Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sự phát triển kinh tế hiện nay, phương hướng khắc phục tình trạng trên.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.63 KB, 13 trang )

1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1. Quan niệm khác nhau về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. ***** *
Hiểu theo nghĩa rộng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao
gồm tất cả hành vi xâm hại tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường, xâm
hại tới quyền tự do cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp. Theo cách
quan niệm này, các hành vi hạn chế cạnh tranh (nhất là các hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh) cũng thuộc vào
phạm trù “cạnh tranh không lành mạnh”[3].
Theo quy định về “cạnh tranh không lành mạnh” của Công ước
Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp[4] (Điều 10bis - được bổ sung
vào Công ước từ năm 1900) thì bất cứ hành vi nào không trung
thực trong hoạt động thương mại và công nghiệp đều bị coi là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.
*Luật Cạnh tranh của Việt Nam quan niệm hành vi cạnh tranh
không lành mạnh bao gồm các “hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp
trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về
đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc
người tiêu dùng” (Điều 3 Khoản 4). Tiếp theo đó, Điều 39 Luật Cạnh
tranh Việt Nam quy định rõ một số loại hành vi được coi là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh
2
doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối
hoạt động của doanh nghiệp khác, quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp bất
chính và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác do Chính phủ quy


định thỏa mãn các tiêu chí quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh.
Trong 3 cách quan niệm kể trên, theo cách quan niệm thứ nhất,
lượng hành vi bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ là rộng lớn
nhất. Tuy nhiên, cách quan niệm như vậy có thể sẽ tạo ra sự lẫn lộn trong
cơ chế xử lý giữa hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không
lành mạnh. Hai loại hành vi này có những đặc điểm khác biệt về bản chất
rất khó trộn lẫn với nhau. Hành vi hạn chế cạnh tranh thường đòi hỏi
doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp vi phạm phải có vị thế nhất định
trên thị trường – hay trong ngôn ngữ khoa học kinh tế, doanh nghiệp hoặc
nhóm doanh nghiệp phải có “quyền lực thị trường” - khả năng chi phối,
lũng đoạn thị trường nhất định và dựa trên năng lực này, doanh nghiệp
thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh. Đối với hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường không phải là vấn đề
quan trọng hàng đầu. Thậm chí, chính các doanh nghiệp nhỏ lại có xu
hướng thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng cách nhái nhãn
mác, “ăn theo” vị thế của các doanh nghiệp lớn trên thị trường.
Cách quan niệm thứ hai như trong Công ước Paris có phần hẹp hơn,
chủ yếu hướng tới các hành vi mang tính chất gian dối trong hoạt động
thương mại, không bao hàm một số hành vi thường cũng được coi là các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật của nhiều quốc gia
như hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, xâm
phạm bí mật kinh doanh (bí mật thương mại) v.v. Các nước, tùy theo điều
3
kiện kinh tế xã hội cụ thể của mình đều có cách quan niệm riêng nhưng
nói chung đều dựa trên các quy định của Công ước Paris.
Cách quan niệm như Luật Cạnh tranh Việt Nam có phần hẹp hơn
cách quan niệm thứ nhất nhưng lại rộng hơn cách quan niệm thứ hai đã
nêu ở trên. Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh điều kiện kinh tế, kinh
nghiệm lập pháp và thực thi pháp luật như Việt Nam, phạm vi các hành vi
được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh như quy định tại Điều 39

Luật Cạnh tranh là tương đối phù hợp, mặc dù có một số hành vi như
"phân biệt đối xử của hiệp hội" và "bán hàng đa cấp bất chính" khi xếp
vào nhóm các hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” có thể còn có phần
khiên cưỡng.
2. Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh ***
Xét từ giác độ kinh tế thì* bản chất hành vi cạnh tranh không lành
mạnh về căn bản là các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của
doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi hủy hoại ưu
thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác hoặc làhành vi tạo ra ưu thế
cạnh tranh giả tạo.
Hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác,
chẳng hạn bằng cách chiếm đoạt các bí mật thương mại (vốn là các tài sản
mà đối thủ cạnh tranh đã phải đầu tư rất nhiều công sức mới có được)
hoặc hành vi nhái nhãn mác, kiểu dáng, thương hiệu, tạo sự nhầm lẫn
trong khách hàng gây thiệt hại trực tiếp cho đối thủ cạnh tranh.
Hành vi hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác như
gièm pha đối thủ cạnh tranh, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác v.v. khiến cho đối thủ cạnh tranh bị mất uy tín, mất thời gian
4
công sức để xử lý các vấn đề mới phát sinh cũng gây ảnh hưởng trực tiếp
cho đối thủ cạnh tranh.
Hành vi tạo ưu thế cạnh tranh giả tạo thông qua việc quảng cáo
gian dối, nhái thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp khác
v.v. vừa trực tiếp gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh lại vừa gây thiệt hại
cho người tiêu dùng.
Có thể nói, thực hiện 3 loại hành vi kể trên, là một “con đường tắt”
để chiến thắng trong cạnh tranh.
Doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính
là các doanh nghiệp “ăn không” (free riding), hưởng thành quả mà không
nhờ các nỗ lực vươn lên của mình. Sản phẩm của kiểu cạnh tranh này

không khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, chân chính tồn tại
mà ngược lại trở thành mảnh đất tốt cho các doanh nghiệp làm ăn chụp
giật, không chân chính tồn tại. Khi đó cả người tiêu dùng và xã hội sẽ bị
thiệt hại.
3. Thực trạng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở
nước ta hiện nay*
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh
tế thị trường. Đảm bảo cạnh tranh tự do và công bằng thường được coi là
giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh lành
mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước. Tuy
nhiên, cạnh tranh bao giờ cũng là thứ áp lực rất lớn đối với mỗi doanh
nghiệp trên thị trường. Để chống lại đối thủ cạnh tranh, duy trì sự tồn tại,
mở rộng thị trường, thu nhiều lợi nhuận, không phải lúc nào doanh nghiệp
cũng sử dụng phương pháp cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Thay vào
5
đó, nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng cả các thủ đoạn
cạnh tranh bị coi là “xấu”, là “không đẹp” hay nói cách khác là “không
lành mạnh”. Thậm chí tình trạng làm hàng giả cũng diễn ra một cách hết
sức phức tạp[5].
Kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là khi áp lực cạnh
tranh trên thị trường ngày một lớn, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến
sự tồn tại của nhiều loại hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh.
Trong số các hành vi đó phải kể đến các dạng hành vi như: “gây nhầm lẫn
cho khách hàng” (bằng cách nhái nhãn mác, ăn theo các thương hiệu nổi
tiếng: chẳng hạn Lavie và La Ville, Lavier, Lavige v.v.; xe máy WAVE và
WAKE UP, WASE, WAYTHAI*; DREAM và DEALIM, DLEAM; thuốc
cảm cúm Decolgen, Decoagen v.v.); “quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh” (vụ dây cáp điện CADIVI và CADISUN); “Hành
vi gièm pha, gây rối hoạt động kinh doanh đối thủ cạnh tranh”(chẳng hạn
tin đồn rằng ăn bột ngọt (mì chính) của hãng bột ngọt Ajinomoto là “gây

ung thư”. Ăn nước mắm Chinsu “gây ung thư”, trong bia BIGI (Tiền
Giang) có ruồi, trong chai bia Tiger có gián, băng vệ sinh P&G có chất
amiăng gây hại cho người sử dụng v.v.); “Bán hàng đa cấp bất
chính”(công ty TGM).
Tuy nhiên, hiện tại việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh kể trên nói chung còn hết sức khiêm tốn. Điều này có nguyên nhân
cả từ trong sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật cũng như sự thiếu
kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
4. Một số kiến nghị

×