Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tóm tắt luận văn thạc sĩ CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.83 KB, 15 trang )

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Tôn giáo, một hình thái ý thức xã hội, được hình thành và song hành
cùng với quá trình tiến hóa, phát triển của lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo
và khái niệm tôn giáo ngày càng đa dạng, biến thiên, và vẫn khẳng định được
vị thế, những giá trị của mình trong đời sống tâm linh cộng đồng, từng vùng
miền, dân tộc. Những giá trị đó đã chi phối, thậm chí khuynh loát tinh thần,
đời sống con người. Các giáo lý của tôn giáo nói chung đều chứa đựng giá trị
đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân
cách con người, hướng con người tới Chân – Thiện – Mĩ, tới những điều tốt
đẹp, công bằng, bác ái, sống lương thiện hơn, hạnh phúc hơn trong cõi thế
tục.

Văn học nghệ thuật, theo Mác và Ăng-ghen, cũng là một hình thái ý thức xã
hội thuộc thượng tầng kiến trúc, dĩ nhiên không ngoài quỹ đạo ảnh hưởng
của tôn giáo, với những biểu hiện tinh vi nhất. Không phải ngẫu nhiên mà
trong thế giới nghệ thuật của nhiều văn nghệ sĩ, dấu ấn tôn giáo lại in đậm
đến vậy. Tôn giáo ở một khía cạnh nào đó cũng được nhìn nhận như một cảm
quan, một cách nhìn nghệ thuật về thực tại, “nó tồn tại trong thơ và bằng
thơ, chứ không thể xé rào ra ngoài thơ để thành tôn giáo của thế tục.
Rabindranath Tagore gọi đó là “tôn giáo của nhà thơ”.” [39, 2]. Tôn giáo đã
ăn sâu vào ý thức của nhà thơ, làm cơ sở để họ cắt nghĩa cảm nhận đời sống
theo nhãn quan tôn giáo. Vì vậy, tìm hiểu cảm hứng tôn giáo của một nhà thơ
chính là từng bước thâm nhập vào thế giới tôn giáo dưới nhãn quan thi sĩ, từ
đó hiểu được cách tiếp cận đời sống từ chiều sâu tâm linh, nó chi phối nhân
sinh quan, thế giới quan để tạo nên một thế giới nghệ thuật với những
phương thức biểu đạt riêng biệt.

1.2. Mai Văn Phấn – con người âm thầm trong hành trình của những đổi mới,


cách tân và sáng tạo đã mang lại cho thơ Việt đương đại một sinh khí mới,
dáng vẻ mới. Ông đã tạo ra “một vùng tiểu khí hậu trong thơ” (Hữu
Thỉnh, Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành công - Kỷ yếu
hội thảo thơ tại Hải Phòng, 15/ 5/ 2011, NXB Hội Nhà văn, 2011). Ông là
người luôn trăn trở, suy tư một cách nghiêm túc về nghề nghiệp. Vì thế, Mai
Văn Phấn đã có những quan điểm tiến bộ, góp phần không nhỏ vào sự khai
phóng cho nền văn học mới khi ông xác định cho mình một hướng đi mới,
một trường thẩm mỹ mới.Với Mai Văn Phấn “thơ ca ngoài mục đích tải đạo,
tuyên truyền, mô phỏng diễn tả…nó còn tìm cách đặt tên lại sự vật, định hình
lại thế giới” [33,14]. Vì vậy, qua các tác phẩm của mình, từ tập thơ đầu tay
“giọt nắng” (Hội Liên hiệp VHNT TP. Hải Phòng, 1992), đến tập thơ mới nhất
“vừa sinh ra ở đó” (Nxb. Hội Nhà văn, 2012), Mai Văn Phấn đã cho người đọc
thấy được mạch nguồn vận động và sáng tạo không ngừng của một thi sĩ tài
hoa, đặc biệt có tư tưởng trong lộ trình nghệ thuật của mình. Đây không chỉ
là bước đột phá trong quá trình ông tự hoàn thiện và đổi mới mình, mà quan
trọng hơn, đó còn là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đưa thơ bước đến đỉnh caocủa
nghệ thuật đích thực. Đọc thơ Mai Văn Phấn trong mỗi thời kì, mỗi giai đoạn
nhất định, người đọc không khỏi suy tư, trăn trở theo những khát vọng khơi
mở thầm kín nơi ông. Nghiên cứu thơ Mai Văn Phấn, trong bối cảnh thơ Việt
sau 1975 với xu hướng vận động tự do hóa, dân chủ hóa để góp phần khẳng
định những chuyển động sáng tạo mới trong thơ Việt Nam hiện đại.

1.3. Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn chính là một cách nhìn mới,
nhận thức mới trong sáng tác của ông, đã tạo nên những sắc màu riêng biệt
thể hiện quan niệm, cách khai thác độc đáo về một thế giới bên ngoài thế giới
thực tại. Hay nói đúng hơn, chính là cách nhà thơ tìm đến với một thực tại
khác mà ở đó có sự xen kẽ giữa hư và thực. Qua đó, bộc lộ nỗ lực của thi sĩ
trong việc kiến tạo một thế giới mới xuất phát từ điểm nhìn của đời sống
thực tại.


Do vậy, chọn đề tài “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn”, người viết
hi vọng sẽ khám phá thêm về những yếu tố cấu thành nhân sinh quan, thế
giới quan của nhà thơ, đồng thời, giúp người đọc hiểu thêm một khía cạnh
mới trong nhận thức khám phá thế giới của một hồn thơ thi sĩ.

2. Lịch sử vấn đề

Từ năm 1992 với “giọt nắng”, tập thơ mở đường chính thức đưa Mai Văn
Phấn vào làng văn, từ đó đến nay ông liên tiếp cho ra đời những tác phẩm có
giá trị, để rồi trên chính con đường ấy đã ghi nhận những đóng góp hết sức
tích cực của nhà thơ. Không gian thơ của Mai Văn Phấn luôn là khu vườn đầy
hương sắc, lôi cuốn sự tìm tòi, khám phá của những người yêu thơ. Vì vậy,
khi đến với độc giả dưới góc nhìn đa diện, các tác phẩm của ông được soi
chiếu dưới nhiều chiều kích khác nhau. Có thể khẳng định, số lượng bài viết
về thơ Mai Văn Phấn khá lớn, theo thống kê chưa đầy đủ cho đến thời điểm
hiện tại có đến hàng trăm các bài viết trên nhiều phương diện: giới thiệu
sách, giới thiệu chân dung nhà thơ, thảo luận, nghiên cứu, phê bình… Trong
đó, có đủ cả khen và chê, phê phán và khẳng định.

2.1. Trước hết, là những đánh giá ghi nhận những đóng góp của Mai Văn
Phấn cho quá trình hiện đại hóa của văn học nước nhà, là nhà thơ cách tân
hàng đầu trong nền thơ ca đương đại Việt Nam với sự sáng tạo không ngừng.
Sự thống nhất chung đó có ở các bài viết của các tác giả Đình Kính, Cao Năm,
Đỗ Quyên, Nguyễn Quang Thiều… Đặc biệt được nhấn mạnh một cách toàn
diện và sâu sắc trong hai luận văn tốt nghiệp:“Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai
Văn Phấn” của Vũ Thị Thảo và “Một số cách tân nghệ thuật trong thơ Mai
Văn Phấn” của Nguyễn Quang Hà.

Nhà văn Đình Kính trong bài mở đầu tại hội thảo “Thơ Mai Văn Phấn và
Đồng Đức Bốn khác biệt và thành công” đã nhấn mạnh: “Mai Văn Phấn là

nhà thơ tiên phong sáng tạo theo hướng đổi mới, cách tân, định hình tư duy
thẩm mĩ mới và anh đã được đánh giá cao” Đồng thời ở Mai Văn Phấn “ngoài
sự tài hoa, đam mê, phông văn hóa, tri thức, sự kiên trì nhẫn nại trong sáng
tạo, anh còn là nhà thơ dũng cảm và giàu bản lĩnh” [13, 6].

Bên cạnh đó, khi khẳng định về tố chất của người nghệ sĩ, Cao Năm đã không
dè dặt trong việc một lần nữa nhấn mạnh ở bản lĩnh sáng tạo của một cây
bút kiên định, giàu sức sống. “Mai Văn Phấn dường như sinh ra là để năng
động và sáng tạo không ngừng, con người hiện thân của sự sáng tạo”[13,18].

Cùng với dòng mạch vận động này, nhưng chủ yếu tiếp cận ở phương diện
sáng tác và thành quả nghệ thuật của Mai Văn Phấn. Không thể không kể đến
hai công trình nghiên cứu chi tiết, hệ thống ở phương diện nghệ thuật trong
hai luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Hà và Vũ Thị Thảo. Điểm gặp gỡ của
hai bài viết này là đều khẳng định những thành công và đóng góp quan trọng
về mặt nghệ thuật trong các sáng tác của Mai Văn Phấn. Vũ Thị Thảo
trong “Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn”, trên cơ sở phân tích quan
niệm trong hành trình sáng tác của Mai Văn Phấn, từ đó có cái nhìn khái quát
một cách có hệ thống về các phương diện nghệ thuật trong thơ Mai Văn
Phấn, “Bằng con mắt quan sát tinh tế và có chiều sâu, Mai Văn Phấn nhìn vạn
vật trong sự phồn sinh , hóa sinh bất định. Chính những quan niệm về thi ca,
về thi nhân, về nhân sinh và thế giới nói trên đã chi phối hành trình sáng tạo
nghệ thuật của ông” [44,116]. Còn Nguyễn Quang Hà trong “Một số cách tân
nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn” đã nhìn nhận xu thế cách tân trong thơ
Việt nói chung và đặc biệt trong thơ Mai Văn Phấn. “Mai Văn Phấn đã cho
thấy một diện mạo thơ mới có thể chuyển tải được những bộn bề, phức tạp
của cuộc sống và tâm trạng với nhiều cung bậc tình cảm của cái tôi luôn
mang nặng ý thức, trách nhiệm với con người và cuộc sống, phù hợp với xu
hướng phát triển chung của xã hội” [3, 122].


Như vậy, có thể nói trên đây đã dẫn ra một vài ý kiến tiêu biểu cho cách nhìn
nhận, đánh giá những đóng góp tích cực cũng như những thành công trên
con đường tìm kiếm nghệ thuật đích thực của Mai Văn Phấn. Tuy các bài viết
chưa thể bao quát hết được các phương diện đánh giá về các sáng tác của
ông, nhưng với mỗi cách nhìn, mỗi quan niệm cho ta một mảnh ghép quan
trọng để hoàn thiện dần bức chân dung về thơ và đời của nhà thơ Mai Văn
Phấn.

2.2. Bên cạnh những tình cảm yêu mến, sự trân trọng và đón nhận nồng
nhiệt, còn có những ý kiến trái chiều trong hành trình sáng tác của thơ ông.
Đó là những nhận xét phê phán cực đoan của các nhà thơ, các nhà phê bình
trước những thành tựu được ghi nhận trong thơ Mai Văn Phấn.

Rõ ràng, thơ Mai Văn Phấn “bên cạnh những thành công thì thơ ông còn
nhiều điều dang dở. Trước hết, thơ Mai Văn Phấn, có những bài thơ gây khó
hiểu cho bạn đọc. Với niềm say mê cách tân thơ, nhiều khi nhà thơ quá sa đà
vào việc thể nghiệm những cái mới nên thơ ông trở nên rối rắm, khó
hiểu” [44, 119]. Đây có lẽ là cái nhìn biện chứng hơn cả đối với một thế giới
thơ mà ở đó nhà thơ tạo ra nhiều “cánh cửa” để bạn đọc có thể tiếp cận ở
nhiều chiều kích khác nhau. Ở đó, họ thực sự tự do, “nó không có chỗ cho sự ù
lì, dễ dãi…đọc thơ anh trước hết cần sự đồng cảm, tháo gỡ những quan niệm
cũ về thơ vẫn nằm ẩn sâu trong mỗi người, cần vươn tới những tìm kiếm
mới, giá trị mới”…[13, 2].

Nói tóm lại, dù đánh giá ở phương diện nào thì cũng không thể phủ nhận
được những giá trị và đóng góp của thơ Mai Văn Phấn. Thơ Mai Văn Phấn
vẫn giành được những ưu ái và đánh giá cao bởi những cây bút uy tín,
chuyên nghiệp trên văn đàn hiện nay

2.3. Trong các công trình nghiên cứu còn hạn chế về thơ Mai Văn Phấn, vấn

đề người viết quan tâm là “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” vẫn
chưa được nhìn nhận và nghiên cứu một cách có hệ thống, thậm chí, chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách trực diện về vấn đề này. Một số bài
viết của các tác giả Dương Kiều Minh, Nguyễn Hiệp, Đỗ Minh Tuấn, Vũ Thị
Thảo… đã bắt đầu chạm vào vấn đề tôn giáo ở phương diện tâm linh, hình
ảnh biểu tượng. Tuy còn lẻ tẻ chưa tập trung, nhưng các ý kiến đó vẫn là
nhưng gợi dẫn quí báu để người viết tìm hiểu vấn đề “cảm hứng tôn giáo
trong thơ Mai Văn Phấn” một cách sâu sắc và toàn diện hơn.

Nhà thơ Dương Kiều Minh với “cuộc trở về “tâm không” trong tập “Bầu trời
không mái che” của nhà thơ Mai Văn Phấn” nhấn mạnh đến sự hồi sinh cùng
biểu tượng trong thơ ông, “Bầu trời không mái che – một cuộc hoàn nguyên
để tái sinh ngoạn mục, một cuộcmột cuộc lộn trở về với bản thể người trong
bản thể của vũ trụ”, rồi khi nhắc đến hình ảnh biểu tượng tôn giáo trong thơ
Mai Văn Phấn, nhà nghiên cứu đã khẳng định “bông cúc hiện ra như ánh
sáng của sự giác ngộ, của giải thoát trên lối về độc đáo của cuộc kiếm
tìm” [13, 23].

Nhà văn Đặng Thân trong “hành trình cỏ cây xuyên tâm linh”, cũng bước đầu
nhìn nhận, đánh giá những hình ảnh biểu tượng: hoa sen biểu tượng phật
giáo; bông cúc biểu tượng cho một thế giới tâm linh thanh sạch; và đặc
biệt “hình ảnh cỏ là cội rễ tâm linh Mai Văn Phấn” [13, 65].

Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn trong bài “Mai Văn Phấn và thi pháp mộng du xuyên
thế giới”, đã đánh giá những bài thơ hay của Mai Văn Phấn trên bình diện tôn
giáo, “những bài hay nhất của anh đã thể hiện cuộc luân hồi thi ca và tái sinh
thi ca trong cõi vô thường tam thiên thế giới của phật giáo thấm sâu vào
cảm xúc của thi nhân” [13, 89].

Cụ thể hơn trong bài viết của Vũ Thị Thảo đã liệt kê một cách có hệ thống các

hình ảnh biểu tượng tâm linh, chủ đề tâm linh trong thơ Mai Văn Phấn, có thể
nói “ ý niệm tâm linh giống như luồng ánh sáng linh thiêng soi rọi, phủ ngập
lộ trình thơ Mai Văn Phấn”[44, 55].

Điểm qua một vài bài viết trên, chúng ta có thể thấy được, vấn đề“Cảm hứng
tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” chưa được nhìn nhận như là một vấn đề
trọng tâm mà mới chỉ tồn tại dưới những nhận xét lẻ tẻ trong các bài nghiên
cứu. Các tác giả đã bắt đầu tiếp cận ở phương diện tâm linh, hình ảnh – biểu
tượng tôn giáo. Trên cơ sở hệ thống hóa các bài viết có liên quan, người
nghiên cứu sẽ cố gắng phân tích, lí giải, đánh giá vấn đề “cảm hứng tôn giáo
trong thơ Mai Văn Phấn” trên bình diện sâu và rộng hơn.

Lịch sử nghiên cứu Mai Văn Phấn chưa phải đã dài, ý kiến đề cập trực tiếp
đến vấn đề tôn giáo trong thơ của tác giả này cũng chưa phong phú. Nhưng,
dầu sao chúng cũng là những tiền đề hữu ích để người sau bước tiếp. Với đề
tài này, chúng tôi một lần nữa muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định giá
trị thơ Mai Văn Phấn. Và, hơn thế bài viết muốn đưa đến một cái nhìn mới,
toàn diện hơn khi soi chiếu thành tựu thơ của Mai Văn Phấn dưới góc nhìn
của cảm hứng tôn giáo – một trong những nguồn cảm hứng chủ đạo làm nên
sức sống thơ ông.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề cảm hứng tôn giáo trong
thơ Mai Văn Phấn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ sáng tác thơ của Mai Văn
Phấn gồm các tác phẩm đã xuất bản: Giọt nắng (thơ, Hội Liên hiệp VHNT TP.
Hải Phòng, 1992);Gọi xanh (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 1995); Cầu nguyện ban
mai (thơ, Nxb. Hải Phòng, 1997); Nghi lễ nhận tên (thơ, Nxb. Hải Phòng,

1999); Người cùng thời (trường ca, Nxb. Hải Phòng, 1999); Vách nước (thơ,
Nxb. Hội Nhà văn, 2003); Hôm sau (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2009); và đột
nhiên gió thổi (thơ, Nxb. Văn học, 2009); Bầu trời không mái che (thơ, Nxb.
Hội Nhà văn, 2010); hoa giấu mặt (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2012); Vừa sinh ra
ở đó (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2013). Đặc biệt luận văn còn tham khảo công
trìnhThơ tuyển Mai Văn Phấn (thơ cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn,
Nxb. Hội Nhà văn, 2011). Từ đó, chúng tôi xác định tìm hiểu “cảm hứng tôn
giáo trong thơ Mai Văn Phấn trên hai phương diện đó là thế giới hình tượng
và các phương tiện nghệ thuật.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:

4.1. Phương pháp liên ngành

Bản chất của phương pháp này là người viết vận dụng một số tri thức liên
ngành triết học, tôn giáo học, phân tâm học…nhằm lí giả các vấn đề văn học
qua cái nhìn tôn giáo. Có thể nói, đây là phương pháp chủ đạo, có ý nghĩa
quan trọng, xuyên suốt quá trình khai triển luận văn. Góp phần đáng kể vào
việc làm sáng tỏ những vấn đề có ý nghĩa then chốt trong bài viết.

4.2.Phương pháp hệ thống

Phương pháp này cho phép người nghiên cứu xem xét những bình diện,
những yếu tố cơ bản làm nên ý nghĩa, đặc điểm những cái nhìn, cách cảm,
cách nghĩ về tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn. Để từ đó hệ thống thành một
chỉnh thể nghệ thuật với cấu trúc và quy luật nội tại riêng.


4.3. Phương pháp thống kê, phân loại

Với phương pháp này sẽ được xem xét dựa trên sự tương đồng về mặt giá trị,
giúp người viết xắp xếp một cách có hệ thống những hình ảnh, biểu tượng
xuất hiện nhiều lần như một phương tiện quan trọng biểu hiện cho cách nhìn
của nhà thơ. Để từ đó người nghiên cứu sẽ xác lập, xâu chuỗi các biểu hiện đa
dạng của các yếu tố trong thơ Mai Văn Phấn.

4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Người viết sử dụng phương pháp này để thiết lập hệ thống luận điểm. Trên
cơ sở làm rõ những nét độc đáo về cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn
Phấn để có cái nhìn khái quát về hành trình thơ ông. Từ đó, làm cơ sở khái
quát chung về những dấu ấn mới trong cách nhìn của thi sĩ.

4.5. Phương pháp so sánh – đối chiếu

Trên cơ sở lí giải các yếu tố, các phương diện đặc biệt trong thơ ông, từ đó so
sánh, đối chiếu những cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa của Mai Văn Phấn
với các nhà thơ cùng thời để tìm ra dấu ấn riêng biệt của Mai Văn Phấn.

5. Đóng góp của luận văn

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về “Cảm
hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn”.

Trong khuôn khổ cho phép, luận văn cố gắng làm nổi bật nét đặc sắc trong
thơ Mai Văn Phấn ở phương diện tôn giáo. Thực hiện luận văn, chúng tôi
mong muốn góp tiếng nói khẳng định về giá trị của một tiếng thơ, làm rõ một
gương mặt thơ trong thi đàn đương đại.


6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
luận văn có những chương sau:

Chương 1: Cảm hứng tôn giáo và sự hình thành cảm hứng tôn giáo trong thơ
Mai Văn Phấn

Chương 2: Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn, nhìn từ thế giới hình
tượng

Chương 3: Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn, nhìn từ các phương
tiện nghệ thuật





CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG TÔN GIÁO VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN


1.1. Giới thuyết về tôn giáo và cảm hứng tôn giáo

1.1.1. Tôn giáo

Ra đời hàng ngàn năm nay, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là một
hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần có ảnh hưởng sâu rộng trong đời
sống của toàn thể nhân loại. Đến với tôn giáo là đến với thế giới của cái đẹp,

cái thiêng và sự thánh thiện, nó giúp tâm hồn con người bình yên, thanh thản.
Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay tôn giáo luôn là nguồn cảm hứng
bất tận trong các lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là văn học. Trên thế giới có rất
nhiều các loại hình tôn giáo khác nhau, mỗi tôn giáo mang một màu sắc, một
nét đẹp riêng, tạo thành một bản âm hưởng đa thanh, đa sắc, từ đó đã có rất
nhiều cách hiểu về tôn giáo khác nhau. Khái niệm tôn giáo là một vấn đề
được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Ở mỗi góc độ cho chúng
ta một cách nhìn, một cảm nhận ở nhiều khía cạnh.

Trước hết là những quan điểm về tôn giáo được đánh giá từ những mặt hạn
chế. Nói đúng hơn đó là những cách nhìn nhận, đánh giá chưa toàn diện,
hoàn chỉnh về tôn giáo vì họ chưa nhìn thấy bản chất xã hội của nó. Tiêu biểu
đó là những ý kiến đánh giá của các nhà triết học trước Mác.

Từ chủ nghĩa duy tâm đa khẳng định tôn giáo như một hiện tượng nằm ngoài
hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào hiện thực khách quan mà
là “một sức mạnh kì bí thuộc “tinh thần” tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem
lại sinh khí cho con người”[38, 17].

Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con
người”.

Trong các nhà triết học duy vật trước Mác, thì L.Phoiơbắc (1804 – 1872) là
người có quan điểm tiến bộ về tôn giáo, khi ông xác định được đúng đắn mối
quan hệ giữa thần thánh và con người. Ông cho rằng: “không phải thượng đế
sáng tạo ra con người mà ngược lại, chính con người đã sáng tạo ra thượng
đế theo mẫu hình của mình”[33, 18]. Tuy nhiên với sự tiến bộ này ông vẫn
không nhìn thấy bản chất xã hội của tôn giáo. Hạn chế này cũng bộc lộ rõ ở
quan điểm của nhà phân tâm học người Áo Singmund Freud (1856 -1939) –
người xem hình thức tôn giáo đầu tiên là tô tem giáo, xác định:“Tôn giáo là

sản phẩm của vô thức, là “sự thăng hoa”, “niềm hân hoan” của người nguyên
thủy trong tục “ăn thịt vật tổ”.
Như vậy, với những cách nhìn nhận, đánh giá còn hạn chế như trên đã không
cho chúng ta thấy được bản chất đích thực của tôn giáo.

Sau này khi khoa học ngày càng phát triển, quan điểm Mácxit về Tôn giáo, với
cái nhìn biện chứng đã khẳng định, tôn giáo không phải là sản phẩm của
thần thánh, là cái siêu nhiên, thần bí mà là sản phẩm của xã hội. Tôn giáo là
hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội chịu sự quy định của đời sống
vật chất. C.Mác cho rằng không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính
con người sáng tạo ra tôn giáo, “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác
của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân
mình một lần nữa”, chính vì vậy mà “tôn giáo biến bản chất con người thành
tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật
sự… Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế
giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần. Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân”[21, 570]. Như vậy, bản chất xã hội của tôn
giáo đến đây đã được làm sáng rõ.

Còn Ph.Ăngghen trong công trình nghiên cứu của mình đã làm rõ bản chất
của tôn giáo trên cơ sở xem tôn giáo như là một hình thái ý thức xã hội, vì thế
với ông Tôn giáo như là một sự phản ánh hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm
đền bù cho những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày.

Trong quá trình tìm hiểu, đánh giá dựa trên nhiều điểm nhìn khác nhau,
chúng tôi có thể đưa ra một vài nhận định về tôn giáo - một lĩnh vực hết sức
phức tạp trong đời sống tâm linh của con người. Để có thể hiểu đầy đủ về tôn
giáo cần phải chú ý:

Thứ nhất, Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì

luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới
phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của
những vật thể hữu hình và vô hình. Cả hai thế giới ấy luôn tồn tại xung quanh
cuộc sống con người

Thứ hai, Trong đời sống xã hội có những hiện tượng phức tạp mà con người
không thể giải thích được, con người hướng những điều không thể lí giải đó
đến với niềm tin tâm linh vào thần thánh. Tôn giáo là nơi thể hiện sự gắn kết
giữa con người với thần linh. Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con
người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến
sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng
con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính
“Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng
chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để yên
tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất
công và khổ ải.

Như vậy, Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang
tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một
cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên
kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch
sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn
giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau
của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

Bên cạnh cách hiểu về nội hàm khái niệm, thì khi nói về tôn giáo chúng ta
không thể không nhắc tới tác động to lớn của nó lên đời sống con người, đây
chính là điều làm nên sức sống vĩnh hằng của tôn giáo trong quá trình đi lên
của xã hội. Tôn giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người
mà trước hết là sự giải thoát về mặt tâm hồn. Trong cuộc sống, những trạng

thái thái tâm lí mang tính tiêu cực như cô đơn, bất hạnh, đau khổ, nỗi kinh
hoàng, sợ hãi, chán chường dễ dẫn con người đến với tôn giáo để mong được
sự an ủi, che chở, cứu giúp. Tôn giáo như “thuốc phiện” làm giảm nỗi đau khổ
của con người trong cuộc sống hiện thực. Mặc dù chỉ là “hạnh phúc hư ảo”,
“mặt trời hoang tưởng” xoay xung quanh con người nhưng tôn giáo hấp dẫn
kì lạ. Tôn giáo nhiều khi là phương tiện khá hữu hiệu giúp con người cân
bằng sự hẫng hụt tâm lí, giải thoát nỗi cô đơn, bất hạnh diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày. Bởi trong đời sống mà con người đang tồn tại, con người
không chỉ tiếp xúc với cái hiện hữu mà còn tiếp xúc với cả vô số những cái vô
hình, trừu tượng, không thể lí giải được bằng lí trí, mà chỉ có thể cảm nhận
bằng tâm thức, linh cảm. Trong thế giới của tâm thức và linh cảm đó, chỉ có
niềm tin vào đấng siêu nhiên, cứu giúp của thần thánh mới có thể giúp con
người lí giải những điều khó hiểu và vượt qua được những trở ngại trong
cuộc sống. Với tinh thần tự nguyện, những khoảnh khắc mà con người sống
với tôn giáo là lúc tâm hồn họ cảm thấy thanh thản, thoải mái nhất.

Thứ hai, trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống ngày càng phức tạp, tôn giáo trở
thành điểm tựa vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện điều chỉnh nhân
cách con người. Ý thức tôn giáo có thể được xem là những phương thức giúp
con người cân bằng, điều hòa tâm lý, tình cảm, cấu trúc nhân cách. Như
chúng ta đã biết, ý thức tôn giáo thường gắn liền với những linh cảm, tâm
cảm, những hiện tượng tâm lí chập chờn giữa hai vùng ý thức và vô thức,
tiềm thức. Xã hội hiện đại với cơ chế vận hành mang tính duy lí cao độ có xu
hướng biến con người thành một thực thể trừu tượng, máy móc, đôi khi là sự
vô cảm, lạnh nhạt trong đời sống tinh thần. Việc duy trì cõi phi duy lí đầy bí
mật – một thế giới nằm ngoài thế giới thực tại mà ở đó không có những sự
khắt khe, công thức duy lí, sẽ là một “liều thuốc” tốt giúp hạn chế, ngăn chặn
những hành vi đạo đức, thể hiện “tâm hồn con người đã chết”, đó là những
con người cạn kiệt về nhân cách, phẩm chất người. Điều này đã được
PGS.TS.Nguyễn Hồng Dương – viện trưởng viện nghiên cứu tôn giáo đã

khẳng định trong một chuyên khảo về tôn giáo: “Tôn giáo nào cũng khuyên
con người – tín đồ, làm lành, lánh dữ, tích đức, hành thiện, yêu người, cho
người đói ăn, cho kẻ khát uống. Tôn giáo dạy con người tu thân, tề gia, đưa
ra những chuẩn mực trong quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, thầy –
trò. Hầu hết các nội dung trên là những lời răn dạy của đấng sáng tạo tôn
giáo (chúa trời, phật, thánh Ala), trở thành quy chuẩn, mô phạm điều chỉnh
hành vi của con người, tín đồ”[20, 3]. Chính vì vậy mà chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn tỏ thái độ tôn trọng và đề cao vai trò của tôn giáo và người sáng lập tôn
giáo: “Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giê Su đều giống nhau.
Thích Ca và Giê Su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do
và thế giới đại đồng”.

×