Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm của các địa danh huyện Thủy Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 87 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
___________________________________

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH
HUYỆN THỦY NGUYÊN (HẢI PHÒNG)
TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ

HẢI PHÒNG - 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh Hà.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách
quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo tại trường Đại học Hải Phòng, Học viện
Ngôn ngữ Việt Nam, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân trong và
ngoài nhà trường.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cô giáo đã giảng
dạy các chuyên đề cho lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam A-Khóa VI và các
thầy, cô giáo Phòng Quản lý sau đại học - Trường Đại học Hải Phòng. Đặc
biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hà đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, nhân viên

Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện; các đồng chí cán bộ các xã, thị trấn và
nhân dân trong huyện Thủy Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân,
bạn bè đã động viên tôi trong trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.

Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
Trang
i
ii
iii
v
vi
1

LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………..
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………
MỤC LỤC………………………………………………………………….
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………...
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC 11
1.1. Khái quát chung về định danh ngôn ngữ………………………….......


11

1.2. Cơ sở lý thuyết về địa danh……………………………………………

14

1.2.1. Định nghĩa về địa danh…………………………………………….... 14
1.2.2. Phân loại địa danh…………………………………………………… 16
1.2.3. Các phương diện nghiên cứu địa danh……………………………..... 19
1.2.4. Hướng tiếp cận của đề tài………………………………………….... 19
1.3. Đặc điểm của định danh nói chung và địa danh nói riêng…………….. 19
1.3.1. Về nguồn gốc của các tên gọi……………………………………….. 20
1.3.2. Về kiểu ngữ nghĩa của các tên gọi…………………………………... 20
1.3.3. Cách thức biểu thị của các tên gọi…………………………………... 22
1.4. Tiểu kết chương 1……………………………………………………... 23
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH CỦA HUYỆN THỦY NGUYÊN
(HẢI PHÒNG)….........................................................................................

25

2.1. Một số vấn đề tư liệu về địa bàn, địa danh huyện Thủy Nguyên……... 25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Thủy Nguyên……………...

25

2.1.2. Phân loại địa danh Thủy Nguyên theo tiêu chí tự nhiên/không
tự nhiên…………………………………………………………………… 35
2.2. Đặc điểm định danh của các địa danh thuộc Thủy Nguyên…………… 37
2.2.1. Xét theo nguồn gốc ngôn ngữ……………………………………….. 37

2.2.2. Xét theo kiểu ngữ nghĩa của chúng………………………………….. 39
2.2.3. Xét theo cách thức biểu thị của chúng……………………………..... 42


iv

2.2.4. Chọn đặc trưng làm cơ sở cho việc đặt các địa danh thuộc Thủy Nguyên.. 47
2.3. Kiểu mô hình cấu tạo phức thể địa danh Thủy Nguyên………………. 49
2.3.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Thủy Nguyên…………………. 49
2.3.2. Phân tích thành tố chung trong phức thể địa danh Thủy Nguyên…... 51
2.3.3. Đặc điểm một số kiểu cấu tạo của địa danh Thủy Nguyên………….. 57
2.4. Tiểu kết chương 2……………………………………………………... 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA HUYỆN THỦY
NGUYÊN (HẢI PHÒNG) ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA 62
DANH……………………………………………………………………..
3.1. Một vài vấn đề về văn hóa và ngôn ngữ………………………………. 62
3.1.1. Khái niệm văn hóa…………………………………………………... 62
3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa……………………………... 63
3.2. Một số đặc trưng văn hóa thể hiện trong địa danh Thủy Nguyên……... 65
3.2.1. Đặc trưng văn hóa được thể hiện qua thành tố ngôn ngữ…………… 65
3.2.2. Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hóa trong địa danh Thủy Nguyên… 68
3.2.3. Sự thể hiện các phương diện văn hóa trong địa danh Thủy Nguyên……

71

3.3. Tiểu kết chương 3……………………………………………………... 73
KẾT LUẬN………………………………………………………………… 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………. 78



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Viết tắt trong địa danh các xã, thị trấn
Từ viết tắt

Giải thích

Từ viết tắt

Giải thích

AL

An Lư

MĐg

Mỹ Đồng

AS

An Sơn

NL

Ngũ Lão

CN


Cao Nhân

PL

Phả Lễ

CM

Chính Mỹ

PN

Phù Ninh

DQ

Dương Quan

PLe

Phục Lễ

ĐS

Đông Sơn

QT

Quảng Thanh




Hoa Động

THg

Tam Hưng

HĐg

Hoàng Động

TD

Tân Dương

HT

Hợp Thành

THa

Trung Hà

KB

Kiền Bái

TH


Thiên Hương

KG

Kênh Giang



Thủy Đường

KS

Kỳ Sơn

TTr

Thủy Triều

LX

Lại Xuân

TS

Thủy Sơn



Lâm Động


HB

Hòa Bình

LL

Lập Lễ

GM

Gia Minh

LK

Lưu Kiếm



Gia Đức

LKy

Lưu Kỳ



Núi Đèo

LKh


Liên Khê



Minh Đức

MT

Minh Tân

2. Viết tắt trong loại hình địa danh
Từ viết tắt
ĐDĐHTN

Giải thích
Địa danh địa hình tự nhiên

ĐDĐVDC

Địa danh đơn vị dân cư

ĐDCTNT

Địa danh công trình nhân tạo

ĐDCTXD

Địa danh công trình xây dựng

ĐDCTGT


Địa danh công trình giao thông


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu bảng

Trang

2.1

Kết quả thu thập địa danh huyện Thủy Nguyên

36

2.2

Kết quả thu thập và phân loại theo loại hình

41

2.3

Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Thủy Nguyên


50

2.4

Kết quả thống kê thành tố chung trong địa
danh Thủy Nguyên

2.5

Thống kê cấu tạo của thành tố chung trong các
phức thể địa danh Thủy Nguyên

2.6

Thống kê địa danh Thủy Nguyên theo kiểu cấu tạo

51

53
57


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Địa danh là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: lịch
sử, địa lý, văn hóa, ngôn ngữ...Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu về địa danh với các cách tiếp cận khác nhau và đem lại những kết

quả to lớn về giá trị khoa học cũng như giá trị về thực tiễn. Dưới góc độ ngôn
ngữ học, ý nghĩa, nguồn gốc và những biến đổi của địa danh cũng như cấu tạo
đặc điểm của địa danh, các phương thức đặt địa danh đã được các công trình
ngôn ngữ nghiên cứu một cách chuyên sâu. Gần đây, địa danh đã được nghiên
cứu theo hướng ngôn ngữ - văn hóa đem lại những vấn đề lý thú cả về mặt
khoa học và thực tiễn.
1.2. Đặc trưng văn hóa của địa danh được thể hiện khá rõ trong ngôn
ngữ. Vì thế một số nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ không chỉ là phương
tiện giao tiếp của cộng đồng mà còn là phương tiện bảo tồn những đặc trưng
về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng dân tộc. Nghiên cứu địa danh ở một vùng
miền, địa phương góp phần làm sáng tỏ bức tranh hiện thực về văn hóa, địa
lý... của vùng miền, địa phương đó.
1.3. Thủy Nguyên là một huyện của thành phố Hải Phòng, tiếp giáp với
tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương, là đầu mối giao thông nối Hải Phòng với
nhiều tỉnh, thành khác, đặc biệt là một huyện rộng được coi là vùng có bản
sắc văn hóa nổi trội trong thành phố. “Điều đó đã được thể hiện qua các đồ
trang sức bằng đá quý, các hoa văn trên đồ gốm, đồ đồng Tràng Kênh - Việt
Khê. Dòng chảy ấy tiếp tục kết tinh, phát triển, hình thành hát đúm, ca trù,
các phong tục, tập quán và các công trình kiến trúc - nghệ thuật vẫn được


2

bảo tồn đến ngày nay” [31, tr.16-17]. Chính vì vậy việc nghiên cứu địa danh
Thủy Nguyên cũng đã được một số nhà nghiên cứu lịch sử, địa lý... quan tâm.
Tuy nhiên nghiên cứu đặc điểm địa danh Thủy Nguyên từ góc độ ngôn ngữ và
văn hóa chưa có một công trình chuyên sâu. Với những lý do trên, chúng tôi
chọn địa danh của Thủy Nguyên là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới

Vấn đề nghiên cứu địa danh đã được ngôn ngữ học thế giới quan tâm
nghiên cứu từ rất sớm. Từ thời cổ đại trên thế giới đã có nhiều ghi chép, sưu
tập, tổng hợp và giải thích về cách đọc, về ý nghĩa của địa danh. Tác phẩm
Hán thư (32-92 sau công nguyên) đã ghi chép được hơn 4000 địa danh;
khoảng 2300 địa danh đã được giải thích trong hơn 20000 địa danh được đề
cập đến ở Thủy kinh chú. Trong Thành kinh của thiên chúa giáo với mục đích
truyền giáo tới các quốc gia cũng đã thu thập nhiều địa danh với các nguồn
gốc khác nhau. Đây là những công trình khởi đầu cho việc nghiên cứu địa
danh từ góc độ địa lý học lịch sử.
Ở phương Tây từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện nhiều công
trình nghiên cứu về địa danh. Chẳng hạn cuốn "Địa lí từ nguyên học" (1835)
của T.A. Gibson đã đưa ra một hệ thống phân loại về từ ngữ trong phức thể
của tên địa lý; cuốn "Từ và các địa điểm hay sự minh họa có tính nguyên lai
về lịch sử, dân tộc học và địa lí học" (1864) của I ssac Taylor; cuốn "Địa
danh học" (1872) của J.J. Egli; cuốn "Địa danh học" (1903) của J.W. Nagh.
Những công trình này đã đưa ra hướng lý thuyết làm tiền đề cho khoa học địa
danh phát triển trong thế kỷ XX.


3

Đầu thế kỉ XX có thêm nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về địa danh.
Ví dụ như cuốn "Nguồn gốc và sự phát triển địa danh" (1926) của A.Dauzat,
"Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm" (1958) của George,
"Thực hành địa danh học" (1977) của P.E.Raper. Tại Nga, E.M.Murzaev với
"Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học", A.Kapenko với tác phẩm
"Bàn về địa danh học đồng đại" (1964), hay "Những nguyên tắc cơ bản của
công tác nghiên cứu địa danh" của A.I.Popôv, đặc biệt là công trình “Những
nguyên lý địa danh học” và "Địa danh học là gì?" của A.V. Superanskaja [2]
tiêu biểu trong việc nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ. Theo tác giả

thì chỉ có các phương pháp ngôn ngữ mới có thể kiểm tra những giả thuyết có
liên quan đến xuất xứ của địa danh. Đặc biệt, trong "Địa danh là gì" (2000),
tác giả đã đề cập đến toàn bộ các vấn đề lý thuyết về địa danh. Các vấn đề
như: định nghĩa địa danh, phân loại địa danh, chức năng, cấu tạo của địa
danh...và các thuật ngữ như sơn danh, thủy danh, phố danh đã được nghiên
cứu khá sâu. Có thể nói, Superanskaja đã đem lại kết quả to lớn trong việc
xây dựng hệ thống lý luận về địa danh học, mang lại những định hướng mới
cho việc nghiên cứu địa danh không chỉ ở Nga mà trên cả thế giới.
2.2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh muộn hơn so với các nước
phương Tây. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã có những bộ sách sử, địa chí ghi
chép và giải thích nhiều địa danh, đánh dấu sự mở đầu cho việc nghiên cứu
địa danh từ thế kỉ XIII trở đi. Nổi bật là "Dư địa chí" (1435) của Nguyễn Trãi,
"Đại Việt sử kí toàn thư" (thế kỉ XV) của Ngô Sĩ Liên, "Lịch triều hiến
chương loại chí" (soạn trong 10 năm 1809-1819) của Phan Huy Chú....


4

Từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu
địa danh ở Việt Nam khá phát triển và mang tính lý luận cao. Địa danh được
nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau. Bên cạnh việc nghiên cứu địa
danh từ góc độ lịch sử, hướng nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học và hướng
tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ và văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Có thể nói, bài viết “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua
một vài tên sông”(1966) của Hoàng Thị Châu đã mở đầu cho việc nghiên
cứu địa danh theo hướng tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ. Tác giả đã đưa ra
những luận điểm thuyết phục về việc lí giải nguồn gốc các địa danh sông Việt
Nam. Theo cách lý giải này, các yếu tố có mặt trong một số địa danh sông ở
Việt Nam và Đông Nam Á đều có nghĩa liên quan đến nước. Như vậy những

địa danh sông ngày nay có thể đều được chuyển hóa từ những danh từ chung
(thành tố chung) có nghĩa là nước mà thành.
Năm 2000, trong “Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam” Nguyễn
Văn Âu sơ lược đưa ra những vấn đề của địa danh học. Bên cạnh việc xác
định đối tượng nghiên cứu của địa danh học, các phương pháp và ý nghĩa của
việc nghiên cứu địa danh..., tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm về nguyên tắc
đặt tên, sự biến đổi của địa danh, phân loại và phân vùng địa danh. Những lý
luận này cũng đã góp phần làm rõ thêm bức tranh địa danh Việt Nam.
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, nhiều luận án, công trình đã nghiên cứu
về địa danh của Việt Nam nói chung và địa danh các địa phương nói riêng
như: Luận án “Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng”(1996) của
Nguyễn Kiên Trường; luận án Tiến sĩ Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (2004)
của Từ Thu Mai; luận văn thạc sĩ về Địa danh thuộc tỉnh Bắc Kạn của Hà Thị


5

Hồng (2008); luận văn của Phạm Thị Thu Trang (2008) Khảo sát địa danh
quận Ba Đình-Hà Nội; Trương Thị Mỵ (2009) với luận văn thạc sĩ Đặc điểm
của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) từ góc độ văn
hóa…,đem lại những bức tranh lý thú về sự phát triển ngôn ngữ ở các vùng
miền khác nhau.
Đáng chú ý là hệ thống các công trình của tác giả Lê Trung Hoa: Các
phương pháp nghiên cứu cơ bản trong việc nghiên cứu địa danh (2002) và
Địa danh học Việt Nam (2006). Những vấn đề cơ bản của địa danh Việt Nam
như: khái niệm về địa danh học, phân loại địa danh, vị trí của địa danh trong
ngôn ngữ học cho đến các vấn đề nguyên nhân của sự ra đời và mất đi của địa
danh,...đã được đề cập đến một cách khá sâu sắc.
Gần đây, các nhà ngôn ngữ học đã dành sự quan tâm đến mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa khi nghiên cứu địa danh. Công trình Đặc trưng

văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của tác giả Nguyễn Đức Tồn đã
trình bày một cách hệ thống và thấu đáo những tiền đề lý thuyết cho việc
nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa. Tác giả đã chỉ ra một cách rất cụ
thể những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của tiếng Việt trên cơ sở so sánh
với tiếng Nga và một số ngôn ngữ khác. Cho đến nay, hướng nghiên cứu này
đã chiếm được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những lý giải về
đặc trưng văn hóa - dân tộc của việc chọn đặc trưng làm cơ sở cho tên gọi đã
giúp chúng ta hiểu thêm về tính có lý do của ngôn ngữ và đặc điểm dân tộc
trong quá trình định danh. Chúng tôi coi cách tiếp cận này cũng là hướng
nghiên cứu cơ bản và vận dụng các lý thuyết đó để phân tích các đặc trưng
ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thủy Nguyên, đặc biệt là trong việc mô


6

tả những đặc điểm định danh của địa danh.
Vấn đề định danh hiện nay vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu cả ở Việt
Nam và trên thế giới. Do đó, nghiên cứu địa danh ở các địa phương cụ thể
chính là góp phần hoàn thiện hệ thống lý thuyết địa danh học và hoàn thiện
bức tranh ngôn ngữ - văn hóa về địa danh Việt Nam.
2.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh của Thủy Nguyên
Địa danh Thủy Nguyên (miền đất Thủy Đường xưa) cũng được giới
thiệu trong nhiều tác phẩm lịch sử, địa chí, tiêu biểu như Đại Việt sử ký toàn
thư (thế kỉ XV) của Ngô Sĩ Liên, Dư địa chí (thế kỉ XV) của Nguyễn Trãi,
Đại Nam nhất thống chí (1882) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Hải Dương
chí lược của Ngô Thì Nhậm (thế kỉ XVIII)...Hiện nay có một số bài báo, cuốn
sách đề cập đến địa danh của Thủy Nguyên như luận án Phó Tiến sĩ của
Nguyễn Kiên Trường: Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng. Sơ bộ
so sánh với một số vùng khác" (1996), Từ điển bách khoa địa danh Hải
Phòng (1998) do Ngô Đăng Lợi chủ biên, cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Thủy

Nguyên (tái bản 2013), Địa chí Thủy Nguyên (2015) do T.S Đoàn Trường Sơn
chủ biên hay một số tác phẩm lịch sử ghi lại những địa danh trên đất Thủy
Nguyên. Trong luận án của tác giả Nguyễn Kiên Trường, địa danh Thủy
Nguyên cũng được thống kê và phân loại, miêu tả trong hệ thống chung của
địa danh Hải Phòng. Một số vấn đề như khái niệm, chức năng của địa danh
được bổ sung thêm về lý thuyết. Tuy nhiên, cách phân loại của ông có nhiều
điểm chưa thật hợp lý. Một số tên nằm trong địa danh chỉ công trình xây dựng
như: bệnh viện, trường học, nhà máy, chùa, đền... xuất hiện trong điều kiện
phát triển kinh tế và xã hội cũng được đưa vào hệ thống các địa danh. Với


7

việc thống kê và phân tích đặc trưng của địa danh Hải Phòng qua 22 nhóm từ
ngữ, ông đã đem lại bức tranh khá toàn diện về các phức thể văn hóa đa dạng
trong địa danh Hải Phòng và đã khẳng định đây là kết quả của sự hội tụ các
luồng thiên di, kéo theo sự hội tụ các luồng ngôn ngữ - văn hóa. Tuy nhiên, để
tìm hiểu sâu nguồn gốc của các địa danh cụ thể cũng như đặc điểm ý nghĩa và
đặc biệt là đặc trưng văn hóa, tư duy thể hiện trong cách đặt tên của các địa
danh Thủy Nguyên chưa được đề cập một cách cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc thu thập, khảo sát hệ thống địa danh trên phạm vi địa
bàn huyện Thủy Nguyên và tiến hành phân loại, miêu tả, phân tích ngữ liệu,
luận văn nhằm đạt các mục đích sau:
- Tìm hiểu đặc điểm của địa danh huyện Thủy Nguyên về các phương
diện: ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử...
- Chỉ ra những nét đặc thù về một số phương diện của địa danh Thủy
Nguyên như: nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa.
Trên cơ sở đó giáo dục ý thức gìn giữ các giá trị truyền thống qua địa
danh, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủy Nguyên nói riêng

và Hải Phòng nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là tất cả các địa danh biểu
thị tên gọi của các đối tượng địa lý tự nhiên như sông, núi, ao, hồ,...các đơn vị
dân cư: làng, xã,...và các đối tượng địa danh công trình nhân tạo: cầu, cống,..ở
Thủy Nguyên.


8

4.2. Phạm vi nghiên cứu
(1) Các địa danh được ghi trong:
- Địa chí Thủy Nguyên.
- Tài liệu nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, văn hóa của địa phương.
(2) Các địa danh được thu thập qua khảo sát thông qua nhân dân ở
địa phương cung cấp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, tập trung chủ yếu vào các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra điền dã: điều tra trực tiếp trên địa bàn và điều tra,
thu thập tất các các địa danh của huyện Thủy Nguyên từ nhiều nguồn tư liệu khác
nhau, như bản đồ về địa hình, hành chính… của các xã, thị trấn trong huyện. Các
bài báo, các tác phẩm viết về địa phương. Các từ điển về địa danh Hải Phòng,
cuốn Địa chí Thủy Nguyên…
- Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là phương pháp giúp chúng tôi
tổng hợp và phân loại các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và các
công trình nhân tạo của huyện Thủy Nguyên qua các nguồn tư liệu thu thập
khác nhau. Trên cơ sở đó tìm hiểu mức độ phổ biến của các loại địa danh và
đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh.

- Phương pháp miêu tả: Phản ánh những đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa
của các yếu tố cấu tạo trong phức thể địa danh.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc
điểm tâm lý của con người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, nghiên cứu


9

một số địa danh để tìm hiểu xuất xứ, nguồn gốc của một số địa danh nổi tiếng
trong huyện Thủy Nguyên.
- Phương pháp so sánh lịch sử.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở làm rõ đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa
và ngữ pháp được thể hiện trong địa danh, chỉ ra ảnh hưởng của các phương
thức định danh trong mối quan hệ với những đặc điểm về ý nghĩa của các yếu
tố cấu tạo, luận văn góp phần vào sự phát triển của bộ môn danh học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp toàn bộ hệ thống địa
danh Thủy Nguyên với các đặc trưng về cấu tạo, cách thức định danh,
đặc điểm văn hóa lịch sử. Từ đó góp phần cho việc nghiên cứu lịch sử, văn
hóa, tổ chức các lễ hội truyền thống, phát triển du lịch và công tác hoạch định
hành chính của huyện Thủy Nguyên nói riêng và thành phố Hải Phòng
nói chung.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết về định danh và địa danh học
Chương này, chúng tôi trình bày những cơ sở lý thuyết có liên quan đến
định danh như nguồn gốc, các kiểu ngữ nghĩa và cách thức biểu thị của định
danh; hệ thống hóa lý thuyết về địa danh, cách phân loại, các phương diện
nghiên cứu địa danh và hướng tiếp cận của đề tài.

Chương 2: Những đặc điểm chính của địa danh Thủy Nguyên


10

Trên cơ sở các số liệu thống kê, chương này phân tích những đặc
điểm về định danh cùng các kiểu mô hình phức thể của hệ thống địa danh
Thủy Nguyên.
Chương 3: Đặc trưng văn hóa của địa danh Thủy Nguyên
Phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa, lịch sử thể hiện trong
tư duy của người Thủy Nguyên. Từ đó nêu rõ các đặc trưng, các phương diện
về văn hóa trong hệ thống địa danh Thủy Nguyên.


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC
1.1. Khái quát chung về định danh ngôn ngữ
Hiện nay định danh (nomination) là một thuật ngữ thường được hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo quan niệm của G.V.Cônsansky, định danh
được hiểu là: "Sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật - các thuộc
tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật
chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội
dung của giao tiếp ngôn từ”. Đồng thời, ông cũng cho rằng: “Bất kì kí hiệu
ngôn ngữ nào cũng biểu thị những thuộc tính đã được trừu tượng hoá của các
sự vật cụ thể, và do vậy, bao giờ cũng gắn với một lớp đối tượng hay một loạt
hiện tượng…” (dẫn theo[33, tr.190-191]). Như vậy, định danh được hiểu một
cách đơn giản chính là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng nào đó.
Trong "Đặc trưng văn hóa-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy", tác giả

Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra quy trình định danh một sự vật, hiện tượng
như sau:
- Quy loại đối tượng mới vào loại đối tượng đã có tên trong ngôn ngữ.
- Để định danh một sự vật, hiện tượng, con người sau khi tiếp xúc với
khách thể mới, vạch ra một bộ những đặc trưng nào đó có trong nó thì chỉ
chọn đặc trưng nào là tiêu biểu, dễ khu biệt với đối tượng khác và đặc trưng
ấy đã có tên gọi trong ngôn ngữ. Theo tác giả “khi định danh một sự vật,
không có gì lý tưởng hơn là chọn ra được đặc trưng nào đó thuộc đặc trưng
bản chất của sự vật để làm cơ sở gọi tên nó” [33, tr.194]


12

- Sử dụng biện pháp cấu tạo từ nào đó.
Ví dụ: Để gọi tên loài cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có gai, hoa
màu hồng…, có hương thơm. Trước hết, dựa vào các đặc trưng đã được tách
ra như trên, người Việt quy nó vào khái niệm đã có tên gọi trong ngôn ngữ là
“hoa”, và cả đặc trưng màu sắc cũng đã có tên gọi là “hồng”. Tiếp đó, người
ta dùng biện pháp cấu tạo từ của tiếng Việt theo cách ghép tên chỉ đặc trưng
“hồng” vào tên gọi chỉ loại là “hoa” để tạo ra tên gọi cho đối tượng này. Khi
đó, loài cây này sẽ có tên gọi là “hoa hồng”. Sau đó, tuỳ màu hoa cụ thể mà
có các tên gọi mới cho từng tiểu loại trong loài hoa hồng này, chẳng hạn, hoa
hồng bạch, hoa hồng nhung...[33, tr.192]
Như vậy, theo quy trình trên định danh về các sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan của các dân tộc, các địa phương có sự khác biệt. Mà sự
khác biệt này thể hiện rất rõ dấu ấn văn hóa và tư duy của các dân tộc. Theo
tác giả Nguyễn Đức Tồn, chúng khác nhau ở ba điểm sau:
Một là, đặc điểm của định danh ngôn ngữ được thể hiện ở cách quy
loại khái niệm của đối tượng được định danh.
Chẳng hạn, tên gọi “củ lạc” thực chất là “quả lạc” nếu xét theo thực vật

học, nhưng theo tư duy ngôn ngữ và sự hiểu biết của người Việt thì phàm
những bộ phận nào của cây chứa chất bột, phình to, nằm ở dưới đất hay trong
lòng đất thì đều được quy vào khái niệm củ. Do đó ta không gọi quả lạc mà
gọi là củ lạc.
Hai là việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở cho tên gọi của nó.
Các đặc trưng này có thể rất khác nhau trong những ngôn ngữ khác
nhau và thậm chí đặc trưng được chọn có thể là đặc trưng cơ bản thuộc bản


13

chất của sự vật, mà cũng có thể là thuộc tính không căn bản, miễn sao đặc
trưng được chọn có giá trị khu biệt sự việc ấy với sự việc khác. Ví dụ: Khi
định danh các loại bánh, đặc trưng nguyên liệu là quan trọng. Chẳng hạn: gạo
nếp - gạo tẻ, từ đó có bánh nếp - bánh tẻ, song trong thực tế, các tiểu loại bánh
đều làm bằng gạo nếp, những đặc trưng khác tưởng như không cơ bản như lá
gai, lá mật…lại trở thành cơ bản khi định danh chúng (ví dụ: bánh nếp, bánh
gai, bánh nếp mật...).
Đến đây, chúng ta thấy rằng đặc trưng văn hóa - dân tộc được bộc lộ rất
rõ trong việc chọn đặc trưng làm cơ sở cho tên gọi. "Đặc trưng này phụ thuộc
không phải vào cách thức trừu tượng hóa, mà vào những điều kiện thực tiễn
cụ thể (quá trình lao động, văn hóa, truyền thống, hoàn cảnh địa lý)...” (dẫn
theo [32, tr.43]). Như vậy, việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng định danh
mang dấu ấn đặc trưng văn hóa dân tộc rất rõ. Điều này rất dễ hiểu vì tư duy
của mỗi dân tộc một khác nhau: "Một dân tộc này phát hiện ra đặc trưng,
chẳng hạn hình thức, còn dân tộc kia lại nhận thấy đặc trưng khác, thí dụ như
chức năng. Do vậy, đặc trưng được chọn sẽ khác nhau, và đối tượng sẽ có tên
gọi khác không như nhau. Đó không phải là sự liên tưởng ngẫu nhiên mà có lí
do của nó. Lí do chọn đặc trưng này chứ không phải đặc trưng khác phụ
thuộc vào thiên hướng quan sát của chủ thể định danh”. [32, tr.13]. Đặc trưng

văn hóa - dân tộc của định danh ngôn ngữ còn được biểu lộ rõ ràng hơn cả ở
những liên tưởng trong việc tạo tên gọi các hiện tượng đặc trưng trong một
ngôn ngữ khó có thể dịch sang được ngôn ngữ khác kiểu: tóc rễ tre, râu quan
nón, chân bàn cuốc...[32, tr.46].


14

Ba là vấn đề "kĩ thuật ngôn ngữ" cũng là biểu hiện của đặc trưng định
danh ngôn ngữ để cấu tạo các tên gọi.
Nguyễn Đức Tồn đã dẫn ý kiến của B.A. Sereprennhicôp về những
cách định danh ngôn ngữ để cấu tạo các tên gọi như sau:
1) Sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc
trưng của đối tượng này;
2) Mô phỏng âm thanh (tức là tượng thanh);
3) Phái sinh;
4) Ghép từ;
5) Cấu tạo các biểu ngữ đặc ngữ;
6) Can ke (hay sao phỏng);
7) Vay mượn.
Đặc biệt, tác giả đã bổ sung thêm một phương thức định danh phổ biến
nữa là sự chuyển nghĩa của từ. Đây là cách định danh thường được gọi là định
danh thứ sinh (hay là thứ cấp). [33, tr. 264-265]
Sự khác biệt giữa các ngôn ngữ ở ba đặc điểm trên mà tác giả đã chỉ ra
là cở sở khoa học để chúng tôi tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong hệ
thống định danh của Thủy Nguyên.
1.2. Cơ sở lý thuyết về địa danh
1.2.1. Định nghĩa về địa danh
Khái niệm về địa danh được nói nhiều trong các công trình nghiên cứu
và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Nói đến địa danh, người ta thường

hiểu là chỉ tên gọi của các vị trí địa lí tồn tại trên trái đất, gắn với những vùng


15

đất cụ thể. Nếu hiểu theo lối chiết tự thì “địa danh” được hiểu là tên đất. Thế
nhưng, khái niệm này cần phải được hiểu rộng hơn.
Ở Việt Nam, khái niệm địa danh được Nguyễn Văn Âu đưa ra từ cách
dịch tiếng Hi Lạp: “Thuật ngữ địa danh xuất phát từ tiếng Hi Lạp: Topos (là
địa phương) và Onoma (là tên gọi). Do đó có thể định nghĩa địa danh học
(Toponymic) là môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lí các địa
phương” [3, tr. 5].
Lê Trung Hoa quan niệm "Địa danh là những từ ngữ cố định được
dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các
vùng lãnh thổ (không có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng thiên
về không gian hai chiều" [17, tr. 21].
Trong luận án "Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng. Sơ bộ
so sánh với một số vùng khác" của Nguyễn Kiên Trường thì địa danh được
hiểu là: “tên riêng của các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác
định trên bề mặt trái đất” [34, tr.16]. Trong khi thống kê về các địa danh Hải
Phòng, tác giả đã thống kê cả các công trình như bệnh viện, nhà máy, trường
học, chùa, đền...Theo chúng tôi, các địa danh này thường thiên về không gian
ba chiều chứ không phải không gian hai chiều.
Trong cuốn “Địa danh là gì” A.V Superanskaja đã cho rằng: “Những
địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự
định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và
đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng
riêng rẽ) đều có tên gọi. Khác với những vật thể thông thường, những mục
tiêu địa lí có hai loại tên: Tên chung để xếp chúng vào hệ thống cả khái niệm



16

nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể”
[2, tr.13].
Theo đó, ông đã đưa ra định nghĩa: “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng
của các đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [2, tr. 21].
Mỗi ngọn núi, con sông, làng xóm...đều gắn với mỗi một tên cụ thể.
Trong khi chỉ ra các đặc điểm định danh, các nhà ngôn ngữ đã cho rằng
những tên gọi này thường có lí do và có thể giải thích được. Địa danh phải có
chức năng gọi tên, khu biệt đối tượng và cá thể hóa. Đối tượng được gọi tên là
đối tượng địa lý tồn tại trên trái đất.
Như vậy, có thể hiểu địa danh theo quan niệm của A.V Superanskaja:
“Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lí (địa hình tự
nhiên, các đơn vị dân cư và các công trình nhân tạo thiên về không gian hai
chiều) có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”.
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của luận văn là tất cả những từ
ngữ dùng làm tên riêng của các đối tượng địa lí có vị trí xác định trên địa
bàn Thủy Nguyên (Hải Phòng).
1.2.2. Phân loại địa danh
Đã có nhiều cách phân loại địa danh trong quá trình nghiên cứu
của các nhà địa danh học. Đáng chú là cách phân loại của các nhà
nghiên cứu người Nga, chẳng hạn A. V. Superanskaja trong cuốn “Địa
danh là gì” [2, tr.3] đã chia địa danh thành 8 loại:
1, Tên gọi của các điểm dân cư;
2, Tên gọi các con sông;
3, Tên gọi núi non;


17


4, Tên gọi công trình trong thành phố;
5, Tên gọi các đường phố;
6, Tên gọi quảng trường;
7, Tên gọi mạng lưới giao thông;
8, Tên gọi địa điểm phi dân cư nhỏ.
Cách phân chia này nếu áp dụng vào phân loại hệ thống địa danh từng
vùng, miền thì rất khó khăn bởi quá chi tiết, dẫn đến nhiều khi các tiêu chí
chồng chéo nhau, ví dụ như tiêu chí 1 và 8, tiêu chí 4 và 6.
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu trong cuốn "Địa danh Việt Nam"(1993)
cũng có cách phân loại rất cụ thể. Tác giả đã chia hệ thống địa danh thành hai
loại là: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội. Với bảy kiểu địa danh:
thuỷ danh, sơn danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, Quốc gia và
11 dạng địa danh: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông trảng,
làng xã, huyện quận, tỉnh, thành phố, Quốc gia. [3, tr.30-33]
Lê Trung Hoa [16], [17] căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên,
chia địa danh thành hai nhóm lớn:
1, Địa danh chỉ các đối tượng địa lí tự nhiên như núi, đồi, sông,…
2, Địa danh chỉ các đối tượng địa lí nhân tạo:
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều.
- Địa danh chỉ các đơn vị hành chính.
- Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng.
Phân loại theo nguồn gốc địa danh, Lê Trung Hoa lại chia thành:
1, Địa danh thuần Việt
2, Địa danh Hán Việt


18

3, Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số

4, Địa danh bằng ngoại ngữ.
Nguyễn Kiên Trường phân loại địa danh cũng theo tiêu chí của Lê
Trung Hoa nhưng ông chia nhỏ hơn bước nữa. Ông chia địa danh chỉ đối
tượng tự nhiên thành các đối tượng sơn hệ và đối tượng thủy hệ; chia đối
tượng nhân văn thành: địa danh cư trú và địa danh công trình xây dựng. Địa
danh cư trú lại được chia thành: đơn vị cư trú tự nhiên, đơn vị hành chính và
đường phố. Địa danh công trình xây dựng bao gồm: đơn vị hành chính, đường
phố và các đối tượng khác (chùa, đền...). Ở đây, trong cách phân chia địa
danh các công trình xây dựng gồm cả các đối tượng khác như chùa, đền… tác
giả cho rằng đó là địa danh, theo quan niệm của chúng tôi là không phù hợp.
Từ Thu Mai có cách phân loại cũng như cách phân loại của Lê Trung
Hoa. Theo Từ Thu Mai chia địa danh thành ba loại: Địa danh địa hình tự
nhiên, địa danh đơn vị dân cư, địa danh công trình nhân tạo. Ở mỗi loại hình
địa danh lại bao gồm những tiểu loại địa danh khác nhau.
Như vậy, có rất nhiều cách phân loại, song căn cứ từ thực tế và đối với
cách hiểu về địa danh như đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn cách phân loại
theo tiêu chí của Lê Trung Hoa. Như vậy địa danh trên địa bànThủy Nguyên thành phố Hải Phòng được phân thành: Địa danh địa hình tự nhiên và địa
danh không tự nhiên. Trong đó, địa danh địa hình tự nhiên gồm sơn danh: núi,
đồi, gò, hang…; thủy danh: sông, hồ, ao, đầm… và những vùng đất nhỏ:
đồng, bãi... Địa danh không tự nhiên bao gồm: địa danh đơn vị dân cư (Do
chính quyền hành chính đặt; có từ thời phong kiến) và địa danh công trình


×