Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tuyến đê biển tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ HUY HOÀNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ TUYẾN ĐÊ BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ HUY HOÀNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ TUYẾN ĐÊ BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý Xây Dựng
Mã số: 60580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS Vũ Thanh Te

HÀ NỘI, NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Lê Huy Hoàng

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn "Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tuyến đê biển
tỉnh Nam Định" được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tác giả còn
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Vũ Thanh Te và các thầy, cô trong tổ
môn Quản lý Xây dựng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cũng như cung cấp các tài
liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Phịng Thí nghiệm trọng điểm Quốc
gia về động lực học sông biển - Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam, Chi cục Thủy lợi
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Nam Định đã giúp đỡ tác giả thu thập tài liệu và hướng dẫn tác giả trong quá trình
làm luận văn.

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017

Lê Huy Hoàng


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
1.1

TỔNG QUAN VỀ ĐÊ BIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ BIỂN4

Tổng quan đê biển Việt Nam và Nam Định ......................................................4

1.1.1

Tổng quan hệ thống đê biển ở Việt Nam ....................................................4

1.1.2

Tổng quan hệ thống đê biển tỉnh Nam Định ...............................................6

1.2
Những sự cố, hư hỏng của đê biển và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế
- xã hội 8

1.3

Những yếu tố liên quan đến chất lượng công tác quản lý đê biển ...................12

1.3.1

Về qui hoạch .............................................................................................12

1.3.2

Về Công tác thiết kế ..................................................................................14

1.3.3

Những vấn đề về thi công .........................................................................16

1.3.4

Những vấn đề về quản lý...........................................................................19

1.4

Đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................21

1.5

Kết luận chương ...............................................................................................23

CHƯƠNG 2
ĐÊ BIỂN


CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG
24

2.1
Đặc điểm làm việc của đê biển và những quy định pháp lý liên quan đến quản
lý đê biển tỉnh Nam Định ..............................................................................................24
2.1.1

Đặc điểm làm việc của đê biển Nam Định................................................24

2.1.2

Những quy định pháp lý liên quan đến quản lý đê biển tỉnh Nam Định ..26

2.2

Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý đê biển .......................................................27

2.2.1

Sự phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý đê ..........................................27

2.2.2

Các sự cố đê biển xảy ra trong tần suất thiết kế ........................................27

iii



2.2.3
2.3

Chi phí bảo dưỡng vận hành đê biển và các cơng trình dưới đê............... 27
Những nhân tố tác động đến chất lượng đê biển ............................................. 29

2.3.1

Những nhân tố chủ quan ........................................................................... 29

2.3.2

Những nhân tố khách quan ....................................................................... 29

2.4 Những tiến bộ về khoa học trong công tác quản lý đê biển ................................... 29
2.5 Tồn tại những vấn đề khoa học trong quản lý đê biển ............................................ 37
2.4

Kết luận chương ............................................................................................... 38

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ BIỂN VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ BIỂN TỈNH
NAM ĐỊNH
39
3.1

Giới thiệu khái quát về khu vực tỉnh Nam Định.............................................. 39

3.1.1


Hiện trạng hệ thống đê biển tỉnh Nam Định ............................................. 43

3.1.2

Thực trạng công tác quản lý đê biển tỉnh Nam Định trong thời gian qua 47

3.1.3
Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của công tác quản lý đê biển tỉnh
Nam Định trong thời gian qua ....................................................................................... 52
3.2
Định

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tuyến đê biển tỉnh Nam
53

3.2.1

Định hướng phát triển của tỉnh Nam Định trong thời gian tới ................. 53

3.2.2

Những nguyên tắc trong việc đề xuất giải pháp quản lý hệ thống đê biển
53

3.2.3
Áp dụng phương pháp thống kê đánh giá an toàn tuyến đê biển huyện
Giao Thủy tỉnh Nam Định. ............................................................................................ 54
3.2.4
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tuyến đê biển trên địa bàn

tỉnh Nam Định ............................................................................................................... 63
3.2.5
3.3

Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ .................................................................. 72
Kết luận chương ............................................................................................... 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 74

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1. Bão lớn làm vỡ nhiều tuyến đê .......................................................................9
Hình 1-2. Đê Văn Lý vỡ năm 1990 ...............................................................................10
Hình 1-3. Sóng tràn qua đê ............................................................................................12
Hình 3-1. Vị trí địa lý tỉnh Nam Định ...........................................................................39
Hình 3-2. Bản đồ chế độ gió ..........................................................................................40
Hình 3-3. Bão đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ từ năm 1950 ÷ 2000 ..........................41
Hình 3-4. Tuyến đê biển Giao Thủy..............................................................................54
Hình 3-5. Đoạn đê đại diện đoạn K0 - K15,5 đê biển Giao Thủy.................................56
Hình 3-6. Đoạn đê đại diện K15,5 - K18,5 huyện Giao Thủy ......................................57
Hình 3-7. Cống lấy nước trên tuyến đê biển Giao Thủy ...............................................58
Hình 3-8. Quy trình đánh giá ATĐ ...............................................................................71

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2-1. Tiêu chí cho điểm theo loại đất đắp thân đê. ................................................ 32
Bảng 2-2. Tiêu chí cho điểm theo có hoặc khơng có đê tuyến 2. ................................. 32
Bảng 2-3. Tiêu chí cho điểm theo chiều rộng và cao trình bãi phía biển. .................... 32
Bảng 2-4. Tiêu chí cho điểm theo loại kè mái đê phía biển. ......................................... 33
Bảng 2-5. Tiêu chí cho điểm theo tình trạng Cống trên đê. .......................................... 33
Bảng 2-6. Tiêu chí cho điểm theo tình trạng đê. ........................................................... 34
Bảng 2-7. Căn cứ váo giá trị V, có thể mơ tả được tình trạng đê như sau: ................... 35
Bảng 2-8. Tiêu chí cho điểm theo HQSCĐ (C) ............................................................ 35
Bảng 2-9. Thang điểm đánh giá hậu quả ....................................................................... 36
Bảng 2-10. Phân cấp an toàn đê theo P ......................................................................... 36
Bảng 3-1. Thống kê nhiệt độ trung bình tháng trạm Văn Lý ........................................ 40
Bảng 3-2. Thống kê hướng và tốc độ gió lớn nhất trạm Văn Lý .................................. 40
Bảng 3-3. Bảng tính cấp ATĐ cho đoạn từ K0 đến K15,5 đê biển Giao Thủy ............ 58
Bảng 3-4. Bảng tính cấp ATĐ cho đoạn từ K15,5 đến K18,5 đê biển Giao Thủy ....... 59
Bảng 3-5. Bảng tính cấp ATĐ cho đoạn từ K18,5 đến K20,5 đê biển Giao Thủy ....... 60
Bảng 3-6. Bảng tính cấp ATĐ cho đoạn từ K20,5 đến K25,5 đê biển Giao Thủy ....... 61
Bảng 3-7. Bảng tính cấp ATĐ cho đoạn từ K25,5 đến K31,0 đê biển Giao Thủy ....... 62
Bảng 3-8. Nội dung công tác kiểm tra hiện trường ....................................................... 69

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
(Xếp theo thứ tự A,B,C của chữ cái đầu viết tắt)
ATĐ : An toàn đê
BCH : Ban chỉ huy
BĐKH : Biến đổi khí hậu
ĐKT : Địa kỹ thuật
HQSCĐ : Hậu quả sự cố đê
PCLB : Phịng chống lụt bão

PTNT : Phát triển Nơng thơn
UBND : Ủy ban nhân dân
WB6 : World Bank 6

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Tỉnh Nam Định có hơn 72 Km bờ biển kéo dài từ cửa Ba lạt - sông Hồng đến cửa sông
Đáy. Để bảo vệ khu vực này hơn 90 km đê đã được xây dựng qua các thời kỳ. Tuy
nhiên do hiện tượng biến đổi khí hậu, các hiện tượng mưa lớn, xốy giật, lốc, đặc biệt
là các cơn bão lớn ngày càng xuất hiện nhiều và quy luật hoạt động ngày càng bất
thường có sức tàn phá lớn cùng với những hoạt động quản lý chất lượng đê điều chưa
tốt nên, hệ thống đê biển tỉnh Nam Định liên tục bị xói lở. Nhiều đoạn đê đã bị phá
hủy và phải lui tuyến hàng trăm mét. Hiện tượng xói lở bờ biển đã gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội như mất đất ở và đất canh tác, ảnh hưởng đến các
cơ sở sản xuất, đe dọa phá huỷ các cơng trình đê kè biển, ngồi ra còn gây ra những
hậu quả về mặt xã hội đối với nhân dân các xã ven biển đặc biệt là một số xã thuộc
huyện Hải Hậu do hậu quả của việc di dời và tái định cư. Để hạn chế những hậu quả
do hiện tượng xói lở bờ biển gây nên, chính quyền tỉnh Nam Định và các huyện ven
biển đã nỗ lực huy động sức người, sức của cho cơng tác đắp đê, kè biển phịng chống
xói lở cũng như việc ổn định cuộc sống của nhân dân vùng phải di dời. Tuy nhiên
những nỗ lực, cố gắng đó mới chỉ mang tính chất chống đỡ, cầm cự tạm thời do nguồn
kinh phí cịn eo hẹp và cịn do thiếu một giải pháp tổng thể có tính chiến lược lâu dài.
Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý tuyến
đê biển tỉnh Nam Định là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tuyến

đê biển trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý tuyến đê biển tỉnh Nam Định;
những nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hệ thống

1


đê biển trên địa bàn tỉnh Nam Định. (Trên tuyến đê biển có cơng trình đê, kè, cống,
nhà quản lý đê.. nên trong luận văn khi dùng là tuyến đê biển khi dùng hệ thống đê
biển hoặc có khi dùng là đê biển cho phù hợp từng nội dung).
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Công tác quản lý đê biển tại luận văn này đề cập
đến công tác quản lý từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đê biển, đến quản lý
chất lượng trong xây dựng đê biển và các cơng trình trên đê và công tác quản lý vận
hành, khai thác đê biển để bảo vệ an toàn chống bão, triều cường.
Quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch là công tác quản lý trong giai đoạn lập quy
hoạch xây dựng tuyến đê, lập kế hoạch xây dựng từng hạng mục cơng trình trên đê và
đề xuất các chính sách phục vụ công tác quản lý chất lượng và công tác quản lý vận
hành hệ thống đê điều.
Quản lý chất lượng tuyến đê biển là quản lý xây dựng đê và các cơng trình trên đê
trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi cơng xây dựng, bảo trì cơng trình và giải quyết sự
cố cơng trình...
Quản lý vận hành cơng trình là quản lý khi cơng trình đã hồn thành thi công đưa vào
vận hành khai thác. Quản lý vận hành bao gồm công tác kiểm tra phát hiện sự cố đê
điều, kiểm soát các hoạt động liên quan đến an toàn đê điều, duy tu, bảo dưỡng đê
điều, triển khai các hoạt động ứng phó sự cố đê điều khi xảy ra bão, triều cường....
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Hệ thống đê biển tỉnh Nam Định;
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu phân tích các số liệu thu thập

được trong 5 năm qua và đề xuất giải pháp cho tới năm 2025 và những năm tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thu thập và kế thừa nghiên cứu đã có.
- Phân tích cơ sở lý luận trong quản lý chất lượng.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến.

2


- Phương pháp liên quan khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hồn thiện cơ sở lý luận trong
việc nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng và bảo vệ đê biển tỉnh Nam Định đáp ứng
yêu cầu phòng chống thiên tai bảo vệ dân cư và sản xuất vùng ven biển của tỉnh.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Những giải pháp đề xuất của luận văn là những đóng góp giúp cho chi cục Thủy Lợi,
các hạt quản lý đê và các đội quản lý đê nhân dân vùng biển tham khảo nhằm nâng cao
chất lượng quản lý đê biển của tỉnh.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đê biển và công tác quản lý hệ thống đê
biển, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý hệ thống đê biển;
- Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống đê biển và thực trạng công tác quản lý hệ
thống đê biển trên địa bàn tỉnh Nam Định trong 05 năm qua, qua đó đánh giá những
kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục;
- Ứng dụng phương pháp thống kê đánh giá an toàn đê biển huyện Giao Thủy và từ đó
xác định các yếu tố cần thiết trong cơng tác kiểm tra đê biển;
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường chất lượng công tác quản lý đê biển
trên địa bàn tỉnh Nam Định nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai và phát triển

bền vững của tỉnh.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về đê biển và công tác quản lý đê biển
Chương 2: Cơ sở khoa học trong công tác quản lý hệ thống đê biển.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý đê biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao
chất lượng công tác quản lý tuyến đê biển trên địa bàn tỉnh Nam Định.

3


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐÊ BIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐÊ BIỂN

1.1 Tổng quan đê biển Việt Nam và Nam Định
1.1.1 Tổng quan hệ thống đê biển ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 2800 km đê biển thuộc 28 tỉnh và thành phố, bảo
vệ khoảng 0,70 triệu ha đất canh tác, khu đô thị, khu Công nghiệp, Cảng...với khoảng
5 triệu dân trong đó 85% sống chủ yếu dựa vào Nông nghiệp. Từ năm 1410 Việt Nam
bắt đầu đắp đê biển. Việc xây dựng đê biển vừa là biện pháp phịng, chống vừa là biện
pháp thích ứng với bão lụt, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Tại Ninh Bình, năm
1471 đắp đê Hồng Đức chạy từ bắc Yên Mô đến Phụng Công, nằm sâu trong đất liền
cách bờ biển hiện nay khoảng 25 km. Đê biển thứ hai được đắp năm 1830 ở Thần Phù
- Điền Hộ cách con đê thứ nhất khoảng 8 km với thời gian lấn biển dài đến 369 năm.
Con đê thứ ba tiến ra biển thêm chừng 7,5 km được đắp vào những năm 1830 – 1927
(97 năm). Con đê thứ tư đắp vào năm 1959 (32 năm sau) tiến thêm ra biển 8 km nữa.
Đê biển Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Bình Định (Đê Đơng) được hình thành từ những năm
1929 – 1930. Hầu hết đê biển, đê cửa sông các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ được đắp

khoảng sau năm 1975 [1].
Đê biển là hệ thống đập, cống, kè, đê (bằng đất, đá, beton cốt thép...) ngăn mặn bảo vệ
cửa sông, bờ biển, khu dân cư và những hoạt động kinh tế ven biển và đảm bảo an
ninh quốc phòng. Khác với đê sông, đê biển làm việc thường xuyên hàng ngày cịn đê
sơng chỉ làm việc theo mùa lũ.
Bờ biển nước ta dài 3354 km, song mới có 1400 km đê trực tiếp với biển và khoảng
1400 km đê cửa sơng, chiếm 42,3%. Trong đó hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có
thể coi như chưa có đê biển (Ninh Thuận có 6,23 km, Bình Thuận có 10,71 km đê biển
song phần lớn là đê cửa sông Cái Phan Rang, Phan Thiết và kè Mũi Né).
Hệ thống đê biển của Việt Nam trong những năm vừa qua đã được quan tâm đầu tư
củng cố và nâng cấp. Tuy nhiên những tuyến đê mới được nâng cấp chỉ chống được
bão tới cấp 9 gặp mực nước triều tần suất 5%. Các tuyến đê hiện nay chưa đủ kiên cố
4


để chống đỡ bão lũ cấp cao hơn. Đặc biệt hiện nay nhiều cơn bão mạnh cấp 12 hoặc
trên cấp 12 đổ bộ vào nước ta vì thế Việt Nam đã hết sức quan tâm đầu tư các dự án
như dự án đầu tư nâng cấp hệ thống đê biển tỉnh Nam Hà - PAM 5325; hai Chương
trình nâng cấp đê biển các tỉnh ven biển, bao gồm Chương trình nâng cấp đê biển từ
Quảng Ninh đến Quảng Nam từ năm 2006; Chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng
Ngãi đến Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2020 với tổng mức đầu tư là 19.481 tỷ
đồng để nâng cấp đê biển đi qua 15 tỉnh, thành từ miền Trung và đồng bằng sơng Cửu
Long, gồm có xây dựng bờ kè, mở rộng trải nhựa mặt đê kết hợp với làm đường giao
thơng, trồng cây chắn sóng…và hàng năm Chính phủ đầu tư kinh phí thường xun
cho cơng tác tu bổ hệ thống đê biển phía Bắc bảo đảm chống được gió bão cấp 9 với
mức triều cường tần suất 5%. Nhiều tuyến đê biển chưa được nâng cấp, nhất là các
tuyến do địa phương quản lý mới bảo đảm chống đỡ được gió cấp 8 khi triều ở mức
trung bình. Kết quả từ những chương trình đầu tư nâng cấp đê biển kể trên của chính
phủ và sự vào cuộc tích cực của các địa phương với mục tiêu đảm bảo an toàn cho
người dân phục vụ phát triển kinh tế,cho đến nay hầu như các tuyến đê biển có khả

năng chống được với tần suất bão thiết kế - bão cấp 10 gặp mực nước triều tần suất
5%, và các tuyến đê biển cũng trở thành tuyến giao thông liên huyện, liên xã phục vụ
phát triển kinh tế biển đảm bảo an ninh quốc phòng. Bên cạnh những kết quả đó vẫn
cịn một số tồn tại cần được quan tâm giải quyết để nâng cao hiệu quả của tuyến đê
biển Việt Nam:
- Nhiều tuyến đê biển chưa bao giờ được đầu tư củng cố, nâng cấp tiếp tục bị xuống
cấp.
- Tuyến nhỏ lẻ, manh mún chưa khép kín nên hiệu quả chưa cao.
- Xây dựng chưa đồng bộ.
- Bãi biển liên tục bị hạ thấp.
- Đê được đắp trên nền tự nhiên, mềm yếu.
- Nhiều cống dưới đê biển xây dựng đã lâu, cống nhỏ, yếu, chiều dài cống so với đê
mới được nâng cấp bị ngắn, mức bảo đảm an tồn thấp.
Vì vậy để xây dựng được tuyến đê biển đảm bảo chất lượng, an toàn trong mùa bão thì
việc xây dựng hệ thống chính sách tu bổ, củng cố hệ thống đê biển đóng một vai trò rất

5


quan trọng góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội bền vững, đặc biệt là
kinh tế biển ở nước ta.
1.1.2 Tổng quan hệ thống đê biển tỉnh Nam Định
Bờ biển Nam Định kéo dài từ cửa sông Hồng đến cửa sông Đáy là một dải bờ biển
phẳng, tương đối đơn giản, thoải dần từ bờ ra khơi. Nhìn chung, bãi biển tỉnh Nam
Định hẹp và thấp khơng có vật cản che chắn (trừ 2 bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn của
huyện Giao Thuỷ; Cồn Xanh, Cồn Mờ của huyện Nghĩa Hưng). Phần lớn bờ biển Nam
Định thuộc vùng biển lấn, bãi thoái nghiêm trọng, chiều rộng bãi trung bình từ 100 ÷
150 m. Nhiều nơi khơng có bãi, biển tiến sát chân đê như Cổ Vậy, Giao Phong - huyện
Giao Thủy; Hải Lý, Hải Triều, Hải Hòa, Hải Thịnh - huyện Hải Hậu; Nghĩa Phúc huyện Nghĩa Hưng. Cao độ bãi trung bình (0.00 ÷ -0.50), cá biệt có nơi cao trình bãi
dưới (-1.00).

Tổng chiều dài tồn tuyến đê biển Nam Định dài 91,981 km.
Trong đó :
• Tuyến đê huyện Giao Thủy dài 32,333 km (có 15,5 km trực diện với biển)
• Tuyến đê Hải Hậu dài 33,323 km (Có 20,5 km trực diện với biển)
• Tuyến đê Nghĩa Hưng dài 26,325 km (Có 4,8 km trực diện với biển)
Ba tuyến đê này được nối tiếp vào các tuyến đê hữu sông Hồng, đê tả - hữu sơng Sị,
đê tả - hữu sơng Ninh Cơ và đê tả sông Đáy tạo thành một hệ thống đê khép kín.
Tuyến đê biển Nam Định bảo vệ 743.100 người dân, chủ yếu là đồng bào công giáo và
71.975 ha canh tác trong đó đê biển Giao Thủy bảo vệ 33.800 ha; Hải Hậu : 27.090 ha
và Nghĩa Hưng : 11.085 ha. Nếu để xảy ra vỡ đê việc khắc phục hậu quả do nhiễm
mặn từ 5-7 năm. Thiệt hại lớn hơn nhiều lần so với đê sông. Trong số 91 km đê biển
thuộc 3 huyện: Hải Hậu (33 km), Nghĩa Hưng (26 km), Giao Thuỷ (32 km) có khoảng
trên 50 km đê đi qua khu vực nền cát , đất đắp đê là cát và cát pha. Khoảng 45 km đê
trực diện với biển, phía trong đồng là thùng đào, thùng đấu; đê thường xuyên chịu tác
động gây hại của sóng do triều cường, gió mạnh, áp thấp nhiệt đới và bão [2].
Từ sau 1954 đến nay hàng năm Nhà nước đã phải đầu tư nhiều tỷ đồng để tu bổ, sửa
chữa, xử lý đột xuất những sự cố sau mỗi trận bão, mỗi đợt gió mùa Đơng bắc về.
Trong khoảng 50 năm nay nhiều đoạn đê xung yếu đã phải di chuyển tuyến lùi sâu vào
6


trong khu vực nội đồng đến 2, 3 lần, mỗi lần gây tốn kém hàng chục tỷ đồng, hàng
chục vạn ngày công lao động và làm mất hàng trăm ha đất canh tác.
Năm 2000 triển khai thực hiện dự án PAM 5325 do Liên hiệp quốc tài trợ nâng cấp
toàn tuyến đê biển Nam Định. Đến sau cơn bão số 7 năm 2005 toàn tuyến đê biển Nam
Định đã được đầu tư nâng cấp kiên cố gần 43 Km (Hải Hậu: 23,2 km; Giao
Thuỷ:15,2km; Nghĩa Hưng: 4,4 km). Trong 49 cống qua tuyến đê biển còn gần 10
cống xây dựng từ trước những năm 1970, cống ngắn so với mặt cắt đê và đã xuống
cấp cần phải sửa chữa hoặc xây dựng mới như các cống: Hoành Lộ, Cồn Tàu, Cơng
Đồn (Giao Thuỷ); số 4, Hạ Trại (Hải Hậu), Thanh Hương, Ngọc Lâm (Nghĩa Hưng).

Những đoạn đê đã được củng cố vững chắc sau bão số 7 năm 2005 đảm bảo chống
được tổ hợp bão cấp 10 gặp mức nước triều tần suất 5% (+2,29m) tại Văn Lý. Những
đoạn đê biển khác kết hợp với chủ động phương án hộ đê, phương án bảo vệ trọng
điểm chống lụt bão theo phương châm 4 tại chỗ đảm bảo tuyến đê Biển an toàn chống
được bão cấp 9 trùng với mức nước triều tần suất 5% (+2,29m) tại Văn Lý.
- Các đoạn đê ở vùng cửa sông: Đê cửa sông các đoạn đê ở vùng cửa sơng (hiện được
tính là đê biển): Có tổng chiều dài 28.648m, thân đê chủ yếu được đắp bằng đất thịt,
đất pha cát quy mô nhỏ và thấp phía ngồi sơng có bãi bồi nhưng cao trình mặt bãi
thấp từ ( 0.00 ÷ +0.30 ). Khi thuỷ triều lên hầu hết bãi bị ngập sâu, sóng, dịng chảy
vùng cửa sông trực tiếp tác động vào thân đê, khi gặp bão lớn, sóng có thể tràn qua
mặt đê gây vỡ đê. Hiện cao trình đê cửa sơng những đoạn chưa được nâng cấp từ
(+3,60 ÷ +3,80), chiều rộng mặt đê (3.20 – 4.00m), hệ số mái m s = 1,5 ÷ 2,5, m đ = 1,0
÷ 1,5. Những đoạn đã được nâng cấp cao trình đỉnh đê +4.5, chiều rộng 5m mái phía
sơng m s = 2.5, m đ = 2.
- Các đoạn đê biển: có tổng chiều dài 63.23 km, thân đê chủ yếu đắp bằng đất thịt pha
cát, mặt cắt ngang một số đoạn nhỏ, cao trình đỉnh thấp và bị sạt lở. Bãi biển ngồi đê
thấp và hẹp do bị xói mịn liên tục, khi thuỷ triều xuống bãi rộng trung bình 100 ÷ 150
m nhiều đoạn khơng cịn bãi (Hải Lý, Hải Triều, Hải Chính). Khi thuỷ triều lên bãi bị
ngập sâu, sóng và dòng chảy ven bờ thường xuyên tác động trực tiếp vào thân đê gây
xói, sạt lở mái, nghiêm trọng nhất là khi có bão hoặc gió mùa Đơng Bắc.Tồn tuyến có

7


khoảng trên 50 km đê đi qua khu vực nền cát , đất đắp đê là cát và cát pha, trong đó có
khoảng 45 km phía trong đồng là thùng đào, thùng đấu địa hình phức tạp. Đê thường
xuyên chịu tác động trực tiếp của sóng do triều cường, gió mùa đông bắc mạnh, áp
thấp nhiệt đới và bão gây ra. Do đặc điểm địa hình đường bờ, đê biển tỉnh Nam Định
chạy theo 2 hướng chính đê Giao Thủy chạy theo hướng Bắc - Đông Bắc, đê Hải Hậu
chạy theo hướng Đơng - Đơng Bắc vì vậy trong bất kỳ mùa gió nào đơng nam hay

đơng bắc, đều có sự cố hư hỏng đê do sóng gió mùa Đơng Bắc hoặc gió mùa Đơng
Nam gây ra.
1.2 Những sự cố, hư hỏng của đê biển và ảnh hưởng của nó đến phát triển
kinh tế - xã hội
Các trận bão đổ bộ vào vịnh Bắc bộ và ảnh hưởng trực tiếp đến Nam Định đã gây
những sự cố về đê kè biển ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của địa phương
dưới đây là những sự cố chính.
Năm 1897 (năm Đinh Dậu) vỡ toàn tuyến đê biển Hải Hậu do bão lớn đổ bộ vào địa
bàn tỉnh gây thiệt hại lớn về người và của cho địa phương.
Năm 1903 (năm Qúy Măo), vỡ đê gây thiệt hại nhiều về người và của do bão lớn đổ
bộ vào tỉnh.
Năm 1944 (năm Giáp Thân), xuất hiện ba cơn bão liên tiếp đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực
tiếp đến Nam Định cụ thể như sau: Ngày 20/6 xảy ra cơn bão thứ nhất, ngày 23/6 xảy
ra cơn bão thứ hai và đến ngày 27/6 xảy ra cơn bão thứ ba biến động thời tiết bất lợi
này, làm vỡ đê Cồn Tṛòn, gây thiệt hại nặng nề về người và của cho địa phương,
khoảng 200 người chết, bão kèm mưa lớn đã gây ngập lụt 3.117 ha lúa và hoa màu.
Ngoài đê Cồn Trịn bị vỡ các đoạn đê Hải Chính, Hải Thịnh, Hải Hoà bị sạt lở nghiêm
trọng, tới 2/3 mặt đê.

8


Hình 1-1. Bão lớn làm vỡ nhiều đoạn đê
Năm 1971, bão lớn làm vỡ nhiều tuyến đê thuộc khu vực Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa
Hưng, dưới đây là một số đoạn đê bị vỡ sau cơn bão:
+ Đê Hải Hoà vỡ vào lúc gần 14 giờ ngày 11/8/1971, lỗ vỡ ban đầu rộng 72m, cột
nước tràn ngập 1m so với cao trình mặt ruộng, gió kết hợp với mưa lớn làm đổ nhiều
nhà cửa. Khoảng 14giờ 30 phút ngày 11/8/1971 nước tràn vào tới cống Phú Lễ, gây
ngập úng 545 ha lúa, hoa màu; trong đó nhiễm mặn nặng 34ha cánh đồng lúa của hợp
tác Quyết Thắng (nay là Duyên Hải). Hợp tác xã Tân Hùng bị nhiễm mặn nặng 40ha

lúa hầu như không được thu hoạch, trên 300 ha lúa khác của Hải Thịnh thu hoạch
không đáng kể. Đoạn tiếp giáp giữa Hải Hòa và Hạ Trại đê bị sạt lở nghiêm trọng vào
tới 2/3 mặt đê phía ngồi.
+ Đê Cồn Tṛịn, đoạn đê này được đắp hồn tồn bằng cát, thấy mức độ nguy hiểm
trước mắt nên chính quyền địa phương đă cho củng cố lại tuyến đê dự pḥòng và tuyến
đê này đã phát huy tác dụng, thiệt hại của khu vực này không đáng kể.
+ Đê Hải Triều, sau cơn bão thứ ba đã làm xoá sổ tuyến đê từ Km 12,2 đến Km13,97;
thiệt hại do bão gây ra không lớn lắm.
Thống kê các đoạn đê bị mất từ năm 1971÷1990

9


Tính từ năm 1971÷1990, tổng chiều dài đê bị xố sổ của Hải Hậu là 8,3km; toàn bộ
các đê bị vỡ có kết cấu là đất pha cát.
Năm 1975, xố đê đầu làng Hải Triều từ đê Ba Xã đến gần đường Hồ Bình, tổng
chiều dài gần 500m.
Năm 1984, xố đê Đinh Mùi, từ Km 16÷Km 14+200, tổng chiều dài là 1,5km; chiều
rộng đê phải lùi vào là 150m.
Năm 1985 bỏ đê Kiên Chính từ Km 25+200÷Km 26+900, tổng chiều dài là 2,2km;
chiều rộng đê phải lùi vào là 120m.

Hình 1-2. Đê Văn Lý vỡ năm 1990
Năm 1987, xoá đoạn đê từ Km 25+200÷Km 26+900, tổng chiều dài là 1,8km; chiều
rộng đê phải lùi vào là 110m. Đê Cồn Tṛòn từ Km 20+300÷Km 21+100 bị xố, tổng
chiều dài đê bị vỡ là 1,5km; đê phải lùi vào 150m.
Năm 1990, xoá đê Văn Lý- số 4 từ Km 10+500÷Km 12, tổng chiều dài đê bị vỡ là
1,5km; chiều rộng đê phải lui vào là 150m.
Thống kê các băi cây bị mất từ năm 1971÷1990


10


Bãi cây Xương Điền thuộc Hải Lư, từ Km 7+00÷Km 8+00, có chiều dài là 1.100m,
chiều rộng là 120m, diện tích là 144.000m2 trên băi trồng cây phi lao, khi cây được 3
tuổi th́ ì bị xố sổ do cơn băo năm 1976.
Bãi cây Hải Triều từ Km 15+600÷Km 16+500, dài 900m, rộng 50m diện tích khoảng
45.000m2 bị xố năm 1985 và 1986.
Bãi cây Văn Sâm thuộc xă Hải Đông, có chiều dài là 1.100m, chiều rộng 150m, diện
tích khoảng 165.000m2.
Bãi cây Hải Hồ 1 từ Km 17+600÷Km 18+00, chiều dài là 400m, chiều rộng là 50m,
diện tích 20.000m2 bị xoá sổ do cơn băo số 3 năm 1987.
Bãi cây Hải Hồ 2 từ Km 21+300÷Km 22+00, chiều dài là 400m, chiều rộng là 100m,
diện tích 70.000m2.
Bãi cây Nam Cồn (Hải Thịnh) từ Km 25+00÷Km 25+400 chiều dài là 400m, chiều
rộng là 100m, diện tích là 150.000m2, băi phi lao bị xố từ năm 1971÷1974.
Tổng diện tích băi cây bị mất trong 20 năm từ 1971÷1990 là 91ha. Tổng giá trị kinh
phí ứng với diện tích cây bị mất là 455 triệu đồng.
Từ năm 1990 đến năm 2005 các cơn bão và các đợt triều cường đã làm vỡ một số đoạn
đê và tuyến đê nhiều đoạn phải thay đổi tuyến lùi vào phía trong hàng trăm m. Đặc
biệt cơn bão số 7 năm 2005 đổ bộ vào Nam Định với sức gió mạnh cấp 11, cấp 12 giật
trên cấp 12 kéo dài nhiều giờ đúng lúc thủy triều dâng cao đã gây hậu quả cực kỳ
nghiêm trọng, hệ thống đê biển bị vỡ nhiều đoạn, hàng vạn dân vùng ven biển phải đi
sơ tán. Thiệt hại do bão số 7 gây ra ước khoảng 1.900 tỷ đồng.

11


Hình 1-3. Sóng tràn qua đê năm 2017
1.3 Những yếu tố liên quan đến chất lượng công tác quản lý đê biển

Trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng công tác quản lý đê biển
phải kể đến : Công tác lập quy hoạch tuyến đê, công tác thiết kế xây dựng, thi công tu
bổ đê, công tác giám sát chất lượng các khâu trong quá trình xây dựng đê và công tác
quản lý khai thác đê và các cơng trình lấy nước trên đê.
Đặc điểm làm việc của đê biển là hàng ngày chịu tác động liên tục của sóng lên mái
cơng trình, sóng tràn, thối bãi …với đặc điểm làm việc như vậy để đảm bảo có chất
lượng tốt cần phải làm tốt tất các khâu trên.
1.3.1 Về qui hoạch
Việc xây dựng đê biển tại tỉnh Nam Định hầu như chưa có quy hoạch tổng thể cho hệ
thống đê biển chung của tỉnh, mà chủ yếu sử dụng những quy hoạch cũ dẫn đến tuyến
đê quy hoạch hầu hết vẫn đi theo tuyến đê hiện có nên cịn nhiều bất hợp lý như:

12


Nhiều đoạn đê ở vùng biển thoái tuyến đê đi sâu vào trong khu dân cư, hoặc có đoạn
lại đi sát biển tạo đường bờ cong không thuận qui luật ổn định tự nhiên. Bên cạnh đó
tuyến đê hiện trạng chưa chú trọng đến điều chỉnh đê biển kết hợp với các tuyến
đường giao thông ven biển, đường cứu nạn cứu hộ để nâng cao hiệu quả đầu tư. Từ bất
cập về tuyến dẫn đến qui mô đầu tư nâng cấp cho từng đoạn chưa hợp lý gây lãng phí
cho ngân sách. Nhiều đoạn đê nằm xa bờ biển hoặc được rừng ngập mặn có chiều dày
từ 500 m đến 1000m bảo vệ phía ngồi mà mặt cắt thiết kế đê vẫn tương tự như mặt
cắt thiết kế đoạn đê trực diện với biển. Lại có những đoạn đê trực diện với biển nhưng
trước đê là vùng bãi ổn định lại được xử dụng biện pháp tổng thể hộ đê giữ bãi trong
khi có đoạn đê trực diện với biển ở vùng biển tiến bãi thoái đường bờ biến động mạnh
nhưng chưa được đầu tư biện pháp tổng thể hộ đê giữ bãi. Do chưa qui hoạch kết hợp
đê với đường giao thơng nên, kích thước mặt đê khơng thống nhất, mặt đê gia cố chưa
liên tục hoặc tuyến đê chưa chú ý vi chỉnh, cắt cong theo tiêu chuẩn thiết kế đường
giao thơng nên đê cịn nhiều khúc cua gấp khúc, chưa đạt được độ trơn thuận làm hạn
chế tốc độ của các phương tiện giao thông, mặt đê được gia cố chủ yếu phục vụ công

tác kiểm tra, ứng cứu, hộ đê kết hợp giao thông đi lại của nhân dân nên tải trọng của
các phương tiện giao thơng cịn bị hạn chế… các yếu tố đó đã khơng đáp ứng được
nhu cầu hiện nay, chưa hồn tồn phù hợp với thực tế khai thác tiềm năng và phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chưa có một quy hoạch về các vùng bãi có thể trồng được rừng cây chắn sóng thống
nhất nên diện tích trồng cây chắn sóng, rừng ngập mặn đạt được rất thấp. Mặt khác các
địa phương không gắn được việc bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn ven biển với
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, nên diện tích rừng ngập mặn
ven biển nhiều nơi bị suy giảm nghiêm trọng.
- Quy hoạch đê biển chưa có sự thống nhất với các ngành và sử dụng đa mục tiêu nên
diện tích trồng cây chắn sóng bảo vệ đê trong những năm qua đạt hiệu quả thấp. Mặt
khác các xã ven biển của tỉnh không gắn được việc bảo vệ, phát triển cây ngập mặn
chắn sóng với chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn
lợi thủy sản, cải thiện môi trường ven biển gắn với phát triển du lịch sinh thái... nên

13


diện tích cây trồng bảo vệ đê biển nhiều nơi khơng những khơng phát triển mà cịn bị
suy giảm nghiêm trọng theo thời gian.
1.3.2 Về Công tác thiết kế
- Công tác thiết kế xây dựng, tu bổ, củng cố và nâng cấp đê biển trong giai đoạn vừa
qua là vừa làm vừa thử nghiệm chủ yếu theo Tiêu chuẩn 14TCN 130-2002 “ Hướng
dẫn thiết kế đê biển”, các cơ sở khoa học từ các đề tài nghiên cứu chưa áp dụng được
ngay vào thực tế phục vụ công tác thiết kế, đến đầu năm 2014 mới có “TCN 99012014 Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển” nhưng cũng chưa cập nhật hết các kết quả
nghiên cứu của các đề tài đã hồn thành hoặc cịn những kẽ hở khó áp dụng hướng dẫn
thiết đê biển mới này.
- Chưa có sự thống nhất và chuẩn hóa việc sử dụng các cấu kiện bảo vệ mái đê phía
biển, kết cấu chân đê cả về hình thức và kích thước cơ bản, dẫn đến việc nhiều cơng
trình xây dựng trước năm 2010 áp dụng các loại cấu kiện bảo vệ mái, kết cấu bảo vệ

chân đê khác nhau và chưa phù hợp với thực tế từng đoạn bờ biển nên hiệu quả cịn
thấp.
- Việc đầu tư các cơng trình giảm sóng gây bồi tạo bãi tại một số trọng điểm mặc dù
chưa có những nghiên cứu chi tiết nhưng cũng đã triển khai thử nghiệm ở một số nơi
như Hải Hòa, Hải Thịnh - Hải Hậu; Nghĩa Phúc - Nghĩa Hưng; Cổ vậy - Giao Thủy.
Kết quả là một số cơng trình bị hư hỏng, tác dụng hạn chế.
- Công tác củng cố và nâng cấp đê biển trong giai đoạn vừa qua chưa tính đến yếu tố
biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp tới tính tốn kết cấu hệ
thống đê về cao trình cũng như kết cấu của từng đoạn đê được rừng ngập mặn bảo vệ,
chưa chuẩn hóa được cấu kiện bảo vệ mái đê phía biển cả về hình thức và kích thước
cơ bản, dẫn đến việc các địa phương áp dụng nhiều loại cấu kiện khác nhau. Chưa
nghiên cứu chi tiết khi đầu tư các cơng trình chống sóng gây bồi. (Theo cơng bố của
Bộ tài nguyên và Môi trường, đến năm 2050 thì mực nước biển dâng do biến đổi khí
hậu có thể dâng cao là 0.33m và trong điều kiện BĐKH tồn cầu và mực nước biển
dâng, bão có xu thế ngày càng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ).
- Hiện nay lớp bảo vệ mái kè biển được thiết kế hoặc là đá hộc lát khan gồm các viên
đá rời nhau có đường kính từ 15 cm – 25 cm và trọng lượng từ 15 đến 30 kg hoặc đá

14


hộc liên kết với nhau bằng bê tơng có cường độ từ 100 – 150. Có một số nơi dùng cấu
kiện liên kết hoặc rời rạc có trọng lượng thay đổi nhưng khơng vượt q 100 kg. Mỗi
hình thức tấm lát có điều kiện làm việc khác nhau, chẳng hạn tấm liên kết dạng ngoàm
cho phép làm tăng độ ổn định nếu nền và thân đê không lún gây bẻ gãy các liên kết.
Tuy nhiên do công nghệ đúc và chất lượng của vật liệu, phần lớn các tấm kiểu liên kết
bị phá hỏng sau một thời gian ngắn làm việc gây phá hoại mái đê và cũng rất khó khi
thay thế, bảo dưỡng. Nếu tấm là độc lập thì trong lượng của mỗi tấm/viên lại quá nhẹ
không đảm bảo ổn định trên mái đê. Xu hướng giải quyết hiện nay là sử dụng các khối
độc lập có kích thước ngẫu nhiên được liên kết với nhau nhưng tiết diện bề mặt nhỏ lại

và tăng bề dày của cấu kiện. Sử dụng hình thức này mái đê kè sẽ ổn định hơn rất
nhiều.

Vỡ đê kè biển Hải Hậu – Nam Định

Vỡ đê kè biển Nghĩa Hưng – Nam Định

- Các dạng kết cấu bảo vệ chân kè phía biển thường bao gồm: (i) Lăng thể đá đổ trước
chân cơng trình với dạng móng nơng; (ii) Ống bi đúc xi măng đường kính d = 1.0 1.2m, L= 1.2m - 1.5m xếp 1 lớp hoặc 2 lớp, lõi đổ đá tại chân kè, phía ngồi đổ đá có
chiều rộng khoảng 2m; (iii) Cừ bê tông hoặc cừ thép với khoảng cách từ 1 – 2 m/cọc,
phần giữa là các tấm chắn bằng bê tông. Phần lớn đê biển hiện nay chân cơng trình
được lựa chọn là dạng lăng thể đá đối với đê thấp như đê các tỉnh miền trung và ống bi
bê tông lõi đá đổ đối với đê biển bắc bộ. Chân phía trong được bảo vệ đơn giản hơn
bằng lăng thể đá với quan niệm khơng có nước tràn.Vấn đề cần bàn ở đây là việc lựa
chọn kết cấu phù hợp trong mỗi trường hợp, chẳng hạn với bãi bị hạ thấp với cường độ
lớn thì nên lựa chọn dạng móng sâu theo kiểu cọc và có thêm giải pháp hỗ trợ từ phía
ngồi làm giảm hoặc ngăn chặn hồn tồn q trình xói bãi phía trong, hoặc với bãi
ln được bồi thì khơng nên cứ phải dùng kiểu ống bi mà có thể dùng lăng thể đá –

15


×