Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trong giao tiếp mua bán trên mạng facebook ở lứa tuổi học đường (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

QUYỀN THỊ MINH HIỂN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
TRONG GIAO TIẾP MUA BÁN
TRÊN MẠNG FACEBOOK
Ở LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học

TS. KHUÂT THỊ LAN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của TS. Khuất Thị Lan – giảng viên tổ Ngôn
ngữ, cùng sự ủng hộ, góp ý của toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn –
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm
ơn trân trọng tới các thầy cô, đặc biệt là TS. Khuất Thị Lan, người đã giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận


Quyền Thị Minh Hiển


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Khuất Thị Lan. Khóa luận tiếp
thu và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những người đi trước, song
không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Nếu sai, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Quyền Thị Minh Hiển


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
7. Bố cục khóa luận………………………………………………………………………………………
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN........................................................................ 6
1.1. Một số vấn đề chung về giao tiếp .............................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp ............................................................................ 6
1.1.2. Các nhân tố của giao tiếp từ góc nhìn ngữ dụng học............................ 10
1.1.2.1. Ngữ cảnh ............................................................................................ 10

1.1.2.2. Ngôn ngữ............................................................................................ 15
1.1.2.3. Diễn ngôn ........................................................................................... 16
1.2. Giao tiếp mua bán ở lứa tuổi học đường trên mạng facebook................. 16
1.2.1. Khái niệm giao tiếp mua bán ................................................................ 17
1.2.2. Giao tiếp mua bán ở lứa tuổi học đường trên mạng Facebook............. 18
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI THIỆU, MỜI CHÀO, QUẢNG
CÁO TRONG GIAO TIẾP MUA BÁN TRÊN MẠNG FACEBOOK Ở LỨA
TUỔI HỌC ĐƯỜNG ...................................................................................... 21
2.1. Khảo sát giao tiếp mua bán trên mạng Facebook ở lứa tuổi học đường..24
2.1.1. Kết quả khảo sát………………………………………………………24
2.1.2. Nhận xét kết quả khảo sát……………………………………………..25
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ giới thiệu và các biểu thức sử dụng......................... 23
2.3. Đặc điểm ngôn ngữ mời chào và các biểu thức sử dụng ......................... 26


2.4. Đặc điểm ngôn ngữ quảng cáo và các biểu thức sử dụng........................ 27
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ XƯNG HÔ TRONG GIAO TIẾP
MUA BÁN TRÊN MẠNG FACEBOOK Ở LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG ..... 31
3.1. Xưng hô trong giao tiếp của người Việt .................................................. 31
3.1.1. Các kiểu xưng hô của người Việt.......................................................... 31
3.1.2. Xưng hô và các quan hệ được biểu hiện ……………………………..35
3.2. Kết quả khảo sát……………………………………………………….. 36
3.3. Đặc điểm xưng hô trong giao tiếp mua bán trên mạng Facebook ở lứa
tuổi học đường ………………………………………………………………40
3.3.1. Quan niệm của người Việt về xưng hô trong giao tiếp mua bán …… 40
3.3.2.

Kết

quả


khảo

sát

……………………………………………………...Error! Bookmark not
defined.0
3.4 Từ ngữ dùng để xưng hô trong giao tiếp mua bán………………………45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mua bán là một trong những hình thức giao tiếp quan trọng góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bởi lẽ, trong xu thế hội nhập ngày nay,
muốn kinh tế phát triển thì trước hết sản phẩm phải có người biết đến và tiêu
thụ theo nguyên tắc thị trường. Không một phương thức giới thiệu, mua bán
sản phẩm nào nhanh và hiệu quả hơn giao tiếp mua bán trên mạng Facebook.
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về mua bán (xin được nói kĩ hơn ở
phần lịch sử vấn đề), nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm
hiểu đặc điểm ngôn ngữ mua bán trên mạng Facebook. Nghiên cứu đề tài này,
người viết muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về phương tiện và phương thức mua
bán trên mạng Facebook trên bình diện ngôn ngữ, từ đó thấy được ưu điểm và
hạn chế của việc sử dụng mua bán trên mạng Facebook ở lứa tuổi học đường.
Vì những lý do trên nên tôi chọn “Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trong giao
tiếp mua bán trên mạng Facebook ở lứa tuổi học đường” làm đề tài khóa
luận. Hi vọng khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu
mua bán để tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Mua bán xuất hiện trên thế giới từ rất lâu nhưng người ta không xác định
được thời điểm chính xác mà khi xã hội có sự phân chia giai cấp và có của cải
dư thừa, con người muốn trao đổi, mua bán để có được cái mình cần. Từ đó,
mua bán ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành nhu cầu thiết yếu không
thể thiếu của con người. Hơn thế nữa, con người đã tận dụng cơ hội này để
nâng cao chất lượng cuộc sống và coi đó là một nghề nghiệp giúp con người
kiếm tiền dưới các hình thức và phương tiện mua bán khác nhau.
Quảng cáo là một phương tiện quan trọng trong mua bán. Khi mua bán
xuất hiện thì quảng cáo cũng xuất hiện sau đó với mục đích phục vụ cho quá

1


trình mua bán của con người. Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước, Việt Nam bắt
đầu công cuộc đổi mới vì thế mà mua bán ngày càng tăng cao, kéo theo đó
quảng cáo cũng xuất hiện nhiều để đẩy nhanh quá trình sản phẩm đến tay
người tiêu dùng.
Đặc biệt, ngày 4 tháng 2 năm 2004, mạng Facebook ra đời được thành
lập bởi Mark Zuckerberg, đến năm 2009 mạng Facebook trở nên phổ biến ở
Việt Nam. Nó đã trở thành một trong những phương tiện dùng để trao đổi,
mua bán của con người trong nhiều năm trở lại đây, lợi ích của mua bán trên
mạng Facebook ngày càng tăng cao, ở bất cứ đâu con người chỉ cần một cái
click chuột là có thể có những thứ mình cần thông qua mạng Facebook. Mua
bán trên mạng Facebook hay còn gọi là mua bán online nó đã tạo nên cơn sốt
mua bán qua mạng trong nhiều năm qua.
Ở Việt Nam, mua bán trên mạng Facebook xuất hiện muộn và gần đây
mới thực sự phát triển nên nghiên cứu về ngôn ngữ trên mạng xã hội chưa
nhiều, nhất là ngôn ngữ mua bán trên mạng Facebook. Các công trình nghiên
cứu ở Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu viết về đặc điểm ngôn ngữ trên
mạng Facebook của giới trẻ, một số bài viết, luận văn nói về ngôn ngữ quảng

cáo. Tiêu biểu là công trình nghiên cứu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên
Facebook của giới trẻ hiện nay của Cao Thị Trì - Đại học Sư phạm Tây
Nguyên, hay công trình nghiên cứu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã
hội của Đàm Thị Phượng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Chưa thấy công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ mua bán
trên mạng Facebook của sinh viên một cách toàn diện về cấu tạo ngữ pháp,
ngữ nghĩa và ngữ dụng. Đặc biệt các công trình nghiên cứu đã dẫn chỉ mới
nói một cách chung chung về ngôn ngữ trên mạng xã hội chứ chưa có công
trình nào đi sâu vào nghiên cứu một khía cạnh của đặc điểm ngôn ngữ trên
mạng xã hội Facebook.


Khoá luận này tìm hiểu về khía cạnh đặc điểm ngôn ngữ mua bán trên
mạng Facebook.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc mua bán có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện thông tin
khác nhau nhưng cơ bản được diễn ra dưới hai hình thức. Đó là mua bán trực
tiếp và mua bán gián tiếp, mua bán trực tiếp như: chợ, siêu thị, cửa hàng…
hay mua bán gián tiếp như: qua các trang mạng xã hội, trang mạng mua bán
online (mạng facebook, các shop online,…), phát tờ rơi… bằng những ngôn
ngữ khác nhau để kích thích, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Trong
khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm sử
ngôn ngữ mua bán trên mạng Facebook ở lứa tuổi học đường. Đây là một loại
hình thức mua bán có một số đặc điểm riêng biệt so với các loại hình thức
mua bán khác.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ mua bán trên trang
mạng Facebook ở lứa tuổi học đường các trang, các nhóm bán hàng, các shop
online được tạo trên mạng Facebook của lứa tuổi học đường.

Đề tài dựa trên 26 các trang, nhóm, shop mua bán được tạo lập trên
mạng Facebook ở lứa tuổi học đường.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thấy được đặc điểm sử dụng ngôn ngữ mua bán trên mạng xã hội ngày
nay, đặc biệt là trên mạng Facebook của lứa tuổi học đường, đồng thời có cái
nhìn toàn diện hơn về cách sử dụng từ ngữ trong mua bán của con người, để
từ đó có cảm nhận và đánh giá đúng thực trạng về việc sử dụng ngôn ngữ mua
bán trong thời kì hội nhập như hiện nay.


Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích bổ sung vào kết quả nghiên cứu về
ngôn ngữ mua bán trên mạng xã hội của các tác giả đi trước với những vấn đề
còn bỏ ngỏ hoặc chưa được nghiên cứu kĩ, để thấy được sự phong phú cũng
như vai trò của loại hình giao tiếp trong hoạt động mua bán trên mạng
Facebook.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, khóa luận cần thực hiên một số nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về mua bán trên mạng xã hội Facebook và các
phương tiện có liên quan đến mua bán trên mạng Facebook.
- Khảo sát và phân loại ngôn ngữ mua bán trên mạng Facebook. Miêu
tả, đánh giá đặc điểm ngôn ngữ mua bán trên mạng Facebook.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được dùng khi
phân tích chỉ ra các đặc điểm của ngôn ngữ mua bán trên mạng Facebook, rồi
tổng hợp các đặc điểm đó, chỉ ra quy luật chung của chúng.
- Phương pháp thống kê, đối chiếu: Phương pháp nhằm thống kê, đối
chiếu các yếu tố trong ngôn ngữ mua bán trên Facebook nhằm phục vụ cho

khóa luận. Sự thống kê, đối chiếu này giúp có được những số liệu chính xác,
làm tăng tính thuyết phục của khóa luận.
- Phương pháp điều tra: Phương pháp này được dùng để thu thập các
đặc điểm ngôn ngữ mua bán trên mạng Facebook.


6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đối với chúng tôi vì chỉ là sinh viên nên chúng tôi không có khả năng
cũng như điều kiện để nghiên cứu sâu về đặc điểm ngôn ngữ mua bán trên
mạng xã hội hiện nay. Chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu một yếu tố đặc
điểm ngôn ngữ mua bán trên mạng Facebook ở lứa tuổi học đường.
Ở một chừng mực nhất định, từ các kết quả nghiên cứu của khóa luận,
người đọc có thể có sự liên hệ, so sánh đặc điểm ngôn ngữ mua bán trên mạng
Facebook với các đặc điểm ngôn ngữ trên các phương tiện mua bán khác. Từ
đó khóa luận hướng tới cái nhìn khái quát về những đặc điểm chung và nét
riêng (ở khía cạnh đặc điểm ngôn ngữ) của ngôn ngữ mua bán trên mạng
Facebook so với các phương tiện mua bán còn lại. Quan điểm như vậy có thể
làm phong phú cho lí thuyết mua bán.
Về mặt thực tiễn, những nhận xét của khóa luận có thể giúp ít nhiều
cho những người mua bán, đồng thời giúp cho việc định hướng chỉ đạo hoạt
động mua bán trên mạng xã hội sao cho hiệu quả, phù hợp hơn với văn hóa
người Việt.
7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Khóa luận này của chúng tôi gồm ba phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận.
+ Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ giới thiệu, mời chào, quảng cáo trong
giao tiếp mua bán trên mạng Facebook ở lứa tuổi học đường.
+ Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ xưng hô trong giao tiếp mua bán trên

mạng Facebook ở lứa tuổi học đường.
- Phần kết luận.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số vấn đề chung về giao tiếp
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp có vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhờ giao tiếp mà con
người trở nên gần gũi, thấu hiểu nhau hơn. Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa
người với người trong xã hội nó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận
thức, tư tưởng, tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ giữa
người với người và với những vấn đề giao tiếp.
Nhìn từ góc độ ngữ dụng học, tác giả Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về
giao tiếp như sau: “Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin (bao gồm cả tri
thức, tình cảm, thái độ, ước muốn, hoạt động…) giữa ít nhất hai chủ thể giao
tiếp (kể cả trường hợp một người giao tiếp với chính mình) diễn ra trong một
ngữ cảnh và tình huống nhất định bằng hệ thống tín hiệu nhất định”. Trong
giao tiếp lời nói và hành động là các yếu tố quan trọng.
Lời nói không chỉ bao gồm sản phẩm của sự nói năng (văn bản) mà còn
bao gồm các cơ chế (sinh lí, tâm lí), những quy tắc điều khiển sự sản sinh ra
các sản phẩm đó. Lời nói nằm ở vị trí trung tâm bởi chính ở lời nói và bằng lời
nói mà ngôn ngữ hành chức giao tiếp; chính ở đây quan hệ giữa ngôn ngữ với
xã hội, với người dùng mới hiện ra, đồng thời những quan hệ này mới tác động
trở lại ngôn ngữ, chi phối cấu trúc của ngôn ngữ, tức chi phối mặt nội tại của
ngôn ngữ.
Mô hình giao tiếp của Aristotle: Công trình giao tiếp ban đầu về giao
tiếp bằng ngôn ngữ đã được mở ra từ các nhà tu từ học La Mã và Hi Lạp cổ đại
– những người đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo các nhà hùng biện một cách
đúng đắn. Vì thế mà trong nội hàm các học thuyết ban đầu về giao tiếp luôn



nhấn mạnh đến vai trò của tác giả trước quần chúng. Chúng phản ánh cái được
gọi là quan điểm một chiều về giao tiếp. Điều này được biểu hiện bằng mô
hình tuyến tính (một chiều) về giao tiếp của Aristotle bao gồm: người phát,
thông điệp, người nhận. Đó là những phác họa đầu tiên về quá trình giao tiếp
bằng ngôn ngữ. Đây cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nhận thức
đầy đủ và sâu sắc hơn về giao tiếp. Từ mô hình cơ bản này, những nghiên cứu
về giao tiếp được nới dần biên độ với các thành phần bổ sung.
Sơ đồ giao tiếp của R.Jakobson: Sơ đồ này được hình thành khi lí
thuyết văn bản ra đời. Gắn với quá trình tạo lập văn bản, Jakobson đã trình bày
quan điểm của mình về giao tiếp và các nhân tố giao tiếp trong công trình
Linguistics and poetics. Ở đây, tác giả đưa ra sơ đồ giao tiếp gồm 6 thành tố
như sau:
NGỮ CẢNH
NGƯỜI PHÁT……………. THÔNG ĐIỆP ………. NGƯỜI NHẬN MÃ
TIẾP XÚC

Với việc bổ sung thêm ba nhân tố “ngữ cảnh, tiếp xúc, mã”,
R.Jakobson đã thể hiện bước tiến trong quan điểm về giao tiếp so với mô hình
giao tiếp của Aristotle. Song nhìn chung, đây vẫn là mô hình giao tiếp sơ giản,
mang tính một chiều, chưa thấy được sự tác động qua lại của các nhân tố giao
tiếp mặc dù có chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến giao tiếp, đặc biệt là
nhân tố ngữ cảnh. [1; 10].
Lược đồ giao tiếp của J.Lyons: Nếu như mô hình giao tiếp gắn với quá
trình tạo lập văn bản cuae R.Jakobson chú ý đến thông điệp với chắc năng thi
học, thì J.Lyons lại đưa ra một mô hình giao tiếp gắn với sự truyền tin như sau


Tín hiệu truyền

X

VẬT TRUYỀN

Tín hiệu nhận
KÊNH

VẬT NHẬN

Y

TIẾNG ỒN
Lược đồ giao tiếp của J.Lyons (dẫn theo Đỗ Hữu Châu)
Trong lược đồ này, X là nguồn phát tin và Y là nguồn nhận tin. Thông
điệp xuất phát từ X, được kí mã tại VẬT TRUYỀN và truyền đi theo KÊNH
giao tiếp đến VẬT NHẬN và chuyển đến Y. Ở lược đồ này, J.Lyons đã phát
hiện ra nhân tố nhân vật giao tiếp trung gian giữa các nhân vật giao tiếp trực
tiếp. Có thể nhìn nhận đây là mô hình giao tiếp giản yếu lấy sự trao đổi lời làm
trung tâm. Tuy có bổ sung một số thành tố, song các học thuyết về giao tiếp
nêu trên nhìn chung vẫn chỉ là những mô hình tuyến tính (một chiều). Đó là sự
chủ định và chủ động của người nói và sự thụ động của người nghe. Nói khác
đi, những mô hình này đã không tính đến sự biến thiên, đổi thay trong quá
trình giao tiếp, trong khi bản chất của giao tiếp là hoạt động có tính hai chiều.
Vì vậy, lược đồ giao tiếp của J.Lyons tuy được xem xét trong sự chi phối của
nhiều nhân tố giao tiếp song chủ yếu vẫn nhìn nhận giao tiếp ở góc độ tĩnh nên
chưa được coi là mô hình giao tiếp tối ưu.
Mô hình tác động qua lại về giao tiếp: Thấy được sự tác động qua lại của
các nhân tố giao tiếp, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ sau này đã mở rộng ý
niệm và chứng minh động lực, bản chất đang diễn ra của giao tiếp, đó là giao
tiếp phải tính đến chiều phúc đáp của người nhận. Chính vì thế, các nhà

nghiên cứu đã đề xuất ra mô hình tác động qua lại về giao tiếp như sau:


Môi trường giao tếp thích ứng

Tiếng ồn

Người mã hóa

Người

giải

thông điệp



hoá

thông điệp
Tiếng ồn

Tiếng ồn

Mô hình tác động qua lại về giao tiếp [3; 44].
Trong mô hình trên, nguồn mã hóa thông điệp được gửi tới người nhận thông
qua nhiều kênh giác quan. Người nhận có vai trò tiếp nhận và giải mã thông
điệp (như trong giao tiếp tuyến tính) nhưng sau đó lại phải mã hóa phản hồi
và gửi phản hồi này tới nguồn. Tiếp đó, nguồn giải mã thông điệp, phản hồi
theo căn cứ theo thông điệp gốc đã được gửi và phản hồi đã nhận được mã

hóa một thông điệp mới thích ứng với phản hồi nhận được. Vậy là quá trình
giao tiếp trở thành hai chiều (giao tiếp thích ứng).
Từ mô hình giao tiếp trên, hàng loạt định nghĩa về giao tiếp đã được
đưa ra. A.Leongciev khái quát: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình
có mục đích và động cơ đảm bảo tương tác giữa người này với người khác
trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan
hệ tâm lí và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ”. Parghin
lại đưa ra định nghĩa như sau: “Giao tiếp là một quá trình quan hệ, tác động
giữa các cá thể, là quá trình thông tin giữa con người với con người, là quá
trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau”
[3; 12].
Với rất nhiều định nghĩa được đưa ra, để tìm một định nghĩa hoàn


chỉnh về giao tiếp quả thật không đơn giản. Bởi mỗi nhà nghiên cứu, với
những mục đích nghiên cứu khác nhau, sẽ đề xuất những định nghĩa và mô
hình giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi, giao tiếp được hiểu là:
“Hoạt động mà người nói dùng ngôn ngữ để truyền đạt cho người nghe
những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình về một thực tế khách
quan nào đó để người nghe có hành động với thực tế như người nói mong
muốn”.
1.1.2. Các nhân tố của giao tiếp từ góc nhìn ngữ dụng học
Giả định nghe câu: Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? Ngữ pháp cổ
điển độc lập với ngữ cảnh, cho rằng không cần đến bất cứ chỉ dẫn nào khác,
người nghe đã hiểu ngay nghĩa của nó. Sự thực thì như sẽ chứng minh ở các
mục sau, nếu không gắn câu đó với các nhân tố của cuộc giao tiếp trong đó nó
được tạo ra thì chưa hiểu gì về nó. Được hiểu là nhân tố giao tiếp các nhân tố
có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn
ngôn về hình thức cũng như nội dung. Các nhân tố giao tiếp là: ngữ cảnh,
ngôn ngữ và diễn ngôn.

1.1.2.1. Ngữ cảnh
Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm
ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là tổng thể những hợp phần sau đây:
Nhân vật giao tiếp: Là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp
bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà
tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các
nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Về vai giao tiếp: Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: Vai phát ra
diễn ngôn tức là vai nói (viết), kí hiệu bằng Sp1 (speaker 1) và vai tiếp nhận
diễn ngôn, tức nghe (đọc), kí hiệu bằng Sp2 (speaker 2). Trong cuộc giao tiếp
nói, mặt đối mặt, hai vai nói, nghe thường luân chuyển, Sp1 sau khi nói xong


chuyển thành vai nghe Sp2 và ngược lại. Sự thực thì vai nói, nghe không hề
đơn giản. Giả định có một người nói tên Hiền nói với một người tên Hoa một
diễn ngôn như sau:
Hiền (Sp1):
Hoa nói với cái Hà thầy giáo bảo nó nộp bài kiểm tra ngay.
Diễn ngôn này có quan hệ với bốn người: Hiền, Hoa, Hà và thầy giáo.
Trong những người đó, Hiền là người nói trực tiếp, Hoa là người nghe trực
tiếp nhưng người nói thực sự là thầy giáo và người tiếp nhận thực sự là Hà.
Trong trường hợp này lời Hà nộp bài kiểm tra ngay không phải do Hiền tạo ra
và Hoa cũng không phải là người chịu trách nhiệm thực hiện nó. Hoa chỉ có
trách nhiệm nói lại với Hà nội dung đó mà thôi. Ta nói, trong trường hợp này,
thầy giáo là chủ ngôn (hay là nguồn phát), Hà là đích ngôn (hay nguồn nhận)
còn Hiền chỉ là thuyết ngôn và Hoa chỉ là tiếp ngôn. Trong một cuộc giao tiếp
bằng lời trừ thuyết ngôn, các vai tiếp trên có thể có hoặc vắng mặt và tiếp
ngôn hoặc đích ngôn (nói chung là người nhận) có thể ở tình trạng chủ động
(có thể đáp lời ngay lời của người nói) mà cũng có thể bị động (chỉ tiếp nhận,
không phản hồi tại chỗ).

Về quan hệ liên cá nhân: Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các
nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá
nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa
các nhân vật giao tiếp với nhau.
Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai
trục, trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (power), trục
hoành là trục của quan hệ khoảng cách (distance), còn là trục thân cận
(solidarity). Trong xã hội, con người khác nhau về địa vị xã hội. Cái gọi là địa
vị xã hội có thể do chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp… mà có. Cũng tùy theo
quan niệm văn hóa của từng xã hội trong từng giai đoạn lịch sử mà địa vị xã


hội khác nhau. Theo trục quyền uy thì những người giao tiếp ở mức độ cao –
thấp hoặc bình đẳng với nhau và quan hệ vị thế là phi đối xứng, có nghĩa là
một khi đã được xác định đúng thì sẽ giữ nguyên trong quá trình giao tiếp,
không thể qua thương lượng mà thay đổi vị thế. Trên trục khoảng cách các
nhân vật giao tiếp có thể gần gũi mà cũng có thể xa cách nhau. Trục này có
hai cực: thân tình và xa lạ với những mức độ khác nhau. Nên chú ý mức độ
thân cận có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết về nhau của những người giao
tiếp nhưng không nhất thiết là đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau. Thân cận là trục
đối xứng, có nghĩa là trong quá trình giao tiếp nếu Sp1 dịch gần lại Sp2 cũng
dịch lại gần Sp1 (tất nhiên trừ trường hợp có người không cộng tác, chối từ sự
biến đổi đó) và ngược lại. Qua thương lượng có thể thay đổi khoảng cách.
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và
hình thức của diễn ngôn. Trong các ngôn ngữ, đặc biệt trong tiếng Việt, xưng
hô chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân. Qua xưng hô mà Sp2 nhận
biết Sp1 đã xác định quan hệ vị thế và quan hệ thân cận. Chính quan hệ liên
cá nhân chi phối mạnh cách xưng hô để thử nghiệm hoặc bày tỏ ý muốn thay
đổi quan hệ liên cá nhân. Trong các ngôn ngữ như tiếng Việt, sử dụng từ ngữ
xưng hô là một chiến lược thiết lập quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.

Hiện thực ngoài diễn ngôn: Trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu tố
vật chất, xã hội, văn hóa… có tính cảm tính và những nội dung tinh thần
tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của cuộc giao tiếp được gọi là
hiện thực ngoài diễn ngôn (đối với ngôn ngữ thì là hiện thực ngoài ngôn ngữ).
Tuy gồm cả những yếu tố vật chất và tinh thần nhưng hiện thực ngoài
diễn ngôn phải được nhân vật giao tiếp ý thức. Khi đã trở thành những hiểu
biết của những người giao tiếp (và của những người sử dụng ngôn ngữ) thì
hiện thực ngoài diễn ngôn hợp thành tiền giả định bách khoa hay tiền giả định
giao tiếp của diễn ngôn.


Một cuộc giao tiếp chỉ đạt hiệu quả khi các nhân vật giao tiếp có một
lượng tiền giả định bách khoa chung nào đấy mặc dù về chất lượng và số
lượng tuyệt đối thì hiểu biết về hiện thực ngoài diễn ngôn của các nhân vật
giao tiếp (và của những người sử dụng cùng một ngôn ngữ) không đồng nhất.
Về mặt thông tin mà nói, giao tiếp là nhằm biến đổi tiền giả định bách
khoa (quan yếu và không quan yếu) của từng người. Theo diễn biến của cuộc
giao tiếp, người này cung cấp cho người kia những lượng tin mới, điều chỉnh
lượng tin cũ, làm tăng dần tiền giả định bách khoa chung so với lúc khởi đầu
cuộc giao tiếp.
Nhân tố hiện thực ngoài diễn ngôn gồm 4 bộ phận:
Hiện thực – đề tài của diễn ngôn, thế giới khả hữu và hệ quy chiếu: Khi
giao tiếp các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để “nói” về một cái
gì đó. Cái được nói tới là hiện thực – đề tài của diễn ngôn. Thuộc hiện thực –
đề tài diễn ngôn trước hết là những cái tồn tại, diễn biến trong hiện thực ngoài
ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn. Hiện thực – đề tài của diễn ngôn còn là bản
thân ngôn ngữ. Đề tài diễn ngôn là một mảng trong hiện thực ngoài diễn ngôn
được các nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe: Sp1, Sp2) thỏa thuận lấy
làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó.
Hoàn cảnh giao tiếp: Loại trừ thế giới khả hữu – hệ quy chiếu, loại trừ

hiện thực – đề tài, tất cả những cái còn lại trong hiện thực ngoài ngôn ngữ làm
nên hoàn cảnh giao tiếp rộng của cuộc giao tiếp, của diễn ngôn. Hoàn cảnh
giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã
hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử,… ở thời điểm và ở không gian trong đó đang
diễn ra cuộc giao tiếp.
Thoại trường (hoàn cảnh giao tiếp hẹp): Một cuộc giao tiếp phải diễn ra
trong một khoảng không gian cụ thể ở một thời gian cụ thể. Thoại trường
được hiểu là cái không gian – thời gian cụ thể ở đó các cuộc giao tiếp diễn ra.


Ngữ huống giao tiếp: Quan hệ liên cá nhân, các tiền giả định bách khoa,
thoại trường của một cuộc giao tiếp không phải nhất thành bất biến đối với
cuộc giao tiếp. Những yếu tố của các nhân tố, nhân vật giao tiếp, của hiện
thực ngoài diễn ngôn thay đổi liên tục suốt quá trình giao tiếp. Tác động tổng
hợp của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là
các ngữ huống của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi
phối diễn ngôn. Sự thay đổi của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh phải được những
người đang giao tiếp ý thức thì mới được gọi là ngữ huống.


1.1.2.2. Ngôn ngữ
Tất cả các cuộc giao tiếp đều phải sử dụng một tín hiệu làm công cụ.
Trong trường hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ thì hệ thống tn hiệu là các ngôn
ngữ tự nhiên. Các phương diện sau đây của ngôn ngữ tự nhiên sẽ chi
phối diễn ngôn
Đường kênh thính giác và kênh thị giác của ngôn ngữ: Ngôn ngữ tự
nhiên là ngôn ngữ có đường kênh cơ bản là đường kênh thính giác. Về sau,
cùng với sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ có đường kênh thị giác. Từ đó,
diễn ngôn có hai dạng thức: diễn ngôn nói (miệng) và diễn ngôn viết.
Các biến thể của ngôn ngữ: biến thể chuẩn mực hóa, biến thể phương

ngữ địa lí và phương ngữ xã hội, ngữ vực và phong cách chức năng. Khác với
tất cả hệ thống tín hiệu giao tiếp thông thường khác mà tính đồng nhất (có
nghĩa là không có các biến thể) là chủ đạo, ngôn ngữ là hệ thống tn hiệu chỉ
tồn tại và hành chức trong những biến thể nhất định. Ngôn ngữ chuẩn mực
(tiếng Việt chuẩn mực) là một biến thể của những biến thể đó. Ngôn
ngữ chuẩn mực bao gồm những đơn vị từ vựng, kể cả các ngữ cố định, các
kết cấu cú pháp, các cách phát âm được toàn thể một cộng đồng ngôn ngữ
chấp nhận, cho là đúng. Phương ngữ địa lí bao gồm cách phát âm, các đơn vị
từ vựng và một số những kết cấu cú pháp được sử dụng ở những địa phương
nhất định trong một quốc gia. Phương ngữ xã hội là những biến thể chủ
yếu bao gồm các đơn vị từ vựng và một số quán ngữ, một số kiểu kết cấu
được sử dụng trong một cộng đồng xã hội theo nghề nghiệp, theo hoạt động
khoa học, nghệ thuật, tôn giáo… thậm chí trong cộng đồng của những người
sinh sống ngoài vòng pháp luật. Ngữ vực là một biến thể của ngôn ngữ theo
các hoàn cảnh xã hội như: tư pháp, báo chí, tự nhiên…. Trong nhiều tác
phẩm ngôn ngữ, hai thuật ngữ ngữ vực và phong cách dùng đồng nghĩa với
nhau.


Loại thể: Là những biến thể sử dụng của các diễn ngôn. Loại thể đã


khởi động tâm lí tiếp nhận và quy tắc thuyết giải diễn ngôn theo loại thể
khi gặp những diễn ngôn được viết theo một loại thể nào đó.
1.1.2.3. Diễn ngôn
Diễn ngôn bao gồm: Câu, phát ngôn và diễn ngôn.
Câu là đơn vị cú pháp quen thuộc được xem là lớn nhất của ngữ
pháp tền dụng học. Câu có hai mặt: trừu tượng và cụ thể. Câu trừu tượng là
những mô thức kết học do các đơn vị từ vựng trừu tượng kết hợp với
nhau theo những quy tắc chủ yếu là tuyến tính. Về mặt cụ thể, các câu trừu

tượng sẽ làm đầy bởi các đơn vị từ vựng cụ thể.
Phát ngôn: Một câu được làm đầy bằng những đơn vị từ vựng cụ thể có
thể được dùng ở những ngữ cảnh khác nhau, nhằm nhiều đích khác nhau.
Lúc này, câu là phát ngôn.
Diễn ngôn: Là bất kì một dải nói và viết nào của ngôn từ được cảm nhận
là tự nó đã hoàn chỉnh (Michael Hoey). Diễn ngôn là đơn vị lớn hơn câu, lớn
hơn một phát ngôn nó có thể do một phát ngôn hoặc vô số phát ngôn hợp
lại. Diễn ngôn phải có tính mạch lạc, nghĩa là nó phải có đề tài, chủ đề
chung, giữa các phát ngôn trong một phát ngôn phải có quan hệ về hình thức
và nội dung trong một cuộc giao tiếp. Là thuật ngữ chung cho tất cả các đơn
vị lời nói, tùy theo đường kênh hay dạng ngôn ngữ được sử dụng chia thành
hai loại diễn ngôn: Diễn ngôn nói và diễn ngôn viết
1.2. Giao tiếp mua bán ở lứa tuổi học đường trên mạng Facebook
Từ trước đến nay, hoạt động mua bán diễn ra không ngừng, nó xuất
hiện mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt vùng, miền, lứa tuổi. Mua bán ở
lứa tuổi học đường ngày nay đang phát triển mạnh trên phạm vi rộng. Bắt
nguồn từ chính nhu cầu của bản thân, nắm bắt được thị hiếu của đông đảo
sinh viên hay chỉ là muốn kiếm thêm thu nhập cho mình nên họ đã tổ chức


mua bán, trao đổi. Dựa vào sức mạnh của công nghệ thông tin, đặc biệt là
các trang mạng xã


hội như zalo, facebook, skype… họ thực hiện công việc mua bán của mình
một cách gián tiếp nhưng mang lại hiệu quả cao. Như sinh viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã dùng trang Facebook cá nhân của mình tham gia
vào các shop online, các trang bán hàng của trường ( Khoa bán hàng Đại học
Sư phạm Hà Nội 2), các chợ online trên địa bàn (chợ Sinh viên, chợ lớn –
Vĩnh Phúc) để quảng cáo, mua bán, trao đổi.

1.2.1. Khái niệm giao tiếp mua bán
Như chúng ta đã biết, giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi
thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh
toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận [8]
Như vậy, giao tiếp mua bán là một quá trình hoạt động, là người
mua tếp cận với sản phẩm, tìm hiểu thông tin về sản phẩm dưới sự chăm
sóc, tư vấn của người bán. Khi người mua quyết định đặt mua sản phẩm,
người bán có nhiệm vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu sản phẩm cho người
mua và nhận thanh toán, người mua thanh toán cho bên bán, nhận hàng
và sử dụng sản phẩm.
Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là
thương
nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.
Đối
tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là
hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương mại. Quá trình thực
hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở
hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.
Mua bán hàng hóa được phân chia thành hai loại sau:


Thứ nhất, mua bán hàng hóa trong nước: không có sự dịch chuyển hàng


×