Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BỤI MỊN ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.68 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
BỤI MỊN ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

VŨ THÙY DƯƠNG

NGUYỄN MINH
MSSV: 1909278


Ngày hoàn thành: Tháng 12/2019

MỤC LỤC
Mục lục..........................................................................................................1
Danh sách hình..............................................................................................2
Danh mục từ viết tắt.......................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................4
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................5
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................5
1.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................5
1.3.1 Không gian.....................................................................................5
1.3.2 Thời gian........................................................................................5
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................5


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận....................................................................................6
2.1.1 Các khái niệm cơ bản.....................................................................6
2.1.1.1 Ô nhiễm không khí......................................................................6
2.1.1.2 Bụi mịn là gì?..............................................................................6
2.1.1.3 Bụi mịn pm2.5 và pm 1.0 ở Việt Nam hình thành như thế nào?. .8
2.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................8
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA BỤI MỊN..............................................................................................9
3.1 Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới.............................................9
3.2 Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam............................................9
3.3 Tác động của ô nhiễm không khí và bụi mịn đến sức khỏe con người.....10
3.4 Giải pháp..................................................................................................13
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................15
4.1 KẾT LUẬN.............................................................................................15
4.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................16
Tiếng Việt......................................................................................................16


DANH SÁCH HÌNH
Hìn
h
2.1
2.2

Tên hình
Bụi mịn pm2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với
kích thước 2,5 micron trở xuống
Tác hại của bụi siêu mịn


Trang
07
08


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MTKK

:

Môi trường không khí

WHO

:

Tổ chức y tế thế giới

WB

:

Ngân hàng thế giới


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn
cầu. Bởi nó được xem là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 - chuyên đề “Môi
trường đô thị” nhận định các đô thị lớn ở nước ta đều đang đối mặt với tình
trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, nổi cộm nhất là ô nhiễm không khí do bụi,
chưa có dấu hiệu giảm từ năm 2012 đến 2016.
Trong những năm qua, với xu thế đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã
tạo được những xung lực mới cho quá trình phát triển, vượt qua tác động của
suy thoái toàn cầu và duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm với mức bình
quân 5,7%/năm. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách
thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí (MTKK).
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng cứ 10 người thì có 9 người phải hít
thở bầu không khí có chứa các chất gây ô nhiễm ở mức cao. Chỉ riêng ô nhiễm
không khí ngoài trời được coi là nguyên nhân thứ tư gây ra những ca chết yểu
trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí đang có tác động lớn đến sức khỏe con
người, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, ô
nhiễm không khí có liên quan tới 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Cũng theo
số liệu của Liên hợp quốc, mỗi giờ có 800 ca tử vong do ô nhiễm không khí,
trung bình 13 người tử vong mỗi phút, gấp 3-5 lần số người chết vì sốt xuất
huyết và HIV. Tại Việt Nam, có tới 34.332 người tử vong sớm có liên quan tới
ô nhiễm không khí.
Với chất lượng không khí ở các thành phố lớn của Việt Nam đang trở
nên tồi tệ hơn theo năm, hiện là lúc Việt Nam cần thực hiện tích cực kế hoạch
hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí vào năm 2020, tầm nhìn
2015 (Quyết định số 9851 của Thủ tướng) và có những hành động cứng rắn
hơn (Việt Anh, 2019).
Mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất
nghiêm trọng, tương đương với tác hại của việc hút thuốc lá, và cao hơn nhiều

so với tác động từ thói quen ăn quá nhiều muối. Cụ thể, 1/3 số ca tử vong do
đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch là do ô nhiễm không khí. Các chất
ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể,
xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim
và não của con người.


Theo thống kê của Tổ chức Thông tin về Chất lượng Không khí Toàn
cầu IQAir AirVisual dựa trên mức đo về lượng bụi siêu mịn PM2.5/m3. Việt
Nam đứng thứ 17 trong đó riêng Hà Nội và TP.HCM nằm trong top 10 thành
phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO và cơ quan
nghiên cứu ung thư quốc tế IARC, có một mối tương quan tỷ lệ thuận giữa
mức độ ô nhiễm khói bụi với tỷ lệ người mắc ung thư. Cụ thể hơn, mật độ
PM10 trong không khí tăng lên 10 µg/m3 thì đồng nghĩa tỷ lệ mắc ung thư sẽ
tăng lên 22%. Mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ mắc ung thư phổi
tăng tới 36% (Nguyễn Trang, 2019).
Để phân tích rõ hơn tác động của rác thải điện tử, tôi đã chọn đề tài
“Đánh giá tác động của bụi mịn đến sức khỏe con người”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của bụi mịn đến sức khỏe con người. Từ đó đề xuất
biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực của bụi mịn cũng như giảm
thiểu ô nhiễm không khí.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
- Đánh giá các tác động của bụi mịn đến sức khỏe con người.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu lượng ô nhiễm không khí, giảm tác
động của bụi mịn đến sức khỏe con người.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian: Việt Nam.
1.3.2 Thời gian: Tháng 12/2019.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Bụi mịn.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi trong thành phần của không khí. Chủ
yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí độc gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người hay có thể làm phá hỏng môi trường tự
nhiên của nhiều loài sinh vật khác.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nguy cơ đột quỵ, suy nhược
thần kinh, bệnh tim mạch, ung thư, cùng hàng loạt các bệnh về đường hô hấp
như hen suyễn, viêm phổi, thậm chí ung thư phổi ngày càng tăng cao.
Ô nhiễm không khí được chia làm hai dạng, gồm ô nhiễm không khí
ngoài trời và ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, ô nhiễm không khí ngoài
trời là tác nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức
khỏe con người ở các nước phát triển và đang phát triển. Nguyên nhân gây ô
nhiễm đến từ nhiều nguồn khác nhau như khí thải giao thông, nhà máy công
nghiệp, từ quá trình sản xuất nông nghiệp và một số nguyên nhân tự nhiên như
cháy rừng, bụi sa mạc, núi lửa.
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối mặt với ô nhiễm không khí trong
nhà. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm khói thuốc lá, khói than, củi, các hóa
chất có trong sơn hoặc các sản phẩm làm sạch, khí máy lạnh và một số chất có
trong vật liệu xây dựng.
2.1.1.2 Bụi mịn là gì?
Bụi là một hỗn hợp phức tạp có chứa các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng

lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí. Chúng bao gồm: Sulfate, nitrat,
amoniac, natri clorua, carbon đen, bụi khoáng và nước.
Bụi hay các hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter,
ký hiệu là PM.
Các hạt bụi mịn có kích thước siêu vi được biết tới nhiều nhất là 3 loại:
 PM10: Các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10µm.
 PM2.5: Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng
2,5µm.
 PM1.0: Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1µm.
Các hạt bụi mịn PM10 và PM2.5 có thể được sinh ra từ tự nhiên như:
Từ các vụ cháy rừng, bụi sa mạc, khói núi lửa, các cơn bão cát, lốc xoáy hay
từ phấn hoa, bào tử nấm, nước thải côn trùng... Thế nhưng, đa phần các loại


bụi này lại được tạo ra từ các hoạt động của con người qua việc đốt than củi,
đốt rác thải, hút thuốc, khói từ các khu công nghiệp, công trình xây dựng, bụi
đường phố...

Hình 2.1 Bụi mịn pm2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích
thước 2,5 micron trở xuống
Bụi mịn pm 1.0 là những hạt bụi dạng lỏng, hoặc rắn trôi nổi ngoài
không khí. Chữ PM là viết tắt của chữ tiếng Anh – Particulate Matter, có ý
nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng). Chỉ số 1.0 là chỉ số kích thước các hạt
có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 micromet. Bụi mịn pm 1.0 (dưới 1 μm) đã
xuất hiện tại nước ta từ vài năm trở lại đây, nhất là vào những ngày nhiệt độ
xuống thấp hoặc không khí khô.
Khi nồng độ bụi mịn pm2.5 trong không khí ở ngoài trời tăng lên thì sẽ
làm cho không khí bị mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.
Bụi mịn pm2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua
đường hô hấp và gây nên một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, ung

thư....Người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi mịn có thể gặp phải các vấn
đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, khô mắt...khi tiếp xúc lâu dài thì
sẽ làm gia tăng tỷ lệ giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính và tăng tỷ
lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim ở người bệnh. Theo thống kê thì mỗi
năm, bụi mịn pm2.5 có thể tăng 10μg/m3, đồng nghĩa với việc số bệnh nhân
cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8% và các bệnh về tim mạch cũng tăng
lên đáng kể.


Hình 2.2 Tác hại của bụi siêu mịn
2.1.1.3 Bụi mịn pm2.5 và pm 1.0 ở Việt Nam hình thành như thế nào?
Con đường hình thành và sinh ra pm 2.5 và bụi mịn pm 1.0 ở các đô thị
lớn hầu như là từ các công trình xây dựng, khí thải giao thông, nhà máy công
nghiệp.... Theo số liệu được công bố tại hội thảo “Ô nhiễm không khí - Mối đe
dọa với sức khỏe cộng đồng” từ năm 2017 thì lượng bụi mịn pm 2.5 trung
bình năm 2016 ở TP.HCM là 28,23 μg/m3 (cao gấp 3 lần so với tiêu chuẩn của
WHO), và tại Hà Nội là 50,5 μg/m3 (cao 2 lần quy chuẩn quốc gia và gấp 5
lần so với ngưỡng trung bình của WHO). Cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí
ở tại Hà Nội chỉ đứng sau thủ đô New Delhi của Ấn Độ ( nơi ô nhiễm không
khí nặng nhất nhì thế giới với 124 μg/m3) (Vinmec, 2019).
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần lớn dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng có nguồn từ những bài báo,
tạp chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn của các nhà nghiên cứu có liên quan
đến chất thải nhựa được đăng tải trên Internet. Chính vì thế, để đảm bảo tính
chính xác của số liệu, tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
đối chiếu, sử dụng những website đáng tin cậy để lựa chọn và lọc ra những dữ
liệu có tính chính xác cao nhất.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
BỤI MỊN
3.1 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN THẾ GIỚI
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí gây
ra cái chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế giới vào năm 2016. Trong
đó, 91% tỉ lệ thuộc về các nước nghèo và đông dân ở Đông Nam Á và Tây
Thái Bình Dương.
Bob O'Keefe, Phó Chủ tịch WHO chia sẻ: "Ô nhiễm không khí thực sự
là một cú sốc lớn cho toàn cầu. Vấn nạn này khiến những người mắc bệnh hô
hấp thêm khó thở, trẻ con và người già phải vào viện, bỏ học, bỏ việc và gây
ra những cái chết sớm cho con người".
Health Effects Institute (HEI) vừa đưa ra phát hiện mới nhất trong báo
cáo thường niên 2018, dựa trên dữ liệu vệ tinh và được quy chiếu với các tiêu
chuẩn trong Hướng dẫn đánh giá chất lượng không khí của WHO.
HEI cho biết, hơn 95% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí
ô nhiễm và có đến 60% người sống ở những khu vực không đáp ứng được tiêu
chuẩn cơ bản nhất của WHO. Theo đó, ô nhiễm môi trường không khí là
nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư thế giới, chỉ đứng sau cao huyết áp, suy
dinh dưỡng và hút thuốc lá.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm môi
trường, chiếm 50% số ca tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Riêng
tại Trung Quốc đã ghi nhận 1,1 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong
năm 2016.
Mặc cho nhận thức về môi trường sống và ô nhiễm không khí ngày
càng được cải thiện tại các đô thị lớn, tình hình vẫn ngày càng trầm trọng hơn
khi 2/3 thế giới đang phải hứng chịu nạn ô nhiễm khủng khiếp với chỉ số hạt
bụi PM2.5 cao trên mức 35 µg/m3 khí, chủ yếu tại Châu Á, Trung Đông và Châu
Phi. Nguyên nhân là do dân số những khu vực này tăng quá nhanh, khiến các
nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí chỉ như "muối bỏ bể".
3.2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM

Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI)
của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm
không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức
báo động.
Năm 2016, GreenID công bố báo cáo Sơ lược tình trạng môi trường Hà
Nội và TP.HCM:


Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM 2.5 là 50.5 gấp đôi
quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO
(10 µg/m3).
TP.HCM: chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM 2.5 là 28.3 cao
hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO.
Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt
mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nguồn
sinh ra bụi ô nhiễm ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công
trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp. Hà Nội chỉ đứng sau New
Delhi, Ấn Độ (124 µg/m3), nơi ô nhiễm không khí nặng nhất nhì thế giới.
Đối với vùng nông thôn, nhìn chung chất lượng môi trường không khí
còn khá tốt. Môi trường chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất
làng nghề, xây dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu, v.v.
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ BỤI MỊN ĐẾN SỨC
KHỎE CON NGƯỜI
3.3.1 Tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh
tim, đột quỵ và ung thư phổi. Cả phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với các chất
ô nhiễm không khí đều gây tác động đến sức khỏe. Trẻ em, phụ nữ, phụ nữ
mang thai, người già, người có thể trạng yếu, người đang mang bệnh là những
người phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ô nhiễm không khí.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới
có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí
như các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên
thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô
nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Chất ô nhiễm có hại nhất cho sức khỏe – liên quan chặt chẽ với tử vong
sớm là hạt mịn PM2.5 thâm nhập sâu vào đường phổi.
Tại Việt Nam, trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam có
6 bệnh liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và
chất lượng không khí. Trong cơ cấu bệnh tật, các bệnh về đường hô hấp cũng
là 1 trong 5 nhóm bệnh bị mắc phải cao nhất. Theo số liệu của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) năm 2016, hơn 60.000 người tử vong do bệnh tim, đột quỵ,
ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có
liên quan tới ô nhiễm không khí. Mỗi năm, nước ta ghi nhận hơn 20.000 người
mắc bệnh ung thư phổi, khoảng 56 người mắc mỗi ngày, trong đó, có đến
17.000 người đã tử vong. Ước tính đến năm 2020, có tới 34.000 người mắc
mỗi năm, mỗi ngày, có thêm 90 người phát hiện mắc bệnh.


Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thiệt hại kinh tế toàn cầu
do ô nhiễm không khí là khoảng 225 tỷ USD. Đối với Việt Nam, ô nhiễm
không khí gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm (chiếm từ 5 –
7% GDP).
3.3.2 Tác động của bụi mịn đến sức khỏe con người
Tác động của hạt bụi siêu mịn này ảnh tới sức khỏe là vô cùng nặng nề,
chúng có thể gây rối loạn tâm lý (đây là kết quả được công bố trên tạp chí
Khoa học Anh BMJ vào năm 2015).
Bụi siêu mịn này gây ra rất nhiều các bệnh về hô hấp, bụi siêu mịn kết
hợp với khí CO, SO2, NO2 nhiều sẽ gây cản Hemoglobin khiến tế bào thiếu
Oxy và đây là nguyên nhân chính gây các bệnh: kích ứng mắt, mũi, họng,

phổi, ho, hắt hơi, … và rất nhiều bệnh về hô hấp.
Bụi siêu mịn gây nhồi máu cơ tim: ngoài tấn công hệ hô hấp, bụi siêu
mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí – máu để đi vào hệ
thống tuần hoàn gây bệnh, thậm chí còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Bụi siêu
mịn khiến tắc mạch máu tạo ra các cơn nhồi máu cơ tim.
Bụi siêu mịn có thể gây giảm trí nhớ nghiêm trọng do tiếp xúc lâu dài
với không khí bị ô nhiễm. Theo giáo sư Sudha Seshadri – Trung tâm Y khoa
Beth Israel Deaconess và trường Y Đại học Boston kết quả chụp MRI cho thấy
sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của não bộ.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đại lục được trang Tài
Tân đăng tải, những hạt bụi cực nhỏ (bụi mịn PM2.5 là các hạt bụi có đường
kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn) có thể xâm nhập vào tế bào cơ thể người,
phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào. Ngoài việc gây nên
một loạt những căn bệnh cấp tính, chúng cũng gây độc hại cho những cơ quan
quan trọng như phổi, tim, não…
Các nhà khoa học đã dùng hạt carbon đen siêu nhỏ và ion kim loại để
mô phỏng bụi mịn PM2.5 trong thí nghiệm, họ phát hiện ra hạt carbon đen có
thể hấp thụ và mang theo ion kim loại đi vào tổ chức của phổi, chứng minh
PM2.5 là có độc tính đối với hệ hô hấp.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hiện tượng PM2.5
có thể “xâm lấn” vào trong tế bào. Nghiên cứu được thực hiện bởi phòng thí
nghiệm vật lý sinh học của Viện nghiên cứu vật lý ứng dụng Thượng Hải
thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đại lục và vừa được tập san quốc tế
“Carbon” đăng tải.
- Cơ chế độc hại đặc trưng của PM2.5: Phá hủy tế bào miễn dịch
của cơ thể
Theo thông tin trên website của Viện nghiên cứu này, sau khi hạt
carbon đen mang một số lượng lớn ion kim loại đi vào tế bào bạch cầu (loại



Macrophage) trong cơ thể, chúng sẽ phá hủy cơ chế tự thực cân bằng bên
trong tế bào, gây rối loạn chức năng tự thực và tiêu thể (lysosome) của tổ chức
phổi.
Tế bào tự thực là một loại cơ chế tự bảo vệ của cơ thể: khi bên trong
cơ thể xuất hiện protein xấu hoặc trạng thái đói, tế bào tự thực sẽ tự tiến hành
tiêu hóa những chất có hại, hỗ trợ chuyển hóa, sinh ra năng lượng. Cuộc
nghiên cứu này cho thấy thành phần trong bụi mịn PM2.5 sẽ phá hủy cơ chế
sản sinh này, tạo ra độc tính.
- Hấp thu nhiều chất độc hại vào cơ thể
Nghiên cứu này cho biết, cơ chế độc hại này là đặc trưng của các hạt
PM2.5, hoàn toàn khác với PM10 và các loại ô nhiễm khác. Do PM2.5 có kích
thước nhỏ và tổng diện tích bề mặt lớn, chúng dễ hấp thụ các chất ô nhiễm
trong không khí nên độc tính mạnh hơn và cũng nguy hại hơn PM10.
Giáo sư bác sĩ Trương Hữu Bình chủ nhiệm bệnh viện Đồng Nhân Bắc
Kinh thuộc Đại học Y dược Thủ đô cho biết, chất độc trong bụi đi vào cơ thể
người sẽ gây khí thũng phổi (emphysema – là tình trạng tổn thương thành
phế nang phổi, phế nang mất tính đàn hồi và giữ không khí lại, gây ra phổi ứ
khí). Đây là một trong những triệu chứng và biểu hiện của bệnh tắc nghẽn
phổi mãn tính (COPD) không thể chữa được.
PM2.5 vào máu có thể gây nhồi máu cơ tim
Ông Trương Hữu Bình cho biết, PM2.5 có tính gây bệnh cao hơn
PM10. Thường thì những hạt PM4.7-10 chỉ có thể vào mũi và hệ hô hấp, tự
bản thân cơ thể có thể ho ra để giảm nhẹ mức tổn thương. Nhưng nếu hạt nhỏ
hơn thì sẽ đi vào khí quản và phế quản, thậm chí là phần cuối phế quản và
máu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Ngoài ra, các hạt như PM0.1, PM0.5, PM1, PM2.5 sẽ thẩm thấu vào
phế nang, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phế nang. Ông Trương
Hữu Bình cho biết, sau khi vào phế nang, chúng có thể vượt qua vách ngăn
khí-máu (blood-gas barrier) để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí
chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Làm tăng nhanh tỉ lệ chết vì bệnh tim và cao huyết áp
Tài liệu của Học viện y tế cộng đồng thuộc đại học Harvard đã chứng
minh những chất độc hại có trong bụi không chỉ gây nhồi máu cơ tim mà còn
dẫn đến thiếu máu hoặc tổn thương cơ tim. Hoa Kỳ đã khảo sát 25.000
người bị bệnh tim hoặc tim không khỏe và phát hiện ra sau khi PM2.5 tăng lên
10 µg/m3 thì tỉ lệ thiệt mạng của người bệnh sẽ tăng 10% – 27%.
Giáo sư Học viện Y tế cộng đồng thuộc đại học Y Bắc Kinh, ông Phan
Tiểu Xuyên đã phát biểu trong luận văn của mình rằng: "PM2.5 tăng 10


µg/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về
tim mạch cũng tăng lên".
Bụi “lên não” hoặc khiến não thoái hóa
Ngoài ra, một nghiên cứu được đăng trên tuần san “PNAS” vào 7/2016
mới đây lại khiến truyền thông cũng như người dân Trung Quốc đại lục chú ý,
tạo nên đề tài nóng trên weixin: Liệu bụi có “lên não” hay không?
Báo cáo được viết bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu là giáo sư Barbara
Maher đến từ đại học Lancaster (Anh) đã tìm ra chứng cứ đáng tin cậy chứng
minh số lượng lớn những hạt sắt nano trong não đến từ môi trường bên ngoài
(tức không khí ô nhiễm) chứ không sinh ra từ bản thân cơ thể người. Giáo sư
Barbara Maher cho rằng những hạt sắt nano này có thể có liên quan đến chứng
thoái hóa não.
Sát thủ vô hình
Ngày 5/1/2017, chương trình có tên “Bụi Trung Quốc làm người dân bị
sặc, 180 ca tử vong mỗi giờ” được phát trên truyền hình Nga đã trích dẫn số
liệu thống kê được báo “The Economist” công bố, số liệu này cho thấy ở
Trung Quốc mỗi giờ đồng hồ có 183 người chết do khói bụi, tức là có khoảng
4.300 người thiệt mạng mỗi ngày, 1,6 triệu mỗi năm.
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG
KHÍ VÀ BỤI MỊN ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Để phòng tránh những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và bụi mịn
điều đầu tiên chúng ta cần sự chung tay của toàn thể xã hội. Tất cả mọi người
hãy cùng nhau:
- Ý thức vệ sinh môi trường: không xả thải, không đốt rác, đốt rơm rạ,
quét dọn vệ sinh nhà ở, khu phố v.v…
- Trồng thêm cây xanh.
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá
nhân.
- Sử dụng nhiên liệu sạch.
Đối với mỗi cá nhân, chúng ta phải tự ý thức được sự nguy hại của bụi
mịn và ô nhiễm không khí, đồng thời tuyên truyền tới người thân yêu, gia đình
và bạn bè về tác hại của PM2.5. Tự bảo vệ mình bằng cách:
- Luôn đeo khẩu trang chuyên dụng khi ra đường
- Tập thể dục và ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng, đặc biệt có
thể sử dụng phương pháp thải độc phổi để giảm sự ảnh hưởng của bụi mịn
trong cơ thể.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí thông qua kỹ thuật: Thay thế
dây chuyền máy móc công nghiệp lạc hậu, gây ô nhiễm không khí nhiều bằng


dây chuyền máy móc hiện đại. Thay thế các nhiên liệu đốt truyền thống bằng
cách sử dụng điện năng.
Khắc phục ô nhiễm không khí bằng biện pháp quy hoạch: Giảm thiểu
xây dựng khu công nghiệp tại nơi đông dân cư, khuyến khích người dân đi lại
bằng phương tiện công cộng, tạo ra nhiều diện tích cây xanh, đồng thời nâng
cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.


CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn về với các đô thị hay khu công
nghiệp, tình trạng ô nhiễm hiện nay đã trở thành vấn đề cấp thiết với toàn xã
hội.
Bụi mịn đang dần trở thành nỗi ám ảnh của chúng ta. Nó có ảnh hưởng
trực tiếp và vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Hiểu rõ những tác hại của
chúng sẽ giúp chúng có được những biện pháp nhằm can thiệp kịp thời để
không gây nên những mối nguy hại cho mình và người thân trong gia đình.
4.2 KIẾN NGHỊ
Nên trang bị khẩu trang mỗi khi ra ngoài. Khẩu trang phải có 4 - 5 lớp
lọc gồm lớp lọc thô, lớp kháng khuẩn, lớp than hoạt tính... đồng thời có kiểu
dáng phù hợp để đảm bảo độ kín.
Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên rau xanh, trái cây,
các loại giàu vitamin A, vitamin C và beta-caroten nhằm hình thành và duy trì
lớp niêm mạc ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, nâng cao khả năng chống tổn
thương tế bào.
Hạn chế di chuyển trên những con đường đông đúc, đường cao tốc...
Trồng nhiều cây xanh xung quanh và trong nhà đặc biệt là những cây có
tác dụng lọc không khí.
Hạn chế sử dụng than củi, đốt nhang...
Sử dụng máy lọc không khí, hiện nay một số thương hiệu máy đã cho ra
đời các model với chức năng lọc được các hạt bụi PM2.5, đây sẽ là một lựa
chọn lý tưởng giúp không gian sống của gia đình được trong lành và an toàn
hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
Nguyễn Trang, 2019. Bụi mịn là gì? Những tác hại khi hít phải bụi siêu
mịn

trong
không
khí
bạn
cần
biết.
Ngày
13/12/2019.
[Ngày truy cập: 16/12/2019].
Việt Anh, 2019. WHO: Chất lượng không khí ở Việt Nam kém đi rất
nhiều. Ngày 11/10/2019. [Ngày truy cập: 15/11/2019].
Vinmec, 2019. Tìm hiểu bụi mịn pm 1.0 và pm2.5 trong không khí ô
nhiễm. Ngày 02/10/2019. Ngày truy
cập: 01/12/2019.



×