Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Cách đọc báo bằng tiếng anh hiệu quả nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.34 KB, 19 trang )

Cách đọc báo bằng Tiếng Anh hiệu quả nhất
Lời tựa bài báo (article headlines) trong tiếng Anh gây khó khăn cho người đọc nếu như không
hiểu biết về chúng. Ngôn ngữ báo chí có cấu trúc riêng (structure), sử dụng một số từ ngòai tiêu
chuẩn (non-standard), từ lóng (slang) hoặc có khi là thuật ngữ (jargon) và phương ngữ (dialect)
để tạo hiệu ứng giật gân (sensational effect). Thật ra đối với người hiểu ngữ pháp tiếng Anh, tựa
báo tiếng Anh cũng khá đơn giản. Sau đây là một số đặc điểm chính để hiểu chúng:
1. Bỏ article (mạo từ): những từ a, an, the , các determiners như our, my ,your, his không
được dùng
- National football squad travels to China without major goalkeeper (VietnamNet Bridge); phải
hiểu là (Our/The Vietnamese) National Football Team has traveled to China without (a/its) major
goalkeeper.
2. Bỏ verb be: các câu passive , thì progressive chỉ còn lại particles
- Record Data Breach Reported (Washington Post), phải hiểu là A breach of record data (was/has
been) reported.
3. It (is/was), They (are/were), There (was/were), people không được dùng và được hiểu
ngầm
- Waiting for Ceasefire (Newsweek), hiểu là People are waiting for the ceasefire hoặc There is a
waiting for the ceasefire
- 7 die in blast, được hiểu là Seven people died in the blast ( explosion/ bombing)
4. Dùng thì Simple Present cho Past và Present Perfect
- Kennedy collapses at Obama lunch (Newsweek) = Kennedy collapsed at Obama’s lunch
5. Dùng infinitive (to+verb) để chỉ tương lai và trách nhiệm, tính chất cấp thiết ( bỏ model
Must, Have to )
- Bush , wife and kids to leave for Texas home ranch (tác giả) = President Bush, his wife and
their children will leave for their home ranch in Texas.
Ngòai ra chúng ta thường gặp những cụm từ rất dài gồm tòan các nouns và để hiểu chúng ta
nên đọc ngược, những từ ít gặp trong ngôn ngữ tiêu chuẩn và đời thường (everyday): slump =
decrease, blaze= fire, bust = arrest ….
- House arrest dissident release trigger unrest possible (tác giả) = The release of the dissident
from (his/her) house arrest could trigger an unrest (riot).
Nguồn bài viết: o/read.php?550#ixzz1GgLbKY7T



Kĩ năng đọc sách Tiếng Anh
* Không cần tra từ khi đang đọc. Khi đọc sẽ gặp rất nhiều từ mới, dựa vào ngữ cảnh, người
học có thể phần nào đoán được nghĩa của từ mà không cần dừng lại để tra, chỉ nên gạch chân
dưới từ mới để sau này xem lại.
* Không đọc lại. Người đọc thường có thói quen xem lại một đoạn đã đọc trước đó, điều này sẽ
làm tăng thời gian để đọc hết cuốn sách.
* Sau khi đọc khoảng 30 phút nên nghỉ khoảng 5 phút để não làm việc và tiếp thu nhanh hơn.
* Cần ôn lại những gì đã đọc, nếu được ôn lại một cách khoa học thì những điều cần nhớ sẽ
tồn tại rất lâu.
* Cần tạo một môi trường học tập thật thoải mái, gọn gàng, ngồi ngay ngắn trên ghế, thẳng

1


lưng tránh uể oải hay buồn ngủ khi đọc sách.
* Điều quan trọng nhất khi học Tiếng Anh là thái độ học tập. Một thái độ tự tin và lạc quan,
nghĩ rằng mình có thể làm mọi thứ dễ dàng sẽ có một tác động tích cực đến người đọc.
Nguồn bài viết: o/read.php?553#ixzz1GgObi2UE

làm thế nào để đọc tài liệu tiếng Anh hiệu quả?
1. Xác định mục đích đọc
Một trong những thói quen rất phổ biến của nhiều người đọc là cứ mỗi khi cầm sách lên là họ
đọc ngấu nghiến hết dòng này đến dòng khác, hết trang này đến trang khác. Kết quả là sau khi
đọc họ quên hầu như toàn bộ nội dung thông tin mới được đọc. => bạn đọc cần phải xác định
trước mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó. Tiếp đó bạn phải tìm xem
bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi bạn không nhất thiết phải đọc hết cả cuốn sách . Hãy
chọn đọc các phần mục lục và phụ lục ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách. Hãy chú ý đến
các đề mục của từng chương có như vậy thì bạn mới nắm được nội dung của cuốn sách.
2. Đọc lướt để tìm ý chính của toàn bài

Khi đọc từng chương sách, bạn hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương sách.
Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi vì chúng cho bạn biết trình tự ý
tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó
tìm được ý chính của toàn bộ cuốn sách.
Sau khi đọc bạn phải tự hỏi mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài. Để trả
lời được thì bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy viết các ý chính này như một
bản tóm tắt để bạn có thể xem lại sau đó.
3. Chia nhỏ để đọc nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động đọc
Đối với những cuốn sách dày bạn nên chia nhỏ ra để đọc. Bạn nên tự kiểm tra thông tin đã đọc
trong sách sau khoảng 25 trang một. Điều này tưởng như thật phung phí thời gian vì bạn còn
phải đọc rất nhiều nhưng trái lại hoạt động này lại vô cùng cần thiết vì nó giúp bạn nhớ lại
những gì đã học và tránh bệnh “mơ hồ” - căn bệnh mà người đọc rất hay gặp phải khi đọc
nhiều thông tin cùng một lúc.
4. Luyện tập thói quen đọc tiếng Anh hàng ngày
Bạn hãy rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu tiếng Anh hàng ngày. Có như vậy thì bạn mới có thể đọc
nhanh mà vẫn nắm được thông tin. Hãy chọn những tài liệu có mức độ khó phù hợp với trình độ
của bạn. Để duy trì được thói quen đọc tiếng Anh hàng ngày bạn cũng nên chọn những tài liệu
phù hợp với sở thích hay những đề tài mà bạn thực sự quan tâm. Luyện kĩ năng đọc tiếng Anh
nói riêng, ngoại ngữ nói chung là cả một quá trình. Vì vậy bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi
ngày đọc tài liệu tiếng Anh bạn nhé! Chúc các bạn học tập tiến bộ.
Nguồn bài viết: o/read.php?552#ixzz1GgP7RkEm

5 meo tăng khả năng đọc hiểu tiếng anh
Khả năng hiểu và nhớ bài đọc là kỹ năng quan trọng để thành công ở trường học và trong cuộc
sống hàng ngày. Điều này đặc biệt đúng đối với những sinh viên có kỹ năng đọc hiểu và hiểu
ngôn ngữ kém. Sau đây là một vài mẹo để tăng khả năng đọc hiểu để thành công trong học
tập.
1. Tăng khả năng đọc hiểu bằng các bài tập trước khi đọc

2



Trước khi đọc đoạn văn, hãy tự hỏi bạn đã biết gì về chủ đề đó. Cố gắng nhớ lại càng nhiều
thông tin càng tốt. Hãy nghĩ tới những ý tưởng liên quan mà bạn đã học trong quá khứ. Vạch ra
ý khái quát hoặc thảo luận về những điều bạn nhớ được với người khác
2. Nghiên cứu chủ đề đọc
Những thông tin căn bản có thể ở bìa sách hoặc ở bên trong sách. Rất nhiều cuốn sách bao
gồm phần giới thiệu, tiểu sử tác giả và các thông tin liên quan. Hãy nghĩ về các thông tin mà
bạn đọc được. Hãy hỏi:
Văn bản này thuộc thể loại nào?
Thông tin mới nào tôi đã học và tôi mong đợi học được những gì?
Văn bản này có nhiều thông tin không, có giải trí được không? Thuộc tiểu thuyết hay văn tả
thực?
Điều gì làm tôi cảm thấy hứng thú?
3. Học từ mới
Khi đọc, hãy ghi ra 1 danh sách các từ chưa biết. Tra cứu nghĩa trong từ điển và viết nghĩa ra.
Việc này giúp bạn nhớ nghĩa của từ hơn là chỉ đánh máy hoặc đọc từ đó
4. Suy nghĩ và đặt câu hỏi
Khi đọc, câu hỏi nào hiện ra trong đầu bạn? Hãy đọc để tìm ra câu trả lời. Bạn có thể nghĩ ra
câu hỏi và câu trả lời, sau đó ghi ra giấy. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc ghi chú bằng tay có thể
tăng khả năng hiểu và nhớ kiến thức cho sinh viên.
5. Tự kiểm tra để xem bạn đã học tốt chưa.
Sau khi đọc, hãy tự hỏi những điểm chính sau: Ý chính là gì? Nhân vật chính trong truyện là ai?
Bạn có thể biết được những thông tin gì? Hãy ghi ra những ý tưởng bằng ngôn ngữ riêng của
bạn để có thể nhớ từ và hiểu sâu hơn về chủ đề. Nếu thấy việc diễn đạt bằng lời văn khó khăn
với mình, bạn có thể ghi chú ngắn và thảo luận với bạn bè hoặc cha mẹ.
Nguồn bài viết: o/read.php?551#ixzz1GgPWShRe

Học tiếng Anh theo phương pháp Crazy English!
Anh văn là một môn học cực kỳ quan trọng trong thời kỳ hiện nay,hiện nay có rất nhiều phương

pháp học anh văn khác nhau,ở đây mình xin giới thiệu đến các bạn một phương pháp học rất
đặc biệt mà mình mới mò được trên mạng,các bạn cùng tham khảo hen...Cố gắng đọc,tuy hơi
dài nhưng rất thú vị!
Nguồn gốc
Phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt (Crazy English) là phương pháp do một giáo viên
người Trung Quốc tên là Lý Dương khởi xướng ra. Lúc đầu, phương pháp Crazy English không
được ủng hộ bởi nó đi ngược lại các mô hình và khái niệm giảng dạy truyền thống. Không
những thế, Crazy English còn phải chịu sự khinh miệt và ghê tởm của nhiều người Trung
Quốc truyền thống, những người luôn yêu mến bản sắc phương Đông về sự kiềm chế, khiêm
tốn và điều độ. Nhưng Lý Dương vẫn không bỏ cuộc, ông kiên trì phát triển, tuyên truyền
phương pháp này qua các học trò của mình, và dần thu được những thành công cực kỳ to lớn.
Cho đến bây giờ, Crazy English đã trở thành phương pháp học tiếng Anh của hơn 20 triệu người
ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn một trăm hãng thông tấn từ 30 nước, bao gồm cả
từ Mỹ, Canada, Australia đã phỏng vấn ông, và đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã làm một
chương trình phát hình trực tiếp về phương pháp Crazy English. Một bộ phim tài liệu về ông đã
được làm. Sau đây, chúng ta sẽ cùng làm quen với những tư tưởng của phương pháp học tiếng
Anh thú vị này.

3


Nguyên lý
Phương pháp Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu.
Trong mỗi tình huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm
vững được các câu này là có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó. Crazy English khuyên nên
học thuộc các câu. Câu được học thuộc cả về ngữ âm, ngữ điệu, chữ viết và ý nghĩa, trong đó
đặc biệt chú trọng đến ngữ âm và ngữ điệu. Và như vậy, người học sẽ nghe được một câu hoàn
chỉnh, từ đó cũng nói được một câu hoàn chỉnh, đồng thời có thể luyện được cách phát âm
chuẩn của cả câu. Theo cách truyền thống, người ta học từ vựng, rồi sử dụng ngữ pháp nối các
từ thành câu để sử dụng, cách thức như thế sẽ bó buộc ngôn ngữ vào một cái khung chật chội,

trong lúc ngôn ngữ luôn thiên biến vạn hóa, nhiều “tiếng lóng” và nghĩa bóng, mà ngữ pháp
chính quy không thể theo sát và biểu đạt nổi. Vì vậy, chỉ có cách học thuộc lòng cả câu thì mới
nắm vững được toàn bộ ý nghĩa cũng như các sắc thái biểu cảm của câu đó.
Crazy English đưa ra lý luận rằng, chỉ cần học thuộc một số lượng mẫu câu nhất định thì sẽ giao
tiếp được bằng tiếng Anh: học 500 câu cơ bản – giao tiếp được bằng tiếng Anh, học 5000 câu cơ
bản – viết văn được bằng tiếng Anh, học 50000 câu cơ bản – trở thành một nhà ngôn ngữ học
tiếng Anh. Khi tích lũy đủ một số lượng câu nhất định, thì trình độ tiếng Anh của người học sẽ tự
nhiên giỏi lên bất ngờ.
Lý Dương cho rằng, học thuộc là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có
cách thứ hai. Ông quan niệm: “Sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu; Đọc thuộc 300 bài thơ
Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ; Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt; Trước lạ
sau quen”. Học thuộc phải học thuộc triệt để, tức là đến khi ngấm vào máu thịt không thể nào
quên. Để học thuộc được như vậy thì phương pháp tốt nhất là lặp đi lặp lại thật nhiều lần, 100
lần, 1000 lần, … đến mức có thể “buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt
đời cũng không thể quên. Giống hệt những bậc đại sư võ thuật luyện võ vậy!
Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ. Trí nhớ hình thành
sau hàng trăm, hàng ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Chính trí nhớ này
sẽ quyết định cho khả năng tiếng Anh của một người.
Như vậy, phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt của Lý Dương dựa trên hai nguyên lý:
- Thứ nhất, câu là đơn vị cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh, do đó học tiếng Anh tức là học câu.
- Thứ hai, học thuộc lòng triệt để là phương pháp tốt nhất để học tiếng Anh.
Phương pháp của Lý Dương xuất phát từ một thực tế đó là trong các tình huống giao tiếp
tiếng Anh hàng ngày thì mọi người sử dụng câu để giao tiếp với nhau, và mỗi tình huống chỉ sử
dụng một số lượng câu nhất định. Như vậy phương pháp này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và
trở lại đáp ứng thực tiễn. Đồng thời nó còn dựa trên việc ứng dụng quy luật chuyển hóa từ
sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Thể hiện cụ thể đó chính là tư tưởng học
thuộc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành “trí nhớ cơ bắp”, cũng như việc tích lũy
vốn câu học thuộc để quyết định khả năng tiếng Anh giỏi hay kém.
Phương pháp, cách thức cụ thể
Từ những nguyên lý cơ bản và các cơ sở triết lý trên, Lý Dương đưa cách thức và trình tự tiến

hành học theo Crazy English cụ thể như sau:
- Chuẩn bị tâm thế
Phải chuẩn bị tâm thế bằng cánh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh.
Phải coi tiếng Anh là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả việc ăn uống, ngủ, nghỉ. Phải luôn tự
tin với trí nhớ của mình, không quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không, chỉ quan
tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ số lần, thì có thể đạt đến mức độ “buột
miệng nói ra được”. Luôn luôn tâm niệm kiên trì sẽ sáng tạo nên kỳ tích.
- Mỗi ngày học thuộc 5-10 câu
Mỗi ngày học thuộc 5 -10 câu cơ bản. Cách thức học theo trình tự như sau: đầu tiên là nghe
băng để nhận biết âm chuẩn, nói chậm theo âm chuẩn, cuối cùng là nói nhanh cả câu trong

4


một hơi. Việc học thuộc theo cách thức trên được thực hiện bằng cách đọc to và lặp đi lặp lại
nhiều lần. Việc đọc to sẽ giúp cho việc rèn luyện cơ miệng để nói đúng âm chuẩn. Việc luyện
nói nhanh, nói lướt câu trong một hơi để luyện khả năng cảm nhận câu thông qua ngữ âm, ngữ
điệu. Vì thông thường trong giao tiếp nhiều lúc khi đối tượng nói nhanh, nói lướt ta không nghe
được hết nhưng cảm nhận được âm điệu của câu vẫn biết đó là câu gì, có ý nghĩa gì. Việc lặp
đi lặp lại nhiều lần là nhằm để đạt đến mức độ học thuộc triệt để, ăn sâu vào trí não không thể
quên được và khi cần có thể buột miệng nói ra. Viết các câu ra giấy và mang theo bên mình
mọi lúc, mọi nơi. Quá trình học phải liên tục không ngừng nghỉ, và nhất thiết phải học
theo băng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
- Mỗi tuần học thuộc một bài văn
Mỗi tuần ít nhất học thuộc một bài văn. Chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn,
một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, và khi đó thi cử chỉ còn là
chuyện vặt. Để học thuộc đoạn văn cũng không ngoài phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần, tự
nhiên sẽ học thuộc. Mỗi bài khóa đọc thuộc toàn bài, nhưng chỉ chọn một đoạn để học thuộc
lòng “làu làu như cháo chảy”, tốt nhất có thể viết ra được. Như vậy rất có lợi cho thi cử! Nên
tránh việc chỉ đọc qua một vài lượt rồi nghĩ hiểu là được rồi, như thế là cực kỳ sai lầm. Phương

pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất não” chúng
ta, hiểu chỉ dừng lại ở tầng nông của trí nhớ mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng
càng quan trọng hơn nhiều!
- Thời gian một lần học không cần vượt quá 5 phút!
Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết của việc học thuộc
lòng là: “Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa”. Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần! Không nên ép mình
một lần phải học thuộc hết, chỉ cần tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được. Tốt nhất
mỗi ngày có thể tranh thủ được thời gian rảnh để lặp lại từ 20 lần trở lên! Người càng bận rộn,
càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt
vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao: trên đường đi công tác, giờ giải lao
giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn,… Có thể vừa chạy vừa học, vừa nhảy vừa học, cũng có
thể đọc thầm.
Kiên trì học thuộc lòng trong vòng 3 tháng sẽ đạt được khả năng ghi nhớ phi phàm. Trung
bình mỗi ngày học thuộc lòng 5 câu, một tháng học thuộc 150 câu, ba tháng học thuộc 450 câu
là có thể cơ bản giao tiếp được bằng tiếng Anh. Hơn nữa, khi học một câu thì có thể suy ra 10
câu tương tự. do vậy học thuộc lòng 100 câu thì có thể sử dụng được 1000 câu,…
Trên đây là những hướng dẫn cách thức, phương pháp cụ thể để học tiếng Anh theo phương
pháp Crazy English của Lý Dương. Mặc dù có những yếu tố đi ngược lại quan niệm dạy và học
tiếng Anh từ trước đến nay, nhưng Crazy English đã dựa trên những cơ sở rất khoa học và
khách quan, và có thể áp dụng vào việc dạy học tiếng Anh để nhằm đem lại kết quả cao hơn.
Tính đúng đắn của nó cũng đã được kiểm nghiệm trong thực tế.
Cách học thuộc:
1. - Nghe băng
2. - Đọc chậm, to, rõ, chính xác
3. - Đọc lướt nhanh cả câu
4. - Lặp đi lặp lại 100 lần
=> buột miệng nói ra được => nên mới gọi là crazy
Phương châm: "cần cù hơn thông minh"
Sau đây là các quy tắc mà tác giả Lý Dương đúc kết được: 45 Quy tắc vàng nhanh chóng đột
phá Crazy English

1.Phương pháp học ngoại ngữ tốt nhất, tiên tiến nhất chính là ở Trung Quốc:
Thứ nhất, sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu.

5


Thứ hai: Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ.
Thứ ba: Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt.
Thứ 4: Trước lạ sau quen! Tôi tin tưởng rằng, mọi người đều biết câu danh ngôn đó, nhưng điều
đáng tiếc là, không có mấy người làm được! Vì thế mà những người thành công mãi mãi vẫn là
thiểu số.
2. “Học thuộc” là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai!
Cần tổ chức cuộc thi học thuộc lòng giữa giáo viên và học sinh vào mỗi tháng, thậm chí mỗi
tuần!
3.Cuộc đời tôi thay đổi nhờ vào sự học thuộc lòng! Bản thân vốn thi lại tiếng Anh 3 lần, tôi đã
quyết tâm chinh phục tiếng Anh, thế là tôi tìm những bài văn tiếng Anh và bắt đầu học thuộc.
Không ngờ rằng bài văn hơn 1000 từ đó lại có đến những hơn 300 từ mới, nhưng tôi không có
rút lui. Tôi cắn răng chịu đựng, tra từ điển một cách điên cuồng mất gần hai ngày, sau đó lại
điên cuồng học thuộc mất đến 6 ngày. Cho đến bây giờ tôi vẫn có thể đọc thuộc được bài văn
đó, bài văn này quả đã hoàn toàn làm thay đổi tôi.
4. Vì sao làm bài tập điền trống khó, bài tập đọc hiểu khó, viết bài luận khó, chính là do bởi vì
từ trước đến nay các bạn chưa “học thuộc một cách hoàn toàn”. Không “học thuộc một cách
hoàn toàn” thì không thể nào có được cảm giác về ngôn ngữ được.
5. Cảm giác ngôn ngữ chính là biến số của đọc to và đọc thuộc.
6. Các bạn học sinh không thích đọc thuộc bài khóa có những lý do chính đáng dưới đây: Thứ
nhất, bài khóa khó học, thứ hai: học xong lại quên; thứ ba: không có thời gian học thuộc; thứ 4:
học xong không có ích mấy cho thi cử. Những lý do này đều rất đầy đủ!
7. Năm bí quyết học thuộc:
A, ngày nào cũng học, không được ngừng lại dù chỉ một ngày, giống như ăn cơm vậy; như
vậy, cảm giác về ngôn ngữ của bạn ngày nào cũng đều được nâng cao!

B: Nhất định cần phải đọc theo băng, như thế mới có thể đảm bảo được hiệu quả tốt nhất.
C: học thuộc rồi vẫn tiếp tục phải học nữa, cho đến khi nào nó dường như ngấm vào máu thịt
mới thôi.
D: Hãy tận dụng những thời gian vặt vãnh của bạn để học, như vậy hiệu quả sẽ là tốt nhất.
F: Hãy viết ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
8. Tâm thái tốt nhất để học thuộc: Thứ nhất, hãy tràn trề tự tin với trí nhớ của mình; thứ hai,
không nên quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không học thuộc, chỉ quan tâm đến
việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ, thì bài khóa cho dù khó đến mấy chăng nữa vẫn
có thể buột miệng nói ra được!
9. Bài khóa học không thuộc được không có liên quan gì đến chỉ số IQ của bạn cả, chỉ là bởi vì
bạn lặp lại vẫn chưa đủ nhiều mà thôi! Chỉ cần lặp lại một cách cuồng nhiệt, thì đều có thể học
thuộc được bài khóa.
10. Phương pháp tôi ủng hộ đó là: Lăp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc! Có gieo hạt
tất có thu hoạch! Nhất định sẽ thành công! Lặp lại nhiều lần, muốn quên đi cũng khó! Không
cần phải có áp lực tinh thần!
11. Cần học thuộc lòng triệt để! “Học thuộc triệt để” chính là lặp lại 100 lần, thậm chí 1000
lần, đạt được đến mức có thể “ buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt
đời cũng không thể quên! Giống hệt những bậc đại sư võ thuật vậy!
12. Mỗi tuần ít nhất cần “học thuộc triệt để” một bài văn!
13. Sự thành công của việc học tiếng Anh kì thực rất dễ, chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu

6


làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, đương
nhiên, thi cử lúc đó chỉ còn là chuyện vặt.
14. Tôi không tán thành học thuộc toàn bộ bài khóa! Quá lãng phí thời gian! Tôi tán thành: Đọc
thuộc toàn bài, chỉ học thuộc long một đoạn! Mỗi một bài khóa nhất định cần chọn lấy một
đoạn để học thuộc “làu làu như cháo chảy” Tốt nhất có thể viết ra được! Như vậy rất có lợi cho
việc thi cử!

15. Phương pháp mà chỉ cần đọc qua một vài lượt, cứ nghĩ rằng hiểu là được rồi là phương pháp
học “cực kì sai lầm”.
16. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất
của não” chúng ta, hiểu cũng chỉ có thể dừng lại ở tầng nông mà thôi. Hiểu rất quan trọng
nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!
17. Sự thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều dựa vào học thuộc lòng! Người có trình
độ tiếng Ạnh tốt đều nhờ vào “sự nỗ lực học thuộc lòng” mà thành công!
18. Lưu Tường kì thực “mỗi ngày đều học thuộc lòng”, bởi vì mỗi ngày anh ấy đều lặp lại cùng
một động tác; Dương Lợi Vĩ ngày nào cũng đều học thuộc lòng, bởi vì ngày nào anh ấy cũng
luyện tập lại những “động tác mà anh đã rất quen thuộc”; Các ngôi sao ca nhạc ngày ngày
cũng đều đang học thuộc lòng, bởi vì nhiều năm trở lại đây họ đều hát đi hát lại có mấy bài!
Nhưng do luyện tập nhiều lần nên họ ngày càng hát hay, ngày càng làm tốt!
19. Học thuộc có thể “nâng cao rõ rệt” được khả năng ghi nhớ! Những vĩ nhân trong lịch sử đều
“thông qua học thuộc” mà đạt được khả năng ghi nhớ phi thường!
20. Luôn mang theo một quyển sách, “mọi lúc mọi nơi” đều có thể đọc to và học thuộc lòng
một cách cuồng nhiệt, khả năng ghi nhớ của bạn nhất định sẽ có những thay đổi vĩ đại. Chỉ cần
kiên trì một thời gian, bạn sẽ đạt được “khả năng siêu việt nhìn lướt cũng khó quên”.
21. Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ! Chỉ có học
thuộc lòng mới có thể chính thức nắm vững được ngôn ngữ, đạt đến được cảnh giới “buột
miệng nói ra”.
22. Học thuộc lòng có thể kích hoạt từ vựng và ngữ pháp! Học thuộc lòng giúp mang lại sức
sống cho từ vựng và ngữ pháp.
23. “Học thuộc lòng một cách máy móc” chính là cơ sở của bồi dưỡng sức sáng tạo và giáo dục
tố chất, bởi vì chỉ có “chết đi” mới có thể “sống lại”.
24. Lặp lại chính là sức mạnh. Sức mạnh sáng tạo nên kì tích.
25. Nền giáo dục Do Thái đã bồi dưỡng ra rất nhiều người giành giải thưởng Nobel, nền giáo dục
của họ chính là “lấy việc học tập kiểu ghi nhớ làm trung tâm”, nhấn mạnh “đọc to nhiều lần”!
26. Học thuộc lòng có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao khả năng lý giải, khả năng ghi nhớ
và khả năng biểu đạt, cả ba khả năng này đều được nâng cao đồng thời! Nghe được tin tốt
lành này vậy bạn hãy lập tức bắt đầu học thuộc đi!

27. Học thuộc một bài văn “khó” “tốt hơn gấp 100 lần” học thuộc những bài văn đơn giản.
28. Nhất định cần phải tràn đầy tự tin đối mặt với khó khăn, cũng chính là những bài văn khó!
Bài văn khó đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ không chịu đựng nổi sự lặp đi lặp lại từ 20 đến 30
lần 1 ngày, càng đọc tình cảm của bạn đối với nó càng trở nên sâu đậm, càng đọc càng đơn
giản, cuối cùng tất cả đều chỉ là “chuyện vặt”!

7


29. Sách đọc trăm lần, Ý tự hiện ra. Có thể đọc được 100 đã có thể trở thành thiên tài rồi, đáng
tiếc là đại đa số mọi người chỉ muốn hoặc chỉ biết đọc 1 hoặc 2lượt, nên họ đành trở
thành những người bình thường!
30. Việc học thuộc lòng của tuyệt đại số học sinh đều thuộc dạng “tưởng thuộc nhưng chưa
thuộc”, chưa hề triệt để một chút nào, chưa hề tình nguyện một chút nào, số lần lặp lại “còn
lâu mới đủ”, như thế không có ích mấy cho việc học tiếng Anh, hơn nữa chỉ làm lãng phí thời
gian mà thôi.
31. Trí nhớ hình thành sau trăm ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Học
thuộc triệt để giúp hình thành “trí nhớ cơ bắp” vĩ đại.
32. Khi vừa bắt đầu học thuộc “tương đối khó khăn” (reciting is extremely difficult in the
beginning.), nhưng khả năng ghi nhớ trong quá trình học thuộc lòng, sẽ “dần dần được nâng
cao”! Bạn sẽ càng học càng thông minh! Nhất định không được hoài nghi bản thân mình
(Never doubt yourself!)
33. Chỉ cần bạn “kiên trì” học thuộc lòng trong 3 tháng, bạn nhất định sẽ đạt được “khả năng
ghi nhớ phi phàm!” Suốt đời bạn sẽ không phải phiền não vì khả năng ghi nhớ của mình nữa!
34. Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết học thuộc lòng là: Ăn
ít nhưng ăn nhiều bữa! Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần!
35. Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần bạn tranh thủ “hễ rảnh thì học
thuộc lòng” là được rồi! Đương nhiên, tốt nhất mỗi ngày có thể “tranh thủ thời gian vặt vãnh”
để lặp lại từ 20 lần trở lên!
36. Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có

rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao! Trên đường
đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn…
37. Dùng phương pháp học thuộc lòng để điều tiết các môn Toán, Lý, Hóa hiệu quả cũng đặc
biệt tốt! Toán học học mệt rồi, vật lý học mệt rồi, hóa học học mệt rồi, đều có thể tiến hành
“học thuộc lòng một cách cuồng nhiệt”!
38. Khi học thuộc lòng có thể rất cuồng nhiệt, cũng có thể rất yên tĩnh! Có thể vừa nhảy vừa
học, vừa chạy vừa học, cũng có thể đọc thầm!
39. Giáo viên không học thuộc bài khóa là “giáo viên không đủ tiêu chuẩn”! Hi vọng rằng các
thầy cô giáo khi đọc xong đừng tức giận! Những giáo viên học thuộc bài khóa không những
có thể dạy tốt tiếng Anh, mà còn có thể nói tiếng Anh rất lưu loát.
40. Để khiến cho trình độ tiếng Anh của mình “không ngừng nâng cao”, để nêu một “tấm
gương sáng ngời” cho học sinh noi theo, người giáo viên nhất định phải gương mẫu học thuộc
trước tiên!
41. Trước khi lên lớp nhất định cần đọc to một bài văn ngắn một lượt, hoặc một đoạn của bài
văn, nêu một tấm gương sáng chói cho học sinh, để cho giáo viên và học sinh cùng bước
vào “trạng thái Anh ngữ” cuồng nhiệt! Nếu có thể làm được như vậy, ngôi trường này nhất định
sẽ là ngôi trường học tiếng Anh tốt nhất toàn Trung Quốc!
42. Học thuộc lòng có thể nâng cao nhanh chóng “khí chất” của một cá nhân! Làm một người
có khí chất phi phàm chính là ước mơ của mỗi người! Hãy cùng bắt đầu cuồng nhiệt học thuộc
lòng nào các bạn ơi!
43. Học thuộc lòng là một thói quen vĩ đại, một khi có được thói quen này, bạn sẽ thu lợi suốt cả
đời!

8


44. Học thuộc lòng giúp mang lại niềm vui cho cuộc sống mỗi ngày của bạn! Những con chữ
đẹp đẽ kia sẽ không ngừng làm sạch tâm hồn bạn, không ngừng tạo dựng khả năng ăn nói của
bạn, không ngừng nâng cao sự tự tin của bạn, đương nhiên cũng không ngừng làm tăng thêm
khả năng thi cử của bạn!

45. Cuối cùng vẫn cần phải nói với mọi người rằng: Kiên trì sáng tạo nên kì tích! Nhất định cần
tiếp tục kiên trì! Tổ quốc cần chúng ta phải kiên trì! Ba mẹ cần chúng ta phải kiên trì!
Thầy giáo cần chúng ta phải kiên trì! Thành tựu trong tương lai của chúng ta càng cần chúng
ta phải kiên trì.
Nguồn bài viết: o/read.php?560#ixzz1GgTzGdpw

Kỹ năng skimming
Đọc là một kỹ năng quan trọng trong việc học tiếng Anh. Đọc hiệu quả giúp học viên thu thập
được nhiều thông tin cần thiết và có tư duy tổng quan về một vấn đề. Trong tất cả các bài kiểm
tra đều có một phần kiểm tra các kỹ năng đọc. Skimming (kỹ năng đọc lướt, đọc nhanh) là một
trong những kỹ năng quan trọng và rất hữu ích trong nhiều trường hợp.
1. Đầu tiên, bằng cách đọc lướt nhanh qua đoạn văn, người đọc sẽ có được cái nhìn tổng quát
về nội dung, văn phong và cấu trúc của bài văn đó: Skimming cho phép học viên nắm được ý
chính trong bài một cách nhanh chóng vì skimming có nghĩa là nhìn lướt nhanh qua bài đọc để
biết xem bài đó viết về cái gì. Bạn hãy nói cho học viên biết cách đọc nhanh, đọc lướt và một
số mẹo nhỏ để đọc nhanh mà vẫn bắt được đúng ý chính như: Không nên đọc từng câu, từng từ
mà chỉ nên đọc một, hai câu đầu hoặc một, hai câu cuối trong đoạn văn mà thôi vì hầu hết các
đoạn văn trong tiếng Anh đều viết theo kiểu diễn dịch (ý chính thường nằm ở câu đầu tiên
hoặc câu thứ hai của đoạn), hoặc quy nạp (ý chính thường nằm ở một, hai câu cuối trong đoạn).
Hay nếu gặp một bài đọc mà người ta yêu cầu trả lời câu hỏi hoặc sắp xếp câu theo đúng thứ tự
thì bạn có thể chỉ cho học viên rằng họ nên đọc phần câu hỏi hoặc những câu cần sắp xếp
trước, sau đó mới đọc đoạn văn để tiết kiệm được thời gian làm bài, vì như thế học viên chỉ cần
đọc đoạn văn một lần và tập trung tìm những key words (từ khoá) các câu hỏi đưa ra trong bài
đọc mà thôi. Chẳng hạn bạn gặp một bài đọc hiểu yêu cầu như thế này: Hãy sắp xếp những câu
sau sao cho đúng với thứ tự trong bài:
1. Hobbies that both children and adults have. (Sở thích của cả người lớn và trẻ em).
2. Hobbies that require time. (Sở thích cần có thời gian).
3. Hobbies that cost a lot of money. (Sở thích tiêu tốn của chúng ta khá nhiều tiền). Và đây là
bài đọc mà các học viên của bạn cần phải đọc: There are many kinds of hobbies. Some require
a lot of time. For example, if you collect stamps, you need time to organize them and put them

in albums. If your hobby is dancing, you probably spend a lot of time practicing. Some hobbies
are favorites of children and adults alike. For example, both children and adults like to collect
things. They collect many kinds of things. Both young and old people collect coins, dolls,
stamps, paper napkins, matchboxes, stationery, painting, autographs, postcards, maps, etc.
Some hobbies are expensive. If your hobby is airplane modeling, you need to spend money on
materials. If it is painting, your will have to buy paints, brushes and special paper. Như bạn
thấy đấy, bạn chỉ cần đọc một hoặc hai câu đầu của đoạn văn là đã có thể sắp xếp được các
câu theo thứ tự đúng như trong bài rồi.
2. Thứ hai, đọc lướt để nắm bắt được quan điểm của tác giả về vấn đề, chủ điểm được đề cập
trong bài đọc: Kỹ năng skimming rất hữu ích khi bạn muốn học viên của bạn phải tư duy sâu
hơn trong những bài đọc bằng cách tìm ra quan điểm của tác giả một cách nhanh chóng. Điều
này rất quan trọng vì đọc không chỉ để lấy thông tin mà còn để biết xem quan điểm của tác giả
về vấn đề mà họ nêu ra: đồng tình, phản đối hay trung lập. Khi đọc nhanh để tìm ra quan điểm
của tác giả, học viên không cần phải đọc tất cả từng từ, từng chữ mà chỉ đọc một vài từ quan
trọng thôi. Những từ đó có thể là danh từ, động từ hoặc tính từ, thậm chí cả các từ nối. Ví dụ:

9


Dogs are often a problem at home. Many dogs are noisy, and dirty. They may even be
dangerous for small children. Học viên không cần đi vào đọc chi tiết tất cả các từ trong câu, mà
chỉ cần đọc qua những từ được gạch chân cũng có thể hiểu được tác giả này không thích chó.
3. Cuối cùng, đọc lướt để nắm được lô-gíc trình bày của bài: Đôi khi chúng ta cần biết ngay cấu
trúc của một bài văn hoặc một cuốn sách mà không cần phải đọc cả một đoạn văn hay một bài
dài lê thê. Kỹ năng skimming sẽ rất hữu ích trong trường hợp này. Bạn phải chỉ cho học
viên thấy những từ nào, dấu hiệu nào mà họ nên chú ý tới để tìm ra lô-gíc trình bày của bài. Đó
là các marking words (từ dấu hiệu) như: because (vì), firstly (đầu tiên), secondly (thứ hai),
finally (cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), includes (bao gồm) và những từ chỉ thời
gian khác, v.v. Những từ này sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nhận ra đoạn văn được trình
bày theo cách nào: listing (liệt kê), comparison-contrast (so sánh-đối lập), time-order (theo thứ

tự thời gian), và cause-effect (nguyên nhân-kết quả). Bạn thấy đấy kỹ năng skimming rất quan
trọng vì vậy hãy cố gắng giúp mình nắm được kỹ năng này một cách thành thạo nhé!
Nguồn bài viết: o/read.php?554#ixzz1GgUYEcsI

Học Tiếng Anh Theo Phương Pháp P.O.W.E.R
Từ Power ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc
đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1,
cách học tập có hiệu quả nhất.

Phương pháp Power bao gồm 5 yếu tố cơ bản:
1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn):
Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc
trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích
cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự
chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể
tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt
trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình
một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị
tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy
mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp
nhận tri thức. Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.
2. Organize (tổ chức):
Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết
tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.
3. Work (làm việc):
Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi lao động trong khi lao động(làm
việc) chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc
một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thưcs
lao động trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình
hoặc thảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm, tất cả đều đòi hỏi phải

làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.
4. Evaluate (đánh giá):
Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản
phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình
đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá
cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.
5. Rethink (suy nghĩ lại):

10


Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của
mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là
hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo
cao, luôn biết cachs lạt ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề
cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập
trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.
Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một
hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa. Ở đây cần nhớ rằng ai
không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không
có kết quả cao.
Nguồn bài viết: o/read.php?541#ixzz1GgUxs7EE

Phương pháp học tiếng anh: phương pháp 10 phút
1. Luyện nghe – 10 phút
Chỉ với 10 phút thực hành nghe hằng ngày, bạn đã có thể tạo cho mình thói quen phản xạ nghe tiếng Anh.
Mỗi người đều lựa chọn cách thực hành nghe như thế nào phù hợp và thuận tiện nhất. Bạn có thể
tham khảo những gợi ý sau:
· Kênh tin tức trên Tivi và Internet: hiện nay có rất nhiều kênh thông tin sử dụng tiếng Anh, thực hành nghe
bằng các bản tin giúp bạn tiếp cận với tiếng Anh thông dụng được sử dụng hằng ngày hoặc tiếng Anh ở một

số lĩnh vực cụ thể như: chính trị, kinh tế, văn hóa, dụ lịch. Kiến thức xã hội đi kèm với khả năng nghe tiếng
Anh của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
· Nghe nhạc: Nghe nhạc giúp bạn làm quen linh hoạt với các tiêu đề khó trong tiếng anh như: sự luyến
âm, nối âm, ngữ điệu lên xuống..bởi đặc trưng của các bài hát là giai điệu rất phong phú. Bạn có thể nghe
và hát theo để kết hợp luyện giọng tiếng Anh.
· Sử dụng CDs, VCDs và băng cassette của các giáo trình giảng dạy tiếng Anh
10 phút không ít nhưng cũng không quá nhiều để bạn luyện tập, chính vì vậy, tìm phương pháp phù hợp
với hoàn cảnh và khả năng của chính bạn là điều quan trọng nhất.

2. Luyện đọc – 10 phút
Lựa chọn chủ đề mà bạn yêu thích để đươc, tuy nhiên, nhớ chú ý lựa chọn những chủ đề và bài viết phù
hợp với trình độ của mình (từ beginning đến advanced) để tránh sự chán nản và tăng hiệu quả của việc
thực hành.

3. Luyện từ vựng - 10 phút
Bạn nên dành ra 5 phút để viết lại tất cả những từ mới mà bạn đã gặp trong 20 phút luyện nghe và luyện
đọc. Hãy luôn giữ bên mình một cuốn sổ ghi chép để lưu lại những từ mới và nghĩa của nó. Thỉnh thoảng
bạn có thể giở ra và ôn lại để có thể nhớ lâu hơn. Tự thiết lập cho mình mục “Top 15 words per day” để ghi
lại những từ mới, khó hoặc khá thú vị cũng là một cách học hiệu quả. Bạn thử làm một phép tính nhỏ với
phương pháp này nhé: mỗi ngày bạn có thể học ít nhất là 15 từ, mỗi tháng ít nhất là 450 từ và mỗi năm là
164.250 từ. Một con số ngoài sự tưởng tượng của bạn chỉ với 10 phút mỗi ngày đúng không?

4. Luyện ngữ pháp – 10 phút
Đây là khoảng thời gian bạn nhớ lại những gì đã được học trên lớp, hoặc nếu như bạn tự học mà không
tham gia một khóa học nào thì 10 phút này là thời điểm mà bạn lấy sách ngữ pháp và ôn lại những
tiêu điểm ngữ pháp đã từng học. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo ở các trang web học tiếng Anh online
– mỗi ngày sẽ có những tiêu điểm ngữ pháp được giới thiệu (Tip of the Day). Ôn nhanh những tiêu điểm đó
mà sau đó nhớ lại những cấu trúc, từ vựng mà bạn đã gặp trong 10 phút thực hành nghe và 10 phút thực
hành đọc? Bạn có gặp lại những cấu trúc đấy không? Chúng được sử dụng như thế nào?
5. Luyện nói - 5 phút

Việc luyện nói hàng ngày đặc biệt quan trọng dù bạn chỉ dành ra 5 phút để thực hành. Hãy cố gắng nói
thực sự (không phải nói thầm), tóm tắt lại những gì bạn đã nghe và đọc. Nếu như việc luyện tập này được
thực hiện một mình sẽ gặp nhiều khó khăn thì bạn có thể cùng học tập với bạn bè.
Nguồn bài viết: o/read.php?472#ixzz1GgWO9bpb

Qui tắc viết hoa trong tiếng anh
11


1. Viết hoa chữ cái đầu câu
Ví dụ:
· There is something wrong with this cheese. (Hình như miếng bơ này bị hỏng rồi).
2. Viết hoa đại từ nhân xưng “I”
Ví dụ:
· If I see her, I will give her your message. (Nếu tôi gặp cô ấy, tôi sẽ chuyển cho cô ấy lời nhắn
của bạn).
3. Viết hoa danh từ riêng
Ví dụ:
· I visited California on my vacation. (Kì nghỉ này tôi sẽ đi nghỉ tại California).
· She gave Peter a present on his birthday. (Cô ấy tặng Peter một món quà nhân dịp sinh nhật
anh ấy).
Có khá nhiều nguyên tắc liên quan đến danh từ riêng. Nói chung thì danh từ riêng thường là
danh từ chỉ người, địa danh, vật, vật nuôi, tổ chức….và danh từ riêng luôn luôn phải viết hoa.
Dưới đây là một số nguyên tắc cụ thể:
a) Viết hoa những từ “North, South, East, West” khi nó là một phần trong tên bang, tên
nước, v.v nhưng không viết hoa khi là các từ chỉ phương hướng:
Ví dụ :
· We are planning a vacation in South Africa. (Chúng tôi định đi nghỉ tại Nam Phi).
· My friend lives in South Carolina. (Bạn tôi sống ở South Carolina).
· She lives in southern Europe. (Cô ấy sống ở phía nam Châu Âu).

b) Viết hoa tên tổ chức, hội, nhóm:
Ví dụ :
· The Neighborhood Players are presenting a musical next week. (Nhóm nhạc Neighborhood
Players sẽ có buổi biểu diễn vào tuần tới).
· Vietnam tried its best to become a member of the World Trade Organization. (Việt Nam đã nỗ
lực rất nhiều để được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới).
c) Viết hoa tên thương hiệu:
Ví dụ: · My niece loves Bossy clothes. (Cô cháu gái tôi rất thích quần áo của hãng Bossy).
d) Viết hoa tên một giai đoạn lịch sử:
Ví dụ: The Dot Com Era lasted far shorter than many people expected. (Kỷ nguyên Chấm Com
tồn tại ngắn hơn người ta tưởng).
e) Viết hoa tên sự kiện:
Ví dụ: · I went to the Tomato Growers Conference in Salinas last weekend. (Cuối tuần trước tôi

12


đã tham dự Hội thảo Những Người Trồng Cà chua).
f) Viết hoa những chữ viết tắt của một tên cụ thể:
Ví dụ: · According to the research of WB, Vietnam’s growth rate continues increasing. (Theo
nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng).
g) Viết hoa danh từ chung đại diện cho cả một nhóm, một tầng lớp:
Ví dụ: · Karl Marx said the power of Communist Party is the Worker. (Karl Marx cho rằng sức
mạnh của Đảng Cộng sản là giai cấp Công nhân).
h) Viết hoa tên các vị thần, bao gồm thánh Allah, Vishnu, God, v.v. Nhưng từ “god”
không viết hoa nếu nó được sử dụng để chỉ tư tưởng sùng bái nói chung hay để chỉ nhiều vị
thánh:
Ví dụ:
· Wotan is one of the gods in Wagner’s Ring Cycle. (Wotan la một vị thánh trong Wagner’s Ring
Cycle).

· I prayed that God would bring the happiness for me. (Tôi cầu Chúa sẽ mang hạnh phúc đến cho
tôi).
4. Viết hoa tên thứ, tháng, kì nghỉ, không viết hoa tên mùa
Ví dụ:
She flew to Dallas in September. (Cô ấy đã bay đến Dallas vào tháng Chín).
Do you have any time on Monday? (Bạn có rảnh vào thứ Hai không?)
I love skiing in winter. (Tôi thích đi trượt tuyết vào mùa đông).
5. Viết hoa tên nước, ngôn ngữ, quốc tịch
Ví dụ:
I have lived in Italy for 10 years. (Tôi đã sống ở Ý được 10 năm rồi).
Have you ever had any really expensive French wine? (Bạn đã bao giờ có một chai rượu Pháp
đắt tiền chưa?)
Do you speak Russian? (Bạn có nói được tiếng Nga không?)
6. Viết hoa tên các mối quan hệ trong gia đình
Ví dụ: Have you given Mom her present yet? (Anh đã tặng Mẹ quà chưa?)
7. Viết hoa chức danh khi nó đứng trước tên riêng
Ví dụ:
Have you spoken to Vice President Smithers yet? (Anh đã nói chuyện với ngài Phó chủ tich
Smithers chưa?)
Peter Smith was elected mayor in 1995. (Ông Peter Smith được bầu làm thị trưởng vào năm
1995).
5. Viết hoa lời chào đầu thư và cuối thư :
Ví dụ:

13


Dear Mr. Smith, (Kính gửi ngài Smith).
Best regards, (Kính thư).
6. Viết hoa từ đầu tiên khi bạn trích dẫn, ngay cả khi nó ở giữa câu

Ví dụ: The last time I talked to Peter he said, “Study hard and get to bed early!” (Lần cuối cùng
tôi nói chuyện với Peter, anh ấy khuyên, “ Hãy học hành chăm chỉ và đi ngủ sớm).
7. Viết hoa danh từ, đại từ, động từ, tính từ và trạng từ trong tiêu đề
Ví dụ:
How to Win Friends and Influence your Neighbors. (Làm thế nào để nổi trội hơn bạn bè và gây
tầm ảnh hưởng tới những người hàng xóm).
8. Viết hoa từ đầu tiên của mỗi dòng thơ
Ví dụ:
Roses are red- Hoa hồng màu đỏ
Violets are blue- Vi-ô-lét màu trời
I think I said - Tôi nghĩ tôi đã nói
He’s in love with you!- Anh ấy yêu em!
Nguồn bài viết: o/read.php?548#ixzz1GgXPl4Sr

Học tiếng Anh bằng phương pháp Mind Mapping
Tôi giám cá với các bạn rằng 4/5 số lượng ae bắt đầu đi học TOEFL (hoặc IELTS) đều đặt ra một
câu hỏi là: "Làm sao để học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhanh nhất và được điểm
cao nhất", và tất nhiên gần như 9/10 câu trả lời cho câu trả lời đó là: "Bạn hãy chịu khó
thực hành (đọc nhiều, nghe nhiều, làm đề nhiều) thì mới mong được điểm cao". Quan
điểm của cá nhân tôi cũng ủng hộ câu trả lời này, tuy nhiên nếu kết hợp việc "học
trâu" và "học thông minh" lại với nhau thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Nhưng thế nào
là "học thông minh"? Mỗi người có một cách khác nhau, và tôi xin chia sẽ với các bạn
cách học bằng kỹ thuật Mind Mapping mà tôi và rất nhiều ngừoi bạn khác đã áp dụng rất
tốt trong những kỳ thi như là TOEFL và IELTS.

Kỹ thuật Mind Mapping là gì? Để có câu trả lời các bạn chịu khó đọc tiếp mấy dòng
sau đây.
Như chúng ta biết, não chúng ta chia thành 2 phần: bán cầu trái và bán cầu phải. Bán cầu trái
được dùng để sử lý các tính toán và logic, trong khi bán cầu phải lại là nơi ghi nhớ các hình ảnh.
Thường thì dân công nghệ hoặc kinh tế dùng bán cầu trái nhiều hơn trong khi quên mất

tầm quan trọng của bán cầu phải. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học (trong
đó có Tony Buzan, người thành công nhất trong việc đưa ra lý thuyết và áp dụng kỹ thuật Mind
Mapping, và người viết sách thành công nhất trong lĩnh vực này) thì nếu làm cách nào đó phối
hợp cả 2 bán cầu này cùng làm việc để sử lý một vấn đề thì sẽ được hiệu quả cao hơn so với
chỉ dùng 1. Lenado Da Vinci là một ví dụ điển hình về việc áp dụng 2 bán cầu này nên ông đã
thành công cả 2 lĩnh vực là hội họa và khoa học. Nói tóm lại, Mind Mapping là kỹ thuật sử lý
một công việc nào đó bằng cách kích cả 2 bán cầu cùng hoạt động, mà cụ thể là việc vẽ
ra những sơ đồ tư duy.

14


OK, các bạn đã clear cái này chưa? Chắc là chưa
, nhưng không sao, khi quay lại chủ đề
chính của chúng ta là việc áp dụng Mind Mapping trong việc tăng các kỹ năng học Ngoại ngữ
mà đặc biệt là áp dụng cho các kỳ thi TOEFL và IELTS thì các bạn sẽ dễ hiểu hơn.
VẤN ĐỀ KHI HỌC CÁC KỸ NĂNG
Lúc tôi đi "cày" TOEFL tôi thấy đa số các bạn tôi luôn luôn "khóc ròng" khi làm phần nghe, tôi
hiếm khi nghe các bạn tôi than phiền là: "Không nghe thấy bọn nó nói gì" mà thường
là "Nghe được hết các từ, nhưng hết bài thì chẳng hiểu gì"
. Như vậy là rõ ràng
các bạn ấy không có kỹ năng "nối các sự kiện với nhau rồi". Và khi tôi đề xuất sử dụng kỹ
thuật Mind Mapping vào thì tôi thấy rõ là điểm nghe của các bạn ấy tăng lên hàng ngày.
Vậy tôi đã đề xuất như thế nào? "THAY KỸ THUẬT KEY-NOTE BẰNG KỸ THUẬT VẼ
MIND MAPPING"
Tôi đề nghị các bạn ý làm theo các bước sau:
- Bước 1: Thông kê sơ sơ một số subject và tìm ra những điểm chung. Vì tôi thấy rõ ràng là chủ
đề của các bài nghe TOEFL không rộng lắm, loanh quanh chỉ một số chủ đề như là: (1)đối thoại
giữa giáo sư và sinh viên về một vấn đề nào đó ở bài luận; (2)Thắc mắc về chuyện attendance;
(3)Bàn luận về kỳ nghỉ hè....

- Bước 2: Gom một số chủ đề đó lại và tạo ra một form dàn ý chung. Ví dụ như dàn ý về các
chủ đề việc thắc mắc về vấn đề cụ thể nào đó trong một bài giảng như hình sau:

Đây chính là Mind Mapping đấy các bạn
VD: Có thể học từ vựng bằng sơ đồ MIND MAPPING

15


Các bạn cố gắng làm cái mapping này vừa đủ chi tiết (nhưng đừng quá) để có thể áp dụng
cho các chủ đề khác nhau. Như trong sơ đồ trên, tôi thấy rằng các vấn đề chung khi trao đổi về
các môn học thường theo form
(3)Các solutions cho Problem đó.

1) Các câu hỏi về Who, Where, When; (2)Các problems;

- Bước 3: Luyện tập vẽ bản đồ mind mapping thay vì key note. Khi nghe (hoặc đọc) vào
một kiểu chủ đề nào đó mà bạn đã làm mind mapping trước thì ngay lập tức nghĩ đến
map mà bạn đã làm (vì dụ như hình trên) và nghe đến đâu thì bạn dần dần điền vào các nhánh
của Map đến đó.
Hầu hết các bạn tôi khi nghe đều key note, và cũng hầu hết các bạn tôi khi kết thúc bài nghe
cảm giác rằng đống key note đó như là một mớ giấy lộn, chẳng mang ý nghĩa gì cả. Nhưng khi
thay phương pháp key note bằng vẽ mind mapping thì hiệu quả nhớ tăng lên bất ngờ. Đó là vì
các chi tiết các bạn đã liên kết và hình tượng hóa các vấn đề trong memory của bạn.
Đó là điểm khác biệt giữa key note và mind mapping.
Khi bạn đã thành thạo với phương pháp này thì đảm bảo với các bạn điểm TOEFL của các bạn
sẽ tăng thêm 20-30% so với trước. Đặc biệt là trong kỹ thi iBT kỹ năng nghe chiếm khoảng 5060% điểm của bài thi thì việc luyện tập kỹ năng này là thật sự cần thiết.

Công cụ để vẽ mind mapping
Bạn có thể vẽ bằng tay (mà khi thi thì vẽ bằng tay thật)

MindJet MindManager để vẽ.

. Hoặc bạn có thể tìm phần mềm

Hướng áp dụng & phát triển
Kỹ thuật Mind Mapping được áp dụng rất rộng rãi trong công việc và trong đời sống từ việc to
tát như là lập kế hoạch kinh doanh cho đến việc nhỏ nhặt, cá nhân như lập lịch biểu hàng ngày.
Các bạn có thể tham khảo thêm quyển sách "Bản đồ tư duy trong công việc" (Tony Buzan) đã
đựoc dịch ra tiếng Việt và bán ở các hiệu sách.
Tôi hy vọng là nếu bạn nào áp dụng kỹ thuật này thành công thì có thể chia sẽ kinh nghiệm và
bản đồ bạn đã sử dụng. Ví dụ như là các bản đồ dùng trong bài listening của TOEFL chẳng hạn.

16


Nào các bạn, hãy lập bản đồ mind mapping cho các chủ đề khác và chia sẽ với mọi người nào.
Nguồn bài viết: o/read.php?466#ixzz1GgY3uATt

10 bí quyết học ngoại ngữ của George Pickering
George Pickering là một nhà tư vấn giáo dục, giảng viên tại trường Đại học Tổng hợp
Sheffield, đồng thời là thanh tra của Hội đồng Anh chuyên kiểm tra các trường dạy
tiếng Anh tại Anh Quốc.
Điểm 1
Cần hiểu rất rõ tại sao bạn muốn học tiếng Anh. Bạn cần tiếng Anh để phục vụ cho nghề nghiệp
của mình hay để giúp bạn xin việc, hay để nói chuyện với những người nói tiếng Anh, hay để
giúp bạn trong việc học?
Điểm 2
Cần biết rõ bạn muốn tiếng Anh của mình giỏi tới mức độ nào. Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới mức
nào về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết?
Điểm 3

Hãy thử hình dung và có khái niệm thật rõ về chính mình khi bạn đã đạt được trình độ tiếng Anh
ở mức thành thạo mà bạn muốn. Liệu bạn sẽ nhìn và nghe thấy gìvà bạn sẽ cảm thấy như thế
nào?
Điểm 4
Nếu có thể hãy đăng ký theo học một khóa tiếng Anh. Nếu không thể làm được điều đó thì hãy
tự đặt mình trong bối cảnh mà bạn cần phải dùng tiếng Anh...
Điểm 5
Hãy tìm kiếm các cơ hội học và sử dụng tiếng Anh. Hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Hãy
nghe đài và CD bằng tiếng Anh, đọc và viết bằng tiếng Anh. Nếu bạn tìm những cơ hội như vậy
thì nhất định bạn sẽ tìm thấy.
Điểm 6
Hãy viết những từ ngữ mới vào một cuốn sổ ghi chép. Luôn mang cuốn sổ theo người và như vậy
bạn có thể giở sổ ra xem bất kỳ khi nào bạn có chút thời gian rảnh rỗi.
Điểm 7
Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Có một câu thành ngữ trong tiếng Anh. Nếu bạn không muốn
mất thì hãy sử dụng nó. Câu thành ngữ này rất đúng nhất là khi áp dụng trong trường hợp học
ngoại ngữ.
Điểm 8
Hãy kiếm một người có thể giúp bạn học tiếng Anh, có thể là đồng nghiệp của bạn. Tìm một
người mà bạn có thể học tiếng Anh cùng. Hãy nói tiếng Anh với người đó hay các bạn có thể gửi
tin nhắn bằng tiếng Anh cho nhau.
Điểm 9
Học một ít một nhưng thường xuyên. Hãy tạo ra một thói quen học tiếng Anh mỗi ngày chỉ cần
10 phút thôi. Như thế sẽ tốt hơn là học mỗi tuần chỉ có một lần dù với thời gian dài hơn.
Điểm cuối cùng
Khi bắt đầu buổi học hãy tự hỏi mình: "Mình muốn học gì hôm nay?" và vào cuối buổi học, tự hỏi
mình: "Mình đã học được gì hôm nay?"
Có câu chuyện về một thầy giáo nọ đã nói với học sinh rằng Các em có biết không, các em đang
có tiến bộ trong việc học tiếng Anh khi mà các em nói bằng tiếng Anh, nghĩ bằng tiếng Anh và
ngủ mơ bằng tiếng Anh.

Một hôm một học sinh tới lớp đầy phấn khởi và nói với thấy: Thưa thầy, đêm qua em nằm mơ
bằng tiếng Anh. Thầy giáo nói: Thật tuyệt. Thế em nằm mơ về điều gì? Người học sinh đáp:
Thưa thầy em không biết, vì nó bằng tiếng Anh ạ.
Nguồn bài viết: o/read.php?379#ixzz1GgYoHOVM

Những kinh nghiệm học tốt tiếng Anh qua internet
17


1. Những kinh nghiệm chung:
- Học đều đặn hàng ngày theo cách “mưa dầm thấm lâu”, chứ không nên học dồn vào một lúc
mà lại ngắt quãng số lần học quá lâu. Sở dĩ cần đưa điều này lên trước là vì khóa học tiếng Anh
trực tuyến không đòi hỏi về thời gian “lên lớp” nên nhiều người không chủ động được thời gian
học tập. Hãy chủ động học tập hàng ngày với thời gian hợp lí, bạn vừa duy trì được thói quen
học tập nề nếp, lại thấy được sự tiến bộ của mình hàng ngày.
- Hãy tận dụng tối đa những tiện ích mà internet và chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến
mang lại để học tập hiệu quả nhất: sử dụng từ điển trực tuyến, tìm kiếm qua google để học
bằng các mẫu vật, hình ảnh, đọc các trang web tiếng Anh...
- Gọi cho Call center (trung tâm hỗ trợ học viên) của các chương trình đào tạo tiếng Anh qua
internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được tư vấn nhiều hơn.
2. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế
Theo cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên online của trang web globaledu.com.vn cho biết:
- Để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế thông qua internet các bạn học viên cần lưu ý: chương
trình đào tạo của Global Education đã có các bước học tập rất khoa học. Vì thế, khi học tập, các
bạn nên học theo hướng dẫn của hệ thống. Chú ý luyện nói nhiều bằng cách luyện ngữ âm và
luyện các mẫucâu thông dụng, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của audio, video hay flash để học tập,
giúp rèn luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết một cách tốt nhất.
3. Học tiếng Anh trung học và ôn thi đại học như thế nào cho tốt?
Những kinh nghiệm học tiếng Anh của các bạn trung học được cô Vũ Bích Thanh, giáo viên
online của trang đào tạo tiếng Anh trung học trên internet phổ biến:

- Khi học tập và ôn thi trắc ngiệm, các bạn học sinh nên ôn từng dạng bài trước cho nhuần
nhuyễn rồi mới làm bài tập tổng hợp. Và nên ôn tập từ lớp 10, đến lớp 12, không nên nhảy cóc.
Bởi vì, khi học tập và ôn luyện theo trình tự lớp học các bạn sẽ có cơ sở để hệ thống kiến thức và
tận dụng tối đa tư liệu đã có trên trang tiếng Anh trung học này.
4. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh chuyên ngành qua internet
- Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, các bạn nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ
thống audio để học và luyện phát âm từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ).
Khi gặp các chuyên ngành lạ, học viên nên dựa vào hình ảnh video để hiểu nội dung và nghĩa
nhanh hơn.
- Với mỗi bài học trong tiếng Anh chuyên ngành, học viên cũng nên tận dụng hệ thống internet
để tìm kiếm các bài có chủ đề (topic) tương tự để bổ sung vốn từ, rèn lại các kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ.
- Thường xuyên làm thêm phần ngân hàng bài tập của chương trình đào tạo để mở rộng vốn từ
của mỗi chuyên ngành. Sau đó hãy tập nói lại theo nội dung để luyện nói và sử dụng các từ, cấu
trúc mới học.
- Muốn học tốt tiếng Anh chuyên ngành, trước hết, các học viên cũng phải có hiểu biết về kiến
thức nền của chuyên ngành đó bằng tiếng Việt thì mới dễ dàng hiểu nó bằng tiếng Anh.
5. Những “thủ thuật” để loại bỏ thời gian chờ đợi khi học tập qua mạng internet:
- Chọn trang web học tập của bạn làm trang chủ (vào Tools, chọn internet options, gõ địa chỉ
trang web vào ô address, sau đó chọn apply, và chọn ok, là bạn đã có một trang chủ như mong
muốn) để tiện lợi hơn cho học tập và đây cũng là một lời nhắc nhở dành cho các bạn khi các bạn
lên mạng mà “quên” không học tập!
- Khi bạn sử dụng phần hỗ trợ audio hay video của hệ thông để học tập, có thể bạn phải chờ hơi
lâu (khoảng 15 giây) do khi soạn bài, các giáo viên online thường để phần âm thanh rất tốt, nên
dung lượng lớn và có thể do có nhiều người cùng chọn nghe một lúc. Nếu không muốn chờ đợi,
khi hệ thống báo “buffering…” (đang tải dự liệu về máy), các bạn hãy nhấn vào nút stop, sau đó
nhấn vào play để không phải chờ đợi.
Kinh nghiệm học tiếng Anh vốn đã có rất nhiều và đã được xuất bản thành nhiều cuốn sách khác
nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm để học qua internet thì không phải là ai cũng đã biết. Hi vọng bài


18


viết này giúp các bạn học online học tập hiệu quả hơn và yêu thích hình thức học tập mang tính
thời đại này.
Nguồn bài viết: o/read.php?376#ixzz1Gga5M1tF
Vocabulary:
Squad = team
Major goalkeeper : Thủ môn chính
Blast: nổ (bom)
Explosion: tiếng nổ
Passive: bị động, thụ động
Progressive: tiến lên, tiến tới
Breach: sự vi phạm, sự phạm
Ceasefire: lệnh ngừng bắn = cease-fire
Collapses: sụp đổ
Ranch: trại nuôi súc vật (ở Canada)
Slump: khủng hoảng kinh tế; giảm (giá) = decrease
Blaze: = fire: ngọn lửa
Bust = arrest
Dissident: bất đồng quan điểm
Trigger + off: gây ra
Unrest: tình trạng bất ổn
house arrest: quản thúc tại gia
riot = sự hỗn loan, náo loạn
reciting = thuộc lòng
Never doubt yourself! = không được hoài nghi bản thân
Skimming (kỹ năng đọc lướt, đọc nhanh

19




×