Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Nạn thổ phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới thời tự đức (1848 – 1883) (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.92 KB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

LÃ THỊ HÒA

NẠN THỔ PHỈ VÀ CHÍNH SÁCH
TIỄU PHỈ DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC
(1848 – 1883)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học

TS. PHAN NGỌC HUYỀN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình quý
báu của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - trường ĐHSP Hà Nội 2, các
thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử Việt Nam, sự đóng góp của
các bạn sinh viên. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp quý
báu của thầy cô và các bạn.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Phan Ngọc Huyền đã giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội ngày

tháng

năm 2017



Tác giả khóa luận

Lã Thị Hòa


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Nạn thổ phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới
thời Tự Đức (1848 – 1883)” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các
nguồn tư liệu được dùng trong khóa luận tốt nghiệp là chính xác, những trích
dẫn là trung thực. Vì vậy tác giả xin chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả
của khóa luận!
Tác giả khóa luận

Lã Thị Hòa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu vấn đề..................................................... 6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 7
7. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 8
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHỈ VÀ NẠN THỔ PHỈ DƯỚI THỜI
VUA TỰ ĐỨC .................................................................................................. 9
1.1. Khái quát về phỉ và sự hình thành lực lượng phỉ................................... 9

1.1.1. Nguyên nhân xuất hiện phỉ ............................................................. 9
1.1.2. Đặc điểm của lực lượng phỉ.......................................................... 10
1.2. Nạn thổ phỉ dưới thời vua Tự Đức....................................................... 11
1.2.1. Bối cảnh xã hội và sự hình thành các lực lượng phỉ .................... 11
1.2.2. Hoạt động của các nhóm phỉ ........................................................ 19
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 23
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TIỄU PHỈ DƯỚI THỜI VUA
TỰ ĐỨC ................................................................................................ 24
2.1. Chủ trương tiễu phỉ của vua Tự Đức ................................................... 24
2.1.1. Trong nhận thức của nhà vua ....................................................... 24
2.1.2. Trong hành động của nhà vua ...................................................... 27
2.2. Hoạt động tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức............................................ 35
2.2.1. Giai đoạn 1848 – 1858 ................................................................. 35
2.2.2. Giai đoạn 1858 – 1883 ................................................................. 41


Tiếu kết chương 2 ....................................................................................... 50
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NẠN THỔ PHỈ VÀ CHÍNH
SÁCH TIỄU PHỈ DƯỚI THỜI VUA TỰ ĐỨC............................................. 51
3.1. Một số nhận xét về nạn thổ phỉ thời vua Tự Đức ................................ 51
3.2. Một số nhận xét về các biện pháp tiễu phỉ của vua Tự Đức................ 53
3.2.1. Chiến thuật tiễu phỉ....................................................................... 53
3.2.2. Kết quả của việc tiễu phỉ............................................................... 56
3.2.3. Hạn chế trong việc thực thi tiễu phỉ.............................................. 58
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 62
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 65


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử châu Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng vào thế kỉ XIX
dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn (1802 – 1945) là một giai đoạn lịch sử
đầy biến động. Sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật và cơ khí đã thay đổi cả cục
diện thế giới. Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây
đòi hỏi nhu cầu cao về nguồn nguyên nhiên liệu và thị trường đã thúc đẩy
công cuộc xâm chiếm thuộc địa diễn ra mạnh mẽ. Đối tượng đầu tiên bị
phương Tây hướng đến là các nước châu Á – thị trường quen thuộc lâu đời và
giàu có vô cùng trong con mắt của người châu Âu. Đồng thời đây là thời kì
hầu hết các quốc gia phong kiến châu Á đang bị khủng hoảng trầm trọng.
Quan hệ tiếp xúc Đông – Tây đã chuyển từ thương mại tự do sang đối địch.
Thay vì tôn trọng chủ quyền, thiết lập mối quan hệ buôn bán như trước đây,
các nước tư bản phương Tây bắt đầu thực hiện chính sách “ngoại giao pháo
hạm”, sử dụng vũ lực để từng bước thực hiện ý đồ thực dân. Đặc biệt, Việt
Nam lại có vị trí địa lí nằm ở giữa con đường từ Âu sang Á, vì thế không thể
tránh khỏi tầm mắt và dấu chân của người châu Âu. Ra đời trong điều kiện
suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam, nhà Nguyễn đã ra sức củng cố chính
quyền, chấn chỉnh các lĩnh vực của xã hội. Các vị vua đầu tiên của triều
Nguyễn phải đối đầu với hàng loạt hệ quả phức tạp sau khi đất nước thống
nhất như xóa bỏ những mặc cảm về sự chia cắt đất nước sau gần hai thế kỉ để
tạo sự hòa hợp dân tộc. Xây dựng đất nước với diện tích lãnh thổ rộng lớn,
thống nhất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau là một điều khó khăn, chưa từng
có trước đây, sự thay đổi quá lớn này không cho phép Gia Long và các quan
cận thần vốn trưởng thành từ vùng cực nam của tổ quốc nghĩ ngay ra một
phương án xây dựng chính quyền mới. Ngoài ra, thời kì này, quan hệ ngoại
giao không chỉ được thiết lập với những nền văn hóa quen như Trung Hoa

1



hay Xiêm La mà còn có các nước phương Tây như Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Dù đã cố gắng đưa ra nhiều chính sách về kinh tế, xã hội tích cực song mọi nỗ
lực của nhà Nguyễn đã không tạo điều kiện cho đất nước vượt qua khủng
hoảng. Thậm chí, đất nước còn dấn sâu vào con đường khủng hoảng. Chính vì
vậy, dưới triều Nguyễn thổ phỉ đã trở thành một vấn nạn, diễn ra xuyên suốt
cả triều đại. Các nhóm thổ phỉ tiến hành cướp bóc của nhân dân, giết hại
nhiều người gây nguy hại cho đất nước và là nỗi kinh hoàng đối với nhân dân.
Với những hậu quả tiêu cực từ nạn phỉ triều đình nhà Nguyễn đã đưa ra nhiều
biện pháp tiễu phỉ. Dưới thời vua Tự Đức (1848 – 1883), do kế thừa từ hệ quả
tiêu cực của các ông vua trước, đất nước vừa bị khủng hoảng trầm trọng, vừa
phải đối phó với sự xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858. Trong bối cảnh
ấy, nạn thổ phỉ diễn ra phức tạp. Bên cạnh sự phát triển của thổ phỉ, các
phong trào nông dân cũng lại nổi lên mạnh mẽ và nhiều phong trào đã biến
tướng trở thành các đảng, nhóm thổ phỉ. Trước tình hình đó, triều đình Tự
Đức đã đưa ra nhiều biện pháp tiễu phỉ nhằm tiêu diệt lực lượng này, duy trì
ổn định và trật tự xã hội.
Triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức dù được nhiều nhà sử học lựa chọn
nghiên cứu với nhiều khía cạnh như giáo dục, tài chính, văn hóa, xã hội,…
song đến hiện tại, chưa có một công trình sử học nào nghiên cứu một cách hệ
thống về chính sách tiễu phỉ thời Tự Đức. Đây là một thiếu sót cần được bổ
sung và làm rõ trong quá trình nhận thức toàn diện về thời kì tồn tại độc lập
của đất nước.
Việc nghiên cứu chính sách tiễu phỉ mà vua Tự Đức đã thi hành trong
suốt thời kì trị vì của mình sẽ cung cấp một nguồn thông tin trong việc nhận
thức, đánh giá khách quan hơn về thực trạng nạn phỉ trong xã hội vào nửa sau
thế kỉ XIX.


Với ý nghĩa đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nạn thổ phỉ và chính
sách tiễu phỉ dưới thời Tự Đức (1848 – 1883)” làm khóa luận tốt nghiệp của

mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhiều vấn đề lịch sử về triều Nguyễn đã được các nhà nghiên cứu lịch sử
tìm hiểu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về tiễu phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới
thời Tự Đức là một khía cạnh mới và phức tạp. Hiện tại mới chỉ được đề cập
một cách chung chung trong các công trình lịch sử viết về nhà Nguyễn.
Trong cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim xuất bản lần đầu tiên
vào năm 1919 đã dành 15 chương viết về nhà Nguyễn. Trong đó, ông đã dành
thời lượng của cả chương VIII để viết về nạn giặc giã dưới thời Tự Đức. Tuy
nhiên những nội dung còn mang tính chung chung, khái lược đưuọc một vài
nét mà chưa đi sâu vào nghiên cứu thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Trong cuốn Sử Việt – Nam (thời cận kim) của tác giả Lê Hữu Thu xuất
bản năm 1952 đã đi vào phân tích tình hình xã hội ở tất cả các đời vua
Nguyễn. Trong đó tác giả đã dành nhiều trang viết để phân tích về sự khủng
hoảng của đất nước dưới thời vua Tự Đức. Tác giả đã lấy ví dụ về nạn phỉ với
hai nhóm phỉ đảng tiêu biểu là Lê Văn Phụng và quân cờ đen của Lưu Vĩnh
Phúc. Song đó chỉ là những nét giản lược mang tính đặc trưng nhất, chứ chưa
tập trung đi sâu vào khai thác ở các khía cạnh khác nhau.
Trong cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam của tác giả Trần Quốc
Vượng, Hà Văn Tấn xuất bản năm 1963 cũng đã đề cập đến tình hình xã hội
triều Nguyễn nói chung và Tự Đức nói riêng. Từ đó dẫn đến hệ quả là các
phong trào nông dân bùng nổ, nạn giặc giã nổ ra ở khắp nơi. Tuy nhiên với
nội dung chính là một tác phẩm thông sử, những vấn đề về phỉ còn hết sức mờ
nhạt, chưa đào sâu vào việc nghiên cứu vấn đề.


Trong cuốn Khiêm lăng và vua Tự Đức của tác giả Mai Ứng Khiêm
(2004) đã đi sâu vào việc nghiên cứu về cuộc đời của vua Tự Đức cũng như
tình hình đất nước trong suốt thời gian trị vì của vua Tự Đức. Tác phẩm đã
bước đầu đi vào việc nghiên cứu thái độ của Tự Đức trước nạn giặc giã cũng

như sự bất lực của triều đình Tự Đức trong công cuộc tiễu phỉ. Tuy nhiên, nạn
giặc giã chỉ được đề cập đến để làm nổi bật hơn nữa những tấn bi kịch của
cuộc đời Tự Đức vì vậy mà không được tác giả dành nhiều thời lượng để đi
vào tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu.
Trong cuốn Lịch sử Việt Nam, tập II của tác giả Phan Huy Lê (chủ biên),
xuất bản năm 2012 đã trình bày một cách toàn diện về triều Nguyễn. Trong đó
tác phẩm cũng đã đề cập đến nạn giặc giã nổ ra mạnh mẽ dưới thời vua Tự
Đức và hậu quả của vấn nạn này. Song chỉ với dung lượng nhỏ, tác phẩm mới
chỉ dừng lại ở việc nêu, liệt kê mà chưa đi vào phân tích những nguyên nhân,
diễn biến và công tác tiễu phỉ của triều đình.
Trong cuốn Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 – 1858 (tập 5) do tác giả
Trương Thị Yến làm chủ biên, xuất bản năm 2013 đã đi sâu vào phân tích bối
cảnh lịch sử và sự khủng hoảng nghiêm trọng của các vua triều Nguyễn từ
những ngày đầu thành lập. Từ đó, tác giả đã đưa ra những hệ quả của mâu
thuẫn xã hội, trong đó có nạn phỉ hoạt động mạnh mẽ nhất vào thời vua Tự
Đức. Tác phẩm cũng đã đề cập đến việc triều đình nỗ lực chống phỉ song
không nhiều và chưa chuyên sâu.
Trong cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 –
1885 của Yoshiharu Tsuboi (2014) với nội dung tập trung khắc họa về tình
hình Việt Nam dưới thời vua Tự Đức đã phần nào mô tả vấn nạn phỉ cũng
như những hậu quả mà nó để lại cho đất nước. Song với nội dung mà tác
phẩm tập trung vào thì phỉ chỉ là một vấn đề nằm trong bức tranh xã hội nên


Tsuboi chưa đi vào phân tích, so sánh về nạn phỉ dưới triều Tự Đức trong bối
cảnh đất nước có những biến đổi.
Trong luận án Tiến sĩ Chính sách xã hội triều Nguyễn của Lê Quang
Chắn (2015) đã đi vào khai thác vấn đề xã hội dưới triều Nguyễn ngay từ
những ngày đầu vương triều Nguyễn được thành lập. Sau nhiều phân tích
về sự khủng hoảng xã hội, tác giả đã đi đến kết luận xã hội Việt Nam dưới

triều Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1884) thực sự rối ren. Đặc biệt là dưới thời kì
trị vì của vua Tự Đức đất nước phải đối diện với cả giặc trong nước và nạn
xâm lược từ bên ngoài. Song do thời lượng chủ yếu đi vào phân tích các chính
sách xã hội do đó tác phẩm chưa đi sâu vào việc nghiên cứu về nạn phỉ - một
trong những hệ quả tiêu cực của các chính sách xã hội, chỉ dừng lại ở việc đề
cập.
Ngoài ra còn nhiều bài viết trên một số tạp chí nghiên cứu, phân tích,
đánh giá về nạn phỉ dưới thời Tự Đức tiêu biểu là Tạp chí lịch sử quân sự,
Tạp chí xưa và nay, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Hán nôm. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về
thực trạng cũng như các chính sách tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận mong
muốn hệ thống hóa được hoạt động tiễu phỉ dưới thời Tự Đức. Từ đó đưa ra
những nhận xét, đánh giá về những chính sách tiễu phỉ và hoạt động tiễu phỉ
cũng như những kết quả từ hoạt động trong giai đoạn 1848 – 1883.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài khóa luận có nhiệm vụ:
- Khái quát những nét chung về phỉ cũng như tìm hiểu sự hình thành của
phỉ và thực trạng hoạt động của phỉ dưới thời vua Tự Đức.


- Tìm hiểu và trình bày những nội dung cơ bản các chính sách, hoạt động
tiễu phỉ cụ thể và kết quả từ các hoạt động đó.
- Đưa ra một vài nhận xét, đánh giá chung về các hoạt động tiễu phỉ dưới
thời vua Tự Đức.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu vấn đề
4.1. Đối tượng
Khóa luận lấy vấn đề về chính sách tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức giai

đoạn 1848 – 1883 làm đối tượng nghiên cứu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu chính sách tiễu phỉ từ khi vua
Tự Đức lên ngôi vua (1848) cho đến khi ông mất (1883). Đây là quãng thời
gian Tự Đức đã đưa ra các chính sách tiễu phỉ nhằm cải thiện tình hình xã hội
khủng hoảng.
Không gian: Kế thừa từ các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,
thời vua Tự Đức đã cai quản một quốc gia thống nhất từ ải Nam Quan đến
mũi Cà Mau. Do đó, không gian khóa luận là chính sách tiễu phỉ trên toàn bộ
lãnh thổ đất nước.
Phạm vi nội dung: Do hạn chế về thời lượng cũng như nguồn tài liệu tham
khảo nên khóa luận chủ yếu tập trung vào các chính sách tiễu trừ thổ phỉ.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Bên cạnh việc tham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu của các
tác giả đi trước, để thực hiện đề tài này, tác giả dựa vào nguồn tài liệu chính
sau:
- Bộ sách chính sử triều Nguyễn là cuốn Đại Nam Thực lục. Đây là bộ
chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn do Quốc sử quán biên
soạn trong vòng 88 năm (1821 – 1909). Bộ sử được chia làm hai phần là Tiền
biên và Chính biên. Trong đó, phần chính biên chép về lịch sử triều Nguyễn


từ vị vua đầu tiên là Gia Long đến vua Đồng Khánh. Và cho đến nay, đây
được coi là bộ sử ghi lại đầy đủ và tin cậy nhất về triều Nguyễn. Vì vậy, đây
là nguồn tư liệu gốc, rất có giá trị về mặt sử liệu.
- Nguồn tài liệu từ các bộ thông sử, giáo trình, công trình nghiên cứu,
luận án, khóa luận, tạp chí chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Để thực hiện đề tài người viết dựa trên phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng về nghiên cứu khoa học lịch sử, đó là kim chỉ nam trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo
tính khách quan và khoa học, khóa luận đã sử dụng hai phương pháp chính là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Với phương pháp lịch sử, tác giả
cố gắng tái hiện lại thực trạng và hoạt động tiễu phỉ thông qua các sự kiện.
Phương pháp logic sẽ là một công cụ hữu ích trong việc gắn kết và sâu chuỗi
các sự kiện, rút ra một số nhận xét về nạn phỉ cũng như chính sách tiễu phỉ
của vua Tự Đức. Ngoài ra đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp khác như
phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích.
6. Đóng góp của khóa luận
Kết quả nghiên cứu của khóa luận với đề tài chính sách tiễu phỉ dưới thời
vua Tự Đức (1848 – 1883) sẽ góp phần:
- Là công trình nghiên cứu chuyên sâu góp phần khảo cứu một cách hệ
thống, tường tận về nạn thổ phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức
(1848 – 1883).
- Khóa luận bổ sung, góp thêm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập về lịch sử Việt Nam dưới thời vua Tự Đức.


7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm
ba chương:
Chương 1: Khái quát về phỉ và nạn thổ phỉ dưới thời vua Tự Đức.
Chương này nói về nguồn gốc và đặc điểm của phỉ nói chung. Từ đó đi vào
chi tiết về sự hình thành lượng phỉ và hoạt động của các nhóm phỉ đảng dưới
thời vua Tự Đức.
Chương 2: Chủ trương và hoạt động tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức.
Chương này phục dựng lại nhận thức và hành động của vua Tự Đức trong

việc tiễu phỉ. Để từ đó tái hiện hoạt động tiễu phỉ qua hai giai đoạn 1848 –
1858 và 1858 – 1883.
Chương 3: Một số nhận xét về nạn thổ phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới
thời vua Tự Đức. Chương này rút ra một số nhận xét về nạn thổ phỉ và chính
sách tiễu phỉ dưới thời Tự Đức.


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHỈ VÀ NẠN THỔ PHỈ
DƯỚI THỜI VUA TỰ ĐỨC
1.1. Khái quát về phỉ và sự hình thành lực lượng phỉ
1.1.1. Nguyên nhân xuất hiện phỉ
Từ “phỉ” xuất hiện trong chính sử chỉ bọn cướp theo nghĩa rộng nhất.
Các nhà chép sử đã căn cứ vào nguồn gốc, tính chất các hoạt động và địa bàn
hoạt động để phân biệt các loại phỉ. Thổ phỉ thường để chỉ bọn cướp bóc ở
trên đất liền, địa bàn hoạt động chủ yếu của chúng là ở các vùng núi hiểm trở
hay những nơi nhà nước trung ương khó kiểm soát. Một số khái niệm khác
thường xuất hiện như: Thanh địa cổ phỉ hay Thanh địa y phỉ (cướp từ Trung
Hoa), Man phỉ (cướp rừng), thủy phỉ (cướp sông), hải phỉ hay hải tặc (cướp
biển), Nùng phỉ (cướp người thiểu số Nùng), Hải Dương phỉ (cướp ở tỉnh Hải
Dương), Quảng Yên phỉ (cướp ở tỉnh Quảng Yên). Ngoài ra, họ còn được
phân biệt với “kiếp” – trộm cắp có khí giới và “ đạo” – trộm cắp thường.
Sự xuất hiện và hoạt động của phỉ là một thứ chỉ số đo mức độ ổn định
của trật tự xã hội. Khi xã hội ổn định, nhân dân tập trung lo sản xuất, có đời
sống bình yên nên lượng người sống ngoài pháp luật không nhiều. Sự cướp
bóc xảy ra ít, thường vào một vào một vài mùa và ở địa phương, nằm trong
khả năng trấn áp của quan quân và trên thực tế ít được ghi chép lại trong
chính sử.
Nhưng ngược lại khi xã hội bất ổn định, có sự rối loạn, phỉ và bọn giặc
cướp nổi lên khắp nơi. Vào những năm mất mùa, thiên tai, đói kém xảy ra,

dân lưu tán xuất hiện nhiều, cùng với sự áp bức bóc lột của các tầng lớp trên
trong xã hội đã đưa con người vào vòng tăm tối không lối thoát. Và con
đường duy nhất của những con người bần cùng, khốn khổ lúc này là tiến hành


các cuộc khởi nghĩa. Chính điều này đã làm cho số lượng người nằm ngoài
vào vòng pháp luật tăng lên một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó những sự
can thiệp từ bên ngoài cũng là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho các
nhóm phỉ xuất hiện ngày một nhiều. Hoạt động của chúng đã làm cho an ninh
trật tự đất nước không ổn định, và trên hết người gánh chịu hậu quả nặng nề
nhất là nhân dân.
1.1.2. Đặc điểm của lực lượng phỉ
Phỉ hay giặc cướp xuất hiện ở mỗi thời kì đều có những đặc điểm khác
nhau do yếu tố bối cảnh lịch sử chi phối, song tựu chung lại vẫn có các đặc
điểm nhất quán.
Trước hết, phỉ thường xuất hiện khi tình hình xã hội không ổn định, và
cụ thể là khi thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên tục kèm với mâu thuẫn
giai cấp trong xã hội lên cao.
Hai là, các nhóm phỉ thường lựa chọn vùng rừng núi rậm rạp, hẻo lánh,
hay các vùng miền núi sát biên giới giáp ranh giữa các nước làm sào huyệt và
hoạt động. Việc lựa chọn địa bàn này giúp bọn phỉ có thể che giấu được hành
tung của mình, người lạ mặt không thể xâm nhập. Khi biền binh lên tiễu phỉ,
bọn phỉ có thể dễ dàng ẩn trốn hoặc dùng chiến tranh du kích. Các vùng biên
giới lại là nơi giao thương buôn bán giữa hai nước thương nhân thường qua
lại mang theo các mặt hàng có giá trị, là thứ mà bọn phỉ luôn thém khát.
Ngoài ra, những vùng này cách xa trung tâm quyền lực quốc gia nên thoát
khỏi ảnh hưởng triều đình và quan địa phương cũng khó cai trị, nhất là bọn
phỉ luôn luôn có thể thoát khỏi sự truy kích bằng cách vượt qua biên giới.
Ba là, lực lượng tham gia vào các băng nhóm phỉ thường là những phạm
nhân tù tội, những dân quê, những thợ thủ công, quân sĩ và người thất nghiệp.

Bốn là, hoạt động chính của phỉ là cướp bóc, giết người. Song khi các
nhóm phỉ xuất hiện do sự can thiệp từ bên ngoài chúng mang theo cả những
âm mưu chính trị nhằm làm rối loạn và phá hoại tiềm lực của đất nước.


Dù mang nhiều đặc điểm khác nhau, song tất cả các nhóm phỉ đều duy
trì cướp bóc, giết người để tồn tại.
1.2. Nạn thổ phỉ dưới thời vua Tự Đức
1.2.1. Bối cảnh xã hội và sự hình thành các lực lượng phỉ
Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, việc các toán phỉ nổi
lên không phải là không có song đến thời vua Tự Đức nạn phỉ xuất hiện như
một hiện tượng xã hội đặc biệt.
Triều Nguyễn ra đời vào năm 1802, trong một hoàn cảnh phức tạp khi
mà chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy tàn. Cùng lúc đó, trên thế
giới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với nhu cầu cao về thị trường và nguồn
nguyên nhiên liệu đã thúc đẩy các nước phương Tây xâm lược thuộc địa mà
đối tượng đầu tiên là các nước ở châu Á. Trong bối cảnh lịch sử mới, yêu cầu
được đặt ra là có những chính sách phù hợp để đưa đất nước bước sang giai
đoạn mới bắt kịp thời đại. Trên thực tế, các chính sách của nhà Nguyễn lại đi
ngược lại với xu thế chung. Chính vì vậy, dù đã cố gắng khắc phục những trở
ngại và khó khăn để tạo dựng nên một nhà nước chuyên chế nhưng không thể
đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Nhìn tổng thể về nhà Nguyễn,
các nhà nghiên cứu đã cho rằng: “Những chính sách của các vua Nguyễn đã
bần cùng hóa nhiều tầng lớp xã hội và phần nào hủy hoại tiềm lực của đất
nước” [53, tr.554]. Chính vì vậy, dưới triều Nguyễn bọn phỉ nổ ra và hoành
hành ở khắp nơi. Trong khoảng thời gian Tự Đức trị vì đất nước là thời điểm
xuất hiện nhiều nhóm phỉ đảng nhất. Nguyễn Hữu Thu trong tác phẩm của
mình đã nhận xét về thời Tự Đức như sau: “Mặc lòng không có đời nào lắm
giặc giã bằng đời ngài làm vua” [41, tr.28]. Trước nhãn quan chính trị của nhà
vua và quan lại thì các nhân sĩ chống đối, những người tự xưng là hậu duệ còn

sót lại của triều Lê cũ, các giáo dân nổi loạn, hải tặc, thổ phỉ hay bọn cướp dân
tộc thiểu số miền núi, bọn giặc cờ Trung Hoa đều như nhau, đều là “phỉ”.


Bước vào thời kì Tự Đức trị vì, tình trạng rối ren của xã hội trở nên trầm
trọng khi toàn bộ các chính sách, đường lối phát triển đất nước đã đi được
định hình. Là sự kế thừa từ các vị vua trước đó, đất nước rơi vào sự khủng
hoảng trầm trọng. Là một ông vua chăm việc nước, Tự Đức đã đưa ra nhiều
chính sách nhằm cải thiện song mọi cố gắng của ông chỉ càng làm cho đất
nước lún sâu vào khủng hoảng.
Dưới thời Tự Đức chế độ thuế khóa là một gánh nặng lớn của người dân
với nhiều thứ thuế khác nhau. Chế độ lao dịch cũng hết sức nặng nề, triều
đình liên tục lôi cuốn dân chúng vào việc xây dựng các lăng tẩm nguy nga ở
ngoại vi kinh thành để phục vụ cho nhu cầu của mình, tiêu biểu là việc xây
dựng “Vạn niên cơ” (Khiêm lăng) đã tạo nên một thảm họa lao dịch:
“Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân”
Việc khai hoang mặc dù đã được quan tâm song hiệu quả đạt được lại
không cao. Hàng năm đều có kết quả báo lên bộ Hộ, có những con số lớn như
năm 1866, số ruộng hoang mới khẩn ở 9 tỉnh bắt đầu chịu nộp thuế là trên
10.000 mẫu, năm 1875, các quan tỉnh Nam Định được thưởng vì đã đôn đốc
dân đắp đê chống mặn khai hoang được 17.000 mẫu ruộng… Như vậy là đến
thời Tự Đức, mặc dù chính sách khai hoang đã mang lại những hiệu quả tích
cực, diện tích khai hoang mở rộng song diện tích cấy cày lại thu hẹp dần đi.
Diện tích cày cấy bị thu hẹp làm cho số lượng người không có ruộng đất ngày
càng tăng lên, chẳng những làm cho nông nghiệp không khởi sắc mà nạn thổ
phỉ vẫn không ngừng diễn ra, thậm chí có thời kỳ rất mạnh mẽ. Song song với
chính sách khẩn hoang, nhà nước cũng rất chú trọng khai sông, làm thuỷ lợi,
đắp đê bảo vệ mùa màng. Về đê điều, Tự Đức luôn luôn có chỉ dụ hỏi các
quan Đê chính và các quan tỉnh có đê tâu rõ về công việc giữ đê như thế nào

cho hợp. Năm Tự Đức thứ 25 (1872), sau khi thấy đê sông Hồng bị vỡ luôn,


Tự Đức có cho hỏi ý kiến của các tỉnh ở ven sông về cách sửa đê và phòng
lụt, ý kiến của các tỉnh Sơn Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên là
không giống nhau. Cuối cùng Tự Đức thấy kế hoạch của tỉnh Bắc Ninh là
tiện hơn và đỡ tốn kém hơn cả, liền hạ lệnh cho các nơi chuẩn theo đó mà thi
hành. (Tỉnh Bắc Ninh xin tuỳ theo thế mà đắp thêm, ở dưới hạ lưu mọi đường
sông có chỗ nào úng tắc thì nhân theo lối cũ mà khơi vét thêm, không nên
khai riêng thành đường mới). Nhà nước đã chú trọng đến công tác thủy lợi
song nạn vỡ đê vẫn liên tiếp xảy ra ở các tỉnh Bắc Kỳ. Những biện pháp này
chỉ còn là hình thức, không mang những nội dung tích cực, không có tác dụng
bảo vệ và phát triển nông nghiệp được nữa. Nạn đê vỡ và lụt lội vẫn xảy ra
liên tiếp, phá hoại mùa màng gây ra nạn đói khổ, làm cho dân nghèo trôi dạt,
sản xuất nông nghiệp bị đình trệ. Những năm 1871 – 1883 thực sự là quãng
thời gian vô cùng khổ cực của Hưng Yên với 11 năm liên tiếp vỡ đê, khiến
nhân dân nơi đây đói khổ khôn xiết. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy
nạn phỉ đảng quấy nhiễu hoành hành vẫn còn chưa hết, trái lại nó vẫn tiếp tục
diễn biến theo chiều hướng tăng lên mặc dù về cơ bản là những biện pháp đó,
phần nào thể hiện sự quan tâm của chính quyền trung ương nhằm cứu vãn
tình thế. Do vậy, đến cuối thời Tự Đức, nạn thổ phỉ không những không hết
mà vẫn tiếp tục gia tăng.
Tô thuế, lao dịch, binh dịch, hạn hán, lụt lội, đê vỡ dẫn đến tình trạng
mất mùa, đói kém, bệnh tật liên miên, cứ dăm bảy năm lại diễn ra nạn đói
hoặc một nạn dịch lớn, làm thiệt hại hàng chục nhân mạng. Năm 1848 ở Hà
Tĩnh, năm 1854 ở Bắc Ninh, Sơn Tây, các năm 1856 – 1857 ở Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ bão liên tiếp trong hai năm, kéo dài sang đến năm 1858. Nói đến
nạn đói năm 1858, Đại Nam thực lục có ghi: “Những dân lưu tán các tỉnh
Bắc Kỳ nhiều người chết đói”, “Những dân đói ở các tỉnh Ninh Bình, Nam
Định, Hà Nội, lại tán đi Thanh Hóa, có người tự bán mình, có người bán



con” [31, tr.550]. Trong năm 1849, bệnh dịch tả hoành hành trên nhiều tỉnh
thành đã làm nhiều người chết: “Tỉnh Vĩnh Long có hơn 43.000 người chết,
tỉnh Quảng Bình có hơn 23.300 người chết” [31, tr.148]. Vì vậy, hiện tượng
dân lưu tán phát triển là điều không thể tránh khỏi “thảm trạng nhân dân lưu
tán là kết quả không giải quyết nổi trong một điều kiện của một chính sách
kinh tế mù quáng, lạc hậu. Thương mại, công nghiệp bị ngăn trở, các thị trấn
không thành lập được, nạn nhân dân lưu tán vì vậy đã trầm trọng càng thêm
trầm trọng” [15, tr.63 – 64]. Bức tranh về đời sống khổ cực của nhân dân
dưới thời Tự Đức được khắc họa sinh động qua bài vè:
“Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không
Đất trắng xóa ngoài đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày
Ngồi xó chợ lùm cây
Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu Trời
ảm đạm u sầu Cảnh
hoang tàn đói rét Dân
nghèo cùng kiệt
Kẻ lưu lạc thu phương
Người chết chợ chết đường
Trừ bọn lòng lang dạ thú không thương
Ai ai thấy chẳng đau lòng xót dạ
Sẵn bút đây ta tả



Để giữ lại vài câu
Cho ngàn vạn năm sau
Biết cảnh tnh cơ cực
Là cái thời Tự Đức…” [6, tr.44]
Với việc áp dụng những chính sách thủ cựu bị chi phối bởi Nho học đã
buộc nhà nước phải bảo vệ cho chính thể chuyên chế của mình và các quan
lại ỷ thế cậy quyền tham nhũng, bóc lột dân chúng. Chính vua Tự Đức cũng
phải thừa nhận:
“Quan vui thì dân khổ, ích trên thì hại dưới, thực do ở bọn lại đưa đẩy
văn thơ khinh nhờn pháp luật, mượn việc yêu sách quá đáng, hoặc nhân
khi xét kiện xử án, dụng tâm tha buộc tội mà đòi tiền ăn hối lộ; hoặc nhân
bắt lính thu lương, mượn ý dốc sức mà chấm mút chia nhau ăn; hoặc biếu
đãi xin nhà để làm đường dìu dắt; hoặc bắt đóng góp nặng nề, để làm sự
tiêu dùng cho mình” [31, tr.79].
Mỗi lần có nạn đói, dịch bệnh nhà vua thường ra lệnh cứu tế phát chẩn
lương thực, thuốc men. Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn Sự phát triển của
tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám (tập 1) đã nhận
định rằng: “Song mưu móc đã chẳng thấm tới đâu lại còn là một dịp để cho
triều đình, quan lại và địa chủ cường hào khoét đẽo nhân dân một cách tệ
hại và bỉ ổi hơn nữa” [14, tr.49].
Những khó khăn trong đời sống nhân dân, nhất là nông dân, làm cho
không khí xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX có xu hướng ngày càng căng
thẳng. Trên cả hai phương diện quan hệ đẳng cấp và giai cấp đều chất chứa
những mâu thuẫn gay gắt. Chính những điều đó đã làm cho phong trào khởi
nghĩa của nông dân nổ ra mạnh mẽ, rộng khắp. Trong hoàn cảnh đó, thường
dân rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ đi theo các băng nhóm cướp bóc. Tự Đức đã có
lúc từng phải căn dặn quan lại rằng:



“Hiện nay tnh trạng sinh sống ở các làng mạc đã như thế, nếu không
chấn chỉnh sớm đi, thì e rằng dân chúng ngày càng quẫn bách, phiêu tán, mà
sự được mùa hay mất mùa về sau này chưa thể đoán trước được, thì chắc
gì đã giữ được vô sự. Đến lúc bấy giờ, ví thử có nhiều phương pháp cứu chữa
chăng nữa, cũng hình như lấy một gáo nước mà đem tưới chỗ lửa nghìn xe
bị cháy đó mà thôi. Vậy nên phải dự trù trước khi việc xảy ra, dân được nuôi
nấng, an nhàn để cho tự làm ra mà ăn, không mưu đồ việc khác, cốt
phải thuận lòng người làm cội gốc để hồi lại lòng trời, may ra mới không có
hoạn nạn sau này nữa.”[31, tr.310]
Đồng thời, việc thống nhất đất nước chưa được lâu năm nên cơ sở của
nhà Nguyễn chưa được vững chắc. Ở Bắc Kỳ là đất cũ của nhà Lê nên còn
nhiều người mong chờ nhà Lê nên khắp nơi xảy ra loạn lạc liên miên “người
muốn làm loạn, hoặc tự nhận là dòng dõi nhà Lê, hoặc tm một người nào giả
nhận dòng dõi nhà Lê, rồi tôn lên làm minh chủ để lấy cớ mà khởi sự” [21,
tr.207]. Tự Đức cũng đã từng viết rằng: “Đất Bắc vốn ưa làm loạn, nhân thể
cũng nổi lên” [2, tr.72].
Ngoài ra ở thời kì này ghi nhận sự có mặt của phần đông các đảng phỉ từ
Trung Hoa. Hiện tượng này xuất hiện là do tình hình nước Mãn Thanh cũng
có nhiều dấu hiệu suy yếu với các cuộc chiến tranh nha phiến với Anh và
cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc, “hiện tượng này mang tầm vóc bi
thảm, một mặt bởi vì lần này bọn phỉ trần sang đông hơn – hàng nghìn tên
– và thành nhóm hẳn hoi, mặt khác, vì bọn chúng được vũ trang tốt; đặc
biệt hỏa lực của chúng hơn hẳn biền binh Việt Nam.” [54, tr.187]. Ngoài ra,
việc các nhóm phỉ Thanh có thể xâm nhập vào biên giới phía Bắc nước ta còn
do quân đội và hệ thống phòng vệ ở biên giới Việt – Trung dưới thời Tự Đức
yếu kém. Nhà sử học Trần Trọng Kim đã nhận xét về việc võ bị thời Tự Đức:


“Tuy rằng lúc bấy giờ nước mình có lĩnh võ sinh, có quan võ tến sĩ,
nhưng mà thời đại đã khác đi rồi, người ta đánh nhau bằng súng đạn

nạp


hậu, bằng đạn trái phá chứ không bằng gươm bằng giáo như trước nữa. Mà
quân lính của mình mỗi đội có 50 người thì chỉ có 5 người cầm súng điểu
thương cũ, phải châm ngòi mới bắn được, mà không luyện tập, cả năm chỉ có
một lần tập bắn. Mỗi người chỉ được bắn có 6 phát đạn mà thôi, hễ ai
bắn quá số ấy thì phải bồi thường.
Quân lính như thế, binh khí như thế, mà quan thì lại cho lính về phòng,
mỗi đội chỉ để độ chừng 20 tên tại ngũ mà thôi. Vậy nên đến khi có sự, không
lấy gì mà chống giữ được” [21, tr.197 – 198].
Hoạt động của các nhóm phỉ đã làm cho an ninh trật tự đất nước
không ổn định, song ngoài việc cướp bóc đơn thuần, chúng còn có cả những
âm mưu kinh tế - chính trị.
Trong khi tình hình trong nước đang loạn lạc thì vào ngày 1/8/1858, thực
dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng chính thức xâm lược nước ta,
bắt đầu cho thời kì “ngoại giao pháo hạm”. Cuộc chiến tranh kéo dài đã gây
nhiều khó khăn cho thực dân Pháp, vì vậy Pháp đã tm đến giải pháp chính trị
“đến Bắc Kỳ với sứ mệnh xúi giục một cuộc nổi loạn chống chính quyền, liên
kết với giáo dân – đó là cuộc nổi loạn do Lê Duy Phụng cầm đầu” [54,
tr.321]. Từ năm 1862 – 1883, triều đình nhà Nguyễn dần lún sâu vào con
đường thỏa hiệp bằng việc kí các hiệp ước cắt đất từng bước biến nước ta trở
thành thuộc địa của thực dân Pháp. Chính điều này đã vấp phải sự phản đối
mạnh mẽ của nhân dân tạo điều kiện cho bọn phỉ phát triển.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến sự xuất hiện của nhiều
nhóm phỉ Thanh, đó là: “Hiệp ước Thiên Tân ký vào ngày 27.6.1858. Hiệp ước
đình chiến Pháp – Hoa ký ngày 25.10.1860 không chỉ đẩy mũi tấn công của
liên quân Pháp – Tây Ban Nha sang Việt Nam , mà nhà Thanh còn chủ tâm
xua hàng vạn tàn quân phong trào nông dân “Thái Bình Thiên quốc” sang đất



ta để lấy cớ mà truy kích. Thực tế cho thấy, mọi cuộc bạo loạn, gây rối làm
nên


thảm họa khắp Bắc Kỳ và dùng duyên hải nước ta trong thời đoạn này,
không do người Pháp với nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa, như những kẻ
“ném đá giấu tay”, thì cũng do các thủ lĩnh xuất phát từ đất Bắc tràn xuống.
Tạ Văn Phụng đánh phá vùng Đông Bắc. Tàn quân của Ngô Côn do các thuộc
tướng Hoàng Sùng Anh, Tô Quốc Tán, Bàn Văn Nhị, Đặng Chí Hùng… chỉ huy
hoành hành khắp các tỉnh biên giới thượng du và trung du” [46, tr.13].
Tóm lại, xã hội rối ren, đói kém, bệnh dịch, các cuộc khỏi nghĩa nông
dân liên tiếp nổ ra, sự can thiệp từ bên ngoài… là những nguyên nhân
làm xuất hiện nhiều đảng phỉ dưới thời Tự Đức.
Bảng 1. Các đảng phỉ tiêu biểu dưới thời Tự Đức (1848 – 1883)
Nhóm

Địa bàn hoạt động

Thời gian

Tam Đường:
- Quảng Nghĩa đường Lý Đại Xương.

Thái Nguyên

Từ 1851

Lý Hợp Thắng


Cao Bằng

1862

Nùng Văn Thạc và Hoàng Anh

Tuyên Quang

1862

- Lục Thắng đường Hoàng Nhị Vân.
- Đức Thắng đường Lưu Sĩ Anh

Tạ Văn Phụng

1862 – 1865

Hoàng Sùng Anh (Cờ Vàng)

Tuyên Quang

1862 – 1873

Trương Cận Bang

Cao Bằng

1865

Chu Tường Lân


Thái Nguyên

1867 – 1868

Bàn Văn Nhị (Cờ Trắng)

Tuyên Quang

1868

Ngô Côn

Cao Bằng

Từ 1868

Tô Tứ

Lạng Sơn, Bắc Ninh

1870 – 1872

Lưu Vĩnh Phúc (Cờ Đen)

Hưng Hóa

Từ 1868

[Nguồn: Theo Đại Nam thực lục chính biên ]



×