Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ Tín hiệu thẩm mĩ người nông dân trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 94 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
___________________________________

TÍN HIỆU THẨM MĨ NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Kim Anh

HẢI PHÒNG - 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình và tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi sớm hoàn thành luận văn từ
TS. Phạm Thị Kim Anh. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô.
Trong quá trình học tập chúng tôi cũng nhận được sự chỉ bảo tận tình
của các quí thầy cô trong việc giảng dạy và định hướng nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa chúng tôi xin gửi tới quí thầy cô lời cảm ơn chân thành.
Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ và
giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................…......... ii
MỤC LỤC.........................................................................................…….... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC BẢNG..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU....................................................................................……............. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN.... 10

1.1. Khái quát về lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ văn chương.............................. 10
1.1.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ văn chương............................................. 10
1.1.2. Một số đặc tính cơ bản của tín hiệu thẩm mĩ văn chương.................. 13
1.2. Một số vấn đề lí luận và phương pháp phân tích diễn ngôn................... 19
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của diễn ngôn, phân biệt diễn ngôn và văn
bản.................................................................................……........................ 19
1.2.2. Một số lí thuyết phân tích diễn ngôn................................................... 21
1.3. Vài nét về nhà văn Nam Cao và nhân vật người nông dân trong truyện
ngắn Nam Cao.............................................................. ................................ 26
1.3.2. Nhân vật người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao........... ........... 26
1.3.2. Nhân vật người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao....... ............... 27
1.4. Tiểu kết chương 1..................................................................... ............. 28
CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC NGÔN NGỮ BIỂU ĐẠT TÍN HIỆU THẨM MĨ
NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO.................... 29
2.1. Khảo sát các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân....... 29
2.1.1. Cách thức khảo sát............................................................................... 29
2.1.2. Kết quả khảo sát................................................................................... 30
2.2. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt các biến thể tín hiệu thẩm mĩ người nông
dân trong truyện ngắn Nam Cao.................................................................... 30
2.2.1. Từ ngữ làm tên gọi nhân vật................................................................ 30

2.2.2. Từ ngữ biểu thị hoàn cảnh sống của nhân vật..................................... 33
2.2.3. Từ ngữ miêu tả nhân vật...................................................................... 37
2.2.4. Ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật.................................................. 48


iv
2.3. Dạng hằng thể của tín hiệu thẩm mĩ người nông dân trong truyện ngắn
Nam Cao........................................................................................................ 58
2.4. Tiểu kết chương 2................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ NGƯỜI
NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO.................................. 61
3.1. Ý nghĩa biểu trưng của một số biến thể tín hiệu thẩm mĩ chỉ người nông
dân.................................................................................................................. 61
3.1.1. Ý nghĩa biểu trưng của biến thể tín hiệu thẩm mĩ người nông dân - Lão
Hạc................................................................................................................. 61
3.1.2. Ý nghĩa biểu trưng của biến thể tín hiệu thẩm mĩ người nông dân - Tư
cách mõ.......................................................................................................... 63
3.1.3. Ý nghĩa biểu trưng của biến thể tín hiệu thẩm mĩ người nông dân - Chí
Phèo............................................................................................................... 65
3.2. Ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ hằng thể chỉ người nông dân. 67
3.2.1. Cuộc sống lam lũ thiếu đói cùng cực vì bị áp bức của người nông dân.... 67
3.2.2. Sự tha hóa khốc liệt nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân...... 69
3.2.3. Người nông dân và những cái chết bi thảm......................................... 71
3.2.4. Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.................................... 74
3.3. Tiểu kết chương 3................................................................................... 80
KẾT LUẬN....................................................................................……........ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 83
NGỮ LIỆU KHẢO SÁT................................................................................ 87



v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Từ viết tắt

Giải thích

CBH

cái biểu hiện

CĐBH

cái được biểu hiện

DN

diễn ngôn

Nxb

nhà xuất bản

Sp1

người nói

Sp2

người nghe


PTDN

phân tích diễn ngôn

THNN

tín hiệu ngôn ngữ

THTM

tín hiệu thẩm mĩ

THTM- VC

tín hiệu thẩm mĩ- văn chương

THVC

tín hiệu văn chương

tr.

trang

YNBT

ý nghĩa biểu trưng

YNTM


ý nghĩa thẩm mĩ


vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số
hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Bảng thống kê kết quả khảo sát ngữ liệu về THTM người
nông dân

30

2.2

Bảng thống kê tiêu chí đặt tên cho nhân vật là nông dân.

2.3

Bảng thống kê, phân loại các yếu tố về hoàn cảnh sống của
33 - 34
người nông dân.


2.4

Bảng thống kê những thảm cảnh của người nông dân

2.5

Bảng thống kê ngữ liệu miêu tả ngoại hình của người nông
37 - 38
dân trong truyện ngắn Nam Cao

2.6

Kết quả khảo sát về nguồn gốc xuất thân của nhân vật người
41 - 42
nông dân

30 - 31

34 - 35

Kết quả thống kê phân loại lai lịch của nhân vật người nông
2.7

dân

44

2.8

Bảng kết quả khảo sát vai giao tiếp của người nông dân


47

2.9

Khảo sát các cuộc thoại và lời thoại của các nhân vật người
48 - 49
nông dân

2.10

Bảng kết quả khảo sát nhân vật giao tiếp, tình huống cuộc
thoại và số lượt lời / cuộc thoại trong "Chí Phèo" và "Lão 49 - 50
Hạc"

2.11

Bảng so sánh quan hệ quyền thế, vị thế giao tiếp và hoàn
cảnh giao tiếp giữa hai nhân vật Chí Phèo – Bá Kiến

50


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm giữa thế kỷ XX, lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ (THTM) (hay ký
hiệu thẩm mĩ) ra đời gắn với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ
thuật trên thế giới. Lí thuyết này được đưa vào giới thiệu ở nước ta từ những năm 70
của thế kỷ trước qua các bản dịch công trình của Iu. A. Philipiep, M.B. Khrapchenkô,

các công trình, bài viết của Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai,
Trần Đình Sử,... Đáng chú ý nhất là bài viết Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn
ngữ học các sự kiện văn học của Đỗ Hữu Châu trên Ngôn ngữ số 2/1990 [21]. Có thể
nói đó là công trình đầu tiên ở nước ta đề cập một cách khá đầy đủ và có hệ thống về
khái niệm, những đặc trưng của THTM cùng cách tiếp cận ngôn ngữ - THTM trong
tác phẩm văn học. Lĩnh vực này ở giai đoạn về sau đã có nhiều tác giả tiếp tục kế thừa
và phát triển trong các công trình nghiên cứu của mình như Trương Thị Nhàn, Phạm
Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Hoàng Kim Ngọc, Trần Văn Sáng…
THTM là một khái niệm có quan hệ mật thiết với nghiên cứu văn học nghệ
thuật cũng như lí thuyết ngôn ngữ học. Dưới góc độ nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ
học - văn hóa - văn học, chúng ta đều thấy rằng, một tín hiệu ngôn ngữ (THNN) thông
thường khi đi vào thế giới văn học thì đã được chuyển hóa thành một tín hiệu nghệ
thuật, THTM - ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương - THVC (Phạm Thị Kim
Anh, 1999, 2005). Tín hiệu văn chương nói riêng và THTM nói chung có thể được
hiểu là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật
bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, tâm trạng, cảm xúc,… được người nghệ
sĩ lựa chọn đưa vào tác phẩm nhằm chuyển tải các thông điệp nghệ thuật - thẩm mĩ.
Để cảm hiểu, đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học một tác phẩm văn học
rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các THTM - văn chương trong tác phẩm. Do đó
gần đây vấn đề THTM cả về lí thuyết lẫn ứng dụng thực tiễn đã được nhiều học giả
trong nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, công việc vận dụng những thành tựu của
lí thuyết này vào nghiên cứu các loại THTM văn chương (THVC) mới chỉ ở giai đoạn
ban đầu, mà cũng mới chỉ diễn ra trong lĩnh vực thơ ca. Đã có nhiều luận án, luận văn
đề cập đến những THVC trong ca dao, trong thơ Việt Nam hiện đại…, nhưng việc
nghiên cứu các THVC trong truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói... đều không có. Ngay


2
ở những THVC được nghiên cứu, các tác giả cũng mới chỉ tập trung vào các tín hiệu
đơn (tín hiệu vi mô) thuộc cấp độ tương đương với từ, hoàn toàn chưa có ai tìm hiểu

tín hiệu phức (tín hiệu vĩ mô) ở các cấp độ lớn hơn từ.
Bên cạnh đó, gần 30 năm trở lại đây, ngôn ngữ học đã có sự chuyển biến mạnh
mẽ từ khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái cấu trúc tĩnh sang nghiên cứu
trạng thái động, trong sử dụng, gắn liền với những thành tựu to lớn của Dụng học, của
Phân tích diễn ngôn. Thành tựu của các phân ngành này cùng một lúc tác động sâu
rộng đến công cuộc nghiên cứu văn học, lĩnh vực phân tích ngôn ngữ văn chương. Có
thể nói, chưa bao giờ, giữa ngôn ngữ học và văn học lại có sự gắn kết, bổ sung cho
nhau những thế mạnh, những thành quả nghiên cứu chặt chẽ đến như thế. Việc vận
dụng các thành tựu mới của ngôn ngữ học vào nghiên cứu tác phẩm của các nhà văn,
nhà thơ đã và đang thu được nhiều kết quả tốt đẹp, song mới chỉ là bước đầu, rất cần
triển khai sâu rộng công cuộc này hơn nữa.
Trong các nhà văn Việt Nam hiện đại, Nam Cao là một cây bút bậc thầy về
nghệ thuật viết truyện ngắn. Truyện của ông luôn thể hiện một ngòi bút già dặn sắc
sảo trong khả năng phản ánh hiện thực, trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, đặc
biệt là trong sử dụng ngôn ngữ. Không thể tính hết được đã có bao nhiêu công trình
khoa học nghiên cứu về văn nghiệp Nam Cao, đến mức có nhiều ý kiến cho rằng đã
hình thành một “Nam Cao học”- ngành khoa học chuyên nghiên cứu về Nam Cao và
tác phẩm của ông (cũng như đã từng có một “Truyện Kiều học” đồ sộ). Tuy vậy, qua
tìm hiểu các công trình ấy, chúng tôi đều nhận thấy rằng chưa có ai nghiên cứu các tín
hiệu thẩm mĩ - văn chương trong sáng tác của ông. Thực tế này cũng đúng với tất cả
các sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà văn khác.
Thế giới nhân vật của Nam Cao tập trung vào hai tầng lớp xã hội cơ bản là
người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo thời Pháp thuộc. Tìm hiểu nghệ
thuật xây dựng thế giới các nhân vật này cũng là một trọng tâm được nhiều nhà
nghiên cứu lâu nay lưu ý và đã thu được nhiều thành tựu. Dưới ánh sáng của lí thuyết
THTM, có thể coi đây cũng là hai THTM (thuộc cấp độ vĩ mô) bao trùm lên toàn bộ
các tác phẩm của ông. Song như trên đã nói, vấn đề này cũng chưa được nhà nghiên
cứu nào đề cập đến.



3
Từ những lí do trên, đặc biệt xuất phát từ lòng yêu thích văn chương Nam Cao,
chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là "THTM người nông dân trong
truyện ngắn của Nam Cao", một THTM trung tâm trong tác phẩm của ông. Qua luận
văn này, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói vào đề tài THTM nói chung, đem
đến một cách tìm hiểu mới về ngôn ngữ truyện hiện đại Việt Nam dưới ánh sáng của
một lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thấy rằng, việc vận
dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn (DN) vào khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn Nam
Cao sẽ giúp phát hiện thêm những nét độc đáo trong việc xây dựng hình tượng người
nông dân, một phương diện làm nên cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của ngòi bút đầy chất
sống thực tế của nhà văn. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp thêm kinh nghiệm
thực tiễn về việc phân tích THTM và DN các tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự
nói chung trong dạy học văn chương ở các bậc đào tạo.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về THTM, nhìn tổng thể, cho đến nay vẫn chưa có
nhiều công trình có tính chuyên luận nào về THTM, ngoài một số luận án, luận văn
được bảo vệ trong các trường đại học và một số bài báo về các vấn đề liên quan được
đăng rải rác trên các tạp chí chuyên ngành. Mặt khác, THTM là một khái niệm có tính
liên ngành, có thể khảo sát từ nhiều góc độ: lý thuyết thông tin - điều khiển học, mỹ
học, lý luận văn học, thi pháp học, ngôn ngữ học... Ở nước ta, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về các hình thức thẩm mỹ cụ thể của văn học như những "mẫu đề"
(môtíp), những biểu tượng, biểu trưng, những ẩn dụ, hoán dụ... Tuy nhiên, vẫn còn
thiếu nhiều công trình nghiên cứu dày dặn ngôn ngữ văn học từ góc nhìn THTM, đặc
biệt là từ phía nghiên cứu văn học.
Từ phía các nhà ngôn ngữ học, có thể thấy rằng vài thập kỉ gần đây, nhiều vấn
đề của văn học đã được soi rọi dưới cái nhìn của ngôn ngữ, trong đó vấn đề lý thuyết
THTM. Ở Việt Nam, đó là các tác giả Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Phan Ngọc, Đái
Xuân Ninh, Phạm Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đào Thản, Phan Ngọc, Đỗ
Việt Hùng... Nhiều luận án khai thác theo hướng nghiên cứu này cũng đã khẳng định
được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ. Năm 1990

tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh đã ứng dụng phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học vào


4
việc phát hiện và khẳng định giá trị của một số THTM có tần số xuất hiện cao ở thơ
trong luận văn Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ tình Xuân Quỳnh [36], từ đó góp cơ
sở cho việc tìm hiểu những đặc sắc và sáng tạo về nội dung cũng như nghệ thuật
của phong cách thơ Xuân Quỳnh. Đến năm 1995 luận án Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ
các tín hiệu thẩm mĩ - không gian trong ca dao của tác giả Trương Thị Nhàn [59] đã
vận dụng những phương pháp và kiến thức ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu
một phương diện của văn học – phương diện THTM, phát hiện và phân tích ý nghĩa
của các tín hiệu được khảo sát, góp phần đưa ngôn ngữ học vào nghiên cứu văn học
và xử lý THTM trong văn học.
Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, các luận văn sau đại học như: Tín
hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu của Nguyễn Bích Khải (2007) [42] và luận văn Khảo
sát một số tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa "sông" - "nước" trong ca dao Việt
Nam của Kiều Thị Phong [64]. Luận án Tiến sỹ của Phạm Thị Kim Anh (2005) đã đề
cập đến Tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam [7], Ở đó các
tác giả của đã sử dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh tu từ để làm rõ giá trị thẩm mĩ
của các tín hiệu được khảo sát.
Luận án của Nguyễn Thị Ngân Hoa Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng
trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam (2005) [39] đã phân loại và phân tích sự
phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong các giai đoạn thơ ca khác nhau
dưới ánh sáng của lý thuyết về biểu tượng. Luận văn của Nguyễn Ngọc Bích Tìm hiểu
tín hiệu thẩm mĩ hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học,
nghĩa học, dụng học (2008) [17] đã sử dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh tu từ để
làm sáng rõ giá trị của các THTM được khảo sát. Nhiều công trình đã vận dụng khái
niệm “biểu trưng”, “biểu tượng” để nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn học, song
thực chất đó cũng là nghiên cứu về THTM. Luận văn của Lưu Văn Din (2013) với
Đặc điểm ngôn ngữ trơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn THTM [27]. Loạt các luận văn về

THTM của Đại học Hải Phòng: THTM Trăng trong thơ Việt Nam 1945- 1975 của
Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011), THTM cây, cỏ, lau trong thơ Chế Lan Viên của
Phạm Thu Thưởng (2011), THTM Trường Sơn trong thơ Tố Hữu và thơ Phạm Tiến
Duật của Đỗ Mai Hương (2012), THTM em, tiếng hát trong thơ Hoàng Cầm của
Nguyễn Thị Ánh (2013),…Nội dung các luận văn này đều nghiên cứu một THTMVC trong thơ dựa theo các lý thuyết của ngôn ngữ học như: lý thuyết về tín hiệu, lý


5
thuyết về hệ thống, lý thuyết về biểu tượng, trường nghĩa… trong bối cảnh của sự gặp
gỡ, giao thoa giữa hai ngành ngôn ngữ học và văn học.
Gần đây, cũng đã có người nghiên cứu THTM trong tác phẩm tự sự là truyện
ngắn. Tác giả Lê Thị Thùy Vinh đã hướng dẫn đề tài Tín hiệu thẩm mĩ "nước" trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (2013), nhằm cung cấp và khẳng định những vấn
đề lý thuyết về phong cách học đồng thời phát hiện ý nghĩa biểu trưng của THTM
nước trong tác phẩm truyện. Việc nghiên cứu THTM nước như vậy được coi là bước
đầu tiên của việc ứng dụng lí thuyết THTM vào thể loại truyện ngắn, song ở đây mới
chỉ dừng lại ở THTM đơn (từ nước). Cho đến nay vẫn chưa có ai nghiên cứu loại
THTM phức (THTM cấp độ vĩ mô).
2.2. Những công trình nghiên cứu về sáng tác của Nam Cao: Không ít những
nhà văn cùng thời, những nhà phê bình trong giới chuyên môn đã tốn bao nhiêu bút
mực để bàn luận về văn chương của con người tài hoa này. Có nhiều công trình
nghiên cứu về tác giả Nam Cao, từ vi mô đến vĩ mô với những nội dung hết sức đa
dạng và phong phú. Chúng tôi tạm chia những công trình này thành hai hướng chính:
nghiên cứu về nội dung và nghiên cứu về nghệ thuật trong tác phẩm của Nam Cao.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về nội dung trong tác phẩm của Nam Cao.
Trong đó, tiêu biểu là những công trình: Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao,
Nguyễn Đăng Mạnh (Chân dung và phong cách, Nxb. Trẻ, 2000) [56]; Nam Cao một
đời văn, Lê Tiến Dũng (Nxb. Trẻ, 2001) [28]; Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Trần
Đăng Suyền (Nxb Khoa học Xã hội 2002) [68]...
Cũng có không ít công trình nghiên cứu nghệ thuật trong tác phẩm của Nam

Cao. Các công trình tiêu biểu là: Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm lý,
Hà Minh Đức (Tạp chí văn học số 6, 1982) [31]; Qua việc tìm hiểu về nghệ thuật xây
dựng hình tượng nhân vật người nông dân của Nam Cao thì Phong Lê đã phát hiện
được những nét mới trong những sáng tác của nhà văn trong: Văn học Việt Nam hành
trình của thế kỉ XX, Phong Lê (Nxb. ĐH QGHN, 1997) [49]; Bên cạnh đó còn có:
Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Vũ Khắc Chương (Nxb. Văn học,
2000) [26]; Một vài đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nam Cao, Vũ Thăng (Nxb. Quân
đội nhân dân Hà Nội, 2001) [71]...


6
Tóm lại, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về văn nghiệp Nam
Cao song chưa có ai nghiên cứu các THTM-VC trong sáng tác của ông. Tiếp thu
thành tựu của những người đi trước, luận văn của chúng tôi tập trung vào nghiên cứu
một THTM cơ bản trong sáng tác của ông chưa được nhà nghiên cứu nào đề cập đến.
Đó là: Tín hiệu thẩm mĩ người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu Tín hiệu thẩm mĩ người nông dân trong truyện ngắn của Nam
Cao, chúng tôi nhằm hướng tới những mục đích sau:
- Nắm được sự chuyển hoá từ tín hiệu ngôn ngữ thông thường trở thành tín hiệu
thẩm mĩ trong thế giới nghệ thuật truyện. Chứng minh được tầm phổ quát của lí thuyết
THTM qua kết quả nghiên cứu đề tài, nắm được vai trò hỗ trợ đắc lực cùng cách thức vận
dụng lí thuyết này trong việc tiếp nhận nghệ thuật văn chương nói chung, nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao nói riêng.
- Có cái nhìn khái quát, nhiều chiều về hình tượng người nông dân trong
những truyện ngắn của nhà văn Nam Cao.
- Chúng tôi hi vọng rằng những kết quả đạt được của luận văn này sẽ có những bổ
sung đối với bộ môn ngôn ngữ học và giúp ích thiết thực cho việc giảng dạy tác phẩm của
Nam Cao trong nhà trường từ góc độ vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học. Từ đó làm rõ thêm ý

nghĩa biểu tượng của tín hiệu thẩm mĩ người nông dân trong giảng dạy các tác phẩm truyện,
đồng thời góp tiếng nói khẳng định thêm những thành công của nhà văn Nam Cao trong văn
học hiện đại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn triển khai các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản nhất về lí thuyết THTM, lí thuyết
PTDN để có cơ sở phương pháp luận vận dụng phân tích THTM người nông dân
trong truyện ngắn Nam Cao.
- Thống kê, phân loại, miêu tả các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng để xây
dựng các nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao để đi đến nhận diện các


7
đặc trưng chung về hình thức biểu đạt của THTM người nông dân.
- Từ việc tổng hợp, tiếp cận những vấn đề lí luận, từ kết quả thống kê,
phân loại đã thu thập được, chúng tôi tiến hành việc phân tích- miêu tả sự chuyển
hoá vượt cấp như thế nào để từ những tín hiệu ngôn ngữ thông thường chỉ người
nông dân đã trở thành THVC biểu đạt hình tượng người nông dân trong thế giới
nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao. Những kết quả này sẽ góp phần soi sáng
thêm lý thuyết THTM, lí thuyết PTDN văn chương, đặc biệt là các DN thuộc thể
loại truyện ngắn. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu còn giúp nhận ra được
những dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật
người nông dân trong sáng tác của mình, góp thêm tiếng nói khẳng định những
thành công của Nam Cao trong văn học hiện đại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “THTM người nông dân trong
truyện ngắn Nam Cao”.
4.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Để triển khai nhiệm vụ đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát 22 truyện ngắn

của nhà văn Nam Cao trong Tuyển tập Nam Cao, (NXB Văn học, năm 2016)
[81]. Những tác phẩm này đều ít nhiều viết về người nông dân. Từ 22 truyện
ngắn thu thập được, luận văn tập trung khảo sát các phương tiện ngôn ngữ biểu
thị hoàn cảnh cuộc đời, hành động, tính cách nhân vật, các cuộc hội thoại… của
các nhân vật là nông dân nhằm đi đến đạt được mục đích đã đặt ra.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã vận dụng phối hợp các phương pháp sau để nghiên cứu đề tài:
5.1. Phương pháp thống kê
Luận văn thống kê các từ ngữ, câu văn, đoạn văn biểu thị hoàn cảnh, số
phận, miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm nhân vật, các cuộc đối thoại trực
tiếp, một số cuộc đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật nông dân… trong 22


8
truyện ngắn Nam Cao. Qua đó, tiến hành phân loại, phân tích đi đến xác định đặc
trưng của THTM người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao.
Phương pháp này được sử dụng để tìm ra đầy đủ sự xuất hiện của đối
tượng nghiên cứu. Sau khi thống kê đầy đủ, phương pháp phân loại được sử dụng
để tìm ra những biểu hiện khác nhau của tín hiệu nghệ thuật người nông dân
trong truyện ngắn của Nam Cao.
5.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu để phân
tích, miêu tả tất cả các ngữ liệu được khảo sát trong truyện ngắn Nam Cao viết về
người nông dân. Từ các ngữ liệu, chúng tôi tiến hành miêu tả - phân tích các hình
thức ngôn ngữ biểu đạt THVC người nông dân qua các từ ngữ, các câu văn, đoạn
văn, văn bản biểu thị hoàn cảnh, số phận, khắc họa ngoại hình, tính cách nhân
vật, các cuộc đối thoại, độc thoại nội tâm…của các nhân vật nông dân. Dựa vào
những kết quả về việc phân tích- miêu tả các hình thức ngôn ngữ, chúng tôi tiến
hành miêu tả- phân tích nội dung, ý nghĩa của các hình thức ngôn ngữ đó. Đây
chính là cách thức chủ yếu để rút ra các YNTM của THVC được xem xét.

5.3. Phương pháp phân tích hội thoại và phân tích diễn ngôn
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp này để phân tích các hành động
nói, phát hiện câu ngôn hành hàm ẩn, các hàm ý…trong các cuộc hội thoại nhằm đi
đến xác định được cách nói năng, cách giao tiếp của người nông dân trong truyện
ngắn Nam Cao, một cách thức quan trọng để khám phá tính cách, nội tâm nhân vật.
Phương pháp chung thường được sử dụng ở đây là phân tích ngữ liệu trong mối quan
hệ chặt chẽ với ngữ cảnh và phân tích ý nghĩa lời nói của nhân vật.
Phương pháp PTDN còn được áp dụng khi khảo sát sự xuất hiện của các từ
ngữ chỉ người nông dân đi kèm các từ ngữ chỉ các đối tượng khác ở những bối cảnh
khác nhau với tư cách là những THVC thuộc loại biến thể quan hệ. Ở đây, chúng tôi
chú ý phân tích các loại biến thể này về hình thức biểu đạt cũng như ý nghĩa của
chúng để đi đến xác định được dạng hằng thể của THVC người nông dân.


9
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Vận dụng phương pháp này nhằm tìm ra những điểm khác biệt trong việc sử dụng
THVC người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao qua các biến thể của tín hiệu.
Qua đối chiếu so sánh các biến thể cụ thể, luận văn đi đến định hình được dạng hằng thể
của THVC người nông dân trong sáng tác của ông. Phương pháp này còn giúp chỉ ra vai
trò của các tín hiệu biến thể, tín hiệu hằng thể trong việc biểu đạt chủ đề tác phẩm, tư
tưởng nghệ thuật của nhà văn.
6. Cái mới của luận văn
Luận văn này là một thể nghiệm đầu tiên về việc vận dụng lí thuyết THTM văn
chương vào nghiên cứu một hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của một tác gia văn
học Việt Nam hiện đại như một THTM. Lâu nay, việc vận dụng lí thuyết này mới chỉ
được triển khai trong lĩnh vực thơ ca, mới chỉ thực hiện ở các THVC thuộc cấp độ vi mô
(THTM đơn tương đương với từ). Việc vận dụng vào các thể loại văn chương khác, với
các THVC cấp độ vĩ mô (THTM phức hợp tương đương với các đơn vị trên từ) chưa có
ai thực hiện. Đề tài luận văn của chúng tôi đi vào hướng nghiên cứu rất mới đó. Thực

chất, đây là việc tìm hiểu một THTM phức hợp - một hình tượng nhân vật trung tâm
trong hệ thống tác phẩm truyện ngắn của một nhà văn lớn. Kết quả của luận văn giúp
khẳng định tầm phổ quát của lí thuyết THTM, THVC, mặt khác quan trọng hơn, chỉ ra
đường hướng vận dụng lí thuyết này vào nghiên cứu các loại THVC khác nhau, nhất là
nghiên cứu các THVC thuộc cấp độ phức hợp mang tầm vĩ mô trong các tác phẩm văn xuôi.
Đây là lĩnh vực chưa được khai phá rất cần đến sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần: Mục lục, Bảng chỉ dẫn viết tắt, Tài liệu tham khảo, phần Chính văn
của luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Phần Nội dung có ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và một số vấn đề liên quan.
Chương 2: Hình thức ngôn ngữ của THTM người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao.
Chương 3: Ý nghĩa biểu trưng của THTM người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao.


10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Khái quát về lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ văn chương
1.1.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ văn chương
Khái niệm THTM xuất hiện cùng với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mĩ
học và nghệ thuật từ những năm giữa thế kỉ XX và được tiếp nhận vào Việt Nam từ
những năm 70 qua những bản dịch các công trình khoa học xuất hiện trong các bài viết
của Đỗ Hữu Châu [19], [21], Nguyễn Lai [46], [47], Hoàng Trinh [80], [81],...
Trong công trình của mình, các nhà nghiên cứu tuy chưa đưa ra một định
nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất về tín hiệu thẩm mỹ, song họ đều thừa nhận THTM
là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Đó là những
phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống tác động thẩm mĩ, được
tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới
tinh thần của chúng ta.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa thực sự của phương tiện nghệ thuật, tác giả Đỗ
Hữu Châu đã giải thích cụ thể hơn về THTM ngôn ngữ như sau: THTM là phương

tiện sơ cấp của văn học, ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú
pháp THTM, TH ngôn ngữ tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức CBH của
THTM [21]. Để trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là một THTM?”, Đỗ Hữu Châu chủ
trương căn cứ vào sự tương ứng của THTM với các vật quy chiếu thuộc thế giới
hiện thực: THTM phải tương ứng với một vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện
thực. Chẳng hạn như một con thuyền, một dòng sông, hay một nỗi buồn nào đó [21].
Từ đó có thể hiểu: THTM chính là toàn bộ những yếu tố hiện thực, những
chi tiết, những sự vật, hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục
đích biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định. Trong phạm vi luận văn này, để thuận
lợi cho việc nghiên cứu, chúng tôi thống nhất quan niệm về THTM của Phạm Thị
Kim Anh: "Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện
của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của tâm
trạng (những chi tiết, những sự vật, hiện tượng, những cảm xúc... thuộc đời sống
hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu
ngôn ngữ với văn chương; các yếu tố của chất liệu mầu sắc với hội họa; âm


11
thanh, nhịp điệu với âm nhạc...) được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ
thuật vì mục đích thầm mĩ". [7, tr. 24]. Cùng với quan niệm về THTM được xây
dựng từ ý kiến của L.Hjelmslev về ngôn ngữ liên hội dựa theo sơ đồ (Dẫn theo
[11])

CBH (TH thông thường)
THTM

CBH
CĐBH

CĐBH (Ý nghĩa thẩm mĩ)


Từ sơ đồ này, có thể thấy rằng cả cái hợp thể CBH và CĐBH tạo thành TH
ngôn ngữ đã trở thành CBH cho một CĐBH mới là ý nghĩa thẩm mĩ của THTM
trong tác phẩm văn học. Chính vì thế, trong văn học không được đồng nhất
phương tiện văn học THTM với TH ngôn ngữ thông thường được sử dụng làm
chất liệu của tác phẩm văn học. Chính sự khác biệt có tính vượt cấp này là do vai
trò quyết định của chủ thể sáng tạo. Điều đó khiến cho, nói theo Ch. bally, giữa
cách dùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không
vượt qua được.
Trong khi đó, cái biểu hiện của THVC là THNN với hai mặt: CBH là âm
thanh ngôn ngữ hoặc chữ viết; CĐBH là ý nghĩa ngôn ngữ. Nhưng do THVC
mang tính chất phi vật thể, việc cảm thụ các THVC diễn ra một cách gián tiếp,
mang tính ước lệ, cho nên ý YNTM, hình tượng nghệ thuật chỉ diễn ra trong ý
thức của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận, chỉ được cảm thấy chứ không hiện
ra bằng chất liệu bản thể. Cũng chính từ tính chất phi vật thể này mà THVC có
khả năng khơi gợi ý nghĩa với số lượng phong phú phức tạp. THVC cũng mang
đậm sắc thái tinh thần, sắc thái tâm lý, và phụ thuộc vào các nhân tố của ngữ
cảnh giao tiếp nghệ thuật. Theo Nguyễn Lai, đó là kết quả của quá trình chuyển
mã ngữ nghĩa hết sức phức tạp theo nguyên tắc cộng hưởng có định hướng của
nhiều vòng đồng tâm [46] CĐBH của THVC: Do tính đa trị của ngôn ngữ nên
thông thường, khó có thể nói được rạch ròi những nội dung thông tin ngữ nghĩa,
thông tin cảm xúc, giá trị văn hóa, tư tưởng...trong một THNN cụ thể, mà
thường thường những nội dung này đan lồng vào nhau, hàm chứa trong nhau.
Để tạo nên THTM trong văn chương, THNN cần có quá trình chuyển hóa
nhờ sự sáng tạo của nghệ sĩ và sự lĩnh hội, cảm thụ của độc giả. IU.M Lotman


12
viết: “Văn học có tính nghệ thuật nói bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn
ngữ được xây chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai.

Bởi vậy mà người ta xác định nó như là hệ thống mô hình hóa thứ hai… Từ điều
đã nói trên suy ra rằng, nghệ thuật ngôn từ dù cũng dựa vào ngôn ngữ tự nhiên,
nhưng lại chỉ với điều kiện là để cải biến nó thành thứ ngôn ngữ của mình - ngôn
ngữ thứ sinh, ngôn ngữ của nghệ thuật" [54, tr. 49-53]. Từ THNN thành THTM
đã có sự thay đổi về chất. Có thể chia sẻ với ý kiến của L.Hjelmslev mà tác giả
Đỗ Hữu Châu cũng đồng quan niệm khi trích dẫn: “Trong tác phẩm văn học, cả
cái hợp thể cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ thông thường trở
thành cái biểu hiện cho một cái được biểu hiện mới" [21, tr. 15].
Theo ý kiến của Phạm Thị Kim Anh thì "THTM văn chương trước hết
cũng là một loại THTM, mang những đặc thù của THTM nói chung nhưng được
tạo dựng từ chất liệu ngôn ngữ để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác
phẩm văn chương" [11, tr. 597 - 608]. Theo tác giả, vấn đề cốt lõi cần được quan
tâm nhất là vấn đề cái biểu hiện - các hình thức vật chất nghệ thuật. Chính loại
chất liệu ngôn ngữ này là một trong những điểm mấu chốt làm nên sự khác biệt
giữa THVC so với các loại hình nghệ thuật phi văn chương. Đây chính là điều
kiện quan trọng nhất của THVC quyết định đến tất cả các điều kiện khác.
Điều kiện thứ hai là về CĐBH của THVC, đó là các lớp ý nghĩa thẩm mĩ.
Cũng theo tác giả, các lớp ý nghĩa này dù đa dạng, phức tạp, xa rộng đến mấy
vẫn phải giữ được mối liên hệ, vẫn phải chịu sự chi phối, điều khiển ít nhiều từ
nghĩa gốc, từ các ý nghĩa cơ bản, nghĩa trong hệ thống của THNN. Độc giả tri
nhận, cảm thụ những ý nghĩa này cần phải lần tìm ra được các đầu mối liên hệ
ngữ nghĩa đó.
Nhân tố thứ ba cần thiết đối với một tín hiệu văn chương là chủ thể sáng
tạo. Nhân tố này bao gồm thế giới phát ngôn, tạo ngôn là tác giả, nhà văn, người
tạo lập văn bản văn chương và thế giới tiếp nhận, thụ ngôn là đông đảo công
chúng độc giả các thế hệ, các không gian khác nhau.
Điều kiện cuối cùng, tín hiệu đó phải thuộc về một hệ thống THTM văn
chương nhất định. THVC nào cũng đều thuộc về một hệ thống nhất định, chịu
mọi tác động từ các mối quan hệ của hệ thống mà nó là một yếu tố. Đó là quan hệ



13
thứ bậc, quan hệ đồng nhất và đối lập, quan hệ tuyến tính, quan hệ liên tưởng...
Chúng tôi cho rằng một tác phẩm thực sự có giá trị văn chương là một chỉnh
thể nghệ thuật có tính thẩm mĩ, mọi chi tiết của nó đều có giá trị thẩm mĩ, chỉ có
điều giá trị đó đạt mức độ cao hay thấp mà thôi, tùy thuộc vào sự gia công của tác
giả, sự thẩm nhận của độc giả. Chính từ đó cả tác giả và độc giả cần phải nắm rõ bản
chất, đặc điểm của THVC để quá trình lĩnh hội tác phẩm văn chương đạt giá trị cao.
1.1.2. Một số đặc tính cơ bản của tín hiệu thẩm mĩ văn chương
1.1.2.1. Đặc tính về nguồn gốc
THTM thuộc về tác phẩm nghệ thuật, nhưng nó lại có nguồn gốc từ nhiều
phương diện khác nhau trong cuộc sống con người. Trước hết, THTM trong văn
chương có nguồn gốc từ thế giới hiện thực xung quanh con người: tự nhiên và xã
hội.
Trong tự nhiên tồn tại các sự vật và hiện tượng. Nhà văn khi sáng tác đã
quan sát, chiêm nghiệm và nhận ra ý nghĩa thẩm mĩ tiềm tàng ở những sự vật và
hiện tượng trong hiện thực xung quanh mình. Từ đó, họ căn cứ vào những sự vật
hiện tượng đó để xây dựng các THTM thông qua chất liệu là những THNN gọi
tên các sự vật hiện tượng tương ứng. Thế giới hiện thực rất phong phú và đa dạng
là nguồn gốc, là cơ sở rất sinh động cho các THTM trong văn chương.
Nhân vật Chí Phèo và làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo bất hủ
được Nam Cao lấy từ hiện thực ở quê hương ông. Đó là một ngôi làng cổ, dân ở
đây hễ thấy Chí kêu la, chửi rủa liền ùa đến xem, nhưng về sau lại không ra nữa.
Chí Phèo sinh ra trong một cái lò gạch cũ kĩ, khi cất tiếng khóc chào đời đã bị rũ
bỏ không thương tiếc. Hình ảnh "lò gạch" xuất hiện ở cả đầu và cuối câu chuyện.
Lúc đầu, cái lò gạch này rất nhiều người qua, nhưng sau khi Chí chết thì nó đã bị
bỏ không, vắng người qua lại.
Các sự vật nhân tạo và các hiện tượng xã hội trong cuộc sống của con
người cũng là nguồn gốc cho các THTM. Đối với văn chương, nhiều sự vật, hiện
tượng bình thường trong xã hội loài người đều là nguồn gốc cho các THTM.

Cũng có thể khẳng định, không một sự vật, hiện tượng nào trong thế giới tự nhiên
và xã hội xung quanh con người không thể là đề tài cho sự sáng tác, là nguồn gốc


14
cho các THTM trong văn chương, miễn là nhà văn quan sát, phát hiện ra giá trị
thẩm mĩ tiềm ẩn của chúng.
Nguồn gốc của các THTM trong văn chương còn có thể là những chi tiết,
sự kiện, những điển tích hay những sản phẩm tinh thần thuộc đời sống văn hóa
của từng dân tộc hay toàn nhân loại. Đây cũng là nguồn vô tận cho cảm hứng
sáng tạo, cho các THTM của các nhà văn thuộc thế hệ đi sau.
1.1.2.2. Tính cấp độ
Các nhà nghiên cứu có quan điểm về phân chia cấp độ THTM khác nhau. Có
quan điểm phân biệt THTM với hình tượng thẩm mĩ, khi đó THTM là các yếu tố tạo
nên hình tượng thẩm mĩ. Phần đông cho rằng, THTM được phân chia thành hai cấp độ.
Cấp cơ sở (TH đơn, TH vi mô) là những THTM ứng với một chi tiết, một
sự vật, hiện tượng thuộc thế giới khách quan. Đó là những THTM có chức năng
tham gia cấu tạo nên những THTM ở cấp độ cao hơn. THTM đơn trong tác phẩm
văn chương được tạo nên bằng các từ hay cụm từ, có thể là những từ ngữ, thành
ngữ, điển cố hay những hình ảnh đơn lẻ, mang ý nghĩa thẩm mỹ. Đỗ Hữu Châu
viết: “Phương tiện sơ cấp của văn học là các tín hiệu thẩm mỹ. Rồi cái THTM đó
mới được thể hiện bằng các THNN thông thường…” [23, tr. 564].
Cấp độ xây dựng (TH phức, TH vĩ mô): THTM ứng với nhiều sự vật, hiện
tượng ... được xây dựng từ những tín hiệu đơn nhưng ý nghĩa không phải là kết quả
của phép cộng đơn giản những THTM đơn. F.de Saussure đã chỉ ra rằng: "Thường
chúng ta không nói bằng những tín hiệu riêng lẻ mà bằng nhóm những tín hiệu, bằng
khối có tổ chức cũng là tín hiệu" [66, tr. 153]. Nói cụ thể hơn, THTM phức là tổ hợp
của nhiều tín hiệu đơn (mang ý nghĩa thẩm mĩ); đó có thể là những hình tượng văn
học- nhân vật trong tác phẩm kể cả một tác phẩm đồ sộ. Theo đó, THTM người nông
dân trong hệ thống các truyện ngắn Nam Cao thuộc loại TH phức bởi nó bao hàm

nhiều THTM đơn, THTM phức với nhiều cấp độ lớn nhỏ khác nhau.
1.1.2.3. Tính biểu trưng
Là đặc tính của THTM khi xét trong mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái
được biểu hiện. Đây là mối quan hệ có lý do, liên quan đến năng lực biểu trưng
hóa của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện tượng được đưa vào làm THTM


15
trong tác phẩm. Theo Đỗ Hữu Châu [19, tr. 103] “tính biểu trưng là khả năng
gợi ra một đối tượng khác ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng
đồng chấp nhận”. Ch.S. Pierce cho rằng: “Biểu trưng có quan hệ với đối tượng
của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta gán cho nó trong một
hoàn cảnh nào đó... Nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra mà thôi.”
(Dẫn theo [7, tr. 26]. Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện
nó là một đối tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực. Mặt khác, đó là ý nghĩa
xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận. Tính chất ước lệ chung cho cái biểu
hiện này chính là tính có lý do trong THTM nói chung. Đặc tính này còn cho
thấy lối tư duy, quan niệm xã hội ... gắn với một cộng đồng nào đấy, từ đó hình
thành ý nghĩa xã hội nào đó, được cả cộng đồng chấp nhận. THTM Chí Phèo đã
đi vào đời sống và trở thành một cái tên để chỉ những kẻ lưu manh côn đồ hung
dữ. Trong ngôn ngữ đời thường và trong văn chương, cái tên Chí Phèo được
dùng để gọi về một người nào đó với sự khinh miệt. Danh từ Chí Phèo đã thành
một tính từ để chỉ một kiểu người đặc biệt trong xã hội mà người ta đã quen
dùng. Đó là loại người thô bạo, hay ăn vạ, say rượu triền miên rồi gây sự, chửi
đổng… có nhiều nét giống nhân vật Chí Phèo trong truyện.
1.1.2.4. Tính truyền thống và cách tân
Theo Đỗ Hữu Châu: “Truyền thống và cách tân là hai phương diện biện
chứng của THTM” [21]. Nói đến tính truyền thống là nói đến tính cố định, tính lặp
lại, tính kế thừa, có sẵn của THTM trong kho tàng nghệ thuật của một dân tộc. Nói
đến cách tân là nói đến sự đổi mới, sự sáng tạo trong việc sử dụng THTM của mỗi

tác giả, thậm chí là trong từng tác phẩm. Nếu không có sự cách tân thì THTM sẽ trở
nên bị mài mòn, bị mất đi giá trị gợi hình tượng, gợi cảm xúc. Trái lại, nếu không có
tính truyền thống thì THTM sẽ bị mất đi những điều kiện nhất định về mặt liên
tưởng giúp ích cho việc lĩnh hội THTM trong tác phẩm.
Khi bàn đến những cách tân nghệ thuật của Nam Cao, người đọc nhận thấy
cuộc sống được phản ánh trong thế giới nghệ thuật của ông ảm đạm quá. Bước
vào đó ta như lạc vào một vườn cây ăn quả già cỗi lúc hết mùa. Nhưng Nam Cao
không mất lòng tin vào cuộc sống: Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay


16
vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác [84, tr. 256]. Cái nghĩa
khác mà Nam Cao từng làm nổi bật qua toàn bộ sáng tác của ông là sự đảo lộn
của những giá trị làm nảy sinh muôn vàn sự vô lí và phi lí trong quan hệ giữa
người và người. Ông cũng không làm mất lòng tin của người đọc vào con người
và cuộc sống. Bởi với Nam Cao, sáng tác nghệ thuật cũng có nghĩa là nghiên
cứu, khám phá cái lí của mọi sự phi lí, là tìm cách bóc đi cái vỏ phi lí trùm lên
cuộc đời để cho con người hiểu biết lẫn nhau và xích lại gần nhau. Đó là gì, nếu
không phải là chủ nghĩa nhân đạo cao cả và chủ nghĩa hiện thực chân chính tất
yếu dẫn tới sự phá vỡ mọi khuôn phép và luật lệ. Nam Cao đã tìm tới loại sự kiện
“vô sinh”, “hữu nhân vô quả”, loại “hoa điếc” của đời sống để tổ chức thành
truyện kể. Ông đem sự kiện mang biến cố thả vào vào dòng chảy của những cái
ngẫu nhiên, đưa cái kết cục truyện kể trở về trạng thái cân bằng tiền biến cố.
Bằng cách ấy, ông dỡ bỏ cái khung “cố sự” của truyện kể, giải phóng việc mô tả
con người khỏi những luật lệ khắt khe của mô hình nghệ thuật lí tưởng và chức
năng khái quát tính cách thuần túy của nhân vật văn học.
Những yếu tố truyền thống mang tính cố định, ổn định khi được sử dụng
đúng lúc, đúng chỗ sẽ có sức khơi gợi thẩm mĩ lớn lao. Cái mới trong cách sử
dụng THTM có thể được thể hiện ở việc xây dựng một THTM hoàn toàn mới,
nhưng chủ yếu vẫn là ở sự cách tân các THTM, ở việc đổi mới các THTM có sẵn

mang lại cho chúng những YNTM mới. Điều này chỉ có được thông qua sự sáng
tạo của người nghệ sĩ. Các THTM về người nông dân cụ thể trong truyện của
Nam Cao như Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc, vợ chồng anh đĩ Chuột, Lộ… đều
giống nhau, giống với muôn triệu người nông dân Việt xưa ở số phận nghèo hèn
cùng cực nhưng mỗi người lại có cảnh ngộ cụ thể rất khác nhau, tính cách rất
khác nhau, không ai giống ai. Nói các THTM này vừa có tính truyền thống vừa
có tính hiện đại là vì vậy.
1.1.2.5. Tính đẳng cấu
Đẳng cấu là sự giống nhau về quan hệ, về nội dung nhưng khác nhau về
hình thức biểu hiện. Iu.A.Philipiep đã rất chú ý tới đặc tính về sự đẳng cấu thông
tin của THTM khi cho rằng: "Những biểu hiện vật lí của TH có thể khác nhau


17
nhưng ý nghĩa của TH vẫn chỉ là một." (Dẫn theo [81, tr. 17]).
Đỗ Hữu Châu cũng khẳng định: “Rất nhiều THTM được sử dụng trong văn học,
trong hội họa, trong điện ảnh, trong âm nhạc như những tín hiệu đồng nghĩa (có thể là
đồng cảm xúc), chỉ khác nhau ở sự thể hiện bằng các chất liệu riêng của từng ngành"
[21]. Tính đẳng cấu của THTM không chỉ biểu hiện qua các ngành nghệ thuật khác nhau
mà còn qua từng hệ thống, từng kết cấu, từng lần xuất hiện khác nhau của các TH trong hệ
thống. Theo Phạm Thị Kim Anh: “Nghĩa của từng tín hiệu là khác nhau, quan hệ nghĩa
giữa các tín hiệu trong từng cặp cũng khác nhau, song nếu cùng đặt vào trong một hệ
thống nào đó, chúng lại có quan hệ, ý nghĩa, cảm xúc giống nhau” [1, tr. 20]. Điều này cho
phép chúng ta đặt các TH trong quan hệ với các yếu tố cấu thành tác phẩm, ở phương diện
trực tuyến, lại có thể xem xét trên trục đồng đại hay lịch đại. Đó cũng là cơ sở cho quan hệ
lựa chọn và quan hệ kết hợp của TH.
Có thể nhấn mạnh thêm rằng tính đẳng cấu của THTM còn được thể hiện trong
tương quan giữa các hệ thống hoạt động của THTM. Tham gia vào một hệ thống, tức là
tham gia vào một kết cấu, một mạng quan hệ không giống với các hệ thống khác trong
THTM có thể đồng nghĩa trong những hình thức kết cấu khác nhau của các hệ thống. Giữa

chất liệu hiện thực và THTM cũng có quan hệ đẳng cấu. Các THTM thường đi với nhau
thành từng cặp, bởi vậy cũng có sự đẳng cấu giữa các cặp tín hiệu thẩm mĩ với nhau.
Trong truyện Chí Phèo, cùng chung cảnh ngộ từ con người lao động hiền lành,
lương thiện bị áp bức đến tha hóa biến chất trở thành kẻ lưu manh như Chí Phèo còn có
Năm Thọ, Binh Chức. Các THTM này biểu thị số phận, diện mạo, tính cách… mỗi con
người cụ thể là khác nhau song lại đẳng cấu với nhau trong một cái khung YNTM chung,
đó là một bộ phận người nông dân đang bị xã hội tàn bạo đương thời đẩy vào con đường
tội lỗi.
1.1.2.6. Tính hệ thống
Tín hiệu nói chung và THTM nói riêng bao giờ cũng thuộc về một hệ
thống nhất định, bởi vậy nó chịu sự chi phối của những yếu tố khác trong cùng hệ
thống thông qua những quan hệ nhất định. F.de Saussre đã chỉ ra rằng: “Thường
người ta không nói bằng tín hiệu riêng lẻ, mà bằng từng nhóm tín hiệu, từng


18
khối có tổ chức vốn cũng là tín hiệu”. (Dẫn theo[82, tr. 107]). Khi nói đến vấn
đề tính có tổ chức ở lĩnh vực này, ta không thể không nói đến tính hệ thống một đặc tính làm nên bản chất tín hiệu của ngôn ngữ. Theo Nguyễn Lai, "Khi
nói đến tính hệ thống của ngôn ngữ, bên cạnh cách nhìn theo hướng lịch đại dĩ
nhiên ta còn phải nhìn nó theo hướng đồng đại. Đối lập trong bản thân nó và đối
lập với cái xung quanh nó" [48, tr. 35-36].
Nói đến tính hệ thống của THTM, trước hết người ta thường xác định khái
niệm hệ thống. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có thể bao quát các
hiện tượng chung và lý giải các hiện tượng riêng lẻ. Khi nói đến hệ thống thì cái
then chốt là mối quan hệ. Bởi hệ thống là một thể thống nhất gồm các yếu tố có
quan hệ quy định lẫn nhau. Mỗi yếu tố có một giá trị, giá trị ấy do quan hệ với
các yếu tố khác quyết định. Từ quan hệ mà tìm ra giá trị của yếu tố. Trong quan
hệ của các yếu tố thường có hai loại quan hệ thường dùng để xác định giá trị của
nó là quan hệ ngang và quan hệ dọc. Ngoài ra còn có các quan hệ đồng nhất và
đối lập, quan hệ cấp độ, quan hệ giữa các bình diện.

F.De.Saussure đã tuyệt đối hóa tính nội tại của hệ thống. Nội tại là khi
nghiên cứu một hệ thống chỉ cần biết bản thân hệ thống, xem xét trong lòng hệ
thống đó, không cần xem xét môi trường bên ngoài tác động đến hệ thống đó.
Khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, người nghiên cứu chỉ cần nắm được
những quan hệ và phát hiện ra cấu trúc nội tại của tác phẩm đó là được.
Hiện nay, quan điểm hệ thống đã vượt ra khỏi giới hạn của luận điểm về
tính nội tại. Hệ thống có mặt nội tại nhưng cũng có tính hướng ngoại. Tính hệ
thống của THTM được xem xét từ hai khía cạnh: Khía cạnh nội tại (cấu trúc), với
những quy luật thuộc cấu trúc tác phẩm. Khía cạnh ngoại tại (chức năng) với
những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức năng giao tiếp của sáng tạo
nghệ thuật.
Nghiên cứu THTM thực chất là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi
lần xuất hiện. Chính vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu hệ thống THTM là
nghiên cứu cấu trúc hình thức, mang tính cụ thể, biểu kiến của tác phẩm nghệ
thuật. Xem xét THTM người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao theo đó,


×