Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ Từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 103 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

TỪ CHỈ TÂM TRẠNG TRONG THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thuận

HẢI PHÒNG, NĂM 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn này là trung thực và chưa từng
công bố ở bất kì công trình nào khác.


Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và người thân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận người rất tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Ngôn
ngữ, khoa Ngữ Văn trường đại học Hải Phòng, cùng sự động viên, khích lệ
của bạn bè và người thân trong suốt thời gian vừa qua.
Với thời gian và khả năng của bản thân có hạn, những gì làm được ở đề
tài này mới chỉ là bước đầu và không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi
chân thành mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn để
có thể bổ sung cho đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2016
Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10
1.1. Khái niệm từ .............................................................................................. 10
1.2. Khả năng kết hợp của từ ........................................................................... 10
1.3. Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu. ................................ 12
1.4. Từ chỉ tâm trạng trong Tiếng việt ............................................................. 13
1.4.1. Khái niệm tâm trạng ............................................................................... 13
1.4.2. Các từ biểu thị tâm trạng trong tiếng Việt. ............................................ 15
1.5. Hành động nói ........................................................................................... 19
1.5.1. Khái niệm hành động nói ....................................................................... 19
1.5.2. Các kiểu hành động nói theo cách phân loại của J. Searle .................... 21
1.5.3. Cách sử dụng hành động nói trong giao tiếp ......................................... 26
1.6. Vài nét về Nguyễn Bính và thơ Nguyễn Bính .......................................... 26
1.6.1. Vài nét về nhà thơ Nguyễn Bính ............................................................ 26
1.6.2. Thơ và thơ tình Nguyễn Bính ................................................................ 28
1.7. Tiểu kết chương 1...................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TỪ CHỈ TÂM TRẠNG
TRONG THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH ........................................................... 36
2.1. Xác định các kiểu từ loại của lớp từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn
Bính. .................................................................................................................................... 36
2.1.1. Kết quả thống kê. ................................................................................... 36
2.1.2. Từ chỉ tâm trạng là động từ .................................................................... 38
2.1.3. Từ chỉ tâm trạng là tính từ...................................................................... 45


iv


2.1.4. Từ chỉ tâm trạng là danh từ .................................................................... 50
2.2. Khả năng kết hợp của từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính. ....... 53
2.2.1. Khả năng kết hợp của động từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính. ... 53
2.2.2. Khả năng kết hợp của tính từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính ...... 60
2.2.3. Khả năng kết hợp của danh từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính....... 63
2.3. Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp trong câu của từ biểu thị tâm trạng
trong thơ tình Nguyễn Bính................................................................................. 63
2.3.1. Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của động từ chỉ tâm trạng trong
thơ tình Nguyễn Bính ....................................................................................... 64
2.3.2. Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của tính từ biểu thị tâm trạng
trong thơ tình Nguyễn Bính ............................................................................. 67
2.3.3. Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của danh từ biểu thị tâm trạng
trong thơ tình Nguyễn Bính ............................................................................. 69
2.4. Tiểu kết chương 2...................................................................................... 71
CHƯƠNG 3. HÀNH ĐỘNG NÓI ĐƯỢC THỰC HIỆN BẰNG PHÁT NGÔN
CHỨA TỪ BIỂU THỊ TÂM TRẠNG TRONG THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH... 72
3.1. Nhận xét về TSXH của hành động nói được thực hiện bằng phát ngôn
chứa từ biểu thị tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính. .................................. 72
3.2. Hành động bộc lộ ...................................................................................... 74
3.3. Hành động biểu hiện ................................................................................. 80
3.4. Hành động điều khiển ............................................................................... 82
3.5. Hành động kết ước .................................................................................... 86
3.6. Tiểu kết chương 3...................................................................................... 88
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 93


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

SP1

Người nói thứ nhất

SP2

Người nói thứ hai

TSXH

Tần suất xuất hiện


vi

DANH MỤC BẢNG
Số
hiệu
bảng
2.1

2.2

2.3


2.4

Tên bảng

Trang

Bảng tổng hợp tần suất xuất hiện các kiểu từ loại của từ

37

chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính.
Bảng thống kê tần suất xuất hiện của các động từ chỉ
tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính.
Bảng thống kê tần suất xuất hiện của các tính từ chỉ tâm

46

trạng trong thơ tình Nguyễn Bính.
Bảng thống kê tần suất xuất hiện của các danh từ chỉ

50

tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính.
Bảng tổng hợp về khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ

2.5

38

63


pháp trong câu của từ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Nguyễn Bính.
Bảng thống kê tần suất xuất hiện các hành động nói

3.6

trong các phát ngôn có chứa từ biểu thị tâm trạng trong
thơ tình Nguyễn Bính.

73


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu văn học đặc biệt là nghiên cứu thơ ca từ góc độ ngôn
ngữ học đã và đang là một hướng đi đúng đắn và đem lại kết quả khả quan.
Việc lĩnh hội tác phẩm nghệ thuật giờ đây không chỉ dựa vào ấn tượng, cảm
xúc chủ quan mà phải căn cứ vào các yếu tố ngôn ngữ được tác giả sử dụng
trong tác phẩm. Trong đó từ ngữ là một trong những yếu tố được chú ý khai
thác hàng đầu. Bởi cách chọn lọc và sử dụng ngôn ngữ sẽ cho ta biết được
nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả.
1.2. Trong vốn từ ngữ của người Việt có một lớp từ vừa giàu có về số
lượng, vừa phong phú, đa dạng về sắc thái biểu hiện đó là lớp từ chỉ tâm
trạng. Người Việt có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc, ý nhị trong cách
thể hiện tình cảm nên bao nhiêu tâm tư, cảm xúc dồn hết vào ngôn ngữ. Vì
thế lớp từ miêu tả tâm trạng của người Việt vô cùng đặc sắc. Đặc biệt trong
thơ ca nhất là thơ tình - địa hạt vô tận của xúc cảm thì lớp từ tâm trạng có vị

trí hết sức quan trọng không thể thay thế được. Các cung bậc của cảm xúc,
các biến thái tinh vi của tâm trạng, những chiều sâu vi diệu của tâm hồn được
nhà thơ lột tả hết sức tinh tế và tài hoa thông qua lớp từ chỉ tâm trạng. Đôi
khi nó khiến ta phải ngỡ ngàng trước sức công phá diệu kì của ngôn từ.
1.3. Nguyễn Bính là một nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn Thơ Mới 1930 1945 nói riêng và trong nền thi ca dân tộc nói chung. Ông cùng với Xuân
Diệu, Hàn Mặc Tử làm thành “ba đỉnh cao Thơ Mới” (Chu Văn Sơn). Với tài
năng thiên phú, ý thức nghệ thuật và sức sáng tạo dồi dào, Nguyễn Bính đã
để lại cho đời một văn nghiệp đồ sộ. Nhưng người ta biết đến và mến mộ
Nguyễn Bính nhiều hơn cả là ở lĩnh vực thơ ca, đặc biệt là thơ tình. Tâm hồn
Nguyễn Bính mộc mạc, chân chất nên thơ tình của ông rất đỗi đằm thắm,
dung dị. Điều làm nên nét độc đáo, riêng biệt của hồn thơ Nguyễn Bính
chính là cái chất dung dị, thuần phác mà vẫn vô cùng tinh tế ấy. Thơ tình


2

Nguyễn Bính là chuỗi các cung bậc cảm xúc, các giai điệu tâm hồn dạt dào
và sâu sắc. Do vậy thơ và thơ tình Nguyễn Bính đã được sự quan tâm rất lớn
của các nhà nghiên cứu, phê bình ngay từ khi xuất hiện cho tới tận ngày nay.
Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn “Từ chỉ tâm trạng trong thơ
tình Nguyễn Bính” làm đối tượng nghiên cứu của đề tài. Thực hiện đề tài
này sẽ giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu lớp từ chỉ tâm trạng, để góp thêm một
cách nhìn, cách đánh giá đối với phong cách nghệ thuật Nguyễn Bính; đồng
thời phát hiện sự độc đáo, tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ một trong những phương diện tạo nên tài năng và sức sống của hồn thơ
Nguyễn Bính.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu từ biểu thị tâm trạng
Các từ biểu thị tâm trạng trong tiếng Việt tạo thành một nhóm từ đặc
biệt mà hầu hết các nhà ngữ pháp tiếng Việt đều đề cập đến như Diệp Quang
Ban, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức, Đỗ Thị Kim Liên,

Lê Biên... Khi phân định từ loại tiếng Việt, đa số nhóm từ biểu thị tâm trạng
được các tác giả xếp vào động từ, một số tác giả xếp vào loại tính từ.
Xếp các từ chỉ tâm trạng vào từ loại động từ là các tác giả Nguyễn Tài
Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Anh Quế, Lê A, Diệp Quang Ban, Ủy ban
khoa học xã hội, Lê Biên, Đỗ Thị Kim Liên,...Tác giả Nguyễn Tài Cẩn khi
phân tích trung tâm của động ngữ (cụm động từ) đã dựa vào khả năng kết
hợp thành tố phụ “xong”:“Động từ chỉ sự việc có khả năng kết thúc như ăn,
đọc”; Đối lập với những “động từ không có khả năng kết thúc như biết,
hiểu, ghét”; Sau đó dựa vào sự kết hợp với phó từ chỉ mức độ như: hơi, rất,
quá, lắm,...để phân biệt những “động từ không có khả năng giảm mức độ”
như: yêu, ghét, lo sợ, giận với những “động từ không có khả năng tăng mức
độ” như : đánh, ngồi” [8, tr. 255].
Tác giả Nguyễn Kim Thản dựa vào “Sự phân phối của các từ hư phục
vụ động từ” để chia tiếng Việt ra thành 6 nhóm, trong đó nhóm 5 và nhóm 6


3

phần lớn là các từ chỉ trạng thái tâm lí - tình cảm. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên
khi phân loại động từ đã chia thành 6 nhóm, trong đó nhóm động từ chỉ trạng
thái tâm lý thuộc nhóm thứ 6. Diệp Quang Ban xếp từ chỉ tâm trạng vào loại
động từ chỉ hiện tượng tâm lí, Lê Biên xếp vào loại động từ cảm nghĩ, nói
năng (thuộc nhóm động từ độc lập). Nguyễn Anh Quế xếp từ chỉ tâm trạng
vào động từ chỉ hoạt động tình cảm. Lê A trong Giáo trình tiếng Việt 3 (nhà
xuất bản Đại học Sư phạm) xếp vào loại động từ chỉ trạng thái tâm lý, sinh lý
(thuộc nhóm động từ độc lập). Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban khoa
học xã hội xếp các từ chỉ tâm trạng vào tiểu loại động từ chỉ hoạt động tình
cảm.
Không đồng thuận với quan điểm trên, tác giả Đinh Văn Đức lại xếp
các từ chỉ tâm trạng vào loại tính từ. Tác giả cho rằng: “Tính từ còn bao gồm

những đặc trưng được hình thành theo những chủ quan của con người trong
quan hệ với đối tượng - những quan hệ của trạng thái tình cảm (vui, buồn,
thương yêu...)” [16, tr.150]. Nhưng theo tác giả “Những tính từ thiên về
trạng thái nên có sắc thái “động” (vui, buồn, thương, yêu, nhớ, mong). Cho
nên đấy là những từ mà từ một phương diện khác còn có thể coi là động từ
chỉ cảm xúc” [16, tr. 160].
Như vậy, lớp từ biểu thị tâm trạng tuy có được các sách ngữ pháp đề cập
đến song chưa được nghiên cứu một cách cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở việc
phân định từ loại, xem xét nó như một tiểu loại của động từ hoặc tính từ.
Vận dụng lý thuyết về từ chỉ tâm trạng trong tiếng Việt, theo hiểu biết
của chúng tôi đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về từ chỉ tâm trạng
trong tác phẩm văn học. Đó là các bài viết, khóa luận, luận văn cao học như:
- Lương Thị Bích Nga - Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ biểu thị
tâm trạng trong ca dao tình yêu người Việt - Luận văn cao học ĐH Vinh, 2008.
- Trần Thị Kim Chung - Đặc điểm từ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Xuân Diệu - Luận văn cao học ĐH Vinh, 2015.
- Thu Hà - Động từ chỉ trạng thái tâm lí trong hai tập “Thơ thơ” và


4

“Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu - đề tài NCKH - ĐH Hải Phòng, 2016.
Trong các công trình này, các tác giả đã vận dụng lí thuyết từ chỉ tâm
trạng để bước đầu đi vào nghiên cứu, thống kê sự xuất hiện và tìm hiểu ý
nghĩa của từ chỉ tâm trạng trong các tác phẩm văn học cụ thể. Nhưng nhìn
chung sự nghiên cứu về từ chỉ tâm trạng vẫn còn khá thưa vắng và chưa thật
sự đạt được những thành tựu đáng kể.
2.2. Lịch sử nghiên cứu thơ tình Nguyễn Bính
Nguyễn Bính là một nhà thơ mà ngay từ khi xuất hiện đã chiếm được
cảm tình của rất đông độc giả. Thơ tình của ông, trong suốt nhiều thập kỉ qua

luôn thu hút sự quan tâm, tìm tòi, nghiên cứu của các nhà phê bình, thẩm
định. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ viết về cuộc đời và tác
phẩm Nguyễn Bính với quy mô và hướng tiếp cận, nghiên cứu khác nhau.
Trước hết là những nghiên cứu ở góc độ phê bình văn học. Công trình
đầu tiên nghiên cứu về thơ tình Nguyễn Bính là tác phẩm “Thi nhân Việt Nam”
của hai tác giả Hoài Thanh, Hoài Chân (xuất bản năm 1942), tiếp đó là cuốn
“Nhà văn Việt Nam hiện đại” của Vũ Ngọc Phan. Sự đánh giá sắc sảo và tinh
tường của hai nhà phê bình Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan có ý nghĩa định
hướng, gợi dẫn cho công việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ tình Nguyễn Bính sau
này.
Thơ tình Nguyễn Bính tiếp tục được các nhà phê bình hàng đầu
nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu công phu, có tính khoa học cao đã
được giới thiệu như: Nguyễn Bính - thi sĩ của đồng quê (Hà Minh Đức),
Đường về chân quê của Nguyễn Bính (Đỗ Lai Thúy), Nguyễn Bính - thi sĩ
của thương yêu (Hoài Việt), Ba đỉnh cao Thơ Mới Xuân Diệu - Nguyễn Bính
- Hàn Mặc Tử (Chu Văn Sơn), và hàng loạt bài viết, các công trình nghiên
cứu của các nhà văn, các học giả nổi tiếng như Mã Giang Lân, Đỗ Đình Thọ,
Nguyễn Huy Thông, Lê Đình Kị, Tô Hoài, Ngô Viết Dinh, Đoàn Đức
Phương, Phan Cự Đệ, Vương Trí Nhàn, Võ Tú Uyên…


5

Đỗ Đình Thọ trong bài viết Nguyễn Bính - nhà thơ của tình yêu đã có
một nhận định mang tính khái quát về nội dung và nghệ thuật thơ tình
Nguyễn Bính: “Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo,
mặn mà, duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm
thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ
Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu lắng và tế nhị hợp với phong
cách và điệu tâm hồn người Á Đông” [19, tr. 316]. Điều đặc biệt, Đỗ Đình

Thọ đã thấy được mối quan hệ độc đáo giữa hiện thực cuộc đời và thơ tình
Nguyễn Bính: “Thực ra thơ tình của Nguyễn Bính chính là cuộc tình duyên
lỡ dở của bản thân ông (…) Tiếng nói trong thơ tình Nguyễn Bính là tiếng
nói chân thực, nói thay cho những kiếp người bị xã hội đẩy vào chân tường
không lối thoát” [19, tr. 319].
Đi sâu vào cái độc đáo, tinh tế của thơ tình Nguyễn Bính, Đoàn Đức
Phương trong bài viết: Bản sắc độc đáo của thơ tình Nguyễn Bính nhận định:
“Với Nguyễn Bính, những rung động sâu xa, thầm kín của tình yêu đã được
diễn tả thật mộc mạc mà tinh tế ở nhiều cung bậc khác nhau: từ lúc còn ngây
thơ trong sáng mới bước vào tuổi yêu đương cho đến khi phải lòng ai đó rồi
nhớ nhung tương tư, từ những nỗi khắc khoải mong chờ giận hờn khi hò hẹn
đến những đau đớn xót xa khi cách trở biệt ly” [19, tr. 313].
Thanh Việt trong bài viết Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính cũng có
chung nhận định với các tác giả khác: “Thế giới thơ tình Nguyễn Bính là một
đóng góp thành công trong việc phát hiện và biểu hiện những ngôn ngữ tình
yêu sâu kín, thể hiện mọi cung bậc tình cảm: nhớ nhung, tương tư, mong
chờ, giận hờn, trách móc, xót xa, biệt ly, mộng mơ, ước mong hạnh phúc đến
thất tình tan vỡ” [19, tr. 321].
Đỗ Đình Thọ trong “Đôi lời cuốn sách” đã cảm nhận được vẻ đẹp
ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính: “Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính mộc mạc mà
duyên dáng, chân chất mà điêu luyện, đôi lúc xuất thần tạo nên một tứ lạ
cuốn hút người đọc đến bất ngờ” [19, tr. 301].


6

Trong chuyên luận “Nguyễn Bính - thi sĩ của đồng quê” Hà Minh Đức
cho rằng: “Nguyễn Bính thích những ngôn ngữ nhiều màu sắc trong thơ. Nếu
Hàn Mặc Tử nói nhiều đến hương vị trong đời, trong thơ, thì Nguyễn Bính
lại chuộng màu sắc” [17, tr. 160].

Nguyễn Quốc Túy trong bài viết “Thi Pháp dân gian trong thơ Nguyễn
Bính” khẳng định: “Ngôn ngữ Thơ Mới dân gian Nguyễn Bính trước hết là
ngôn ngữ của ca dao của thơ ca dân gian nói chung và rộng hơn nữa là ngôn
ngữ trong đời sống hàng ngày của quảng đại quần chúng nhân dân được nhà
nghệ sĩ dân gian Nguyễn Bính chọn lọc mài giũa và tinh luyện” [18 , tr. 352].

Nhìn chung qua các thời kỳ khác nhau, thơ tình Nguyễn Bính cũng có
những thăng trầm. Nhưng những nghiên cứu, đánh giá về thơ tình Nguyễn
Bính ít có sự khác biệt hay mâu thuẫn mà khá thống nhất. Thơ tình Nguyễn
Bính luôn nhận được sự yêu mến, trân trọng của độc giả và bản thân tác giả
ở bất cứ giai đoạn nào vẫn được gọi một cách trìu mến: “Thi sĩ của thương
yêu”, nhà thơ “chân quê”, “hồn quê”.
Tiếp đến là những nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học. Ở góc độ này,
các công trình nghiên cứu về thơ tình Nguyễn Bính chưa nhiều, có thể kể
một số công trình tiêu biểu như: “Mã ngữ nghĩa của vốn từ vựng hay văn
hóa của làng quê trong thơ Nguyễn Bính (Nguyễn Nhã Bản và Hồ Xuân
Bình).
- Trần Đức Hùng - Ngôn ngữ tình yêu trong thơ Nguyễn Bính - Khóa
luận tốt nghiệp, ĐH Vinh, 2005.
- Lê Thị Hiền - Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính - Luận văn thạc sĩ,
ĐH Vinh, 2008.
- Võ Thị Kim Thương - So sánh tu từ trong thơ Nguyễn Bính - Khóa
luận tốt nghiệp, ĐH Cần Thơ, 2011.
- Nguyễn Thanh Đạt - Khảo sát trường nghĩa trong thơ Nguyễn Bính
trước năm 1945 - Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Tây Nguyên, 2014.


7

Nhìn một cách tổng quát, việc nghiên cứu thơ tình Nguyễn Bính đã

đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thơ tình Nguyễn Bính đã được phân
tích đánh giá trên nhiều mặt, nhiều bình diện từ văn học, thi pháp học đến
ngôn ngữ học. Các tác giả đã có những phát hiện, những kiến giải sâu sắc,
tinh tế về thơ tình Nguyễn Bính, từ cái tôi cá nhân độc đáo, riêng biệt của
Nguyễn Bính trong làng Thơ Mới cho đến những đặc sắc của tư tưởng và
phong cách Nguyễn Bính, nhận diện được về căn bản diện mạo của thế giới
nghệ thuật thơ tình Nguyễn Bính, mô tả và bước đầu lí giải nhiều khía cạnh
trong ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính…
Tuy nhiên, cho đến nay, theo các tài liệu mà chúng tôi được biết thì
chưa có một công trình nào tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm từ chỉ tâm trạng
trong thơ tình Nguyễn Bính với tư cách là một đối tượng độc lập. Vì vậy,
chúng tôi chọn “Từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính” làm đối
tượng nghiên cứu của đề tài, nhằm làm rõ hơn nét độc đáo, tài hoa trong
cách sử dụng ngôn ngữ tạo thành phong cách thơ Nguyễn Bính. Sự kế thừa
những thành quả của những người đi trước sẽ tạo đà cho chúng tôi giải quyết
những nhiệm vụ mà luận văn đã đề ra.
3 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Từ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Nguyễn Bính.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ chỉ tâm trạng chỉ được chúng tôi nghiên cứu ở cả hai phương diện:
đặc điểm ngữ pháp và khả năng thực hiện hành động nói.
Ngữ liệu khảo sát gồm 153 bài thơ tình Nguyễn Bính in trong 2 ngữ
liệu: Văn bản thơ “Nguyễn Bính, thơ và đời” (Nhà xuất bản văn học) do
Hoàng Xuân sưu tầm, tuyển chọn, “Tuyển tập Nguyễn Bính” (Nhà xuất bản
văn học 1986).


8


4 . Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn tìm hiểu một cách sâu sắc và hệ
thống về từ chỉ tâm trạng nói chung và từ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Nguyễn Bính nói riêng. Qua đó thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của
nhà thơ trong việc thể hiện các cung bậc cảm xúc, các trạng thái nội tâm
phức tạp và vi diệu. Cũng là góp thêm một cách nhìn, cách đánh giá về
phong cách thơ Nguyễn Bính, sự tài hoa và độc đáo của một hồn thơ có sức
sống lâu bền trong nền thi ca dân tộc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp của các từ biểu thị tâm trạng trong thơ
tình Nguyễn Bính.
- Tìm hiểu khả năng thực hiện các hành động nói trong các phát ngôn
có chứa từ biểu thị tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính.
Từ đó rút ra những đặc trưng ngôn ngữ của thơ Nguyễn Bính qua lớp
từ chỉ tâm trạng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, trong quá trình thực hiện,
luận văn đã sử dụng những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: phương pháp này dùng để miêu tả phân tích
các từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này dùng để thống kê, phân
loại các từ chỉ tâm trạng và tần suất xuất hiện (TSXH) của từng từ trong thơ
Nguyễn Bính. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về vai trò, giá trị của từ
chỉ tâm trạng trong thơ Nguyễn Bính.
- Thủ pháp so sánh - đối chiếu: Thủ pháp này dùng để so sánh, đối
chiếu TSXH của các từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính.



9

- Thủ pháp cải biến: Luận văn sử dụng thủ pháp cải biến để phân tích
giá trị của những kết hợp bất thường của từ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Nguyễn Bính nhằm làm rõ sự sáng tạo tài hoa của tác giả.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của từ chỉ tâm trạng trong thơ tình
Nguyễn Bính.
Chương 3: Hành động nói được thực hiện bằng các phát ngôn có chứa
từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính.


10

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm từ
Bàn về khái niệm từ, trước đến nay có rất nhiều ý kiến đứng ở nhiều
góc độ khác nhau. Hầu hết đều chưa có sự thống nhất trong cách định nghĩa
và miêu tả các từ. Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về
cách định hình, về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các
ngôn ngữ khác nhau cũng như trong cùng một ngôn ngữ. Hiện có tới trên
300 định nghĩa khác nhau về từ. Nói chung, chưa có định nghĩa nào làm mọi
người thỏa mãn.
Khái niệm về từ đầu tiên do các nhà ngôn ngữ Ấn Âu đưa ra. Chẳng

hạn học phái Alex-xan-dri đã định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất trong chuỗi
lời nói" (Dẫn theo V.A.Zveghinxep, Lịch sử ngôn ngữ học thế kỉ XIX - XX,
bằng tiếng Nga, M.1960, tr. 13).
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu như : Lê Văn Lý, Phan Khôi, Nguyễn
Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu, Đỗ
Thị Kim Liên… đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ.
Các định nghĩa về từ, nhìn chung ở mặt này hay mặt khác đều đúng,
nhưng đều không đủ và không bao hàm hết được tất cả các đặc trưng của từ
trong các ngôn ngữ khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi xin đưa ra một
định nghĩa về từ của tác giả Đỗ Hữu Châu: Từ của tiếng Việt là một hoặc
một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định,
nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa
nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu [10, tr. 16]. Lấy
đó làm cơ sở để khảo sát từ chỉ tâm trạng trong thơ tình Nguyễn Bính.
1.2. Khả năng kết hợp của từ
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không biến đổi hình
thái do đó khả năng kết hợp của từ có một vai trò quan trọng làm bộc lộ ý


11

nghĩa ngữ pháp của từ. Ví dụ cùng là một từ suy nghĩ nhưng kết hợp với các
hư từ khác nhau mang ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Chẳng hạn kết hợp với
đang (đang suy nghĩ), suy nghĩ là động từ chỉ hoạt động trí tuệ. Nhưng nếu
cho kết hợp với những ở đằng trước, ấy ở đằng sau (những suy nghĩ ấy) thì
suy nghĩ không còn là một động từ nữa mà đã chuyển thành danh từ biểu thị
khái niệm trừu tượng.
- Khả năng kết hợp của một từ là năng lực tiềm tại của từ đó xuất hiện
trong một tổ hợp từ có nghĩa với tư cách một yếu tố thường trực trong tổ hợp
từ đó. Cho đến nay, khả năng kết hợp của từ trong tiếng Việt được hiểu ở ba

mức độ như sau:
+ Khả năng kết hợp với hư từ: Khả năng kết hợp với hư từ nói lên
được bản tính từ loạị của từ đang xét. Những từ có tác dụng làm bộc lộ bản
tính từ loại của từ cần xét như vậy được gọi là những chứng tố ( còn gọi là
chứng tự, từ chứng, từ kiểm chứng, từ nhân chứng). Chứng tố là những từ có
ý nghĩa khái quát, những ý nghĩa quan hệ hay tình thái, thường chỉ kết hợp
với những từ thuộc một loại nhất định. Với những chứng tố, thường chỉ xác
định được ba lớp từ chính trong tiếng Việt là lớp danh từ, lớp động từ và lớp
tính từ (thêm vào đó là lớp động từ chỉ trạng thái tâm lí).
Ví dụ những từ có thể xuất hiện trước các chỉ định từ: này, nọ.. thì
thuộc lớp danh từ; những từ có thể đứng sau đang, vẫn, hãy, đừng,
chớ…thuộc lớp động từ; những từ có thể đứng sau rất phần lớn thuộc lớp
tính từ. Những từ vừa có thể đứng sau hãy, đừng, chớ vừa có thể đứng sau
rất là những động từ chỉ các hiện tượng tâm lí.
+ Ở mức độ ổn định hơn, khả năng kết hợp của từ được đặt trên cơ sở
cách cấu tạo của cụm từ chính phụ. So với cách định loại từ bằng chứng tố,
tư tưởng này có bước tiến rõ rệt hơn là bao quát được nhiều lớp từ hơn.
Chẳng hạn nêu ra được các lớp phó từ của động từ, phân biệt chúng với các
lớp con phó từ chuyên đi kèm với danh từ…Tuy nhiên cấu tạo của cụm từ


12

chính phụ vẫn chưa bao quát được tất cả các từ tồn tại thực trong tiếng Việt,
còn để lại những từ chỉ xuất hiện ở bậc câu.
+ Bởi lẽ đó, mức độ rộng nhất của sự kết hợp từ với từ, có khả năng
bao quát được toàn bộ kho từ tiếng Việt phải tính đến các yếu tố không nằm
trong cụm từ.
Như vậy, đặc trưng về khả năng kết hợp của các lớp từ là dấu hiệu chủ
yếu về ngữ pháp, có tác dụng quyết định trong việc phân định, quy loại các

lớp từ tiếng Việt về mặt từ loại.
1.3. Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu.
Mỗi từ loại (nhất là các từ loại cơ bản) có khả năng đảm nhiệm các
chức vụ ngữ pháp khác nhau ở cấu trúc câu. Nói cách khác, một chức vụ ngữ
pháp cụ thể có thể do những từ thuộc các từ loại khác nhau đảm nhiệm.
Ví dụ:
- Sao rất sáng. (Chủ ngữ là danh từ)
- Nó cảm thấy rất mệt mỏi. (Chủ ngữ là đại từ)
- Thù hận làm con người già đi. (Chủ ngữ là động từ)
- Đẹp nết hơn đẹp người. (chủ ngữ là cụm tính từ)
Trong các chức năng mà mỗi lớp từ loại có thể đảm nhiệm, cần chú ý
tới các chức năng chủ yếu, phổ biến, thường trực ở mỗi từ loại; cần phân biệt
chức năng nguyên cấp (chuyên biệt) với chức năng thứ cấp (lâm thời) ở mỗi
từ loại. Khái niệm chức năng không nên hiểu một cách bó hẹp, chỉ quan hệ
với thành phần câu, với các chức vụ chính của câu, mà có thể chức vụ cú
pháp chỉ quan hệ với một từ ở trong một thành phần của câu (trường hợp phụ
ngữ của từ trong câu). Từ loại chỉ xem xét chức vụ cú pháp nào có tác dụng
làm rõ đặc tính ngữ pháp của từ và giúp cho việc phân biệt phạm trù từ loại
này với phạm trù từ loại khác.
Điều quan trọng bậc nhất là cần nhận rõ mối quan hệ giữa bản chất từ
loại với chức vụ ngữ pháp. Bản chất từ loại bao gồm nhiều đặc trưng, trong
đó có chức vụ cú pháp. Nó là cái chính, ổn định, quyết định chức vụ cú pháp


13

của từ. Chức vụ cú pháp của từ chỉ là biểu hiện cụ thể một đặc tính ngữ pháp
của từ loại (nó không phải là cái duy nhất và càng không phải là toàn bộ đặc
tính ngữ pháp của từ). Chức vụ cú pháp chỉ là cái lâm thời, khả biến, phụ
thuộc vào bản chất từ loại của từ. Khi nghiên cứu từ loại, chức vụ cú pháp

của từ là cần thiết, giúp cho việc phát hiện đầy đủ hơn các đặc trưng hoạt
động ngữ pháp của từ.
1.4. Từ chỉ tâm trạng trong Tiếng việt
1.4.1. Khái niệm tâm trạng
Theo nhà văn Pháp Victor HuGo: “cái rộng lớn nhất trên thế giới này
là biển cả, cái rộng lớn hơn biển cả là bầu trời, còn rộng lớn hơn cả bầu
trời là tâm hồn con người”. Thật vậy, thế giới tâm hồn của con người vô
cùng phong phú và kì diệu. Con người là động vật cao cấp nhất, cũng là
động vật có trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc cực kì phức tạp và đa dạng.
Loài người đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, lí giải, cắt nghĩa hiện tượng tâm
lý của chính mình. Khoa học tâm lý học đã ra đời từ rất sớm, có thể nói là
song hành với sự hình thành, phát triển của loài người và ngày càng gặt hái
được nhiều thành tựu quan trọng.
Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lý, trải qua một
thời gian dài nghiên cứu thử nghiệm, loài người đã chứng kiến biết bao cuộc
đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hướng, tư tưởng khác nhau. Trong đó
có sự khác biệt giữa quan điểm của các nhà chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa
duy vật. Các nhà chủ nghĩa duy tâm cho rằng: “Hiện tượng tâm lý là bản
chất siêu hình đặc biệt của sinh vật và được gọi là linh hồn”. [21, tr. 15].
Còn các nhà chủ nghĩa duy vật lại cho rằng: “Tâm lý là biểu hiện của vật
chất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất, có tổ chức cao là não bộ
của con người”.[ 21, tr. 16].
Các khuynh hướng trên vẫn còn nhiều tranh luận và hiện nay vẫn còn
chưa ngã ngũ. Nhưng chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất: Tâm lý là
sự phản ảnh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động


14

thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng

người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử. Tâm lý của con người là kết
quả của quá trình xã hội hóa. Con người sống trong xã hội do đó chịu sự tác
động của xã hội, mang những đặc trưng của xã hội đó. Xã hội - trong từng
thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có những đặc trưng và đặc điểm
tâm lý riêng biệt.
Hiện tượng tâm lý là những hiện tượng phức tạp nằm ngay trong thực
thể diễn biến theo các cung bậc tình cảm và ý thức khác nhau khi chủ thể
cảm nhận, tự giác nhận thức hoặc bị tác động bởi đối tượng nào đó. Phân
loại theo thời gian tồn tại và quá trình diễn biến, các nhà nghiên cứu chia
hiện tượng tâm lý ra làm ba loại: Quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý (hay còn
gọi là tâm trạng) và thuộc tính tâm lý. Các quá trình tâm lý là những hiện
tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có bắt đầu, diễn biến và
kết thúc. Ví dụ: các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng
tượng, các quá trình giao tiếp... Các trạng thái tâm lý là các hiện tượng tâm
lý diễn ra trong thời gian tương đối dài và đóng vai trò làm nền cho các quá
trình tâm lý và các thuộc tính tâm lý biểu hiện ra một cách nhất định. Với
các trạng thái tâm lý chúng ta thường chỉ biết đến khi nó đã xuất hiện ở bản
thân, tuy nhiên thường không biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của
chúng. Ví dụ: Trạng thái tập trung, trạng thái mệt mỏi, trạng thái giận hờn,
trạng thái buồn tủi,...
Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý đã trở nên ổn định,
bền vững ở mỗi người tạo nên nét riêng về mặt nội dung của người đó.
Thuộc tính tâm lý diễn ra trong thời gian dài và kéo dài rất lâu có khi gắn bó
với cả cuộc đời một người. Ví dụ: tính khí, tính cách, quan điểm, niềm tin,
năng lực, quan điểm, lý tưởng, thế giới quan... Các quá trình tâm lý, trạng
thái tâm lý và thuộc tính tâm lý không hề tách rời mà luôn ảnh hưởng và chi
phối lẫn nhau.


15


Như vậy, tâm trạng chính là một hiện tượng tâm lý. Theo cuốn “Từ
điển Hán Việt” (2002) thì khái niệm “tâm trạng” được giải thích: “Tâm là
lòng, tình cảm. Trạng là trạng thái. Tâm trạng là trạng thái tâm lý, cảm xúc”
[45, tr. 435]. Ví dụ: Tâm trạng buồn rầu. Tâm trạng hoài nghi...
“Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê (chủ biên) (2006) định nghĩa:
“Tâm trạng là trạng thái tâm lý, tình cảm” [39, tr. 897]. Ví dụ: Tâm trạng
buồn đau, tâm trạng vui vẻ, tâm trạng lo âu, tâm trạng sung sướng...
Như vậy, tâm trạng là trạng thái tâm hồn. Tâm trạng của con người vô
cùng phức tạp, với những biến thái hết sức tinh vi: tâm trạng đau khổ, tâm
trạng chán chường, tâm trạng vui tươi, tâm trạng sầu tủi,...Tâm trạng thuộc
về một cá nhân cụ thể, trong một thời gian, không gian cụ thể và trước một
đối tượng nhất định.
1.4.2. Các từ biểu thị tâm trạng trong tiếng Việt.
Những từ tiếng Việt biểu thị trạng thái tâm lý, tình cảm của con người
được gọi là từ ngữ chỉ tâm trạng. Ví dụ như: buồn, vui, giận, thương, oán,
trách... Nhóm từ này có số lượng khá lớn. Tác giả Nguyễn Ngọc Trâm trong
“Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của nhóm từ biểu thị tâm lí – tình cảm
trong tiếng Việt” [25, tr. 32] đã dựa vào từ điển tiếng Việt thống kê sơ bộ
được 300 từ chỉ tâm trạng. Nếu thu thập đầy đủ những từ phái sinh và các tổ
hợp, thành ngữ biểu thị tâm trạng (như hết hồn, méo mặt, tím ruột bầm gan,
chín nhớ mười thương,...) thì số lượng từ ngữ này chiếm trên 1% tổng số đơn
vị thu thập của từ điển tiếng Việt (gồm 36.000 mục từ).
Từ chỉ tâm trạng trong tiếng Việt thuộc lớp từ vựng cơ bản, biểu thị
một trong những hoạt động cơ bản của con người đó là hoạt động tâm lý.
Tâm lý con người càng phức tạp, tinh vi thì càng đòi hỏi phương tiện biểu
hiện - lớp từ chỉ tâm trạng phong phú và màu sắc. Thu Tứ trong bài viết
“Tương lai từ vựng tiếng Việt” (in trên trang web chimviet.free.fr) cho rằng:
“Tiếng Việt quả rất nghèo từ trừu tượng khái niệm. Nhưng nó có lẽ giàu từ
trừu tượng cảm xúc (từ tâm trạng) hơn bất cứ thứ ngôn ngữ nào trên thế



16

giới...”. Thật vậy, các từ chỉ trạng thái tâm lí - tình cảm trong tiếng Việt có
tần số sử dụng cao. Chẳng hạn, Lương Thị Bích Nga [23, tr. 67] khảo sát
5054 bài ca dao viết về tình yêu đôi lứa trong “Kho tàng ca dao người Việt”,
phát hiện được 180 từ ngữ chỉ tâm trạng với 5502 lượt dùng, trong đó
“thương” xuất hiện 945 lần, “nhớ” 649 lần, “sầu” 238 lần, “chờ” 223 lần, “
buồn” 202 lần, “yêu” 195 lần... Trong 1627 câu thơ lục bát của Truyện Kiều
thì từ “thương” được dùng 44 lần, “nhớ” 33 lần, “sợ” – 11 lần, “buồn” 10
lần, “ngờ” 9 lần, “yêu” 8 lần, “mong” 8 lần... Điều này cho thấy từ chỉ tâm
trạng là lớp từ có ý nghĩa quan trọng và xuất hiện phổ biến trong văn học
Việt Nam từ xưa tới nay.
Như phần lịch sử vấn đề đã đề cập các từ biểu thị tâm trạng trong
tiếng Việt tạo thành một nhóm từ đặc biệt mà hầu hết các nhà ngữ pháp tiếng
Việt đều đề cập đến như Diệp Quang Ban, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim
Thản, Đinh Văn Đức, Đỗ Thị Kim Liên, Lê Biên... Khi phân định từ loại
tiếng Việt, đa số nhóm từ biểu thị tâm trạng được các tác giả xếp vào động
từ, một số tác giả xếp vào loại tính từ.
Xếp các từ chỉ tâm trạng như buồn, vui, yêu, ghét... vào từ loại động
từ là các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban, Lê Biên, Đỗ Thị Kim
Liên,... Tác giả Nguyễn Tài Cẩn khi phân tích trung tâm của động ngữ (cụm
động từ) đã dựa vào khả năng kết hợp thành tố phụ “xong”: “Động từ chỉ sự
việc có khả năng kết thúc” như ăn, đọc; Đối lập với những “động từ không
có khả năng kết thúc như biết, hiểu, ghét; Sau đó dựa vào sự kết hợp với phó
từ chỉ mức độ như: hơi, rất, quá, lắm,...Để phân biệt những “động từ không
có khả năng giảm mức độ” như: yêu, ghét, lo sợ, giận với những “động từ
không có khả năng tăng mức độ như : đánh, ngồi” [7, tr. 255].
Tác giả Nguyễn Kim Thản dựa vào “Sự phân phối của các từ hư phục

vụ động từ” để chia động từ trong tiếng Việt ra thành 6 nhóm, trong đó nhóm
5 và nhóm 6 phần lớn là các từ chỉ trạng thái tâm lí - tình cảm. Tác giả đã sử
dụng 3 nhóm tiêu chí trong việc phân loại động từ: phụ từ biểu thị sự lặp lại


17

của hoạt động đi...lại; phụ từ biểu thị phương hướng của hoạt động ra, vào,
lên, xuống; phụ từ biểu thị mức độ rất, hơi, khí. Theo tác giả, nhóm từ biểu
thị trạng thái tâm lí - tình cảm có đặc trưng không thể kết hợp được với cặp
phụ từ biểu thị sự lặp lại của hoạt động, những phó từ phương hướng và chỉ
kết hợp được với những phó từ biểu thị mức độ, như áy náy, băn khoăn, bứt
rứt, hối hận, lo sợ, lo ngại, mơ ước, luyến tiếc...[46, tr. 123]. Tác giả Đỗ Thị
Kim Liên khi phân loại động từ đã chia thành 6 nhóm, trong đó nhóm động
từ chỉ trạng thái tâm lý thuộc nhóm thứ 6. Đó là các từ như : lo lắng, bồn
chồn, thoi thóp,... Diệp Quang Ban xếp từ chỉ tâm trạng vào loại động từ chỉ
hiện tượng tâm lí, Lê Biên xếp vào loại động từ cảm nghĩ, nói năng (thuộc
nhóm động từ độc lập). Nguyễn Anh Quế xếp vào động từ chỉ hoạt động tình
cảm. Lê A trong Giáo trình tiếng Việt 3 (nhà xuất bản đại học sư phạm) xếp
vào loại động từ chỉ trạng thái tâm lý, sinh lý (thuộc nhóm động từ độc lập).
Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội xếp các từ chỉ tâm
trạng vào tiểu loại động từ chỉ hoạt động tình cảm.
Ngược lại với quan điểm trên, tác giả Đinh Văn Đức lại xếp các từ chỉ
tâm trạng vào loại tính từ. Tác giả cho rằng: “Tính từ còn bao gồm những
đặc trung được hình thành theo những chủ quan của con người trong quan
hệ với đối tượng - những quan hệ của trạng thái tình cảm (vui, buồn, thương
yêu...)” [16, tr. 150]. Nhưng theo tác giả “Những tính từ thiên về trạng thái
nên có sắc thái “động” (vui, buồn, thương, yêu, nhớ, mong). Cho nên đấy là
những từ mà từ một phương diện khác còn có thể coi là động từ chỉ cảm
xúc” [15, tr. 160].

Như vậy ta có thể thấy, một bộ phận lớn từ chỉ tâm trạng tiếng Việt
vừa giống tính từ vừa giống động từ, như: yêu, nhớ, mong, buồn, thương...
Chúng có những đặc điểm ngữ pháp của động từ (kết hợp về phía trước với
phó từ hãy, đừng, chớ) và cũng có những đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết
hợp về phía trước với phó từ rất, quá, khí). Vì vậy việc phân định rạch ròi
chúng là động từ hay tính từ quả không phải dễ dàng. Luận văn chúng tôi


18

theo quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban, dựa vào đối tượng chỉ tâm
trạng để xác định từ loại của từ chỉ tâm trạng: “Trong số các từ chỉ hiện
tượng tâm lí có những từ gắn với chủ thể người hoặc giống như người như
biết, giận, hờn, phấn khởi, yêu..., mà cũng có những từ có thể gắn với chủ
thể là người hoặc giống như người và có thể gắn với chủ thể không phải
người như vui, buồn... Với loại thứ hai có thể phân biệt như sau: Những từ
chỉ hiện tượng tâm lí nào gắn với chủ thể là người hoặc giống như người thì
thuộc loại động từ, vì chúng có thể xuất hiện sau các phó từ “hãy, đừng,
chớ”, như chớ vội vui, đừng buồn mà, hôm nay nó vui thế. Những từ nào
gắn với chủ thể khác người thì thuộc loại tính từ, như ngày hội rất vui, cảnh
vật buồn quá...”[5, tr. 504].
Trong một số trường hợp, nếu đối tượng chỉ trạng thái là bất động vật
nhưng được nhân hóa mang cảm xúc như con người thì từ chỉ tâm trạng vẫn
được coi là động từ.
Ví dụ:

Nàng đi, Hà Nội buồn như chết
Hà Nội buồn như một nhỡ nhàng
[57, tr. 13]


Hay:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào
[57, tr. 23]

Trong tiếng Việt còn một số lượng rất lớn từ chỉ tâm trạng có 2 âm tiết
trở lên thuộc lớp từ tượng thanh, tượng hình như: say đắm, tha thiết, bâng
khuâng, dào dạt, âm thầm... Bộ phận từ này vô cùng phong phú và diễn đạt
tinh tế chiều sâu cảm xúc, nội tâm của con người. Việc phân loại chúng vào
động từ hay tính từ cũng còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất. Lê Biên, Đinh
Văn Đức xếp chúng vào tính từ. Diệp Quang Ban, Vũ Thế Thạch xếp vào
động từ. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Diệp Quang Ban: “Nhìn một
cách tổng quát, từ tượng thanh, tượng hình thiên hơn về phía động từ. Tính
chất động từ cao nhất là những từ tượng hình diễn đạt hiện tượng tâm lý,


×