Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 36 trang )

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
- Lê Hữu Trác -

I.

TÌM HIỂU CHUNG

1.

Tác giả:

2.

Tác phẩm:

- Là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783.
- Thể loại: Kí sự
- Viết bằng chữ Hán.
- Vị trí đoạn trích: SGK/3
- Nội dung : SGK/3
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Bức tranh hiện thực trong phủ chúa:
1.1 . Quang cảnh:
- Phải đi qua nhiều lần cửa, ở mỗi của đều có vệ sĩ canh gác, ai muốn ra vào phải có
thẻ.
- Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, …
- Khuôn viên: có điếm Hậu mã quân túc trực….
- Nội phủ: Đại đường, Quyển bồng, Gác tía,…sơn son thếp vàng
 Xa hoa, tráng lệ
1.2. Nghi thức sinh hoạt:


- Cách nói: lời lẽ, hành động phải cung kính, lễ phép.
- Cách tiếp đón: vào phủ phải có thánh chỉ -> nghiêm ngặt
- Người hầu: đông đảo, luôn có phi tần chầu chực. không khí ngột ngạt, trang nghiêm
 Cảnh sống xa hoa nhƣng ngột ngạt thiếu sinh khí  uy quyền tột đỉnh của chúa
Trịnh.
2.

Thái độ của tác giả:

- Ngạc nhiên
- Khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa.
- Thái độ thờ ơ, dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây.
- Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi, nhưng thiếu khí trời và không khí
tự do.


TỰ TÌNH II
- Hồ Xuân Hƣơng –
I.

TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: HXH là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, bà được
mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”
2. Tác phẩm: Bài thơ Tự tình được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật,
là một trong những bài thơ nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân
Hương. Bài thơ là sự dồn nén từ nỗi cô đơn đến tủi nhục của nữ sĩ trong đêm khuya
thanh vắng
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.


Hai câu thơ đề: đã cho thấy tình cảnh cô đơn và nỗi niềm buồn tủi của nhân

vật trữ tình:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.


Hoàn cảnh:

- Thời gian: “đêm khuya” , đây chính là thời điểm lý tưởng để con người đối diện với
chính mình với những suy tư trăn trở.
- Không gian:
+ Từ láy “văng vẳng” đã gợi ra không gian lúc nửa đêm, gợi ra không gian vắng lặng,
hiu quạnh.
+ Tiếng “ trống canh dồn” cứ gấp gáp, “ văng vẳng” liên hồi thể hiện bước đi dồn dập
của thời gian, như hối thúc người phụ nữ, khiến tâm trạng của người phụ nữ thêm rối
bời.
+ Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, nhịp trống canh vẳng lại càng khắc sâu thêm sự tĩnh
mịch của thời gian, không gian, khắc sâu thêm sự trống trải trong lòng nữ sĩ.


Tâm trạng: của nhân vật trữ tình được thể hiện rõ qua câu thơ:
Trơ cái hồng nhan với nước non

- Với nghệ thuật đảo ngữ, từ “trơ” đặt đầu câu đã nhấn mạnh nỗi đau, sự trơ trọi, tủi hổ,
bẽ bàng của nhân vật trữ tình.


- Cụm từ “hồng nhan” dùng để chỉ nhan sắc của người phụ nữ .Thế nhưng HXH lại sử

dụng từ “cái” trong cụm từ “cái hồng nhan” một cách gọi rất “đồ vật hóa” để chỉ vẻ đẹp
của người phụ nữ thì thật là rẻ rúng, mỉa mai và chì chiết.
- Với bản lĩnh của mình, HXH đã đặt “cái hồng nhan” đối sánh với “nước non”:
+ “Nước non” kia có thể hiểu chính là vũ trụ, là cuộc đời và sự đối sánh đó đã thể hiện
nỗi cô đơn của con người đang hiu quạnh, bấp bênh giữa cuộc đời và cũng thật trơ trọi,
cô độc giữa vũ trụ rộng lớn.
+ Mặt khác , sự đối sánh ấy chính là biểu hiện của bản lĩnh HXH, góp phần nâng tầm giá
trị của người phụ nữ.
Hai câu thơ đã mở ra tình cảnh bẽ bàng về thân phận và tâm trạng buồn tủi của
nhân vật trữ tình.
2.

Hai câu thơ thực: Từ nỗi cô đơn, thao thức không biết bày tỏ, tâm sự cùng ai ở

hai câu thơ đề, sang hai câu thơ thực, nhân vật trữ tình tỏ ra chán chường và đã cố tìm
quên trong men rượu. Nhà thơ muốn chìm ngập trong cơn say để quên đi thực tại xót xa,
tủi nhục nhưng thật trớ trêu:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc của số phận , muốn mượn
ruợu giải sầu nhưng sầu không vơi mà càng sầu thêm, duyên tình đã trở thành trò đùa
của tạo hóa. Từ lại có nghĩa là lặp lại, quay lại.Bởi lẽ sau mỗi lần tỉnh rượu, lại càng
thêm thấm thía nỗi đau thân phận.
- Tình cảnh của HXH còn được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng”: Trăng sắp tàn
(“bóng xế”) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân đã trôi qua mà duyên tình vẫn không
trọn vẹn.
 Hai câu thơ đã góp phần thấy rõ nỗi xót xa, ê chề, cay đắng cho duyên tình lỡ
làng của nhân vật trữ tình.
3. Hai câu luận: Sang hai câu thơ luận là niềm phẫn uất, phản kháng trước cuộc đời
đồng thời cho thấy sự mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt của HXH:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm tọc chân mây đá mấy hòn


- Biện pháp đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của đất đá, cây cỏ và
cũng là sự phẫn uất của nhân vật trữ tình.
- Bên cạnh đó, những động từ mạnh như “xiên”, “đâm” được kết hợp với các bổ ngữ
“ngang”, “toạc” độc đáo đã thể hiện sự vươn lên, bứt phá mãnh liệt. Rêu xiên ngang mặt
đất, đá đâm toạc chân mây như đang oán hờn trời đất, đó không chỉ là phẫn uất mà còn
là phản kháng trước cuộc đời.
- Những hình ảnh “rêu”, “đá” là những sự vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng qua cái nhìn đầy tâm
trạng của nhân vật trữ tình thì chúng trở nên mạnh mẽ, tràn đầy sức sống, bứt phá vươn
lên đập tan mọi rào cản.Đó cũng chính là bản lĩnh, tâm hồn đầy sức sống, cõi lòng nhiều
khát khao của HXH.
 Hai câu thơ thể hiện sức sống mãnh liệt của sự vật mà cũng chính là cái bản lĩnh
rắn rỏi, sức phản kháng mạnh mẽ của nữ sĩ dù trong hoàn cảnh bi đát, đau khổ.
4.Hai câu kết: Bài thơ kết lại bằng tâm trạng chán chường, tủi hổ, qua đó bộc lộ khát
vọng mãnh liệt về hạnh phúc lứa đôi:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
- Tâm trạng của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua từ “ngán” đã cho thấy sự ngán
ngẫm, chán chường trước nỗi đời éo le, bạc bẽo.
- Cụm từ” xuân đi xuân lại lại” :
+ Mùa xuân của tự nhiên cứ tuần hoàn, đi rồi lại quay trở lại theo quy luật của tạo hóa.
+ Trong khi đó tuổi xuân của con người đi qua sẽ không bao giờ trở lại.
- Nghệ thuật tăng tiến theo chiều hướng giảm dần ở câu thơ cuối: mảnh tình – san sẻ –
tí – con con càng khắc họa rõ hơn sự nhỏ bé của thân phận, tăng dần nghịch cảnh đầy éo
le và khát vọng hạnh phúc lứa đôi
Qua hai câu thơ kết đã thể hiện bi kịch duyên phận: vừa buồn tủi, vừa cháy
bỏng khát khao đƣợc sống hạnh phúc của nhân vật trữ tình. Khát khao ấy cũng

chính là khát khao của biết bao ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.


CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu)
- Nguyễn Khuyến I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, ông được mệnh danh
ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam ông đỗ đầu cả ba kì thi nên được gọi
là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Nguyễn Khuyến là một con người tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước
thương dân, bày tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Bài thơ Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn
Khuyến.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.
- Hoàn cảnh sáng tác: sau khi NK cáo quan về quê ở ẩn.
II . ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Cảnh thu
* Điểm nhìn của tác giả:
- Tác giả ngồi trên thuyền phóng tầm mắt từ thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời
(tầng mây) , tới ngõ trúc rồi trở lại với ao thu, với thuyền câu. Cảnh thu được đón
nhận từ gần đến xa rồi lên cao xa trở lại gần.
- Từ một không gian hẹp, không gian thu, cảnh sắc thu được gợi ra từ nhiều hướng.
Điểm nhìn khép kín, phù hợp với tâm trạng của tác giả
* Bức tranh thu:
- Hình ảnh: Mở đầu bài thơ là những hình ảnh: ao, thuyền câu, ngõ trúc, bèo  đây là
những hình ảnh bình dị, gần gũi và vô cùng quen thuộc ở làng quê Việt Nam.



- Khí thu: Với cụm từ “lạnh lẽo” đủ cảm nhận không khí se lạnh đặc trưng của tiết trời
mùa thu.
- Sắc thu: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, và xen vào đó là chiếc lá vàng.(gam
màu chủ đạo là màu xanh, chấm phá thêm chút màu vàng)


Sắc xanh của bầu trời hoà lẫn cùng sắc xanh của nước, của cảnh vật tạo nên một

không gian xanh trong, dịu nhẹ, chấm phá một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền
xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động.
- Đường nét, chuyển động: sóng - hơi gợn tí, lá - khẽ đưa vèo, tầng mây - lơ lửng, cá –
đớp động dưới chân bèo Nghệ thuật lấy động tả tĩnh Cảnh vật chuyển động đều
khẽ, nhẹ không đủ tạo ra âm thanh, chỉ có tiếng cá đớp động càng làm tăng thêm sự yên
ả, tĩnh lặng, thanh sơ, dịu nhẹ và đượm buồn.
 Cảnh thu mang nét riêng của làng quê Bắc Bộ, rất dân dã, giản dị, là cảnh “điển hình
hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
2. Tình thu.
- Nói chuyện câu cá nhưng không chủ ý vào câu cá, đó chỉ là cái cớ để đón nhận cảnh
thu, bày tỏ tâm sự của mình.
- Tư thế đi câu tựa gối buông cần đã thể hiện dáng vẻ suy tư, trầm mặc, “lâu chẳng
được” là chỉ sự trong trong đợi trong mỏi mòn, vô vọng.
 Một tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương, làng cảnh Việt Nam, một cõi lòng sâu
lắng, cô quạnh. Một tình yêu quê hương đất nước sân nặng, thầm kín nhưng không kém
phần sâu sắc.


THƢƠNG VỢ
- Trần Tế Xương-

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Trần Tế Xương hay còn gọi là Tú Xương, là nhà thơ hiện thực trào phúng
xuất sắc của nền văn học Việt Nam.
2. Tác phẩm: “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay nhất và cảm động nhất của
ông viết về bà Tú. Qua bài thơ, Trần Tế Xương bày tỏ sự tri ân, lòng trân trọng cũng như
tình yêu thương của ông dành cho sự vất vả, hi sinh của bà Tú.
II . ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thƣơng vợ của ông Tú: (6 câu thơ đầu)
1.1. Hai câu đề: Kể về công việc làm ăn và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đương:
* Câu thơ đầu tiên đã nói đến hoàn cảnh làm ăn của bà Tú:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
- Thời gian: “Quanh năm” là suốt cả năm, không trừ ngày nào, khép kín về thời gian , từ
ngày này sang ngày khác , tháng này qua tháng khác và năm nào cũng vậy , bất kể mưa
nắng. Cụm từ “quanh năm” đã cho ta thấy được nỗi vất vả, khó nhọc của bà Tú.
- Công việc: Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó , bà Tú phải miệt mài với công
việc “buôn bán” . Đó là công việc rất cực nhọc, vất vả, lời lãi chẳng được bao nhiêu
nhưng phải bon chen ở chốn đầu sông cuối bãi.
- Địa điểm làm việc: Hai từ “mom sông” cụ thể hóa không gian làm việc của bà Tú , đó
là là phần đất nhô ra phía lòng sông , ba bề là nước đã cho thấy sự chênh vênh, chật hẹp
và đầy nguy hiểm.
* Câu thơ thứ hai đã nói đến gánh nặng mà bà Tú phải đảm đang vì chồng vì con:
Nuôi đủ năm con với một chồng
- Nguy hiểm, khó nhọc là thế nhưng bà vẫn đảm đang, chịu thương, chịu khó để “nuôi
đủ” được một gia đình “năm con với một chồng”:
+ Cụm từ “nuôi đủ” có thể hiểu là nuôi vừa đủ, không thừa cũng không thiếu Đã cho
thấy sự đảm đang, tháo vát, đồng thời khẳng định vai trò trụ cột của bà Tú.
+ Nghệ thuật tiểu đối: năm con với một chồng:


 Chồng đặt ngang hàng với con, gánh nặng đức ông chồng bằng cả năm đứa con
 Từ “với” như đôi quang gánh đè nặng lên đôi vai của bà Tú

 Cách nói dí dỏm nhƣng đầy chua xót của Tú Xƣơng ẩn sau tấm lòng tri ân, sự
thấu hiểu của ông đối với sự vất vả, nhọc nhằn, hi sinh thầm lặng của bà Tú.
1.2 . Hai câu thực: đã đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú.
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
- Từ láy kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ: “lặn lội”, “eo sèo” đứng trước danh từ chủ thể ,
một lần nữa đã tô đậm nỗi vất vả, bươn chải ngược xuôi của bà Tú.
- Nghệ thuật ẩn dụ “thân cò”: Tú Xương mượn hình ảnh “thân cò” - một hình ảnh quen
thuộc trong thơ ca. Thông qua hình ảnh ẩn dụ đã gợi lên một bà Tú nhỏ bé, lam lũ, vất
vả, đáng thương, tội nghiệp.
- Nghệ thuật đối: “khi quãng vắng” >< “buổi đò đông”
+ Bà Tú phải “lặn lội” bươn chải ngựơc xuôi “khi quãng vắng” – gợi lên một không gian
heo hút, rợn ngơp, đầy bất chấp nguy hiểm.
+ Không những vậy, bà còn phải “eo sèo”, kì kèo ở “buổi đò đông” bon chen, giành giật,
nhốn nháo, phức tạp.
 Bằng việc vận dụng sáng tạo ca dao, nghệ thuật đối đã làm nổi bật sự vất vả,
gian truân của bà Tú. Đổng thời, thể hiện lòng thƣơng vợ sâu sắc của ông Tú qua
những công việc mà bà Tú phải làm hàng ngày.
1.3.

Hai câu luận: đã cho thấy bà Tú là người giàu đức hi sinh
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”

- “duyên” là hạnh phúc , còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. Bà Tú lấy ông Tú
duyên thì ít nợ thì nhiều.Thế nhưng bà không hề than phiền, ngược lại bà còn lặng lẽ
chấp nhận, hi sinh tất cả vì chồng vì con.
- Cách sử dụng số từ theo cấp số nhân “một” – “hai” – “năm” – “mười” đã cho thấy sự
vất vả, gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó của bà Tú.
- Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười

mưa” nhằm nhấn mạnh nỗi cơ cực, nhọc nhằn của bà Tú.
-


 Hình ảnh bà Tú – chân dung điển hình của ngƣời phụ nữ Việt Nam: tần tảo,
chịu thƣơng, chịu khó, giàu đức hi sinh, yêu thƣơng chồng con.Qua đó, đồng thời
thấy đƣợc tấm lòng yêu thƣơng, cảm phục và sự tri ân sâu sắc của ông Tú dành cho
bà Tú.
2. Tình cảm của ông Tú
- Thói đời: cái thói xấu của người đời, quan niệm khắt khe của xã hội.
- “ăn ở bạc”: cách cư xử của cá nhân con người
- Có chồng hờ hững…: tự xỉ vả mình, tự trách sự vô dụng của bản thân.
 Tác giả thay lời bà Tú chửi thói đời đen bạc và cả sự vô tích sự của mình. Qua đó
thể hiện nhân cách cao đẹp, sự ăn năn rất chân thành.


BÀI CA NGẤT NGƢỞNG
Nguyễn Cơng Trứ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Cơng Trứ (1778-1858) tự Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai,biệt hiệu Hi Văn,q làng
Uy Viễn, Nghị Xn- Hà Tĩnh.
- Ơng cần cù, say mê học hành nhưng thi cử lận đận, cuối cùng thi đỗ giải ngun, làm quan
dưới triều Nguyễn.
- Ơng là người tài năng, nhiệt huyết ở nhiều lĩnh vực, là người u nước thương dân.
- Ơng sáng tác chủ yếu bằng chữ Nơm, có cơng lớn trong việc hồn thiện thể hát nói.
2. Tác phẩm
- Hồn cảnh: sau khi tác giả nghỉ hưu (1848)
- Thể loại: hát nói là (1 trong hơn 40 làn điệu của ca trù.)
- Nội dung: tổng kết, đánh giá về cuộc đời của ơng.

- Ý nghóa từ “ngất ngưởng”
-Nghóa đen: chỉ tư thế ngả nghiêng, không vững chắc.
-Nghóa trong bài thơ: thể hiện bản lónh cá nhân trong cuộc sống.
II.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Ngất ngƣởng của Nguyễn Cơng Trứ khi làm quan (6 câu đầu).
- Mở đầu: Vũ trụ nội mạc phi phận sự: Khẳng định quan niệm, ý thức về vai trò, bổn phận
của kẻ sĩ.
- Ơng Hi Văn: thái độ tự trào, tự tơn độc đáo
- Vào lồng: mất tự do nhưng là phương diện để ơng thể hiện tài năng và hồi bão → Ý thức
cống hiến cao đẹp.
- Điệp từ khi + Thủ pháp liệt kê:
+ Thủ khoa: học vị.
+ Tham tán, phủ dỗn, tổng đốc: chức tước.
+ Bình tây, đại tướng: chiến tích.


→ Tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn.



Ngất ngưởng là lời tự khẳng định, sự đánh giá

cao tài năng, nhân cách và phong cách tài tử, phóng túng.
2.Ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi về hưu ( 10 câu tiếp theo)
- Giải tổ chi niên: cáo lão về hưu, quyết định rất dứt khoát và dũng cảm..
- Thái độ: thay lọng, ngựa bằng bò. → Ngạo nghễ, trêu ngươi, coi thường dư luận, đạt đến
độ cao của phẩm cách và tài trí.

- Sự chuyển đổi cuộc đời: kiếm cung → từ bi
- Sự chuyển đổi tâm trạng: thanh thản, nhẹ nhỏm → ngậm ngùi.
- Lối sống:
+ lên chùa cùng đào hát→ khác người, khác đời.
+ Hưởng lạc: cầm, kì, thi, tửu.
+ Được - mất: dương dương. +Khen chê: phơi phới → Lẽ thường tình ở đời.
+ Không vướng tục
 Cuộc sống tự do tự tại, phóng khoáng vƣợt lên mọi thói tục của một bản lĩnh vững
vàng, một nhân cách cứng cỏi.
3. Đánh giá tổng kết về cuộc đời (3 câu cuối)
- Chẳng Trái, Nhạc cũng là phường Hàn, Phú: đặt mình ngang hàng với các bậc công thần,
danh tướng→ tự hào về sự đóng góp cho đất nước
- Nghĩa vua tôi- vẹn đạo sơ chung: khẳng định tấm lòng trung quân ái quốc.
 Tự hào, sảng khoái, tự tin thể hiện cái tôi cá nhân tài năng, bản lĩnh có lối sống
độc đáo.


BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
( Sa hành đoản ca)
- Cao Bá Quát I.TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả.
- Cao Bá Quát ( 1809 - 1855 ) Quê: làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc
quận Long Biên, Hà Nội ).
- Là người có tài, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời.
- Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn
sống có ích cho đời.
2. Bài thơ.
- Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh
miền Trung đầy cát trắng( Quảng Bình, Quảng Trị) (hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là
những hình ảnh có thực gợi cảm hứngcho nhà thơ sáng tác bài thơ này).

- Thể thơ: thể ca hành( thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam ).
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Hình ảnh "bãi cát và con ngƣời đi trên bãi cát:
- “Bãi cát dài lại bãi cát dài” : mênh mông dường như mênh mông bất tận.
→ Hình ảnh tả thực: đẹp nhưng dữ dội, khắc nghiệt đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ
này. → Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi
đến danh lợi.
- Hình ảnh người đi trên bãi cát:
+ Đi một bước như luì một bước: nỗi vất vả khó nhọc
+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển
+ Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi.
+ Nước mắt rơi → khó nhọc, gian truân.
 Sự tất tả, bươn chải dấn thân để mưu cầu công danh, sự nghiệp.
2. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát:
- “Không học được….giận khôn vơi” Nhịp điệu đều, chậm, buồn: tác giả tự giận mình
không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công
danh- lợi danh.


- “Xưa nay phường….bao người” : Câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả → Sự cám dỗ của danh
lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi.Danh lợi
cũng là thứ rượu thơm làm say lòng người.
 Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Ông đã nhận ra tính
chất vô nghĩa của lối học khoa cử, côn đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường.
- “ Bãi cát dài…ơi…” Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn,
day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại?
- Khúc đường cùng : ý nghĩa biểu tượng → nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì
không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không
tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc
sống - Hình ảnh thiên nhiên: phía bắc, phía nam đều đẹp nhưng đều khó khăn, hiểm trở.

- “Anh đứng làm chi trên bãi cát?..” câu hỏi mệnh lệnh cho bản thân → phải thoát ra khỏi
bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa. Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm.
lúc dàn trả, lúc dứt khoát→ thể hiện tâm trạng suy tư của con đường danh lợi mà nhà thơ
đang đi.
 Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng
trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.


VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh ra đời.
2. Thể loại Văn tế
3. Bố cục của văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Phần lung khởi (câu 1-2): Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và ý nghĩa cái chết
bất tử của người nông dân - nghĩa sĩ.
* Mở đầu “Hỡi ôi!” : tiếng than thể hiện tình cảm thương xót với người đã khuất Tiếng
than lay động lòng người, nỗi xót xa, đau đớn trong lòng tác giả.
* Bối cảnh:
- Câu 1:
+ Nghệ thuật đối:
“Súng giặc đất rền” >< “lòng dân trời tỏ”.
Kẻ thù xâm lược có vũ
khí tối tân.

Ý chí, sức mạnh
của lòng dân.

+ Hình ảnh không gian to lớn “đất”, “trời” ; động từ “rền”, “tỏ” gợi sự khuếch tán âm

thanh, sự phô trương của ánh sáng.
 Khái quát tình thế căng thẳng, bão táp của thời đại: Sự đụng độ giữa thế lực xâm lược
hung bạo có vũ khí tối tân với ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
- Câu 2

Mười năm công vỡ ruộng

một trận nghĩa đánh Tây
><

(người nông dân)

(người nghĩa sĩ – bất tử)

Nghệ thuật đối lập, từ ngữ mộc mạc cho thấy sức vùng dậy đấu tranh mau lẹ của người
dân yêu nước, những người bình thường làm việc phi thường Tinh thần quật khởi, sự hi
sinh anh dũng của ngƣời nông dân.


2.

Phần thích thực (câu 3 – câu 15): Hình tƣợng ngƣời nông dân - nghĩa sĩ.
2.1 Trƣớc khi thực dân Pháp xâm lƣợc:

-

Nghĩa sĩ Cần Giuộc là những người nông dân suốt đời cần mẫn, lam lũ, “cui cút” làm ăn

vất vả quanh năm. Họ chỉ biết, chỉ quen với công việc nhà nông, đồng ruộng, thế giới họ
biết là không gian làng xã: “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” , “việc cuốc, việc cày, biệc

bừa, việc cấy, tay vốn quen làm” , “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”.
-

Họ sống theo phong tục, thói quen và hoàn toàn xa lạ với binh đao, trận mạc: “chưa

quen cung ngựa, đâu tới trường nhung” , “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa
từng ngó”.
Bằng thủ pháp tương phản, liệt kê, điệp từ kết hợp với từ ngữ mộc mạc , Nguyễn Đình
Chiểu đã giới thiệu một cách cụ thể về nguồn gốc xuất thân của người nghĩa sĩ: Họ xuất thân
từ tầng lớp nông dân lao động nghèo khổ, cần mẫn, chất phác, hiền lành, chỉ quen công việc
đồng áng, cuốc cày xa lạ với binh đao trận mạc.
2.2 Khi thực dân Pháp xâm lƣợc:
a. Thái độ, tình cảm: Khi thực dân Pháp xâm lược bờ cõi, đất đai của cha ông, họ đã có
những chuyển biến lớn về thái độ, tình cảm:
- Đầu tiên, đối với triều đình nhà Nguyễn, họ hồi hợp, lo lắng, trông ngóng, chờ đợi “trông
tin quan như trời hạn trông mưa” họ trông chờ vào thái độ và hành động đánh giặc cứu dân,
cứu nước của triều đình nhà Nguyễn nhưng hoàn toàn vô vọng.
- Sau đó, là sự căm ghét tận xương tủy đến nỗi “muốn tới ăn gan” , “muốn ra cắn cổ”, “ghét
thói mọi ngư nhà nông ghét cỏ” , bằng nghệ thuật so sánh, nghệ thuật đối kết hợp với động
từ mạnh cho thấy lòng căm thù giặc đến tột cùng.
b. Nhận thức, ý chí:
- Họ đã nhận thức đúng đắn về sự thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ, đất nước ta là một quốc gia
độc lập “một mối sa thư đồ sộ”, “hai vầng nhật nguyệt chói lòa”, tác giả đã sử dụng từ Hán
Việt thể hiện sự trân trọng, tôn vinh, ngưỡng vọng đối vối đất nước linh thiêng.
- Tác giả cũng đã vạch trần tội ác của kẻ thù, lũ bán nước cầu vinh “há để ai chém rắn đuổi
hươu”, “đâu dung lũ treo dê bán chó” ,đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm bản thân, ý chí
quyết tâm đánh giặc.


- Và từ đó,với lòng căm thù giặc cao độ cùng nhận thức sâu sắc đã nảy sinh khát vọng đánh

giặc cứu nước “ mến nghĩa làm quân chiêu mộ” với hành động hoàn toàn tự nguyện: “Nào
đợi ai…” , “ra sức đoạn kình..” , “chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi”, “dốc ra tay” , “không
chờ…”… Tác giả đã sử dụng một loạt câu khẳng định mang hình thức phủ định đã nhấn
mạnh tinh thần tự nguyện, đầy quyết tâm của những người nông dân – nghĩa sĩ.
 Với nghệ thuật so sánh, cách sử dụng động từ mạnh, kết hợp với những những cụm
từ giàu sắc thái biểu cảm để khẳng định ý thức độc lập dân tộc và tinh thần trách
nhiệm của nông dân đối với Tổ quốc.
c. Trang bị vũ khí:
- Họ đánh giặc bằng những vật dụng thô sơ, sẵn có trong sinh hoạt và lao động hàng
ngày.Với “manh áo vải” mà họ vẫn mặc, với “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi” thường ngày
mang ra đồng, với lưỡi dao phay” thường ngày họ vẫn dùng để chặt cây, đốn củi,..
- Họ bước vào cuộc chiến với tất cả cuộc đời nghèo khó của mình, qua đó càng thấy được
tinh thần hăng hái chống giặc bất chấp khó khăn, thiếu thốn . Nhưng với tấm lòng mến
nghĩa cao cả đã khiến họ làm được những việc “kinh thiên động địa”.
d. Khí thế chiến đấu:
- Tuy vũ khí chiến đấu là những vật dụng thô sơ trong khi kẻ thù được trang bị các phương
tiện ciến tranh tối tân, hiện đại. Thế nhưng, những người nông dân nghĩa sĩ đã chiến đấu với
một tinh thần quật khởi, oanh liệt, đạp lên đầu kẻ thù mà xốc tới, mạnh mẽ như vũ bão.
- Với giọng điệu câu văn nhanh mạnh, dồn dập, âm hưởng hào hùng, sử dụng hệ thống động
từ mạnh như: đánh, đốt, đạp, xô, xông,…cùng với hệ thống từ ngữ chỉ sự dứt khoát :đốt
xong, chém rớt,..đã thể hiện khí thế tưng bừng xung trận quyết liệt, đầy hào hùng của những
người con người yêu đất nước mà xả thân quên mình.
e. Kết quả:
- Với sức mạnh dữ dội, mãnh liệt của người nghĩa sĩ nông dân, họ đã giành chiến thắng: đốt
xong nhà dạy đạo, chém rơi đầu quan hai Pháp, làm chủ đồn giặc hai ngày.
- Những người nông dân nghĩ sĩ dũng mãnh như những chiến binh thật sự, khí thế áp đảo
làm cho kẻ thù phải kinh hồn khiếp sợ, chiến công của những họ là biểu tượng cho thành
quả của thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại”.



 Bằng những chi tiết chân thật, bình dị, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã
tạc nên một tƣợng đài nghệ thuật về vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất, kiên cƣờng xả thân
vì nghĩa lớn,… Có thể nói, lần đầu tiên trong nền văn học dân tộc, ngƣời nông dân nghĩa sĩ chống ngoại xâm đƣợc xây dựng thành một tƣợng đài nghệ thuật bất tử.
3. Phần ai vãn : Sự tiếc thƣơng và cảm phục của tác giả trƣớc sự hi sinh của ngƣời
nghĩa sĩ:
- Hình ảnh gia đình tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc
chiến.
- Tiếng khóc giọt lệ xót thương đau đớn của tác giả, gia đình thân quyến người anh hùng,
nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước khóc thương những người ra đi, khóc thương cho thân
phận những người nô lệ.
 Tiếng khóc lớn, tiếng khóc mang tầm vóc lịch sử
4. Phần kết : Ca ngợi linh hồn bất tử của ngƣời nghĩa sĩ
- Tác giả đề cao quan niệm : Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả
thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một
điều rất giản đơn là yêu nước.
- Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng
thất thế.
 Khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ.


CHIẾU CẦU HIỀN
I.TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Thể loại: Chiếu (SGK)
b. Hoàn cảnh sáng tác
c. Bố cục:





- Thạch Lam –
I.

TÌM HIỂU CHUNG

II.

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Bức tranh phố huyện lúc về chiều
a. Bức tranh thiên nhiên
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái kêu ran
+ Tiếng muỗi vo ve
 Âm thanh quen thuộc, nhẹ nhàng, mong manh gợi một không gian êm đềm, lặng lẽ, buồn
vắng.
-

Màu sắc:

+ Phương Tây đỏ rực
+ Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+dãy tre làng đen lại
 Biện pháp so sánh Màu sắc rực rỡ của một ngày đã đi qua, bóng tối bao phủ  Thời
gian: ngày đã tàn.
-

Đƣờng nét: dãy tre lảng cắt hình rõ rệt trên nền trời


 Câu văn êm dịu, có nhịp điệu chậm rãi, hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm, giàu
tính nhạc điệu, vừa uyển chuyển, tinh tế  một buổi chiều quen thuộc, êm đềm, tịch
mịch và đựơm buồn.
b. Bức tranh đời sống, con người
 Cảnh chợ tàn:
- Âm thanh: “người về hết, tiếng ồn cũng mất”
- Hình ảnh: “trên đất chỉ còn rác rưỏi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn, lá mía” ; “một vài người bán
về muộn…”
- Mùi vị: mùi âm ẩm bốc lên, mùi của đất cát, mùi của quê hương Mùi của cuộc sống cơ
cực, đói khổ
 Khung cảnh phơi bày sự xơ xác, tiêu điều của một phố huyện nghèo


 Những kiếp ngƣời tàn
- Những đứa trẻ: Đi lại tìm tòi, nhặt những gì còn sót lại nơi chợ vãn  Gợi lên tương lai
tăm tối của con người phố huyện.
- Gia đình chị Tý: Ngày mò cua bắt tép tối mới về, khuya dọn hàng nước  lam lũ, cơ cực
với cuộc sống bấp bênh.
- Cụ Thi: Hơi điên, nghiện rượu, lảo đảo, cười khanh khách  gợi lên một sự tối tăm của con
người phố huyện.
- Chị em Liên An: Bán cửa hàng tạp hố nhỏ, ế ẩm  cuộc sống khó khăn.
 Cuộc sống những ngƣời dân phố huyện mỗi ngƣời mỗi cảnh nhƣng họ đều là những
con ngƣời nghèo khổ, bấp bênh, quanh quẩn, trơi qua lặng lẽ.
c.Tâm trạng của chị em Liên
- Trước khơng khí lặng lẽ của buổi chiều, đơi mắt chò bóng tối ngập đầy dần. Liên cảm thấy
lòng mình buồn man mác nhưng khơng thu mình lại trong nỗi cơ đơn tuyệt vọng mà mở rộng
tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật:
+ “Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen....”
+ “Lòng buồn man mác trước những giờ khắc của ngày tàn”

- Liên cảm nhận rất rõ mùi riêng của đất, của quê hương “một mùi âm ẩm bốc lên … q
hương này”.
- Liên là cơ bé rất đa cảm, giàu tấm lòng nhân hậu:
+ Cảm thương cho những đứa trẻ con nhà nghèo lam lũ, tội nghiệp.
+ Qua lời văn, Liên xót thương cho mẹ con chị Tý và cụ Thi.
 Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, trắc ẩn và yêu thương con người,
mảnh đất q hƣơng.
Bằng sự tinh tế, nhạy cảm của mình, tác giả Thạch Lam đã khắc họa thành cơng bức
tranh phố huyện nghèo lúc chiều tà, vừa gần gũi, vừa chân thật, gợi cảm. Qua đó, bộc
lộ tình u q hƣơng thầm kín của tác giả.


2. Bức tranh phố huyện lúc về đêm
a. Bức tranh thiên nhiên
* Trên bầu trời: “Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau sáng lấp lánh…”
* Dƣới mặt đất: ngập tràn trong bóng tối mênh mông  Bút pháp tương phản: bóng tối ><
ánh sáng
BÓNG TỐI

ÁNH SÁNG:

+ “Đường phố và các ngõ con … chứa đầy

+ Khe sáng ở những cánh cửa còn hé mở

bóng tối”

+ Vệt sáng của những con đom đóm

+ “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông,


+ Ngọn đèn lay động của chị Tí

con đường qua chợ,các ngõ vào làng … đen

+ Chấm lửa nhỏ trên gánh phở

hơn nữa”

+ Hột sáng ngọn đèn của An và Liên

 Nguồn sáng ít ỏi, yếu ớt, mờ nhạt  Biểu
 Bóng tối dày đặc, bao trùm cả phố huyện

tượng cho những kiếp người nhỏ bé, vô danh
sống mòn mỏi trông đêm tối mênh mông của
xã hội cũ.

Bằng bút pháp tƣơng phản, Thạch Lam đã khắc họa thành công bức tranh phố huyện
về đêm tràn ngập bóng tối  những trăn trở về kiếp đời, kiếp ngƣời nơi gác xếp phố
huyện nghèo.
b. Bức tranh đời sống, con người
- Nhịp sống của con người ngày nào cũng thế một cách đơn điệu, buồn tẻ:
+ Vẫn những động tác quen thuộc: Chị Tý dọn hàng, bác phở Siêu thổi lửa, gánh phở xa xỉ, ế
ẩm, bác xẩm xuất hiện với cái thau trước mặt,…
+ Lời thoại ít, rời rạc. Có lời hỏi nhưng mãi mới có câu trả lời.
- Họ ước mơ: “một cái gì tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hàng ngày”  Họ đang mơ ước
nhưng đến cả ước mơ cũng mơ hồ, không rõ hình hài.



Bằng giọng văn chậm buồn, tha thiết, Thạch Lam đã thể hiện niềm xót thƣơng da diết
trƣớc cảnh sống nghèo khổ tù túng, quẩn quanh, khơng lối thốt của những con ngƣời
nơi phố huyện.Qua đó, bộc lộ sự nâng niu, trân trọng, đồng cảm của chính tác giả với
những ƣớc vọng, khát khao cháy bỏng của họ.
c. Tâm trạng của chị em Liên
- Khi phố huyện ngập chìm trong bóng tối, Liên dõi mắt nhìn lên bầu trời ngàn sao lấp
lánh…tìm thế giới huyền thoại.
-Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội.
-Buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ Cảm
nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
Những rung động rất tinh tế: Buồn, mơ hồ trƣớc cuộc sống buồn tẻ, khắc khoải đợi
chờ. Đó không chỉ là nỗi buồn trước cảnh vật mà còn là nỗi buồn nhân thế đầy cảm
động.
3.

Bức tranh phố huyện về khuya (lúc đồn tàu đi qua)

a.Bức tranh thiên nhiên: được khắc họa thơng qua hình ảnh đồn tàu
* Khi đồn tàu đến:
- Âm thanh:
+Tiếng xe rít mạnh vào ghi
+Tiếng hành khách ồn ào
+Tiếng còi rít lên và đồn tàu rầm rộ đi tới.

 Những âm thanh mạnh mẽ, dồn dập, náo nhiệt
- Ánh sáng:
+Làn khói bừng sáng trắng
+ Các toa đèn sáng trưng chiếu sáng cả xuống đường
+ Đồng và kền lấp lánh…


 Những ánh sáng mạnh, sáng rực rỡ.
 Đồn tàu đến đã mang lại một thế giới hồn tồn khác, làm cả phố huyện bừng tỉnh.
* Khi đồn tàu đi qua:
- Đồn tàu vụt đi qua rất nhanh… chỉ để lại những đốm than đỏ, chấm nhỏ của chiếc đèn xanh
treo trên toa sau cùng xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre  Phố huyện hết náo động


- Chỉ còn tiếng trống cầm canh khô khốc và xa vắng, tiếng chó cắn ma.
- Bóng đèn lồng, người đi về, người sửa soạn về, người ngủ gục trên manh chiếu từ bao giờ.
→ Không gian cuộc sống nơi phố huyện lại trở về với bóng tối, sự nghèo nàn và tịch mịch.
 Bằng bút pháp tƣơng phản, với những câu văn giàu hình ảnh, sự tinh tế, nhạy cảm
của bản thân, Thạch Lam đã miêu tả hình ảnh đoàn tàu rất chân thực và gợi ấn
tƣợng mạnh cho ngƣời đọc.
b.Tâm trạng của chị em Liên
- Trước khi tàu đến: An và Liên buồn ngủ ríu cả mắt vẫn gượng thức để chờ tàu  Háo hức,
hồi hộp, chờ đợi thiết tha.
- Khi đoàn tàu đến:
+ “Liên đánh đánh thức em, An dụi mắt cho tỉnh hẳn”  tiếng gọi hối thúc.
+ Hai chị em nhận thấy tiếng âm thanh và ánh sáng của đoàn tàu mang đến như mang đến một
thế giới khác.
+ Liên đứng dậy để nhìn đoàn tàu “chuyến tàu ….sáng hơn”; reo lên “Nhưng họ ở Hà Nội
về!”.
 Vui mừng, hạnh phúc vả trân trọng khoảnh khắc khi đoàn tàu đến.
- Khi đoàn tàu đi qua:
+ Hai chị em nhìn theo mãi cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo phía sau đoàn tàu, nhìn xa mãi,
xa mãi đến khi khuất sau rặng tre.
+ Đoàn tàu chạy qua, hai chị em còn nhìn theo lặng lẽ, nuối tiếc và hồi ức về Hà Nội xa xăm
+ Liên lặng theo mơ tưởng…
+ Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi.
 Nuối tiếc, hoài niệm, khao khát đổi đời

 Nhân vật Liên và An ánh lên vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm và niềm khát khao về cuộc
sống tƣơi sáng.
c. Ý nghĩa của đoàn tàu đêm
- Đối với con người phố huyện: Chuyến tàu như mang đến cho những con người nơi đây một
thứ ánh sáng mới lạ của một thế giới tươi sáng và hạnh phúc.
- Đối với chị em Liên: chuyến tàu đem đến một chút dư âm dư vị về một cuộc sống tốt đẹp
trong tương lai.Đồng thời, đó là một thời quá vãng của những ngày được sống ở Hà Nội với
những kí ức êm đềm, tươi đẹp.


×