Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ Mặt kết học, nghĩa học và vận dụng của từ nóng trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 96 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
___________________________________

MẶT KẾT HỌC, NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC CỦA
TỪ “NÓNG” TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Tồn

HẢI PHÒNG - 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu khảo sát, điều tra, kết quả nêu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu
và phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng
được công bố ở bất kì công trình nào khác.
Hải Phòng, tháng 5 năm 2017
Tác giả


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới GS.TS Nguyễn Đức Tồn, người thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn,
có những định hướng khoa học quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, thực hiện và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Ban giám hiệu, Phòng Quản
lí Sau đại học, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Hải Phòng đã tạo mọi điều
kiện để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Hải Phòng, Viện
ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt
luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và các bạn

học viên lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 6 và các bạn đồng nghiệp đã
luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Hải Phòng, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ............................................ v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI ................... 8
1.1. Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt ............................................................. 8
1.1.1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt: hình vị hay từ tố ....................................... 8
1.1.2. Các phương thức tạo từ trong tiếng Việt............................................... 11
1.2. Về nghĩa của từ ........................................................................................ 13
1.2.1. Khái niệm nghĩa của từ ......................................................................... 13
1.2.2. Các thành phần ý nghĩa trong từ ........................................................... 14
1.3. Về dụng học của từ .................................................................................. 16
1.3.1. Ngữ cảnh ............................................................................................... 18
1.3.2. Hành động ngôn ngữ ............................................................................. 19
1.3.3.Tiền giả định bách khoa và vấn đề hiểu nghĩa của từ........................... 21
1.4. Tiểu kết chương 1..................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: MẶT KẾT HỌC CỦA TỪ "NÓNG" TRONG TIẾNG VIỆT . 21
2.1. Cấu tạo đơn .............................................................................................. 23
2.2. Cấu tạo phức............................................................................................. 24

2.2.1. Từ ghép có thành tố cấu tạo là “nóng”.................................................. 24
2.2.2. Từ láy có thành tố cấu tạo là “nóng” .................................................... 37
2.2.3. Cụm từ tự do và cụm từ cố định có thành tố là “nóng” ........................ 40
2.3. Tiểu kết chương 2..................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: MẶT NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC CỦA TỪ “NÓNG”
TRONG TIẾNG VIỆT .................................................................................... 50


iv

3.1. Mặt nghĩa học của từ "nóng".................................................................... 48
3.1.1. Nghĩa gốc của "nóng" ........................................................................... 48
3.1.2. Nghĩa phái sinh của "nóng"................................................................... 51
3.2. Mặt dụng học của từ "nóng" ................................................................... 61
3.2.1. Từ “nóng” xét trong ngữ cảnh sử dụng ................................................. 63
3.2.2. Đặc điểm tri nhận của người Việt về từ "nóng".................................... 70
3.3. Tiểu kết chương 3..................................................................................... 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 81
PHỤ LỤC .........................................................................................................88


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Từ viết tắt

Giải thích

DT


Danh từ

ĐgT

Động từ

TT

Tính từ


vi

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Các dạng kết hợp của của từ ghép có từ tố "nóng" xét từ
góc độ từ loại
Các dạng của từ ghép có từ tố "nóng" xét từ góc độ vị trí
và chức năng ngữ pháp của "nóng" trong từ
Thống kê các nghĩa của từ "nóng" theo Từ điển tiếng

Việt
Thống kê các nghĩa của từ "nóng" theo kết quả khảo sát
của luận văn

Trang

25

29

48

48

Bảng 3.3

Cơ sở hình thành các nghĩa phái sinh của từ "nóng"

52

Bảng 3.4

Phương thức chuyển nghĩa của từ "nóng"

55

Bảng 3.5

Sắc thái nghĩa của các nghĩa phái sinh của từ "nóng"


59


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ là đơn vị cơ bản, trung tâm của ngôn ngữ, là thành tố đảm nhiệm
nhiều chức năng nhất. Từ cũng là thành tố ngôn ngữ có nghĩa lớn nhất trong hệ
thống ngôn ngữ và hoàn chỉnh nhất để tạo nên ngôn bản, văn bản.
Hệ thống từ vựng có số lượng đơn vị lớn, đồ sộ, còn nhiều phương diện
chưa được khai phá. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về từ tuy đã được tiến
hành từ rất lâu, nhưng vẫn còn nhiều góc khuất. Không những thế, trong quá
trình phát triển của ngôn ngữ khi hành chức, từ cũng vận động và biến đổi
không ngừng, nảy sinh rất nhiều ý nghĩa mới, nên càng cần phải được quan tâm
nghiên cứu một cách toàn diện hơn nữa.
Đặc biệt, từ tiếng Việt dù đã được nghiên cứu, tìm hiểu khá nhiều, nhưng
thường mới dừng lại ở mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa. Vì vậy, ngôn ngữ học truyền
thống mới chỉ nắm được đặc trưng của từ được sử dụng trên câu, chữ mà chưa
thấy được sự chi phối của các nhân tố giao tiếp, đặc biệt là sự chi phối của
những hợp phần ngữ cảnh tới nó cũng như các hành động ngôn ngữ mà nó góp
phần thực hiện. Tức là chúng ta mới thấy được mô hình mã mà chưa thấy được
mô hình suy ý và những nội dung nghĩa hàm ẩm ngoại vi.
1.2. Từ đa nghĩa không chỉ là hiện tượng phổ biến, mà còn độc đáo, thú vị,
có tính năng sản. Vì vậy, nghiên cứu từ đa nghĩa trong tiếng Việt là việc làm cần
thiết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc trưng tư duy, sự tri nhận và văn hóa dân tộc
Việt Nam thông qua ngôn ngữ. Đồng thời, nghiên cứu từ đa nghĩa cũng để thấy
được đặc điểm phát triển của tiếng Việt trong hoạt động hành chức, ngữ dụng.
1.3. Trong tiếng Việt, “nóng” là một tính từ thông dụng, đa nghĩa, xuất
hiện với tần số cao, có khả năng tham gia vào nhiều kết cấu từ vựng, đảm nhiệm

nhiều chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Nó
có từ lâu đời và vẫn đang vận động, biến đổi theo sự phát triển của xã hội Việt
Nam, với nhiều đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng mới.


2

Tính từ “nóng” xuất hiện với nghĩa ban đầu để chỉ tính chất, trạng thái vật
lí của sự vật, hiện tượng. Nhưng do được sử dụng thường xuyên và phổ biến,
xuất hiện với tần số rất lớn trong hành chức, trong quá trình giao tiếp, biểu đạt tư
tưởng của con người nên nó đã được “biến hóa”, mở rộng với nhiều kiểu kết
hợp, nhiều nét nghĩa khác nhau.
Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn
diện trên cả ba phương diện kết học, nghĩa học và dụng học của từ “nóng”, nếu
có thì cũng chỉ là nhắc đến nó với tư cách Ví dụ về từ loại. Nhận thấy yêu cầu
cần thiết nghiên cứu về từ này, chúng tôi đã chọn đề tài Mặt kết học, nghĩa học
và dụng học của từ “nóng” trong tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Theo quan điểm tín hiệu tam diện mà ngôn ngữ học hiện đại lấy làm
cơ sở, từ của ngôn ngữ bao giờ cũng có đủ ba mặt là kết học, nghĩa học và dụng
học. Trong ngôn ngữ học truyền thống, dưới sự chi phối của quan điểm tín hiệu
nhị diện nên từ thường chỉ được nghiên cứu ở mặt kết học và nghĩa học mà bỏ
qua mặt dụng học. Ngôn ngữ học hiện đại đã bước đầu xem xét tới mặt dụng
học của từ, nhưng vẫn còn khá mới mẻ.
Tuy nhiên, ngay ở mặt kết học và nghĩa học, đa số các công trình nghiên
cứu chỉ xem xét ở cấp độ từ vựng khái quát.
Cũng đã có một số công trình bước đầu đề cập tới mặt kết học, nghĩa học
ở một số từ cụ thể.
Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu ở Viện Ngôn ngữ học cũng đã
công bố một số một số bài nghiên cứu quan tâm đến bình diện kết học và nghĩa

học của một số từ cụ thể, chẳng hạn như:
- Hà Quang Năng và Vũ Thị Thu Hiền với bài Bước đầu khảo sát phương
thức định danh và đặc điểm ngữ pháp của tổ hợp “Cười + X”. [59]
- Trần Thị Nhàn với bài Khảo sát từ “có” trong tiếng Việt. [89]
- Đào Thản với bài viết Ngữ nghĩa của khuôn ...Nào...ấy;...Bao...bấy
trong quán ngữ, ngữ cố định và tục ngữ tiếng Việt.[69]


3

Nguyễn Hồng Nhân trong bài viết Từ “đây” trong tiếng Việt nhìn từ ba
bình diện kết học, nghĩa học, dụng học đã đi sâu nghiên cứu vai trò của từ đây
trên phương diện tĩnh và động. Từ đó, tác giả một mặt chỉ ra đặc điểm riêng của
đại từ này, mặt khác đồng thời khẳng định sự đúng đắn của lí thuyết ba bình
diện – một lí thuyết giúp nhận thấy đơn vị ngôn ngữ bộc lộ được hết vai trò của
mình trong hoạt động ngôn ngữ.
2.2. Những lí thuyết, khái niệm về bình diện kết học và nghĩa học của từ
và từ tiếng Việt đã được khái quát khá đầy đủ trong các giáo trình ngôn ngữ học.
Một số công trình tiêu biểu như:
- Phạm Thị Kim Anh với Giáo trình ngữ nghĩa học (2015), Đại học Hải
Phòng.[3]
- Diệp Quang Ban với Ngữ pháp Việt Nam (phần câu)(2004), Nxb Đại
học Sư phạm. [4]
- Đỗ Hữu Châu với Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt (1997), Nxb Đại học
Quốc gia [16] và Giáo trình từ vựng học tiếng Việt (2004), Nxb Đại học Sư
phạm. [19]
- Nguyễn Thiện Giáp với cuốn Giáo trình ngôn ngữ học (2008), Nxb Đại
học Quốc gia [35] và Nghĩa học Việt ngữ (2014), Nxb Giáo dục.[39]
-Nguyễn Đức Tồn với cuốn Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy, học
từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường (2003), Nxb ĐHQGĐ HN.[77]

- Hoàng Tuệ với Giáo trình về Việt ngữ, (1962), Nxb Giáo dục.[84]
Trong những công trình trên, các tác giả đã hệ thống hóa đầy đủ lí thuyết
về từ tiếng Việt, như cấu tạo từ, gồm từ đơn, từ ghép, từ láy, ngữ cố định; xét từ
trong câu, trong đoạn văn, văn bản.
Về bình diện nghĩa học, các tác giả cũng trình bày tổng hợp về lịch sử,
tiến trình, các quan niệm khác nhau về nghĩa và ngữ nghĩa của từ. Lí thuyết về
các loại nghĩa của từ được giới thiệu một cách đầy đủ như: nghĩa biểu niệm,
nghĩa biểu vật; nghĩa từ thực, nghĩa từ hư; nghĩa đen, nghĩa bóng; nghĩa chính,
nghĩa phụ; nghĩa gốc, nghĩa phái sinh; nghĩa trực tiếp, nghĩa chuyển; nghĩa tự


4

do, nghĩa hạn chế; nghĩa tình thái, nghĩa liên hội, nghĩa ngữ pháp; hiện tượng đa
nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, chuyển nghĩa, đồng âm; các cấp bậc ngữ nghĩa;
trường nghĩa…
Có thể thấy, các mặt kết học, nghĩa học của từ tiếng Việt đã được tìm hiểu
một cách kĩ càng về mặt lí thuyết. Tuy nhiên, việc nghiên cứu bình diện kết học,
nghĩa học của từng từ cụ thể, đặc biệt là các từ đa nghĩa để thấy được đặc điểm
hoạt động hành chức của chúng trong ngôn ngữ hiện đại vẫn đang là một hướng
đi quan trọng, mới mẻ cần được tiếp tục tiến hành.
2.3. Về mặt dụng học của từ, chúng tôi chú ý tới cuốn Từ trong hoạt động
giao tiếp của tác giả Bùi Minh Toán (Nxb Giáo dục, H., 1999) [75]. Ở công
trình này, tác giả đã trình bày về các bình diện của từ trong ngôn ngữ (trong đó
có bình diện dụng học); về các nhân tố giao tiếp và từ; về sự hiện thực hóa các
bình diện của từ trong giao tiếp và sự biến đổi, chuyển hóa của từ trong hoạt
động giao tiếp. Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu các nguyên tắc cơ bản về việc
sử dụng từ trong giao tiếp và về việc kết hợp, lựa chọn, thay thế từ. Qua đây, có
thể nắm rõ thêm một số lí thuyết quan trọng về mặt dụng học của từ.
2.4. “Nóng” là một tính từ đa nghĩa, xuất hiện phổ biến, thường xuyên và

có nhiều giá trị trong hoạt động giao tiếp của người Việt, trong cả khẩu ngữ đời
thường lẫn văn chương nghệ thuật. Vì vậy, nó đã được khái quát hóa về ngữ
nghĩa trong tất cả các cuốn từ điển tiếng Việt của nhiều tác giả, nhóm tác giả
khác nhau.
Cuốn Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Nxb Từ điển bách khoa,
2010) [65] đã đưa ra 6 nghĩa tính từ của từ nóng, bao gồm:
[1. tt] Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể người, hoặc cao hơn
mức được coi là trung bình.
[2. tt] Dễ nổi cơn tức giận, khó kìm giữ được những phản ứng có suy
nghĩ.
[3. tt] Muốn có ngay, biết ngay về điều gì.
[4. tt] Gấp, cần có ngay và chỉ tạm thời trong một thời gian ngắn.
[5. tt] Thiên về màu đỏ hoặc vàng, gợi cảm giác nóng bức.


5

Ngoài ra, từ điển này còn liệt kê 21 từ ghép, từ láy và ngữ cố định có từ
“nóng”.
Lê Thị Huyền và Minh Trí trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Nxb Thanh
niên, 2009) [50] chỉ nêu 4 nghĩa tính từ của từ nóng:
[1 tt] Nhiệt độ cao hơn mức bình thường, trái với lạnh.
[2 tt] Dễ nổi giận, khó kìm giữ được những phản ứng thiếu cân nhắc.
[3 tt] Háo hức, mong muốn cao độ về điều gì.
[4 tt] Gấp, tạm trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, các tác giả còn liệt kê 18 từ ghép, từ láy, ngữ cố định có từ “nóng”.
Tuy nhiên, các từ điển trên mới chỉ nêu ra một số ý nghĩa và một số kết
hợp của từ “nóng” mà chưa đi sâu vào mối quan hệ, sự phát triển các ý nghĩa
của từ này. Các soạn giả cũng không đề cập đến việc nhận biết nghĩa và cách sử
dụng từ “nóng” trong giao tiếp, hay bình diện ngữ dụng của nó.

Tóm lại, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện
đồng thời trên cả ba mặt kết học, nghĩa học và dụng học của từ “nóng”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài Mặt kết học, nghĩa học và dụng học của từ
“nóng” trong tiếng Việt để tìm hiểu một cách hệ thống và đầy đủ các đặc điểm
về kết hợp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của tính từ “nóng” trong hoạt động hành
chức, trong lời ăn, tiếng nói của nhân dân. Từ đó, có thể thấy được đặc điểm tri
nhận, cách tư duy, lối sống, đặc điểm văn hóa và sự phát triển ngôn ngữ của
người Việt nhằm góp phần phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Việt và văn hóa
Việt Nam trong nhà trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, cần phải giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Trình bày hệ thống lí thuyết làm cơ sở tiến hành đề tài;
- Khảo sát bình diện kết học của từ “nóng” trong tiếng Việt;
- Khảo sát bình diện nghĩa học của từ “nóng” trong tiếng Việt;
- Khảo sát bình diện dụng học của từ “nóng” trong tiếng Việt.


6

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là từ nóng trong tiếng Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát các phương diện về kết học, nghĩa học và
dụng học của từ nóng, trong đó có cả các từ ghép, từ láy và các cụm từ có thành
tố cấu tạo là “nóng” .
Phạm vi thu thập tư liệu gồm cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ

biên (Nxb Đà Nẵng, 2010) và cuốn Từ điển tiếng Việt của nhóm tác giả Lê Thị
Huyền, Minh Trí (Nxb Thanh niên, 2009), các từ điển online như Tratu.soha.vn,
Wikipedia.com. và trong khẩu ngữ hàng ngày.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các
phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả đặc điểm kết hợp của từ
“nóng” với các từ khác trong các ngữ cảnh được sử dụng, qua đó chỉ ra đặc
điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của từ này.
- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được dùng để phân tích các nét
nghĩa trong cấu trúc nghĩa của từ “nóng” và các từ ghép, từ láy có chứa nó.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng khi phân tích ngữ cảnh sử
dụng của từ “nóng” để chỉ ra đặc điểm ngữ dụng của nó và các từ ghép, từ láy có
liên quan.
- Phương pháp mô hình hoá được sử dụng lập bảng biểu ngôn ngữ học về
Các dạng kết hợp của của từ ghép có từ tố "nóng" xét từ góc độ từ loại; Các
dạng của từ ghép có từ tố "nóng" xét từ góc độ vị trí và chức năng ngữ pháp của
"nóng" trong từ; Thống kê các nghĩa của từ “nóng” trong Từ điển tiếng Việt;
Thống kê các nghĩa của từ “nóng” theo kết quả khảo sát của luận văn; Cơ sở
hình thành các nghĩa phái sinh của từ “nóng”; Phương thức chuyển nghĩa của từ
nóng; Sắc thái nghĩa của các nghĩa phái sinh của từ “nóng”.


7

- Thủ pháp thống kê, phân loại được sử dụng để thống kê, phân loại tất cả
các từ đơn, từ ghép, từ láy có thành tố “nóng” được đưa thành các mục từ trong
từ điển theo các tiêu chí nhất định về mặt từ loại, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
- Thủ pháp so sánh được sử dụng để tìm ra những điểm tương đồng và dị
biệt của từ “nóng” với những từ khác, từ đó tìm ra bản chất về mặt kết học,

nghĩa học của từ này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Mặt kết học của từ “nóng” trong tiếng Việt
Chương 3. Mặt nghĩa học và dụng học của từ “nóng” trong tiếng Việt.


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt
1.1.1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt: hình vị hay từ tố
Trước tiên, từ tố tiếng Việt được phân biệt với hình vị. Theo Nguyễn
Thiện Giáp, “từ chưa phải đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ. Nếu phân
tích từ thành những bộ phận nhỏ hơn ta thu được các hình vị (morpheme). Hình
vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa ở trong từ” [35, 204].
Còn theo Đỗ Hữu Châu, “hình vị là hình thái (mang ý nghĩa) lặp đi lặp
lại. Nó không thể lại được phân chia thành những hình thái (mang ý nghĩa) nhỏ
hơn. Từ đây rút ra kết luận rằng, cái từ mà ta không thể phân chia được nữa,
hay là formant, là một hình vị” [19, 37].
Tiếp đó, Đỗ Hữu Châu đưa ra một số đặc điểm của hình vị tiếng Việt,
gồm:
- Hình vị những yếu tố nhỏ nhất có thể đi vào trong ba phương thức tạo từ
để cho các từ của tiếng Việt trong giao tiếp.
- Hình vị có tính chất “lặp đi lặp lại”, đó là hệ quả của tính chất đi vào ba
phương thức tạo từ để sản sinh ra từ.
- Khi một hình vị có nhiều nghĩa, nó có thể sản sinh ra các từ khác nhau.
Vì vậy, nó phải được xem là các từ khác nhau.

- Có những trường hợp cùng một yếu tố vừa là hình vị, vừa có thể là từ do
phương thức từ hóa hình vị.
- Hình thức ngữ âm của hình vị đa số trùng với âm tiết trong tiếng Việt.
- Có một số trường hợp mà trong số các âm tiết của từ có những âm tiết tự
thân có nghĩa, tức là đã là hình vị, còn âm tiết còn lại thì không có nghĩa.
- Chức năng quan trọng nhất của hình vị là cấu tạo từ. Ngoài ra, nó cũng
có nhiều chức năng khác nhau.
Từ tố chính là hình vị trong tiếng Việt. Về việc nảy sinh khái niệm từ tố
trong tiếng Việt, chúng tôi đi theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu khi cho rằng:
“tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, trừ những hình vị thứ sinh do phương thức láy


9

mà có, hầu như các hình vị đều có những đặc tính cấu tạo từ chung nhất giống
nhau, cho nên sẽ dùng thuật ngữ từ tố thay cho thuật ngữ hình vị” [19, 37]. Nói
cách khác, hình vị là đơn vị nhỏ nhất của các ngôn ngữ nói chung, còn từ tố là
đơn vị tạo từ nhỏ nhất của tiếng Việt nói riêng. Hình vị là thuật ngữ dùng chung
cho tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, còn từ tố là thuật ngữ thay thế hình vị
trong tiếng Việt.
Theo Đỗ Hữu Châu, “từ tố là đơn vị tiếng Việt có thể đi vào ba phương
thức tạo từ tiếng Việt để cho từ tiếng Việt” [19, 37].
Bởi vậy, từ tố có ba đặc điểm quan trọng là:
- Có nghĩa
- Nhỏ nhất
- Được dùng lặp đi lặp lại trong giao tiếp, tạo câu, tạo phát ngôn.
Đây cũng chính là ba điều kiện căn bản để một âm tiết trở thành từ tố
tiếng Việt điển hình. Từ tố tiếng Việt điển hình, thuộc trung tâm là “âm tiết (một
âm tiết) có nghĩa (hoặc nằm trong những đơn vị có nghĩa) có khả năng đi vào
các phương thức tạo từ để cấu tạo nên từ của tiếng Việt” [19, 40].

Để xác định một âm tiết có phải từ tố hay không, không phải chỉ là phân
tách câu hay từ để tìm ra từ tố, mà quan trọng hơn là đưa cái mà người nghiên
cứu cho là từ tố vào các phương thức tạo từ xem nó có khả năng tạo ra từ hay
không. Theo Đỗ Hữu Châu, cách thức xác định từ tố gồm 2 bước:
- Bước 1: “Căn cứ vào định nghĩa từ tố (hình vị) nói chung, phân tách các
yếu tố trong dòng ngữ lưu để tìm xem những trường hợp nào phù hợp với định
nghĩa” [19, 38].
- Bước 2: “Thử đưa các yếu tố tìm ra được đó vào phương thức tạo từ.
Nếu nó có thể tạo ra từ thì nó là từ tố” [19, 38].
Sau khi thực hiện cả hai bước trên, có thể xác định rõ ràng về một âm tiết
nào đó là một từ tố tiếng Việt điển hình.
Đỗ Hữu Châu cũng theo Phan Ngọc, cho rằng trong tiếng Việt có bốn loại
âm tiết được kí hiệu là A, B, C, D:


10

A: là những âm tiết tự do, những âm tiết này là từ độc lập, như: tốt, xấu,
cá, tôm… Loại âm tiết này nhất thiết phải có nghĩa rõ ràng.
B: là những âm tiết không tự do và không đơn nhất. Đây là những âm tiết
tự mình không phải là từ độc lập nhưng có thể dùng để tạo một loạt từ, như:
thiên trong thiên mệnh, thiên định… Loại âm tiết này đều là Hán Việt, cũng nhất
thiết phải có nghĩa.
C: là các âm tiết không tự do, đơn nhất và không láy âm. Có hai nhóm âm
tiết C. Thứ nhất, những âm tiết C đứng trước một từ đa âm tiết như âm tiết a
trong a xít, a men, a di đà… là âm tiết phiên âm và các từ chứa nó đều là từ
phiên âm. Loại âm tiết này dĩ nhiên không có nghĩa. Thứ hai là nhóm những âm
tiết C đứng sau một âm tiết A tạo thành một từ đa âm, đó là các C gốc Việt và
AC là từ thuần Việt. Ví dụ như qué trong gà qué, rả trong cỏ rả… Loại âm tiết
này có nghĩa từ rất lâu và đã mất nghĩa.

D: là những âm tiết không tự do, đơn nhất, láy âm. Ví dụ: tơi bời, lác đác, …
Như vậy, những từ tố trung tâm của tiếng Việt là những từ tố có một âm
tiết có nghĩa.
Các từ tố đơn âm tiếng Việt được phân thành 4 loại theo kí hiệu của Phan
Ngọc:
- Từ tố thứ sinh: từ tố láy (D)
- Từ tố cơ sở:
+ Từ tố độc lập (A)
+ Từ không độc lập (B)
+ Từ tố không độc lập (C)
Theo cách phân loại này, chỉ có những từ tố A mới là từ tiếng Việt. Các từ
tố B, C, D do chỗ không độc lập nên không có khả năng tạo câu, không có đặc
điểm ngữ pháp của từ.
Tóm lại, từ tố tiếng Việt chính là hình vị trong thuật ngữ quốc tế, đại bộ
phận là những âm tiết có nghĩa và đi vào phương thức tạo từ để tạo nên từ hoàn
chỉnh.


11

1.1.2. Các phương thức tạo từ trong tiếng Việt
Theo Đỗ Hữu Châu, “phương thức cấu tạo từ là cách thức tổ chức các
đơn vị cấu tạo từ để cho các từ của một ngôn ngữ nào đấy” [19, 33]. Đối với
tiếng Việt đó sẽ là sự tổ chức các từ tố để cho ra từ mới. Có ba phương thức tạo
từ cơ bản sau đây trong tiếng Việt:
1.1.2.1. Phương thức từ hóa hình vị
Đây là phương thức cấu tạo từ tác động vào một âm tiết có nghĩa để tạo
thành từ đơn, Ví dụ: ăn, đi, mây, người, chua, ngon...
1.1.2.2. Phương thức ghép
Phương thức ghép là phương thức “dùng hai hoặc hơn hai đơn vị cấu tạo

từ riêng rẽ ghép lại với nhau theo những quy tắc nhất định để cho một từ, được
gọi là từ ghép” [19, 34].
Có nhiều định nghĩa về từ ghép, ở đây chúng tôi theo quan điểm của Đỗ
Hữu Châu: “Từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay
đơn vị cấu tạo) riêng rẽ, tách biệt, độc lập với nhau” [19, 24].
Nói đơn giản hơn, từ ghép là từ được tạo ra từ phương thức ghép. Phương
thức này “dùng hai hoặc hơn hai đơn vị cấu tạo từ riêng rẽ ghép lại với nhau
theo những quy tắc nhất định để cho một từ, được gọi là từ ghép” [16, 54].
Và cũng theo Đỗ Hữu Châu: “Ở tiếng Việt, các hình vị riêng rẽ, tách biệt,
không đối lập với nhau theo kiểu của các ngôn ngữ Ấn – Âu thành căn tố, phụ tố
mà chỉ phân biệt với nhau thành hình vị thực và hình vị hư. Cho nên, trong tiếng
Việt chỉ có các từ ghép chân chính. Nếu căn cứ vào tính chất hình vị thì các từ
ghép của tiếng Việt được phân loại thành từ ghép thực và từ ghép hư. Từ ghép
hư là từ ghép do hai hình vị hư kết hợp với nhau theo phương thức ghép mà có.
Đó là các từ như bởi vì, cho nên, để mà, huống hồ…” [16, 55].
Ở các từ ghép hư, không thể xác lập rõ ràng quan hệ ngữ pháp giữa các
hình vị trong từ như với từ ghép thực nên rất khó tìm hiểu mặt kết học giữa
chúng.
Mặc dù có những từ ghép ba, ghép bốn, hoặc hơn nữa, nhưng tiêu biểu
trong tiếng Việt vẫn là ghép hai từ tố cơ sở.


12

Có hai phương thức ghép cơ bản là:
- Ghép chính phụ: là phương thức ghép mà “giữa hai từ tố có quan hệ
chính phụ. Nếu kí hiệu từ tố chính là X, từ tố phụ là Y thì từ tố phụ có tác dụng
phân hóa nghĩa của từ tố X” [19, 48].
- Ghép đẳng lập là phương thức ghép mà “trong đó hai từ tố bình đẳng
với nhau, không có từ tố nào là chính, từ tố nào là phụ, cả hai từ tố góp nghĩa

với nhau để cho nghĩa mới của toàn từ ghép” [19, 54].
1.1.2.3. Phương thức láy
Phương thức láy là phương thức “tác động vào một đơn vị cấu tạo từ làm
sản sinh một đơn vị thứ sinh, giữa hai đơn vị này có quan hệ ngữ âm nhất định.
Tổ hợp đơn vị gốc và đơn vị thứ phát là một từ láy” [19, 34].
Trong phương thức láy gồm có:
- Láy hoàn toàn (nếu toàn bộ âm tiết của từ láy cơ sở được láy lại). Khi
thanh điệu của từ tố cơ sở là thanh trắc chuyển thành thanh bằng cùng nhóm thì
có sự biến thanh. Ví dụ: đo đỏ, nằng nặng. Nếu phụ âm cuối của từ tố cơ sở là
/p/, /t/, /k/ thì sẽ chuyển thành /m/, /n/, /ng/, đó là hiện tượng biến vần.
- Láy bộ phận (nếu một bộ phận ngữ âm của âm tiết từ tố cơ sở được láy lại),
gồm:
+ Láy âm (điệp âm): là phương thức láy mà phụ âm đầu của từ tố láy lặp
lại phụ âm đầu của từ tố cơ sở, còn khuôn vần khác với khuôn vần của từ tố cơ
sở. Vi dụ: dễ dàng, dính dáng, tập tành, trình trịch, thậm thụt…
+ Láy vần (điệp vận): là phương thức láy mà vần của từ tố láy lặp đi lặp lại
vần của từ tố cơ sở, còn phụ âm đầu thì khác. Ví dụ: chới với, chênh vênh, bối rối,
tơi bời…
Trong phương thức láy cũng có láy ba (tất tần tật, sát sàn sạt) và láy bốn
(nhí nha nhí nhảnh, lung la lung linh, tung ta tung tăng, tập tà tập tễnh).
Ngoài ba phương thức cơ bản trên, trong tiếng Việt còn có các phương thức
tạo từ khác như: phương thức chuyển loại, phương thức rút gọn, phương thức biến
âm [80].


13

1.2. Về nghĩa của từ
1.2.1. Khái niệm nghĩa của từ
Về khái niệm nghĩa của từ, chúng tôi xin dẫn một số quan điểm như sau:

- Quan niệm đầu tiên cho nghĩa của từ là “sự vật hay hiện tượng do từ
biểu thị” [36, 27].
- Quan niệm thứ 2 lại “đồng nhất nghĩa với khái niệm logic hay biểu
tượng tâm lí có thể liên hệ với từ ấy [36, 27].
- Quan niệm thứ 3 của F.Saussure thì “đề nghị thay khái niệm bằng sở
biểu, hình ảnh âm thanh bằng năng biểu và sở biểu chính là cái thường được
gọi là ý nghĩa” [36, 27]. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất việc phân biệt giữa nghĩa
và giá trị.
- Quan niệm thứ 4 của A.A.Reformatsky cũng tương tự với F.Saussure
khi cho rằng: “Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị,
đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ” [36, 29].
- Quan niệm thứ 5 của P.A.Budagov coi nghĩa của từ là “sự thống nhất
của sự phản ánh vỏ vật chất của từ và sự vật tương ứng” [36, 30].
- Quan niệm thứ 6 lại thiên về mặt kết học, ngữ pháp khi cho “nghĩa của
từ là quan hệ giữa các từ với nhau” [36, 30].
- Quan niệm thứ 7 của L.Witgenstein và J.Rile thiên về mặt chức năng
hơn, khi cho “nghĩa của từ là chức năng, là vai trò từ đảm nhiệm trong ngôn
ngữ” [36, 30].
- Quan niệm thứ 8 của C.W.Morris thiên về hành động ngôn ngữ của từ
lại cho rằng “nghĩa của từ là khả năng hành động có sẵn, là sự sẵn sàng hành
động theo một phương thức nhất định do các từ gây nên” [36, 30].
Theo Nguyễn Thiện Giáp, tựu trung lại, có thể thấy nổi lên hai loại quan
điểm về nghĩa của từ:
- Cho nghĩa của từ là một bản thể (đối tượng, khái niệm, sự phản ánh).
- Cho nghĩa của từ là một quan hệ (quan hệ của từ với đối tượng, hoặc
quan hệ của từ với khái niệm…).


14


Trong luận văn này, chúng tôi đi theo loại quan điểm thứ 2, coi nghĩa
của từ là một quan hệ. Vì, như I.S.Barkhudarov từng nhận định: “hình thức và
nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ đều tồn tại trong lời nói” [36, 33], nghĩa của từ
hình thành do sự xác lập quan hệ với các yếu tố khác của ngôn ngữ và quan hệ
với thực tại khách quan chứ không phải một bản thể và nó chỉ tồn tại trong ngôn
ngữ. Khi ta hiểu nghĩa của một đơn vị từ vựng nào đó là ta hiểu đơn vị ấy có
quan hệ với cái gì chứ không phải nó là cái gì. Chẳng hạn, khi ta hiểu nghĩa của
từ “nóng” là hiểu nó có quan hệ với trạng thái nhiệt độ vật lí cao hơn mức bình
thường chứ không phải từ “nóng” là cái gì. Như vậy, chúng ta cần phân biệt nội
dung của sự vật khách quan ngoài ngôn ngữ và nghĩa của từ trong ngôn ngữ.
Nghĩa của ngôn ngữ được gọi chung là ngữ nghĩa.
Sau khi tổng hợp các quan điểm, Nguyễn Thiện Giáp đưa ra quan niệm về
nghĩa từ vựng là “nghĩa riêng vốn có của đơn vị từ vựng, phân biệt đơn vị này
với đơn vị khác” [36, 60]. Trong đó, nghĩa của thực từ như từ nóng là loại nghĩa
độc lập, tương ứng với các hiện tượng trong thế giới khách quan, còn nghĩa của
hư từ là nghĩa ngữ pháp, biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu và giữa
các câu.
Vì sự vật khách quan ngoài ngôn ngữ khác với nghĩa của ngôn ngữ nên ta
hiểu ngữ nghĩa học là “bộ môn, môn học nghiên cứu nghĩa của các biểu thức, các
đơn vị của ngôn ngữ trong hệ thống cũng như trong hoạt động hành chức ở diện
đồng đại cũng như trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người” [70, 7]. Ở
luận văn này, chúng tôi nghiên cứu nghĩa của từ “nóng” trong tiếng Việt chứ
không phải nhiệt độ nóng trong thực tế khách quan.
1.2.2. Các thành phần ý nghĩa trong từ
Theo Đỗ Hữu Châu, ý nghĩa từ vựng của từ có các thành phần nghĩa sau đây.
1.2.2.1. Nghĩa biểu vật
Nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng...trong thực tế vào ngôn
ngữ. Nghĩa biểu vật của từ không phải là bản thân sự vật, hiện tượng trong thực
tế. Nói cách khác, “sự vật, hiện tượng, đặc điểm ngoài ngôn ngữ được từ biểu
thị tạo thành nghĩa biểu vật của từ” [16, 105].



15

Nghĩa biểu vật của từ có một số đặc điểm:
- Trong thực tế, các sự vật, hiện tượng bao giờ cũng là một sự vật, hiện
tượng cụ thể nào đó, nhưng nghĩa biểu vật của từ lại tách sự vật khỏi nhau, tách
hoạt động, tính chất khỏi chủ thể của chúng.
- Trong ngôn ngữ, nghĩa biểu vật của từ bỏ qua những biểu hiện cụ thể,
sinh động của sự vật trong thực tế khách quan.
- Cùng diễn đạt một sự vật, hiện tượng, khái niệm nhưng nghĩa biểu vật
của từ có phạm vi rộng hẹp khác nhau.
- Nghĩa biểu vật của từ được khái quát thành nhiều loại khác nhau tùy
theo quan niệm riêng của từng ngôn ngữ.
1.2.2.2. Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm là “hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ” [19, 95]. Cụ thể
hơn, “nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời thì nghĩa biểu
niệm là sự ngôn ngữ hóa khái niệm về sự vật” [19, 95].
Theo Đỗ Hữu Châu, “các nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa
biểu vật mà liên hệ với thực tế khách quan, mặt khác lại có liên hệ với khái niệm,
qua khái niệm mà liên hệ với sự vật, hiện tượng ngoài ngôn ngữ” [16, 111].
Nghĩa biểu niệm là “một cấu trúc do các nét nghĩa , tức là các nghĩa tố
ngữ nghĩa nhỏ hơn hợp thành. Các nét nghĩa này một phần phản ánh các thuộc
tính của các sự vật ngoài ngôn ngữ, một phần do cấu trúc ngôn ngữ quy định”
[19, 96].
Ví dụ: Cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ “đi” là: [hoạt động của cơ thể],
[dời chỗ], [tiến về phía trước], [bằng hai chân], [ở phương thẳng đứng với mặt
đất], [tốc độ trung bình].
1.2.2.3. Nghĩa ngữ pháp
Theo Đỗ Hữu Châu, “nghĩa biểu niệm của từ có một cái khuôn gồm các

nét nghĩa chung. Cái khuôn này chính là nghĩa các từ loại, tức là nghĩa ngữ
pháp của từ đó” [19, 96].
Ví dụ: các động từ như ra, vào, lên, xuống, tới, lui có khuôn chung [hoạt
động], [vận động dời chỗ], [không có cách thức], [theo hướng… so với điểm


16

xuất phát hay điểm tới]. Các từ như bò, lăn, trườn, chạy, bay, đi lại có nét nghĩa
chung [hoạt động], [vận động dời chỗ], [theo những cách thức nhất định],
[không có hướng]. Khuôn chung này là nét nghĩa ngữ pháp tiểu loại nằm trong
tiểu loại lớn hơn [vận động dời chỗ].
Tóm lại, nghĩa ngữ pháp là một bộ phận trong nghĩa biểu niệm của từ,
quyết định khả năng kết hợp các từ với nhau.
1.2.2.4. Nghĩa biểu thái
Nghĩa biểu thái là “nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá xấu tốt đi
kèm với nghĩa biểu niệm” [19, 97]. Ví dụ: từ ngoan cố mang nghĩa xấu còn
ngoan cường lại mang nghĩa tán dương, ca ngợi.
Có những trường hợp, dùng trong trường hợp này mang nghĩa bình
thường, nhưng dùng trong trường hợp khác lại mang nghĩa xấu. Ví dụ: từ liếm
dùng trong câu “con mèo liếm môi” mang sắc thái nghĩa bình thường, nhưng
dùng trong câu “ Nó chỉ biết liếm chẳng biết làm gì” lại mang sắc thái nghĩa xấu.
1.2.2.5. Nghĩa liên hội
Theo Đỗ Hữu Châu, “mỗi từ do được sử dụng trong những ngôn cảnh
nhất định, do có kinh nghiệm của từng người khi tiếp xúc với sự vật được nó gọi
tên nên có thể mang những liên tưởng của cả một lớp người hay của từng cá
nhân một” [19, 98]. Ví dụ: với người Việt, từ “đỉa” có thể gợi lên cảm giác ghê
sợ, hay từ “chiều” thường gợi cảm giác buồn trong văn học xưa.
1.3. Về dụng học của từ
Trước khi tìm hiểu mặt dụng học của từ “nóng” trong tiếng Việt, cần giới

thuyết về quan điểm nhị diện và tam diện trong lịch sử ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ được xem là một dạng tín hiệu. Bởi vậy, việc nghiên cứu mặt
kết học và nghĩa học của chúng thực chất là nghiên cứu các cách kết hợp và
nghĩa của các loại tín hiệu ngôn ngữ. Từ vựng được xem là loại hình vật chất
phổ biến, trung tâm của tín hiệu ngôn ngữ.
Lịch sử ngôn ngữ học tồn tại 2 quan điểm cơ bản về tín hiệu ngôn ngữ,
gồm:
- Quan điểm tín hiệu nhị diện


17

- Quan điểm tín hiệu tam diện
Quan điểm tín hiệu nhị diện là quan điểm mang tính kinh điển, được ông
tổ chủ nghĩa cấu trúc là F.de Saussure người Thụy Sĩ khai phá. Quan điểm này
cho rằng, mỗi tín hiệu là một thực thể bao gồm hai mặt (bình diện) là cái biểu
đạt và cái được biểu đạt. Bình diện cái biểu đạt là một hình thức vật chất nào đó
tác động vào giác quan của con người khiến ta tri giác được, nhận ra được thực
thể đó. Bình diện cái được biểu đạt là một đối tượng, một nội dung ý nghĩa nào
đó ứng với cái biểu đạt, được cái biểu đạt đó chỉ ra. Bình diện này có tính tinh
thần, trừu tượng, chỉ nhận ra được nhờ các thao tác tư duy nào đó. Như vậy, hai
mặt của tín hiệu phải tương ứng, liên hợp chặt chẽ với nhau không thể tách rời
(xem [66, 120-121]). Quan điểm nhị diện đã giúp ngôn ngữ học truyền thống
phát triển một cách mạnh mẽ.
Quan điểm tín hiệu tam diện ra đời muộn hơn nhưng thông dụng trong
ngôn ngữ học hiện đại ngày nay, được đề xuất bởi hai nhà tín hiệu học người
Mỹ là C.S.Peirce và W.Morris. Theo quan điểm này, tín hiệu ngôn ngữ gồm 3
mặt:
- Kết học: là lĩnh vực về sự liên kết giữa tín hiệu này với tín hiệu khác
trong thông điệp. Trong ngôn ngữ học, kết học tương ứng với ngữ pháp. Xem

xét bình diện kết học của ngôn ngữ là xem xét cái biểu đạt và mặt hoạt động ngữ
pháp của tín hiệu.
- Nghĩa học: là sự biểu đạt liên kết giữa tín hiệu với hiện thực, với cái
được quy chiếu từ thế giới hiện thực. Đây là lĩnh vực của chức năng miêu tả,
những thông tin miêu tả và thông tin sự vật. Trong ngôn ngữ, nghĩa học xem xét
mặt cái được biểu đạt và mặt ngữ nghĩa của ngôn ngữ.
- Dụng học: là phân ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu ngôn
ngữ với người dùng. Nó giúp xem xét đầy đủ hơn tín hiệu ngôn ngữ trong hoạt
động hành chức, trong giao tiếp, gắn với một ngữ cảnh nhất định.
Theo Đỗ Hữu Châu, ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học cùng
thống hợp với nhau làm nên nghĩa đích thực của một tín hiệu ngôn ngữ ([12] và
[13]).


18

Quan điểm tam diện được xem là tiến bộ hơn vì mở rộng giới hạn nghiên
cứu sang lĩnh vực hoạt động, chức năng. Tiếp thu quan điểm này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu cả ba mặt kết học, nghĩa học và dụng học của từ “nóng” trong
tiếng Việt. Trong đó, nghiên cứu mặt dụng học của từ “nóng” là một hướng đi
mới, phù hợp với xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại ngày nay.
Có những nhân tố cơ bản chi phối đến mặt dụng học của từ như sau:
1.3.1. Ngữ cảnh
Ngữ cảnh (còn gọi là bối cảnh giao tiếp) là một trong 5 nhân tố của mô
hình giao tiếp bằng ngôn ngữ (người phát, người nhận, ngữ cảnh, thông điệp,
cách thức truyền tin), chi phối mạnh mẽ đến việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và tri
nhận về nó từ phía các đối ngôn (người phát và người nhận). Nếu không có ngữ
cảnh, sẽ rất khó để hiểu được nghĩa của từ và cách thức sử dụng chúng. Bởi vậy,
ngôn ngữ học hiện đại rất quan tâm đến ngữ cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Theo Trần Đình Sử, “ngữ cảnh là toàn bộ những điều kiện quy định lời

văn, ý nghĩa và giá trị của văn bản” [67, 62].
Còn Nguyễn Thiện Giáp lại phân biệt giữa ngữ cảnh và hoàn cảnh nói
năng. Theo tác giả, “ngữ cảnh là những từ bao quanh hay đi kèm một từ, tạo cho
nó tính xác định về nghĩa” [36, 22], còn hoàn cảnh nói năng là “tình huống, bối
cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện” [36, 22].
Từ hai định nghĩa trên, có thể thấy, để hiểu về nghĩa của một từ và nội
dung thông điệp, mục đích giao tiếp được truyền tải trong từ đó, cần phải tìm
hiểu ngữ cảnh gắn với nó. Một từ có thể có nhiều nghĩa và được sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau. Cái nghĩa và mục đích sử dụng đó chỉ tồn tại gắn với
ngữ cảnh nhất định. Ngữ cảnh thay đổi thì nghĩa của từ cũng thay đổi.
Ví dụ: Cùng là từ “ăn” nhưng ở câu “cháu nhà tôi dạo này ăn nhiều lắm”
và “ nó ăn quân xe” mang hai nghĩa khác nhau.
Ngữ cảnh giao tiếp của từ gồm có hai loại:
- Ngữ cảnh rộng (hoàn cảnh giao tiếp rộng): bao gồm các yếu tố như
chính trị, lịch sử, xã hội, phong tục, tập quán… làm thành môi trường không
gian, thời gian rộng lớn của cuộc giao tiếp. Tất cả những nội dung đó đều thấm


×