Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn thạc sĩ Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong văn bản diễn thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.78 KB, 90 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
––––––––––––––––

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT
(Nghiên cứu trường hợp các văn bản diễn thuyết tại TP. Hải Phòng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN

HẢI PHÒNG-2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới GS. TS Nguyễn Đức Tồn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
em hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Ban giám hiệu, Phòng Quản
lí Sau đại học, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Hải Phòng đã tạo mọi điều
kiện để em hoàn thành khóa học và thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn
em trong suốt quá trình học tập và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và các bạn
học viên lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 6 và các bạn đồng nghiệp đã
luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii

MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 9
1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ ............................................................... 9
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 9
1.1.2. Các nhân tố hình thành ............................................................................. 9
1.1.3. Các phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt ................................... 11
1.2. Khái quát về diễn thuyết và văn bản diễn thuyết ..................................... 13
1.2.1. Diễn thuyết ............................................................................................. 13
1.2.2. Văn bản diễn thuyết ............................................................................... 14
1.2.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối việc sử dụng ngôn ngữ diễn thuyết .............. 19
1.3. Các yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm ngôn ngữ diễn thuyết ............................ 21
1.3.1. Yếu tố không gian, thời gian .................................................................. 21
1.3.2. Cử chỉ, điệu bộ và biểu cảm của diễn giả .............................................. 22
1.4. Tiểu kết chương 1...................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT .. 26
2.1. Một số đặc điểm chung về từ tiếng Việt liên quan đến nội dung
luận văn ........................................................................................................... 26
2.1.1. Khái niệm về từ trong tiếng Việt ........................................................... 26
2.1.2. Những góc độ nghiên cứu cơ bản của từ tiếng Việt .............................. 27
2.2. Đặc điểm của từ trong văn bản diễn thuyết .............................................. 31
2.2.1. Đặc điểm của từ trong các văn bản diễn thuyết xét ở góc độ từ loại ..... 31
2.2.2. Đặc điểm của từ trong các văn bản diễn thuyết xét ở góc độ nguồn gốc .... 46
2.3. Nhận xét ..................................................................................................... 48


iv
2.4. Tiểu kết chương 2...................................................................................... 49

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ ĐIỆU VÀ KHUÔN NGÔN NGỮ
TRONG VĂN BẢN DIỄN THUYẾT ............................................................. 51
3.1. Một số lý thuyết về ngữ điệu và khuôn ngôn ngữ trong giao tiếp
chung ............................................................................................................... 51
3.1.1. Ngữ điệu ............................................................................................... 51
3.1.2. Khuôn ngôn ngữ .................................................................................. 53
3.2. Đặc điểm về ngữ điệu và khuôn ngôn ngữ trong văn bản diễn thuyết ................ 55
3.2.1. Đặc điểm về ngữ điệu ............................................................................ 55
3.2.2. Đặc điểm về khuôn ngôn ngữ ................................................................ 64
3.3. Các yếu tố phi ngôn ngữ ảnh hưởng đến nhịp điệu và khuôn ngôn ngữ
trong diễn thuyết............................................................................................... 71
3.3.1. Yếu tố không gian, thời gian .................................................................. 71
3.3.2. Cử chỉ, điệu bộ và biểu cảm của người diễn thuyết ............................... 73
3.4. Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 74
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 76
NGỮ LIỆU KHẢO SÁT .................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 79


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
PCDT
PCCNNN

Giải thích
Phong cách diễn thuyết
Phong cách chức năng ngôn ngữ



vi
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
2.1

2.2
3.1

Tên bảng
Kết quả khảo sát từ trong các văn bản diễn
thuyết
Kết quả khảo sát từ xét theo nguồn gốc
trong văn bản diễn thuyết
Kết quả khảo sát khuôn văn bản diễn thuyết

Trang
31

46
65


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Diễn thuyết trước công chúng là cách thức (nghệ thuật) trình bày
một vấn đề trước một nhóm người hay đám đông nhằm truyền tải thông tin
hoặc thông điệp làm cho người nghe hiểu, tin tưởng, bị thuyết phục và có thể
thay đổi hành vi theo định hướng của diễn giả. Diễn thuyết cũng giống một số
hình thức truyền thông khác, có các yếu tố cơ bản thường được biểu thị như:

ai đang nói điều gì với ai, đang sử dụng phương tiện nào và kết quả mong
muốn đạt được là gì? Diễn thuyết trước công chúng khác bài diễn văn hay
buổi nói chuyện đơn thuần vì tính hùng biện, thuyết phục của nó cao hơn.
1.2. Muốn thuyết phục người khác, muốn truyền bá tư tưởng, muốn thể
hiện tình cảm thì lời nói là lợi khí đắc lực hơn cả. Nghệ thuật nói trước công
chúng là một nghệ thuật có những quy tắc riêng, phương tiện riêng. Để nâng
cao hiệu quả ngôn ngữ thì phải sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách để đạt
được sự hấp dẫn, lôi cuốn bằng những hình thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm
trong những bài diễn giảng từ việc sử dụng từ ngữ, câu văn đến bố cục cả một
văn bản diễn thuyết... Song bên cạnh đó, diễn thuyết còn đi kèm các yếu tố
phi ngôn ngữ để đạt hiệu quả nhất định, thuyết phục người nghe trong quá
trình diễn thuyết.
1.3. Việc lựa chọn ngôn ngữ diễn thuyết là vô cùng quan trọng đối với
các diễn giả (người diễn thuyết trước công chúng), nội dung văn bản có thuyết
phục, hấp dẫn hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn ngôn ngữ diễn
thuyết và kèm theo các yếu tố phi lời (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…). Với mong
muốn góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về phong cách diễn thuyết đồng thời
góp phần nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong văn bản diễn thuyết đảm
bảo tính thuyết phục, tính hiệu quả trong giao tiếp ngôn ngữ luận văn đã đi
vào nghiên cứu “Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong văn bản diễn thuyết
(Nghiên cứu trường hợp các văn bản diễn thuyết tại TP. Hải Phòng).


2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, các nhà khoa học đã tìm hiểu và nghiên cứu từ rất sớm
nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng và nhận thấy những bài diễn thuyết
có một số điểm gần giống với các bài diễn văn, nói như vậy không có nghĩa là
diễn thuyết và diễn văn là một. Đây là hai thể loại khác nhau chỉ có một số

điểm chung về đặc điểm văn bản cũng như những yếu tố chi phối trong quá
trình nói trước công chúng.
Quyển sách giáo khoa đầu tiên về chủ đề này được viết hơn 2.400 năm
trước, những nguyên lý được trình bày cặn kẽ trong đó đã được đem vào ứng
dụng qua trải nghiệm của những nhà hùng biện Hy Lạp cổ đại. Từ thời Ai
Cập cổ đại, người ta đã biết đào luyện nghệ thuật diễn thuyết trước công
chúng. Trong các môn học kinh điển ở Hy Lạp và La Mã, thuật hùng biện
(soạn và trình bày các bài diễn văn) chiếm phần chính và là một kỹ năng quan
trọng trong cuộc sống thường nhật, ở nơi công cộng hoặc chỗ riêng
tư. Aristotle và Quintilian đều bàn luận về thuật hùng biện và mục tiêu của
nó, với những quy luật và hình thái rõ ràng. Thuật hùng biện cũng được xem
là một phần trong giáo dục đại học tổng quan suốt thời Trung Cổ và thời Phục
hưng. Nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng đã được phát triển từ thời Hy
Lạp cổ đại. Người thời sau biết đến thuật hùng biện Hy Lạp qua những tác
phẩm cổ xưa. Nhà hùng biện Hy Lạp diễn thuyết với tư cách cá nhân hơn là
đại diện cho khách hàng hoặc cho cộng đồng, vì vậy bất cứ ai muốn thành
công tại tòa án, trong chính trường, hay trong đời sống xã hội đều phải học để
biết kỹ thuật nói chuyện trước đám đông. Mặc dù Hy Lạp đánh mất sự thống
trị về chính trị, kỹ năng huấn luyện nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng
của người Hy Lạp đã được người La Mã tiếp nhận rộng rãi. Cùng lúc với sự
trỗi dậy của nền Cộng hòa La Mã, những nhà hùng biện La Mã sao chép và
dung hòa những kỹ năng diễn thuyết trước công chúng của người Hy Lạp.


3
Người La Mã phát triển thuật hùng biện thành một giáo trình đầy đủ với
những hướng dẫn về ngữ pháp (nghiên cứu thi ca), thực hành kỹ năng, và
phương pháp soạn diễn văn cả trong hai thể loại thảo luận hay tranh luận công
khai. Cicero đã có ảnh hưởng sâu đậm trên thuật hùng biện theo phong cách
Latin, nhấn mạnh đến nền giáo dục tổng quan trong mọi lãnh vực của khoa

học nhân văn cũng như kỹ năng khai thác sự hóm hỉnh và óc hài hước nhằm
tác động đến cảm xúc của cử tọa, cùng nghệ thuật chuyển chủ đề (thường
được dùng để đánh lạc hướng người nghe rồi đột ngột dẫn họ trở lại chủ đề
chính). Trong thời Đế quốc La Mã, dù không được xem là trọng tâm trong đời
sống chính trị như thời Cộng hòa, thuật hùng biện vẫn là nhân tố quan trọng
trong luật pháp, và các hình thức giải trí, với những nhà hùng biện nổi tiếng
có thể đạt nhiều danh lợi nhờ khả năng diễn thuyết của mình. Phong
cách Latin tiếp tục duy trì ảnh hưởng cho đến đầu thế kỷ 20. Với sự trỗi dậy
của phương pháp khoa học và sự nhấn mạnh vào phong cách “đơn giản” trong
nghệ thuật viết và nói, ngay cả những bài diễn văn trang trọng ngày nay cũng
kém xa những bài diễn văn cổ điển về khía cạnh trau chuốt và bóng bẩy, mặc
dù sự thành bại của các chính trị gia ngày nay có thể phụ thuộc vào hiệu quả
của

những

bài

diễn

văn. Abraham

Lincoln, Adolf

Hitler, Marcus

Garvey, John F. Kennedy và Bill Clinton đã thăng tiến trong sự nghiệp phần
lớn nhờ vào kỹ năng hùng biện của họ. [63]
Khi xã hội dịch chuyển và các nền văn hóa biến thiên, những nguyên lý
này cũng thay đổi dù vẫn duy trì được tính nhất quán của chúng. Kỹ thuật và

phương pháp của hình thái này thuộc môn truyền thông học từ lâu vẫn dựa
vào cấu trúc hùng biện cũng như sự phụ thuộc vào cử tọa. Tuy nhiên, những
tiến bộ trong khoa học kỹ thuật cung ứng cho diễn giả những thiết bị tinh vi
hơn, thí dụ như hội nghị trực tuyến và viễn thông. Hội nghị trực tuyến là một
trong những công nghệ hiện đại đã làm thay đổi cung cách truyền thông giữa
diễn giả và đại chúng.


4
Tác giả Isabela và Norman Fairclough đã xuất bản cuốn sách Political
discourse analysis – A method for advanced students (Phân tích thuyết chính
trị - Phương pháp cho sinh viên cao cấp). Bên cạnh công trình của các nhà
nghiên cứu tên tuổi như vậy, cũng phải kể đến các bài viết trên tạp chí của
một vài nhà nghiên cứu khác Junling Wang - một học giả Trung Quốc đã có
bài viết A critical discourse analysis of Barack Obama’s speeches (Phân tích
các cuộc thảo luận phê bình về những bài phát biểu của Barack Obama ),
trong đó Junling Wang đã sử dụng lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống
của M.K.A. Halliday nền tảng của CDA để phân tích hai bài diễn văn của
Tổng thống Obama (diễn văn chiến thắng 4/11/2008 và diễn văn nhận chức
20/1/2009)…v.v.
Còn rất nhiều cuốn sách nói về nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng
đã được các tác giả Việt Nam quan tâm và dịch như: Cuốn Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng của tác giả Stephen E. Lucas, người dịch: ThS.
Trương Thị Huệ - ThS. Nguyễn Mạnh Quang (2011), NXB Tổng hợp TP Hồ
Chí Minh; cuốn Nghệ thuật nói trước công chúng của tác giả Dale Cernegie,
người dịch Song Hà (2005), NXB Văn hóa Thông tin;…v.v.
Trên thế giới các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến nghệ thuật diễn
thuyết và cho đó là một trong những thước đo của sự thành công đối với mỗi
một con người. Diễn thuyết hay, hiệu quả, thuyết phục người khác mang lại
cho không chỉ người diễn thuyết mà ngay cả cơ quan, đơn vị sử dụng “anh ta”

một hiệu quả nhất định.
2.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, diễn thuyết trước công chúng là một đề tài mới, được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu theo các phương diện khác nhau
như: tìm hiểu về đặc về ngôn ngữ diễn thuyết, cấu trúc văn bản diễn thuyết,
nghệ thuật khi diễn thuyết trước công chúng…v.v.


5
Trong cuốn Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Văn hóa thông tin
của tác giả Nguyễn Hiến Lê (2009) [40] đã có những nghiên cứu sâu sắc về
nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng. Tác giả đã bàn về những đức phải
rèn luyện khi muốn học khoa nói như: kiên tâm, tự tin, hăng hái và đừng quá
trọng dư luận. Bên cạnh đó, Nguyễn Hiến Lê còn nghiên cứu những qui tắc để
soạn một bài diễn thuyết và để thuyết phục thính giả rồi lôi cuốn họ. Đặc biệt,
tác giả cuốn sách còn chỉ những điều cần biết khi đứng trước thính giả để cho
giọng nói và điệu bộ phù hợp với tư tưởng và tình cảm muốn diễn thuyết.
Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Hiến Lê còn giới thiệu trên 10 bài kiểu
mẫu của văn bản diễn thuyết.
Tác giả Phong Liễu (2007) trong cuốn Diễn thuyết trước công chúng
[42] đã cung cấp các kinh nghiệm, các nghệ thuật, kỹ thuật... để nâng cao
trình độ nói chuyện của bạn từ thấp đến cao. Từ việc chỉnh sửa, viết lời thoại,
tổ chức đến những yêu cầu tốc độ ngôn ngữ, giọng nói. Từ việc biểu đạt tình
cảm khi nói đến kỹ xảo khắc phục những tình huống mất bình tĩnh khi nói.
Tất cả những ý trên đều vì những độc giả thân yêu. Phía sau sách còn có
những ví dụ thực tế của các nhà diễn thuyết nổi tiếng. Cuốn sách là cẩm nang
giúp thành công việc diễn thuyết, nó có vai trò to lớn trong việc truyền đạt tư
tưởng, đạo lý, khoa học... đến mọi người.
Tác giả Vũ Hoài Phương đã có rất nhiều bài viết về lĩnh vực này như:
Vũ Hoài Phương (2013), “Diễn văn chính trị tiếng Việt nhìn từ góc độ lý

thuyết”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi
mới và hội nhập quốc tế”, tr.1219-1234; Vũ Hoài Phương (2014), “Quan
điểm của Hồ Chí Minh về tuyên truyền miệng”, Tạp chí Lý luận chính trị &
Truyền thông (7), tr.6-9; Vũ Hoài Phương, Trần Thị Vân Anh (2015), “Phong
cách Hồ Chí Minh qua khảo sát các biện pháp tu từ trong tác phẩm Hồ Chí
Minh toàn tập”, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, tr.50-54; Vũ Hoài
Phương (2016), “Giá trị thời đại diễn ngôn Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu


6
của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, tr.2023; Vũ Hoài Phương (2016), “Từ ngữ xưng hô biểu thị quyền lực trong diễn
văn chính trị tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy
ngôn ngữ học – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tr.393-403…v.v....
Và rất nhiều tác giả khác quan tâm và nghiên cứu văn bản diễn thuyết
như: Nguyễn Hòa, Đinh Văn Đức, Phan Văn Hoà, Ngô Thị Thanh Mai,
Nguyễn Thị Như Ngọc, Vũ Ngọc Hoa…v.v.
Nhận xét: Như vậy, diễn thuyết đã được nhiều tác giả quan tâm, xem
xét nhưng nhìn chung đây cũng là một vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam mà
chưa có một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống về đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản diễn thuyết. Chính vì
vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước, đề tài đi sâu
nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản diễn thuyết thông qua 10 văn
bản diễn thuyết tại Hải Phòng, khảo sát từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 3 năm
2017.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua nghiên cứu, khảo sát
đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản diễn thuyết góp phần vào nghiên cứu phong
cách ngôn ngữ diễn thuyết (PCDT) trong hệ thống phong cách chức năng
tiếng Việt. Phân biệt rõ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ diễn thuyết và

hình thức tồn tại của nó. Từ đó chỉ ra con đường nâng cao hiệu quả sử dụng
ngôn ngữ trong diễn thuyết trước công chúng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:
1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu.
2/ Trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
3/ Khảo sát đặc điểm về từ vựng trong của văn bản diễn thuyết.


7
4/ Khảo sát đặc điểm về nhịp điệu và các khuôn ngôn ngữ trong văn
bản diễn thuyết.
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là đặc điểm ngôn ngữ trong văn
bản diễn thuyết (ở dạng văn bản nói) trên các phương diện: từ vựng, ngữ điệu
và khuôn ngôn ngữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và
khuôn ngôn ngữ trong 10 văn bản diễn thuyết tại Hải Phòng từ tháng 3 năm
2015 đến tháng 3 năm 2017 với các chủ đề sau:
(1) 3 nghị quyết và 1 kết luận trong Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII - quán triệt tới đối tượng là Đảng Viên (các lãnh
đạo, cán bộ, chuyên viên của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện An Dương)
(06 văn bản);
(2) Vấn đề mở cửa Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho
giai đoạn tới - đối tượng diễn thuyết là Đoàn thanh niên (các sinh viên trường
Đại học Hải Phòng) (02 văn bản);
(3) Vấn đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - đối tượng diễn
thuyết là phụ nữ (phụ nữ xã An Hòa, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng)

(02 văn bản).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được chúng tôi sử dụng chủ yếu trong luận
văn gồm:
- Phương pháp miêu tả: để miêu tả đặc điểm của từ ngữ và khuôn ngôn
ngữ trong văn bản diễn thuyết được nghiên cứu;
- Phương pháp phân tích diễn ngôn để phân tích cấu trúc của văn bản
diễn thuyết.


8
- Thủ pháp thống kê, phân loại để thống kê, phân loại các lớp từ ngữ
xét theo từ loại và nguồn gốc trong văn bản diễn thuyết.
- Thủ pháp so sánh để chỉ ra đặc điểm sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ trong văn bản diễn thuyết từ dạng viết chuyển sang dạng nói.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về lý thuyết
Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm của văn bản diễn thuyết; góp
phần vào nghiên cứu phong cách ngôn ngữ diễn thuyết.
6.2. Về thực tiễn
Kết quả khảo sát, nghiên cứu của đề tài có thể được vận dụng khi diễn
thuyết trước công chúng; ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể
được áp dụng vào việc giảng dạy một số học phần về phong cách học tiếng Việt
nói chung, về văn bản diễn thuyết nói riêng.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2: Đặc điểm từ vựng trong văn bản diễn thuyết
Chương 3: Đặc điểm về ngữ điệu và khuôn ngôn ngữ trong văn bản

diễn thuyết


9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm
Phong cách chức năng ngôn ngữ (PCCNNN) là một trong những vấn
đề trung tâm và là một phạm trù cơ bản nhất của phong cách học. PCCNNN
là một dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc được định hình thành những dạng
nhất định bởi quy luật lựa chọn và sử dụng các phương tiện biểu hiện do các
nhân tố ngoài ngôn ngữ chi phối và quy định.
Ðinh Trọng Lạc có định nghĩa về phong cách chức năng ngôn
ngữ: “PCCNNN là những khuôn mẫu (Stereotype) trong hoạt động lời nói,
hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống,
tính chất chuẩn mực, trong việc xây dựng các lớp văn bản (phát ngôn) tiêu
biểu”. [16].
Hồ Lê lại có định nghĩa khác: “Phong cách ngôn ngữ là tổng thể của tất
cả những biểu hiện về phong độ, phong thái, tính cách mang tính đặc trưng
trong quá trình tiến hành các quan hệ ngôn giao và trong quá trình tạo ra các
đơn vị ngôn giao”.[41].
Dù có những cách diễn đạt khác nhau song ta thấy, suy cho cùng, các
PCCNNN đều được hình thành từ sự tổng hợp hai nhấn tố: Nhân tố ngôn ngữ
và nhân tố ngoài ngôn ngữ.
1.1.2. Các nhân tố hình thành
Phong cách chức năng ngôn ngữ được tạo nên bởi hai nhân tố: nhân tố
ngôn ngữ và nhân tố ngoài ngôn ngữ, trong đó nhân tố ngôn ngữ gồm các
phương tiện như: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Các yếu tố này giữ vai trò là
phương tiện biểu hiện, tức làm rõ diện mạo, cụ thể hóa diện mạo của

PCCNNN. Chính nhờ các phương tiện này mà chúng ta có thể khảo sát các
đặc trưng diễn đạt và đặc điểm ngôn ngữ của từng phong cách. Còn nói về
nhân tố ngoài ngôn ngữ thì có rất nhiều nhân tố chi phối việc lựa chọn các


10
phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp. Ví dụ như hoàn cảnh của người nói (viết)
và người đọc (nghe); hoàn cảnh xã hội; nói điều gì cho thích hợp; nói để làm
gì và nhằm mục đích gì; tổ chức nội dung và cách thức nói năng như thế nào
cho thích hợp; thời điểm giao tiếp...Nói cách khác, khi nói năng, chúng ta
phải xử lí hàng loạt các vấn đề như: Phát ngôn cho ai? Tình huống phát ngôn
như thế nào? Phát ngôn về cái gì? Phát ngôn để làm gì? Phát ngôn như thế
nào? Tuy nhiên, chúng ta thấy có ba nhân tố quan trọng nhất chi phối việc lựa
chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp và cũng chính từ ba nhân tố này
(tất nhiên cùng cả những nhân tố có liên quan khác) đã góp phần hình thành
nên các PCCNNN - đó là: đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mục
đích giao tiếp.
* Ðối tượng giao tiếp: Ðối tượng tham gia giao tiếp là nhân tố quan
trọng nhất có tác dụng quyết định đến việc lựa chọn các phương tiện ngôn
ngữ trong giao tiếp. Mỗi người trong giao tiếp bao giờ cũng xuất hiện với một
tư cách, một cương vị nhất định mà mối quan hệ gia đình và xã hội đã quy
định. Nói cho ai nghe ? Viết cho ai đọc ? Người nghe là ai ? Tâm tư tình cảm
thế nào, quan hệ với chúng ta ra sao? Trình độ học vấn, nghề nghiệp?... Tất cả
những điều đó ta cần phải tìm hiểu, xác định rõ trước khi nói (viết). Có như
thế mới đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
* Hoàn cảnh giao tiếp: Giao tiếp xã hội hiện nay thường được xuất hiện
và tồn tại ở hai dạng: giao tiếp theo nghi thức và giao tiếp không theo nghi
thức. Hoàn cảnh theo nghi thức là hoàn cảnh xã hội trong đó diễn ra hành vi
giao tiếp bằng lời nói mang tính chất đúng đắn, nghiêm túc, hoàn chỉnh. Hoàn
cảnh không theo nghi thức là hoàn cảnh xã hội trong đó diễn ra hành vi giao

tiếp mang tính chất tự nhiên, thoải mái, đôi khi tùy tiện. Do hoàn cảnh giao
tiếp khác nhau nên có những phương tiện ngôn ngữ phù hợp cho mỗi dạng.
Giao tiếp có hoàn cảnh không theo nghi thức thì việc vận dụng các phương
tiện ngôn ngữ không cần gọt giũa lắm, ít chú ý hay có ý thức hướng tới chuẩn
mực, thường tự do thoải mái trong phát âm, ít khi chuẩn bị trước. Giao tiếp


11
thuộc hoàn cảnh theo nghi thức thì việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có
những yêu cầu và đòi hỏi ngược lại.
* Mục đích giao tiếp: Mục đích là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho
được trong hoạt động có ý thức của con người. Mọi hành vi lời nói đều hướng
tới một mục đích thực tiễn nhất định, song mặt khác, mọi hành vi lời nói đều
cần phải chọn một hình thức diễn đạt thích hợp. Cùng một nội dung, nhưng
nếu xuất phát từ những mục đích giao tiếp khác nhau như: thông báo, trao
đổi, tác động, chứng minh, sai khiến hay thẩm mĩ... sẽ dẫn đến cách dùng từ,
đặt câu và phương pháp diễn đạt khác nhau.
Trong nói năng, dù muốn hay không, mọi người đều nói, viết theo một
phong cách ngôn ngữ nhất định. Tuy nhiên, việc vận dụng đó còn tuỳ thuộc
vào năng lực ngôn ngữ của mỗi người, không phải ai cũng sử dụng phù hợp,
đúng đắn, sâu sắc và tinh tế như nhau. Lời nói cá nhân là kết quả của việc
thực hiện phong cách ngôn ngữ của mỗi cá nhân ở trong thực tế. Lời nói cá
nhân vừa bao hàm cái chung, phong cách ngôn ngữ, vừa chứa đựng cái riêng,
do cá nhân sử dụng. PCCNNN là cái chung, cái trừu tượng tồn tại trong ý
thức của mỗi người, còn lời nói cá nhân là cái riêng, cái cụ thể tồn tại trong
những phát ngôn cụ thể. Mối quan hệ giữa PCCNNN và lời nói cá nhân là
mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái có tính logic và cái có tính lịch
sử. PCCNNN không chỉ quy định lời nói cá nhân mà ngược lại nó còn được
lời nói cá nhân nuôi dưỡng. Mỗi biến đổi của PCCNNN đều bắt đầu từ lời nói
cá nhân. Xét cho cùng, mối quan hệ giữa PCCNNN và lời nói cá nhân được

xây dựng và xác định trên cơ sở của mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ
và lời nói.
1.1.3. Các phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt
Ðứng về mặt ngôn ngữ học thì việc phân loại và miêu tả các phong
cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt là yêu cầu lí thuyết đặt ra cho bất kì
ngôn ngữ nào đã và đang ở thời kì phát triển. Trong giao tiếp, phong cách
chức năng ngôn ngữ luôn giữ vai trò môi giới. Tất cả những nét phong phú và


12
sâu sắc, thâm thuý và tinh tế, tất cả những khả năng biến hoá của tiếng Việt
đều thể hiện trong phong cách và qua phong cách. Tất cả những vấn đề quan
trọng như Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Chuẩn hoá ngôn ngữ, phát
triển và nâng cao tiếng Việt văn hoá... đều phải được giải quyết trong sự gắn
bó mật thiết với phong cách. Mọi sự non kém, thiếu sót về ngôn ngữ đều sẽ
bộc lộ khi sử dụng các phong cách chức năng ngôn ngữ.
Việc phân loại các phong cách chức năng là một vấn đề đã được đặt ra
từ thời Mĩ từ pháp cổ đại với lược đồ bánh xe phong cách của Virgile. Riêng
ở Việt Nam vấn đề này chỉ mới thực sự quan tâm từ khi có các giáo trình về
phong cách học, cụ thể là trong quyển Giáo trình Việt ngữ tập III của Ðinh
Trọng Lạc xuất bản năm 1964 [32]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều quan điểm
khác nhau về cách phân loại các phong cách chức năng. Thực tế vấn đề này
vẫn chưa có tiếng nói chung cả về số lượng các phong cách và cả về thuật
ngữ.. Có thể khảo sát hai quan điểm về cách phân loại qua hai bộ giáo
trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Ðình Tú và Phong
cách học tiếng Việt của Ðinh Trọng Lạc (chủ biên ) và Nguyễn Thái Hoà.
Cù Ðình Tú phân loại dựa trên sự đối lập giữa phong cách khẩu ngữ tự
nhiên và phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Sau đó, trên cơ sở chức năng giao
tiếp của xã hội mà chia tiếp phong cách ngôn ngữ gọt giũa thành: phong cách
khoa học, phong cách chính luận, phong cách hành chính, còn phong cách

ngôn ngữ văn chương thì được khảo sát riêng không nằm trong phong cách
ngôn ngữ gọt giũa.
Ðinh Trọng Lạc lại phân loại phong cách chức năng tiếng Việt ra làm 5
loại: phong cách hành chính - công vụ, phong cách khoa học - kỹ thuật, phong
cách báo chí - công luận, phong cách chính luận và phong cách sinh hoạt hàng
ngày. Theo tác giả, lời nói nghệ thuật không tạo ra phong cách chức năng
riêng mà chỉ là một kiểu chức năng của ngôn ngữ.
Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi thống nhất phân chia phong
cách chức năng của tiếng Việt ra làm 6 loại đã được nhiều nhà nghiên cứu


13
công nhận: hành chính công vụ, chính luận, khoa học, nghệ thuật, báo chí,
sinh hoạt. Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm ngôn ngữ diễn thuyết chỉ
là một dạng của phong cách ngôn ngữ chính luận, bởi vì qua kết quả khảo sát,
chúng tôi nhận thấy các chủ đề cũng như các phương tiện ngôn ngữ được sử
dụng trong các văn bản diễn thuyết đều mang tính chất phong cách chính
luận, nghĩa là đều “giải thích các vấn đề chính trị -xã hội” và “ dùng nhiều từ
ngữ chính trị - xã hội, dùng nhiều câu khẳng định hoặc phủ định và câu chủ
đề để nêu rõ luận điểm , chính kiến” (Cù Đình Tú [60, 150].)
1.2. Khái quát về diễn thuyết và văn bản diễn thuyết
1.2.1. Diễn thuyết
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, có nhiều đề tài nghiên
cứu về nghệ thuật diễn thuyết nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu có hệ
thống về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản diễn thuyết nên khái niệm diễn
thuyết xuất hiện nhiều còn khái niệm về văn bản diễn thuyết ít được đề cập và
đưa thành khái niệm cụ thể.
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (1995), diễn thuyết là: “nói
trước công chúng một vấn đề gì đó, thường nhằm mục đích tuyên truyền,
thuyết phục”. [44].

Theo wikipedia.org “Diễn thuyết là nghệ thuật nói chuyện với một
nhóm người theo một phương cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung cấp thông
tin, gây ảnh hưởng hoặc gây cười cho thính giả. Trong diễn thuyết, cũng
giống bất cứ hình thức truyền thông nào khác, có năm yếu tố căn bản thường
được biểu thị như sau, “ai đang nói điều gì với ai và đang sử dụng phương
tiện nào để gây ra kết quả gì?”.[63].
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi thống nhất và đưa ra khái
niệm về diễn thuyết như sau: Diễn thuyết trước công chúng là cách thức (nghệ
thuật) trình bày một vấn đề trước một nhóm người, hay đám đông nhằm
truyền tải thông tin, hoặc thông điệp làm cho người nghe hiểu, tin tưởng, bị
thuyết phục và có thể thay đổi hành vi theo định hướng của diễn giả.


14
Khi tìm hiểu về diễn thuyết, có một điều đáng lưu ý đó là diễn thuyết
và báo cáo đều là những phương cách trao đổi ý tưởng và thông tin trong
nhóm. Nhưng khác với báo cáo, diễn thuyết chứa đựng trong đó cả cá tính của
người nói và cho phép các thành viên trong nhóm có thể tương tác trực tiếp
với nhau. Và như đã nói ở phần đầu, diễn thuyết cũng có một số nét giống với
diễn văn nhưng diễn văn thì diễn giả gần như đọc lại toàn bộ văn bản đã được
soạn thảo còn diễn thuyết có sự linh hoạt hơn trong quá trình nói trước công
chúng, hầu hết khi nói các văn bản diễn thuyết không còn được đảm bảo
100% sự chính xác về từ, câu… trong văn bản đã được soạn thảo, chuẩn bị.
Thậm chí có diễn giả có tầm trí tuệ uyên bác không cần sử dụng văn bản đã
được soạn thảo trước mà vẫn có thể diễn thuyết trước công chúng một cách tự
nhiên, hấp dẫn và thuyết phục.
Nội dung diễn thuyết là những thông tin cần thiết cho nhóm. Nhưng
không giống báo cáo, được đọc lên với nhịp điệu của chính người đọc, diễn
thuyết phải tính đến việc người nghe sẽ thu nhận được bao nhiêu thông tin
trong khi nghe. Ví dụ như: diễn thuyết về đề tài chính trị, diễn thuyết về vấn

đề lao động và việc làm, diễn thuyết về môi trường và con người…v.v. Nhìn
chung đề tài diễn thuyết tương đối phong phú, nội dung sẽ hay hơn nếu như
người diễn thuyết hiểu sâu sắc về nó và người nghe muốn tiếp nhận thông tin
đó (theo hai chiều qua lại). Bên cạnh đó, để nội dung gần gũi, sâu sắc, dễ hiểu
còn phụ thuộc vào trình độ của người diễn thuyết.
Về hình thức, một bài diễn thuyết phải đảm bảo có một trình tự mở đề,
diễn giải và kết luận hợp lý. Bài diễn thuyết phải được sắp xếp theo trình tự
và nhịp điệu phù hợp để người nghe có thể hiểu được. Luôn phải có các phần
phụ lục và chú thích để định hướng người nghe. Người diễn thuyết cũng phải
cẩn thận không để người nghe xao nhãng khi chính mình nói dông dài ra khỏi
chủ đề chính của bài diễn thuyết.
1.2.2 .Văn bản diễn thuyết
Văn bản diễn thuyết hầu hết tồn tại ở hai dạng đó là dạng nói và dạng


15
viết nhưng có một số trường hợp đặc biệt như đã nói ở phần trên, có những
diễn giả không cần có văn bản đã được soạn thảo, chuẩn bị sẵn mà vẫn có thể
diễn thuyết trước công chúng một cách tự nhiên, hấp dẫn và thuyết phục.
1.2.2.1. Văn bản diễn thuyết ở dạng viết
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ được thể hiện
bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Trước khi diễn
thuyết, diễn giả thông thường soạn thảo văn bản, chuẩn bị trước những nội
dung trong quá trình diễn thuyết với các ý đã được nghiên cứu, chắt lọc, được
suy nghĩ, nghiền ngẫm và gọt giũa kĩ càng, tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ
các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp. Đó có thể là một văn
bản hoàn chỉnh, chính xác từng câu, từng chữ, đảm bảo những ý, những mục
cần truyền tải thông tin đến thính giả, các văn bản đó hoàn thiện cả về mặt
hình thức và nội dung, văn bản có mở bài, thân bài và kết luận, song cũng có
những diễn giả soạn thảo một văn bản để chuẩn bị cho cuộc diễn thuyết của

mình rất ngắn gọn chỉ là các ý cơ bản, những gạch đầu dòng những định
hướng cho quá trình triển khai còn tất cả những nội dung cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ
thì đã “có sẵn trong bộ nhớ” mà diễn giả không cần phải soạn thảo ra giấy.
Như vậy, văn bản diễn thuyết ở dạng viết bản thân nó đã có rất nhiều hình
thức tồn tại có thể ngắn, có thể dài.. phụ thuộc nhiều vào người diễn thuyết.
Để có một văn bản diễn thuyết hoàn hảo, người diễn thuyết phải nghiên cứu
rất nhiều tài liệu để chắt lọc, xây dựng đề cương, v.v... Nói như vậy, khi
nghiên cứu đặc điểm văn bản diễn thuyết ta cần tập trung sâu hơn vào các văn
bản nói (dạng ghi âm) bởi lẽ khi diễn thuyết trước công chúng có rất nhiều
yếu tố chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến người diễn thuyết và buộc họ phải
linh hoạt trong việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh và lúc này, văn
bản diễn thuyết trước công chúng có phần “lệch” đi so với văn bản mà diễn
giả đã soạn thảo trước đó, nhưng nhìn chung quan điểm, tư tưởng trong văn
bản vẫn được đảm bảo. Đối tượng luận văn nghiên cứu chính ở đây là những
văn bản diễn thuyết ở dạng nói đã được ghi âm lại để khảo sát, tìm hiểu.


16
1.2.2.2. Văn bản diễn thuyết trước công chúng (dạng nói)
Diễn giả sử dụng ngôn ngữ âm thanh để truyền tải nội dung thông tin
cần diễn thuyết; trong đó người nói người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Mỗi diễn giả có một phong cách khác nhau, phong cách ấy được hiện lên
ngay cả khi soạn thảo văn bản chuẩn bị diễn thuyết và càng thể hiện rõ ràng
hơn khi trực tiếp dùng ngôn ngữ âm thanh để truyền tải nội dung. Bởi lẽ ngôn
ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay
chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu
là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin, ngoài sự kết hợp
giữa âm thanh và giọng điệu còn có các phương tiện bổ trợ ngôn ngữ khác
như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… của người nói. Bên cạnh đó, từ ngữ
trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng: có những lớp từ mang tính

khẩu ngữ, có những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ
từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy,… Ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh
lược (có khi lược chỉ còn có một từ) nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, có
nhiều yếu tố dư, hoặc lặp đi lặp lại (để nhấn mạnh hoặc để người nghe có điều
kiện tiếp nhận, lĩnh hội, thấu đáo nội dung giao tiếp). Trong qua trình diễn
thuyết, ngôn ngữ diễn thuyết đôi lúc được sản sinh nhanh chóng, tức thời,
không có sự gọt giũa, suy ngẫm hay lựa chọn và đây chính là phần “lệch” hẳn
đi so với văn bản mà diễn giả đã soạn thảo trước đó.
Văn bản diễn thuyết trước công chúng (dạng nói) là đối tượng nghiên
cứu chính của luận văn (văn bản diễn thuyết ở dạng viết cũng được đề cập tới
để có sự nhận xét, đánh giá, so sánh).
1.2.2.3. Mối quan hệ giữa văn bản viết và văn bản nói trong diễn thuyết
Văn bản viết và văn bản nói luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, quyết
định và bổ sung hoàn thiện cho nhau. Đặc biệt, bài diễn thuyết (văn bản nói)
để đảm bảo nội dung, chặt chẽ về bố cục và thuyết phục được người nghe chỉ
khi có sự chuẩn bị chu đáo, chỉn chu từ một văn bản viết. Và khi bài diễn
thuyết thành công sẽ bổ sung trở lại văn bản viết thêm sâu sắc về nội dung và


17
chặt chẽ hơn về mặt hình thức. Chính vì lẽ đó, để có kết quả cho văn bản nói
hấp dẫn, chuẩn mực, người diễn thuyết cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Lựa chọn, thu thập tài liệu từ các văn bản viết khác nhau. Đây là một
nhiệm vụ quan trọng vì nó là cơ sở quyết định sự thành công trong việc thực
hiện văn bản nói, yếu tố tạo ra chất lượng cho một buổi diễn thuyết. Trong
thực tiễn, nguồn tài liệu, văn bản viết cung cấp rất phong phú nên người diễn
thuyết trước công chúng phải lựa chọn, xử lý các thông tin, sử dụng ngôn ngữ
phù hợp, đạt hiệu quả. Đặc biệt, các diễn giả phải là những người có kiến thức
vững chắc về nội dung diễn thuyết. Người diễn thuyết trước công chúng cần
quan tâm đến các nguồn tài liệu, như: các loại từ điển (Từ điển tiếng Việt, Từ

điển triết học,Từ điển kinh tế…), tài liệu thống kê... là nguồn tài liệu chủ yếu
để tra cứu các khái niệm, khai thác số liệu cho bài nói; các sách chuyên khảo
phù hợp là nguồn tài liệu rất quan trọng. Qua các tài liệu này có thể thu thập
khối lượng lớn kiến thức hệ thống, sâu sắc về nội dung diễn thuyết, đặc biệt là
khi diễn thuyết về chủ đề chính trị - xã hội. Trong quá trình diễn thuyết có thể
sử dụng các băng ghi âm, các băng hình phù hợp, các tác phẩm văn học để
khai thác hình tượng văn học, câu nói, câu thơ liên quan, làm nổi bật ý của bài
nói chuyện.
Người diễn thuyết cần thực hiện tốt các thao tác xử lý tài liệu khi được
tiếp xúc. Cụ thể, đó là: đọc tài liệu, thoạt đầu nên đọc lướt qua mục lục, lời chú
giải (nếu có) của từng tài liệu cũng như của tất cả các tài liệu đã thu nhận được
để trên cơ sở đó hình thành quan niệm về nội dung, kết cấu bài nói. Sau đó đọc
kỹ, tìm cái mới có phân tích, suy nghĩ, lựa chọn. Có thể đọc cả tài liệu phản
diện để hiểu nội dung và cách xuyên tạc của các thế lực xấu, xây dựng lập luận
phê phán sát với nội dung, có hiệu quả. Trong lúc đọc tài liệu, có thể ghi được
rất nhiều nhưng nói chung chỉ nên ghi lại nhũng chỗ hay nhất, những khái
niệm, những tư liệu chính xác, cần thiết nhất, tư liệu mới có liên quan đến chủ
đề đưa vào bài diễn thuyết. Có thể ghi vào sổ tay hoặc ghi trên phích. Khi ghi
nên ghi trên một mặt giấy, hoặc trang ghi chừa lề rộng để lấy chỗ ghi thêm


18
những vấn đề mới, thông tin mới hoặc ý kiến bình luận của mình. Khi cần giữ
lại ý kiến của tác giả một cách hoàn chỉnh, có thể trích nguyên văn từng câu,
từng đoạn và chú giải xuất xứ của đoạn trích (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm, nơi
xuất bản, năm xuất bản, lần xuất bản, số trang). ..
Đặc biệt là việc sử dụng tài liệu: Sau khi đọc, ghi chép, cần tiến hành
lựa chọn những tư liệu mới nhất, có giá trị nhất, dự kiến có khả năng thu hút
người nghe nhất để đưa vào đề cương bài nói; Chọn và sắp xếp tư liệu theo
trình tự lôgíc để hình thành đề cương; Chỉ sử dụng những tư liệu rõ ràng,

chính xác. Không dùng những tư liệu chưa rõ về quan điểm tư tưởng, thiếu
chính xác về mặt khoa học. Cần tuân thủ nguyên tắc về chất lượng thông tin
trong giao tiếp: Không nói điều mà mình chưa tin là đúng và những điều
không đủ bằng chứng; Trước khi sử dụng bất kỳ tư liệu nào đều phải xem xét
nó bằng “lăng kính” của người cán bộ tư tưởng. Khi sử dụng các tài liệu mật,
thông tin nội bộ cần xác định rõ vấn đề nào không được nói, hoặc chỉ được nói
đến đối tượng nào. Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, cần thiết phải
định hướng những bài diễn thuyết theo thông tin theo quan điểm của Đảng. Sử
dụng tài liệu là một kỹ năng, phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của các
diễn giả. Cùng một lượng tài liệu như nhau, ai dày công và sáng tạo hơn sẽ có
bài nói chuyện chất lượng cao hơn.
Bên cạnh đó kỹ năng xây dựng đề cương trước khi diễn thuyết là văn
bản mà dựa vào đó người diễn thuyết tiến hành buổi nói chuyện trước công
chúng. Đề cương diễn thuyết cần đạt tới các yêu cầu sau: Phải thể hiện mục
đích của cuộc diễn thuyết. Đề cương là sự cụ thể hoá các phần, các mục, các
luận điểm, luận cứ, luận chứng của bài nói. Phải chứa đựng, bao hàm nội
dung một cách lôgíc. Cần xây dựng nhiều phương án của đề cương, từ đó
chọn phương án tối ưu. Phương án tối ưu là phương án đạt mục đích và phù
hợp với một đối tượng công chúng cụ thể, xác định. Quá trình xây dựng đề
cương có thể thay đổi, bổ sung, hoàn thiện dần từ thấp lên cao, từ đề cương sơ
bộ đến đề cương chi tiết. Đối với những vấn đề quan trọng, phát biểu trước


×