Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm chuyên hóa địa hóa urani của một số phức hệ magma trũng tú lệ luận văn ths khoáng vật học và địa hóa học 60 44 02 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Thanh Đăng

ĐẶC ĐIỂM CHUYÊN HÓA ĐỊA HÓA URANI CỦA MỘT SỐ
PHỨC HỆ MAGMA TRŨNG TÚ LỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Thanh Đăng

ĐẶC ĐIỂM CHUYÊN HÓA ĐỊA HÓA URANI CỦA MỘT SỐ
PHỨC HỆ MAGMA TRŨNG TÚ LỆ

Chuyên ngành: Khoáng vật học và địa hóa học
Mã số: 60440205

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phạm Tích Xuân
TS. Nguyễn Thùy Dương



Hà Nội - Năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình
của thầy hướng dẫn, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cán bộ trong phịng Địa hóa,
Lãnh đạo và các cán bộ Viện Địa chất – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam là nơi em đang cơng tác trong suốt q trình thực hiện luận văn
Đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Tích Xuân và TS.
Nguyễn Thùy Dương những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em
trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
Khoa Địa chất - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và toàn thể các các bộ của phịng
Địa hóa Viện Địa chất – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu và trao đổi trong suốt thời gian hoàn
thành luận văn. Em cũng xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Phổ, người đã giúp đỡ em
rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu hồn thành luận văn
này.
Cuối cùng đó là lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè những người luôn
ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt q trình học tập, cơng tác
cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2014
Học viên: Phạm Thanh Đăng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN KHU VỰC TRŨNG TÚ LỆ. 4
1.1. Đặc điểm địa chất khu vực trũng Tú lệ ................................................................ 4
1.1.1. Địa tầng ....................................................................................................... 4
1.1.2. Magma ......................................................................................................... 8
1.1.3. Cấu trúc kiến tạo ........................................................................................ 13
1.2. Khống sản ......................................................................................................... 17
1.2.1. Chì – kẽm .................................................................................................... 17
1.2.2. Urani ........................................................................................................... 18
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 22
2.1. Cơ sở lý thuyết.................................................................................................... 22
2.1.1. Địa hóa urani. .............................................................................................. 22
2.1.2. Tính chun hóa địa hóa.............................................................................. 26
2.1.3 Tổ hợp các nguyên tố hóa học ...................................................................... 31
2.2. Hệ phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 33
2.2.1. Nhóm phương pháp khảo địa chất, lấy mẫu. ............................................... 34
2.2.2. Các phương pháp phân tích. ........................................................................ 33
2.2.3. Các phương pháp xử lý số liệu. ................................................................... 35
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM THẠCH ĐỊA HÓA CỦA MỘT SỐ PHỨC HỆ MAGMA
TRONG KHU VỰC TRŨNG TÚ LỆ ............................................................................... 36
3.1. Đặc điểm thạch học. ........................................................................................... 36
3.1.1. Tổ hợp các đá phun trào Tú Lệ - Ngòi Thia. ............................................... 36
3.1.2. Phức hệ Phu Sa Phìn................................................................................... 39
3.1.3. Phức hệ Yê Yên Sun. .................................................................................. 40
3.2. Đặc điểm địa hóa của một số tổ hợp magma khu vực trũng Tú Lệ .................... 41
3.2.1. Thành phần nguyên tố chính. ..................................................................... 41


3.2.2. Thành phần nguyên tố vết. ......................................................................... 45
Chương 4. TÍNH CHUYÊN HÓA ĐỊA HÓA URANI CỦA MỘT SỐ PHỨC HỆ
MAGMA KHU VỰC TRŨNG TÚ LỆ .............................................................................. 50

4.1. Tính chun hóa địa hóa urani của một số phức hệ magma trũng Tú Lệ .......... 50
4.1.1. Phức hệ phun trào Tú Lệ .............................................................................. 50
4.1.2. Phức hệ phun trào Ngòi Thia ....................................................................... 55
4.1.3. Phức hệ xâm nhập Phu Sa Phìn .................................................................... 59
4.1.4. Phức hệ xâm nhập Yê Yên Sun ................................................................... 64
4.2. Một số nhận xét chung ........................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 73


DANH MỤC HÌNH
Hình1.1. Sơ đồ địa chất khu vực trũng Tú Lệ ........................................................................ 1
Hình1.2. Vị trí trũng Tú Lệ trong miền kiến tạo Tây Bắc Bộ ................................................ 4
Hình1.3. Sơ đồ phân bố các cụm dị thường phóng xạ vùng Trũng Tú Lệ và các yếu tố địa
chất đặc trưng ......................................................................................................................... 4
Hình1.4. Mơ hình biểu diễn sự thành tạo dịng thải axit và sự di chuyển chất ô nhiễm từ
một bãi thải ............................................................................................................................ 4
Hình 3.1. Biểu đồ (Na2O+K2O)-SiO2 phân loại đá axit vùng trũng Tú lê ̣ : a)theo Cox và
nnk (1979) phân loại các đá xâm nhập (felsic); b) theo Le Bas (1986) phân loa ̣i đá phun
trào ......................................................................................................................................... 8
Hình 3.2. Biểu đồ tương quan giữa các oxit tạo đá và SiO2 trong một số tổ hợp magma
axit khu vực trũng Tú Lệ ..................................................................................................... 13
Hình 3.3. Biểu đồ K2O-SiO2 (LeMaitre, 1989) với các đường phân chia các trường cao
kali, kali trung bình và thấp kali .......................................................................................... 17
Hình 3.4. Biểu đồ (Na2O+K2O) – SiO2 (TAS) (Irvine và Baragar, 1971)........................... 17
Hình 3.5. Biểu đồ đất hiếm chuẩn hóa theo Chondrite của một số tổ hợp magma axit
trũng Tú Lệ .......................................................................................................................... 18
Hình 3.6. Biểu đồ đa nguyên tố chuẩn hóa theo manti nguyên thủy của một số tổ hợp
magma trũng Tú Lệ. ............................................................................................................. 22
Hình 4.1. Đồ thị tần suất hàm lượng U trong phức hệ Tú Lệ............................................... 51

Hình 4.2. Biểu đồ hoa hồng biểu diễn tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố / giá trị trung bình
của chúng trong vỏ trái đất; 1). Hàm lượng trung bình, 2). Hàm lượng cao nhất, 3).
Trường có hàm lượng cao cục bộ. ........................................................................................ 54
Hình 4.3. Đồ thị tần suất log hàm lượng U trong phức hệ Ngịi Thia. ................................. 56
Hình 4.4. Đồ thị tần suất hàm lượng U trong phức hệ Phu Sa Phìn..................................... 60
Hình 4.5. Biểu đồ hoa hồng biểu diễn tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố so với giá trị trung
bình của chúng trong vỏ trái đất; 1). Hàm lượng trung bình, 2). Hàm lượng cao nhất, 3).


Trường có hàm lượng cao cục bộ ......................................................................................... 63
Hình 4.6. Đồ thị tần suất log hàm lượng U trong phức hệ Yê Yên Sun ............................... 65
Hình 4.7. Bản đồ chuyên hóa địa hóa urani của một số phức hệ magma trũng Tú Lệ. ....... 70

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Hàm lượng U308 khu vực Bản Hát. ......................................................................... 20
Bảng 2.1. Bảng phân loại địa hóa các nguyên tố hóc học của Goldshmidt. ........................ 23
Bảng 3.1. Đặc điểm thành phần nguyên tố chính (%tl) của một số phức hệ magma axit
khu vực trũng Tú Lệ. ............................................................................................................ 42
Bảng 3.2. Hàm lượng các nguyên tố hiếm-vết (ppm) của một số phức hệ magma axit khu
vực trũng Tú Lệ. ................................................................................................................... 46
Bảng 4.1. Phân bố hàm lượng urani (U) trong các đá phun trào của phức hệ Tú Lệ(ppm .. 50
Bảng 4.2. Các tham số thống kê hàm lượng U trong phức hệ Tú Lệ ................................... 51
Bảng.4.3 . Ma trận tương quan giữa urani và các nguyên tố khác trong phức hệ Tú Lệ. .... 53
Bảng 4.4. Phân bố hàm lượng urani trong các đá phun trào của phức hệ Ngòi Thia (ppm).55
Bảng 4.5.Các tham số thống kê hàm lượng U trong phức hệ Ngòi Thia. ............................ 56
Bảng.4.6 . Ma trận tương quan giữa urani và các nguyên tố khác trong phức hệ Ngòi
Thia. ...................................................................................................................................... 58
Bảng. 4.7. Phân bố hàm lượng urani trong các đá xâm nhập phức hệ Phu Sa Phìn (ppm).. 59
Bảng 4.8. Các tham số thống kê hàm lượng U trong phức hệ Phu Sa Phìn ......................... 60
Bảng.4.9. Ma trận tương quan giữa urani và các nguyên tố khác trong phức hệ Phu Sa

Phìn. ...................................................................................................................................... 62
Bảng.4.10. Phân bố hàm lượng urani trong các đá xâm nhập phức hệ Yê Yên Sun (ppm) . 63
Bảng 4.11. Các tham số thống kê hàm lượng U trong phức hệ Yê Yên Sun. ...................... 63
Bảng.4.12. Ma trận tương quan giữa urani và các nguyên tố khác trong phức hệ Yê Yên
Sun ........................................................................................................................................ 64


DANH SÁCH ẢNH MINH HỌA
Ảnh 3.1. Rhyolite không bị biến dạng phức hệ Ngòi Thia................................................... 37
Ảnh 3.2. Rhyolite phức hệ Tú Lệ hơi nén ép định hướng. ................................................... 37
Ảnh 3.3. Trachyrhyolite phức hệ Ngịi Thia phát triển khống vật màu amphibol hạt nhỏ
phần nền. ............................................................................................................................... 37
Ảnh 3.4. Rhyolite phức hệ Tú Lệ đá bị nén ép định hướng biến đổi sericit hóa mạnh ở
phần nền. ............................................................................................................................... 37
Ảnh 3.5. Ryolit phorphyr. Ban tinh K-feldspar dạng tấm kéo dài, trong nền gồm tập hợp
khoáng vật thạch anh, K-feldspar, biotit, sericit. Khoáng vật đi kèm: sphen, khống vật
thứ sinh: carbonat. Nền có kiến trúc dạng dòng chảy .......................................................... 38
Ảnh 3.6. Ryolit phorphyr. Ban tinh thạch anh dạng tự hình và dạng mảnh vỡ, ít hạt Kfeldspar. Nền gồm tập hợp khoáng vật thạch anh, K-feldspar, sericit, Nền có kiến trúc
dạng dịng chảy. Nhìn chung đá có dạng ruf hoặc tuf lava .................................................. 38
Ảnh 3.7. Trachyt phorphyr, ban tinh K-feldspar, nền vi tinh có kiến trúc dạng dòng chảy . 38
Ảnh 3.8. Trachyt phorphyr, ban tinh K-feldspar, nền vi tinh có kiến trúc dạng dòng chảy . 38
Ảnh 3.9. Đá granosienit porphyr bị cà nát. .......................................................................... 39
Ảnh 3.10. Granosyenit porphyr bị cà nát. ............................................................................ 40


MỞ ĐẦU
Urani là một nguyên tố phóng xạ mạnh, là nguồn nguyên liệu hạt nhân quan
trọng của trái đất. Địa hóa của urani đã được quan tâm nghiên cứu khơng chỉ bởi
tầm quan trọng của nó trong việc tạo ra nguồn năng lượng mà nó cịn là chỉ số địa
niên đại hữu ích.

Tại Việt Nam, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết về chủ trương
đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 4 tổ máy, với 2 chỉ tiêu hiệu
suất sử dụng nhiệt là 33,5% và độ sâu cháy là 40 GWd/tU. Các thông số này yêu
cầu lượng nhiên liệu hạt nhân nạp lần đầu vào lò phản ứng là khoảng 90 tấn U giàu
(tương đương với 262 tấn quặng U3O8) các năm tiếp theo cần nạp thay thế và duy trì
phản ứng một lượng là 30 tấn U giàu. Hiện tại lượng Urani cần thiết để khởi động
dự án nhà máy điện sẽ được nhập khẩu tuy nhiên về lâu dài chính phủ sẽ định
hướng việc tận dụng nguồn nguyên liệu urani trong nước. Vì vậy việc đánh giá tiềm
năng và tìm kiếm Urani ở nước ta là hết sức cần thiết.
Theo phân loại địa hóa của Goldschmidt, urani là nguyên tố litophil. Như
vậy nó là nguyên tố của vỏ lục địa và chủ yếu liên quan tới các granitoid. Theo các
số liệu đã cơng bố, hàm lượng trung bình của urani trong các đá granit cao hơn
nhiều so với các đá trung tính và mafic; từ đó có thể cho rằng các thành tạo
granitoid là nguồn chủ yếu của urani và coi các thể granitoid là tiền đề thạch học
cho quặng hóa urani. Tuy nhiên, sự thành tạo các mỏ urani còn phụ thuộc vào các
quá trình biến đổi nhiệt dịch và ngoại sinh cần thiết để tập trung nguyên tố này.
Theo  các  kết  quả  điều  tra  địa  chất  tại  khu  vực  trũng  Tú  Lệ,  đá  phát  hiện  một  số  điểm 
quặng urani và được đánh giá là có triển vọng [1]. Các điểm quặng này được mơ tả nằm trong các 
đá phun trào và đá phiến sét than, chúng được cho rằng liến quan tới các thành tạo magma trong 
khu vực, tuy nhiên  thành tạo magma nào là nguồn phát sinh các dị thường đó vẫn cịn

chưa được làm rõ.
Để làm sáng tỏ nguồn phát sinh của các dị thường urani trong khu vực
nghiên cứu thì việc nghiên cứu chun hóa địa hóa urani của các phức hệ magma tại

1


đây là việc làm hết sức cần thiết. Bởi lẽ nghiên cứu chuyên hóa địa hóa là một trong
những nội dung quan trọng trong nghiên cứu sinh khoáng dự báo[33], có ý nghĩa

lớn trong việc định hướng tìm kiếm khống sản trên tồn lãnh thổ Việt Nam nói
chung và urani tại trũng Tú Lệ nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên học viên đã
chọn đề tài:“ Đặc điểm chuyên hóa địa hóa urani của một số phức hệ magma
trũng Tú Lệ” làm luận văn tốt nghiệp, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề trên
đồng thời phát triển hướng nghiên cứu chun hóa địa hóa khơng chỉ cho urani mà
cịn đối với sinh khống và cảnh báo mơi trường ở Việt Nam.
Mục tiêu của luận văn là làm rõ tính chun hóa địa hóa urani của một số
phức hệ magma axit trong khu vực nghiên cứu.
Cơ sở tài liệu của luận văn:
- Sử dụng các kết quả của dự án điều tra cơ bản ”Điều tra, đánh giá dị
thường phóng xạ ở một số khu vực thuộc trũng Tú Lệ phục vụ tìm kiếm khống
sản phóng xạ và bảo vệ mơi trường” do TS. Nguyễn Hồng làm chủ nhiệm, mà
học viên là người trực tiếp tham gia. Ngoài ra học viên còn tham khảo và đối
sánh với các kết quả phân tích trong chun đề ”Chun hóa địa hóa - Đề án
Đánh giá tiềm năng urani ở Viêt Nam” mà học viên cũng là người đang trực tiếp
tham gia một phần công việc.
- Các tài liệu địa chất, khoáng sản khu vực trũng Tú Lệ được tham khảo
của các tác giả khác nhau và được trích dẫn đầy đủ trong phần tài liệu tham
khảo.
Bố cục của luận văn gồm:
Mở đầu
Chương 1. Đặc điểm địa chất khoáng sản khu vực trũng Tú Lệ
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và hệ phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đặc điểm thạch địa hóa một số phức hệ magma trong khu vực
trũng Tú Lệ

2


Chương 4. Tính chun hóa địa hóa urani của một số phức hệ magma khu

vực trũng Tú Lệ
Kết luận
Tài liệu tham khảo

3


Chương 1.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN KHU VỰC TRŨNG TÚ LỆ
1.1. Đặc điểm địa chất khu vực trũng Tú lệ
1.1.1. Địa tầng
Theo bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1: 200 000 (Hình.1.1), trong khu
vực nghiên cứu chủ yếu lộ ra là các đá thuộc hệ tầng Suối Bé và hệ tầng Trạm Tấu, các
hệ tầng khác có diện lộ khơng lớn nên học viên không mô tả chi tiết.
Hệ tầng Suối Bé (J - K sb)
Hệ tầng Suối Bé do Nguyễn Xuân Bao và nnk (1969) xác lập; Nguyễn Vĩnh
và nnk (1978) xem là phần trên của phức hệ Văn Chấn tuổi J - K giả định (J - K?
vc); Phan Cự Tiến và nnk (1977) xếp vào phần thấp của phức hệ Ngòi Thia tuổi
Kreta; Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ và nnk (1989) xếp vào phần cao của hệ tầng Văn
Chấn tuổi Jura muộn - Kreta sớm (J3 - K1 vc).
Hệ tầng tạo thành một dải hẹp khơng liên tục từ rìa phía Đơng Nam đến rìa
phía Tây Bắc vùng trũng Tú Lệ. Thành phần thạch học, cấu trúc và khối lượng của
hệ tầng ở các khu vực khác nhau không đồng nhất. Mặt đặc trưng ở khu vực suối
Ngang gồm hai phần:
+ Phần dưới chủ yếu là basalt porphyrit, hyalobasalt xen ít thấu kính, lớp sạn
kết tuf, bột kết tuf có hố thạch thực vật.
+ Phần trên chủ yếu cát kết tuf, sạn kết tuf, bột kết tufogen, đá vôi - sét, đá
vơi dạng dăm xen ít thấu kính ryolit, basalt.
Bề dày của hệ tầng: 280 - 1200 m.


4


Bản đồ khu vực trũng Tú Lệ

5


Tuổi của hệ tầng được xác định là Jura muộn - Kreta trên cơ sở về đặc điểm
địa tầng, hóa thạch và đồng vị xác định bằng phương pháp Rb-Sr ở Trung tâm phân
tích Địa chất Hà Nội, tuổi đồng vị Ar-Ar của basalt là 176,30 ± 0,8, 164 ± 0,8 và
117,30 ± 0,6 (Trần Tuấn Anh và nnk, 2004). [15]
Hệ tầng Trạm Tấu (J-K tt)
Do Nguyễn Đắc Đồng và nnk (2000)[6] xác lập trong quá trình đo vẽ bản đồ
địa chất và điều tra khống sản nhóm tờ Trạm Tấu tỷ lệ 1: 50.000, tương ứng với
phân hệ tầng dưới hệ tầng Bản Hát (J - K? bh1) và phân hệ tầng dưới của hệ tầng Tú
Lệ (J - K? T tl) do Nguyễn Vĩnh (1972) xác lập trong bản đồ địa chất tờ Yên Bái tỷ
lệ 1: 200.000.
Phần lớn đá của hệ tầng bị các đứt gãy cắt qua, phá hủy cà nát và bị nhiều thể
xâm nhập của phức hệ Nậm Chiến (Gb K nc) và Phu Sa Phìn (sG K pp), cũng như
các thể á núi lửa phức hệ Tú Lệ (tR K tl) và Ngòi Thia (R K2 nt) xuyên cắt.
Trong diện tích nghiên cứu, hệ tầng phân bố chủ yếu ở các vùng Đông Bắc Đông Nam huyện Trạm Tấu; Tây Nam Ba Khe, Tú Lệ, huyện Văn Chấn; Ngã Ba
Kim, Mù Cang Chải. Dưới đây là một số mặt cắt tiêu biểu:
Mặt cắt dọc suối Ngòi Quyên, từ dưới lên như sau:
- Tập 1: sỏi kết hạt khơng đều kích thước 1-2cm. Thành phần sỏi chủ yếu là
thạch anh sắc cạnh và những mảnh đá phiến than màu đen, xen trong sỏi kết là
những lớp mỏng bột kết tuf, đá phiến màu xám nâu. Trong tập này còn gặp lớp cuội
kết dày hơn 10m, cuội kết chủ yếu là thạch anh granit sáng màu, dày 100m.
- Tập 2:đá phiến sét màu đen phân lớp xiên chéo xen bột kết tuf màu xám,
xám đen, khối lượng bột kết càng tăng lên phần cao của mặt cắt, dày 100m.

Mặt cắt Nậm Qua chỉ gặp các đá phần trên của hệ tầng, gồm 2 tập:
- Tập 1: bột kết tuf hạt vừa màu nâu xám, phân lớp mỏng, bề dày 100m.

6


- Tập 2: đá phiến sét bị sericit hoá yếu xen kẽ ít lớp cát kết hạt vừa đến thơ,
bề dày 700m.
Mặt cắt đường ô tô Tú Lệ - Gia Hội, thượng nguồn Ngòi Hút thứ tự mặt cắt
từ dưới lên gồm 6 tập:
- Tập 1: đá phiến tuf màu xám, xám sáng dạng phylit, chứa dải mỏng vụn
thuỷ tinh núi lửa màu đỏ nâu, xám sáng hoặc lục nhạt và các hạt thạch anh, feldspar
màu trắng đục, bề dày 150m.
- Tập 2: cát kết tuf màu xám phân lớp dày, hạt vụn chủ yếu là thạch anh,
feldspar, ít mảnh vụn đá phiến sét than, bề dày 70m.
- Tập 3: đá phiến tuf bị phylit hố mạnh xen thấu kính đá vôi dày 1-20m, đá
vôi dăm kết nhiều lổ hổng, bề dày 80m.
- Tập 4: cát kết tuf màu xám sáng, dày 20m.
- Tập 5: bột kết tuf có sericit màu xám, phân lớp vừa, dày 170m.
- Tập 6:đá vôi lẫn sét và những hạt thạch anh., đơi chỗ có dạng dăm kết, dày
100m.
Tổng bề dày của mặt cắt là 600m.
Tại Bản Hát quan sát được thứ tự mặt cắt từ dưới lên như sau:
- Tập 1: tuf rhyolite màu xám, xen một ít lớp cát kết tuf hạt nhỏ-vừa có chứa
vật chất than, dày 80m.
- Tập 2: đá phiến sét than, xen đá phiến tuf có vật chất than, cát kết tuf, bột
kết tuf có graphit và tuf rhyolite. Dày 170m. Trong đá phiến sét than có hố thạch:
Coniopteris sp., Nilssonia sp.,

Pterophyllum cf. brevipenne,


Taeniopteris cf.

jourdyi, Pecopteris sp., Cycadolepis (?) sp., Cladophlebis sp., Podozamitess sp.,
Anomozamites sp. (theo xác định của Nguyễn Bá Ngun năm 1969).
Ngồi các mặt cắt chính đã được mơ tả, trên tờ n Bái có những mặt cắt
như Tú Lệ - Lũng Cúng quan sát thấy sự chuyển tiếp từ các đá trầm tích chứa vật

7


liệu núi lửa với các đá trachyt và trachyt porphyr thuộc phụ phức hệ núi lửa Tú lệ.
Tương tự như vậy cánh tây nam cánh đồng Tú Lệ cũng gặp quan hệ trên.
Vị trí tuổi: trong vùng Trạm Tấu, Nguyễn Vĩnh và nnk (1972) [3] đã phát
hiện được các hoá thạch thực vật trong đá phiến sét đen thuộc hệ tầng Bản Hát (nay
là hệ tầng Trạm Tấu) và được Nguyễn Bá Nguyên xác định tuổi Trias muộn - Jura.
Nguyễn Đắc Đồng và nnk (2000) [6] xác định tuổi của hệ tầng là tuổi Jura muộn Kreta sớm trên cơ sở hệ tầng này bị phủ bởi các đá núi lửa thuộc phức hệ núi lửa Tú
Lệ có tuổi tuyệt đối 128 triệu năm và bị ryolit Ngòi Thia tuổi Kreta muộn xuyên cắt.
1.1.2. Magma
Tổ hợp các đá phun trào Tú Lệ - Ngòi Thia (K)
Các thành tạo núi lửa trong vùng trũng Tú Lệ đã được nhiều nhà địa
chất trong và ngoài nước nghiên cứu. J.Fromaget (1952) xếp chung các thành tạo
núi lửa vào Trias; A.E Dovjikov và nnk (1965)[2] chia các thành tạo trầm tích
nguồn gốc núi lửa ở đây ra ba phần: các thành tạo trầm tích Jura hạ - Hệ tầng
Hà Cối; các thành tạo trầm tích Jura gần như khơng xác định và các đá núi lửa
Kreta thượng.
Nguyễn Vĩnh và nnk (1972)[3] đã xếp các thành tạo trầm tích nguồn núi
lửa vào phức hệ Văn Chấn gồm các hệ tầng: hệ tầng Nậm Qua, hệ tầng Bản Hát
và hệ tầng Tú Lệ. Trần Văn Trị và nnk (1977) [5] xếp vào hệ tầng trầm tích nguồn núi lửa tuổi Jura không phân chia. Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và
nnk (1989) xếp vào hệ tầng Văn Chấn. Nguyễn Thứ Giáo và nnk (1994) đã

xác lập hai phức hệ: phức hệ Nậm Say và phức hệ Nậm Kim trên cơ sở tách các
thành tạo núi lửa thuộc phụ hệ tầng trên của hệ tầng Nậm Qua và phụ hệ tầng
trên của hệ tầng Tú Lệ (Nguyễn Vĩnh và nnk, 1972)[3].
Nguyễn Đắc Đồng và nnk (2000)[6] đã phân chia các thành tạo này ra hai
phức hệ gồm phức hệ Tú Lệ và phức hệ Ngòi Thia.

8


1. Phức hệ Tú Lệ: bao gồm toàn bộ các đá núi lửa axit-trung tính á kiềm và
kiềm trước đây được xếp vào phần trên của hệ tầng Nậm Qua, Tú Lệ, Bản Hát
(Nguyễn Vĩnh và nnk., 1977) [7]. Kiểu Tú Lệ trùng với phức hệ Văn Chấn về khối
lượng các hợp phần magma. Diện lộ của các đá thuộc phụ phức hệ này chiếm phần
chủ yếu diện tích trũng núi lửa Tú Lệ. Thành phần của phụ phức hệ khá phức tạp,
chiếm ưu thế là các đá tướng phun trào, ít hơn gặp tuf aglomerat tướng họng. Thành
phần thạch học của các đá núi lửa chủ yếu tương ứng với ryodacit rhyolite,
trachyrhyolite, ít hơn là trachyt porphyr. Chúng thường có quan hệ chuyển tiếp với
các đá á núi lửa cùng thành phần. Hầu hết bị nén ép từ yếu đến mạnh, có cấu tạo
dải, định hướng rõ rệt. Kiến trúc porphyr điển hình với ban tinh feldspar kali, ít gặp
ban tinh plagioclas hoặc thạch anh. Khá phổ biến felsit và microfelsit cũng bị ép
phân dải mạnh.
2. Phức hệ Ngòi Thia: chỉ bao gồm các đá núi lửa và á núi lửa axit á kiềm và
kiềm được mô tả trong hệ tầng Ngòi Thia ở đới Tú Lệ (Nguyễn Vĩnh và nnk.,
1978)[8]. Các đá núi lửa phụ phức hệ Ngòi Thia có thành phần chủ yếu tương ứng
với rhyolite, cấu tạo khối, đơi chỗ dạng dịng chảy. Nét đặc trưng của rhyolite kiểu
Ngịi Thia là nếu có kiến trúc porphyr thì các ban tinh thạch anh chiếm ưu thế, ít
hơn là feldspar kali. Hầu như không phân biệt được một cách rõ rệt giữa các đá
tướng phun trào và tướng á núi lửa. Rhyolite hầu hết sáng màu, khoáng vật màu rất
ít.
Phức hệ xâm nhập Nậm Chiến (vK nc)

Phức hệ Nặm Chiến do Trần Văn Trị (1977)[5] thành lập, gồm các thể xâm
nhập mafic (bao gồm cả đai mạch) có thành phần dolerit và gabro-dolerit
(gabrodiabas) phát triển chủ yếu ở phần phía nam của trũng Tú Lệ. Về địa hóa,
chúng hoàn toàn gần gũi với các đá bazan và trachybazan (Trần Tuấn Anh et al.,
2004)[12] được xếp vào hệ tầng Suối Bé tuổi Jura muộn.
Các xâm nhập mafic trong phạm vi trũng Tú Lệ chủ yếu là các thể đạng thấu
kính nhỏ hoặc đai mạch. Khối có kích thước tương đối lớn và thành phần đại diện

9


hơn cả là khối Nậm Chiến ở tây nam trũng Tú lệ và khối Bản Hát, vùng Trạm Tấu ở
gần phía nam của trũng. Thành phần thạch học của các khối khá đồng nhất, chủ yếu
bao gồm gabro kiến trúc hạt nhỏ và dolerit. Gabro-dolerit thường có kiến trúc dạng
porphyr hoặc khảm ophit với ban tinh là clinopyroxen, đôi khi là plagioclas.
Clinopyroxen có thành phần tương ứng với augit-diopsid hoặc augit (Trần Trọng
Hịa, 1995). Trong phần nền của gabro-dolerit, ngồi tập hợp clinopyroxen và
plagioclas còn gặp các tinh thể feldspar kali (orthoclas). Các đá đều khá giàu ilmenit
và apatit với hàm lượng đôi khi đạt tới 0,5-1%.
Về đặc điểm địa hóa - đồng vị: Thành phần hóa học của gabro-dolerit tương
ứng với các đá mafic á kiềm với khuynh hướng trội natri trên phơng khá cao kali,
thuộc nhóm cao titan (TiO2 = 2,02-3,63%), trung bình - thấp magie (MgO = 2,985,34%, đôi khi đến 7,28%) và khá giàu photpho (Р2О5 = 0,50-1,48%). Với những
đặc trưng này, các đá á núi lửa mafic trũng Tú Lệ có thể gọi là monzogabrodolerit.
Chúng khá nghèo Cu, Ni, Cr, Co, Sr song có hàm lượng V, Zr, Nb, Ba cũng như các
nguyên tố đất hiếm (REE) khá cao. Đặc điểm các nguyên tố REE, LILE và HFSE
chứng tỏ sự gần gũi về địa hóa của gabro-dolerit trũng Tú Lệ với các thành tạo
mafic kiểu đảo đại dương (OIB). Điểm khác biệt với OIB là trong các đá nghiên
cứu có thể hiện dị thường âm nhẹ của Nb, Ta và Sr. Đáng chú ý là đặc điểm dị
thường âm rõ rệt của Sr đặc trưng cho hầu hết các đá magma của trũng Tú Lệ. Về
cơ bản, các đặc điểm địa hóa của gabro-dolerit trũng Tú Lệ chứng tỏ chúng là sản

phẩm của magma nóng chảy từ manti giàu hoặc có sự hỗn nhiễm rất mạnh vật chất
vỏ. Điều này được minh chứng bởi các số liệu phân tích đồng vị Sr và Nd trong
gabro-dolerit (87Sr/86Sr = 0,70618-0,71546; εNd(T) = từ -7,32 đến -0,47). Tuổi
nguồn TDM của gabro-dolerit dao động trong khoảng 1,07-2,08 tỷ năm, cổ hơn khá
nhiều so với tuổi nguồn của các đá núi lửa và á núi lửa thành phần axit á kiềm và
kiềm của trũng Tú Lệ là 0,63-0,97 tỷ năm (Trần Trọng Hòa, 2007)[10].

10


Phức hệ xâm nhập Phu Sa Phìn ( γK ps)
Bao gồm các thể xâm nhập nông thành phần felsic á kiềm (syenit,
granosyenit, granit feldspar kiềm) có liên quan chặt chẽ về nguồn gốc, không gian
và thời gian với các thành tạo núi lửa tuổi Jura - Creta ở trũng chồng Tú Lệ.
Trong vùng nghiên cứu có rất nhiều khối với diện tích lớn bé khác nhau từ
0,1-40km2. Có hai khối lớn nhất (> 40 km2) phân bố ở Tây Bắc và Tây Nam vùng
nghiên cứu, gồm khối Hang Chú và khối Trạm Tấu.
- Khối Hang Chú: thuộc xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, cách
thị trấn Bắc Yên khoảng 15 km về phía bắc. Khối có dạng gần đẳng thước, diện lộ
khoảng 40 km2, ở giữa khối bị phân cắt bởi các đá gabro, gabrodiabas phức hệ
Nậm Chiến. Bao quanh khối là các đá trachyt porphyr, ryotrachyt porphyr tướng
phun trào, á phun trào kiểu Tú Lệ. Thành phần đá chủ yếu là granit, granosyenit,
syenit và các đá granit kiềm.
- Khối Trạm Tấu: nằm trên suối Sa Phìn, cách thị trấn Trạm Tấu
khoảng 2 km về phía Tây. Khối có chiều rộng 0,5m, chiều dài 2 km. Đây được
coi là khối đá kiềm độc lập trong diện tích vùng nghiên cứu, có thành phần
thạch học chủ yếu là syenit kiềm, granosyenit kiềm, granit kiềm.
+ Đặc điểm địa hóa - đồng vị: Thành phần hóa học của granitoid Phu Sa Phìn
chủ yếu tương ứng với granosyenit và syenit với SiO2 thay đổi trong khoảng từ
62,87 đến 74,50%, Na2O+K2O từ 7,86 đến 10,21%, nghĩa là từ các đá có độ kiềm

trung bình đến cao, kiểu kiềm kali với K2O/Na2O lên đến > 2.
Granitoid Phu Sa Phìn khá giàu Rb, nghèo Sr, rất giàu Zr, Nb, Ta và các
nguyên tố đất hiếm nhẹ. Đặc điểm các nguyên tố hiếm và đất hiếm đặc trưng bởi
cao Zr, Nb, Ta, La, Ce và thấp Sr, Ba, Eu so với chondrite. Với các đặc điểm này,
granitoid Phu Sa Phìn hồn tồn tương ứng về địa hóa với các đá núi lửa felsic Tú
Lệ - Ngịi Thia. Tỷ lệ đồng vị

87

Sr/86Sr trong granitoid thuộc loại cao và rất cao

(0,7098-0,9010) và giá trị εNd(T) tương đối cao (-2,81 đến -1,87) và hoàn toàn gần

11


gũi với các giá trị trong các đá núi lửa felsic của trũng Tú Lệ (Tran Tuan Anh et al,
2004; Trần Trọng Hịa, 2007.[ 10;12]
Các đặc điểm về địa hóa - đồng vị nêu trên chứng tỏ các granitoid phức hệ
Phu Sa Phìn có nguồn gốc là sản phẩm của hoạt động magma nội mảng liên quan
tới quá trình tách giãn vỏ kiểu tạo rift lục địa. [Địa chất tài nguyên VN, t256] [11]
+ Tuổi địa chất: Theo kết quả phân tích bằng các phương pháp Rb-Sr và ArAr, tuổi của phức hệ Phu Sa Phìn tương ứng với Creta sớm (Nguyễn Trung Chí,
2003; Tran Tuan Anh, et al, 2004) [10]
Phức hệ xâm nhập Yê Yên Sun
Phức hệ Yê Yên Sun thuộc loạt Phan Si Pan do E.P. Izokh thành lập (1965).
Sau đó Bùi Phú Mỹ và nnk (1971) bổ sung vào phức hệ granit amphibol á kiềm
thuộc phức hệ Đèo Mây của E.P. Izokh (1971), Nguyễn Vĩnh và nnk (1971) tăng
thêm khối lượng cho phức hệ Yê Yên Sun bằng cách ghép thêm các đá của phức hệ
Nậm Khế do Bùi Phú Mỹ, Phan Viết Kỷ và nnk (1971) thành lập v. v.
Phức hệ Yê Yên Sun được cấu thành bởi hai pha xâm nhập:

- Pha1: Granit biotit, granit biotit-amphibol và các đá lai tính granodiorit,
granosyenit, syenit.
- Pha 2: Các đá mạch granit aplit, granit hạt nhỏ sáng màu dạng aplit,
pegmatit và granit pegmatit.
Thành phần thạch học của phức hệ gồm: granit biotit, granit biotit-amphibol,
granodiorit, granosyenit, syenit, các đá mạch granit aplit, granit hạt nhỏ sáng màu
dạng aplit, pegmatit và granit pegmatit.
Các đá granit biotit, granit biotit - amphibol chiếm phần lớn diện phân bố của
phức hệ. Các đá còn lại là granodiorit, granosyenit, syenit thường phân bố hạn chế hơn.
Các đá của phức hệ chủ yếu thuộc loạt kiềm vơi (CA), số ít thuộc loạt tholeit
(TH) tương ứng với hai kiểu S-granit và I-granit (Trần Tuấn Anh, 2002)[12].

12


Nguyễn Trung Chí (2005) cho rằng granit Yê Yên Sun thuộc kiểu A-granit liên quan
với bối cảnh kiến tạo nội mảng.
Vị trí tuổi:
Từ trước đến nay, granitoid phức hệ Yê Yên Sun vẫn được xếp vào giai đoạn
hoạt động magma - kiến tạo Kainizoi (Izokh E.P trong Dovjikov và nnk, 1965 ;
Trần Văn Trị, 1977 ; Đào Đình Thục và Huỳnh Trung, 1995]. Theo các kết quả
phân tích tuổi thành tạo của granit biotit và granit sáng màu, ít hoặc không bị biến
dạng trong khối Yê Yên Sun (dãy Phan Si Pan) bằng phương pháp U-Pb (zicon,
LA-ICP-MS) tái khẳng định lại trật tự này và làm sáng tỏ rằng : tuổi thành tạo của
chúng chỉ nằm trong khoảng 35-30 tr.n. [13]
1.1.3. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo
Khu vực nghiên cứu nằm ở miền Tây Bắc Việt Nam, thuộc đới cấu trúc Tú lệ
(Dovjicov, 1965) [14]. Lê Như Lai (1994, 1995, 1997) [12] và một số nhà nghiên
cứu khác cho rằng: Đới cấu trúc Tú Lệ nằm giữa hai kiến trúc rất trái ngược nhau là
phức nếp lồi Phan Si Pan và phức nếp lõm Sơng Đà, có móng là các thành tạo biến

chất Proterozoi và Paleozoi ở phần Đông Bắc. (Hình 1.2 )

13


Hình.1.2. Vị trí trũng Tú Lệ trong miền kiến tạo Tây Bắc Bộ[9]

14


Đới cấu trúc Tú Lệ còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: “Đới Tú Lệ”
(A.E.Dovjicov, 1965; "Võng Tú Lệ" hoặc “Vùng trũng Tú Lệ” (Iu.G. Gatinski và
nnk, 1970); “Trũng chồng kiểu núi lửa - kiến tạo” (Phan Cự Tiến và nnk, 1989);
“Rift nội lục Tú Lệ” (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị,1992); “hot spot Tú Lệ”
hoặc “Rift sau tách giãn Tú Lệ” (Lê Như Lai, 1993, 1995); “Trồi manti Tú Lệ”
(Nguyễn Trung Chí và nnk,1996, 1997) và “Munđa núi lửa Tú Lệ” theo cách gọi
của Dương Đức Kiêm và nnk (2002) là một cấu trúc lấp đầy sản phẩm phun trào
tuổi Jura đặc trưng cho hoạt động chu kỳ kiến tạo Yến Sơn. Trong luận văn này, tác
giả sử dụng thuật ngữ vùng “ Trũng Tú lệ” của Gatinski và nnk (1970). [10]
Vùng trũng Tú Lệ nằm trên cánh Đông Bắc của rift Sông Đà, được ngăn
cách về phía đơng với đới trượt cắt Sơng Hồng bởi đới nâng Phan Si Pan (hình 1.2),
Trần Trọng Hịa và nnk nhập chúng vào trũng sông Đà – Tú Lệ [10]. Trũng Tú Lệ
là một cấu trúc độc lập thành tạo trong Mezozoi (Trần Văn Trị, 1979; Hutchison,
1989). Phần thấp của bồn trũng này được lấp đầy bởi trầm tích màu đỏ Jura - Kreta,
trên cùng là các thành tạo tương phản có thành phần ryolit, basalt và trachyt, trong
đó chiếm ưu thế là các đá núi lửa thành phần trung tính - axit á kiềm - trachydasit trachyryolit và kiềm - comendit, ryolit chứa khoáng vật màu kiềm; các đá núi lửa
mafic - trachybasalt và á núi lửa - gabrodolerit chiếm một lượng không đáng kể.
Các đá núi lửa mafic á kiềm chủ yếu phân bố ở ven rìa trũng Tú Lệ và có thành
phần tương đối đồng nhất: chủ yếu là trachybasalt, trachyandesit.
Khu vực nghiên cứu có các hệ thống đứt gãy chính, các vịm núi lửa và một

số phức nếp lồi - nếp lõm (hình 1.1) được mơ tả cụ thể như sau:
a. Các hệ thống đứt gãy
Trong vùng trũng Tú Lệ có bốn hệ thống đứt gãy là: Tây Bắc - Đông
Nam, Đông Bắc - Tây Nam, kinh tuyến và á vĩ tuyến. Chúng tạo nên hệ thống các
cấu tạo khá trẻ, cắt qua nhiều loại đá có tuổi khác nhau, đặc biệt là các đá có tuổi
Paleogen.

15


- Hệ đứt gãy TB-ĐN gồm: đứt gãy Nậm Kim và đứt gãy Tú Lệ. Hai đứt
gãy này khống chế hai vùng trũng nói trên, có cường độ hoạt động mạnh nhất trong
vùng. Dọc theo chúng, các đá bị cà nát, vị nhàu và uốn nếp rất mạnh, có nhiều khối
gabrodiaba lớn xuyên lên dạng kéo dài.
- Hệ đứt gãy phương ĐB - TN: có cường độ yếu hơn hệ đứt gãy trên,
điển hình là hai đứt gãy dọc theo thung lũng Ngòi Hút và đứt gãy cắt qua núi Lang
Tinh. Các đứt gãy này thường phá hủy các cấu trúc địa chất và các thân xâm nhập,
làm xê dịch các thân quặng.
- Hệ đứt gãy kinh tuyến: có hai đứt gãy kinh tuyến lớn cắt qua khu mỏ Co
Gi San và thung lũng Tú Lệ. Dọc theo đứt gãy qua Co Gi San có nhiều khối
gabrodiaba khá lớn và các xâm nhập nhỏ granit porphyr. Hệ thống đứt gãy này
đóng vai trị là kênh dẫn magma, dung dịch tạo quặng chì - kẽm giàu bạc. Theo
đứt gãy chạy qua Tú Lệ cũng có những thân mạch gabrodiaba và granit granofia.
- Hệ đứt gãy á vĩ tuyến: thường là các đứt gãy ngắn, song phân bố
dày. Chúng là đường tiêm nhập của các thành tạo á núi lửa và dung dịch quặng.
Nhiều thân quặng và các hệ mạch thạch anh chứa khống hóa đều đi theo hệ đứt
gãy này.
b. Các cấu trúc vịng
Vùng Tú Tệ có rất nhiều cấu trúc vòng. Chúng tạo nên các vùng trũng
núi lửa và là tàn dư của các trung tâm hoạt động núi lửa cổ. Điển hình là các

cấu trúc vịng Huổi Pao, Tu San, Ngã Ba Kim, Chế Cu Nha.
c. Các vòm núi lửa
Hai vòm đá núi lửa quan trọng được tạo nên bởi các đá rhyolite porphyr
tướng á núi lửa ở Lan Lang và Fu Khao Phạ. Các vịm núi lửa có dạng đẳng thước
tạo nên vùng núi cao nhất của vùng này. Đặc điểm của đá: tươi, đồng nhất không
bị ép nén, ít bị biến đổi.
d. Các phức nếp lồi, nếp lõm

16


Đáng kể nhất là phức nếp lồi Nậm Kim. Nhân của nó là dải đá trầm
tích nguồn núi lửa phân bố dọc theo suối Nậm Kim. Dọc theo trục nếp lồi này
xuất hiện nhiều điểm khống hóa.
Các phức nếp lõm trong vùng biểu hiện rõ rệt, thường bị các hệ đứt gãy
xê dịch và phá hủy. Phức nếp lõm La Pán Tần có biểu hiện khống hóa vàng và
thiếc.
1.2. Khống sản
1.2.1. Chì - kẽm
Hiện tại, chì - kẽm được xem là khống sản điển hình ở trũng núi lửa Tú Lệ
với kiểu quặng đặc trưng là galenit - sphalerit chứa bạc và cadimi. Vùng mỏ chì kẽm Tú Lệ bao gồm nhiều khu quặng hóa: Huổi Pao, Co Gi San, Tu San, Bản Lìm,
Nậm Chậu... Trong các khu quặng hóa kể trên, khu Huổi Pao và Co Gi San là quan
trọng nhất.
Hệ thống các mỏ và điểm quặng Pb - Zn Co Gi San, Tu San, Bản Lìm, Huổi
Pao, Nậm Chậu... đã tạo thành một đới quặng chì kẽm dài 60 km phương Tây Bắc Đông Nam kéo dài từ Nghĩa Lộ đến Co Gi San, trong đó mỏ Co Gi San đã được
đánh giá tỷ mỷ hơn cả. Cùng với quặng chì - kẽm thì Au và Ag cũng được khai thác
tận thu. Ngoài ra, ở vùng Trạm Tấu cũng đã phát hiện được khá nhiều điểm quặng
chì - kẽm như Cang Chi Khúa, Cam Đông, Bản Công; ở Văn Chấn là các điểm
quặng Pin Pé, Bản Bó, ở vùng Văn Bàn có các điểm quặng chì - kẽm Nậm Kim,
Nậm Có.

Quặng chì - kẽm Tú Lệ hình thành trong các đới đứt gãy, cà nát và phiến hoá
của các phức hệ đá phun trào felsic thuộc các phức hệ Tú Lệ, phức hệ Ngòi Thia.
Trong khu vực trũng Tú Lệ đã khoanh định được một loạt các trường dị thường địa
hóa chì-kẽm, đáng lưu ý nhất là trường dị thường Mù Cang Chải (bao gồm cả điểm
quặng Pb - Zn Coghisan và Nả Đợ), trường dị thường Tú Lệ (có mỏ Huổi Pao, điểm
quặng Thào Xá Chải), trường Nậm Khắt, Làng Ninh, Trạm Tấu, Bản Công, Lăng
Te Qua. Đặc biệt là 03 trường Ngòi Hút, Gia Hội (điểm quặng vàng Bản Búng, đới

17


×