Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC: SỬ DỤNG TRUYỆN CƯỜI TRONG DẠY HỌC LUYỆN CÂU VÀ CHÍNH TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.28 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGÂN

SỬ DỤNG TRUYỆN CƯỜI TRONG DẠY
HỌC "LUYỆN CÂU" VÀ "CHÍNH TẢ"

Chuyên ngành

: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)

Mã số

: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Phương Nga


HÀ NỘI - 2014

2

2


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TS Lê
Phương Nga - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và khích lệ tác giả


hoàn thành luận văn từ lúc hình thành ý tưởng nghiên cứu cho đến lúc
hoàn thiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu
học đã truyền đạt những kiến thức qúy báu và cần thiết trong suốt thời
gian em học tập tại trường và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành luận văn một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn các anh/chị các khóa cao học trước, các bạn học trong
lớp cao học K22 và các bạn sinh viên trong khoa đã quan tâm, động viên
em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Cảm ơn các
quý thầy cô đang tham gia giảng dạy ở Trường Tiểu học Ứng Hòe, Huyện
Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy truyện cười với em, để em có thêm những thông tin, những tư liệu cần
thiết hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè và gia đình ba mẹ đã động viên ủng hộ, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học
tập để hoàn thành luận văn..
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Ngân

3

3


MỤC LỤC

4

4



BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NXB

Nhà xuất bản

ĐHSP

Đại học sư phạm

KHXH

Khoa học xã hội

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


SGK

Sách giáo khoa

GD

Giáo dục

Tr

Trang

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt là bộ môn quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó
cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt với tư cách là
công cụ để giao tiếp và tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và
năng lực hoạt động ngôn ngữ, qua đó góp phần rèn luyện nhân cách con
người. Môn Tiếng Việt còn có nhiều nội dung phong phú, trong đó truyện
cười là một nét ưu việt của chương trình - sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu
học. Trong văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng thì truyện cười
có một vị trí quan trọng với những biểu hiện đặc trưng cơ bản như cốt
truyện đơn giản, ít tình tiết nhưng lại rất chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu và đặc
biệt là luôn có yếu tố, tình tiết bất ngờ hay những tình tiết kết thúc đột ngột
…chính vì thế đã tạo nên niềm say mê, hứng thú học tập cho các em học
sinh Tiểu học.
Theo các nhà tâm lí học, phát triển trí tuệ, nhân cách cho trẻ không

có nghĩa là nhồi nhét kiến thức kinh điển hay thuần tuý mà trước hết phải
tạo cho trẻ sự tò mò để kích thích trí tưởng tượng nhằm tạo điều kiện để em
nảy nở cảm xúc, tự do phát triển tâm hồn, tư duy. Vậy nên việc sử dụng
truyện cười vào làm ngữ liệu dạy học trong các phân môn của môn Tiếng
Việt ngoài việc phù hợp với tâm lí lứa tuổi, sự nhận thức của học sinh Tiểu
học thì nó còn đem đến cho học sinh tiếng cười nhẹ nhàng, thú vị, sinh
động. Đồng thời phát triển cho các em về nhiều mặt như trí tuệ, ngôn ngữ,
óc hài hước, lòng nhân hậu,… kích thích các em sự hiếu kỳ, tìm tòi đọc các
loại sách nhiều hơn để cảm nhận cái hay, cái thú vị của cuộc sống thông

6

6


qua những câu chuyện vui, truyện cười. Song song với điều đó là phát triển
về nhân cách, đạo đức, hình thành lối sống phù hợp cho học sinh.
1.2. Hiện nay, qua thực tiễn dạy học chúng tôi thấy trong chương
trình sách giáo khoa có số lượng truyện cười được dùng làm ngữ liệu dạy
môn Tiếng Việt còn rất ít, có phần hạn chế, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho
các em trong việc học. Hơn nữa các ngữ liệu truyện cười được đưa vào
chương trình sách giáo khoa cũng chưa khai thác hết tác dụng việc dạy học
các phân môn của môn Tiếng Việt. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt, trước
hết truyện cười được dạy như một đối tượng cần tiếp nhận trong các bài
học làm giàu vốn từ và một số bài tập đọc. Vì thế việc tìm hiểu sử dụng
truyện cười và điều chỉnh, bổ sung hệ thống truyện cười để làm ngữ liệu
cho việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học là vấn đề cấp thiết và có tính thực
tiễn cao cần được nghiên cứu cụ thể và áp dụng vào thực tế.
Đã có không ít công trình nghiên cứu về truyện cười, song phần lớn
các công trình này còn dừng lại ở việc sưu tầm, để đọc giải trí, mua vui.

Cũng có một số công trình nghiên cứu truyện cười nhưng ở mức khái quát,
hay lại đi sâu vào nghiên cứu truyện cười được sử dụng chủ yếu trong
trường học ở cấp THCS, còn thiếu nghiên cứu đi sâu vào truyện cười trong
dạy học ở Tiểu học trong khi các em có nhu cầu học và tự học là khá lớn.
Chính vì lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng
truyện cười trong dạy học “Luyện câu” và “Chính tả”ở Tiểu học” và tập
trung vào việc đầu tiên là đi từ những căn cứ thực tế của việc dạy - học để
lựa chọn truyện cười, bước đầu xây dựng ngân hàng ngữ liệu truyện cười
để chỉ ra những khả năng sử dụng chúng trong dạy học Tiếng Việt, nhằm
góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt ở Tiểu học. Cung cấp tri
thức một cách khoa học và có tính thực tiễn cao cho các em học sinh Tiểu
học nói riêng và cho nền giáo dục nước ta nói chung trong giai đoạn hiện
nay.
7

7


2. Lịch sử nghiên cứu về truyện cười
Có thể nói truyện cười ra đời từ rất sớm, khó có thể ấn định thời gian
cụ thể, thời điểm cụ thể để đánh dấu sự ra đời của truyện cười. Nhưng có
thể khẳng định một điều rằng, truyện cười Việt Nam ra đời và phát triển
cùng với quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân, khi tư duy con
người tương đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười,
nó không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa
những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động, sản xuất cực nhọc, mà
truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật
xấu của con người, những tính cách khác với đời sống hằng ngày. Đến giai
đoạn xã hội phát triển ở mức độ cao hơn, truyện cười có khi được xem như
là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng

lớp trên, đề cao cách đối đáp, ứng xử của tầng lớp dưới trong xã hội với
việc đối đáp không ngoan trước các tình huống mang tính phê bình lối sống
hoang lạc, không tiết kiệm, không tôn trọng các tầng lớp dưới... Bên cạnh
đó tiếng cười còn phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người Việt
nói chung và những con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp, ứng biến
nhanh nhạy nói riêng ở những vùng, miền khác nhau trong cả nước. Ở đó
đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó xứng đáng
được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn
vẹn. Ẩn sâu sau phía sau là ý nghĩa vừa có mặt thực, vừa có mặt ảo; vừa
phê phán vừa thể hiện tính hài ước, thể hiện rõ nét hai mặt phản diện trong
đời sống hằng ngày.
Bên cạnh các thể loại khác như ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, câu
đố, truyện ngụ ngôn, . . . được sử dụng trong dạy học Tiếng Việt Tiểu học,
thì thể loại truyện cười, truyện gây cười, truyện vui được các nhà nghiên
cứu ít chú ý hơn. Những công trình nghiên cứu chủ yếu thường mang tính
sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn, phân loại tùy theo mục đích của người
8

8


biên soạn,... Từ những công trình đã được nghiên cứu về truyện cười, có
thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
1/ Công trình nghiên cứu đồng tác giả, Đinh Gia Khánh - Chu Xuân
Diên - Võ Quang Nhơn(2006), Văn học dân gian Việt Nam(tái bản), Nxb
Giáo dục Hoàng Tiến Tựu (1997) đã liệt kê một số truyện cười dân gian
khá thú vị và đưa vào trong tác phẩm để người đọc tiếp cận.
2/ Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân
gian Hoàng Tiến Tựu (1997), tác giả không những liệt kê trình bày một
truyện cười dân gian của nước ta từ xưa đến nay, mà đã đưa ra một số

phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu văn học dân gian. Giúp cho
người đọc không những tiếp cận được một số tác phẩm truyện cười Việt
Nam mà còn định hướng những phương pháp nghiên cứu truyện cười cho
phù hợp với từng nội dung, mục đích nghiên cứu khác nhau.
3/ Bình giảng truyện dân gian, Vũ NGọc Khánh (1999), Nxb Giáo
dục Hà Nội, tác giả đã nêu bật lên được những ý nghĩa, hàm ý của những
yếu tố gây cười trong truyện cười dân gian. Kinh nghiệm giảng dạy truyện
cười từ những bài giảng mà tác giả đã sưu tầm, tổng hợp và trình bày trong
đề tài nghiên cứu của tác giả.
4/ Bình giảng thơ ca - truyện dân gian, Nxb Giáo dục Nguyễn Xuân
Kính(1999), công trình nghiên cứu không những nêu giá trị của thơ ca mà
còn khẳng định được ý nghĩ của những cốt truyện, trong đó có truyện cười
của dân gian Việt Nam từ xưa tới nay.Tác giả đã tổng hợp những kinh
nghiệm giảng dạy của các thầy cô ở các trường để xây dựng nên công trình
nghiên cứu cho mình. Tác giả đã nêu bật ý nghĩa quan trọng của những cốt
truyện dân gian Việt Nam nói chung và truyện cười nói riêng trong sự phát
triển của xã hội và giáo dục các thế hệ tiếp theo.
5/ Tổng tập văn học dân gian người Việt, Hoàng Bắc(2000), Nxb Trí
việt, công trình nghiên cứu đã sưu tầm, tổng hợp và sắp xếp một cách khoa
9

9


học văn học dân gian Việt Nam, trong đó phân loại truyện cười dân gian
Việt Nam thành một chuyên đề cụ thể. Từ công trình nghiên cứu này, người
tham khảo có thể tra cứu, nghiên cứu theo các lĩnh vực của mình trong văn
học dân gian của người Việt.
6/ Truyện cười người xưa, Thu Trinh (2001), Nxb Thanh niên, tác giả
đã nghiên cứu và hệ thống hóa một cách khoa học truyện cười người xưa

trong văn hóa người Việt ở các vùng, miền trong nước. Đã phân loại truyện
cười căn cứ theo từng giai đoạn lịch sử của sự phát triển xã hội ở nước ta.
Qua đó góp phần làm phong phú thêm truyện cười của người xưa trong xã
hội hiện nay, lưu giữ để không làm phai nhạt đi những nét hay trong văn
hóa dân gian của người Việt.
7/ Truyện cười xưa và nay, Nguyễn Đức Hiền (1995), Nxb Trẻ Hà
Nội, công trình nghiên cứu đã hệ thống một cách khoa học truyện cười xưa
và nay trong văn hóa người Việt. Bên cạnh đó đưa ra nhận định nguyên
nhân gây cười trong truyện cười xưa và nay. Hệ thống truyện cười xưa
thường phản ánh những bất công của xã hội phong kiến, những thói hư, tật
xấu của những vị quan ở các vùng, miền trong cả nước, và nêu bật lên
những hành xữ linh hoạt, khéo léo của quần chúng nhân dân vừa có ý nghĩa
gây cười nhưng vừa đã kích các thói hư, tật xấu đó. Trong truyện cười của
xã hội ngày nay là những phản ánh những bất cập của xã hội, những mặt
đối lập trong văn hóa hội nhập, những phản ánh của quần chúng nhân dân. .
. Do đó, góp phần giúp các nhà nghiên cứu văn hóa thuận tiện trong việc hệ
thống hóa tri thức một cách khoa học hơn truyện cười của người xưa và
nay.
8/ 40 truyện Trạng Quỳnh, Chí Vĩnh, Nxb Thanh Hóa Lữ - Huy
Nguyên (2002). Tác giả đã nêu lên được 40 tuyện của Trạng Quỳnh trong
văn hóa dân gian Việt Nam, đã làm nổi bật lên được trí thông minh, mưu
mẹo xử trí một cách linh hoạt, tài đối đáp của Trạng Quỳnh trong các tình
10

10


huống. Nó làm nổi bật lên được nụ cười hóm hỉnh, mỉa mai xã hội xưa, các
vị quan xưa thông qua tiếng cười đả kích.
9/Truyện cười dân gian Việt Nam - Truyện tiếu lâm và các Trạng,

Chí Vĩnh(2003), Nxb Thanh Hóa Lữ - Huy Nguyên (2001), tác giả nghiên
cứu đã sưu tầm có hệ thống truyện cười dân gian Việt Nam, đã phân tích ý
nghĩa của truyện cười và truyện cười tiếu lâm theo nghĩa rộng và hẹp. Tác
giả đã nêu lên được ý nghĩa của truyện cười, những đóng góp của truyện
cười trong lý luận và thực tiễn. Dù vậy nhưng công trình nghiên cứu hầu
như chỉ tập trung vào truyện cười trong văn hóa dân gian Việt Nam ở xã
hội trước là chính, chưa nghiên cứu, sưu tầm những truyện cười trong xã
hội hiện nay.
10/ Truyện Tiếu lâm Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Triều Nguyên
(2004), công trình đã tập trung nghiên cứu hệ thống truyện tiếu lâm Việt
Nam, những truyện gây cười và tạo nên tiếng cười thoải mái. Tiếng cười
trong truyện tiếu lâm tập trung vào những câu chuyện hài ước, thú vị, sự
thông minh dí dỏm của các nhân vật.Đóng góp của công trình nghiên cứu
là đã sưu tầm có hệ thống truyện Tiếu lâm, có chọn lọc một cách khoa học
thể loại truyện Tiếu luân từ các công trình nghiên cứu trước.
11/ Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt, Nxb Giáo dục
(2004), công trình nghiên cứu đã nêu bật lên tính nghệ thuật, sự thú vị, ý
nghĩa tiềm ẩn trong nghệ thuật chơi chữ của văn chương người Việt qua các
giai đoạn lịch sử giai đoạn trước. Những câu truyện cười thể hiện được ý
nghĩa đả kích, trí thông minh của người Việt thông qua ngôn ngữ, qua giao
tiếp của văn hóa người xưa.
12/ Trong luận án tiến sĩ “Ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học
Tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Văn Tứ, Học viên Trường Đại học Sư phạm Hà
nội (2012) đã đề cập một phần về truyện cười nhưng hướng vào cách giảng
dạy ở trường THCS và THPT hơn là tập trung vào tiểu học để nghiên cứu.
11

11



Trong công trình nghiên cứu ấy, tác giả đã chú trọng nghiên cứu và làm
sáng tỏ giá trị, vai trò của văn học dân gian trong việc dạy học Tiếng Việt ở
THCS và THPT.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều bài phân
tích, nghiên cứu của các tác giả khác mà chúng tôi chưa có điều kiện để
thống kê hết. Từ những công trình nghiên cứu trên đây, đã được chúng tôi
tìm hiểu, tham khảo, nghiên cứu một cách có chủ đích và khoa học, nhằm
giúp cho chính tác giả có thêm kiến thức cơ bản, cơ sở lý luận và thực tiễn
để nghiên cứu đề tài của mình.
Từ những công trình nghiên cứu trên thì có ba công trình nghiên cứu
đã tập trung chuyên sâu và có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi
là công trình của tác giả Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Đức Hiền, Chí Vĩnh.
Bên cạnh việc tập hợp một số lượng khá lớn truyện cười xưa và nay trong
văn hóa người việt thì các tác giả trên còn giới thiệu nguồn gốc xuất xứ;
mục đích, chức năng, ý nghĩa của truyện cười, nêu bật lên giá trị của những
nụ cười trong các cốt truyện.
Truyện cười được đưa vào chương trình hạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học đã có từ lâu trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học,
dù không xác định được mốc thời gian nhưng có thể khẳng định qua các
lần biên soạn và cải cách sách giáo khoa thì ngữ liệu truyện cười ngày càng
được nghiên cứu, áp dụng và bổ sung vào trong thực tiển giảng dạy. Đáp
ứng ngày càng nhiều nhu cầu dạy và học, truyền tải và tiếp thu của môn
học, qua đó có thể nhận định lịch sử xây dựng ngân hàng truyện cười để
dạy học và lịch sử để nghiên cứu về truyện cười luôn có mối quan hệ tác
động qua lại và bổ sung cho nhau để hoàn thiện hơn ngữ liệu truyện cười
trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học.
Từ thực tế nền giáo dục nước ta, sau bốn năm được đưa vào dạy thử
nghiệm, năm học 2002 - 2003, bộ sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
12


12


biên soạn theo Chương trình Tiểu học mới đã được chính thức đưa vào dạy
ở tất cả các trường Tiểu học trên cả nước. Bên cạnh những điểm kế thừa từ
sách giáo khoa cải cách giáo dục, bộ sách này có nhiều sự thay đổi theo
hướng tích cực. Các truyện vui lần đầu tiên được đưa vào dạy học cũng làm
nên bộ mặt mới cho nó, đem đến cho học sinh những tiếng cười nhẹ nhàng,
góp phần hình thành ở các em trí thông minh, óc hài hước và lòng nhân
hậu. Việc làm này chẳng những khiến cho bộ sách trở nên hấp dẫn với các
em mà còn giúp học sinh phát triển về nhiều mặt. Đây cũng là minh chứng
cho thấy đội ngũ các nhà biên soạn đã có sự chú trọng nhiều hơn đến đặc
điểm tâm – sinh lí và nhận thức của đối tượng học sinh tiểu học, đến đặc
trưng của bậc học. Tính khoa học, sư phạm của chương trình, vì thế cũng
đã được khẳng định, nâng cao.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trong việc cung cấp thêm hệ
thống ngữ liệu truyện cười vào trong chương trình dạy học, một số công
trình nghiên cứu trước đó đã từng bước bổ sung vào ngân hàng truyện cười
những cốt truyện với nội dung phù hợp với lứa tuổi, cung cấp thêm những
tài liệu tham khảo rất có giá trị trong thử nghiệm và biên soạn chính thức
sách Tiếng Việt Tiểu học. Các tác giả nghiên cứu đã đi sâu vào chủ thể tiếp
nhận truyện cười, kiến thức đạt được khi các em tiếp nhận truyện cười
trong chương trình môn học so với các chương trình dạy học giai đoạn
trước, góp phần làm căn cứ khoa học và tài liệu tham khảo trong quá trình
biên soạn sách Tiếng Việt ở Tiểu học. Với công trình nghiên cứu của mình
trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi sẽ nghiên cứu để bổ sung thêm vào hệ
thống tri thức khoa học trong việc dạy và học truyện cười Tiếng Việt ở Tiểu
học đối với các em, làm rõ hơn giá trị của truyện cười và bổ sung có hệ
thống một số truyện cười cần thiết trong việc dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu
học khi vấn đề tranh cãi xung quanh đề án đổi mới chương trình, sách giáo

13

13


khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đang được Bộ Giáo dục trình Quốc
hội xem xét phê chuẩn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất, xây dựng ngân hàng
truyện cười làm ngữ liệu cho dạy “Luyện câu” và “ Chính tả” . Nhằm nâng
cao chất lượng trong môn Tiếng Việt nói chung và phần “Luyện câu” và “
Chính tả” ở Tiểu học nói riêng.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực tế việc sử dụng truyện cười làm ngữ
liệu trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và phần “Luyện
câu” và “ Chính tả” ở Tiểu học nói riêng.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu làm rõ được việc sử dụng truyện cười trong dạy học “Luyện câu” và “ Chính tả”, đồng thời đưa ra những giải pháp để bổ
sung, xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu đảm bảo tính giáo
dục, phù hợp với mục đích nghiên cứu sẽ nâng cao được hiệu quả dạy - học
phần “Luyện câu” và “ Chính tả” ở Tiểu học thời gian tới.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thống kê và đánh giá về hệ thống truyện cười được sử dụng trong
SGK TV ở Tiểu học.
Nghiên cứu những lợi thế của truyện cười và đồng thời đề xuất
những nguyên tắc để xây dựng và lựa chọn truyện cười làm ngữ liệu phục
vụ cho dạy học “Luyện câu” và “ Chính tả” ở Tiểu học.
7. Các phương pháp sử dụng
Phương pháp đọc, tra cứu tài liệu: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu
liên quan đến truyện cười trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

14

14


Phương pháp thống kê: Thống kê các truyện cười trong SGK
Tiếng Việt ở Tiểu học, các công trình nghiên cứu đi trước và nhiều cách
đánh giá, nhận xét.
Phương pháp khảo sát - điều tra: Khảo sát thực trạng về khả năng sử
dụng truyện cười trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Bên cạnh đó tác giả còn sử
dụng phương pháp lôgic học, nhằm giúp tác giả phân tích đúng đắn cả về
trình tự sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học và tiết kiệm được thời gian.
8. Đóng góp của luận văn
Phân tích những lợi thế của truyện cười trong dạy hoc Tiếng Việt ở
Tiểu học.
Đưa ra hệ thống ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu cho dạy “Luyện
câu” và “ Chính tả” ở Tiểu học.
Đưa ra một số khuyến nghị sử dụng truyện cười làm ngữ liệu trong
dạy học môn Tiếng Việt.
9. Phạm vi nghiên cứu
Phân tích, đánh giá truyện cười được sử dụng trong SGK TV ở TH
Sưu tầm truyện cười làm ngữ liệu cho dạy học “Luyện câu” và “
Chính tả” ở TH.
10. Cấu trúc của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
Nêu lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp sử
dụng, đóng góp của luận văn, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Căn cứ của việc sử dụng truyện cười trong dạy học
“Luyện câu” và “Chính tả”ở Tiểu học.
15

15


Chương II: Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy học “Luyện câu”
và “Chính tả” ở Tiểu học.
Chương III: Sử dụng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu dạy học
“Luyện câu” và “Chính tả”ở Tiểu học
PHẦN KẾT LUẬN

16

16


CHƯƠNG I
CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN CƯỜI
TRONG DẠY HỌC “LUYỆN CÂU” VÀ “CHÍNH TẢ”
1. Giới thuyết về truyện cười
1.1. Khái niệm truyện cười
Theo tác giả Đỗ Bình Trị thì“Truyện cười là truyện kể về hiện tượng
buồn cười, thể hiện ở hoạt động của người và vật (bao gồm cả hoạt động
nói năng) nhằm gây cười”, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn
hóa dân gian, trang 6, Nxb Khoa học - 1999.
“Truyện cười nói một cách đơn giản là những truyện làm cho người
ta cười, có thể là cười mỉm, nhưng thường là cười giòn giã. Có thể là cười
một cách vui vẻ, nhẹ nhàng, nhưng thường cười mà phẫn nộ, khinh ghét”,

Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, trang 13, Đinh Gia Khánh chủ biên,
Nxb Giáo dục – 2001.
“Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong
cuộc sống, nhằm tạo ra những tiếng cười vui hoặc phê phán những thói hư,
tật xấu trong xã hội”. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, trang 15, tập 1, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, Nxb Giáo dục - 2002.
Danh từ “truyện cười” được giới nghiên cứu nước ta dùng làm thuật
ngữ chuyên môn để chỉ tất cả các hình thức truyện kể có tác dụng gây cười
và lấy tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để khen, chê và mua vui, giải trí
(như truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện tiếu lâm,. . . .).
Tóm lại,theo tác giả có thể hiểu truyện cười là truyện kể về hiện
tượng buồn cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười vui vẻ trong cuộc
sống, cũng có thể là tiếng cười phê phán của con người.
1.2. Một số đặc trưng cơ bản của truyện cười
a. Nghệ thuật dựng truyện cười
17

17


Nói đến đặc trưng của truyện cười trước hết phải nói đến nghệ thuật
dựng truyện. Trong tổ chức cốt truyện, vai trò của tưởng tượng, hư cấu hết
sức quan trọng.
Truyện cười trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đều chứa đựng
yếu tố tưởng tượng và hư cấu, những đặc điểm đó thường mang tính nhẹ
nhàng, dễ hiểu và dễ cảm nhận. Truyện cười ở Tiểu học là một sản phẩm
của lý trí nên sự tưởng tượng, hư cấu trong truyện thường gắn với tư duy
duy lý trong đời sống hằng ngày, cốt truyện thường đơn giản, ít tình tiết
trừu tượng, khó hiểu, thường rõ ràng và hợp lý, nó đáp ứng được nhu cầu
học và tiếp nhận của các em theo độ tuổi tiếp cận.

Trong quá trình tham gia giảng dạy, tác giả thấy thường thì truyện
cười được sử dụng làm ngữ liệu trong môn Tiếng việt ở Tiểu học rất ngắn
và không có phần mở đầu hay kết thúc cụ thể như truyện cổ tích hay các
thể loại truyện khác. Chính đó cũng là nét riêng của truyện cười để giúp các
em học sinh Tiểu học dễ dàng tiếp cận và cảm nhận tiếng cười thú vị đó.
Chính người đọc cũng có thế thấy, truyện cười thường ngắn và có khi cực
ngắn cho nên phần mở đầu và phần kết thúc của nó nhiều khi cũng khó
phân tích và cảm nhận một cách cụ thể nhất. Điểm quan trọng là do chính
nhu cầu học và nhận thức của các em, nên phần mở đầu và phần kết thúc
của truyện cười phải được sắp xếp sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của giáo dục đối với học sinh Tiểu học, nên có phần không giống với
các thể loại truyện khác được.
Truyện cười được sử dụng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học không
nhằm mục đích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn, những tình
tiết cao siêu khó hiểu, khó cảm nhận; cũng không nhằm phản ánh, lý giải
những sự kiện phức tạp của xã hội mà chủ yếu dùng tiếng cười để phản ánh
những mặt, những điều thú vị và bất ngờ tạo nên tiếng cười trong cuộc
sống.
18

18


Thời gian và bối cảnh của truyện cười thường ngắn, không gian
thường hẹp, sự việc diễn ra ít và diễn biến đơn giản, ít sinh động nhưng họa
cảnh thường thú vị, tình tiết hấp dẫn với cảm nhận của lứa tuổi các em.
Tình tiết xây dựng, dẫn nhập hay tạo ra những tình huống bất ngờ, nội dung
thường trào phúng, có phần tò mò, kết thúc đột ngột, sống động, đó là
những đặc điểm gây nên tiếng cười thoải mái, dí dỏm cho các em.
Trong sáng tác truyện cười, các tác giả phải thường xuyên sử dụng

các họa cảnh mang tính hư cấu, tưởng tượng và biện pháp phóng đại,
cường điệu để tạo dựng lên những ngôn ngữ, cử chỉ, trường hợp và tình
huống đáng cười theo cảm nhận của lứa tuổi các em. Tuy những cái đáng
cười hầu như có sẵn trong đời sống xã hội, chỉ cần phát hiện và nêu bật, thể
hiện nó nhằm gây cười, tạo sự thú vị, niềm say mê cho các em. Những
truyện cười hấp dẫn và có giá trị đều là kết quả sáng tạo của người có tài
năng,
b. Xây dựng nhân vật trong truyện cười
Nghệ thuật xây dựng truyện gắn liền với nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong cốt truyện. Hầu hết các câu truyện thường ngắn và rất ngắn,
nhưng dù ngắn đến mấy thì truyện cười cũng được xây dựng ít nhất hai
nhân vật trở lên, hầu như không có một nhân vật. Trong đó thường có một
nhân vật phản diện, một nhân vật chính diện; một nhân vật đại diện cho
điều tốt, một nhân vật đại diện cho điều xấu... Các nhân vật trong truyện
thường linh hoạt, nhưng có một nhân vật thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn
và thường ứng xử linh hoạt để tạo ra tiếng cười.
Ví dụ: Truyện Người lái xe đãng trí. Tiếng Việt lớp 5 hay truyện Mua kính
Tiếng Việt lớp 2,…
c. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Nói chung, ngôn ngữ được sử dụng trong truyện cười rất đơn giản,
dễ đọc, dễ hiểu theo mức độ cảm nhận của học sinh. Nếu có chổ nào tác giả
19

19


dùng từ mập mờ, lấp lửng thì đó là dụng ý của tác giả để kích thích sự tư
duy, sự phán đoán, sự tìm hiểu của các em.
Nghệ thuật trong diễn đạt ngôn từ, ngôn ngữ thường mang tính sống
động, các hành động được mô tả trong cốt truyện thường có tính liên tưởng

cho các em học sinh Tiểu học, khi các em tiếp nhận truyện cười, bên cạnh
việc tiếp nhận ngôn từ còn có những suy nghĩ liên tưởng tích cực đến thực
tế cuộc sống trước các tình huống, hành động mà cốt truyện nêu lên.
1.3. Phân loại truyện cười
* Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn:
a. Truyện cười kết chuỗi:
- Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng
cười phê phán (ví dụ truyện Trạng Lợn): Bên cạnh tiếng cười vui vẻ, nhẹ
nhàng còn có tiếng cười phê phán, chê trách, oán trách. . . người ta cười
tính keo kiệt, bủn xỉn, cười những trò nhố nhăng trong cuộc sống, … Ví dụ
truyện đi học là tiên, Anh keo kiệt ngủ say, … Tiếng cười mang hàm ý châm
biếm, thái độ khinh bỉ, phê phán những tật xấu của con người.
- Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi,
thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Ví dụ
truyện Trạng Quỳnh): Tiếng cười thường vui vẻ, nhẹ nhàng, đó là tiếng
cười đối với hình thức suy diễn thú vị, đơn thuần của cuộc sống hằng ngày.
Tiếng cười gần gũi với đời sống của người dân, nhất là tính đơn thuần, mộc
mạc của người nông dân Việt Nam.
b. Truyện cười không kết chuỗi:
* Truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu): Đặc điểm cụ thể của truyện
cười khôi hài dân gian bao gồm: Nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ. . . những đặc
điểm này làm thi pháp đặc trưng của truyện khôi hài và đều phục vụ mục
đích gây cười. Truyện khôi hài (hài ước) là một thể loại của truyện cười, có
20

20


mục đích chủ yếu nhằm giải trí, mua vui là chính. Và theo Ang-ghen tác
dụng chính của loại truyện khôi hài là nhằm“Giải tỏa sự căng thẳng,mệt

mỏi của người nông dân sau một ngày lao động vất vả” .
Bộ phận truyện cười phiếm chỉ ở mức rộng bao gồm những truyện
cười về những nhân vật không có tên riêng và cũng không có tính xác định
xã hội cụ thể, chỉ tượng trung cho những thói hư tật xấu phổ biến của con
người, … Có thể coi đây là loại nhân vật tính cách, truyện thiên về tính hài
ước, tính xã hội thường mờ nhạt.
Bộ phận truyện cười phiếm chỉ ở mức hẹp bao gồm những truyện cười về
các nhân vật không có tên riêng, nhưng thành phần, địa vị xã hội tương đối
cụ thể. Nhìn chung, giá trị hiện thực, tính chiến đấu của bộ phận truyện này
cao hơn so với bộ phận truyện cười phiếm chỉ ở mức rộng.
Bộ phận thứ hai bao gồm chuỗi truyện có những nhân vật thông
minh, hóm hỉnh (Ví dụ truyện Bác ba phi...). Ở đây, nhân vật trung tâm
luôn luôn chủ động tấn công, dùng tiếng cười làm phương tiện và vũ khí,
làm cho kẻ thù mất mặt.
* Truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu): Là tiếng mà nội dung
chính là châm biếm, đả kích một nhân vật nào hay một hành động nào đáng
lên án, đáng chê trách và tác giả mỉa mai thông quan tiếng cười châm biếm
sâu xa. Nhân vật trong truyện cười châm biếm thường bộc lộ những hành
động, tính cách khác hẳn với đời thường của xã hội, bên cạnh đó thường có
những nhân vật, những tính cách những hành động đối lập lại để làm nổi
bật lên cái đáng phê phán, cái đáng cười đả kích đó.
* Truyện tiếu lâm (có yếu tố tục): Nói tục là một cách gây cười để
thỏa mãn sự nghịch ngợm của con người. Yếu tố tục trong truyện tiếu lâm
không những dùng để châm biếm, đả kích, phê phán các hành vi xấu xa hay
phản ứng lại chế độ áp bức phong kiến mà nó còn được sử dụng vào mục
đích mua vui, chỉ là để thỏa mãn sự nghịch ngợm. Sau một ngày lao động
21

21



vất vả và chịu nhiều áp lực tâm sinh lý, con người cảm tìm đến với nhau để
tâm sự, trò chuyện, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, đặc biệt là
những yếu tố tục trong truyện tiếu lâm giúp người ta cười sảng khoái, giòn
giã và tan biến mọi lo âu, mệt nhọc. Họ không chỉ sử dụng truyện cười để
phản ứng lại những điều bất bình trong xã hội, mà truyện cười còn được
xem như là một thú vui tích cực, một trò tiêu khiển rất thú vị.
2. Lợi thế truyện cười với tư cách là ngữ liệu dạy học “Luyện
câu” và “Chính tả” ở Tiểu học.
Theo các học giả, ngữ liệu là tư liệu ngôn ngữ để nghiên cứu ngôn
ngữ và dạy tiếng. Như vậy, trong dạy học tiếng (tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước
ngoài), ngữ liệu (còn gọi là: ví dụ, dẫn chứng, minh họa, tư liệu. . .) có thể
được trích dẫn, khai thác, lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào
mục đích, nội dung, đối tượng và điểu kiện cụ thể của quá trình day học.
Đó là những ngữ liệu được trích dẫn từ văn học dân gian, văn học viết, ngữ
liệu cho người dạy tự đặt ra hoặc huy động từ những nguồn gốc khác.
Ngữ liệu dùng ở tiểu học phải thực sự cụ thể, thú vị, trực quan sinh
động, nhiều hình ảnh và màu sắc. Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi như vậy
nên ngoài các truyện cười dân gian có sẵn thì các nhà viết sách còn phải
nghĩ ra những truyện cười thú vị phù hợp với lứa tuổi các em trong giai
đoạn xã hội hiện nay. Vì vậy, ngữ liệu của truyện cười dùng trong dạy học
nói chung và các phân môn Tiếng Việt nói riêng không chỉ dừng lại ở
những truyện cười dân gian mà còn có những truyện cười trong xã hội hiện
tại, chính là những nội dung cốt truyện gây cười do các nhà viết sách, nhà
nghiên cứu xây dựng nên hoặc sưu tầm từ các kênh khác.
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, việc lựa chọn các ngữ liệu
truyện cười để các em dễ dàng tiếp cận và học có vai trò hết sức quan trọng
cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cũng như lưu giữ, ghi nhớ
những kiến thức nền tảng của các em. Việc lựa chọn những truyện cười làm
22


22


ngữ liệu phù hợp với nội dung dạy học cũng như tâm sinh lý của lứa tuổi
các em, góp phần thực hiện những mục đích và yêu cầu trong quá trình
giảng dạy.
2.1. Truyện cười có nội dung ngắn gọn, sâu sắc
So với các thể loại văn bản khác thì truyện cười có ưu thế khá
lớn về mặt nội dung cũng như tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nội
dung của truyện thường ngắn gọn đồng thời tạo tiếng cười tức thì, sự
thích thú với HS.Với tư cách là ngữ liệu dạy học ngoài việc phục vụ
cho việc hình thành tri thức, rèn kĩ năng còn giúp các em ứng phó
linh hoạt, thông minh hơn trước các tình huống cuộc sống tương tự
như trong cốt truyện, giúp các em phản ứng nhanh, biết phân biệt
được những mặt tốt, những mặt xấu của đời thường thể hiện trong
cốt truyện. Thông qua những giá trị thực tiễn đó phục vụ tốt cho các
em hơn trong việc củng cố tri thức, kĩ năng Tiếng Việt qua cơ chế
học và tự học, tìm hiểu các loại sách, tài liệu có chuyên mục truyện
cười nhiêu hơn mà nó thuộc về cấu trúc, chức năng của Tiếng Việt,
từng bước phục vụ tốt cho việc dạy tập đọc, chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp. . . cũng như những kiến thức của cuộc sống được lồng ghép
trong Tiếng Việt.
Ví dụ:
Truyện: Mua kính
Có một cậu bé lười học nên không biết chữ. Thấy nhiều người khi
đọc sách phải đeo kính, cậu tưởng rằng cứ đeo kính thì đọc được sách.Một
hôm, cậu vào một cửa hàng để mua kính, cậu giở một quốn sách ra đọc
thử.Cậu thử đến năm bảy chiếc kính khác nhau mà vẫn không đọc được.
Bác bán kính thấy thế liền hỏi: “Hay là cháu không biết đọc?” Cậu bé ngạc

nhiên: “Nếu cháu mà biết đọc thì cháu phải mua kính làm gì?” Bác bán
23

23


kính phì cười: “Chẳng có thứ kính nào đeo vào mà biết đọc được đâu!
Cháu muốn đọc sách thì phải học đi đã”.
(Tiếng Việt 2, tập 1)
Truyện Mua kính không chỉ có tác dụng giúp các em luyện đọc,
luyện phát âm mà còn gây cười, gây hứng thú đối với người đọc vì sự suy
luận không có căn cứ, thiếu thực tế và không đúng khi cho rằng những ai
đeo kính vào đều đọc được sách. Gây cười vì hành động của cậu bé đi mua
kính để có thể đọc, và tiếp theo là tiếng cười thú vị khi cậu bé đeo kính mà
vẫn không đọc được. Qua nội dung cốt truyện, ám chỉ hàm ý đến với các
em học sinh, để học giỏi thì tất yếu phải dựa vào sự nỗ lực, rèn luyện, sự cố
gắng của các em, chứ không có một phương tiện nào giúp các em học giỏi
hơn được. Ý nghĩa sâu xa trong cốt truyện đã thể hiện được hàm ý đến với
người học như vậy.
Hay truyện:

Đổi giày

Có cậu học trò nọ vội đến trường nên xỏ nhầm giày, một chiếc cao,
một chiếc thấp. Bước tập tễnh trên đường, cậu lẫm bẩm:
-

Quái lạ, sao hôm nay chân mình một bên dài, một bên ngắn? Hay là

tại đường khấp khiểng?

Vừa tới sân trường, cậu gặp ngay thầy giáo. Thấy cậu bé đi chân thấp
chân cao, thầy bảo:
-

Em đi nhầm giầy rồi. Về đổi giày đi cho đỡ chịu!
Cậu bé chạy vội về nhà. Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày,
ngắm đi ngắm lại, rồi lắc đầu nói:

-

Đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao.
(Tiếng Việt 2, tập 1)
Qua truyện Đổi giày, tiếng cười vui khi cậu học trò nọ xỏ nhầm giày,

một chiếc cao, một chiếc thấp bước tập tễnh trên đường tới trường. Cậu còn
tự hỏi, sao chân mình một bên dài, một bên ngắn, hay là tại mặt đường?
24

24


Tiếng cười ngộ nghĩ khi em quay về nhà đổi giày và thấy đôi ở nhà vẫn
chiếc cao chiếc thấp. Qua nột dung cốt truyện, không chỉ giúp các em vang
lên tiếng cười ngộ nghĩnh, thú vị mà còn đưa ra cách giải quyết cho các em,
khi giáo viên đặt ra câu hỏi về cách xử trí nếu các em là em học sinh đó.
Hay lí do vì sao cậu bé lại nói như vậy? Từ đó, giúp giáo dục các em qua
từng kĩ năng trong cuộc sống, các em tự đưa ra tình huống và giải quyết
tình huống trong những trường hợp của truyện cười như trên.
Truyện cười là một hình thức sinh hoạt vui chơi dân gian, những câu
chuyện được kể vui giữa gia đình, những nơi đông người hay giữa lớp học

đều tạo nên tính thú vị, tinh thần vui vẻ, xóa đi những lo toan, những vất
vả, những căng thẳng của đời sống, đây là một thể loại văn học thực sự bổ
ích. . . thật khó để xã hội phát triển qua từng giai đoạn thời gian khi không
tồn tại tiếng cường, thiếu sự hài ước, thiếu niềm vui và sự hứng thú trong
lao động, sản xuất. Lúc đó con người tồn tại trong xã hội như những công
cụ sản xuất chỉ biết lao động và lao động, tồn tại chứ không phải sống đúng
với nhu cầu của con người.
Dạy học môn Tiếng Việt trong trường học nói chung và trường Tiểu
học nói riêng, truyện cười được xem như văn bản hoàn chỉnh, trọn vẹn và
thể hiện được những nội dung, mục đích cụ thể của bài hoc. Chúng không
chỉ giúp cho học sinh tri thức có tính lý thuyết, ngôn ngữ của Tiếng Việt mà
bước đầu còn rèn luyện được tính tư duy, nhạy bén, logic cho học sinh. Đây
là một ưu thế rất lớn của truyện cười khi nó được dùng như một ngữ liệu
trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
Đối với học sinh Tiểu học, ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ được giảng dạy
trong nhà trường không chỉ nhằm mục đích cung cấp các tri thức cần thiết
cho việc học tập của các em mà nó còn là phương tiện trong quá trình giao
tiếp và trong các hoạt động cụ thể của cuộc sống hằng ngày thông qua
những tình tiết hay, thú vị trong cốt truyên. Đây là hoạt động song hành
25

25


×