Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước mưa KHU vực đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


NGUYỄN THỊ CẨM TÚ

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Khoa học Môi trường

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA
TẠI KHU II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn
Ths. NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC
Ths. ĐINH DIỆP ANH TUẤN

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


NGUYỄN THỊ CẨM TÚ

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA
TẠI KHU II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Cán bộ hướng dẫn
Ths. NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC
Ths. ĐINH DIỆP ANH TUẤN

Cần Thơ, 2012


Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Đánh giá chất lượng nước mưa tại khu II,
trường Đại học Cần Thơ”, do Nguyễn Thị Cẩm Tú thực hiện và báo cáo đã được hội
đồng chấm luận văn thông qua.

Cán bộ hướng dẫn

Cán bộ phản biện 01

Ths. Nguyễn Thị Như Ngọc

PGS.TS. Bùi Thị Nga

Cán bộ phản biện 02

Ths. Trần Sỹ Nam

ii


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn:
Cô Nguyễn Thị Như Ngọc và anh Đinh Diệp Anh Tuấn đã tận tình hướng
dẫn, cung cấp những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Cô Nguyễn Thị Thu Vân đã tạo điều kiện tốt cho em được phân tích mẫu tại
phòng thí nghiệm.
Cô Trương Thị Nga - cố vấn học tập, cùng tất cả quý Thầy Cô của Khoa Môi
trường và Tài nguyên thiên nhiên đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em làm
tốt đề tài, cũng như học tốt trong suốt 4 năm học tại trường Đại học Cần Thơ.
Ban chủ nhiệm dự án “Thích ứng Biến đổi khí hậu thông qua Phát triển đô
thị bền vững” tại thành phố Cần Thơ, (do cơ quan phát triển quốc tế Úc và Liên ban
tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ (CSIRO) tài trợ) đã hỗ trợ kinh phí để
em thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học.
Gia đình và tất cả bạn bè đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ và đóng góp ý kiến
cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày 20 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cẩm Tú

iii


TÓM LƯỢC
Đề tài đã thực hiện thu mẫu nước mưa 3 đợt tại 3 trận mưa vào các ngày
18/11/2011, 19/11/2011 và ngày 26/11/2011 và 3 mẫu đối chứng cũng được thu
cùng thời gian với 3 mẫu nước mưa. Bên cạnh đó, đề tài chọn phỏng vấn 56 hộ dân
sống tại các quận Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt nhằm nắm được tình
hình thu hứng và sử dụng nước mưa của người dân sống tại thành phố Cần Thơ.
Kết quả phỏng vấn cho thấy, người dân thành phố Cần Thơ sử dụng nước
mưa cho mục đích ăn uống là chủ yếu chiếm 63%, có 21% hộ sử dụng cho cả 2 mục
đích ăn uống và sinh hoạt và 16% hộ chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Hình thức
xử lý nước mưa trước khi sử dụng cho mục đích ăn uống của người dân có 54,2%

hộ dân đun sôi trước khi uống, 10,8% hộ dân lọc trước khi uống và 35% hộ dân
uống trực tiếp.
Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước mưa tại khu II, trường
ĐHCT tương đối tốt, các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh như: độ đục, chất rắn lơ lửng,
tổng chất rắn hòa tan, tổng coliform … đều giảm dần theo thời gian trận mưa, các
chỉ tiêu kim loại như: đồng, chì, cadimi và nhôm không xuất hiện nhiều trong nước
mưa.
Đồng thời qua kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mưa thu được từ 3 loại mái
nhà khác nhau cho thấy chất lượng nước mưa bị ảnh hưởng bởi các loại mái thu.

iv


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA.................................................................................................. .i
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG............................................................................. ii
LỜI CẢM TẠ......................................................................................................... iii
TÓM LƯỢC ........................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. vii
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... viii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................. 3
2.1 Các khái niệm về nước mưa ...............................................................................3
2.1.1 Định nghĩa mưa .......................................................................................3
2.1.2 Các dạng của mưa....................................................................................3
2.1.3 Những quy định về mưa...........................................................................3
2.1.4 Diễn biến của mưa theo thời gian và không gian ......................................4
2.1.5 Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp ........................................4
2.2 Tình hình sử dụng nước mưa trên thế giới..........................................................5
2.3 Tình hình sử dụng nước mưa tại Việt Nam.........................................................6

2.4 Một số thông số lý, hóa, vi sinh để đánh giá chất lượng nước mưa.....................6
2.4.1 Các chỉ tiêu về chất lượng nước cấp ở một số nước trên thế giới..............6
2.4.2 Các quy định về chất lượng nước ăn uống tại Việt Nam...........................7
2.5 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí tượng và thủy văn thành phố Cần Thơ .......9
2.6 Lượng mưa của thành phố Cần Thơ trong tháng 11/2011.................................10
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................12
3.1.1 Thời gian nghiên cứu .............................................................................12
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................12
3.2 Phương tiện nghiên cứu ...................................................................................12
3.2.1 Phương tiện thực hiện thu mẫu nước mưa ..............................................12
3.2.2 Phương tiện thực hiện phân tích chất lượng nước mưa...........................13
3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................13
3.3.1 Điều tra phỏng vấn.................................................................................13
3.3.2 Khảo sát thực địa và lựa chọn vị trí thu mẫu ..........................................13
3.3.3 Chuẩn bị thu mẫu và phân tích mẫu .......................................................14
3.3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ...............................................................14
3.3.5 Phương pháp thu và bảo quản mẫu.........................................................15
3.3.6 Phương pháp phân tích mẫu ...................................................................16
3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................16
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 17
v


4.1 Kết quả phỏng vấn, khảo sát các hộ sử dụng nước mưa tại thành phố Cần Thơ 17
4.1.1 Thông tin đợt phỏng vấn ........................................................................17
4.1.2 Kết quả đợt phỏng vấn ...........................................................................17
4.2 Đánh giá chất lượng nước mưa và xác định lượng nước cần thải bỏ ở đầu trận
mưa theo các loại mái nhà......................................................................................21
4.2.1 Mái tole .................................................................................................21

4.2.2 Mái fibro-cement ...................................................................................27
4.2.3 Mái ngói ................................................................................................32
4.3 So sánh chất lượng nước mưa thu được từ các loại mái nhà khác nhau.............37
4.3.1 pH..........................................................................................................37
4.3.2 Độ đục ...................................................................................................38
4.3.3 Chất rắn lơ lửng (SS) .............................................................................39
4.3.4 Tổng chất rắn hòa tan (TDS)..................................................................40
4.3.5 Tổng coliform ........................................................................................40
4.3.6 Hàm lượng kẽm (Zn) .............................................................................41
4.3.7 Hàm lượng sắt tổng................................................................................42
4.3.8 Hàm lượng chì (Pb), đồng (Cu), Cadimi (Cd) và nhôm (Al)...................43
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 45
5.1 Kết luận ...........................................................................................................45
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................46
5.3 Đề xuất biện pháp thu và tái sử dụng nước mưa ...................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Mô hình thu mẫu nước mưa ...................................................................13
Hình 3.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu trong trường Đại học Cần Thơ................................14
Hình 4.1: Hình thức thu nước mưa của người dân..................................................17
Hình 4.2 Tỷ lệ mục đích sử dụng nước mưa của người dân....................................18
Hình 4.3 Tỷ lệ dụng cụ trữ nước mưa của người dân .............................................19
Hình 4.4 Tỷ lệ các kiểu trữ nước mưa của người dân .............................................20
Hình 4.5 Tỷ lệ các hộ gia đình xử lý nước mưa làm nước ăn uống.........................21
Hình 4.6 Chỉ tiêu pH tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái tole............................22

Hình 4.7 Chỉ tiêu độ đục tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái tole......................22
Hình 4.8 Chỉ tiêu TDS tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái tole .........................23
Hình 4.9 Chỉ tiêu SS tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái tole ............................24
Hình 4.10 Chỉ tiêu tổng coliform tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái tole .........25
Hình 4.11 Chỉ tiêu Fe tổng tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái tole...................26
Hình 4.12 Chỉ tiêu pH tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái fibro-cement ...........27
Hình 4.13 Chỉ tiêu độ đục tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái fibro-cement......28
Hình 4.14 Chỉ tiêu TDS tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái fibro-cement .........29
Hình 4.15 Chỉ tiêu SS tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái fibro-cement ............30
Hình 4.16 Chỉ tiêu tổng coliform tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái fibrocement ...................................................................................................................31
Hình 4.17 Chỉ tiêu pH tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái ngói.........................32
Hình 4.18 Chỉ tiêu độ đục tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái ngói...................33
Hình 4.19 Chỉ tiêu TDS tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái ngói ......................34
Hình 4.20 Chỉ tiêu SS tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái ngói .........................35
Hình 4.21 Chỉ tiêu tổng coliform tại các chai thu mẫu nước mưa từ mái ngói ........36
Hình 4.22 Chỉ tiêu pH của nước mưa thu được từ 3 loại mái nhà ...........................37
Hình 4.23 Chỉ tiêu độ đục của nước mưa thu được từ 3 loại mái nhà .....................38
Hình 4.24 Chỉ tiêu SS của nước mưa thu được từ 3 loại mái nhà............................39
Hình 4.25 Chỉ tiêu TDS của nước mưa thu được từ 3 loại mái nhà ........................40
Hình 4.26 Chỉ tiêu tổng coliform của nước mưa thu được từ 3 loại mái nhà...........41
Hình 4.27 Chỉ tiêu Zn của nước mưa thu được từ 3 loại mái nhà............................42
Hình 4.28 Sự biến động của hàm lượng sắt tổng giữa 3 loại mái nhà .....................43

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Lượng mưa các tháng trong năm (mm) ..................................................10
Bảng 2.2 Lượng nước mưa của thành phố Cần Thơ trong tháng 11/2011 ...............11
Bảng 3.1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh trong nước ..............16

Bảng 4.1: Kết quả phân tích các chỉ tiêu kim loại của 3 loại mái nhà .....................44

viii


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Nước là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của sinh vật trên trái
đất. Nó duy trì sự sống, sự trao đổi chất và sự cân bằng sinh thái trong toàn cầu. Vì
vậy có thể nói nước là thành phần không thể thiếu trong sinh quyển, tất cả mọi sự
sống trên trái đất không thể tồn tại nếu không có nước.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp, đô thị hóa và sự bùng nổ
dân số thì các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Sự hoạt động của các khu
công nghiệp đã thải ra môi trường nhiều khí nhà kính (như CO2, CH4, N2O và CFC)
và hiện tượng nóng lên toàn cầu…dẫn đến băng tan, nước biển dâng, xâm nhập
mặn. Sự xâm nhập mặn ảnh hưởng mạnh đến vấn đề kinh tế - xã hội và sản xuất của
người dân. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên nước đang phải đối mặt với nguy cơ ô
nhiễm ngày càng nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ
lụt…lẫn nguyên nhân chủ quan như hoạt động sản xuất của con người làm suy giảm
chất lượng nước. Thiếu nước sạch là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật đe dọa đến
cuộc sống của nhân dân.
Ở nước ta nguồn nước đảm bảo cho con người sử dụng ngày càng ít đi từ
12.800 m3/người/năm vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người/năm vào năm 2000
và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500 m3/người/năm vào khoảng năm 2020 (Trần
Thanh Xuân, 2010). Ở các vùng đô thị thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt càng
nghiêm trọng do các cơ sở sản xuất công nghiệp đa phần không có hệ thống xử lý
nước thải trước khi thải ra môi trường.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã
hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất
cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực bảo vệ

nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó
không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự
nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai.
Trong tình trạng nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm thì nước mưa là một
nguồn tài nguyên bổ sung quan trọng cần được nghiên cứu sử dụng nhằm tránh sự
lãng phí. Thu nước mưa là một giải pháp đã được biết đến từ trước, việc thu nước
mưa có thể bổ sung một lượng nước sạch cho các hộ gia đình, người dân sống tại
các vùng ven đô thị và các vùng nông thôn chưa có nước sạch của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, đồng thời làm giảm việc khai thác và sử dụng nước ngầm.
Tuy nhiên, nhìn chung các hộ gia đình tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng cách thu gom và sử dụng nước mưa đều
chưa có biện pháp để thải bỏ lượng nước mưa bị ô nhiễm ở đầu trận mưa; do đó

1


nước mưa thu được không đảm bảo chất lượng, làm giảm khả năng sử dụng cho các
loại mục đích khác nhau. Nắm bắt được đặc điểm trên đề tài “Đánh giá chất lượng
nước mưa tại khu II, trường Đại học Cần Thơ” được thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chất lượng nước mưa nhằm phục vụ việc thu gom và sử dụng nước
mưa cho mục đích nước ăn uống và sinh hoạt.
Nội dung nghiên cứu
- Phỏng vấn tình hình sử dụng nước mưa của người dân ở thành phố Cần
Thơ.
- Thu thập dữ liệu về nước mưa tại thành phố Cần Thơ (5 năm gần đây).
- Xác định lượng nước mưa cần được thải bỏ.
- Đánh giá chất lượng nước mưa theo loại vật liệu mái nhà (mái tole, mái
fibro-cement và mái ngói).
- Đề xuất biện pháp thu gom và sử dụng nước mưa tại khu vực nội ô thành

phố Cần Thơ.

2


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Các khái niệm về nước mưa
2.1.1 Định nghĩa mưa
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh.
Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt trái đất từ
những đám mây. Không phải toàn bộ những cơn mưa đều có thể rơi xuống bề mặt
trái đất, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do không khí khô, tạo ra một dạng
khác của sự ngưng tụ.
Mưa đóng vai trò quan trọng trong chu trình thủy học, trong đó nước từ đại
dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám
mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng sẽ rơi
ngược lại trái đất, sau đó nước mưa một phần sẽ chảy ra sông, một phần ngấm
xuống mạch nước ngầm và đổ ra biển.
2.1.2 Các dạng của mưa
Người ta gọi giáng thủy tức là mưa ở thể nước hoặc thể rắn, các hạt nước,
các tinh thể băng rơi từ các đám mây xuống mặt đất. Theo đặc điểm rơi của hạt
mưa, người ta chia ra các dạng chính: mưa phùn, mưa dầm và mưa rào.
- Mưa phùn: giọt nước rất nhỏ, đường kính không quá 0,5 mm, cũng có thể ở
dạng hạt tuyết rất nhỏ. Ở Nam Bộ rất ít thấy loại mưa này, nếu thấy thì cũng không
đo được lượng nước mưa.
- Mưa dầm: đặc điểm của mưa dầm là cường độ thay đổi ít, thời gian mưa
kéo dài. Giọt nước mưa dầm có kích thước trung bình. Mưa dầm còn gặp ở dạng
mưa tuyết.
- Mưa rào: Đặc điểm của mưa rào là cường độ lớn và thay đổi nhiều, thời

gian mưa ngắn, giọt nước có kích thước lớn (d=0,05-7 mm). Đầu mùa mưa, những
cơn mưa thường bất chợt và kết thúc khá đột ngột để lại mùi hôi của đất rất khó
chịu. Những cơn mưa đầu mùa thường gây ra các bệnh đường hô hấp, cảm,
cúm…trong thời gian này đất đai bị nhiễm phèn, mặn rất dữ.
2.1.3 Những quy định về mưa
Lượng mưa được tính bằng chiều dài milimét của lớp nước rơi trên một mặt
phẳng nằm ngang trong trường hợp không có bốc hơi, không bị thấm đi và chảy
mất.
Cường độ mưa là lượng mưa tính ra milimét nước trong 1 phút. Cường độ
vượt quá 1 mm/phút được gọi là mưa rào.

3


Quy định về lượng mưa:
- Mưa không đáng kể: Lượng mưa từ 0,0-0,5 mm/ngày.
- Mưa nhỏ: Lượng mưa từ 0,5-10,0 mm/ngày.
- Mưa vừa: Lượng mưa từ 10,0-50,0 mm/ngày.
- Mưa to: Lượng mưa từ 50,0-100,0 mm/ngày.
- Mưa rất to: Lượng mưa > 100,0 mm/ngày.
2.1.4 Diễn biến của mưa theo thời gian và không gian
Mưa có đặc tính phân bố không đều theo thời gian và không gian. Chính đặc
điểm này làm cho việc dự báo mưa gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế xảy ra tình trạng
lúc thiếu, lúc dư nước trên một địa bàn, hoặc nơi này khô hạn, nơi kia bị ngập
úng…
Ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Mùa mưa diễn ra trong tháng 4 đến tháng 11.
- Mùa nước lớn, tháng 6 đến tháng 12.
- Mùa lũ, từ 15 tháng 8 đến 15 tháng 10.
- Mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

2.1.5 Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp
So sánh 3 loại mưa phùn, mưa dầm và mưa rào ta thấy:
- Mưa phùn mặt dầu cung cấp ít nước, nhưng có ý nghĩa đối với sản xuất
nông nghiệp do làm giảm bốc hơi và giảm bớt tính khô hạn. Mưa phùn thường đi
với thời tiết âm u, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
- Mưa dầm là dạng mưa thích hợp cho gieo trồng vì nước mưa được đất hấp
thụ từ từ, đất không bị phá vỡ cấu trúc, rửa trôi các chất màu mỡ, nước mưa được
cây sử dụng có hiệu quả hơn. Nhưng nếu thời gian mưa kéo dài quá sẽ có hại cho
cây trồng.
- Mưa rào: nước mưa rơi nhiều trong thời gian ngắn. Nước phần lớn chảy
trên mặt đất. Những hạt nước to làm phá vỡ kiến trúc của đất, đất bị bào mòn rất
mạnh, làm cho các chất màu mỡ bị cuốn theo dòng chảy ra sông, ra biển. Mưa rào
tập trung trong thời gian ngắn dễ gây ra lũ lụt, úng ngập các vùng trũng. Mưa rào
lớn làm dập, rách lá, trôi phấn hoa. Nhưng mưa rào có ý nghĩa lớn về mặt cung cấp
nước, dự trữ nước. Một số loại sâu có thể bị cuốn trôi trong mưa rào. Đặc biệt mưa
dông cung cấp một lượng đạm đáng kể. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở đồng bằng
Bắc Bộ trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa dông đã cung cấp cho đất từ 810 kg đạm nguyên chất trên 1 ha (Đoàn Văn Điếm, 2005).
Ngoài ra mưa kéo dài làm hư hại hạt giống, mất sức sống hạt phấn và giảm
tỷ lệ đậu quả, mưa quá nhiều trong thời kỳ sinh trưởng làm cho cây lớn chậm. Mưa
kéo dài tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Mưa lớn gây trở ngại cho việc thu
hoạch, làm hư hỏng nông sản hoặc thất thu sản lượng.

4


Trái lại, mưa ít không đủ nước cung cấp cho cây trồng, gây ra hạn hán, cây
sinh trưởng còi cọc, giảm sản lượng, nhất là lúc cây đang ra hoa.
2.2 Tình hình sử dụng nước mưa trên thế giới
Nước mưa như một nguồn nước thiên nhiên sẵn có, để khai thác và sử dụng
nước mưa một cách hiệu quả, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những nghiên cứu

tận dụng nguồn nước sẵn có này.
Một trong những quốc gia đi đầu trong việc khai thác và sử dụng nước mưa
trên thế giới là Nhật Bản. Với ưu thế lượng mưa hàng năm dồi dào, Nhật Bản đã
nghiên cứu và triển khai hàng loạt hệ thống khai thác và sử dụng nước mưa. Từ
ngày 01 đến ngày 06 tháng 08 năm 1994, Hội nghị sử dụng nước mưa Quốc tế do
Nhật Bản đăng cai đã được tổ chức tại thành phố Sudima, Tokyo với chủ đề “Sử
dụng nước mưa để cứu trái đất - Xây dựng mối quan hệ thân thiện với nước mưa ở
các thành phố”, hội thảo do ban điều hành hội nghị sử dụng nước mưa tại Tokyo,
chính quyền thành phố Sumida và hiệp hội các hệ thống thu gom nước mưa Quốc tế
tổ chức. Hội thảo này giới thiệu rộng rãi trên phương tiện truyền thông và có 8.000
người trên toàn nước Nhật tham gia, còn có 26 thành viên của các nước khác tất cả
đều là những nhân vật quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng nước mưa ở nước họ
(Raindrops, 1995).
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã ứng dụng công nghệ để thu hứng nước mưa, bổ
sung vào nguồn nước sinh hoạt. Thực tế, lượng nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày
chỉ chiếm 1% tổng lượng nước tiêu thụ. Trong các gia đình, phần lớn nước được
dùng để giặt, xả bồn cầu, tưới cây, rửa xe hoặc bổ sung cho hồ bơi...với chất lượng
không cần tinh khiết. Do nhận định được như thế nên Mỹ đã tận dụng nguồn nước
tự nhiên mà không cần phải trả tiền để phục vụ cho việc sinh hoạt hằng ngày trong
gia đình. Nước mưa có thể giúp mỗi gia đình Mỹ hàng năm tiết kiệm tới 60,000
gallons nước (giả sử họ dùng trung bình 300 gallons – 1.200 lít/ngày).
Úc là một trong những quốc gia thiếu nước trầm trọng, họ có rất nhiều chính
sách sử dụng tiết kiệm nước như tắm bằng vòi sen, xả nước bồn cầu bằng nút tiết
kiệm, gắn miếng nút chặn lavabo khi rửa tay hoặc rửa rau cải…Nhằm cung cấp
thêm lượng nước cho người dân sử dụng cơ quan quản lý nước ở Melbourne sẽ hỗ
trợ $2.427 triệu để thực hiện dự án cải tạo nước mưa nhằm cải thiện tình hình an
ninh nước sạch đô thị ở Úc. Theo ông Simon Crean (2009) “Trong thời buổi hạn
hán kéo dài và ảnh hưởng ngày càng rõ của biến đổi khí hậu, chúng ta cần đầu tư
cung cấp các nguồn nước thay thế và tận dụng tốt hơn nguồn nước sẵn có cho các
thành phố và thị trấn. Lời kêu gọi đặc biệt của chúng tôi đối với dự án tái tạo và tái

sử dụng nước mưa là một phần trong kế hoạch khử muối và cung cấp nước sạch đô
thị toàn quốc trị giá $1 tỷ của Chính phủ liên bang, với nỗ lực nhằm bảo đảm nguồn
cung cấp nước cho các thành phố ở Úc”. Dự án thành công được công bố - “Dự án

5


tái sử dụng nước mưa Clayton South Retarding Basin và Namatjira Park” - giúp
phát triển các khu đầm lầy và kế hoạch tái sử dụng nước mưa cho mục đích tưới
tiêu của thành phố Kingston. Dự án này sẽ giúp tiết kiệm 92 triệu lít nước mỗi năm.
Tuy nhiên, việc thu gom và tái sử dụng nước mưa một cách hợp lý chỉ được
áp dụng ở một số nước có nền kinh tế phát triển, còn đa số các nước khác trên thế
giới chưa có biện pháp thu gom để sử dụng hợp lý nguồn nước mưa.
2.3 Tình hình sử dụng nước mưa tại Việt Nam
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng bể chứa nước mưa vừa giảm ngập, vừa
là nguồn cung cấp cho các nhà máy và bổ sung cho nguồn nước ngầm. Nhưng nhiều
thành phố lớn ở nước ta như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vẫn chưa tận dụng
được nguồn nước này trong khi chỉ tính ở thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước mưa
một năm đã tới gần 1 tỉ m3 (Báo đại đoàn kết, 2005). Thay vì trân trọng nguồn nước
tự nhiên này nước ta lại cho nó chảy xuống cống rãnh, nhiều trận mưa lớn đã dẫn
đến tình trạng ngập lụt ở các đô thị do hệ thống cống rãnh không thể thoát nước kịp
thời với số lượng lớn như thế.
Năm 2008 thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thử nghiệm đề tài “Nghiên cứu
bảo vệ và phát triển nước dưới đất bằng nguồn nước mưa tại khu vực nội thành
thành phố Hồ Chí Minh” do PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ, trưởng khoa kỹ thuật địa
chất và dầu khí, trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tại 2
địa điểm là ký túc xá Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học
Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Dự án đã giúp giảm được lượng nước mưa chảy
tràn trên mặt đất, bổ sung, làm giàu thêm chất và lượng tầng chứa nước. Chẳng
hạn, tại ký túc xá Đại học Quốc gia, đã thu gom trên diện tích mái nhà là 500 m2,

với cường độ mưa 100 mm/giờ, thì mỗi giờ tại đây thu gom được 50 m3; còn tại
trường Đại học Bách khoa, diện tích thu gom được thực hiện là 14 ha, với cường độ
mưa như trên, mỗi giờ thu gom được 7.500 m3. Cả 2 mô hình đều đạt kết quả rất tốt
nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi do người dân cũng như các nhà đầu tư chưa
ý thức được tầm quan trọng hoặc chưa thật sự quan tâm đến việc bảo vệ nguồn
nước. Nhưng ông chủ người Thái Lan của nhà máy thức ăn gia súc ở Bến Lức
(Long An) lại rất ý thức điều này. Ông ta đã tự xây dựng cho mình một cái giếng
với đường kính 800 mm, nước mưa trên mái nhà xưởng được đưa thẳng vào để trữ
trong lòng đất (Hồ Quang, 2011).
2.4 Một số thông số lý, hóa, vi sinh để đánh giá chất lượng nước mưa
2.4.1 Các chỉ tiêu về chất lượng nước cấp ở một số nước trên thế giới
Theo các quy định về chất lượng nước cấp của một số nước trên thế giới thì
các chỉ tiêu nước sử dụng để đo đạc chất lượng nước bao gồm: pH, mùi, độ đục,
tổng cặn hòa tan, ammoniac, sắt toàn phần, canxi, magie, độ cứng, nhôm, acsen,
cadimi, đồng, oxy hòa tan, E.coli, coliform…Trong đó các chỉ tiêu chính thường
6


được quan tâm là: pH, độ đục, chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hòa tan, tổng coliform
và hàm lượng các kim loại như đồng, chì, nhôm, sắt, kẽm, cadimi.
2.4.2 Các quy định về chất lượng nước ăn uống tại Việt Nam
Hiện nay các chỉ tiêu đo lường về chất lượng nước ăn uống tại Việt Nam
được tuân theo quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT quy định về chất lượng nước ăn
uống.
Việc kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước về mặt vệ sinh là công tác vô
cùng cần thiết. Hiện nay, có nhiều phương pháp tổng hợp để xác định và đánh giá
nguồn nước.
Nước ăn uống là nước phục vụ cho mục đích ăn uống của con người. Loại
nước này đi vào cơ thể con người qua đường ăn uống và có tác dụng trực tiếp đến
sức khỏe của con người. Sau đây là một số chỉ tiêu phân tích chất lượng nước phục

vụ cho mục đích ăn uống.
a. pH
pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Độ pH
của nước được xác định theo công thức: pH = - lg[H+]. pH phụ thuộc vào nhiệt độ,
sự hoạt động của vi sinh vật và sự tác động của con người. Bên cạnh đó, giá trị pH
cho phép chúng ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp hoặc điều
chỉnh lượng hóa chất trong quá trình xử lý nước. Sự thay đổi giá trị pH trong nước
có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa
tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra
trong nước.
Giá trị pH là một trong những nhân tố quan trọng nhất để xác định chất
lượng nước về mặt hóa học. Việc xử lý nước kể cả nước sạch và nước thải, luôn
luôn dựa vào giá trị pH để làm trung hòa và làm mềm nước.
Giá trị độ pH cho phép của Quy chuẩn trong nước phục vụ cho ăn uống là từ
6,5-8,5.
b. Độ đục
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự
hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật.
Nước đục gây cảm giác khó chịu cho người dùng và có khả năng nhiễm vi
sinh. Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5 NTU, nhưng giới hạn tối đa
của nước uống chỉ là 2 NTU. Các quy trình xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần
làm giảm độ đục của nước.
Những hạt vật chất gây ra độ đục trong nước thường hấp thụ những kim loại
nặng và các vi sinh vật gây bệnh trên bề mặt. Do đó quá trình tiệt trùng trở nên ít
hiệu quả và có thể gây ô nhiễm vi khuẩn trong nước. Bên cạnh đó, độ đục lớn làm
giảm khả năng xuyên sâu của ánh sáng chiếu qua.
7


c. Chất rắn lơ lửng (SS)

Chất rắn lơ lửng là các hạt chất vô cơ hoặc hữu cơ lơ lửng trong nước có kích
thước từ 10-1 đến 10-2  m như khoáng sét, bụi, than, mùn,…Sự có mặt của chất rắn
lơ lửng trong nước gây cho nước đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Để
xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng, người ta thường lắng sau đó lọc chuẩn
Whatman GF/C tách ra phần chất lắng, sấy khô và cân.
d. Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là tổng
chất khoáng.
Giới hạn tối đa cho phép của Quy chuẩn về chất lượng nước ăn uống quy
định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/L.
e. Tổng coliform
Vi khuẩn coliform (phổ biến là Escherichia coli) thường có trong hệ tiêu hóa
của người.
Vi khuẩn coliform là trực khuẩn gram âm, hiếu khí, kỵ khí tùy tiện, không
sinh bào tử có khả năng lên men lactose sinh acid và sinh hơi ở 37oC trong 24-48
giờ. Vi khuẩn coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên)
đặt biệt trong môi trường khí hậu nóng. Trong thực tế phân tích, coliform còn được
định nghĩa là các vi khuẩn có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48 giờ khi
được ủ ở 37oC trong môi trường canh Lauryl sulphate và canh brilliant Green
Lactose Bile salt.
Tính chất sinh hóa đặc trưng của nhóm này được thể hiện qua thử nghiệm
IMViC: Indol (I), Methyl red (M), Voges-Proskauer (V) và Citrate (iC) (Trần Linh
Thước, 2002).
Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. coli bằng 0.
Riêng coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn/100 mL.
f. Kim loại nặng
Kim loại nặng có thể tồn tại trong khí quyển, địa quyển, thuỷ quyển và sinh
quyển. Kim loại nặng có thể cần thiết hoặc không cần thiết cho sinh vật. Một số kim
loại nặng như đồng (Cu), Mangan (Mn), Kẽm (Zn),…cần thiết cho sinh vật khi hiện
diện với nồng độ thấp, trong khi các kim loại nặng khác như Arsen (As), Cadmium

(Cd), Chì (Pb),…thì không cần thiết. Những kim loại này khi vào cơ thể sinh vật,
ngay cả ở dạng vết cũng gây hại. Kim loại nặng trong môi trường thường không bị
phân huỷ sinh học mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hoá sinh học tạo thành
các hợp chất ít độc hoặc độc hại hơn (Đặng Kim Chi, 1999). Kim loại nặng có mặt
trong môi trường nước từ nhiều nguồn như nước thải công nghiệp và sinh hoạt, từ
đường giao thông, y tế, nông nghiệp, khai thác khoáng sản. Một số nguyên tố như
Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật kể cả ở nồng độ thấp. Trong tiêu chuẩn chất
8


lượng môi trường nước, nồng độ các nguyên tố kim loại nặng được quan tâm hàng
đầu. Để xác định nồng độ kim loại nặng trong nước, người ta có thể dùng nhiều
phương pháp khác nhau như phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử, phân tích kích
hoạt hoặc phân tích cực phổ.
2.5 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí tượng và thủy văn thành phố Cần Thơ
- Vị trí địa lý: Thành phố Cần Thơ là đô thị trực thuộc Trung ương, nằm ở
cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông, là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối
quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của đồng bằng sông
Cửu Long cũng như của cả nước. Phía Bắc Cần Thơ giáp An Giang, phía Nam giáp
Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Diện tích tự nhiên 1.390,0 km2 (năm 2003), diện tích nội thành 53 km2. Dân số là
1.135,2 nghìn người, mật độ 492 người/km2 (năm 2005).
- Địa hình: Thành phố Cần Thơ có cao độ trung bình phổ biến từ 0,2-1 m so
với mặt nước biển, chiếm hơn 90% diện tích, những nơi có độ cao 1,5-1,8 m rất ít,
chiếm dưới 10% diện tích so với mặt nước biển. Ðịa hình thành phố Cần Thơ thấp
dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây, có dạng lòng chảo. Vùng ven sông
khá thuận lợi cho việc lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu tự chảy, vùng xa sông tưới tiêu
và cải tạo đất khó khăn hơn.
- Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất cận xích
đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương tới.

Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, tuy nhiên sự
chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,5oC).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình 26,8-27,6oC, cao nhất là 34,836,7oC và thấp nhất 18,5-21,1oC (Niên giám thống kê 2010).
- Độ ẩm: độ ẩm trung bình tương đối cao từ 83,3-86,6%, cao nhất khoảng
93% vào mùa mưa và thấp nhất là khoảng 78% vào mùa khô.
- Thủy văn: Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê
Kông, có địa hình đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng
chiều dài chảy qua thành phố là 65 km, sau đó là sông Cái (20 km) và sông Cần Thơ
(16 km). Hệ thống sông và kênh rạch dày đặc cho nước ngọt suốt 2 mùa mưa nắng,
tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
- Lượng mưa: Được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên lượng
mưa khu vực này rất dồi dào. Tổng lượng mưa của thành phố Cần Thơ là 1.310 mm
(năm 2010). Lượng mưa cao nhất là vào tháng 10 với 265,4 mm và lượng mưa thấp
nhất vào tháng 3 với 0,6 mm. Mưa nhiều tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến cuối
tháng 10. Với cường độ mưa tập trung như trên và không được thu gom lại mà cho
chảy trực tiếp xuống cống thải của thành phố nên đây là nguyên nhân tất yếu dẫn

9


đến tình trạng ngập nước sau các trận mưa của quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
(Trung tâm khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, 2010).
Bảng 2.1: Lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Cả năm
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5

Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.731,9
1.642,2
1.501,1
1.059,7
1.247,7
1.310,0
9,5
18,6
17,8
14,7
11,1
8,0
31,3
4,8
98,8
79,7
55,6
0,6
0,5
116,3
18,7

128,4
2,9
1,1
93,7
207,6
272,6
173,2
76,0
66,5
197,8
138,7
174,1
159,5
136,6
195,9
254,6
175,8
102,8
119,8
116,0
143,8
108,8
148,1
230,4
216,5
200,6
214,5
307,4
307,3
187,6

254,5
122,5
120,9
311,5
295,4
347,2
223,1
133,8
265,4
315,1
61,4
67,4
147,6
209,5
204,0
137,7
72,2
2,0
61,3
138,8
82,4

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục Thống kê thành phố Cần Thơ)

2.6 Lượng mưa của thành phố Cần Thơ trong tháng 11/2011
Theo số liệu từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn, lượng mưa trong thời gian lấy mẫu
(tháng 11/2011) như sau:

10



Bảng 2.2 Lượng nước mưa của thành phố Cần Thơ trong tháng 11/2011
Ngày

Lượng ghi đến mm
7h - 19h
0,0
0,4
-

1
2
3

19h - 7h
0,3

4

0,5

-

0,5

5
6

0,3
53,5


0,0

0,3
53,5

7

4,9

13,0

17,9

8

1,8

0,5

2,3

9

-

0,0

0,0


10

0,0

0,0

0,0

11

-

80,0

80,0

12

-

-

-

13

-

-


-

14
15

-

2,0
-

2,0
-

16

-

0,0

0,0

17
18

0,2
16,9

0,3

0,2

17,2

19
20

-

6,3
-

6,3
-

21

-

0,0

0,0

22

0,1

-

0,1

23


-

-

-

24

-

0,0

0,0

25

-

0,0

0,0

26

-

9,7

9,7


27

-

-

-

28

-

0,4

0,4

29

-

-

-

30

-

0,0


0,0

TS tháng
78,5
112,6
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ)

Tổng số
0,0
0,4
0,3

191,1

Ghi chú:
- : không mưa
0,0: có mưa nhưng lượng mưa là không đáng kể

Dựa vào số liệu bảng 2.2 nhận thấy trong tháng 11/2011 lượng mưa trung
bình tháng là 191,1 mm, số ngày mưa trong tháng là 23 ngày, ngày có lượng mưa
cao nhất là ngày 11/11 và trận mưa có lượng mưa lớn nhất vào ngày 11/11, lượng
mưa của trận mưa lên đến 80 mm.

11


CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: nghiên cứu được bắt đầu từ tháng 10/2011 đến
cuối tháng 04/2012.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện ở khu II, trường Đại học Cần Thơ,
đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm Khoa môi trường và TNTN, trường Đại
học Cần Thơ, và sở khoa học và công nghệ trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công
nghệ (45 đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Phương tiện thực hiện thu mẫu nước mưa
- Thùng thu mẫu
- Thước
- Chai thủy tinh 1 lít
- 3 loại mái nhà (mái tole, mái fibro-cement, mái ngói)
- Máng xối để thu nước mưa
- Mô hình thu mẫu nước mưa
- Mô hình được thiết kế gồm 5 chai thu mẫu, mỗi chai đặt cách nhau 12,5
cm, nước mưa được chảy từ máng xối vào phễu hứng nước (trong phễu có lắp đặt
lưới lọc rác 4x4 mm) của mô hình sau đó chảy lần lượt vào các chai. Mô hình được
đặt nghiêng 20o so với mặt đất để đảm bảo nước chảy đầy chai thứ I trước khi chảy
vào chai thứ II. Khi chai thứ I đầy nước, nhờ vào trái banh hơi tại miệng chai ngăn
không cho nước chảy thêm vào làm xáo trộn mẫu nước trong chai.

12


Phễu thu nước

Lưới lọc


Nối T

Nối sống

Nối lắp chai
Quả bóng
nhựa

Chai

Núm điều chỉnh

Hình 3.1: Mô hình thu mẫu nước mưa
3.2.2 Phương tiện thực hiện phân tích chất lượng nước mưa
- Ống nghiệm
- Máy đo độ đục (LOVIBOND,
- Ống hút
Germany, PC 38759)
- Các loại ống đong
- Máy hút chân không
- Bình tam giác
- Giấy lọc
- Nhiệt kế
- Cân
- Tủ cấy vô trùng
- Pipette
- Máy lắc
- Buret
- Máy đo pH (ORION, USA, 420A)

- Cốc thủy tinh
- Môi trường Lauryl sulfat
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra phỏng vấn
Điều tra phỏng vấn tình hình sử dụng nước mưa của 56 hộ dân sống tại các
quận Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy và Thốt Nốt thuộc thành phố Cần Thơ.
3.3.2 Khảo sát thực địa và lựa chọn vị trí thu mẫu
Sau quá trình khảo sát thực địa và lựa chọn vị trí thu mẫu nước mưa. Các vị
trí sau đây được lựa chọn để thực hiện thu mẫu nước mưa:

13


Vị trí C
Mái ngói

Hội trường
rùa

Vị trí A
Mái tole

Đường 3/2

Vị trí B
Máy fibro-cement

Cổng B

Hình 3.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu trong trường Đại học Cần Thơ

Chú thích:
- Vị trí A: phòng bảo vệ cổng B.
- Vị trí B: dãy nhà học A1.
- Vị trí C: phòng công tác chính trị.
3.3.3 Chuẩn bị thu mẫu và phân tích mẫu
- Khảo sát địa điểm thu mẫu.
- Gia công, lắp đặt mô hình.
- Gia công lắp đặt máng xối, kết nối vào mô hình thu mẫu.
- Tuyệt trùng các chai thu mẫu để lắp đặt vào mô hình.
- Chuẩn bị các hóa chất và môi trường để phân tích mẫu vi sinh và thủy hóa.
3.3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Lắp đặt 3 mô hình thu nước mưa tại các vị trí khác nhau (Hình 3.2), với cùng
đặc điểm gần đường giao thông và gần công trình xây dựng, mỗi vị trí sẽ đại diện
cho mỗi loại mái nhà khác nhau. Thông tin cụ thể của các vị trí thực hiện thí nghiệm
thu mẫu nước mưa như sau:
Vị trí A
Vị trí A được đặt tại nhà bảo vệ cổng B với mái nhà bằng tole, kích thước
phần mái nhà thực hiện hứng nước mưa là L x W x H = 2,0m x 2,4m x 3,3m (L:

14


chiều dài máng xối; W: chiều ngang mái nhà; H: chiều cao máng xối so với mặt
đất).
Vị trí B
Vị trí B được đặt tại dãy nhà học A1 với mái nhà bằng fibro-cement, kích
thước phần mái nhà thực hiện hứng nước mưa là L x W x H = 1,6m x 5,0m x 3,0m
(L: chiều dài máng xối; W: chiều ngang mái nhà; H: chiều cao máng xối so với mặt
đất).
Vị trí C

Vị trí C được đặt tại phòng công tác chính trị cách đường 3/2 là 50 m, với
mái nhà bằng ngói, kích thước phần mái nhà thực hiện hứng nước mưa là L x W x
H = 1,6m x 4,2m x 2,8m (L: chiều dài máng xối; W: chiều ngang mái nhà; H: chiều
cao máng xối so với mặt đất).
Với việc bố trí các mô hình thu mẫu nước mưa tại các vị trí với các loại mái
nhà khác nhau, đề tài có thể thực hiện đánh giá được chất lượng nước mưa tương
ứng với từng loại mái nhà thu nước mưa.
Diện tích thu nước mưa:
+ Mái tole: 4,8 m2
+ Mái fibro-cement: 8,0 m2
+ Mái ngói: 6,7 m2
Trong khuôn khổ kinh phí và thời gian thực của đề tài, nên đề tài sẽ được
tiến hành thu mẫu nước mưa trong 2 tháng từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12, với
mỗi vị trí sẽ thu mẫu nước mưa của các trận mưa khác nhau (thực hiện ít nhất 3 trận
mưa). Việc thu mẫu nước mưa sẽ tiến hành thực hiện tại 3 vị trí thu mẫu với cùng
một trận mưa để đánh giá được chất lượng nước mưa tương ứng với các loại mái
nhà của trận mưa có cùng cường độ.
3.3.5 Phương pháp thu và bảo quản mẫu
Phương pháp thu mẫu: thu ở 3 vị trí đã chọn, mỗi vị trí cần thu tối thiểu là 3
trận mưa, thu từ lúc bắt đầu trận mưa cho đến khi kết thúc trận mưa. Bên cạnh đó,
đề tài cũng thu mẫu nước mưa đối chứng cùng với thời gian thu mẫu tại 3 vị trí.
Dùng thùng thu mẫu hình chữ nhật để thu mẫu đối chứng, thu nước mưa trực tiếp
ngoài trời không thông qua mái nhà, mẫu được thu từ lúc bắt đầu mưa cho đến khi
kết thúc trận mưa.
Bảo quản mẫu: sau khi kết thúc trận mưa thì các chai được tháo ra khỏi hệ
thống, vận chuyển về phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích mẫu hoặc trữ mẫu
trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC (không được trữ mẫu quá 7 ngày). Đối với mẫu đối
chứng sau khi kết thúc trận mưa tiến hành lấy 1 lít nước mưa từ thùng thu mẫu cho
vào chai thủy tinh đã tuyệt trùng và mang về phòng thí nghiệm phân tích mẫu.


15


3.3.6 Phương pháp phân tích mẫu
Bảng 3.1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh trong nước
Thông số

Đơn vị tính

Phương pháp phân tích

pH

-

Độ đục

NTU

TDS

Mg/L

SS
Tổng coliform
Hàm lượng Pb
Hàm lượng Zn
Hàm lượng Cu
Hàm lượng Cd
Hàm lượng Fe tổng

Hàm lượng Al

mg/L
MPN/100mL
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L

Máy đo pH (ORION, USA, 420A)
Máy đo độ đục (LOVIBOND,
Germany, PC 38759)
Máy đo (RADIOMETER
ANALYTICAL, Franch, Pionneer 30)
Phương pháp lọc chân không
Phương pháp MPN
SMEWW 1998-3111B
SMEWW 1998-3111B
SMEWW 1998-3111B
SMEWW 1998-3111B
SMEWW 1998 3500-Fe B
SMEWW 3500-2005

SMEWW: Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water
(Phương pháp xét nghiệm nước và nước thải).
3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp số liệu đã phỏng vấn, sau đó số liệu được xử lý thống kê trên phần
mềm MS Excel.

Số liệu phân tích được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 (One-Way
ANOVA) với mức ý nghĩa =0,05.

16


×