Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ Từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 128 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
___________________________________

TỪ, NGỮ CHỈ MÙI, VỊ
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hùng Việt

HẢI PHÒNG - 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn của PGS.TS Phạm Hùng Việt – Viện Từ điển học và Bách khoa
thư Việt Nam – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Các nội dung nghiên cứu,
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Trong luận văn có sử dụng một số nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

i


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Hùng Việt – Viện Từ điển
học và Bách khoa thư Việt Nam – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cùng các
thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Hải Phòng đã trực tiếp hướng dẫn,
giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em cũng trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học và Khoa Ngữ Văn
trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn
này.
Trong quá trình hoàn thiện đề tài này, mặc dù đã rất cố gắng song luận
văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy, cô cùng các
bạn quan tâm góp ý.

Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 8
1.1. Khái niệm về từ, ngữ và từ, ngữ chỉ mùi, vị .............................................. 8
1.1.1. Khái niệm về từ, ngữ ............................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm về mùi, vị và từ, ngữ chỉ mùi, vị ......................................... 12
1.2. Một số vấn đề về ý nghĩa của từ .............................................................. 16
1.2.1. Khái niệm nghĩa của từ ......................................................................... 16
1.2.2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ........................................................... 17
1.3. Một số nét sơ lược về ca dao người Việt ................................................. 19
1.3.1. Khái niệm ca dao ................................................................................... 19
1.3.2. Nội dung của ca dao .............................................................................. 20
1.4. Tiểu kết..................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KẾT HỢP CỦA TỪ, NGỮ CHỈ MÙI, VỊ TRONG
CA DAO NGƯỜI VIỆT ................................................................................. 23
2.1. Nhóm từ, ngữ chỉ mùi .............................................................................. 23
2.1.1. Danh sách các từ, ngữ chỉ mùi trong tiếng Việt.................................... 23
2.1.2. Danh sách các từ, ngữ chỉ mùi trong ca dao người Việt ....................... 26
2.1.3. Đặc điểm kết hợp của các từ, ngữ chỉ mùi trong ca dao người Việt .... 29
2.2. Nhóm từ, ngữ chỉ vị ................................................................................. 42

2.2.1. Danh sách các từ, ngữ chỉ vị trong tiếng Việt....................................... 42
2.2.2. Danh sách các từ, ngữ chỉ vị trong ca dao người Việt .......................... 45
2.2.3. Đặc điểm kết hợp của các từ, ngữ chỉ vị trong ca dao người Việt........ 48
2.3. Tiểu kết..................................................................................................... 53

iii


CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ, NGỮ CHỈ MÙI, VỊ
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT .................................................................. 55
3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ, ngữ chỉ mùi trong ca dao người Việt ... 55
3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ, ngữ chỉ vị trong ca dao người Việt ...... 56
3.3. Sự chuyển nghĩa của các từ, ngữ chỉ mùi trong ca dao người Việt ......... 58
3.3.1. Các hướng chuyển nghĩa chính ............................................................. 58
3.3.2. Sự thay đổi khả năng kết hợp ................................................................ 62
3.4. Sự chuyển nghĩa của các từ, ngữ chỉ vị trong ca dao người Việt ............ 62
3.4.1. Các hướng chuyển nghĩa chính ............................................................. 62
3.4.2. Sự thay đổi khả năng kết hợp ................................................................ 68
3.5. Tiểu kết..................................................................................................... 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74

iv


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng

Trang

2.1

Bảng khảo sát các từ đơn chỉ mùi trong tiếng Việt

23

2.2

Bảng khảo sát các từ phức chỉ mùi trong tiếng Việt

24

2.3

Bảng khảo sát các từ đơn chỉ mùi trong ca dao người Việt

26

2.4

Bảng khảo sát các từ phức chỉ mùi trong ca dao người Việt

27

2.5


Bảng thống kê về các vật đi theo các mùi

32

2.6

Bảng khảo sát các từ đơn chỉ vị trong tiếng Việt

42

2.7

Bảng khảo sát các từ phức chỉ vị trong tiếng Việt

43

2.8

Bảng khảo sát các từ đơn chỉ vị trong ca dao người Việt

45

2.9

Bảng khảo sát các từ phức chỉ vị trong ca dao người Việt

46

2.10


Bảng tổng kết về sự kết hợp của các từ, ngữ chỉ mùi, vị

53

trong ca dao người Việt (Khi các từ, ngữ chỉ mùi, vị dùng
ở nghĩa gốc)
3.1

Bảng khảo sát sự chuyển nghĩa của từ, ngữ chỉ mùi trong ca

62

dao người Việt
3.2

Bảng khảo sát sự chuyển nghĩa của từ, ngữ chỉ vị trong ca
dao người Việt

v

69


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần
gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất
chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa
vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành kho tàng ca dao Việt

Nam rất đa dạng và phong phú.
Ca dao xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện
thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong
tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân
tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng
những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao không chỉ cho
thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh
thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha.
1.2. Ngay từ khi còn nhỏ, những lời hát ru của mẹ như dòng sữa ngọt
ngào nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người. Những câu hát ru đó là lời của
những câu ca dao, dân ca cổ của người Việt. Đó là những tâm tư, tình cảm,
những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về con người và lẽ sống của nhân dân ta.
Do vậy, hơn hẳn những thể loại văn học dân gian khác, ca dao là một loại
hình nghệ thuật ngôn từ được nhiều người biết đến, đặc biệt là được nhiều thế
hệ các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học, ngôn ngữ học… đi sâu vào nghiên
cứu, tìm tòi những cái hay, cái đẹp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.
Cái hay, cái đẹp trong cách sử dụng ngôn từ của ca dao vẫn luôn là một đề tài
hấp dẫn. Đề tài này là sự tiếp nối tìm hiểu ca dao ở phương diện ngôn ngữ,
văn hóa.
1.3. Ngôn từ tiếng Việt vốn đã rất đa dạng và phong phú. Dưới bàn tay
tài hoa của những tác giả dân gian, hệ thống ngôn từ còn trở nên phong phú
hơn gấp bội với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong hệ thống từ ngữ mà ca
dao sử dụng, bên cạnh những từ, ngữ chỉ cỏ cây, chim muông, hoa, trăng…


2
thì còn có hệ thống từ, ngữ chỉ mùi, vị cũng khá phổ biến. Trong quá trình
nghiên cứu để lựa chọn đề tài, chúng tôi nhận thấy, ngôn từ trong ca dao vẫn
là một vấn đề vô cùng hấp dẫn và có nhiều bí ẩn cần khám phá. Trước đây đã
có một số công trình nghiên cứu về biểu tượng hoa, biểu tượng trăng, biểu

tượng con cò, con bống… nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về
các từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người Việt. Đề tài này đi vào tìm hiểu từ,
ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người Việt nhằm góp phần làm rõ vai trò của lớp
từ, ngữ này về khả năng kết hợp, ngữ nghĩa và về khả năng biểu hiện hình ảnh
trong ca dao.
Vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Từ, ngữ chỉ
mùi, vị trong ca dao người Việt", với mong muốn góp thêm một tiếng nói xét
từ bình diện ngôn ngữ học để tìm hiểu thêm giá trị của ca dao trong phạm vi
từ, ngữ đang xem xét. Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có ý nghĩa rất thiết thực
đối với chúng tôi khi giảng dạy các tác phẩm ca dao trong nhà trường.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu về các từ, ngữ chỉ mùi, vị trong
tiếng Việt.
- Bùi Minh Toán [49, tr.44] nghiên cứu về các từ chỉ mùi vị trong truyện
Kiều. Tác giả cho thấy có 18 từ chỉ mùi vị xuất hiện trong 91 câu thơ của tác
phẩm, chia thành hai tiểu trường: tiểu trường tên gọi mùi vị cụ thể và tiểu
trường tên gọi khái quát. Các từ chỉ mùi, vị trong Truyện Kiều chủ yếu được
dùng với nghĩa chuyển.
- Hoàng Thị Ái Vân [52, tr.49] trong luận văn thạc sĩ "Trường nghĩa mùi
vị và các hình thức ngôn ngữ biểu hiện trong tiếng Việt" đã tiến hành xác lập
các trường nghĩa mùi và trường nghĩa vị trong tiếng Việt; xem xét mối quan
hệ giữa trường nghĩa mùi vị và văn hóa ẩm thực của người Việt để thấy được
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
- Nguyễn Quỳnh Thu [48, tr.43] trong luận văn thạc sĩ "Nhóm tính từ chỉ
mùi, vị trong tiếng Việt: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị" đã thống kê được 81


3
tính từ chỉ mùi, 94 tính từ chỉ vị và nêu lên được các đặc điểm về kết trị cũng
như ngữ nghĩa của nhóm tính từ này.

- Nguyễn Thị Huyền [23, tr.26] có bài viết "Nghĩa của từ ngọt tiếng Việt
trong sự so sánh với đơn vị tương đương tiếng Anh" đăng trên tạp chí Từ điển
học và Bách khoa thư (số 4 - 2013).
Đi vào tìm hiểu các công trình nghiên cứu ca dao Việt Nam, đặc biệt là
việc nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong ca dao Việt Nam, chúng tôi thấy:
Việc nghiên cứu biểu tượng đã và đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu,
phát hiện nhiều điều mới mẻ từ thế giới biểu tượng. Đã có nhiều nhà nghiên
cứu về ca dao, Việt Nam với quy mô lớn như Nguyễn Xuân Kính, Vũ Ngọc
Phan, Vũ Dung, Vũ Thị Thu Hương, Trương Thị Nhàn, Nguyễn Thị Ngọc
Điệp… Ở từng công trình nghiên cứu các tác giả đã tìm hiểu ca dao từ nhiều
góc độ: văn hoá dân gian, thi pháp học, văn hoá học, ngôn ngữ học…
- Trước hết phải kể đến cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam", nhà
xuất bản Khoa học xã hội của tác giả Vũ Ngọc Phan. Với cuốn sách này, tác
giả là người đầu tiên đề cập trực tiếp đến vấn đề biểu tượng trong ca dao. Tác
giả đã dành một phần tìm hiểu về biểu tượng con cò, con bống. Trong công
trình nghiên cứu này, tác giả đã nhấn mạnh "Một đặc điểm trong tư duy hình
tượng của nhân dân Việt Nam về cuộc đời; đời người với đời con cò và con
bống" [43, tr.38]. Người nông dân lao động thấy hình ảnh của mình như cái
cò nên đã mượn đời sống của con cò để biểu hiện đời sống của mình. Con cá
bống cũng được nói nhiều trong ca dao, dân ca nhưng không giống con cò vì
con cò có thể là hình ảnh của cả trai lẫn gái, còn con cá bống chỉ có thể là
hình ảnh người thiếu nữ hay người thiếu phụ.
- Hà Công Tài [46, tr.40] với bài "Biểu tượng trăng trong thơ ca dân
gian" và Bùi Công Hùng với bài "Biểu tượng thơ ca" [24] đã khai thác rõ hơn
về khái niệm nghệ thuật và đi sâu phân tích một số biểu tượng trong ca dao,
trong đó có biểu tượng trăng.


4
- Trương Thị Nhàn [39, tr.34] với bài viết in trên tạp chí văn hoá dân

gian "Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một số tín hiệu thẩm mỹ"
(1992). Tác giả đã nêu ý nghĩa biểu tượng của các vật thể như khăn, áo,
giường, chiếu,… và đi sâu tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ sông. Ở bài viết này tác
giả kết luận: "Khả năng biểu trưng hoá nghệ thuật của các vật thể trong ca
dao góp phần tạo nên một nét đặc trưng rất cơ bản. Sông là một yếu tố mang
ý nghĩa thẩm mĩ giàu sức khái quát nghệ thuật, tham gia vào hệ thống biểu
hiện của ngôn ngữ nghệ thuật ca dao, sông có giá trị của một tín hiệu thẩm
mĩ".
- Nguyễn Xuân Kính [28, tr.29] với công trình nghiên cứu "Thi pháp ca
dao" đã dành hẳn một chương để tìm hiểu các biểu tượng như cây trúc, cây
mai, hoa nhài, con bống, con cò và so sánh ý nghĩa của một số biểu tượng
động vật trong ca dao và văn học viết. Tác giả đặt ra một vấn đề cần được
quan tâm khi xác định ý nghĩa biểu tượng: "Tuy cùng viết về một biểu tượng
nhưng hai dòng thơ dân gian và bác học đã miêu tả khác nhau, cấp cho nhau
những ý nghĩa khác nhau".
- Cũng là tác giả Trương Thị Nhàn [40], với luận án phó tiến sĩ "Sự biểu
đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ không gian trong ca dao" (1995) đã
tiếp tục đi sâu nghiên cứu một loạt biểu tượng không gian như rừng, núi,
sông, ruộng, bến, đình, chùa,... Tác giả đã góp một tiếng nói ở một phương
diện mới trong lĩnh vực nghiên cứu biểu tượng ca dao.
- Phạm Thu Yến [55] trong cuốn "Những thế giới nghệ thuật của ca dao"
(1998) đã dành một số trang để khảo sát, nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca
trữ tình dân gian tương đối toàn diện. Tác giả nghiên cứu biểu tượng theo ba
vấn đề: Ranh giới giữa biểu tượng và ẩn dụ; Biểu tượng thơ ca dân gian; Sự
hình thành và phát triển của biểu tượng. Theo như như tác giả viết "những
điều trình bày trên vẫn mang ý nghĩa mở, ý nghĩa đặt vấn đề chứ chưa phải là
sự giải quyết triệt để".


5

- Nguyễn Thị Ngọc Điệp [15, tr.26-35] với bài "Tìm hiểu nguồn gốc biểu
tượng trong ca dao Việt Nam" (1999) đã phân chia các biểu tượng chủ yếu
thành ba nguồn sau:
+ Những biểu tượng xuất phát từ phong tục tập quán của con người Việt
Nam, từ quan niệm dân gian, tín ngưỡng dân gian: trầu cau, cây đa, vuông
tròn…
+ Những biểu tượng xuất phát từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc:
Thuý Kiều - Kim Trọng, Ngưu Lang - Chức Nữ, dây tơ hồng, ông tơ bà
nguyệt…
+ Những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày của
nhân dân: hoa sen, hoa đào, hoa hồng, con cò, con cá, trăng…
- Gần đây hơn là những bài viết của một số tác giả trẻ như Nguyễn
Phương Châm, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Hà Thị Quế Hương, Phan Thị Thuý
Hằng… đã đem đến cho người đọc nhiều hiểu biết thú vị, đặc biệt cung cấp
cho chúng tôi những thông tin mới để nghiên cứu đề tài.
Qua phần trình bày nêu trên, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã chú ý
đến nhóm từ, ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và đã có một số công trình
nghiên cứu về nhóm từ này. Về ca dao, các nhà nghiên cứu tập trung xem xét,
tìm hiểu về văn hoá và kho tàng ca dao Việt Nam khá kĩ. Tuy nhiên chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống trên phương diện ngôn ngữ
về từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người Việt. Thực tế này là một gợi ý cho
chúng tôi lựa chọn và bắt tay vào thực hiện đề tài.
3. Mục đích, Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm xác định những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và sự
chuyển nghĩa của từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người Việt. Từ đó, làm rõ
được vai trò của lớp từ, ngữ này trong ca dao người Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện những nội dung sau:



6
- Trình bày những cơ sở lí thuyết liên quan đến khái niệm từ, ngữ, nghĩa
của từ, sự chuyển nghĩa, từ, ngữ chỉ mùi, vị. Luận văn cũng trình bày một số
nét khái quát về ca dao người Việt.
- Khảo sát, phân loại từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người Việt.
- Khảo sát đặc điểm kết hợp của từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người
Việt.
- Xem xét đặc điểm ngữ nghĩa và sự chuyển nghĩa từ, ngữ chỉ mùi, vị
trong ca dao người Việt.
4. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là lớp từ, ngữ chỉ mùi, vị trong
ca dao người Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các đặc điểm về khả năng kết hợp, về đặc trưng
ngữ nghĩa và sự chuyển nghĩa của các từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người
Việt.
Phạm vi tư liệu khảo sát là bộ tổng tập Kho tàng ca dao người Việt của
Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên, (2001) NXB Văn hoá –
thông tin, Hà Nội. Tư liệu này gồm 2 tập, số câu ca dao được tập hợp trong bộ
sách này đạt tới 12.487 lời (chưa kể dị bản). Đây là công trình biên soạn quy
mô, công phu, khoa học của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại (thống kê có định hướng, phân loại
định lượng kết hợp với phân tích định tính): được sử dụng trong quá trình thu
thập và xử lí tư liệu.
5.2. Phương pháp miêu tả: dùng để miêu tả những đặc trưng ngữ nghĩa
của các từ, chỉ mùi, vị trong tiếng Việt.



7
5.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: được sử dụng để phân tích nghĩa
của từ nhằm chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa phái sinh và các con đường chuyển nghĩa
của các từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người Việt.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: phương
pháp so sánh đối chiếu, phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về lí thuyết
Góp phần bổ sung cho kết quả nghiên cứu về một lớp từ, ngữ trong tiếng
Việt (từ, ngữ chỉ mùi, vị) ở một thể loại cụ thể là ca dao.
6.2. Về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần thiết thực cho việc giảng
dạy, học tập ca dao trong nhà trường phổ thông.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết.
Chương 2: Đặc điểm kết hợp của từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao người
Việt.
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ, ngữ chỉ mùi, vị trong ca dao
người Việt.


8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Trong chương này, chúng tôi trình bày khái quát những nội dung lí
thuyết sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề mà luận văn đặt ra: từ, ngữ chỉ
mùi, vị trong ca dao người Việt. Chúng tôi lựa chọn hai cơ sở lí luận là cơ sở

sinh học và cơ sở ngôn ngữ học.
1.1. Khái niệm về từ, ngữ và từ, ngữ chỉ mùi, vị
1.1.1. Khái niệm về từ, ngữ
1.1.1.1. Khái niệm về từ
Từ là đơn vị rất cơ bản trong ngôn ngữ học. Hiện nay, chưa có quan
điểm thống nhất về loại đơn vị này.
Theo Nguyễn Thiện Giáp, "Từ là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, có tính
độc lập" [17, tr.15].
Các tác giả cuốn "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" coi từ là "đơn vị
nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng
gọi tên; được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu" [13,
tr.170].
Theo Đỗ Hữu Châu: "Từ là một đơn vị hai mặt: mặt ý nghĩa và mặt
hình thức. Mặt hình thức theo chúng tôi, là một hợp thể của một số thành
phần: thành phần ngữ âm (còn gọi là ngoại biểu), thành phần cấu tạo (còn gọi
là cấu trúc của từ) và thành phần ngữ pháp" [9, tr.21].
Các tác giả "Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học" coi "từ là đơn vị cấu trúc
ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ dùng để gọi tên các sự vật và các thuộc tính
của chúng, các sự vật các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là tổng thể
các quan hệ của ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng ngôn
ngữ. Các dấu hiệu đặc trưng của từ là tính hoàn chỉnh, tính có thể phân chia
thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dễ dàng trong lời nói. Từ có thể
phân chia thành các cấu trúc: cấu trúc ngữ âm của từ, cấu trúc hình thái của từ
và cấu trúc ngữ nghĩa của từ… Cấu trúc hình thái của từ là toàn bộ các hình vị


9
tạo nên từ; cấu trúc ngữ nghĩa của từ là toàn bộ các nghĩa khác nhau của từ"
[53, tr.329-330].
Để có cơ sở thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài và khảo sát tư liệu,

chúng tôi lựa chọn khái niệm từ của Đỗ Hữu Châu như sau: "Từ là đơn vị nhỏ
nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để xây dựng nên câu" [8]. Như vậy, từ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và
ngữ nghĩa. Chính tính hoàn chỉnh về âm và nghĩa như vậy đã khiến cho từ có
khả năng vận dụng độc lập để tạo câu. Trong định nghĩa vừa nói, có hai đặc
điểm về từ được nêu ra đáng chú ý:
- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa: Từ có hình thức phổ biến là một chiết
đoạn âm thanh hoàn chỉnh nhỏ nhất, đồng thời có ý nghĩa (dùng để gọi tên các
sự vật, hiện tượng, các thuộc tính, các quan hệ... trong thực tiễn đời sống).
- Từ được sử dụng độc lập, tự do trong lời nói dùng để đặt câu: Từ có
thể tách biệt ra khỏi các đơn vị khác (khác với các từ khác, cụm từ...) và được
dùng theo quy tắc nhất định để để tạo nên câu (là đơn vị được cấu tạo bằng
các từ, cụm từ, dùng để thông báo).
Những đặc điểm trên giúp phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt
với yếu tố cấu tạo nên từ (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nhưng không được dùng
trực tiếp để "đặt nên câu"); phân biệt với cụm từ và câu (các đơn vị có nghĩa
nhưng không "nhỏ nhất" )...
Qua những ý kiến của các nhà ngôn ngữ học đi trước, rõ ràng từ là một
thực thể, tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ với những đặc điểm hình thức, cấu
trúc nội tại và có cách biểu thị nội dung (ý nghĩa) khác nhau, được người bản
ngữ tri giác là có (hiện thực về mặt tâm lý) ấy.
1.1.1.2. Khái niệm về ngữ
Bên cạnh từ tiếng Việt thì đi liền kề với nó mà chúng ta không thể
không nhắc đến đó chính là ngữ. Ngữ được biết đến như là: "Đơn vị ngữ pháp
giữa từ và câu" [8]. Trong nói viết hằng ngày, bên cạnh đơn vị cơ bản là từ,
người ta còn dùng ngữ (hay cụm từ). Ngữ là một loại đơn vị từ vựng được


10
hình thành do sự ghép lại của vài từ, có đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa ổn

định, tồn tại với tư cách một đơn vị mang tính sẵn có như từ. Ví dụ: anh
hùng rơm, nuôi ong tay áo, vắt chanh bỏ vỏ... trong tiếng Việt; to have on, to
join battle, to get wind of... trong tiếng Anh v.v... Những đơn vị ấy tuy do vài
từ ghép lại nhưng lại có những đặc điểm giống như từ. Chúng là những đơn vị
có sẵn trong ngôn ngữ, hình thành trong quá trình giao tiếp từ rất lâu đời, có
tính xã hội, mang tính cố định, bắt buộc và được coi là đơn vị tương đương
với từ. Khi cần sử dụng trong giao tiếp, người ta chỉ việc lựa chọn và tái sử
dụng chứ không phải lâm thời ghép các âm lại theo cách riêng của cá nhân.
Ngữ được hình thành trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ. Ngữ
thường là một tổ hợp từ. Vì vậy, nghĩa của một ngữ là nghĩa chung cho toàn
bộ tổ hợp chứ không phải là nghĩa của các từ cộng lại. Ngữ có kết cấu hoàn
chỉnh và chặt chẽ. Để hiểu được và sử dụng được ngữ, ta thường phải ghi nhớ
chúng như là những chỉnh thể, khi sử dụng, ta không thể tùy tiện thay đổi tổ
chức của chúng. Nghĩa của ngữ có thể tương đương với nghĩa của một từ, vì
vậy ta có thể dùng chúng như những từ ngữ bình thường.
Theo Nguyễn Như Ý, ngữ được quan niệm như sau: Kết hợp hai hoặc
nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có quan hệ với chúng gắn bó
về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất và là tên gọi phức
tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan. Đó là một kết cấu cú pháp
được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ
thuộc – theo quan hệ phù hợp, chi phối hay liên hợp. Trong một ngữ có từ
đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các
từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ. Thành tố chính của ngữ
có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ (tạo
nên tính ngữ). Ngữ còn được gọi là cụm từ, từ tố.
Ngữ là phương tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tượng, quá trình,
phẩm chất. Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh
giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng.



11
Ngữ thường chia ra hai kiểu: ngữ tự do và ngữ không tự do (ngữ cố định).
Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo
thành ngữ; mối liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên hệ
linh hoạt và có sức sản sinh (như: đọc sách). Còn trong ngữ không tự do thì
tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất
và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt
(như: vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt). [53, tr.176].
Trong quá trình sử dụng, người ta đã so sánh sự khác nhau giữa ngữ cố
định và ngữ từ do về các đặc điểm sau:
+ Về bản chất: ngữ cố định là đơn vị ngôn ngữ, mang tính sẵn có, cố
định, bắt buộc. Còn ngữ tự do là một tổ hợp hay kết cấu được lâm thời tạo ra
trong quá trình giao tiếp.
+ Về nguồn gốc: ngữ cố định là sản phẩm của tập thể, có tính xã hội
còn ngữ tự do là sản phẩm của cá nhân.
+ Về ý nghĩa: nghĩa của ngữ cố định, đặc biệt là các thành ngữ thường
là một chỉnh thể, thường vượt xa hay khác biệt so với nghĩa của thành tố cấu
tạo. Ví dụ: Tiếng Anh: to play first fiddle: đóng vai trò chủ chốt (nghĩa từng
từ: chơi cây vĩ cầm số một). The fish story: chuyện cường điệu, phóng đại
(nghĩa từng từ: chuyện cá). To show the white feather: hèn nhát (nghĩa từng
từ: phơi bày cái lông trắng). Tiếng Pháp: Donner sa langue au chat: không
dám đoán (nghĩa từng từ: cho mèo ngôn ngữ của nó). Entre chien et loup:
chạng vạng (nghĩa từng từ: giữa con chó và con sói). Tiếng Việt : Ếch ngồi
đáy giếng: sự thiển cận. Buồn ngủ gặp chiếu manh: sự may mắn (nghĩa đen:
buồn ngủ và có được chiếc chiếu để ngủ).
Còn nghĩa của ngữ tự do là hợp nghĩa của các thành tố. Người ta dễ
dàng giải thích nghĩa của ngữ tự do bằng cách giải thích tuần tự nghĩa của các
thành tố.



12
1.1.2. Khái niệm về mùi, vị và từ, ngữ chỉ mùi, vị
Giống như màu sắc và âm thanh, mùi, vị luôn len lỏi và có mặt khắp nơi
trong thế giới bao quanh con người. Có thể nói, mùi, vị là một phần tất yếu
của cuộc sống con người và các loài vật. Con người có năm giác quan, thì đã
có tới hai giác quan (khứu giác và vị giác) dành cho sự cảm nhận về mùi và
vị. Chính vì thế, trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc có cả một trường từ vựng
dành cho mùi và vị.
1.1.2.1. Khái niệm về mùi
Trong tiếng Việt, trường từ vựng này khá phong phú, bao gồm một số
tiểu trường. Đó là những tiểu trường như tên gọi khái quát (mùi, vị, hơi,
hương,...), tên gọi các mùi và vị cụ thể (thơm, hôi, thối, hắc, khai, khắm,
khẳm, khét, tanh, cay, đắng, ngọt, mặn, nồng, nhạt, chua, chát…), tên gọi các
trạng thái hay quá trình của mùi, vị (bay, bốc, dậy, thoang thoảng, sực nức,
thấm, ngào ngạt, nhạt, phai, mất, hết…), tên gọi các hoạt động của con người
đối với mùi, vị (ngửi, hít, đánh hơi, nếm, cảm thấy, cảm nhận, tẩy, xua, khử,
tạo…).
Theo "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê, chủ
biên, NXB Đà Nẵng, 2006), mùi là danh từ chỉ hơi tỏa ra từ vật, có thể nhận
biết được bằng mũi. Ví dụ: Mùi thơm. Mùi hương ngào ngạt. Tanh mùi cá.
Mùi còn chỉ vị của thức ăn, nói về mặt sự cảm nhận của con người. Ví dụ: Ăn
cho biết mùi. Mùi chỉ cái nếm trải, hưởng, chịu trong cuộc đời, nói về mặt sự
cảm nhận của con người. Mùi vinh hoa phú quý. Nếm mùi cay đắng. Biết đủ
mùi đời. [44, tr.649].
Theo thuyết "thang mùi", trăm nghìn mùi chỉ là sự pha trộn bảy mùi:
mùi long não, mùi xạ hương, mùi hoa hồng, mùi bạc hà, mùi ête, mùi hăng và
mùi thối. "Bộ chữ cái" mùi đã giúp các nhà công nghiệp hóa học viết trên giấy
cái công thức mùi cần điều chế. Tuy mũi của con người dễ dàng phân biệt
mùi tanh của cá và mùi thơm hoa nhài nhưng diễn đạt nó thành công thức hóa



13
học lại vô cùng phức tạp. Mùi chuối do 364 hợp chất thơm tạo thành, mùi dứa
gồm hơn 100 chất, mùi bánh mì có 75 chất…
Mùi hương đối với cuộc sống của con người có tầm quan trọng rất lớn.
Hương hoa làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, sinh động hơn. Mùi thơm của
các gia vị trong chế biến các món ăn làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn.
Người ta ăn không chỉ bằng miệng mà còn dùng mũi nữa. Việc ngửi và nếm
thường được phối hợp, tạo cảm giác ngon miệng. Cho nên, hương vị, mùi vị
thường đi liền với nhau.
1.1.2.2. Khái niệm về vị
Theo "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê, chủ
biên, NXB Đà Nẵng, 2006), vị là: "Thuộc tính của sự vật nhận biết được bằng
lưỡi" [44, tr.1092].
Vị giác là một hình thức cảm nhận hóa học trực tiếp. Vị giác là một
trong năm giác quan của con người. Các tế bào tiếp nhận vị của con người có
trên bề mặt của lưỡi, dọc theo vòm miệng và trong biểu mô của họng và nắp
thanh quản. Khái niệm vị giác đề cập đến khả năng phát hiện mùi vị của các
chất như thực phẩm, một số khoáng chất và các chất độc (độc tố).
Theo các nhà nghiên cứu, ở phương Tây, người ta xác định được bốn
cảm giác vị truyền thống: mặn, ngọt, chua và đắng. Trong khi đó người
phương Đông quan niệm có năm vị cơ bản là mặn, ngọt, chua, cay và đắng,
hoặc thậm chí là sáu vị (thêm vị umami). Các vị cơ bản là chỉ một thành phần
góp phần vào cảm giác của thực phẩm trong miệng, các yếu tố khác bao gồm
mùi (cảm nhận bằng khứu giác), cấu trúc (phát hiện bằng các thụ thể cơ học)
và cảm giác nhiệt (phát hiện bởi các thụ thể nhiệt).
Trong một thời gian dài, người ta cho rằng có một số hữu hạn các "vị
cơ bản". Đến những năm 2000, theo các nhà chuyên môn, số lượng các "vị cơ
bản" được coi là bốn. Gần đây, một vị thứ năm, umami, đã được đề xuất bởi
nhiều cơ quan liên quan đến lĩnh vực này. Năm 2015, vị béo cũng được công

nhận là "vị cơ bản" thứ sáu.


14
- Vị đắng là vị nhạy cảm nhất trong các vị, và là cảm nhận của nhiều
cảm giác khá khó chịu và rõ rệt.
- Vị mặn được tạo nên chủ yếu bởi sự hiện diện của các ion natri. Các
ion khác của nhóm kim loại kiềm cũng có vị mặn, nhưng ít cảm giác được
bằng natri.
- Vị chua là vị cảm nhận được từ tính axit. Độ chua của các chất được
đánh giá tương đối theo axit hydrochloric loãng (độ chua bằng 1). Axit
tartaric có độ chua 0,7, axit citric là 0,46 và axit cacbonic là 0,06.
- Vị ngọt, thường được coi như là một cảm giác tích cực, cảm nhận
được từ các loại đường, một số protein và một số hợp chất khác. Vị ngọt
thường liên quan tới andehit và xeton, có chứa một nhóm cacbonyl. Vị ngọt
được phát hiện bởi một loạt các protein G kết thụ cùng với gustducin protein
G được tìm thấy trên các chồi vị giác.
- Umami là tên cho cảm giác vị tạo nên từ các axit amin như glutamat.
Các hợp chất tạo ra vị umami thường có trong thực phẩm lên men và thực
phẩm ủ tàng trữ. Nó cũng được mô tả như là "vị thịt", hay một vị "phong
phú". Umami được xem là một mùi vị cơ bản trong ẩm thực của người Việt
Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Vị béo: Một thụ thể hóa học gọi là CD36 trên các nụ vị giác ở lưỡi
cho phép con người nhận ra các phân tử chất béo và độ nhạy của lưỡi về chất
béo thay đổi theo từng cá nhân.
Bên cạnh các vị cơ bản như trên, chúng ta còn nhận biết được các vị
khác như: vị chát, vị cay, vị the mát, vị tê....
Như vậy ở phần trên, chúng ta đã đi tìm hiểu một cách khái quát về mùi
và vị. So với nghệ thuật văn chương, thì nhiều ngành nghệ thuật khác (hội
hoạ, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc, điện ảnh…) cũng có thể thể hiện thành

công âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối, và cả hoạt động trong hiện
thực khách quan…, nhưng không thể thể hiện được mùi, vị như nghệ thuật
ngôn từ. Làm sao mà hội hoạ bằng đường nét và màu sắc có thể thể hiện được


15
mùi hay vị? Điêu khắc và kiến trúc với các hình khối, đường nét làm sao có
thể làm dậy lên được mùi, vị? Âm nhạc bằng âm thanh làm sao có thể diễn tả
trực tiếp được mùi, vị? Gọi tên được mùi, vị (cụ thể và khái quát) bằng từ,
ngữ, đó chính là một ưu thế rất lớn của ngôn ngữ với tư cách một công cụ
nhận thức và một phương tiện giao tiếp nói chung, một chất liệu của nghệ
thuật văn chương nói riêng.
1.1.2.3. Khái niệm về từ, ngữ chỉ mùi, vị
Ở trên, chúng ta đã cùng đi tìm hiểu về khái niệm mùi và khái niệm vị.
Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đi nghiên cứu và tìm hiểu khái niệm về từ, ngữ
chỉ mùi, vị. Sự nhận thức về mùi, vị hoàn toàn có tính chất chủ quan đối với
từng cộng đồng người nhất định. Trong các ngôn ngữ khác nhau, người ta ghi
nhận về mùi, vị theo những sắc thái và mức độ khác nhau. Chính vì vậy, từ,
ngữ chỉ mùi, vị cũng rất phong phú.
a- Từ, ngữ chỉ mùi, vị cơ bản
Con người có năm giác quan, thì đã có tới hai giác quan (khứu giác và
vị giác) dành cho sự cảm nhận về mùi và vị. Chính vì thế, trong ngôn ngữ của
mỗi dân tộc có cả một trường từ vựng dành cho mùi và vị. Trong tiếng Việt,
trường từ vựng này khá phong phú, bao gồm một số tiểu trường. Đó là những
tiểu trường như tên gọi khái quát (mùi, vị, hơi, hương,...), tên gọi các mùi và
vị cụ thể (thơm, hôi, thối, hắc, khai, khắm, khẳm, khét, tanh, cay, đắng, ngọt,
mặn, nồng, nhạt, chua, chát,…), tên gọi các trạng thái hay quá trình của mùi
vị (bay, bốc, dậy, thoang thoảng, sực nức, thấm, ngào ngạt, nhạt, phai, mất,
hết…), tên gọi các hoạt động của con người đối với mùi vị (ngửi, hít, đánh
hơi, nếm, cảm thấy, cảm nhận, tẩy, xua, khử, tạo…).

Mùi, vị có thể được xác định như là các dạng vật chất, vì chúng có thể
cảm nhận được bằng giác quan. Mùi có thể tồn tại độc lập với vật thể mà nó
là thuộc tính, có thể được con người cảm nhận mà không tiếp xúc trực tiếp
với vật thể. Còn vị là thuộc tính của vật thể, luôn luôn gắn bó chặt chẽ với vật
thể, nên con người chỉ có thể cảm nhận khi tiếp xúc trực tiếp với vật thể qua


16
các giác quan ở khoang miệng. Tuy nhiên, cả hai đều được ngôn ngữ biểu
hiện bằng những từ độc lập đối với chính các từ biểu hiện vật thể, như là các
đối tượng riêng biệt. Đó chính là một thuận lợi to lớn cho sự giao tiếp ngôn
ngữ nói chung và nghệ thuật văn chương nói riêng
b- Từ, ngữ chỉ mùi, vị phái sinh
Từ, ngữ chỉ mùi, vị phái sinh là những từ, ngữ được mở rộng từ các từ,
ngữ chỉ mùi, vị cơ bản. Mỗi từ, ngữ cơ bản được mở rộng theo các hướng
khác nhau để phản ánh các dạng cũng như các cung bậc khác nhau của cảm
xúc. Một từ, ngữ chỉ mùi, vị cơ bản có thể có rất nhiều những từ, ngữ chỉ mùi,
vị phái sinh khác nhau.
Ví dụ: Các từ, ngữ chỉ mùi, vị xuất hiện ở dạng từ đơn như: chua, cay,
mặn, ngọt, thơm, hôi... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chúng lại xuất
hiện phần nhiều ở dạng từ ghép (hôi tanh, đắng cay, cay đắng, ngọt bùi, chua
xót, mặn nồng...) hoặc từ láy (mặn mà, ngọt ngào...). Việc cấu tạo thành từ
ghép hay từ láy, tuy không nhất thiết, nhưng cũng là cơ sở thuận lợi để từ
chuyển nghĩa và thay đổi về đặc điểm kết hợp. Từ nghĩa gốc ban đầu, chúng
đã có sự biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh sử dụng.
Ví dụ: Từ mặn được hiểu là: "có vị của muối biển", nhưng trong quá
trình sử dụng, nó đã được dùng để nói về phẩm chất của một con người "ăn
nói mặn mà" hay nói về mức độ tình cảm "tình yêu mặn mà"...
Cách biến chuyển từ nghĩa gốc, nghĩa cơ bản thành nghĩa phái sinh chính là
sự chuyển nghĩa của từ. Từ cũng vì thế trở nên đa dạng hơn về mặt ý nghĩa.

1.2. Một số vấn đề về ý nghĩa của từ
1.2.1. Khái niệm nghĩa của từ
Nghĩa của từ là quan hệ của từ với cái nằm ngoài bản thân nó. Hiểu
nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức là nó
biểu thị cái gì [7, tr.217]. Nghĩa của từ chưa biết, được phát hiện thông qua lời
giải thích trong từ điển... là tìm những đơn vị ngôn ngữ tương đương về nghĩa
với từ cần giải thích.


17
Có thể hiểu mối liên hệ giữa từ với cái gì đó nằm ngoài từ qua nhiều ví
dụ như việc "trẻ con nắm ngôn ngữ đầu tiên thì phải liên hệ âm thanh của từ
với sự vật". Ví dụ, mùi thơm sẽ liên tưởng đến mùi của hoa, của quả, của
kẹo... và dần dần trẻ sẽ tự nhận biết được mùi thơm với các mùi khác nhau.
Đồng thời, chúng có thể phân biệt được cả những mức độ khác nhau của mùi
thơm như: thơm dịu, thơm thanh, thơm ngào ngạt, thơm ngát...
Theo Nguyễn Thiện Giáp, nghĩa của từ gồm những thành tố cơ bản
như:
- Nghĩa sở chỉ (referentive meaning): Mối quan hệ của từ với đối tượng
mà từ biểu thị. Đối tượng đó không chỉ là sự vật mà còn là các quá trình, tính
chất, hiện tượng thực tế nào đó - là những cái sở chỉ của từ, vì vậy mối quan
hệ giữa từ và cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ.
- Nghĩa sở biểu (significative) : Mối quan hệ của từ với ý (sense), tức là
với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện. Khái niệm hoặc biểu tượng có
quan hệ với từ được gọi là cái sở biểu và quan hệ giữa từ với cái sở biểu ấy
được gọi là nghĩa sở biểu, Thuật ngữ ý nghĩa được dùng để chỉ nghĩa sở biểu.
Khi nói đến ý nghĩa hay nghĩa từ vựng của các từ người ta muốn nói đến
chính là cái nghĩa này.
- Nghĩa sở dụng (pragmatical meaning): Mối quan hệ của từ với người
sử dụng (người nói, người viết, người nghe, người đọc). Họ có thể biểu lộ thái

độ cảm xúc của mình với từ ngữ qua đó tới cái sở chỉ và sở biểu của từ ngữ.
Quan hệ này gọi là nghĩa sở dụng.
- Nghĩa kết cấu (structure meaning): Mỗi từ đều nằm trong một hệ
thống từ vựng, có quan hệ đa dạng và phức tạp với những từ khác. Quan hệ
giữa từ với những từ khác trong hệ thống được gọi là nghĩa kết cấu [17,
tr.219-220].
1.2.2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Như đã biết, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là một hệ
thống mở (đặc biệt là ở hệ thống từ vựng). Cho nên, cùng với sự phát triển


18
của lịch sử xã hội loài người, ngôn ngữ cũng phải luôn luôn biến đổi theo, cả
mặt ngữ âm lẫn ngữ nghĩa. "Chính sự phát triển của xã hội, mục đích nhận
thức, nhu cầu giao tiếp xã hội là động lực thúc đẩy ngôn ngữ phải biến đổi"
[17, tr.178]
Khi ra mới ra đời, từ vốn chỉ có một nghĩa (nghĩa cơ bản), trải qua thời
gian nhất định, trong quá trình sử dụng của con người, từ có thêm nghĩa mới.
Về sắc thái biểu cảm, với nghĩa, thật là trầu cay

50

585

314

Bún ngon bún mát Tứ Kì
Pháp Vân cua ốc đồn thì chẳng ngoa

51


586

325

Buổi chợ đông con cá hồng anh chê lạt
Buổi chợ tan rồi, con tép bạc cũng phải mua

52

651

337

Gan lợn thì đắng, bồ hòn thì bùi
Hương hoa thì hôi, nhất thơm thì cú

53

3

342

Cả đời khốn khổ chua cay


Ước sao chỉ được một ngày làm vua
54

10


344

Xót xa như muối đổ vào lòng
Đắng cay như ngậm bồ hòn vẫn phải gượng vui

55

107

373

Quả bồ hòn đắng lắm cô hàng xén ơi
Ông già bà lão chuộng nơi cái cối giã trầu

56

138

382

Cam đời mô mà cam lại không ngọt
Ớt đời mô mà ớt lại không cay

57

139

382


Cam ngọt quýt ngọt đã từng
Còn quả khế rụng trên rừng chưa ăn

58

140

383

Cam sành chê đắng chê hôi
Hồng rim chê lạt, cháo bồi khen ngon

59

172

391

Canh suông khéo nấu thì ngon
Mẹ già khéo tán thì con dắt chồng

60

192

395

Cát Chính có giếng rìa làng
Vừa trong vừa ngọt cả làng chắt chiu


61

244

404

Chờ em cho tuổi anh cao
Cho duyên anh nhạt, má đào em phai

62

311

417

Cây chi chi không đọt
Trái ngọt tợ như đường

63

385

431

Mồ côi cực lắm bớ Trời
Mẹ ruột cha ghẻ nhiều lời đắng cay

64

409


436

Chả ngon cũng bánh lá rong
Tuy rằng xấu xí xũng dòng con quan

65

424

439

Má hồng còn có khi phai
Răng đen khi nhạt, tóc dài khi thưa

66

438

442

Chàng là con trai thứ mấy trong nhà
Mà chàng ăn nói mặn mà có duyên

67

514

455


Chanh chua anh để giặt quần


×