Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đánh giá phản hồi của sinh viên về quy định điều chỉnh giá điện của Bộ Công Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.98 KB, 37 trang )

1

Tên đề tài
ĐÁNH GIÁ PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ CHÍNH SÁCH
QUY ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CHO SINH VIÊN
THUÊ TRỌ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
KHẢO SÁT Ở 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN – CẦU GIẤY,
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH – BẮC TỪ LIÊM,
KINH TẾ QUỐC DÂN – HAI BÀ TRƯNG

2

Tính cấp thiết

Như chúng ta đã biết điện có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc
sống của con người. Kinh tế, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử
dụng điện càng tăng cao. Bởi điện là nhu cầu không thể thiếu đối với
đời sống sinh hoạt của nhân dân. Điện năng là nguồn động lực, nguồn
năng lượng cho các thiết bị trong sản xuất và đời sống, trong công
nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, thể thao… Nhờ có điện
năng, quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống của con người
trở nên văn minh hiện đại hơn. Việc sản xuất điện phải dụng các
nguồn nguyên nhiên liệu như than khí thiên nhiên hay dầu mỏ , hay
từ phản ứng hạt nhân (như trong các nhà máy điện nguyên tử) làm
nước bốc hơi, dưới áp suất cao làm quay tuabin, …. Hay sử dụng sức
nước để tạo ra điện. Sản xuất điện năng không chỉ gây hao mòn nguồn
tài nguyên thiên nhiên, mất diện tích các vùng canh tác truyền thống
do xây dựng nhà máy sản xuất điện yêu cầu phải có diện tích lớn mà

1




nó còn gây ô nhiễm môi trường. Nhu cầu điện năng tăng trong khi
điện là nguồn năng lượng không thể dự trữ được. Chính vì vậy cần
quy định lại giá bán điện, cân đối giữa việc sản xuất điện năng và đáp
ứng nhu cầu sử dụng điện năng cho người dân và phát triển kinh tế đất
nước.
Bên cạnh đó thực trạng hiện nay cho thấy hầu hết giá điện được bán
luôn cao gấp nhiều lần so với quy định khiến người dân phải chịu
nhiều thiệt thòi. Cùng với đó là công tác quản lý, kiểm tra, giám sát
còn lỏng lẻo, lách luật, chưa áp dụng đúng thông tư, chính sách mà Bộ
Công Thương đã ban hành. Trong thông tư đã quy định rõ về giá bán
điện và các quy định, chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi
phạm. Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn chưa tiếp cận được
thông tư của Bộ Công Thương, không biết phải phản ánh thực trạng
và không biết phải gặp ai để giải quyết khi mua điện cao hơn với giá
quy định. Đặc biệt với đối tượng là sinh viên. Đa số sinh viên ở trọ tại
các trường đại học có hộ khẩu tại các tỉnh lẻ ít quan tâm đến vấn đề
điện nước, thiếu các kiến thức nên dễ bị mua điện với giá cao gấp
nhiều lần so với quy định.
Chính vì vậy mà đề tài hướng tới thông tư quy định giá bán điện của
Bộ Công Thương và những luồng dư luận xã hội xoay quanh. Đặc biệt
là những đánh giá, phản hồi của sinh viên thuê trọ trên địa bàn Hà Nội
về thông tư này. ( Khảo sát ở 3 trường đại học: Học viện Báo chí và
Tuyên truyền- Cầu Giấy, Học viện Tài Chính- Bắc Từ Liêm, Đại học
Kinh tế Quốc dân- Hai Bà Trưng)

2



3

Tổng quan nghiên cứu

3.1

Phản hồi của các nhóm xã hội về thông tư của Bộ Công

thương


Chuyên gia

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công
Thương) - cho biết, có nhiều yếu tố tác động tăng giá điện, trong đó
quan trọng nhất là giá nguyên liệu đầu vào. Năm 2019, việc chính
thức thực hiện Luật Thuế bảo vệ môi trường đối với than làm giá mặt
hàng này tăng.
Từ ngày 5/1, giá than bán cho sản xuất điện tăng từ 2,61% đến 7,67%
tùy loại, làm tăng chi phí phát điện năm 2019 lên khoảng 3.000 tỷ
đồng. Tới đây, giá than dự kiến tiếp tục điều chỉnh bước hai đồng thời
với giá điện. Dự kiến chi phí phát điện năm nay ước tăng thêm khoảng
2.000 tỷ đồng.
Mặt khác, do than trong nước không đủ, một số nhà máy điện than sẽ
phải sử dụng trộn than nhập khẩu. Tương tự với giá khí, từ ngày 20/3,
giá khí bán cho nhà máy điện trong bao tiêu sẽ được chuyển sang bán
với giá thị trường. Điều này cũng khiến cho chi phí sản xuất điện năm
2019 dự kiến tăng hơn 5.800 tỷ đồng so năm trước. Cộng thêm nhiều
chi phí của ngành điện hiện được tính bằng ngoại tệ như vốn vay nước
ngoài, giá khí trả bằng USD, dự tính mức trượt tỷ giá sẽ tăng khoảng

1,36%.
Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc chi phí
đầu vào tăng thêm, gồm than 7.000 tỷ đồng, chênh lệch giá khí bao
tiêu gần 6.000 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá là 3.825 tỷ đồng cùng các
3


khoản khác... tổng số tiền lên tới 21.000 tỷ đồng. Đây cũng là những
lý do để EVN xây dựng phương án trình Bộ Công Thương xem xét
điều chỉnh tăng giá điện lên mức 8,36% vào ngày 20/3/2019 vừa qua.
Trên thực tế, chi phí sản xuất tăng hàng năm cộng với khoản lỗ tỷ giá
chênh lệch giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ được Chính phủ đồng ý
phân bổ vào giá điện hàng năm. Nếu không tăng giá, ngành điện sẽ
chịu áp lực tài chính nặng nề. Đáng ra năm 2018, xét các yếu tố đầu
vào thì giá điện đã tăng. Tuy nhiên, vì nhiều mục tiêu vĩ mô, giá điện
đã được giữ nguyên từ cuối năm 2017 cho đến nay. Nghị quyết phiên
họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2018 nêu rõ "Các bộ, cơ quan quản
lý giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu chủ động phối hợp chặt chẽ với
Bộ Tài chính thực hiện đồng bộ các công cụ, giải pháp phù hợp, điều
hành thận trọng giá các mặt hàng do nhà nước quản lý; không tăng giá
điện trong năm 2018". Đây là một nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý
nhà nước, cũng như ngành điện nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm
chế lạm phát.
Ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, việc điều hành giá điện năm
2019 được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐTTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh
mức giá bán lẻ điện bình quân, đảm bảo nguyên tắc giá điện được
thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
PGS.TS Bùi Xuân Hồi – giảng viên Trường Đại học Bách khoa - cho
rằng, biểu giá điện đạt được 2 mục đích là đảm bảo chính sách an sinh

xã hội (tạo điều kiện cho người nghèo) và khuyến khích người dân sử
dụng tiết kiệm điện. Mức tăng bình quân 8,36% phụ thuộc vào việc
4


tiêu dùng điện nhiều hay ít. Đặc biệt, đã có công thức tính cụ thể, rõ
ràng, minh bạch nên những thông tin như "giá điện tăng nhiều lần chứ
không phải 8,36%", "giá điện tăng khủng 50-70 %",... là hoàn toàn
không có cơ sở thực tế. EVN bán điện theo giá nhà nước quy định,
khách hàng dùng điện nhiều phải trả tiền nhiều hơn. Việc cho rằng
ngành điện "độc quyền" muốn làm gì thì làm và nhà nước can thiệp
vào giá cả để ngành điện có lợi còn người dân chịu thiệt... là những
đánh giá có phần thiếu chính xác, không khách quan và công bằng
Theo TS. Nguyễn Đức Thành – Viện Nghiên cứu Kinh tế, chính sách
(Đại học Quốc gia Hà Nội): Khác với tăng giá xăng dầu, việc tăng giá
điện sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến các hộ dân cư theo hai cơ chế. Ở góc
độ trực tiếp, việc tăng giá điện khiến ngân sách hộ gia đình bị giảm đi;
ở góc độ gián tiếp, do sự tăng lên sau đó của tất cả các ngành sản xuất
có điện là đầu vào, tạo nên một vòng xoáy tăng giá ở tất cả các mặt
hàng, khiến sức mua của hộ gia đình bị suy yếu.
Thống kê mới đây cho thấy, tỷ lệ số hộ có sử dụng điện trong cả nước
là khoảng 95%, trong đó nhóm hộ trung bình, khá và nhóm hộ giàu
gần như 100% tiêu dùng điện. Nhóm hộ nghèo chỉ có khoảng 83,56%
hộ sử dụng điện. Như vậy, đối tượng chịu tác động chủ yếu là các hộ
nghèo.


Người dân

Ông Nguyễn Anh Tuấn, cán bộ xã Đại Hiệp trao đổi: Từ tháng 6-2019

trở về trước, tiền điện của gia đình ông chỉ hơn 300.000 đồng nhưng
sang tháng 7- 2019 là hơn 700.000 đồng. Với trợ cấp hơn 1,5 triệu
đồng/tháng, lương của ông chỉ vừa đủ trả các khoản, như tiền điện,

5


nước, tivi… mà thôi nên cuộc sống đã khó khăn nay lại càng khó khăn
hơn.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Thu (1971, trú thôn Phú Trung, xã Đại
Hiệp) cho biết: Gia đình bà có quán nhỏ bán thịt bò tái. Tháng 3-2019,
tiền điện của gia đình là 1,6 triệu đồng đến tháng 4-2019 tăng lên 2
triệu đồng và đến nay là 5 triệu đồng/tháng nên gia đình làm đơn
khiếu nại gửi các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được
giải quyết. Nhiều trường hợp khác cũng lâm vào cảnh “kêu trời không
thấu” vì tiền điện cao bất thường, như: hộ ông Huỳnh Tân: hơn 2,1
triệu đồng; hộ ông Đinh Châu: gần 4,5 triệu đồng, hộ ông Huỳnh Văn
Trường: hơn 3,1 triệu đồng… Theo ông Trường, ngôi nhà của ông có
diện tích sử dụng chưa đến 80m2, chỉ có 2 vợ chồng cùng 2 con nhỏ
chưa đủ 3 tuổi và thiết bị điện cũng không nhiều. Những tháng trước
đây khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng nay bỗng dưng cao như vậy là quá
bất thường.


Sinh viên

Theo báo pháp luật và đời sống:
Em Trịnh Thị Phương Thảo (SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền),
trú tại số 11A, ngõ 44, ngách 86 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu
Giấy, Hà Nội cho biết, vẫn đang phải trả tiền điện mức giá 4.000

đồng/kWh. Được biết, phòng Thảo có 2 người, trung bình phải chi
khoảng 300.000 đồng/ tháng tiền điện cho 75 số điện. Đỉnh điểm khi
mùa hè nắng nóng có khi lên đến gần 400.000 đồng. Trong khi đó,
nếu tính theo đúng quy định thì tiền điện hàng tháng Thảo phải trả chỉ
khoảng một nửa tiền điện bị thu đắt (75kWh x 2.014 đồng/kWh + thuế
= 152.560 đồng). Như vậy, mỗi tháng, chỉ riêng tiền điện của Thảo

6


bằng 1/3 giá tiền thuê trọ (phòng trọ hai người hết 1 triệu đồng) và
bằng gần 1/3 tổng chi phí sinh hoạt (khoảng 1,5 triệu đồng).
Trích dẫn từ báo giao thông (5/4/2018)
Khảo sát của Báo Giao thông, hầu hết chủ trọ đang thu tiền điện cao
gấp 2 lần so với giá điện mà Nhà nước quy định khiến sinh viên,
người lao động thiệt thòi, Nhà nước thất thu. Trong khi đó, EVN Hà
Nội chưa phát hiện, xử phạt được trường hợp nào. “Thích thu cao đấy,
không thuê thì biến” Hầu hết khách trọ Báo Giao thông khảo sát
(trong đó phần lớn là sinh viên, người lao động) trên địa bàn Hà Nội
đang phải trả tiền điện cao gần gấp 2 lần so với quy định hiện hành.
Thực tiễn và lý luận cho thấy chính sách đó hiện nay phù hợp với thực
tiễn bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà chính sách chưa đề
cập đến bảo vệ quyền lợi cho sinh viên.
3.2

Bối cảnh xuất hiện quyết định về điều chỉnh mức giá bán lẻ

điện bình quân và quy định giá điện bán lẻ.
Nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam là rất lớn kể cả trong ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN để đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng 7/5 %- 8% và thực hiện được
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công
nghiệp thì nhu cầu sử dụng điện sẽ phải tăng từ 15%- 17% mỗi năm.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện cả nước có khoảng
22 triệu hộ sử dụng điện. Trong đó, điện sinh hoạt chiếm 29% tổng
sản lượng điện cả nước. Cụ thể, số hộ sử dụng dưới 50 KWh/tháng
chiếm 11%, từ 51 đến dưới 100 KWh/tháng chiếm 5,79%, 101-200

7


KWh chiếm 2,59%, từ 200 KWh đến 300 KWh chiếm 2,4%; từ 300
KWh đến dưới 400 KWh chiếm 1,1% và trên 400 KWh chiếm 2%.
Theo các chuyên gia thì tỷ trọng hộ dùng điện ở nhóm khách hàng
thấp đang giảm dần, nhóm trung bình và cao đang tăng lên nhanh
chóng. Số liệu của Bộ Công Thương, trong số 25,8 triệu khách hàng
dùng điện sinh hoạt, tỷ lệ dùng điện dưới 100 kWh (bậc 1 và 2) chiếm
35,8%; hộ dùng 101-300 kWh (bậc 3 và 4) khoảng 40%. Hộ sử dụng
trên 300kWh chiếm chưa đến 15% và trên 400 kWh chỉ 7%. Như vậy,
nhóm khách hàng sử dụng điện ở mức độ trung bình (khoảng 300
KWh) là nhóm chịu bước nhảy giá lớn nhất trong bậc thang giá điện
hiện hành.
Với mức tăng 7,5%, các hộ sử dụng điện dưới 100 kWh/tháng phải
trả thêm 6.000 đồng/tháng; sử dụng điện từ 100 - 300 kWh/ tháng trả
thêm khoảng 18.900 đồng/tháng và với các hộ sử dụng trên mức 300
kWh trả thêm ít nhất 59.064 đồng/tháng.
Vậy lý do gì khiến giá điện tăng?
Ngày 5/3, trả lời VnExpress, ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng
Công Thương cho biết Bộ này đã lên phương án về tăng giá điện với
"mức tăng trên 8%". Cụ thể, giá điện sẽ tăng 8,36% so với giá điện

bình quân hiện hành, từ 1.720,65 đồng lên 1.864,04 đồng một kWh
(chưa gồm thuế VAT). Phương án tăng này dự kiến sẽ điều chỉnh ngay
trong tháng 3/2019.
Theo ông Hoàng Quốc Vượng, đáng lý giá điện đã phải tăng trong
năm 2018 nhưng vì nhiều lý do đã dời lại sang năm nay. Trong 10

8


năm qua giá điện đã tăng 7 lần, lần tăng mạnh nhất là 15,28% năm
2011, thấp nhất là mức tăng 5% 2012 - 2013.
Lý do để nhà chức trách đề xuất tăng giá lần này là kết quả sản xuất
kinh doanh điện của năm 2017. Tại họp báo công bố giá thành sản
xuất điện năm 2017 cuối năm 2018, Bộ Công Thương cho biết, doanh
thu bán điện năm 2017 của EVN gần 290.000 tỷ đồng, trong khi chi
phí sản xuất kinh doanh điện gần 291.300 tỷ. Sau khi cộng tất cả thu
chi của EVN năm 2017, tập đoàn này lỗ khoảng 2.220 tỷ đồng.
Song, kết quả sản xuất kinh doanh điện chỉ là một yếu tố để điều
chỉnh giá điện. Yếu tố mấu chốt được nhắc tới là tổng chi phí bị "đội"
lên năm 2018 và 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
khoảng 20.735 tỷ đồng. Bóc tách dữ liệu này trong một cuộc họp của
Ban chỉ đạo giá, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Công Thương cho
biết, năm 2018 chi phí tăng thêm trong cơ cấu tính giá điện khoảng
5.483 tỷ đồng, gồm chênh lệch tỷ giá năm 2017 là 3.071 tỷ đồng, tiền
cấp quyền khai thác tài nguyên nước 502 tỷ và giá khí trong bao tiêu
theo thị trường tăng thêm 1.910 tỷ.
Năm 2019, ngành điện ước tính phát sinh chênh lệch tỷ giá năm 2018
là 3.516 tỷ đồng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước 502 tỷ, giá
khí bao tiêu thực hiện theo thị trường năm 2019 tăng thêm khoảng
10.500 tỷ đồng... Tổng chi phí đội lên năm 2019 sẽ là 15.252 tỷ đồng.

Về quy trình tăng giá, Chính phủ cho biết, từ tháng 11.2018, Văn
phòng Chính phủ (VPCP) đã có thông báo kết luận của Phó thủ tướng
Vương Đình Huệ về công tác điều hành giá điện năm 2019, theo đó
chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, EVN xây

9


dựng các phương án điều chỉnh giá điện vào thời điểm phù hợp trong
năm 2019.
Tiếp đó, cuối năm 2018 và tháng 1.2019, EVN đã 3 lần báo cáo Bộ
Công thương về phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2019. Ngày
29.1.2019, Bộ Công thương có báo cáo tại cuộc họp Thường trực
Chính phủ về phương án điều chỉnh giá điện năm 2019 với các
phương án tăng giá 7,31%; 8,36% và 9,26%.
Sau đó, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Thủ tướng
về chủ trương điều chỉnh giá bán lẻ điện năm 2019 theo phương án
tăng 8,36% so với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và yêu cầu
Bộ Công thương lựa chọn thời điểm thích hợp trong khoảng từ ngày
15.3 đến ngày 30.3 để thực hiện việc điều chỉnh.
Tiếp đến, ngày 19.3, Bộ Công thương có văn bản báo cáo Thủ tướng
về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019, trong đó đề nghị
Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình
quân năm 2019 lên 1.864,44 đồng/kWh, tăng 8,36% kể từ ngày 20.3
và một ngày sau thì được Thủ tướng đồng ý.
“Việc cân nhắc thời điểm điều chỉnh giá điện vào ngày 20.3 đã được
Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá tính
toán tổng thể để đồng bộ với các điều chỉnh về giá xăng dầu, giá dịch
vụ y tế, học phí, dự kiến CPI của tháng 3 năm 2019 và cả năm 2019
nhằm đảm bảo CPI của cả năm nằm trong khoảng từ 3,3 - 3,9%, thấp

hơn 4% mức CPI chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua”, báo cáo
Chính phủ nêu.

10


Trong khi nhu cầu điện tăng trong khi điện là nguồn năng lượng
không thể dự trữ được. Việc sản xuất điện phải dụng các nguồn
nguyên nhiên liệu như than khí thiên nhiên hay dầu mỏ , hay từ phản
ứng hạt nhân (như trong các nhà máy điện nguyên tử) làm nước bốc
hơi, dưới áp suất cao làm quay tuabin, …. Hay sử dụng sức nước để
tạo ra điện. Gây hao mòn nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm
môi trường. Đặc biệt việc xây dựng các nhà máy yêu cầu phải diện
tích lớn, di dời dân cư, gây mất diện tích các vùng canh tác truyền
thống.
Bên cạnh đó thực trạng cho thấy việc giá điện được bán cao gấp
nhiều lần so với quy định khiến người dân phải chịu thiệt thòi. Đồng
thời việc kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ, quản lý còn lỏng lẻo.
Vì vậy, để cân đối lượng điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho
người dân và phát triển kinh tế đất nước cần phải quy định lại giá
bán điện.
Quyết định 648/QĐ-BCT ra đời dựa trên:
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của
Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện
lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;


11


Căn cứ Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014
của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện;
Căn cứ Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017
của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá
bán lẻ điện bình quân;
Căn cứ Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017
của Thủ tướng Chính phủ quyết định về khung giá của mức giá bán
lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện;
Thông tư số 25/2018/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá
bán điện;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực tại Tờ trình số
20/TTr- ĐTĐL ngày 19 tháng 3 năm 2019
-

Mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao

gồm thuế giá trị gia tăng).
-

Ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện

và giá bán điện cho các đơn vị bán lẻ điện tại Phụ lục kèm theo Quyết

định này. Giá bán điện quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này
chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
-

Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định

mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm
trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Cứ 4 người được tính là một

12


hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt,
cụ thể: 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2
định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1
định mức;
-

Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà

đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng
mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký
kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ
nhà). Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải
trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện.
4

Xác định vấn đề thăm dò
• Đánh giá phản hồi, ý kiến của sinh viên trên địa bàn Hà Nội với
thông tư quy định về giá tiền điện cho sinh viên thuê trọ

• Phạm vi thăm dò: Thăm dò ý kiến, phản hồi của sinh viên đang
thuê trọ ở 3 trường đại học trên địa bàn 3 quận
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền – quận Cầu Giấy
- Học viện Tài chính – quận Bắc Từ Liêm
- Đại học Kinh tế quốc dân – quận Hai Bà Trưng.

13


5

Xây dựng đề xuất
- Sinh viên các trường Đại học có biết đến quy định này không?
- Sinh viên có quan điểm như thế nào với quy định này?
- Những thay đổi, bổ sung về quy định mà sinh viên muốn đề
nghị là gì?

6

Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng tiếp nhận thôn tin và những lợi ích mang lại khi tiếp
cận thông tư?
- Thái độ của sinh viên trước, tại thời điêm và sau khi Bộ Công
Thương ban hành chính sách quy định giá điện cho sinh viên
như thế nào?
- Chính sách này mang lại những lợi ích gì cho sinh viên?
- Đề xuất, mong muốn của sinh viên về chính sách này, những yếu
tố cần bổ sung cho chính sách?

7


Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu thực trạng áp dụng quy định chính sách tiền điện của
Bộ Công Thương tại các phòng trọ sinh viên ở Hà Nội

-

Mức độ quan tâm của sinh viên

-

Nghiên cứu đánh giá phản hồi, thái độ của sinh viên về vấn đề

-

Đề xuất, mong muốn của sinh viên để áp dụng quy định tốt

hơn.

14


8

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

8.1


Đối tượng
Đối tượng: Đánh giá phản hồi của sinh viên về thông tư…. Quy
định về giá điện cho sinh viên thuê trọ trên địa bàn Hà Nội.

8.2

khách thể
Khách thể: Sinh viên đang thuê trọ ở 3 trường đại học trên địa
bàn 3 quận ở Hà Nội:

8.3

-

Học viện Báo chí và Tuyên truyền – quận Cầu Giấy

-

Học viện Tài chính – quận Bắc Từ Liêm

-

Đại học Kinh tế quốc dân – quận Hai Bà Trưng.
Phạm vi nghiên cứu

• Không gian: đề tài nghiên cứu tại 3 trường Đại Học tại Hà Nội:
Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Học viện Báo Chí và Tuyên
Truyền và Học viện Tài Chính.
• Thời gian: Từ 20/1/2019 đến 20/5/2019
9


Khung lý thuyết, biến số, chỉ báo, giả thuyết và thang đo

nghiên cứu
9.1

Giả thuyết nghiên cứu

• Sinh viên chưa có nhận thức, kiến thức áp dụng quyết định
648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về quy định bán điện cho sinh
viên ở trọ.

15


• Sinh viên nữ quan tâm tới vấn đề điện và quy định của Bộ Công
Thương hơn là các sinh viên nam.
• Nhận thức, đánh giá, phản hồi về quy định giá điện ở trọ của sinh
sinh viên Kinh tế quốc dân tốt hơn so với sinh viên Học viện Báo
Chí và Tuyền truyền, Học viện Tài Chính.
9.2

Biến số
• Biến độc lập:
-

Đặc điểm cá nhân: Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, quê
quán, trường học, ngành học, năm học. chỗ ở hiện tại, điều kiện
kinh tế…


-

Đặc điểm gia đình: Hoàn cảnh gia đình, số con- thứ tự
trong số con,…

-

Trình độ nhận thức, trình độ văn hóa.

• Biến phụ thuộc:
- Nhận thức của sinh viên về quy định giá điện của Bộ Công
Thương.
- Mức độ tiếp cận quy định về giá điện cho sinh viên của Bộ
Công Thương
- Thái độ của sinh viên đối với quy định về giá điện cho sinh viên
của Bộ Công Thương
- Hành vi áp dụng quy định giá điện của sinh viên.
• Biến can thiệp:
- Môi trường kinh tế- văn hóa- xã hội
- Các hoạt động truyền thông về thông tin chính sách, quy định
của Đảng và Nhà nước.

16


9.3

Chỉ báo
- Giá điện
- Mức chi tiêu cho nhà trọ

- Mức chi trả tiền điện hàng tháng
- Hình thức chi trả.

9.4

Thang đo
Sử dụng các loại thang đo sau:



Thang đo định danh: thông tin cá nhân
VD: Giới tính: 1: nữ; 2: nam
Bạn ở khu vực nào: 1: Nông thôn; 2: Thành thị; 3: Vùng núi



Thanh đo thứ bậc:
Sử dụng thang đo thang đo 5:
Loại 1:

1: Hoàn toàn hài lòng
2: Hài lòng
3: Bình thường
4: Không hài lòng
5: Hoàn toàn không hài lòng
Loại 2:
1: Hoàn toàn đồng ý
2: Đồng ý
3: Bình thường
4: Không đồng ý

5: Hoàn toàn không đồng ý
• Sử dụng thang đo khoảng, tỷ lệ

17


9.5

Khung lý thuyết

Môi trường kinh tế- văn hóa- xã hội
Nhận thức của sinh viên
về quy định giá điện của
Bộ Công Thương.

- Đặc điểm cá nhân:
Giới tính, tuổi, nghề
nghiệp, quê quán,
trường học, ngành
học, năm học. chỗ ở
hiện tại, điều kiện
kinh tế…
- Đặc điểm gia đình:

Mức độ tiếp cận quy định
Phản hồi của sinh
viên về chính
sách quy định giá
điện cho sinh
viên thuê trọ trên

địa bàn Hà Nội

về giá điện cho sinh viên
của Bộ Công Thương

Hoàn cảnh gia đình,

Thái độ của sinh viên:

số con- thứ tự trong

trước, tại thời điểm và sau

số con,…

khi BCT ban hành quyết

- Trình độ nhận

định.

thức, trình độ văn
hóa.

Hành vi áp dụng quy định
giá điện của sinh viên.
Truyền thông

18



10

Phương pháp nghiên cứu

10.1 Phương pháp luận
Dựa trên các nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Leenin là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách
là thế giới khách quan và lý luận chung của các khoa học, nghiên
cứu sử dụng phương pháp này để làm nền tảng cho toàn bộ quá
trình nghiên cứu đề tài.
Vận dụng quan điểm về mối quan hệ giữa chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải thích các hiện tượng và
quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và
biến đổi không ngừng. Áp dụng các nguyên lý ấy vào việc nghiên
cứu dư luận xã hội của các nhóm đối tượng về các hiện tượng và
quá trình xã hội
10.2 Phương pháp thu thập thông tin
• Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:
Đây là phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng đầu tiên khi
nghiên cứu đánh giá, phản hồi của sinh viên về quy định giá điện
tại các phòng trọ.
Sử dụng phương nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm cung cấp thông
tin và nghiên cứu các tài liệu liên quan tới dư luận xã hội về đánh
giá phản hồi của các nhóm đối tượng về chính sách quy định về giá
điện của Bộ Công Thương.
Những tài liệu sưu tầm để nghiên cứu, phân tích gồm các bài báo,
tạp chí, công văn, thông tư, luận văn…Sau khi tiến hành sưu tầm

19



tài liệu thì chúng tôi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, khái quát
và hệ thống quá cơ sở lý luận, nền tảng lý thuyết.
• Phương pháp phỏng vấn sâu:
Chọn đối tượng phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được lựa chọn.
Phương pháp phỏng vấn sâu sẽ giúp thu được những biểu hiện cảm
xúc, thái độ thông qua lời nói, hành vi, câu trả lời mà sử dụng bảng
hỏi không thể cung cấp.
• Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin trong quá
trình nghiên cứu, được thực hiện trong nhiều giai đoạn.
Quan sát hành vi, hành động để đánh giá thái độ, mức độ quan tâm
của các sinh viên về chính sách, quy định những thay đổi của Bộ
Công Thương về giá điện.
Quan sát đầy đủ, chi tiết và tỉ mỉ không bỏ sót chi tiết, hành vi nào.
10.3 Phương pháp chọn mẫu
Tiêu chí chọn mẫu
- Kích thức mẫu: 600 sinh viên chia đều 3 trường Đại học
- Tiêu chí:
+ Sinh viên thuộc 3 trường Đại học đang thuê trọ trên địa bàn
Hà Nội.
+ Sinh viên ở trọ trên 3 tháng
• Phương pháp định lượng
Sử dụng bảng hỏi Anket
20


-


Mức độ hiểu biết về chính sách

-

Thái độ đồng ý/phản đối như thế nào

-

Có mong muốn, đề xuất hay không

• Phương pháp định tính
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mức độ quan tâm của bạn về chính sách, quy định này
- Bạn biết về chính sách này qua phương tiện nào?
- Bạn đã áp dụng chính sách này như thế nào?
- Chủ nhà của bạn có biết đến chính sách này không và sử
dụng như thế nào?
10.4 Phương pháp xử lý thông tin

11

Ý nghĩa của đề tài
Thực tế có rất ít đề tài nghiên cứu dư luận xã hội về quy định
giá điện quả Bộ Công Thương, mà chủ yếu là phản ánh qua các
bài báo, trả lời của Bộ và phỏng vấn chuyên gia.
Các đối tượng nghiên cứu phong phú , đa dạng như người dân,
nhân viên sửa điện, các doanh nghiệp, chuyên gia,.. Song bên
cạnh đó những nghiên cứu đánh giá, phả hồi của sinh viên còn
chưa được quan tâm, ít được đề cập. Đặc biệt là quy chế xử

phạt hành vi vi phạm của các chủ trọ.
Đề tài bổ sung cơ sở lý luận vào nghiên cứu lý luận xã hội.
Đề tài nghiên cứu góp pần giúp sinh viên nâng cao kiến thức,
hiểu biết, mức độ quan tâm về các chính sách, quy định của
Chính Phủ, bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của bản thân.

21


Góp phần tạo nên những chuyển biến trong xã hội về điều
chỉnh, áp dụng quy địn, chính sách về tiền điện.
Đề xuất, kiến nghị những giải pháp áp dựng hiệu quả việc quản
lý xử phạt đối với chấp hành quy định của Chính Phủ, Nhà
nước nói chung, quy định về điện năng của Bộ Công Thương
nói riêng.
12

Bảng hỏi
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA

ĐÁNH GIÁ PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ CHÍNH SÁCH
QUY ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CHO SINH VIÊN THUÊ TRỌ TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
(NGHIÊN CỨU TẠI 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC: ĐẠI HỌC KINH
TẾ QUỐC DÂN, HỌC VIỆN TÀI CHÍNH, HỌC VIỆN BÁO CHÍ
VÀ TUYÊN TRUYỀN)
Xin chào các bạn!
Chúng tôi là nhóm sinh viên trường Học viện Báo Chí và Tuyên
Truyền. Hiện nay, tôi đang làm bài tiểu luận “ Đánh giá phản hổi của
sinh viên về chính sách quy định giá điện cho sinh viên thuê trọ trên

địa bàn Hà Nội”. Vì vậy, tôi xây dựng bảng câu hỏi dưới đây nhằm
tìm hiểu thực trạng, đánh giá phản hồi của sinh viên về chính sách quy
định giá điện tại các nhà trọ. Những ý kiến đóng góp của các bạn là
những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành tài liệu, góp phần cung
cấp tài liệu về dư luận xã hội của nhóm đối tượng sinh viên với chính
sách điều chỉnh giá điện của Bộ Công Thương. Tôi rất mong nhận

22


được sự hợp tác và giúp đỡ từ phía các bạn. Tôi xin đảm bảo những
thông tin của các bạn được giữ bí mật, chỉ phục vụ mục đích học tập,
xin cảm ơn.
Phần 1: Thông tin cá nhân
1. Giới tính của bạn là gì?
A. Nam
B. Nữ
C. Khác
2. Bạn đang học trường nào?
A. Đại học Kinh Tế Quốc Dân
B. Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
C. Học viện Tài Chính
3. Bạn đang là sinh viên năm thứ mấy?
A. Năm nhất
B. Năm hai
C. Năm ba
D. Năm tư
4. Quê bạn ở đâu?
……………………………………………………………………
5. Bạn sống ở khu vực nào?

A. Nông thôn
B. Thành thị
C. Vùng núi
6. Hiện bạn đang ở trọ ở khu vực nào trên địa bàn Hà Nội?
…………………………………………………………………
7. Bạn thuê trọ được bao lâu rồi?
23


A. Mới bắt đầu
B. 3-6 tháng
C. 6-12 tháng
D. Trên một năm
8. Tổng phí sinh hoạt hàng tháng của bạn là bao nhiêu?
A. Dưới 2 triệu
B. Khoảng 2- 3 triệu
C. Khoảng 3-4 triệu
D. Trên 4 triệu
9. Bạn có đi làm thêm không?
A. Có
B. Không
10.

Hiện tại, bạn đang làm thêm công việc gì?

……………………………………………………………………
11. Tiền lương hàng tháng của bạn là bao nhiêu?
A. Dưới 2 triệu
B. Khoảng 2-3 triệu
C. Khoảng 3-4 triệu

D. Trên 4 triệu
Phần 2: Thực trạng sinh viên đi thuê trọ tại địa bàn 3 trường
Đại học ở Hà Nội.
12.Giá một số điện nơi bạn đang sống là bao nhiêu?
……………………………………………………………………
13.Trung bình mỗi tháng bạn phải đóng bao nhiêu tiền điện?
……………………………………………………………………

24


14.Khi thuê trọ, bạn có được chủ nhà thông báo về giá tiền điện
phát sinh không?
A. Có
B. Không
15.Đến tháng, chủ nhà có gọi bạn chốt số điện hoặc công khai số
điện đã sử dụng không?
A. Có
B. Không
Phần 3: Nhận thức của sinh viên về quy định giá điện của Bộ
Công Thương
16.

Quyết định 648/QĐ-BCT được Bộc Công Thương ban
hành vào ngày nào?

A. Ngày 20/2/2019
B. Ngày 20/3/2019
C. Ngày 20/4/2019
D. Ngày 20/5/2019

E. Không biết
17.Theo quyết định 648/QĐ-BCT quy định giá bán lẻ điện sinh
hoạt được chia làm mấy bậc?
A. 3 bậc
B. 4 bậc
C. 5 bậc
D. 6 bậc
E. Không biết
18.Theo bạn, mấy người thì được tính là một hộ sử dụng điện
để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt?
A. 3 người
B. 4 người
25


×