Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Quá trình phân định biển tại khu vực vịnh bắc bộ giữa việt nam và trung quốc giai đoạn 1974 2004 (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

=====
=

ĐẶNG VĂN BẮC

QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1974-2004
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học

TS. TRẦN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà –
giảng viên bộ môn Lịch Sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã
dành rất nhiều thời gian và công sức tận tình chỉ bảo, định hướng và tháo gỡ
những vướng mắc trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, hỗ trợ tôi có
được những kỹ năng cần thiết để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi xin dành lời cảm ơn tới các giảng viên trong Khoa Lịch Sử, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, đóng góp ý kiến và chỉnh sửa để bài
khóa luận của tôi có thể hoàn thiện hơn.
Tôi cũng xin được dành lời cảm ơn tới các thầy, cô đang công tác tại


Trung tâm Thư viện trường Học viện Ngoại giao đã tạo điều kiện cho tôi có
thể tìm kiếm tài liệu để hoàn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới những
người thân trong gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh tôi khích
lệ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đặng Văn Bắc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, do
tôi thực hiện với sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo và tham khảo các tài
liệu.
Tôi xin cam đoan đề tài không trùng lặp với các đề tài khác và chịu trách
nhiệm về những thắc mắc đối với đề tài của tôi.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đặng Văn Bắc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu vấn đề......................................... 9
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................. 10

5. Đóng góp khóa luận .................................................................................... 11
6. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 11
CHƯƠNG 1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÂN ĐỊNH VỊNH
BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ........................................ 12
1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực Vịnh Bắc Bộ ................................................ 12
1.1.1. Vị trí địa lí, khí hậu, thủy văn ............................................................... 12
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.......................................................................... 16
1.1.3. Tầm quan trọng của Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam và Trung Quốc. ....... 20
1.2. Yếu tố pháp lý quốc tế tác động đến vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ ..... 23
1.2.1. Công ước Geneva về luật biển năm 1958 ............................................. 23
1.2.2. Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển quốc tế năm 1982 ................... 25
1.3. Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn trước
năm 1974. ........................................................................................................ 28
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 30
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÂN ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1974-2004 ............................................... 32
2.1. Quá trình đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung
Quốc giai đoạn 1974-1991. ............................................................................. 33
2.2. Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung quốc giai đoạn 1991–
2004 ................................................................................................................. 40


2.3. Kết quả và ý nghĩa của việc ký các hiệp định trong Vịnh Bắc Bộ giữa
Việt Nam và Trung Quốc................................................................................ 50
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 56


DANH MỤC VIẾT TẮT

HST

: Hệ sinh thái

ĐNN

: Đất ngập nước

UNCLOS

: United Nations Convention on the Law of the Sea Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982

ĐQKT

: Đặc quyền kinh tế

LHQ

: Liên hiệp quốc


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vùng biển Việt Nam dài rộng, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với kinh
kế xã hội và an ninh quốc phòng. Hiện nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế,
vùng biển và hải đảo được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đó là, kết hợp
chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn
lãnh thổ, nhằm bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia, trong đó có vùng biển và hải đảo.
Vịnh Bắc Bộ là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản

và dầu khí. Về mặt quốc phòng và an ninh, Vịnh Bắc Bộ có vị thế chiến lược
cực kì quan trọng đối với nước ta bởi đó là con đường biển duy nhất nối liền
Bắc - Nam và thông ra biển Đông, với các nước Đông Nam Á hải đảo và thế
giới. Vị trí tiếp xúc, giao lưu nơi địa đầu đất nước như vậy của khu vực Vịnh
Bắc Bộ đặt ra cho chúng ta không ít khó khăn, thách thức trong vấn đề quản
lí, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển và giữ gìn an ninh quốc phòng, trật tự xã
hội không chỉ trong thời kì phong kiến tự chủ mà cho đến tận hôm nay.
Một thực tế không thể phủ nhận, đó là do vị trí địa lý cũng như pham vi
rộng lớn của mình mà Vịnh Bắc Bộ không chỉ thuộc về chủ quyền của Việt
Nam mà còn cả Trung Quốc. Do vậy, việc phân định, cắm mốc định giới trên
vịnh là hết sức cần thiết nhằm tránh những xung đột, tranh chấp giữa hai nước
trong sử dụng và khai thác, quản lí. Tuy nhiên, các tranh chấp trên biển và
theo đó là nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc ở các cấp khác nhau giữa hai nước Việt
– Trung trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã cho thấy bên
cạnh những vấn đề liên quan đến chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa thì quá
trình đàm phán và những điều khoản được kí kết trong Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ cũng cần phải được xem xét và có cơ chế giám sát chặt chẽ. Vì
vậy, đây cũng là một trong những đối tượng quan trọng không thể bỏ qua khi

7


nghiên cứu về Biển Đông, đặc biệt đặt trong bối cảnh Trung Quốc đang gia
tăng các hoạt động lấn chiếm trên biển như hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Quá trình phân định
biển tại khu vực Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn
1974-2004” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đề tài này ,em mong
muốn sẽ hệ thống và tổng hợp được những nội dung cơ bản về việc phân định
biển, đánh giá được thực trạng phân định cũng như quan điểm mỗi bên đưa
ra. Đồng thời đánh giá cũng như đưa ra một số nhận xét về vấn đề phân định

biển tại khu vực Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề phân định biển tại khu vực Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và
Trung Quốc là một vấn đề không mới. Tuy nhiên trong tình hình Biển Đông
đang căng thẳng như hiện nay thì vấn đề này cần đáng được lưu tâm và trình
bày theo hệ thống.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề đã có nhiêu công trình nghiên cứu về
vấn đề phân định biển tại Vịnh Bắc Bộ. Các công trình nhiên cứu liên quan
như: Sách của tác giả Lưu Văn Lợi (2012) “Những điều cần biết về đất biển
trời Việt Nam”, NXB Thanh niên, Hà Nội, cuốn sách nêu các quyền của nước
ta về lãnh thổ, vùng biển, vùng trời, biên giới đất liền với các nước láng
giềng, tình hình cập nhật giải quyết các biên giới đất liền và biên giới biển
nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cho người đọc. Một số tác phẩm khác
như: Nguyễn Thế Tưởng (2004), điều tra tổ hợp điều kiện tự nhiên, tài
nguyên và môi trường Vịnh Bắc Bộ, Hà Nội cũng đã đề cập đến vấn đề tài
nguyên và khai tháng nguồn lợi đó trên khu vực Vịnh Bắc Bộ. Công trình
nhiên cứu của GS.Daisuke hosokawa, (2009), hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở
rộng: quan điểm của Việt Nam và những thách thức đối với Trung Quốc, Đại
học kinh tế Osaka, Nhật Bản cũng đã chỉ ra những quan điểm, bất đồng giữa


hai bên Việt – Trung thông qua lĩnh vực hợp tác mở khu vực Vịnh Bắc Bộ.
Hay như cuấn sách của Đặng Đình Quý – Nguyễn Minh Ngọc (2013), Biển
Đông: địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên liên quan,
và sách Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp tác giả cũng
đã chỉ ra những lợi ích khu vực biển đảo và những tranh chấo nổi cộm giữa
các bên liên quan đồng thời đề ra các biện pháp định hướng giải quyết.Đại tá
Hải quân Mỹ Raul Pedrozo, với công trình nhiên cứu (2015), So sánh yêu
sách chủ quyền của Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông, NXB Thế giới
cũng đã chỉ ra những quan điểm của hai bên Việt – Trung xoay quoanh vấn

đề tranh chấp Biển Đông. Những công trình trên đã phân tích và chỉ ra quan
điểm của Việt Nam, Trung Quốc khi thực hiện đàm phán về phân định biên
giới biển, những tranh chấp giữa hai quốc gia.
Như vậy đã có nhiều công trình nhiên cứu, bài viết của tác giả nghiên
cứu về những vấn đề lý luận chung liên quan đến phân định biển. Song để đáp
ứng nhu cầu phân định biển hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu
vực Vịnh Bắc Bộ thì chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu
về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt –Trung theo từng giai đoạn, thời
kì lịch sử. Do vậy đề tài góp một phần quan trọng vào việc nghiên cứu và giải
quyết nhu cầu bức thiết của nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu vấn đề
- Mục đích:
Nghiên cứu quá trình phân định tại khu vực Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam
và Trung Quốc thông qua đó làm bài học cho quá trình phân định biển Đông
giữa Việt Nam và các nước liên quan.
- Nhiệm vụ:
+ Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình phân định tại khu vực
Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.


+ Làm rõ quan điểm của mỗi nước về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ.
+ Hệ thống quá trình đàm phán và đi đến thỏa thuận giữa Việt Nam,
Trung Quốc về phân định Vịnh Bắc Bộ.
+ Đánh giá những điểm tích cực và hạn chế của việc phân định khu vực
Vịnh Bắc Bộ.
- Phạm vi
+ Về không gian: Đề tài xem xét nghiên cứu các vấn đề lịch sử phân
định Vịnh Bắc Bộ, tại khu vực Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
+ Về thời gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu từ năm 1974 đến năm 2004,
đặc biệt vào năm 2000 - thời điểm hai nước Việt Nam và Trung Quốc tiến

hành kí kết, thực thi hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ; đến năm 2004, Quốc
hội Việt Nam khóa XI đã chính thức thông qua Hiệp định và lễ trao đổi văn
kiện thư Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ diễn ra. Ngoài ra còn phân tích các
sự kiện đã từng xảy ra trước năm 1974 để làm rõ hơn tiến trình đàm phán hai
bên
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu:
+ Nguồn tư liệu gốc: các văn bản, hiệp định ký kết giữa Việt Nam và
Trung Quốc liên quan đến vấn đề phân định biển.
+ Các tài liệu tham khảo của các học giả về vấn đề Vịnh Bắc Bộ như:
Nguyễn Bá Diễn, Lê Quý Quỳnh, Lê Công Phụng, Lê Tuấn Thanh...
+ Các tạp chí nghiên cứu trong và ngoài nước như: Tạp chí Đông Nam
Á, Thông tấn xã Việt Nam…
+ Các bài viết nghiên cứu Biển Đông trên các trang Web như:
nghiencuubiendong.net…
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic là


chủ yếu, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: so sánh đối chiếu,
phân tích tổng hợp và tiếp cận hệ thống.
5. Đóng góp khóa luận
- Về mặt khoa học: Khóa luận là công trình nghiên cứu hệ thống về việc
phân định tại khu vực Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn
1974-2004, góp phần làm rõ hơn quan điểm của hai nước và đánh giá những
mặt tích cực, hạn chế liên quan đến quá trình đàm phán về phân định biển.
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần cung cấp cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn, tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến vấn đề
phân định biển tại khu vực Vịnh Bắc Bộ.
6. Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Các yếu tố tác động đến việc phân định Vịnh Bắc Bộ giữa
Việt Nam và Trung Quốc.
Chương 2: Tình hình phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và
Trung Quốc giai đoạn 1974- 2004.


CHƯƠNG 1
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÂN ĐỊNH
VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực Vịnh Bắc Bộ
1.1.1. Vị trí địa lí, khí hậu, thủy văn
Vịnh Bắc Bộ là một trong những vịnh lớn ở Đông Nam Á và thế giới,
có diện tích toàn Vịnh khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông). Vịnh Bắc
Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc bởi bờ biển lãnh thố đất liền của
hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông bởi bờ biển bán đảo Lôi Châu
và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây bởi bờ biển đất liền Việt Nam và
giới hạn phía Nam bởi đoạn thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài
cùng của mũi Oanh Ca - đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ
tuyến 18 o 30 19" Bắc, kinh tuyến 1080 41 17" Đông, qua đảo Cồn Cỏ của
Việt Nam đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ
tuyến 160 57 40" Bắc và kinh tuyến 107o 08 42" Đông. Theo như lời Bộ
trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Niên đăng trên báo người lao động số ra ngày
01/07/2004: “Vịnh Bắc Bộ có diện tích khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý
vuông), chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất
ở cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý) bờ Vịnh Bắc Bộ thuộc 10 tỉnh,
thành phố của Việt Nam với tổng chiều dài khoảng 763 km và bờ biển thuộc
2 tỉnh Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc với tổng chiều dài khoảng 695
km. Vịnh có hai cửa: eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo

Hải Nam với bề rộng khoảng 35,2 km (19 hải lý) và cửa chính của Vịnh từ
đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) tới đảo Hải Nam (Trung Quốc) rộng khoảng 207,4
km (112 hải lý).Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ,
đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km,


cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 130 km. Phía Trung Quốc có một số ít
đảo nhỏ ở phía Đông Bắc Vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương” [29].
Vùng biển Vịnh Bắc Bộ liên quan đến hai nước Việt Nam và Trung
Quốc. Trong đó, bờ biển phía Trung Quốc nằm trên đảo Hải Nam, chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, sau đó chuyển Đông Bắc – Tây Nam và là bờ
biển của đảo, có tổng chiều dài khoảng 114 hải lý (211km). Bờ biển phía Việt
Nam là bờ biển của lục địa, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua 10
tỉnh, thành phố là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và
Quảng Ngãi; có tổng chiều dài khoảng 149 hải lý (276 km). Vùng biển Vịnh
Bắc Bộ phía Việt Nam là vùng biển nông, đáy biển tương đối bằng phẳng, có
2 vịnh kín là vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long
Vùng biển vịnh Bắc Bộ được phân chia làm 2 khu vực:
- Khu vực từ Quảng Ninh đến Ninh Bình: từ Móng Cái đến Đồ Sơn bờ
biển chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, địa hình chia cắt mạnh, phức tạp.
Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo đá ven bờ, trong đó có 26 đảo
lớn. Quan trọng hơn cả là quần đảo Cát Bà với tổng diện tích 34.531 ha và
quần đảo Cô Tô với tổng diện tích 3.850 ha. Đảo Bạch Long Vĩ là đảo lớn
hơn cả nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110km, cách đảo Hải Nam (Trung
Quốc) khoảng 130km. Phần ven lục địa, đáy biển bằng phẳng, thường có các
bãi triều, rừng ngập mặn. Chất đáy vùng biển Móng Cái là bùn nhuyễn, vùng
ngang khu vực Cửa Ông-Hòn Gai là cát nhỏ lẫn vỏ sò, đá sỏi, ven bờ từ cửa
Bạch Đằng đến Ninh Bình là bùn phù sa. Vùng quanh các đảo có nhiều rạn đá
với tổng diện tích khoảng 260 km2, trong đó tập trung nhiều nhất ở Quảng
Ninh.

- Khu vực từ Ninh Bình đến Quảng Trị: Bờ biển chạy theo hướng gần
Bắc-Nam. Bờ cát thoải dạng vòng cung. Phía ngoài bờ rải rác có các đảo đá
phiến, đá hoa cương nhu Hòn Nẹ, Hòn Mê, Hòn Mắt, Hòn La, Hòn Nồm.


Đường đẳng sâu 20m chạy cách bờ 3 - 5 km, nhiều nơi chạy sát chân các mũi
đá nhô ra. Khu vực này thích hợp với các loài hải sản ưa sống vùng cát, hang
hốc và san hô.
0

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm khu vực ven bờ lớn hơn 22 c.
Mùa hè, nhiệt độ trung bình lớn nhất xuất hiện vào tháng 6-7, đạt giá trị từ
0

0

27-29 c, nhiệt độ cao nhất lên tới 42 c. Mùa đông, nhiệt độ không khí trung
0

0

bình nhỏ nhất từ 15-17 c, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 4-6 c. Nhiệt độ
biến đổi theo vĩ độ, phía nam cao, phía bắc thấp.
Đối với nước biển tầng mặt vịnh Bắc Bộ, nhiệt độ bình quân thấp nhất
0

vào tháng 2 (19.5 c) và nước ấm dần lên đến tháng 8 đạt cực đại (bình quân
0

29.5 c). Xu thế biến đổi tương tự cũng thấy ở nước tầng đáy, thấp nhất vào

0

0

tháng 2 là 16 c và cao nhất là tháng 8 là 27 c. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ
nước biển giữa mùa đông và mùa hè dẫn đến hiện tượng di cư của các đàn cá:
từ tháng 4 đến tháng 11 là vụ cá Nam, vào thời gian này các đàn cá nổi di cư
vào khu vực gần bờ để sinh sản như cá Trích, cá Cơm, cá Lầm... Vụ cá Bắc từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khi này các đàn cá có xu hướng di chuyển ra
xa bờ kiếm ăn và trú đông như cá Trích, cá Cơm, cá Lầm, cá Thu, cá Ngừ... ,
khi này nhiệt độ nước biển tầng đáy ấm hơn tầng mặt cho nên các đàn cá di
chuyển xuống tầng nước sâu gần đáy và tập trung với mật độ dày, rất thuận
lợi cho nghề lưới kéo, lưới vây. Do đó sản lượng khai thác xa vụ cá Bắc cao
hơn vụ cá Nam.
Lượng mưa trung bình hàng năm ở vịnh Bắc Bộ là 1.077mm. Mưa lớn
vào các tháng 7-9 và mưa ít vào các tháng 12-2.
Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
và kết thúc vào tháng 10, lượng mưa khoảng 1.800-2.000mm với số ngày
mưa trong năm khoảng 140-150 ngày. Vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Trị
mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 12 hoặc tháng Giêng năm


sau, lượng mưa khoảng 2.200-2.400mm và số ngày mưa trong năm khoảng
140-145 ngày.
Vùng khơi Vịnh Bắc Bộ, tổng lượng mưa trong năm vào khoảng 1.5001.800mm, số ngày mưa cả năm từ 100-120 ngày. Mùa mưa bắt đầu từ tháng
6 và kết thúc vào tháng 9 với tổng lượng mưa khoảng 1.000-1.500mm, chiếm
khoảng 2/3 tổng lượng mưa trong năm. Trong mùa mưa, mỗi tháng có từ 1215 ngày mưa, lượng mưa trung bình 200-250mm/tháng.
Mùa bão từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung vào tháng 7, 8, 9. Vùng
biển Vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới hình thành từ
biển Đông và Thái Bình Dương. Trong hơn 120 cơn bão và áp thấp nhiệt

đới đổ vào miền Bắc 40 năm gần đây có 32 cơn đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng
Ninh (chiếm 24,1%), 65 cơn đổ bộ vào Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh
(chiếm
51,4%).
Vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng khá mạnh của các đợt gió mùa đông bắc
kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mỗi đợt gió mùa thường kéo dài
từ
5-7 ngày, gây ra biển động, sóng lớn. Thời kỳ giao thoa giữa hai mùa gió, vào
khoảng tháng 4-6 biển êm, thuận lợi cho nghề khai thác đặc biệt là các nghề
như vây, vó, mành... nhưng trong thời kỳ này trên biển cũng thường xuất hiện
những cơn dông cục bộ gây ra gió mạnh, gió xoáy, rất nguy hiểm cho tàu
đánh cá.
Vùng biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình thuộc chế độ nhật triều không
đều với biên độ triều lớn khoảng 3-4 m. Khu vực Thanh Hoá thuộc chế độ
nhật triều không đều, biên độ thuỷ triều kỳ nước cường trung bình là
2,6m. Khu vực Nghệ An có chế độ nhật triều không đều với biên độ lúc triều
cường trung bình từ 2,9-3m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Trị thuộc


chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng đều có hai
lần nước lớn và hai lần nước ròng, biên độ thuỷ triều thường đạt 0,8-1,7m.


Do ảnh hưởng của gió mùa nên hải lưu vịnh Bắc Bộ cũng biến đổi theo
mùa rõ rệt. Về mùa đông (tháng 12-2), hướng dòng chảy là ngược chiều kim
đồng hồ, được hình thành do nước biển phía Nam chảy theo cửa vịnh
men theo bờ tây đảo Hải Nam lên phía Bắc, cùng nhập với dòng nước từ
biển Đông chảy qua eo biển Quỳnh Châu vào vịnh, sau đó chảy men theo bờ
tây xuống phía nam và ra ngoài vịnh. Vùng ven bờ dòng chảy có hướng
Đông Bắc - Tây Nam, vùng khơi ngang Hải Phòng có bộ phận nước tách ra

chảy theo hướng Bắc - Nam rồi sang Đông - Nam sau đó chảy quanh đảo
Bạch Long Vĩ tạo nên vùng nước trồi, là ngư trường lớn trong mùa này. Về
mùa hạ (tháng 6 - 8), hướng dòng chảy hầu như ngược lại mùa đông, tức
thuận chiều kim đồng hồ. Hình thành do dòng nước chảy vào vịnh men theo
bờ Tây vịnh chảy lên phía Bắc và quay theo bờ tây đảo Hải Nam rồi chảy ra
khỏi vịnh. Về mùa xuân (tháng 3 - 5), nước từ biển phía Nam chảy qua cửa
vịnh phân làm hai nhánh: một nhánh đâm thẳng vào bờ tây vịnh khu vực
Nam Định-Thanh Hoá, nhánh kia men theo bờ tây đảo Hải Nam chảy lên phía
bắc và cùng nhập với dòng nước từ biển Đông qua eo Quỳnh Châu. Dòng này
lại chia làm hai nhánh, một nhánh men theo bờ Tây chảy xuống phía Nam và
ra khỏi vịnh, nhánh thứ hai chảy theo phía Đông hình thành một dòng chảy
vòng ngược chiều kim đồng hồ ở phía Bắc vịnh. Về mùa thu (tháng 9 - 11),
nước từ biển phía Nam chảy vào vịnh lên phía Bắc, gần như song song với bờ
Tây đảo Hải Nam, sau đó nhập với dòng nước từ biển Đông và tiếp tục chảy
lên phía Bắc
0

rồi chuyển hướng chảy về phía Nam đến vĩ độ 19 00’N tách ra một nhánh
chảy theo hướng Đông hình thành một dòng nước chảy vòng ngược chiều kim
đồng hồ.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên sinh vật


Các hệ sinh thái (HST) dải ven bờ Tây vịnh rất phong phú và đa dạng,


tiêu biểu là rừng ngập mặn, rạng san hô, thảm cỏ biển, vùng của sông, vùng
triều, bãi cát biển, bãi đá, đáy mềm, đáy cứng. HST hồ nước mặn rất đặc
thù cho khu vực Hạ Long – Cát Bà do địa hình bị biển làm chìm ngập và HST

cồn cát ven biển đặc trưng cho Bắc Trung Bộ, thể hiện tính phi địa đới. HST
đảo có một vị trí quan trọng ở ven bờ vịnh. Các đảo là nơi sinh sản cư trú của
các loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư, đặc biệt là nơi trú Đông của các loài chim
di cư. Nhiều đảo, đặc biệt là các đảo đá vôi, tạo ra cảnh quan thiên nhiên
đẹp. Phần dưới nước của đa số các đảo có rạng san hô với các cảnh quan
ngầm đẹp. Các đảo có tiềm năng du lịch gắn liền với bảo tồn thiên nhiên.
Nguồn lợi sinh vật biển gồm nhiều loại đặc sản, có giá trị xuất khẩu cao,
có tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ và
phục vụ du lịch. Tuy nhiên, dự trữ tự nhiên không nhiều chủ yếu tập trung ở
vùng nước ven bờ. “Có 4.521 loài sinh vật sống trong Vịnh: thực vật ngập
mặn 60 loài; rong biển 330 loài; cỏ biển 6 loài; thực vật phù du 340 loài; động
vật phù du 236 loài; động vật đáy 2.092 loài; san hô 199 loài; cá biển 1198
loài; chim biển 22 loài;thú biển và bò sát 38 loài; nhiều loài được ghi vào sách
đỏ có nguy cơ bị tuyệt chủng” [24, tr.296].
Vùng Vịnh thuộc Việt Nam có trữ lượng 390.000 tấn các nổi và 176.420
tấn cá đáy, tổng trữ lượng 566.420 tấn, chiếm khoảng gần 20% trữ lượng
cá biển cả nước [3, tr. 326]. Phần lớn cá tập trung thành từng đàn nhỏ di cư
gần, mùa Đông tập trung ở phía Nam, còn mùa Hè hầu như phân tán khắp
Vịnh. Vịnh Bắc Bộ được chia làm 6 ngư trường: Nga Tào-Hòn Gió; Bạch Long
Vĩ- Bạch Mã Tĩnh; Xương Cảm-Oanh Ca;Vi Châu; Giữa Vịnh-Hòn Con Cọp và
Cô Tô-Cát Bà. Các ngư trường tốt nhất đều nằm bên phía Việt Nam, tập trung
ở khu vực Bạch Long Vĩ và kéo dài dọc ven bờ tới Quảng Bình. Mùa vụ đánh
các chủ yếu là vào tháng 6-11.


Một hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên biển đã được xây dựng
hoặc


quy hoạch gắn liền với các giá trị về đa dạng sinh học và cảnh quan

thiên nhiên. Đó là các khu được công nhận cấp Quốc Tế như: Di sản Thế giới
Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận hai lần về giá trị mỹ học (năm 1994)
và giá trị địa chất học (năm 2000); khu đất ngập nước Xuân Thủy có tầm quan
trọng quốc tế, khu dự trữ Sinh quyển Thế giới quần đảo Cát Bà và ven biển
Châu thổ sông Hồng; các vườn quốc gia trên biển như Cát Bà, Bái Tử Long;
các khu bảo tồn biển như Đảo Trần,Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ.
Tài nguyên phi sinh vật
Tài nguyên đất ngặp nước: Trong phạm vi bờ Tây Vịnh tổng diện tích
đất ngập nước (ĐNN) ven bờ tính đến độ sâu 6m khoảng 395.682ha (tnh cả
tỉnh Quảng Trị). Cơ cấu tài nguyên ĐNN thay đổi hàng năm do bồi tụ, sói lở,
khai thác sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng. Mỗi năm ven bờ Bắc Bộ
bị mất
68ha và khu vụ Thanh Hóa Quảng Bình bị mất khoảng 120ha đất do bị sói
mòn

biển

bờ
Tài nguyên nước: Nước biển có tiềm năng lớn cho du lịch, giao thông,

nuôi trồng thủy sản và làm muối. Nước ven bờ Trà Cổ-Cát Bà và ven bờ Thanh
Hóa-Quảng Bình thường trong và có độ mặn cao rất thích hợp cho du lịch,
giao thông và nuôi thủy sản nước mặn. Nước vùng của sông Bạch Đằng hình
phễu mặn-không quá đục, thích hợp cho nuôi thủy sản mặn, lợ và giao thông
đường
thủy.
Khoáng sản: Đến nay tại bể Sông Hồng phát hiện khí và dầu với tổng trữ
lượng và tiềm năng khoảng 225 triệu mét khối quy dầu, trong đó đã khai
thác0,55 tỉ mét khối khí. Các phát hiện có trữ lượng lớn hơn đều nằm ở
khu vục bờ biển và phía nam bể Sông Hồng, tiềm năng chưa phát hiện dự báo



vào khoảng 845 triệu mét khối quy dầu.chủ yếu là khí và tập trung ở ngoài
biển.. Gần đây phát hiện khí và dầu ở giếng Yên Tử thuộc lô 106 cách Hải
Phòng khoảng 70km về phía Đông với trữ lượng ước tính 700 – 800 triệu
thùng dầuvà


40 tỉ mét khối khí. Khu vục đảo Vị Châu (phía Đông Bắc vịnh) gần Trung
Quốc cũng đã phát hiện và khai thác một vai mỏ nhỏ; ở khu vực Đông Phong,
Trung Quốc đã công bố phát hiện được mỏ khí có trữ lượng 80 tỷ mét khối
[24, tr.296]
Khoáng sản dưới bờ Vịnh Bắc Bộ có ưu thế về nhiên liệu và vật liệu xây
dựng. Than đá Quảng Ninh có trữ lượng 3,5 tỷ tấn, chất lượng tốt, đã khai
thác từ lâu. Bể than nâu sông Hồng tính đến độ sâu 3.500m có tổng tài
nguyên dự báo đến 210 tỷ tấn. Theo Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển,
ở vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh và Bạch Long Vĩ phát hiện được 7 diện
tích triển vọng vật liệu xây dựng với tổng tài nguyên dự báo khoảng 1,4 tỷ
mét khối. Cát trắng thủy tinh ven bờ và các đảo Quảng Ninh có trữ lượng
khoảng 5,804 triệu tấn. Đá vôi Quảng Ninh trữ lượng 3,1 tỉ tấn, Hải Phòng
185 triệu tấn. Các mỏ sét gạch ngói Giếng Đáy, Quảng Yên trữ lượng 45 triệu
tấn. vùng biển có nhiều điểm khoáng sản kim loại, nhưng trữ lượng không
lớn. Quặng titan sa khoáng ven biển phân bố rải rác từ Móng Cái đến Nam
Định [24, tr297].
Khoáng sản bờ biển Bắc Trung Bộ phong phú và đa dạng, nhưng vật liệu
xây dựng là thế mạnh lớn nhất, đặc biệt là đá vôi. Theo Trung tâm Địa chất
và khoáng sản biển, vật liệu xây dựng vùng biển này có tổng tài nguyên dự
báo khoảng 86 tỉ mét khối. Mỏ sắt Thạch Khê , Hà Tĩnh hàm lượng đạt
61,35%; trữ lượng 544 triệu tấn có thể khai thác lộ thiên sâu dến 120m dưới
mặt nước biển. Mỏ crômit Cổ Định(Thanh Hóa) trữ lượng 322 triệu tấn đang

được khai thác. Sa khoáng ven biển có trữ lượng khoảng 16,2 triệu tấn
khoáng vật nặng có ích, đặc biệt là titan zircon và monazit ở Cẩm Xuyên, Nghi
Xuân, Kì Anh và nam Thanh Hóa [24, tr298].
Nguồn năng lượng biển trên vịnh khá đa dạng, đến nay ít được sử
dụng do vấn đề công nghệ và giá thành. Trong tương lai chúng có vai trò quan


trọng vì là năng lượng sạch, không tiêu hao hoặc có khả năng tái tạo, thích
hợp với


vùng hải đảo, vùng ven bờ hẻo lánh. Đó là các nguồn năng lượng bức xạ nhiệt,
năng lượng sóng biển và thủy triều.
Tài nguyên du lịch và sinh thái: Vùng Hạ Long – Bái Tử Long có hàng
ngàn hòn đảo, đặc biệt là các đảo đá vôi, tạo ra cảnh quan thiên nhiên đẹp
với hình thù kì dị và các hang động gắn liền với các truyền thuyết, cổ tch.
Đây là tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch biển – đảo và du lịch sinh
thái gắn với mục đích bảo tồn thiên nhiên. Ở phần di nước của đa số các đảo,
các rạng san hô với các cảnh quan ngầm đẹp. Dải bờ Tây Vịnh có các bãi biển
đẹp như Trà Cổ, Cô Tô, Quan Lạng, Sầm Sơn, bãi biển Cửa Lò, Thiên Cầm,
Nhật Lệ.
1.1.3. Tầm quan trọng của Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam và Trung Quốc.
Vịnh Bắc Bộ về mặt địa lí, gắn liền với hai nước ven bờ là Việt Nam và
Trung Quốc, nên mặc nhiên nó chỉ liên quan đến hai nước. Đây đồng thời là
môi trường kiếm sống, làm ăn lâu đời của ngư dân Việt Nam và Trung
Quốc, có ý nghĩa quan trọng đối với hai nước không chỉ trên lĩnh vực kinh tế
mà còn cả về an ninh quốc phòng.
Về kinh tế
Từ góc độ giao thương, khu vực vịnh Bắc Bộ mà hạt nhân là thương
cảng Vân Đồn được chính thức ra đời từ năm 1149 dưới thời Lý với các

cảng, bến, điểm thu thuế, căn cứ phòng vệ… thông qua các tuyến giao
thương và chuỗi đảo, đã trở thành một thương cảng lớn, trung tâm của các
luồng giao lưu buôn bán trao đổi với Nam Trung Hoa, với Hải Nam, Đài
Loan, miền Nam Nhật Bản và nhiều quốc gia lớn nhỏ thuộc khu vực châu Á
Thái Bình Dương trong các thế kỉ XII - XVIII. Bên cạnh đó, các tỉnh ven
biển Đông Bắc của Việt Nam như Quảng Ninh, Hải Phòng trong suốt chiều
dài lịch sử luôn là nơi tập trung đến, đi của các luồng di cư của người Hoa
bằng cả hai tuyến thủy, bộ; là cơ sở cho sự hình thành các cộng đồng


×