ở điểm sinh trưởng tận cùng, nếu bị thiếu
Bo nghiêm trọng đỉnh sinh trưởng sẽ bị chết. Ngoài ra thiếu Bo còn ảnh
hưởng đến sự phát triển của các cơ quan sinh sản, cây có thể hoàn toàn không
ra hoa hoặc ra hoa rất ít [5].
+ Vai trò của Fe: Sắt không tham gia vào thành phần của diệp lục
nhưng rất cần thiết cho quá trình hình thành diệp lục. Chính vì vậy khi thiếu
sắt sẽ gây biểu hiện thiếu diệp lục, lá bị hủy hoại, năng suất giảm.

9


Triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu sắt là lá cây bị mất màu
xanh, lá chuyển thành màu vàng trắng, lá non tỏ ra mẫn cảm hơn với sự thiếu
sắt so với lá già bởi vì sắt kém di động trong lá cây, lá non không thể lấy sắt
từ lá già.
+ Vai trò của Mangan (Mn): Mangan có tác dụng làm tăng hiệu lực
của phân lân, kích thích cây hút nhiều lân. Mangan thúc đẩy quá trình hô hấp
trong cây, xúc tiến quá trình oxi hóa các hydrat cacbon tạo thành CO2 và
H2O. Mangan làm tăng hoạt tính của men trong quá trình tổng hợp chất diệp
lục [3].
Sự thừa hoặc thiếu mangan đều làm cây phát triển kém, sự hình thành
nụ hoa sẽ giảm hoặc có khi không hình thành được nụ, hoa nhỏ và bị khô do
thiếu mangan. Sự dư thừa mangan thường xuất hiện ở đất được xử lý bằng
xông hơi đặc biệt là khi pH thấp. Thiếu mangan lá cây chuyển màu vàng nâu,

có những chấm nhỏ màu nâu dọc theo mép lá [12].
+ Vai trò của đồng: thiếu đồng làm cây sinh trưởng kém, lá mềm, dễ
rụng; có thể nhận biết ở phần lá non bị bạc màu và có đốm trắng ở đầu lá.
1.4. Các phương pháp nhân giống
Lay ơn có 2 hình thức nhân giống phổ biến:
- Phương pháp nhân giống hữu tính (nhân giống bằng hạt)
Quả lay ơn thuộc dạng quả nang, trong quả chứa nhiều hạt nhỏ, khi quả
khô chuyển sang màu vàng, bóc thu lấy hạt, phơi 1 - 2 nắng nhẹ để hạt khô
đồng đều, bảo quản trong vòng 3 - 4 tháng, sau đó đem gieo. Hạt gieo sẽ cho
ta củ to, củ nhỏ, đem trồng sẽ cho ta củ nhỡ, tiếp tục đem trồng sẽ cho ta được
củ to và sau đó cho hoa. Từ hạt ban đầu để thu được hoa cần phải trải qua 3 –
4 thế hệ kế tiếp. Hơn thế lay ơn là cây giao phấn nên hạt được tạo thành
thường không giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ. Chính vì vậy phương
pháp này thường được sử dụng trong công tác lai tạo giống mới, hoặc phục
tráng giống, còn sản xuất củ thương phẩm thường không sử dụng phương
pháp này.

10


- Phương pháp nhân giống vô tính
Đây là phương pháp chủ yếu để sản xuất củ thương phẩm. Nhân giống
vô tính bằng sự sinh sản của củ: trồng cây thương phẩm cần sử dụng củ lớn.
Để thu củ giống thì sau khi thu hoạch hoa cần phải để lại trên cây từ 2 - 3 lá,
tiếp tục chăm sóc, tưới nước, làm cỏ, bón thúc. Sau 56 - 70 ngày khi lá
chuyển sang màu vàng thì tiến hành thu hoạch củ. Truớc khi thu hoạch củ 10 15 ngày ngừng tưới nước. Chọn ngày nắng ráo để thu. Mỗi cây sẽ thu được 1
củ lớn, 4 - 5 củ nhỡ và 10 - 30 củ nhỏ. Thu hoạch xong phân loại củ, để nơi
khô ráo, thoáng mát và tiến hành bảo quản củ.
+ Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Theo phương pháp này, hệ số nhân giống cao. Vật liệu nhân giống là

các cơ quan mô tế bào, đây là các bộ phận có độ biến dị lớn, điều kiện nuôi
cấy dễ khống chế, lợi dụng đặc điểm này có thể tạo ra giống mới. Tạo được
cây con sạch bệnh, các điều kiện nuôi cấy chủ động, do đó nguồn giống hoàn
toàn chủ động. Phương pháp này tiết kiệm được đất đai, lao động, thời gian.
+ Phương pháp nhân giống vô tính bằng cách tách chồi (cắt củ)
Thường áp dụng đối với những giống quý hiếm, hay trong trường hợp
cần tăng nhanh hệ số nhân giống [16-tr.20].
1.5. Kỹ thuật trồng hoa Lay ơn
1.5.1. Đất trồng
Đất ngoài chức năng làm giá đỡ cho cây, đất có vai trò quan trọng trong
việc cung cấp thức ăn, nước uống, không khí... cho cây trồng. Lay ơn yêu cầu
đất cao, tơi xốp, thoáng khí tốt. Đất nặng, úng cây sinh trưởng kém, khi bị
úng, cây sinh trưởng khó khăn có thể dẫn đến úa vàng và chết. Trồng hoa lay
ơn trên các loại đất khác nhau có các chế độ chăm bón khác nhau:
- Với đất pha cát có độ tơi xốp cao, độ hổng lớn, thông khí, thấm nước
tốt nhưng độ phì kém. Lay ơn trồng trên đất này cần phải bón nhiều phân hữu
cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Đất sét, có tỷ lệ sét cao, đất dính, canh tác khó khăn, độ xốp kém, chặt
dính không thích hợp cho lay ơn.

11


- Đất thịt có tỷ lệ hạt cát và hạt sét cân đối nên có ưu điểm của cả 2 loại
đất, là loại đất trồng lay ơn lý tưởng. Lay ơn rất mẫn cảm với các loại muối
kim loại nặng. Đặc biệt ở đất có hàm lượng chì cao, rễ lay ơn sinh trưởng
kém, ảnh hưởng đến ra hoa. Trong quá trình trồng trọt thường bón nhiều phân
chứa muối, nhất là trồng trong nhà có mái che, không bị nước rửa trôi, nhiệt
độ lại cao, lượng nước bốc hơi lớn nên rất dễ dẫn đến nồng độ muối trong đất
cao, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Vì vậy trước khi trồng thường phải

đo lượng muối trong đất, nếu muối cao quá thì phải bơm nước rửa đất [4].
1.5.2. Thời vụ
- Ở miền Bắc, Lay ơn được trồng 2 vụ chính là:
+ Vụ thu – đông: trồng tháng 9 cho thu hoa vào tháng 11
+ Vụ Đông xuân trồng tháng 10, 11 để thu hoa vào các dịp tết nguyên
đán, 8/3.
- Ở các vùng như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, Mộc Châu có thể trồng
quanh năm [7,16].
1.5.3. Mật độ, khoảng cách trồng
Hàng cách hàng: 25cm, cây cách cây 15cm. Với khoảng cách trên
lượng củ giống từ 5.000 - 5.700 củ/sào bắc bộ.
1.5.4. Chăm sóc sau khi trồng
- Tưới nước 2 ngày/lần. Những ngày nắng nóng tưới 2 lần/ngày.
- Sau khi trồng 7 – 10 ngày, mầm cây hoa mọc ra khỏi mặt đất, thường
1 củ có 1 mầm nhưng cũng có củ có nhiều mầm. Sau khi trồng 20 – 25 ngày,
ta loại bỏ các mầm phụ, để lại 1 mầm tốt nhất.
- Vun gốc:
+ Lần 1 khi cây được 3 lá.
+ Lần 2 khi cây cao khoảng 50cm, đồng thời cắm cọc để cây không bị
đổ ngã [7,16].

12


1.5.5. Sâu bệnh hại
- Sâu hại: Sâu xám, sâu khoang ăn lá, rầy xanh, bọ trĩ, ốc sên, kiến, bọ
hung, nhện, tuyến trùng hại rễ,…
+ Sâu xám: thường phá hại ở thời kì cây non, xuất hiện nhiều ở vụ
xuân. Ở những ruộng trồng cây màu trước vụ hoa lay ơn khi gặp thời tiết ấm,
ẩm sâu xám phát triển mạnh.

+ Sâu khoang ăn lá: sâu hại suốt thời kì sinh trưởng của hoa, sâu to ăn
lá làm giảm chất lượng hoa, có thể khiến hoa không trổ được.
+ Rầy xanh: xuất hiện trên đồng ruộng chích hút nhựa cây, làm cây
vàng úa, là đối tượng trung gian truyền bệnh virut cho hoa lay ơn.
- Bệnh hại: bệnh trắng lá, bệnh héo vàng, bệnh đốm nâu, bệnh khô đầu
lá, bệnh thối xám, bệnh rỉ sắt…
+ Bệnh trắng lá: Do nấm Septoria gladioli gây ra. Vết bệnh ban đầu
nhỏ như mũi kim, về sau to dần có hình tròn hoặc bầu dục, giữa màu trắng
xám, viền màu nâu sẫm. Bệnh nặng làm lá vàng nâu, chóng tàn.
+ Bệnh thối xám: Do nấm Scletorinia draytoni gây ra, vết bệnh ban đầu
màu nâu vàng, khi gặp trời mưa, ẩm ướt vết bệnh thối nhũn, không có mùi;
khi gặp trời khô hanh vết bệnh màu nâu xám. Bệnh làm thối lá, vàng lá và
thân.
+ Bệnh héo vàng: Do nấm Fusarium oxysporum gây ra, xuất hiện ở
phần gốc thân, cổ rễ, màu nâu làm khô tóp gốc thân, thối củ, héo lá.
- Một số biện pháp phòng trừ: Chọn củ giống khỏe mạnh; làm đất tơi,
sạch; thường xuyên theo dõi và loại bỏ củ, cây sâu bệnh; sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật tương tự,… [4,11].
1.5.6. Thu hoạch và bảo quản hoa, củ
- Thời gian thu hoạch: nắm được thời gian thu hoa rất quan trọng, cắt
quá sớm, cuống hoa tích lũy đường ít, ảnh hưởng đến chất lượng hoa, hoa tự
không nở hết. Cắt quá muộn, hoa đã nở ảnh hưởng đến việc bảo quản, vận

13


chuyển, làm giảm tuổi thọ và vẻ đẹp của hoa. Thời gian thích hợp nhất khi có
1 - 2 hoa nhú màu, nên cắt vào trước 10h sáng.
- Vị trí cắt: Chừa lại 1 lá hoàn chỉnh để cây tiếp tục quang hợp nuôi củ
(trong trường hợp tiếp tục thu củ) hay nhổ cả củ hoặc cắt sát đất. Dùng dao,

kéo sắc cắt vát 150 sát gốc để hoa có thể hút nước dễ dàng.
- Sau khi cắt hoa xong không nên để trên đất bẩn, nên cắm vào nước
khử ion hoặc nhúng vào dung dịch bảo quản, phải bó kín phần đầu hoa và
dựng thẳng để cho cành hoa không bị cong và gãy, phân loại theo độ tuổi, cấp
hoa để thuận tiện cho vận chuyển, tiêu thụ và bảo quản.
- Có 2 hình thức bảo quản hoa: bảo quản bằng ướp đá và bảo quản
trong kho lạnh ẩm:
+ Bảo quản bằng ướp đá: Dùng tấm xốp ghép thành thùng sau đó đập
đá cây cho vào, cứ 1 lớp đá rồi để 1 lớp hoa nằm lại phủ 1 lớp đá …sau cùng
đậy nắp hoặc phủ kín bằng chăn bông giữ lạnh (hoa được bọc kín đầu và buộc
chặt gốc) mô hình này chỉ áp dụng qui mô nhỏ. Thời gian có thể bảo quản
được tối đa 10 ngày, cứ 5 ngày đảo hoa 1 lần.
+ Bảo quản trong kho lạnh ẩm: Hoa được bọc kín đầu và dựng trong
kho lạnh độ ẩm, nhiệt độ 6 - 80C, ẩm độ 80 – 90%
- Thu hoạch củ
+ Sau khi thu hoạch hoa khoảng 6 - 8 tuần thì tiến hành thu hoạch củ.
Trước khi thu hoạch, ngừng tưới nước 2 tuần để củ được khô ráo, thu vào
những ngày nắng ráo. Thu cẩn thận tránh làm xây xát củ, thu kỹ cả củ lớn và
nhỏ. Loại bỏ các củ bị bệnh ngay trên đồng ruộng để tránh lây lan mầm bệnh
sang các củ khỏe mạnh.
+ Dùng Iprodione, Mancozeb 0,2%, ngâm củ trong 15 - 20 phút. Sau đó
đem hong khô củ. Có thể hong khô củ ở ngoài trời: thường xuyên đảo trộn củ
cho đều; hong khô trong nhà cần rải củ trên lưới, mở cửa cho thoáng, củ sẽ
mất bớt nước dư thừa giúp cho lưu trữ củ giống được tốt. Sau khi hong khô,
cần cắt bỏ những rễ con bám quanh củ, kể cả những củ già để loại sạch mầm
bệnh có thể có ở rễ. Sau đó tiếp tục phơi đến khi vỏ ngoài củ khô hẳn.

14



+ Tách củ nhỏ ra khỏi củ lớn, phân loại để tiện theo dõi và thuận lợi
cho việc trồng vụ sau. Kho bảo quản củ giống phải thoáng, đủ sáng và có biện
pháp tránh sâu, chuột thâm nhập. Kiểm tra kho thường xuyên để kịp xử lý
khắc phục tình trạng sâu bệnh, chuột bọ. Có thể bảo quản ở nhiệt độ thường
18 - 25oC hoặc bảo quản ở trong kho lạnh 7 - 10oC [4,11].
1.6. Tình hình sản xuất hoa Lay ơn trên thế giới
Các giống lay ơn hiện nay trên thế giới hầu hết không phải là giống
thuần mà là kết quả của các phép lai, đây là nguyên nhân chính làm cho các
giống lay ơn có những đặc điểm rất phong phú, màu sắc đa dạng. Tuy nhiên
không phải tất cả các giống thuần đều có thể tham gia tạp giao thành công mà
chỉ có 10 loại chính thức tham gia làm cặp bố mẹ.
Giống lay ơn được lai tạo thành công đầu tiên do một thầy tu người
Anh tạo ra giữa giống Đỏ tươi (G. cardinlis L.) và giống G. carneus vào năm
1880. Sau đó một thời gian vào năm 1887, Bedinglans.H đã lai tạo thành công
giữa giống lay ơn Anh Vũ (G. psitta cinus) và giống lay ơn Đa hoa (G.
floribundusJacq), kết quả tạo ra giống lay ơn G. gandavensis Van Houtle có
đặc điểm thân cao, bông dài hoa màu đỏ hoặc vàng, nở vào mùa hè. Kết quả
này đã tạo ra động lực lớn đẩy mạnh công tác chọn tạo giống hoa lay ơn mùa
hè, thu được nhiều giống có chất lượng vượt trội [21].
Năm 1915, tại Mỹ, các nhà chọn giống đã lai tạo thành công, cải tạo
giống hoa lay ơn Báo xuân hoa nhỏ thành giống Báo xuân hoa to (G.
primulinus War grandiflora) với các đặc tính chịu nóng và chịu rét tốt, hình
dáng hoa cao, màu sắc mỹ lệ, giá trị thẩm mỹ rất cao và những giống này đã
trở thành cơ bản cho các giống lay ơn mùa hè ngày nay [24,25].
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, một số nước Mỹ, Canada, Hà
Lan, Pháp, Đức... đã tiến hành lai tạo, chọn lọc được nhiều giống lay ơn có
năng suất, chất lượng cao, đặc biệt đã có một số giống có màu sắc rất lộng lẫy
và độ bền lên tới 15 ngày.
Thời gian sau bên cạnh việc chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu
tính truyền thống, người ta đã sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm

trong công tác chọn tạo giống tạo ra những biến dị về màu sắc, hình dáng,

15


kích cỡ... và đặc biệt còn có hương thơm mà các giống tự nhiên không thể có.
Một số kết quả có thể kể đến là tại Mondavie (thuộc Lan Xô cũ, từ 1980 1990) các nhà chọn tại giống đã tạo ra và chọn lọc được vài nghìn dòng có
triển vọng, đã triển lãm tại Mockva, Kiev, Lenirngad có 30 giống đạt huy
chương vàng, 30 giống đạt huy chương bạc, 52 giống được cấp bằng sáng
chế, trong đó có 17 giống có mùi hương thơm, ví dụ như giống Naufa 534 có
màu vàng tuần lộc, hương mùi táo chín, chiều cao bông 155cm, đọan đài
mang hoa 75cm, có 23 hoa tự, cùng một lúc nở 6 - 8 hoa; giống Gladantempra
465 có hương thơm, chiều cao bông 165cm, có 25 hoa tự, có thể 10 hoa nở
cùng một lúc, chịu thâm canh, chịu vận chuyển [23].
Năm 1997, tác giả Achal. Shah đã có kết luận: các đặc tính về sinh
trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của 10 giống lay ơn nhập nội đã
được khẳng định tốt hơn, nếu khi trồng trong điều kiện khí hậu ôn đới (mát
mẻ). Kết quả thí nghiệm đã được khẳng định trong 2 năm liên tục trên các
giống Happy End, Mother Fischer, Gospell Show Kinglrar, Apple Blosson,
Maire Gorretle, Garmine View, Her Majecsty, Spite và Glossy tại Chaubattia
[19].
Theo tác giả Long Ya Yi, Ping Quo (2001) [22], Zhang J.P, Gao Yuong
(2000) [26], đã tiến hành nuôi cấy chồi ngọn, chồi nách, tái tạo lại một số
giống lay ơn lai trong điều kiện nhân invitro. Chồi ngọn và chồi nách được
tách từ củ giống Nouvaux - Bellriê đã được nuôi cấy thành công trên môi
trường Muraghige và Skoog (MS) có bổ sung 0,4 - 0,6 ppm NAA và 0,5 - 1,5
ppm BA. Hệ số nhân đạt cao nhất ở môi trường MS có bổ sung 0,5 ppm NAA
+ 1,5 ppm BA. Khi chồi non cao khoảng 4 - 5cm được cấy chuyển cho tạo rễ
trên môi trường hỗ trợ 1/2 MS có chứa 0,4 - 0,6 ppm NAA và đã tạo cây hoàn
chỉnh đủ tiêu chuẩn giống.

1.7. Tình hình sản xuất hoa Lay ơn ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 triệu ha, trong đó chủ yếu là
đất nông nghiệp, phần lớn đất đai được sử dụng để trồng lúa nuớc, còn lại hoa
màu chiếm diện tích nhỏ.

16


×