Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn thạc sĩ Bình diện kết học và nghĩa học của từ Chơi trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 86 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

BÌNH DIỆN KẾT HỌC VÀ NGHĨA HỌC CỦA
TỪ “CHƠI” TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

BÌNH DIỆN KẾT HỌC VÀ NGHĨA HỌC CỦA
TỪ “CHƠI” TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

HẢI PHÒNG - 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian theo học tại trường Đại học Hải Phòng và đặc biệt
là trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ hết lòng về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh nghiệm
quí báu từ gia đình, thầy cô, bạn bè. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
Gia đình - những người luôn giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn
thành nhiệm vụ một cách tốt nhất;
Quí Thầy, Cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa 6
tại trường Đại học Hải Phòng, những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức
và những kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi;
Cô giáo, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, người đã tận tình hướng dẫn, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp;
Các anh chị học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 6 và
các bạn đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài
liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này;
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quí thầy cô, gia đình và các anh
chị học viên.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 7
1.1. Một số vấn đề cơ bản về từ tiếng Việt ....................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về từ ....................................................................................... 7
1.1.2. Quan điểm tín hiệu nhị diện, tín hiệu tam diện về tín hiệu ngôn ngữ..... 8
1.1.3. Đặc điểm của từ tiếng Việt...................................................................... 9
1.2. Bình diện kết học của từ tiếng Việt.......................................................... 11
1.2.1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt - từ tố ....................................................... 11
1.2.3. Từ ghép ................................................................................................. 16
1.3. Bình diện nghĩa học của từ tiếng Việt...................................................... 20
1.3.1. Khái niệm nghĩa của từ ......................................................................... 20
1.3.2. Đặc điểm nghĩa của từ........................................................................... 21
1.3.3. Các thành phần nghĩa của từ ................................................................. 22
1.3.4. Sự biến đổi ý nghĩa và hiện tượng đa nghĩa của từ............................... 24
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT BÌNH DIỆN KẾT HỌC CỦA TỪ “CHƠI”
TRONG TIẾNG VIỆT .................................................................................... 30


iv
2.1. Từ “Chơi” trong từ đơn, từ ghép và từ láy ............................................... 30
2.1.1. Từ đơn “chơi”........................................................................................ 30
2.1.2. Từ ghép có từ tố “chơi”......................................................................... 31
2.1.3. “Chơi” trong từ láy ................................................................................ 42
2.2. “Chơi” trong cụm từ ................................................................................. 44
2.2.1. Từ “Chơi” trong cụm từ đẳng lập ......................................................... 44
2.2.2. Từ “Chơi” trong cụm từ chính phụ ....................................................... 45

CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT BÌNH DIỆN NGHĨA HỌC CỦA TỪ “CHƠI”
TRONG TIẾNG VIỆT .................................................................................... 50
3.1. Khảo sát các thành tố nghĩa trong ý nghĩa của từ “chơi” ........................ 50
3.2. Đối chiếu “chơi” trong tiếng Việt và “play” trong tiếng Anh ................. 53
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 78


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Thứ nhất, từ là đơn vị trung tâm và cơ bản nhất của mọi ngôn ngữ trên
thế giới, trong cả đồng đại và lịch đại. Nó là cánh cửa đầu tiên mở ra thế giới
ngôn ngữ với con người. Từ đảm nhiệm rất nhiều chức năng và là đơn vị có
nghĩa lớn nhất giúp tạo nên câu, diễn ngôn.
Hệ thống từ vựng của mọi ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng
vốn trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đã trở nên đồ sộ, đa diện, lại không ngừng
phát triển, bồi đắp theo thời gian, theo những vận động xã hội, tư duy – nhận
thức của con người với nhiều biến đổi phức tạp. Vì vậy, dù đã có vô số công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước về từ, nhưng vẫn còn rất nhiều góc
khuất chưa được khám phá.
- Thứ hai, từ tiếng Việt, đặc biệt là các động từ, khi đi vào hoạt động
hành chức trong giao tiếp, sẽ thường xuyên được biến đổi, phát triển, mở rộng
về cả ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp, chuyển hóa từ loại. Quá trình biến đổi, phát
triển này diễn ra rất phong phú, đa dạng và phức tạp theo nhiều hướng đi khác
nhau, nhưng vẫn có những quy luật nhất định. Ngôn ngữ học cần thiết phải
nghiên cứu các quy luật này và so sánh, đối chiếu với ngôn ngữ khác, để thấy
được những đặc trưng riêng. Thậm chí, chúng ta còn có thể thấy được sự phản

ánh xã hội thông qua việc nghiên cứu sự phát triển, biến đổi trong ý nghĩa và
các kết hợp mới của từ. Chẳng hạn, các kết hợp mới của từ “chạy” như “chạy
trường”, “chạy lớp”, “chạy thầy”, “chạy việc”, “chạy bằng”… phản ánh nạn
quan liêu, tham ô trong xã hội ngày nay, cũng như sự xuống cấp về đạo đức
của con người.
- Thứ ba, trong tiếng Việt, “chơi” là một từ phổ biến, đa nghĩa, xuất
hiện với tần số cao, có khả năng tham gia vào nhiều kết cấu từ vựng, đảm
nhiệm nhiều chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa trong hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ. Đây là một từ thuần Việt, đã có từ lâu đời và vẫn đang vận động,
biến đổi theo sự phát triển của xã hội Việt Nam, với nhiều nét ngữ pháp, ngữ
nghĩa mới.


2
Tuy nhiên, chưa từng có một công trình nào nghiên cứu về từ “chơi”,
nếu có cũng chỉ là nhắc đến dưới tư cách ví dụ về từ vựng. Nhận thấy yêu cầu
này, chúng tôi tiến hành đề tài Bình diện kết học, nghĩa học của từ “chơi”
trong tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Thứ nhất, kết học và nghĩa học là hai trong ba bình diện cơ bản gắn với
mọi tín hiệu ngôn ngữ (cùng với dụng học) nên luôn được đề cập một cách ít
nhiều trong các công trình nghiên cứu về từ ở ngôn ngữ học truyền thống.
Ngôn ngữ học hiện đại thì mở rộng sang bình diện dụng học, nhưng vẫn còn
khá mới mẻ. Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu chỉ xem xét hai bình
diện này ở cấp độ từ vựng khái quát.
Những năm gần đây, Viện Ngôn ngữ học cũng xuất bản một số công
trình nghiên cứu về Những vấn đề Ngôn ngữ học. Trong đó, có một số bài
nghiên cứu quan tâm đến bình diện kết học và nghĩa học của một số từ cụ thể
như:
- Hà Quang Năng và Vũ Thị Thu Hiền, Bước đầu khảo sát phương thức

định danh và đặc điểm ngữ pháp của tổ hợp “Cười + X”.
- Trần Thị Nhàn, Khảo sát từ “có” trong tiếng Việt.
- Đào Thản, Ngữ nghĩa của khuôn ...Nào...ấy;...Bao...bấy trong quán
ngữ, ngữ cố định và tục ngữ tiếng Việt.
Nguyễn Hồng Nhân trong bài viết Từ “đây” trong tiếng Việt nhìn từ ba
bình diện kết học, nghĩa học, dụng học đã đi sâu nghiên cứu vai trò của “đây”
trên phương diện tĩnh và động. Từ đó, tác giả một mặt chỉ ra đặc điểm riêng
của từ “đây”, đồng thời khẳng định sự đúng đắn của lí thuyết ba bình diện –
một lí thuyết giúp cho nhiều đơn vị ngôn ngữ bộc lộ được hết vai trò của mình
trong hoạt động ngôn ngữ.
Thứ hai, những lí thuyết, khái niệm về bình diện kết học và nghĩa học
của từ và từ tiếng Việt đã được khái quát khá đầy đủ trong các giáo trình ngôn
ngữ học đầu ngành. Các tác giả đã hệ thống hóa đầy đủ lí thuyết về tiếng Việt


3
như cấu tạo từ trong từ đơn, từ ghép, từ láy, ngữ cố định; xét từ trong câu,
trong đoạn văn, văn bản.
Về bình diện nghĩa học, các tác giả cũng trình bày tổng hợp về lịch sử,
tiến trình, các quan niệm khác nhau về nghĩa và ngữ nghĩa của từ. Lí thuyết về
các loại nghĩa của từ được giới thiệu một cách đầy đủ như: nghĩa biểu niệm,
nghĩa biểu vật; nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu; nghĩa từ thực, nghĩa từ hư; nghĩa
đen, nghĩa bóng; nghĩa chính, nghĩa phụ; nghĩa gốc, nghĩa phái sinh; nghĩa
trực tiếp, nghĩa chuyển tiếp; nghĩa tự do, nghĩa hạn chế; nghĩa tình thái, nghĩa
liên hội, nghĩa ngữ pháp; hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa, chuyển nghĩa; các
cấp bậc ngữ nghĩa; trường nghĩa…
Có thể thấy, các mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ tiếng Việt đã được tìm
hiểu một cách kĩ càng và đi vào ổn định về mặt lí thuyết, dẫn chứng. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu bình diện kết học, nghĩa học của từng từ cụ thể, đặc
biệt là các từ đa nghĩa để thấy được đặc điểm của chúng trong hoạt động hành

chức, ngôn ngữ hiện đại vẫn đang là một hướng đi quan trọng, mới mẻ cần
được tiếp tục tiến hành.
Thứ ba, từ “chơi” là một từ đa nghĩa phổ biến, xuất hiện thường xuyên
trong hoạt động giao tiếp của người Việt, ở mọi ngôn vực khác nhau. Vì vậy,
nó đã được khái quát ngữ nghĩa, từ vựng trong hầu hết các cuốn từ điển tiếng
Việt của nhiều tác giả, nhóm tác giả khác nhau.
Hoàng Phê trong cuốn Từ điển tiếng Việt (2013), Nxb Đà Nẵng, đã tìm
ra 6 nghĩa động từ của “chơi”. Ngoài ra, tác giả còn liệt kê 14 từ ghép, từ láy
và ngữ cố định có “chơi”.
Khác với Hoàng Phê, Lê Thị Huyền và Minh Trí trong cuốn Từ điển
tiếng Việt do Ban biên soạn từ điển VietnamBook phát hành lại tìm được 1
nghĩa danh từ và 5 nghĩa động từ của “chơi”. Ngoài ra, các tác giả còn liệt kê
11 từ ghép, từ láy, ngữ cố định có “chơi”.
Tuy nhiên, các tác giả trên hầu hết mới chỉ tìm ra các nét nghĩa và một
số kết hợp từ của “chơi” mà chưa đi sâu vào mối quan hệ, sự phát triển các
nét nghĩa của chúng.


4
Tóm lại, “chơi” là một từ phổ biến trong tiếng Việt nên đã được đề cập
ít nhiều trong các bài viết, giáo trình, công trình nghiên cứu và từ điển. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ bình diện kết học và
nghĩa học của nó trong hoạt động hành chức tiếng Việt, đặc biệt là tiếng Việt
hiện đại đến nay vẫn bị bỏ ngỏ. Vì vậy, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề
tài Bình diện kết học và nghĩa học của từ “chơi” trong tiếng Việt nhằm cung
cấp những hiểu biết đầy đủ hơn về từ này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này để tìm hiểu một cách hệ thống và đầy đủ các đặc
điểm của từ “chơi” trong hoạt động hành chức. Từ đó, chúng tôi thấy được

những kết hợp đa dạng, phong phú, tuân theo quy luật, cũng như các nét nghĩa
độc đáo, mới xuất hiện của từ “chơi” trong ngôn ngữ giới trẻ ngày nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
Trình bày cơ sở lí thuyết về hệ thống từ vựng tiếng Việt.
Nghiên cứu bình diện kết học của từ “chơi” trong tiếng Việt.
Nghiên cứu bình diện nghĩa học của từ “chơi” trong tiếng Việt.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu mặt kết học và nghĩa học của từ “chơi” trong tiếng
Việt. Cần nhấn mạnh rằng chúng tôi nghiên cứu từ “chơi” trong ngôn ngữ tiếng
Việt chứ không phải hoạt động “chơi” trong thực tế khách quan, vì sự vật
khách quan không đồng nhất với nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ.
- Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát các từ ghép, từ láy có “chơi” và các nét
nghĩa của nó trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (Nxb Đà Nẵng)
cùng các trang từ điển online được nhiều người tìm đọc như Wikipedia.com,
Tratu.coviet.vn, Tratu.soha.vn. Tiếp đó, chúng tôi tìm hiểu “chơi” trong lời ăn


5
tiếng nói hàng ngày, đặc biệt ở giới trẻ. Cụ thể, chúng tôi khảo sát ở 200 sinh
viên khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non K16, K17, trường Đại học Hải
Phòng theo bảng sau:
Giới tính

Nữ

Nam


Nơi sinh sống

Nội thành

Ngoại

Nội thành

Ngoại

thành

thành

K16

0

4

46

52

K17

0

2


33

63

Tổng

6

194
200

Nội dung khảo sát được thực hiện theo các nhóm câu hỏi sau:
Về mặt kết học
1

Bạn hãy liệt kê các từ có “chơi” Bạn hãy liệt kê các nét nghĩa của
mà bạn biết?

2

Về mặt nghĩa học
từ “chơi” mà bạn biết?

Bạn hãy liệt kê những câu thành Theo bạn, từ “chơi” có bao nhiêu
ngữ, tục ngữ, ca dao có từ “chơi” nét nghĩa? Đó là những nghĩa
mà bạn biết?

3


nào?

Liệt kê các từ ghép, từ láy có Bạn thường sử dụng những nghĩa
“chơi” mà bạn thường dùng nào của từ “chơi” trong giao tiếp
trong giao tiếp?

4

hằng ngày?

Theo bạn, những từ “chơi” nào Nghĩa nào của từ “chơi” được bạn
đã có từ lâu và những từ “chơi” sử dụng nhiều nhất trong giao
nào mới xuất hiện.

5

tiếp?

Mọi người xung quanh bạn Mọi người xung quanh bạn
thường sử dụng từ “chơi” như thường sử dụng những nghĩa nào
thế nào?

6

của từ “chơi”?

Theo bạn, từ “chơi” có bao nhiêu Theo bạn, những nghĩa nào của từ
kết hợp, đó là những kết hợp “chơi” có từ lâu và những nghĩa
nào?


nào mới xuất hiện?


6
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như sau:
Về mặt lí thuyết: Chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, tức là tiếp
thu và sáng tạo thận trọng trọng các lý thuyết, kiến thức, quan điểm về ngữ
pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ trong hệ thống từ vựng cũng như trong các
kết hợp câu, văn bản từ nhiều học giả, chuyên gia đầu ngành để xây dựng cơ
sở lí luận vững chắc cho đề tài.
Về mặt thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Chúng tôi thực hiện khảo
sát từ “chơi” trong ngôn ngữ sinh hoạt thường nhật của nhiều đối tượng và
văn chương nghệ thuật. Tiếp đó, chúng tôi thống kê số liệu cụ thể và phân loại
theo những tiêu chí nhất định để phục vụ đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: Sau khi có được ngữ liệu khảo sát cụ thể,
chúng tôi đi vào phân tích các mặt kết học và nghĩa học của từ “chơi” trong
hoạt động hành chức.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 4 phần: Mục lục, Chính văn, Tài liệu tham khảo, Phụ lục.
Phần Chính văn ngoài Mở đầu và Kết luận gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Bình diện kết học của từ “chơi” trong tiếng Việt
Chương 3. Bình diện nghĩa học của từ “chơi” trong tiếng Việt


7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Một số vấn đề cơ bản về từ tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm về từ
Từ là đơn vị cơ bản và quen thuộc của mọi ngôn ngữ, nhưng việc định
nghĩa nó rất phức tạp. Có nhiều quan điểm nhìn nhận, định nghĩa khác nhau
về từ.
K.Buhler với quan điểm thiên về ngữ âm cho rằng: “Các từ là những
kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo
thành trường” [26, tr. 196].
Khác với Buhler, E.Sapir đưa ra khái niệm thiên về ngữ nghĩa: “Từ là
một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc lập và bản thân có thể làm thành
một câu tối giản” [26, tr. 196]. Cùng với E.Spir, F.F.Fortunatov hiểu một cách
chung chung hơn: “Từ là bất cứ âm nào của lời nói, trong ngôn ngữ từ có một
ý nghĩa khác với ý nghĩa của những âm cũng là từ khác” [26, tr. 197].
V.Brondal với quan điểm thiên về chức năng giao tiếp của từ lại nhận định
“Từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố của thông báo” [26, tr. 196].
Tiêu biểu cho quan niệm miêu tả từ về mặt chức năng, Hans Glinz và
J.Erben định nghĩa: “Từ là đơn vị đầu tiên của cái được biểu hiện, đối lập với
câu là đơn vị đầu tiên của cái biểu hiện” [26, tr. 196].
Trang Ngonngu.net định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết
cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng
độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [65].
Còn Wikipedia.com lại đưa ra khái niệm: “Từ là đơn vị sẵn có
trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn
chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật
(danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là
công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực” [69].


8
Sau khi tiếp thu và tổng kết các ý kiến trên, chúng tôi xin mạn phép đưa

ra định nghĩa về từ để phục vụ đề tài nghiên cứu:
Từ là những hình thức âm thanh có tính bền vững của ngôn ngữ, có đủ
ba bình diện, ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng.
Vì vậy, việc nghiên cứu về mặt kết học và nghĩa học của từ là hoàn
toàn cần thiết.
1.1.2. Quan điểm tín hiệu nhị diện, tín hiệu tam diện về tín hiệu ngôn
ngữ
Ngôn ngữ là một dạng tín hiệu. Vì vậy, việc nghiên cứu mặt kết học và
nghĩa học của ngôn ngữ thực chất là nghiên cứu các cách kết hợp và nghĩa của
các loại tín hiệu ngôn ngữ. Từ được xem là loại hình vật chất phổ biến, trung
tâm của tín hiệu ngôn ngữ.
Trong lịch sử ngôn ngữ học tồn tại hai quan điểm cơ bản về tín hiệu
ngôn ngữ là quan điểm tín hiệu nhị diện và quan điểm tín hiệu tam diện.
Quan điểm tín hiệu nhị diện là quan điểm kinh điển, được ông tổ chủ
nghĩa cấu trúc F.D.Saussure người Thụy Sĩ đề xuất. Quan điểm này cho rằng,
“mỗi tín hiệu là một thực thể bao gồm hai mặt (bình diện) là cái biểu đạt và
cái được biểu đạt. Bình diện cái biểu đạt là một hình thức vật chất nào đó tác
động vào giác quan của con người khiến ta tri giác được, nhận ra được thực
thể đó. Bình diện cái được biểu đạt là một đối tượng, một nội dung ý nghĩa
nào đó ứng với cái biểu đạt, được cái biểu đạt đó chỉ ra. Bình diện này có tính
tinh thần, trừu tượng, chỉ nhận ra được nhờ các thao tác tư duy nào đó. Như
vậy, hai mặt của tín hiệu phải tương ứng, liên hợp chặt chẽ với nhau không
thể tách rời” [2, tr. 5]. Quan điểm này đã giúp ngôn ngữ học truyền thống
phát triển một cách mạnh mẽ.
Quan điểm tín hiệu tam diện ra đời sau và thông dụng trong ngôn ngữ
học hiện đại ngày nay, được đề xuất bởi hai nhà tín hiệu học người Mỹ là
C.S.Peirce và W.Morris. Theo quan điểm này, tín hiệu ngôn ngữ gồm ba bình
diện: kết học, nghĩa học và dụng học.



9
- Kết học là lĩnh vực của sự liên kết giữa tín hiệu này với tín hiệu khác
trong thông điệp. Trong ngôn ngữ học, kết học tương ứng với lĩnh vực ngữ
pháp. Xem xét bình diện kết học của ngôn ngữ là xem xét cái biểu đạt, xem
xét mặt hoạt động ngữ pháp của tín hiệu.
- Nghĩa học biểu đạt sự liên kết giữa tín hiệu với hiện thực, với cái
được quy chiếu từ thế giới hiện thực. Đây là lĩnh vực của chức năng miêu tả,
những thông tin miêu tả, thông tin sự vật. Trong ngôn ngữ, nghĩa học xem xét
mặt cái được biểu đạt, xem xét mặt ngữ nghĩa của ngôn ngữ.
- Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người dùng. Nó
giúp xem xét đầy đủ hơn tín hiệu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, trong
giao tiếp, gắn với một ngữ cảnh nhất định.
Ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học thống hợp nhau làm nên
nghĩa đích thực của một tín hiệu ngôn ngữ
Quan điểm này được xem là tiến bộ hơn vì mở rộng giới hạn nghiên
cứu sang lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực chức năng. Tuy vậy, cả hai quan điểm
đều bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt.
Có thể thấy, cả hai quan điểm trên đều xem trọng bình diện ngữ pháp
và ngữ nghĩa của tín hiệu từ vựng trong công tác nghiên cứu.
1.1.3. Đặc điểm của từ tiếng Việt
Có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt. Để thuận lợi cho việc tiến hành đề
tài, chúng tôi dựa vào quan điểm của Đỗ Hữu Châu.
Trong cuốn Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu định nghĩa:
“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang đặc
điểm ngữ pháp nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất
trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [17, tr. 16].
Trong cuốn Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, ông trình bày một cách
đầy đủ hơn: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về
hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về
giống…) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang

những đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với những nghĩa nhất định, sẵn có


10
với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và
nhỏ nhất để tạo câu” [12, tr. 29].
Về đặc điểm của từ tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu khẳng định có 7 đặc
điểm, gồm: đặc điểm về hình thức ngữ âm, đặc điểm về kiểu cấu tạo, đặc
điểm về ngữ pháp, đặc điểm về ngữ nghĩa, đặc điểm là đơn vị nhỏ nhất để tạo
câu, đặc điểm về tính sẵn có, đặc điểm về tính hợp thể.
Còn Nguyễn Thiện Giáp chỉ tóm gọn trong 2 đặc điểm là: tính sẵn có
và tính thành ngữ.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi cho rằng, từ tiếng Việt có 4 đặc điểm
cơ bản là:
- Đặc điểm ngữ âm: Mặc dù có hiện tượng hòa nhập ngữ âm của các từ
trong cụm số từ hai mươi năm (hăm lăm), ba mươi năm (băm lăm)… hay
trong cụm danh từ với “ấy” phía sau ở phương ngữ Nam Bộ như trong ấy
(trỏng), bà ấy (bả), anh ấy (ảnh)… nhưng đặc điểm nổi bật nhất của từ tiếng
Việt vẫn là bất biến về hình thức ngữ âm do được cấu tạo từ các âm tiết cố
định. Khác với ngôn ngữ hòa kết, tổng hợp, từ tiếng Việt dù đảm nhiệm vị trí
nào trong câu cũng không thay đổi về ngữ âm.
- Đặc điểm ngữ pháp: Đặc điểm này chi phối cả đặc trưng ngữ nghĩa
lẫn khả năng tạo câu của từ. Hai hình thức ngữ âm giống nhau hoàn toàn
nhưng có đặc điểm ngữ pháp khác nhau thì là hai từ khác nhau. Đây là hiện
tượng đồng âm trong tiếng Việt. Chẳng hạn, trong câu “con ngựa đá con ngựa
đá”, hai từ “đá” mang hai chức năng ngữ pháp khác nhau, một động từ, một
danh từ nên là hai từ khác nhau.
- Đặc điểm ngữ nghĩa: Một hình thức ngữ âm muốn được coi là từ thì
phải có nghĩa. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để xác định một từ tiếng Việt.
Nếu hai hình thức gữ âm giống nhau hoàn toàn mà có nghĩa khác nhau sẽ là

hai từ khác nhau.
- Đặc điểm ngữ dụng: Một từ tiếng Việt phải được (hoặc đã từng) sử
dụng trong hoạt động hành chức, gắn với các hành động ngôn ngữ cụ thể.


11
1.2. Bình diện kết học của từ tiếng Việt
1.2.1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt - từ tố
Trước hết, cần phân biệt giữa âm tiết, hình vị và từ tố trong tiếng Việt
để xác định thuật ngữ dùng trong đề tài.
Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác
nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết (syllable). Trong tiếng Việt, do “từ
không biến đổi hình thức ngữ âm và vì đường ranh giới của âm tiết rõ và
trùng với ranh giới của hình vị hay với đơn vị có nghĩa… cho nên có tác giả
cho rằng hình vị của tiếng Việt là tiếng, mà tiếng là âm tiết. Nói khác đi, theo
quan điểm này, trong tiếng Việt, âm tiết là hình vị” [12, tr.39]. Tuy nhiên,
không nên đồng nhất âm tiết và hình vị, vì âm tiết là “đơn vị hành chức của
cấp độ ngữ âm – âm vị” [12, tr.39] chứ không phải đơn vị mang nghĩa, dùng
để tạo từ như hình vị. Theo Đỗ Hữu Châu, có “5800 âm tiết còn lại không thể
dùng để tạo từ. Nói cách khác, không phải tất cả các âm tiết tiếng Việt đều là
từ tố, đều có giá trị hình vị, đều được dùng để tạo từ” [12, tr.40]. Thông
thường, hình vị chỉ có một âm tiết, nhưng cũng có những hình vị hai hoặc ba
âm tiết. VD: bù nhìn, bồ hóng, ễnh ương, a xít, a pa tít…
Ngôn ngữ học thế giới nhất quán cho rằng, từ của tất cả các ngôn ngữ,
dù là ngôn ngữ hòa kết như ngôn ngữ châu Âu, hay ngôn ngữ chắp dính, đơn
lập, đều có thể phân tách ra thành những đơn vị ở cấp độ dưới trực tiếp và gọi
các đơn vị đó là hình vị (morpheme/morphème).
L. Bloomfield định nghĩa: “hình vị là hình thái (mang ý nghĩa) lặp đi
lặp lại. Nó không thể lại được phân chia thành những hình thái (mang ý
nghĩa) nhỏ hơn). Từ đây rút ra kết luận rằng, cái từ mà ta không thể phân

chia được nữa, hay là formant, là một hình vị” [Dẫn theo Đỗ Hữu Châu - 12,
tr.36].
Từ định nghĩa này, cần nhấn mạnh:
- Thứ nhất, hình vị là hình thức ngữ âm có nghĩa (điểm khác biệt với
âm tiết).


12
- Thứ hai, với đặc trưng có nghĩa, nó phải nhỏ nhất được tách ra từ các
từ.
- Thứ ba, nó phải lặp đi lặp lại.
Còn theo Nguyễn Thiện Giáp, “từ chưa phải đơn vị nhỏ nhất có nghĩa
của ngôn ngữ. Nếu phân tích từ thành những bộ phận nhỏ hơn ta thu được
các hình vị (morpheme). Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa ở trong từ” [26,
tr.204].
Hình vị có nhiều chức năng, nhưng quan trọng nhất, quyết định sự tồn
tại của chúng là chức năng cấu tạo từ. D. Bolinger viết: “Hình vị là bán thành
phẩm, nhờ chúng mà từ được tạo ra” [Dẫn theo Đỗ Hữu Châu – 12, tr.37]. E.
Nida viết: “Hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất có thể làm thành từ hay bộ
phận của từ” [Dẫn theo Đỗ Hữu Châu – 12, tr.37].
Từ các định nghĩa trên, Đỗ Hữu Châu đưa ra khái niệm: “Hình vị là các
đơn vị tạo từ. Và các định nghĩa bước đầu về đơn vị tạo từ (tức hình vị) là:
đơn vị tạo từ là những đơn vị có thể đi vào phương thức tạo từ của ngôn ngữ
để cho ta các từ của ngôn ngữ đó” [12, tr.37], và “Hình vị là những yếu tố nhỏ
nhất có thể đi vào ba phương thức để cho ra các từ của tiếng Việt. Và muốn đi
vào một trong ba phương thức đó thì nó tự thân phải có nghĩa. Những yếu tố
không có nghĩa không thể đi vào ba phương thức trên để tạo ra từ” [17, tr.29].
Đỗ Hữu Châu cũng đưa ra các đặc điểm của hình vị tiếng Việt như sau:
- Hình vị là những yếu tố nhỏ nhất có thể đi vào trong ba phương thức
tạo từ để cho các từ của tiếng Việt.

- Tính chất “lặp đi lặp lại” thực chất là hệ quả của tính chất đi vào ba
phương thức tạo từ để sản sinh ra từ.
- Khi một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa thì có thể sản sinh ra các từ
khác nhau và vì vậy, nó phải được xem là các từ khác nhau.
- Do phương thức từ hóa hình vị mà có những trường hợp cùng một yếu
tố vừa là hình vị, vừa là từ.
- Trong tiếng Việt, hình thức ngữ âm của hình vị đại bộ phận trùng với
âm tiết; một số trường hợp hình vị có hơn một âm tiết, nhất là các hình vị


13
mượn từ ngôn ngữ nước ngoài: ễnh ương, bồ hóng, mì chính, a xít, pít tông, a
pa tít… là những hình vị hai hoặc ba âm tiết. Nói một cách tổng quát, trong
tiếng Việt, ranh giới hình vị trùng với ranh giới âm tiết. Dù là một âm tiết hay
nhiều âm tiết nhưng chỗ mà âm tiết bắt đầu và chỗ mà âm tiết kết thúc cũng là
chỗ bắt đầu và kết thúc của hình vị. Chính vì thế cho nên hình vị thường lẫn
với âm tiết. Song, về nguyên tắc không nên đồng nhất âm tiết và hình vị.
Không phải âm tiết bất kì nào cũng có khả năng từ hóa thành từ hoặc đi vào
phương thức ghép và láy để sản sinh ra từ.
- Trong tiếng Việt có một số trường hợp mà trong số các âm tiết của từ
có những âm tiết tự thân có nghĩa, tức là đã là hình vị, còn âm tiết còn lại thì
không có nghĩa.
Từ tố thực chất chính là hình vị trong tiếng Việt. Về việc nảy sinh khái
niệm từ tố trong tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu trong Giáo trình Từ vựng học tiếng
Việt cho rằng: “Trong nhiều ngôn ngữ, nhất là các ngôn ngữ hòa kết, có nhiều
loại hình vị khác nhau, hình vị lại có nhiều hình thức ngữ âm khác nhau (biến
hình) trong khi ở tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập, trừ những hình vị thứ
sinh do phương thức láy mà có, hầu như các hình vị đều có những đặc tính
cấu tạo từ chung nhất giống nhau, cho nên giáo trình này sẽ dùng thuật ngữ
từ tố thay cho thuật ngữ hình vị” [12, tr.37]. Hiểu đơn giản, theo quan điểm

của Đỗ Hữu Châu, thuật ngữ hình vị trong ngôn ngữ quốc tế (đơn vị tạo từ)
được gọi là từ tố trong tiếng Việt. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng tôi
đi theo quan điểm này của Đỗ Hữu Châu. Như vậy, chúng tôi sẽ dùng thuật
ngữ từ tố để nói về từ “chơi” trong tiếng Việt và các hình vị khác có thể kết
hợp được với nó để tạo từ.
Theo Đỗ Hữu Châu, “từ tố là đơn vị tiếng Việt có thể đi vào ba phương
thức tạo từ tiếng Việt để cho từ tiếng Việt” [12, tr.37].
Cũng theo Đỗ Hữu Châu, từ tố tiếng Việt có ba đặc điểm quan trọng là:
- Có nghĩa
- Nhỏ nhất
- Được dùng lặp đi lặp lại


14
Đây cũng chính là ba điều kiện căn bản để một âm tiết trở thành từ tố
tiếng Việt điển hình. Từ tố tiếng Việt điển hình, thuộc trung tâm là “âm tiết
(một âm tiết) có nghĩa (hoặc nằm trong những đơn vị có nghĩa) có khả năng
đi vào các phương thức tạo từ để cấu tạo nên từ của tiếng Việt” [12, tr.40].
Xác định từ tố không phải chỉ là việc phân tách câu hay từ để tìm ra từ
tố, mà quan trọng hơn là đưa cái người nghiên cứu cho là từ tố vào các
phương thức tạo từ xem nó có khả năng tạo ra từ hay không.
Đỗ Hữu Châu cũng dẫn lời Phan Ngọc, cho rằng trong tiếng Việt có
bốn loại âm tiết được kí hiệu là A, B, C, D [12, tr.41-42]:
A: là những âm tiết tự do, những âm tiết này là từ độc lập, như: tốt, xấu,
cá, tôm… Loại âm tiết này nhất thiết phải có nghĩa rõ ràng.
B: là những âm tiết không tự do và không đơn nhất. Đây là những âm
tiết tự mình không phải là từ độc lập nhưng có thể dùng để tạo một loạt từ,
như: thiên trong thiên mệnh, thiên định… Loại âm tiết này đều là từ Hán Việt,
cũng nhất thiết phải có nghĩa.
C: là các âm tiết không tự do, đơn nhất và không láy âm. Có hai nhóm

âm tiết C. Thứ nhất, những âm tiết C đứng trước một từ đa âm tiết như âm tiết
a trong a xít, a men, a di đà… là âm tiết phiên âm và các từ chứa nó đều là từ
phiên âm. Loại âm tiết này dĩ nhiên không có nghĩa. Thứ hai là nhóm những
âm tiết C đứng sau một âm tiết A tạo thành một từ đa âm, đó là các C gốc Việt
và AC là từ thuần Việt. Ví dụ như qué trong gà qué, dả trong cỏ dả… Loại âm
tiết này có nghĩa từ rất lâu và đã mất nghĩa.
D: là những âm tiết không tự do, đơn nhất, láy âm. Ví dụ: linh tinh, thô
lỗ, cầu kì… Theo Đỗ Hữu Châu, “tư cách từ tố của âm tiết láy là do tư cách
từ tố của từ tố gốc quyết định” [12, tr.43].
Như vậy, những từ tố trung tâm của tiếng Việt là những từ tố có một âm
tiết có nghĩa. Trong tiếng Việt, muốn là từ tố thì các hình thức ngữ âm phải có
nghĩa và phải đi vào được các phương thức tạo từ của tiếng Việt để tạo nên từ.
Theo đó, các âm tiết A, B, C, D bên trên đều có thể gọi là từ tố A, B, C, D.


15
Các từ tố đơn âm tiếng Việt được phân thành 4 loại theo kí hiệu của
Phan Ngọc:
-Từ tố thứ sinh: từ tố láy (D)
-Từ tố cơ sở:
+ Từ tố độc lập (A)
+ Từ không độc lập (B)
+ Từ tố không độc lập (C)
Theo cách phân loại này, chỉ có những từ tố A mới là từ tố tiếng Việt.
Các từ tố B, C, D do chỗ không độc lập nên không có khả năng tạo câu, không
có đặc điểm ngữ pháp của từ, nghĩa của chúng cũng không phải là nghĩa của
từ tiếng Việt trong trạng thái hiện nay.
Tóm lại, theo Đỗ Hữu Châu, từ tố tiếng Việt chính là hình vị trong thuật
ngữ quốc tế, đại bộ phận là những âm tiết có nghĩa và đi vào phương thức tạo
từ để tạo nên từ hoàn chỉnh.

1.2.2. Từ đơn
Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu, “từ đơn là từ có một hình vị” [17,
tr. 39], tức là một từ tố. Cũng theo tác giả, “về mặt ngữ nghĩa, chúng không
lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta lĩnh hội và
ghi nhớ nghĩa của từng từ riêng rẽ. Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng
kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ” [17, tr. 39].
Trong đó, hình vị được xem là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của ngôn ngữ,
hay nói cách khác là âm tiết có nghĩa nhỏ nhất được dùng để tạo từ. Có hai
dạng từ đơn là đơn âm tiết và đa âm tiết.
Từ đơn đơn âm tiết là từ có một âm tiết mang nghĩa rõ ràng. VD: váy,
áo, xe, đường, nhà, phố, mây, trời...
Từ đơn đa âm tiết là từ có hai âm tiết trở nên, nhưng các âm tiết này
nếu tách riêng ra sẽ trở nên vô nghĩa. VD: bù nhìn, bồ kết, a xít, bu lông,
mì chính…


16
1.2.3. Từ ghép
Theo Đỗ Hữu Châu, “từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số
hình vị (hay đơn vị cấu tạo) riêng rẽ, tách biệt, độc lập với nhau” [17, tr. 54].
Hiểu một cách đơn giản, từ ghép là từ được tạo ra từ phương thức ghép.
Đây là phương thức “dùng hai hoặc hơn hai đơn vị câu tạo từ riêng rẽ ghép
lại với nhau theo những quy tắc nhất định để cho một từ, được gọi là từ ghép”
[12, tr. 24]. Nói cách khác, “các từ tố cơ sở đi vào phương thức ghép cho các
từ ghép” [12, tr. 47].
Cũng theo Đỗ Hữu Châu, “Ở tiếng Việt, các hình vị riêng rẽ, tách biệt,
không đối lập với nhau theo kiểu của các ngôn ngữ Ấn – Âu thành căn tố, phụ
tố mà chỉ phân biệt với nhau thành hình vị thực và hình vị hư. Cho nên, trong
tiếng Việt chỉ có các từ ghép chân chính. Nếu căn cứ vào tính chất hình vị thì
các từ ghép của tiếng Việt được phân loại thành từ ghép thực và từ ghép hư.

Từ ghép hư là từ ghép do hai hình vị hư kết hợp với nhau theo phương thức
ghép mà có. Đó là các từ như bởi vì, cho nên, để mà, huống hồ…” [17, tr. 55].
Ở các từ ghép hư, không thể xác lập rõ ràng quan hệ cú pháp giữa các
hình vị trong từ như với từ ghép thực nên khó mà tìm hiểu mặt kết học giữa
chúng. Ngược lại, từ “chơi” vốn là thực từ nên dù kết hợp với kiểu hình vị nào
cũng có thể tìm hiểu mặt kết học, quan hệ ngữ pháp của chúng.
Mặc dù có những từ ghép ba, ghép bốn, hoặc hơn nữa, nhưng tiêu biểu
trong tiếng Việt vẫn là ghép hai từ tố cơ sở. Đây cũng là từ ghép phổ biến,
điển hình của “chơi” khi kết hợp với các từ tố khác. Ví dụ: chơi xấu, chơi bẩn,
ăn chơi, chất chơi… Từ ghép có hai từ tố cơ sở có thể có ba âm tiết như: tắc
kè đốm, bồ câu trắng, thiên nga trắng, cà phê chồn…
1.2.3.1. Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là “những từ ghép giữa hai từ tố có quan hệ chính
phụ. Nếu kí hiệu từ tố chính là X, từ tố phụ là Y thì từ tố phụ có tác dụng phân
hóa nghĩa của từ tố X” [12, tr. 48].


17
Các từ ghép chính phụ có thể lớn hơn hai âm tiết, nhưng tiêu biểu trong
tiếng Việt vẫn do hai từ tố đơn âm tạo nên. Đây cũng là kiểu ghép chính phụ
phổ biến ở từ “chơi”.
Có các kiểu từ ghép chính phụ hai âm tiết như sau:
a. Từ ghép chính phụ phân nghĩa
Đây là “những từ ghép chia loại lớn thành những loại nhỏ có quan hệ
bao gồm và nằm trong so với loại lớn” [12, tr. 49]. Nói cách khác, “phân
nghĩa là cơ chế tạo ra các từ ghép theo quan hệ chính phụ giữa các từ tố, lập
thành từng hệ thống nhỏ đồng nhất về yếu tố chỉ loại lớn X cả về hình thức
ngữ âm, cả về ngữ nghĩa” [12, tr. 49].
Có bốn kiểu ghép phân nghĩa là:
- Từ ghép phân nghĩa biệt loại: là “những từ ghép phân nghĩa thường

gặp và có tính năng sản cao, có nghĩa là kiểu cấu tạo của chúng hiện đang có
khả năng tạo hàng loạt những từ ghép chính phụ mới phục vụ cho giao tiếp xã
hội” [12, tr. 50]. Đây cũng là loại ghép phân nghĩa điển hình, “trong đó Y có
vai trò phân hóa X thành những loại nhỏ” [12, tr. 50]. Ví dụ như máy tiện,
máy nổ, máy may, dễ ưa, dễ mến…
- Từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa: là loại từ ghép mà “các từ tố phụ Y
là các âm tiết C có tác dụng chỉ các sắc thái khác nhau của tính chất hay
trạng thái, hoạt động do từ tố chỉ loại lớn X biểu thị” [12, tr. 51]. Ví dụ như
xanh lè, xanh um, vàng khè, vàng chóe…
- Từ ghép phân nghĩa đẳng nghĩa: là loại từ ghép mà “nghĩa của từ tố X
và từ tố Y có phần nào đó đồng nghĩa với nhau” [12, tr. 52]. Ví dụ như bánh
ga tô, kẹo mè sửng, hoa cúc, cá rô…
- Từ ghép phân nghĩa phụ gia hóa: là loại từ ghép “được chia thành
những kiểu nhỏ hơn, mỗi kiểu nhỏ hơn có cùng một từ tố nghĩa rất khái quát”
[12, tr. 52]. Ví dụ như tổ trưởng, tổ viên, phi chính phủ…
b. Từ ghép chính phụ biệt lập
Đây là loại từ ghép mà “nghĩa của mỗi từ không có quan hệ nằm trong
so với nghĩa của một loại lớn nào, không hợp thành hệ thống nghĩa so với


18
những từ ghép chính phụ khác. Trong những từ ghép này, tuy vẫn có từ tố
chính X, nhưng X không phải là một loại lớn” [12, tr. 52]. Ví dụ như ruột gà,
ruột mèo, ruột tượng…
c. Từ ghép chính phụ có các từ gốc Hán Việt
Loại từ ghép này khá phổ biến trong tiếng Việt. Ví dụ: đa nghĩa, đa
ngữ, phi phàm, phi hành…
1.2.3.2. Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là “những từ ghép trong đó hai từ tố bình đẳng với
nhau, không có từ tố nào là chính, từ tố nào là phụ, cả hai từ tố góp nghĩa với

nhau để cho nghĩa mới của toàn từ ghép” [12, tr. 54].
Trong đó, “xét theo tính chất độc lập, không độc lập, có nghĩa, mất
nghĩa, đơn nhất, không đơn nhất thì các từ ghép đẳng lập có đủ các kiểu AA,
AB, BA, AC và BB” [12, tr. 54]. Ví dụ:
- Từ ghép đẳng lập AA: nhà cửa, ruộng đồng…
- Từ ghép đẳng lập AB: bạn hữu, thời đại…
- Từ ghép đẳng lập BA: quy hoạch, quy mô…
- Từ ghép đẳng lập AC: bếp núc, chợ búa…
Ngoài ra, còn có các loại từ ghép đẳng lập:
a. Ghép đẳng lập theo cơ chế nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu, “nếu cho nghĩa của toàn bộ từ ghép là S thì nghĩa
S của một từ ghép đẳng lập không do nghĩa của một từ tố quyết định như
nghĩa của từ ghép biệt loại mà là kết quả của sự hợp nhất nghĩa của từng từ
tố mà có” [12, tr. 56]. Kết quả của sự hợp nghĩa cho ra ba loại từ ghép theo cơ
chế nghĩa như sau:
- Ghép tổng loại.
- Ghép đẳng lập chuyên loại.
- Ghép phối nghĩa.
b. Ghép đẳng lập biệt lập


19
Đây là loại từ ghép mà “nghĩa S không phải là tổng loại, không phải là
chuyên loại, cũng không phải là phối nghĩa. Mỗi nghĩa là một sự kiện, một
hoạt động, một tính chất riêng” [12, tr. 57].
Cơ chế từ loại từ ghép này theo chúng tôi là A+B = A’B’. Ví dụ như:
gian ác, độc ác, gian xảo…
1.2.3.3. Các thế hệ từ ghép
Thế hệ cấu tạo từ ghép được hiểu là “các từ tố kết hợp với nhau cho ta
một từ phức thuộc thế hệ thứ nhất. Các từ này lại được đưa vào phương thức

đã sản sinh ra chúng để cho ta các từ ghép thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba từ các
từ thuộc hệ thứ nhất đó” [12, tr. 59].
1.2.4. Từ láy
Theo Đỗ Hữu Châu, “từ láy là những từ phức do phương thức láy tác
động vào vào một từ tố cơ sở (kí hiệu C) làm xuất hiện một từ tố thứ sinh
được gọi là từ tố láy (kí hiệu L)” [12, tr.60]. Theo đó, “láy là phương thức tác
động vào một đơn vị cấu tạo từ làm nảy sinh ra một đơn vị thứ sinh, giữa hai
đơn vị này có quan hệ ngữ âm nhất định” [12, tr.34]. Từ tố láy có một số đặc
điểm sau:
- Về hình thức ngữ âm, từ tố láy cũng là một âm tiết như từ tố cơ sở, có
hình thức ngữ âm và nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận với từ tố cơ sở.
- Từ tố láy có thể giống từ tố cơ sở về toàn bộ âm tiết, hoặc về phụ âm
đầu hay phần vần.
- Cả từ tố cơ sở và từ tố láy hợp lại thành từ tố láy.
Có hai dạng từ láy:
- Láy hoàn toàn nếu toàn bộ âm tiết của từ láy cơ sở được láy lại. VD:
đỏ đỏ, chậm chậm, tròn tròn, dài dài… Đôi khi ở từ láy hoàn toàn cũng xảy ra
hiện tượng biến thanh, biến vần. VD: đo đỏ, chầm chậm, nằng nặng, đèm đẹp,
nhàn nhạt, ang ác, thâm thẫm…
- Láy bộ phận nếu một bộ phận của âm tiết từ tố cơ sở được láy lại. Có
hai loại láy bộ phận là láy âm (điệp âm) và láy vận (điệp vận).


×