Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Trường nghĩa chỉ không gian trong thơ đồng đức bốn (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
**************

NGUYỄN THỊ DUYÊN

TRƯỜNG NGHĨA CHỈ KHÔNG GIAN
TRONG THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

HÀ NỘI - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
**************

NGUYỄN THỊ DUYÊN

TRƯỜNG NGHĨA CHỈ KHÔNG GIAN
TRONG THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI - 2016



LỜI CẢM ƠN
Đối với sinh viên cuối cấp khi được làm khóa luận tốt nghiệp là điều vô
cùng vinh dự. Nhưng để có thể hoàn thành khóa luận đòi hỏi sự cố gắng rất
lớn của bản thân và quan trọng hơn đó là sự chỉ bảo của các thầy cô giáo
trong trường, thầy cô hướng dẫn, sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè
và người thân.
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô giáo trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 và quí thầy cô giáo trong Tổ Ngôn ngữ đã truyền đạt những
kiến thức chuyên ngành, chỉ dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt là cô giáo TS. Lê Thị Thùy Vinh là người đã giúp em định hướng đề
tài và hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em một cách tận tình để em hoàn thành
khóa luận của mình. Em cũng xin gửi tới những người thân yêu, bạn bè lòng
biết ơn chân thành nhất, vì đã luôn ở bên em, động viên, giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.
Tuy nhiên, với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân
còn nhiều hạn chế. Do vậy, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để bài viết
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thùy Vinh. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ việc khảo sát, thống kê,
phân loại ngữ liệu. Ngoài ra, một số nhận xét, đánh giá khác trong khóa luận
đều được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh

bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên
cứu đã được công bố.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung khóa luận của mình.

Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Duyên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận...................................................................................... 6
7. Bố cục của khóa luận .......................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 7
1.1. Trường nghĩa.................................................................................................... 7
1.1.1.Khái niệm trường nghĩa ............................................................................ 7
1.1.2. Phân loại trường nghĩa ............................................................................ 9
1.1.2.1 Trường nghĩa biểu vật.................................................................. 9
1.1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm............................................................... 11
1.1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính............................................................... 12
1.1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng .............................................................. 12
1.1.3. Giá trị của việc tìm hiểu trường nghĩa trong tác phẩm văn chương
nghệ thuật ................................................................................................................ 13

1.2. Trường nghĩa chỉ không gian ........................................................................... 14
1.3. Nhà thơ Đồng Đức Bốn và thơ ca Đồng Đức Bốn .......................................... 15


CHƯƠNG 2: TRƯỜNG NGHĨA CHỈ KHÔNG GIAN TRONG THƠ ĐỒNG
ĐỨC BỐN............................................................................................................... 20
2.1. Cơ sở phân loại ................................................................................................ 20
2.2. Các trường nghĩa chỉ không gian cơ bản trong thơ Đông Đức Bốn ................ 20
2.2.1. Trường nghĩa chỉ không gian tự nhiên..................................................... 22
2.2.1.1. Trường nghĩa chỉ không gian xuất hiện các hiện tượng tự
nhiên ........................................................................................................................ 22
2.2.1.2. Trường nghĩa chỉ không gian xuất hiện các sự vật tự nhiên......... 27
2.2.2. Trường nghĩa chỉ không gian xã hội ........................................................ 30
2.2.2.1. Trường nghĩa chỉ không gian làng quê ......................................... 31
2.2.2.1. Trường nghĩa chỉ không gian thành thị......................................... 39
2.2.3.1. Trường nghĩa chỉ không gian địa danh ......................................... 41
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Tiếp cận một tác phẩm văn chương trước hết là tiếp cận bề mặt câu chữ

bởi lẽ ngôn ngữ văn chương bao giờ cũng là ngôn ngữ nghệ thuật, là sự sáng
tạo có mục đích của tác giả. Ngôn ngữ văn chương không chỉ chú trọng đến
cảm xúc, đến tình cảm mà còn chú ý cả đến tính hệ thống và tính chính xác.

Từ ngữ sử dụng trong văn chương một cách có chủ ý và thống nhất sẽ làm
tăng thêm vẻ tinh tế đó. Nói đến ngôn ngữ văn chương, người ta nghĩ ngay
đến ngôn ngữ trong thơ. Loại ngôn ngữ này tiêu biểu cho phong cách văn
chương với những cách dùng từ, đặt câu rất lạ mà ngôn ngữ thông thường
không có được. Mỗi một nhà thơ là một phong cách thơ nên có một hệ thống
ngôn ngữ thơ mang những nét riêng. Trường nghĩa ngôn ngữ mang đậm
phong cách của nhà thơ từ đó mà hình thành.
Đồng Đức Bốn là nhà thơ nổi lên như một hiện tượng thơ đặc biệt với
thể thơ lục bát hiện đại. Có lẽ ông là người làm thơ lục bát hay nhất trong
khoảng 50 năm trở lại đây ở Việt Nam. Đồng Đức Bốn từng nhận nhiều giải
thưởng trong các cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân
Đội và báo Tiền Phong. Đồng Đức Bốn sinh năm 1948, quê Hải Phòng. Ông
đã từng làm nhiều nghề kiếm sống, cuộc đời sóng gió phiêu bạt nhiều nơi.
Những dấu vết ấy hằn sâu trong nhiều bài thơ của ông. Ngôn ngữ thơ rất giàu
hình ảnh mà nổi bật lên đó là những từ ngữ thuộc hệ thống trường nghĩa
không gian.
Tìm hiểu trường nghĩa không gian trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn
cũng là phát hiện ra vẻ đẹp ngôn ngữ trong thơ ca dân tộc nói chung và phong
cách thơ Đồng Đức Bốn nói riêng.

1


2.

Lịch sử vấn đề
Lí thuyết về trường nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ thế giới quan tâm

từ rất sớm, có thể kể đến các tác giả như J.Trier, L.Weisgerber… Các tác giả
này đưa ra các quan niệm, các khía cạnh khác nhau về trường nghĩa xuất phát

từ những góc nhìn riêng của mình.
Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và có nhiều công
trình về lý thuyết trường. Định nghĩa trường của ông được rất nhiều người
chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ
vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa.
Năm 1973, Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện tượng
đồng nghĩa, trái nghĩa. Trong công trình này, Đỗ Hữu Châu nêu các hiện
tượng đồng nghĩa, trái nghĩa của từ thông qua việc phân tích các trường từ
vựng.
Năm 1975, Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường và việc
nghiên cứu từ vựng.
Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung cấp một hệ thống
lí thuyết về trường từ vựng – ngữ nghĩa. Thực chất hiện giờ lí thuyết về
trường từ vựng – ngữ nghĩa ở Việt Nam tồn tại với nội dung sau:
Trường từ vựng ngữ nghĩa được chia làm bốn loại khi căn cứ vào các
loại ý nghĩa của từ, bao gồm: Trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm,
trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng. Ngoài ra, chúng tôi còn
căn cứ vào những nội dung cơ bản trong cuốn Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
(in lần thứ 2, 1966) để có được khung lý thuyết vững chắc cho đề tài này.

2


Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu tiếng Việt.
Đặc biệt, trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên cứu. Ví dụ
một số công trình tiêu biểu như:
Luận án PTS Trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người của Nguyễn
Đức Tồn năm 1988 đã nêu khái niệm trường từ vựng ngữ nghĩa khá hoàn
thiện.
Luận án PTS Đặc điểm Trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật

(trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) của Nguyễn Thúy Khanh năm
1996
Luận văn thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ thuộc trường thực vật
của Đinh Thị Oanh năm 1999 nhằm chỉ rõ đặc điểm và cấu trúc ngữ nghĩa
hoặc sự chuyển nghĩa của các vị từ thuộc trường thực vật.
Công trình Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư
duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) của Nguyễn Đức
Tồn xuất bản năm 2002. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra đặc điểm ngữ
nghĩa của trường tên gọi thực vật (chương thứ 8). Trong đó, tác giả đã trình
bày cụ thể, chi tiết về cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng chỉ thực vật, sự
chuyển nghĩa và ý nghĩa biểu trưng của một số từ ngữ thực vật.
Nghiên cứu về trường nghĩa trong tác phẩm văn chương nghệ thuật có
một số công trình như:
Luận văn thạc sĩ Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu
của Vũ Hoàng Cúc năm 2011 nhằm chỉ rõ việc sử dụng trường nghĩa và di
chuyển trường nghĩa từ vựng qua đó lí giải về giá trị của thơ Xuân Diệu từ
góc nhìn ngôn ngữ.

3


Luận văn thạc sĩ Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Đồng Đức
Bốn của Nguyễn Thị Hiền năm 2013 cũng đã đi vào nghiên cứu việc sử dụng
trường nghĩa và di chuyển trường nghĩa từ vựng, từ đó lí giải về giá trị thơ
của Đồng Đức Bốn ở phương diện ngôn ngữ.
Như vậy, nghiên cứu về trường nghĩa nói chung đã thu hút được sự chú
ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Nhưng nghiên cứu trường nghĩa trong
tác phẩm văn chương còn khá ít. Vấn đề trường nghĩa mà cụ thể hơn là trường
nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn vẫn chưa có công trình hay bài
viết nào đề cập đến một cách có hệ thống.

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là làm rõ hơn bản chất của trường nghĩa nói

chung và trường nghĩa trong tác phẩm văn chương nói riêng, cụ thể ở đây là
trường nghĩa chỉ không gian trong thơ ca Đồng Đức Bốn. Qua đó khóa luận
cũng góp thêm sự lí giải về giá trị của thơ Đồng Đức Bốn từ góc nhìn ngôn
ngữ học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- Xác định cơ sở lí luận của đề tài.
- Khảo sát, thống kê các từ ngữ trong thơ Đồng Đức Bốn theo trường
nghĩa chỉ không gian để xác định trường nghĩa chỉ không gian trong thơ
Đồng Đức Bốn.
- Qua khảo sát và phân tích các từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ không
gian để rút ra những giá trị của thơ Đồng Đức Bốn từ góc nhìn ngôn
ngữ.

4


4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, đối tượng chúng tôi nghiên cứu là trường nghĩa


chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu với khoảng 100 bài thơ nằm
trong sáu tập thơ của Đồng Đức Bốn: Con ngựa trắng và rừng quả đắng, Nxb
Văn học, Hà Nội; Chăn trâu đốt lửa, Nxb Lao động, Hà Nội; Trở về với mẹ ta
thôi, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội; Cuối cùng vẫn còn dòng sông, Nxb Hội nhà
Văn, Hà Nội; Chuông chùa kêu trong mưa, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội; Chim
mỏ vàng và hoa cỏ độc, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp và

thủ pháp sau:
-

Phương pháp miêu tả để miêu tả đặc điểm của từ thuộc trường nghĩa

chỉ không gian.
-

Phương pháp phân tích để làm rõ giá trị biểu hiện của từ thuộc trường

nghĩa chỉ không gian trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của thơ Đồng
Đức Bốn.
-

Thủ pháp thống kê dùng để tổng hợp ngữ liệu, qua đó nắm được một

cách khái quát về trường nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn.

-

Thủ pháp phân loại dùng để phân loại ngữ liệu và xác định các đặc

điểm của từ thuộc trường nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn.


6.

Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận, khóa luận làm rõ lí thuyết về trường nghĩa ứng dụng

trong tác phẩm văn chương, làm rõ vai trò của việc sử dụng từ ngữ thuộc
trường nghĩa chỉ không gian trong thơ ca Đồng Đức Bốn. Từ đó, khóa luận
hướng tới khẳng định những đóng góp của nhà thơ về ngôn ngữ nghệ thuật
Về mặt thực tiễn, khóa luận giúp cho người đọc có một cái nhìn cụ thể
hơn, đa chiều hơn về thơ ca Đồng Đức Bốn, cụ thể ở đây là cái nhìn từ góc độ
ngôn ngữ học
7.

Bố cục của khóa luận
Tương ứng với mục đích nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu và

phần kết luận, nội dung của khóa luận được triển khai trong 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Các trường nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn
Sau cùng là phần tài liệu tham khảo và phụ lục.


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Trường nghĩa
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa.
Ngôn ngữ là một hệ thống điển hình bao gồm tổng thể các yếu tố và
các yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo nhiều kiểu dạng khác
nhau. Nằm trong hệ thống ngôn ngữ ấy, các đơn vị từ vựng cũng không tồn
tại biệt lập, tách rời mà luôn có những mối quan hệ nhất định cả về hình thức
lẫn ngữ nghĩa. Quan hệ về ý nghĩa giữa các đơn vị từ vựng là một trong
những mối quan hệ được các nhà khoa học ngôn ngữ quan tâm làm rõ. Các từ
đồng nhất về nghĩa được tập trung thành các nhóm gọi là trường nghĩa (hay
trường từ vựng hoặc trường từ vựng ngữ nghĩa).
Các nhà nghiên cứu khác nhau nhìn nhận việc nghiên cứu tính hệ thống
trong từ vựng rất khác nhau và phân chia trường nghĩa theo những cơ sở khác
nhau:
Trước hết là quan niệm của một số tác giả nước ngoài: Từ những năm
90 của thế kỉ XIX, M. M. Pokrovxki là người đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu
từ vựng một cách có hệ thống nhưng khái niệm trường và lý thuyết trường
ngữ nghĩa chỉ thực sự được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỉ XX, bắt
nguồn từ những lý thuyết ngôn ngữ học của W. Humboldt và F.de Saussure.
Sau đó các nhà nghiên cứu khác như G. Ipsen (1924), A. Jolles (1934), W.
Porzig (1934)… và đặc biệt là J. Trier (1934) được coi là người đã mở ra một
giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học. Ông là người đầu tiên đưa thuật
ngữ “trường” vào ngôn ngữ học và đã thử áp dụng quan điểm cấu trúc vào
lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa. Ông cho rằng, trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại
trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường


quyết định. Trường kiểu của J. Trier là trường có tính chất đối vị, gọi tắt là
trường trực tuyến (dọc). Cùng kiểu trường với J. Trier là L. Weisgerber, ông
cũng có một quan điểm rất đáng chú ý về các trường, theo ông, cần phải tính

đến các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự
ngôn ngữ hóa một lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Ngoài hai tác giả trên,
trường trực tuyến cũng được nhiều nhà ngôn ngữ khác đề cập đến. Có thể kể
đến các tác giả như Cazares, P. M Roget, R. Hallig, W. Von Warburrg, W. P.
Zaleskij, Duchacek, H. Husgen, K. Reuning.
Khác với các nhà ngôn ngữ trên, W. Pozig lại xây dựng quan niệm về
các trường tuyến tính hay trường ngang. Theo ông, trường là những cặp từ có
quan hệ kiểu như “gehen” – “fuber” (“đi” – “chân”), “greifen” – “hand”
(“cầm” – “tay”), “sechen” – “auge” (“nhìn” – “mắt”).. Đây không phải là
những quan hệ chung nhất, những quan hệ ngữ nghĩa tạo nên “các trường cơ
bản của ý nghĩa”. Trung tâm của “các trường cơ bản của ý nghĩa” là các động
từ và tính từ vì chúng thường đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu, do đó
chúng thường ít nghĩa hơn các danh từ.
Ở Việt Nam trường nghĩa cũng là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập đến như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ
Việt Hùng… trong đó tiêu biểu nhất là nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu. Từ
những năm 80 của thế kỉ trước, Đỗ Hữu Châu là người đã giới thiệu trường
trong một loạt các công trình trên những phương diện lịch sử vấn đề, hệ thống
hóa các quan điểm phương pháp của các nhà ngôn ngữ học thế giới, đồng thời
đưa ra các tiêu chí cũng như phương pháp xác lập trường.
Qua thực tế nghiên cứu Đỗ Hữu Châu đã khẳng định rằng: Những quan
hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ
thống con thích hợp. Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng


thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ
ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống
ngữ nghĩa chứa chúng. [4; 156]
Từ đó, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa: Mỗi tiểu hệ thống ngữ
nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những từ đồng nhất với nhau về

ngữ nghĩa. [4; 157]. Quan niệm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc
phân lập trường nghĩa. Đây là quan niệm có tính chất định hướng cho các
quan niệm về trường nghĩa của các nhà Việt ngữ khác sau ông.
Khóa luận của chúng tôi lấy quan niệm về trường nghĩa của Đỗ Hữu
Châu làm cơ sở lí thuyết để nghiên cứu.
1.1.2. Phân loại trường nghĩa
F. De Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai
dạng: quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ
ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Dựa vào
hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ, Đỗ Hữu Châu chia trường nghĩa tiếng
Việt thành các loại khác nhau: trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm
(hai trường nghĩa dựa vào quan hệ dọc); trường nghĩa tuyến tính (dựa vào
quan hệ ngang) và trường nghĩa liên tưởng (dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ
dọc và quan hệ ngang).
1.1.2.1. Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu vật là “một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa
biểu vật” [5; 170]. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về chân: cổ chân, bàn
chân, ngón chân, gót chân, đứng đi, đá, nhảy… Đây là các đơn vị từ cùng
phạm vi biểu vật chân.


Mỗi một trường nghĩa biểu vật thường có từ trung tâm là danh từ. Danh
từ này có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật,
như người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu… Các danh từ này cũng là
tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là
những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Dựa vào danh từ trung tâm,
người ta xác lập trường nghĩa biểu vật. Ở ví dụ trường biểu vật về chân trên,
dựa vào danh từ chân, ta tập hợp được rất nhiều từ về chân – nằm trong
trường nghĩa chân.
Các trường nghĩa biểu vật lớn có thể chia thành các trường nghĩa biểu

vật nhỏ. Đến lượt mình, các trường nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể phân
chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, trường nghĩa
biểu vật về chân có thể chia thành các trường nhỏ: trường biểu vật về bàn
chân (gồm: ngón chân, đốt ngón chân, mu bàn chân, hoa chân, vân chân….),
trường biểu vật về dóng chân (gồm: cổ chân, bọng chân, xương dóng chân…)
Số lượng từ ngữ và cách tổ chức của các trường nghĩa biểu vật rất khác
nhau. Sự khác nhau này diễn ra giữa các trường lớn với nhau và giữa các
trường nhỏ trong một trường lớn. Nếu so sánh các trường cùng một tên gọi
trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa.
Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ)
là một “miền” của trường, thì thấy, các miền thuộc các ngôn ngữ rất khác
nhau. Có những miền trống – tức không có từ ngữ - ở ngôn ngữ này nhưng
không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao trong ngôn ngữ này
nhưng lại thấp trong ngôn ngữ kia.
Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật, cho nên, từ có thể nằm trong nhiều
trường biểu vật khác nhau, hệ quả là các trường nghĩa biểu vật có thể “giao


thoa”, “thẩm thấu”. Xét trường biểu vật về người và trường biểu vật về động
vật, ta sẽ thấy rất rõ điều này. Trường nghĩa người sẽ bao gồm các từ: đầu,
tóc, mắt, cổ , bụng, tay, chân, mũi, miệng, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, thịt,
lông, ăn, uống, chạy, nhảy, khóc, cười, hát, ngủ, nằm… Trường nghĩa động
vật sẽ gồm các từ: đầu, đuôi, sừng, cổ, mắt, chân, mũi, răng, lưỡi, ruột, dạ
dày, da, máu, chạy, nhảy, hót, hí, hú, ngủ, nằm… Hầu hết các từ nằm trong
trường động vật đều nằm trong trường người, ví dụ các từ: đầu, cổ, mắt, chân,
mũi, miệng, lưỡi, dạ dày, ăn, uống, chạy, nhảy, ngủ, nằm… Ta nói trường
người và trường động vật giao thoa, thẩm thấu vào nhau. Mức độ giao thoa
của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ chung giữa các trường với nhau.
Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường nghĩa biểu vật không giống
nhau. Có những từ điển hình cho trường được gọi là hướng tâm, có những từ

không điển hình cho trường được gọi là từ hướng biên. Từ hướng tâm gắn rất
chặt với trường làm thành cái lõi trung tâm quy định những đặc trưng ngữ
nghĩa của trường. Từ hướng biên gắn bó lỏng lẻo hơn và mỗi lúc một đi xa
khỏi lõi, liên hệ với trường mờ nhạt đi. Ở ví dụ về trường người và trường
động vật trên, các từ hướng tâm là các từ chỉ có ở trường này mà không có ở
trường kia, các từ hướng tâm của trường người như khóc, buồn, hát…, các từ
hướng tâm của động vật là các từ hí, hót, hú, đuôi… Từ hướng biên của
chúng là những từ xuất hiện ở cả hai trường như đầu, chân, mắt, mũi, ruột, dạ
dày, chạy, nằm, ăn, uống…
1.1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu trúc
biểu niệm [5,170]. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu niệm (vật thể nhân tạo)
(thay thế hoặc tăng cường công tác lao động) (bằng tay): dao, cưa, búa, đọc,
khoan, lưới, nơm, dao, kiếm….


Cũng như các trường nghĩa biểu vật, các trường biểu niệm có thể phân
chia thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ và cũng có những “miền” với
những mật độ khác nhau.
Từ có nhiều nghĩa biểu niệm, bởi vậy, một từ có thể đi vào nhiều
trường nghĩa biểu niệm khác nhau. Vì thế, cũng giống như trường nghĩa biểu
vật, các trường nghĩa biểu niệm cũng có thể giao thoa, thẩm thấu vào nhau và
cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận
trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi.
1.1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính
Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp từ có thể kết hợp với một từ gốc để
tạo ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Chẳng hạn, trường nghĩa tuyến tính của từ chân là mềm, ấm, lạnh,…đứng, đi,
nhảy, đá…
Để xác lập được trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc

rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ,
câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Cùng với các trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa
biểu niệm), các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ
và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những
đặc điểm hoạt động của từ.
1.1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng
Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa ấn
tượng tâm lí được một từ gợi ra [5;186]. Chẳng hạn, trường nghĩa của từ đỏ
gồm các đơn vị từ vựng: đỏ tươi, đỏ tía, lửa, máu, sức sống, may mắn,…


Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, cố định bằng từ
các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm.
Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm
trong trường biểu vật, trường biểu niệm và các trường tuyến tính, tức là
những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung
tâm. Song, trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới
do sự xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề
tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho các trường liên tưởng
có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân.
1.1.3. Giá trị của việc tìm hiểu trường nghĩa trong tác phẩm văn chương
nghệ thuật
Quan niệm về trường nghĩa của các nhà ngôn ngữ học có thể không
giống nhau nhưng có thể hiểu: Trường nghĩa là một tập hợp bao gồm các từ
có chung với nhau ít nhất một nét nghĩa. Tiêu chí để xác lập trường nghĩa là
nghĩa của từ. Việc phân lập hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thành các
trường nhỏ dù có dựa vào các tiêu chí nào đi chăng nữa cũng không thể không
bắt đầu từ tiêu chí ngữ nghĩa ấy.
Trường nghĩa trong tác phẩm văn chương không phải là sự ngẫu nhiên

mà nó tuân theo quy luật sáng tạo của con người dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa.
Nghiên cứu nó không chỉ giúp cho ta thấy được cái hay của ngôn ngữ mà còn
thấy được tài năng, phong cách của người sử dụng. Qua đó, giúp người tiếp
nhận hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ, câu, khổ thơ và toàn bài. Nhờ vậy,
người tiếp nhận sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm thụ và lí giải tác phẩm văn học
đồng thời có thể trau dồi vốn ngôn ngữ cho bản thân.


1.2. Trường nghĩa chỉ không gian.
“Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian,
không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người”
(Trần Đình Sử). Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không
gian - thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều
bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Và từ sự đổi thay của không
gian - thời gian, con người nhận ra sự đổi thay trong chính mình.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì: “Thời
gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh
trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ
thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể
hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể
loại, từng hệ thống nghệ thuật” [11; 287]. Ở đây, trong phạm vi khóa luận
này, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu về trường nghĩa chỉ không gian trong tác
phẩm văn học mà cụ thể là trường nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức
Bốn.
Về khái niệm “không gian”, trong cuốn Từ điển tiếng Việt, tác giả
Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải như sau: “Không gian là khoảng không bao la
trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [13; 633].
Như vậy, không gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại
của các sự vật. Không gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những
thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu. Theo chúng

tôi “trường nghĩa chỉ không gian” là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về
ngữ nghĩa chỉ môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật.
Môi trường chúng ta đang sống gồm: môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Môi trường tự nhiên là môi trường bao gồm tất cả những vật


thể sống và không sống xuất hiện một cách tự nhiên trên Trái Đất hoặc
một vùng trên trái đất (hiện tượng tự nhiên, sự vật tự nhiên). Môi trường
xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi
phối môi trường (môi trường làng quê, môi trường thành thị). Từ đó chúng
tôi xác định trường nghĩa chỉ không gian gồm: trường nghĩa chỉ không gian
tự nhiên, trường nghĩa chỉ không gian xã hội. Trường nghĩa chỉ không gian
tự nhiên gồm: trường nghĩa chỉ không gian xuất hiện các hiện tượng tự
nhiên, trường nghĩa chỉ không gian xuất hiện các sự vật tự nhiên. Trường
nghĩa chỉ không gian xã hội gồm: trường nghĩa chỉ không gian làng quê,
trường nghĩa chỉ không gian thành thị và trường nghĩa chỉ không gian địa
danh.
1.3. Nhà thơ Đồng Đức Bốn và thơ ca Đồng Đức Bốn
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30/3/1848 – 14/2/2006), quê quán ở xóm Lê
Lác, thôn Song Mai (tức làng Moi), xã An Hồng, huyện An Hải, thành phố
Hải Phòng.
Ông được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, thanh niên ông
tham gia vào đội thanh niên xung phong. Giải ngũ, Đồng Đức Bốn về làm
việc tại Xí nghiệp sửa chữa ô tô Hải Phòng, làm thợ gò bậc 6/7. Sau đó, Đồng
Đức Bốn về làm việc tại xí nghiệp xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng, giữ
chân đại diện cho Xí nghiệp này ở Hà Nội.
Văn đàn Thủ đô những năm 1987 - 1992 rất sôi động. Đây là thời kì
Đồng Đức Bốn làm quen với những nhà thơ cung đình bậc nhất, những
tác giả đang ở độ huy hoàng của thơ ca như: Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lưu
Quang Vũ, Vũ Quần Phương…



Đồng Đức Bốn sáng tác thơ vào cuối những năm 1980. Tập thơ đầu
tên của ông là Con ngựa trắng và rừng quả đắng (1992), tập thơ không
đem


lại thành công cho ông nhưng Đồng Đức Bốn vẫn vượt qua những khó khăn
để sáng tác
Thơ Đồng Đức Bốn dần dần đã chạm tới sự thành công, được rất nhiều
bạn đọc đón nhận và được nhiều nhà thơ nổi tiếng đánh giá cao. Không phải
vô tình mà Nguyễn Khoa Điềm đã tặng Đồng Đức Bốn bài thơ lục bát “Bạn
Thơ”:
Bạn chừ đóng gạch nơi nao
Văn chương lấm láp vêu vao mặt người
Bất ngờ bạn đến thăm
tôi
Gửi cho mấy tập ôi trời là thơ.

Câu dài câu ngắn ngẩn ngơ Những
rơm với lửa, những tơ với tình Một
người hoang dại một mình
Bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân
Lòng yêu yêu đến trong ngần Đường
xa thương vết chân trần bạn tôi Mong
sao bạn bớt bùi ngùi
Cố làm thơ nữa để rồi gặp nhau…
Đồng Đức Bốn không phải là nhà thơ cách tân cũng không phải là nhà



thơ khai sáng mà ông là nhà thơ tiếp thu và giữ gìn những giá trị thơ ca
truyền


thống. Cái hay trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn là sự hòa quyện của “cái
chất phác” giống như ca dao, sự ngậm ngùi của tình cảm và cả những kinh
nghiệm sống của một người nhà quê lang bạt. Hình ảnh nông thôn hôm
nay
được Đồng Đức Bốn đưa vào trong thơ cùng với cái ngậm ngùi của sự nghèo
nàn và mất mát khiến lòng ta không khỏi xót xa:
Nhà quê có cái giếng đình
Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ.
Nhà quê có mấy trai tơ
Quần bò, mũ cối giả vờ sang chơi.

Nhà quê chân lấm tay bùn Mẹ
đi cấy lúa rét run thân già.
Chợ làng mở dưới gốc đa
Nhà quê đem mấy con gà bán chơi

Ối mẹ ơi đê đã vỡ rồi
Đồng ta trắng xóa cả trời nước trong.
Trâu bò thất thểu long đong
Trên bè tre rối bòng bong xoong nồi.
Ối mẹ ơi đê đã vỡ rồi


×