Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.14 KB, 20 trang )

TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
I-/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ.
Theo cách hiểu chung nhất thì ngân hàng thương mại là một doanh
nghiệp đặc biệt, hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.
Ở Việt Nam, Ngân hàng thương mại được coi là một tổ chức mà hoạt
động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi trên nguyên tắc hoàn trả, tiến
hành cho vay, chiết khấu và thanh toán. Như vậy, Ngân hàng thương mại sẽ
tiến hành hoạt động huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ
chức cá nhân chuyển đến những người có nhu cầu về vốn cho đầu tư sản xuất.
Sự tồn tại của Ngân hàng thương mại được đảm bảo bởi sự kết hợp hữu
cơ hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động trung gian.
Ba hoạt động này là một thể thống nhất có quan hệ mật thiêt với nhau, coi nhẹ
hoạt động nào thì đều làm cho ngân hàng không phát huy được hết sức mạnh
tổng hợp.
1-/ Hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng thương mại huy động, tập trung để hình thành nên nguồn vốn
phục vụ cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, để có thể hoạt động được theo đúng
pháp luật của Nhà nước mỗi Ngân hàng thương mại đều phải có nguồn vốn tự
có, đảm bảo nguyên tắc vốn tự có lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định hoặc vốn
điều lệ. Nguồn này do Nhà nước cấp, do sự tích luỹ hoặc do đóng góp.
Bên cạnh nguồn vốn tự có thì vốn huy động trong toàn xã hội là nguồn chủ
yếu hình thành nên quỹ hoạt động của Ngân hàng thương mại dưới hình thức
tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng.
2-/ Hoạt động cho vay, đầu tư.
Cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại, với
mục tiêu kiếm đươc lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo thu hồi cả gốc lẫn lãi. ngân
hàng cho các doanh nghiệp vay dưới 3 hình thức: Chiết khấu, thế chấp, tín
chấp. Ngoài hoạt động cho vay thì các Ngân hàng còn sử dụng một phần nguồn
vốn của mình đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp thông qua cổ phiếu, trái
phiếu doanh nghiệp hay đầu tư vào các trái phiếu Chính Phủ.


Một hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại là cho vay theo dự án.
Đây chính là hình thức cho vay trung dài hạn với đặc điểm là có số vốn cho vay
lớn, thời gian cho vay dài, chịu nhiều biến động và do đó có độ rủi ro cao. Tuy
nhiên, nếu là một dự án tốt thì sẽ đem lại cho Ngân hàng một khoản thu nhập
xứng đáng và bảo đảm an toàn vốn. Và để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng
thương mại phải làm tốt công tác thẩm định tài chính dự án trước khi đi đến
một quyết định cho vay.
3-/ Hoạt động trung gian.
Các Ngân hàng thương mại còn thực hiện các nghiệp vụ trung gian theo
yêu cầu của khách hàng như chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt,
cung cấp dịch vụ. ..Nghiệp vụ này không những mang lại thu nhập cho Ngân
hàng mà còn góp phần thúc đẩy hỗ trợ các nghiệp vụ nói trên.
II-/ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN.
1-/ Các vấn đề về dự án.
Trước hết chúng ta có thể hiểu đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư
nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ
thuật của nền kinh tế nói chung của địa phương, của ngành và của các cơ sở
sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng.
Đầu tư có một số đặc điểm:
- Thời gian thực hiện đầu tư tương đối dài.
- Khoản vốn đầu tư phải bỏ ra rất lớn.
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư tương đối dài, tuỳ vào từng ngành mà thời
gian thu hồi vốn sẽ khác nhau.
- Thành quả của hoạt động đầu tư sẽ phát huy tác dụng trong một thời
gian tương đối dài ngay tại nơi mà chúng được thực hiện đầu tư.
Nói tóm lại, hoạt động đầu tư là việc bỏ vốn đầu tư nhằm tạo ra những sản
phẩm với hy vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chi phí phải bỏ ra.
Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu khả thi

Thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư
Đàm phán ký kết hợp đồng
Thiết kế và xây dựng công trình
Lắp đặt thiết bị máy móc
Vận hành chạy thử
Vốn bao gồm: Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, các nguồn vốn khác
nhau như vốn ngân sách cấp, vốn góp liên doanh.
Mục tiêu của đầu tư là hiệu quả, nhưng ở những góc độ khác nhau, người
ta nhìn nhận vấn đề hiệu quả khác nhau. Doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả
tài chính, tối đa hoá lợi nhuận. Nhà nước lại chú trọng xem xét hoạt động đầu
tư sẽ đóng góp như thế nào vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đất
nước, có mâu thuẫn gì với lợi ích của nền kinh tế xã hội không. Như vậy để đạt
được mục tiêu mong đợi thì các doanh nghiệp với cương vị là chủ đầu tư cũng
như các Ngân hàng là người cho vay vốn phải làm tốt công tác thẩm định
trước khi cho vay. Vậy ta cần hiểu dự án đầu tư là gì ?
Xét về nội dung cơ bản thì dự án đầu tư là một bản kế hoạch trong đó tập
hợp các hoạt động với nhau để đạt được những mục tiêu nhất định bằng việc
tạo ra những kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử
dụng các nguồn lực nhất định.
Các nguồn lực bao gồm: Tài chính, vật lực, nhân lực, tài sản vô hình...các
nguồn lực được kết hợp với nhau thông qua hoạt động trong một khoảng thời
gian nhất định để tạo ra kết quả nhằm đạt được mục tiêu của dự án.
Quá trình hình thành và phát triển một dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn:
Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.
Các giai đoạn trên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Giai đoạn thực hiện đầu tư
Sử dụng chưa hết công suất Sử dụng hết công suất
Công suất giảm dần và thanh lý
Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư

Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết
định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn
vận hành kết quả đầu tư.
2-/ Các vấn đề về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay
của Ngân hàng.
2.1 Khái niệm về thẩm định dự án tài chính.
* Khái niệm.
Thẩm định dự án là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có khoa
học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến khả thi của dự
án để rs quyết định về cho vay. Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong
giai đoạn chuẩn bị cho vay, có ý nghĩa quyết định tới các giai đoạn sau của chu
kỳ dự án. Nó đánh giá và quyết định dự án có được thực hiện hay không và tất
nhiên, nó cũng kiểm tra lại toàn bộ các nghiên cứu, lựa chọn của các khâu
trước đó.
Mục đích của việc thẩm định dự án là giúp cho các Ngân hàng, các cấp ra
quyết định đầu tư, các định chế tài chính lựa chọn được phương án đầu tư tốt
nhất, quyết định đầu tư đúng huớng, đạt được lợi ích kinh tế, xã hội mong đợi.
Đối với Ngân hàng thì lợi nhuận, tăng trưởng, an toàn luôn là mục tiêu
mong đợi trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì thế mà thẩm định dự
án là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu.
Ngân hàng thu lợi chủ yếu nhờ hoạt động cho vay. Chính vì vậy mỗi một
khoản tín dụng được cấp ra nhất thiết phải mang lại hiệu quả, điều đó đồng
nghĩa với việc đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu
quả. Vì vậy, điều ngân hàng quan tâm nhất là khả năng hoàn trả khoản vay cả
gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Do đó việc Ngân hàng phải tiến hành thẩm định mức
dự án trên mọi phương diện kỹ thuật, thị trường, tổ chức quản lý, tài chính... là
rất quan trọng.
2.2 Sự cần thiết của công tác thẩm định tài chính trong hoạt động
cho vay của Ngân hàng.
Với phương châm hoạt động hiệu quả và an toàn, công tác thẩm định tài

chính dự án của Ngân hàng giúp cho:
- Ngân hàng có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu
tư vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án, quan trọng hơn cả là xác định
khả năng trả nợ của chủ đầu tư.
- Ngân hàng có thể dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng
tới quá trình triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở này, phát hiện và bổ sung
thêm các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi của
dự án đồng thời tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước và chủ đầu
tư để có quyết định đầu tư đúng đắn.
- Ngân hàng có phuơng án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất khi
xác định giá trị khoản vay thời hạn, lãi suất, mức thu nợ và hình thức thu nợ
hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả.
. Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục
đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư
dự án.
. Ngân hàng rút ra kinh nghiệm trong cho vay để thực hiện và phát triển
có chất lượng hơn. Xuất phát từ tính cần thiết, tính thực tế, tính hiệu quả của
công tác thẩm định tài chính dự án bản thân nó đã và đang tiếp tục trở thành
một bộ phận quan trọng mang tính quyết định trong hoạt động cho vay của
mỗi ngân hàng.
III-/ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN.
Thẩm định dự án bao gồm cả thẩm định tính khả thi hiệu quả của dự án
và kiểm tra đánh giá doanh nghiệp xin vay vốn về tình hình sản xuất kinh
doanh, tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Cán bộ thẩm định không làm lại toàn bộ công tác của người soạn thảo dự
án và chủ dự án nhưng cần đi sâu tìm hiểu chính xác những đặc điểm, tồn tại
của dự án. Cách làm của cán bộ thẩm định có thể là đặt câu hỏi đối với những
điều còn nghi vấn để chủ đầu tư giải trình thêm, trực tiếp tính toán các chỉ tiêu
kinh tế, tài chính để kiểm nghiệm tính đúng đắn, chính xác và đánh giá chúng
theo tiêu thức của Ngân hàng.

Đối với Ngân hàng, thẩm định dự án phải được hiểu là thẩm định hồ sơ
xin vay bao gồm: hồ sơ doanh nghiệp và hồ sơ dự án, trên cơ sở đó Ngân hàng
tiến hành phân tích một cách khách quan và toàn diện, khẳng định tính khả thi
và hiệu quả của dự án, khả năng đảm bảo trả nợ của doanh nghiệp để từ đó
quyết định cho vay dự án.
1. Phân tích Hồ sơ doanh nghiệp.
1.1 Kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của Hồ sơ doanh nghiệp
bao gồm:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp công ty, điều lệ của công ty.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có).
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Các báo cáo tài chính đã được quyết toán.
1.2 Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Việc đánh giá doanh nghiệp có thể thông qua các mặt chủ yếu sau:
- Sự bảo toàn, phát triển vốn qua các năm: một doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả thì vốn sẽ được giữ vững và tăng trưởng.
- Tình hình sản xuất kinh doanh: có ổn định không, xu hướng biến động
trong tương lai ra sao ?
- Tình trạng kho tàng, nhà xưởng, máy móc thiết bị.
- Đánh giá hàng tồn kho và khả năng giải quyết.
- Uy tín của doanh nghiệp trong các quan hệ vay trả.
- Đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp thông qua việc tính toán một
số chỉ tiêu tài chính, so sánh qua các năm và so sánh với mức chung của ngành.
+ Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn địnhvà tự chủ tài chính cũng như
khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Các Ngân hàng sẽ nhìn vào đây để
đánh giá khả năng bảo đảm an toàn cho các món vay:
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản =
Nếu doanh nghiệp đã có tỷ lệ này quá cao (so với mức trung bình của

ngành) thì Ngân hàng nên cân nhắc vì nếu tiếp tục cho vay, doanh nghiệp có
thể sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
=
Nếu hệ số này thấp hơn mức trung bình của ngành thì doanh nghiệp sẽ
không thể vay tiếp được nữa, khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp kém, khả
năng sinh lợi của tài sản thấp, hiệu quả sử dụng nguồn vốn kém.
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán.
=
Đây là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn, nó cho biết mức độ các
khoản nợ của các chủ nợ được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành
tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
Khả năng thanh toán nhanh =
Tỷ lệ này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ
thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho)
=
Tỷ lệ này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền tại
quỹ, tiền gửi Ngân hàng...
+Các tỷ lệ về khả năng hoạt động:
Vòng quay hàng tồn kho =
Vòng quay VLĐ =
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Kỳ thu tiền bình quân =
+ Các tỷ lệ về khả năng sinh lãi.
=
Doanh lợi vốn tự có =
Doanh lợi vốn =
Trên đây là những chỉ tiêu cơ bản phản ánh được tình hình tài chính ở
một mức độ nào đó. Việc đánh giá được tình trạng tài chính của doanh nghiệp
là lành mạnh hay không phụ thuộc vào khả năng phân tích của cán bộ thẩm

định. Thông qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính của
doanh nghiệp ta nắm được tình hình tài chính khả quan hay khó khăn, năng
lực đến đâu, xu hướng phát triển của đơn vị như thế nào trong tương lai...để
có thể ra quyết định cho vay đúng đắn, tin vào khả năng của doanh nghiệp có
thể sử dụng hiệu quả vốn vay.
2-/ Phân tích hồ sơ dự án.
2.1 Kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp hợp lệ của hồ sơ dự án.
* Giai đoạn xin xét duyệt vay vốn đầu tư.
- Đơn xin vay.
- Luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
- Giải trình hiệu quả kinh tế dự án của doanh nghiệp.
- Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có thẩm
quyền.
- Văn bản phê duyệt thiết kế mỹ thuật và tổng dự toán.
- Các hợp đồng kinh tế ký kết giữa chủ đầu tư và các bên liên quan...
* Bổ sung thêm khi ký kết hợp đồng.
- Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu xây lắp, mua thiết bị của cấp có
thẩm quyền.
- Hợp đồng giao nhận thầu về xây lắp, cung câp thiết bị.
- Hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng.
- Lịch trả nợ và cam kết uỷ nhiệm trích tài khoản tiền gửi để trả nợ.

×