Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Liên văn bản trong tác phẩm của f kafka (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.68 KB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

HOÀNG KIM YẾN

LIÊN VĂN BẢN
TRONG TÁC PHẨM CỦA F.KAFKA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

HOÀNG KIM YẾN

LIÊN VĂN BẢN
TRONG TÁC PHẨM CỦA F.KAFKA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

TS. MAI THỊ HỒNG TUYẾT



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Mai Thị Hồng Tuyết. Các kết quả nêu trong
khóa luận là trung thực. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Xuân Hòa, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Hoàng Kim Yến


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã tạo
mọi điều kiện cần thiết để tôi tập trung hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, xin cảm ơn TS.Mai Thị Hồng Tuyết, người đã tận tình chỉ dạy,
hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi sớm hoàn thành khóa luận
trong điều kiện tốt nhất có thể.
Xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, lãnh đạo trường Đại học sư phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn tất cả quý thầy cô, bạn bè – những người đã luôn động viên,
khuyến
khích và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xuân Hòa, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Hoàng Kim Yến



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
6. Dự kiến đóng góp ....................................................................................................4
7. Bố cục......................................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÍ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN ..........5
1.1. Sự ra đời của lí thuyết liên văn bản..................................................................5
1.1.1. Sự thoái trào của chủ nghĩa cấu trúc .................................................................5
1.1.2. Những gợi ý từ lí thuyết của M.Bakhtin ...........................................................8
1.2. Một số vấn đề cơ bản của lí thuyết liên văn bản .............................................9
1.2.1. Khái niệm văn bản ............................................................................................9
1.2.2. Văn bản và tác phẩm .........................................................................................9
1.2.3. Từ vấn đề liên chủ thể đến liên văn bản..........................................................11
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liên văn bản...........................................18
1.2.4.1. Quan điểm thẩm mĩ của thời đại..................................................................18
1.2.4.2. Vốn sống, vốn văn hóa và ngôn ngữ của nhà văn .................................... 19
1.2.4.3. Sự chi phối của thể loại nói chung.......................................................... 20
1.3. Ảnh hưởng của lí thuyết liên văn bản đến văn học Việt Nam hiện nay......22
Tiểu kết.....................................................................................................................24
CHƯƠNG 2: LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TẠO VÀ TIẾP NHẬN TÁC
PHẨM CỦA F.KAFKA ..........................................................................................25
2.1. Các hình thức liên văn bản trong sáng tạo của F.Kafka ..............................25
2.1.1. Về môtíp..........................................................................................................25

2.1.1.1. Môtíp hóa thân/ biến dạng ...........................................................................25


2.1.1.2. Môtíp mê cung..............................................................................................26
2.1.1.3. Môtíp con người bị đeo bám .......................................................................30
2.1.2. Sự huyền thoại hóa không gian và thời gian nghệ thuật .................................31
2.1.2.1. Không gian huyền thoại ...............................................................................32
2.1.2.2. Thời gian huyền thoại ..................................................................................35
2.1.3. Trích dẫn và giễu nhại.....................................................................................41
2.1.3.1. Trích dẫn ......................................................................................................41
2.1.3.2. Giễu nhại ......................................................................................................42
2.2. Liên văn bản trong tiếp nhận tác phẩm của F.Kafka...................................45
2.2.1. Sự tiếp nhận môtíp “mê lộ” từ sáng tác của F.Kafka......................................46
2.2.1.1. Hiện tượng kể chuyện theo lối “mê lộ” trong tiểu thuyết của Paul Auster .46
2.2.1.2 Sự tiếp nhận môtíp “mê lộ” trong tác phẩm của J.Borges...........................49
2.2.2. Liên văn bản trong các tác phẩm chuyển thể ..................................................50
Tiểu kết.....................................................................................................................55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Khái niệm “liên văn bản” (intertextuality) xuất hiện vào nửa sau thế kỉ XX
đã gây tác động mạnh đến nhận thức văn học và trở thành mối quan tâm chủ yếu của
nhà nghiên cứu ngữ văn hàng đầu thế giới. J.Kristeva, M.Bakhtin, R.Barthes,
Genette, Refaterre, Bloom… được xem là những nhà lập thuyết và thực hành quan
trọng. Cho đến nay, có một nhận thức chung rằng bất kì văn bản nào cũng có mối
quan hệ với các văn bản khác ra đời trước đó. Quan hệ này dựa trên những sự kết
nối giữa các văn bản với nhau bằng những phương thức khác nhau như: ám chỉ,

trích dẫn, giễu nhại, chuyển thể, chuyển dịch, đạo văn, mô phỏng, pha trộn…
Những quan hệ này được tác giả tạo lập bằng ý thức hoặc vô thức, được tri nhận
trong tực tiễn giao tiếp nghệ thuật và chúng tương tác với tri thức và trải nghiệm văn
bản của người đọc, gây ra hứng thú diễn giải, qua đó, các giá trị văn hóa không
ngừng được sản sinh và đón nhận. Liên văn bản là thuật ngữ được dùng để miêu tả
thuộc tính hay phương thức quan hệ trên đây, nơi mà mỗi văn bản đều chứa đựng sự
tham chiếu đối với các văn bản khác, qua đó chúng sinh sản và nảy nở ý nghĩa. Mặc
dù có vị thế rất quan trọng trong từ vựng nghiên cứu phê bình văn học trên thế giới,
song nó vẫn chưa được khảo sát, nghiên cứu, giới thiệu một cách có hệ thống.
1.2. F.Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX. Sinh thời, ông
viết không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều trở thành kinh điển. Tác phẩm
của ông mang tính ẩn dụ và sự đa nghĩa trong các hình tượng nghệ thuật, đồng thời
chúng còn thể hiện sự đổi mới kĩ thuật viết ở nhiều phương diện. Các tác phẩm của
Kafka thể hiện tính liên văn bản rất rõ. Một mặt, người ta thấy ông là một nhà cách
tân song đồng thời ông cũng là người kế thừa truyền thống. Mặt khác, đã có rất
nhiều tác giả khác chịu sự ảnh hưởng sâu đậm từ các tác phẩm của Kafka.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Liên văn bản trong tác
phẩm của F.Kafka” để nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thêm về sáng tác của
Kafka ở phương diện liên văn bản.
2. Lịch sử nghiên cứu

1


Sau hơn 45 năm kể từ khi Kristeva đặt ra thuật ngữ liên văn bản (1967), đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu luận bàn, phát triển và vận dụng lý thuyết, trong đó
đáng chú ý là các công trình: Intertextuality (Liên văn bản - 2000) của Graham
Allen, Intertextuality: Debates and Contexts (Liên văn bản: Tranh luận và ngữ cảnh
- 2003) của Mary Orr… Nhìn chung, nghiên cứu lí thuyết này trên thế giới thống
nhất ở nhiều điểm: về sự xuất hiện của khái niệm, về nội hàm của khái niệm, về

danh sách những nhà lập thuyết và thực hành tiêu biểu, về sự phát triển và tiềm
năng ứng dụng của lí thuyết. Về cơ bản, có hai xu hướng khác nhau trong luận giải
và thực hành phân tích liên văn bản: hướng cấu trúc - trần thuật (Genette và
Riffaterre là đại diện) và hướng giải cấu trúc - hậu hiện đại (với các đại biểu như
Barthes, Derrida, Eco, Kristeva, Bloom). Mỗi xu hướng trên đây đều đã có những
đóng góp nhất định trong việc lí giải, phát triển và vận dụng lí thuyết liên văn bản,
có ảnh hưởng trên phạm vi thế giới.
F.Kafka đến với bạn đọc Việt Nam khoảng giữa những năm 50 của thế kỉ XX.
Từ đó đến nay đã là một khoảng cách khá xa và số công trình viết về ông đã dày lên
rất nhiều. Độc giả Việt Nam biết đến Kafka chủ yếu thông qua các công trình lí luận
về tiểu thuyết hiện đại. Tuy chưa có những công trình tầm cỡ, song do được thừa
hưởng những thành quả nghiên cứu của thế giới mà việc nghiên cứu sáng tác của
Kafka ở Việt Nam cũng đạt được một số thành quả nhất định, có thể kể đến các công
trình nghiên cứu như: “Franz Kafka và vấn đề huyền thoại trong văn học phương
Tây hiện đại” của Hoàng Trinh; “Chủ nghĩa hiện sinh và vấn đề huyền thoại” của
Phạm Văn Sĩ; “Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka” của Trương Đăng Dung; bài
nghiên cứu về Kafka và các tác phẩm của ông trong giáo trình Văn học phương Tây
của Đặng Anh Đào…
Từ chỗ xác định vị trí, vai trò của F.Kafka đối với văn học hiện đại thế giới,
các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu những đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết mà
Kafka là người mở đường. Đó là những sáng tạo độc đáo của Kafka về cốt truyện,
nhân vật, bối cảnh, không gian và thời gian trong tiểu thyết. Điều này được các nhà
nghiên cứu thể hiện trong các công trình của mình như: Hi vọng và phi lí trong tác
phẩm của Franz Kafka của A. Camus, Viết về nghệ thuật của Becton Brecht, Trên
hành trình


chân lí Franz Kafka của Lê Huy Bắc…
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Đề xuất một hướng tiếp cận mới trong tác phẩm của F.Kafka – Liên văn

bản trong tác phẩm của Kafka.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí thuyết liên văn bản.
- Nghiên cứu liên văn bản trong sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm của F.Kafka ở các
phương diện: Các hình thức liên văn bản trong sáng tạo của F.Kafka (về môtíp,
không gian và thời gian nghệ thuật, trích dẫn và giễu nhại); Liên văn bản trong tiếp
nhận của F.Kafka (liên văn bản trong các công trình nghiên cứu, liên văn bản trong
các tác phẩm chuyển thể).
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề liên văn bản trong các tác phẩm của F.Kafka.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về phạm vi tư liệu: Chúng tôi khảo sát hiện tượng liên văn bản trong những tác
phẩm chính của Kafka đã được dịch sang tiếng Việt như: Vụ án, Lâu đài, Hóa thân
cùng một số truyện ngắn như Hang ổ, Một thầy thuốc nông thôn, Người cưỡi xô,
Mười một người con trai …
- Về vấn đề nghiên cứu: Trong khi khảo sát hiện tượng liên văn bản trong tác phẩm
F.Kafka, chúng tôi nhận thấy không chỉ trong tác phẩm của Kafka có sự chồng xếp
các dạng văn bản trước đó và đương thời mà trong các tác phẩm sau này, các nhà
văn hay các nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng chịu ảnh hưởng lớn từ
Kafka. Nói cách khác, liên văn bản không chỉ có trong quá trình Kafka sáng tạo tác
phẩm mà còn có ở quá trình tiếp nhận tác phẩm của ông. Vì thế, bên cạnh vấn đề
liên văn bản trong sáng tạo, chúng tôi còn nghiên cứu cả hiện tượng liên văn bản
trong tiếp nhận tác phẩm Kafka.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, trong đó phương pháp lịch sử - loại


hình và phương pháp cấu trúc - hệ thống được sử dụng chủ yếu.
- Phương pháp lịch sử - loại hình: Chúng tôi khảo sát lịch sử hình thành và sự vận
động của lí thuyết liên văn bản, đặc trưng và nội hàm của khái niệm qua từng nhà

lập thuyết - thực hành và từng thời điểm. Những công trình của các nhà lí luận như
Bakhtin, Kristeva, Barthes sẽ được đánh giá theo phương pháp trên.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Trước hết chúng tôi dùng để nghiên cứu một
cách hệ thống tư tưởng của các nhà lập thuyết về liên văn bản. Sau đó được dùng để
nghiên cứu thực tiễn liên văn bản trong sáng tác của F.Kafka.
Ngoài ra chúng tôi sử dụng kết hợp các thao tác và phương pháp phân tích, thống
kê,
so sánh, đối chiếu...
6. Dự kiến đóng góp
- Về mặt lí thuyết: Khóa luận trình bày một cách tương đối đầy đủ về một số vấn đề
cơ bản của lí thuyết liên văn bản (khái niệm văn bản, văn bản và tác phẩm, từ vấn đề
liên chủ thể tới liên văn bản...).
- Về mặt thực tiễn: Tiếp cận liên văn bản trong sáng tác của F.Kafka nhằm làm rõ lí
thuyết, qua đó đánh giá được sự kế thừa và sáng tạo trong bút pháp nghệ thuật của
Kafka - một hiện tượng lớn của văn học hậu hiện đại.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục phần nội dung được
triển khai làm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lí thuyết liên văn bản
Chương 2: Liên văn bản trong sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm của F.Kafka


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÍ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN
1.1. Sự ra đời của lí thuyết liên văn bản
1.1.1. Sự thoái trào của chủ nghĩa cấu trúc
Theo Đại từ điển tiếng Việt, khái niệm “cấu trúc” có nghĩa là “Tổng hòa các
mối qua hệ bên trong của một chỉnh thể” [18, tr.285]. Trong tiếng Pháp cũng định
nghĩa từ “structure” là cách sắp xếp giữa các bộ phận của một tập hợp cụ thể hay
trừu tượng, hay là việc tổ chức các bộ phận của một hệ thống làm cho nó có một tính

cố kết mạch lạc và mang tính đặc trưng thường xuyên. Từ “structure” trong tiếng
Pháp có xuất xứ từ từ Latin “structura” nghĩa là xây dựng, kiến tạo. Trong số các
định nghĩa trên đây, có định nghĩa tỏ ra giống với định nghĩa về hình thức. Nhưng
nói chung, phạm trù trung tâm của khái niệm cấu trúc là các mối quan hệ nội tại.
Thuyết cấu trúc là một học thuyết xuất hiện ở châu Âu vào khoảng giữa những
năm 1950. Nguồn gốc của nó là ở các công trình ngôn ngữ học của Ferdinand de
Saussure. Quan điểm chủ chốt của Saussure là: ngôn ngữ là hình thức chứ không
phải chất liệu; nó là một hệ thống ký hiệu, mà ký hiệu lại là một thực thể kết hợp
giữa cái biểu đạt với cái được biểu đạt.
Nhưng sự xuất hiện thực sự của chủ nghĩa cấu trúc phải được tính từ năm
1955, khi nhà nhân chủng người Pháp Claude Gustave Lévi-Strauss (1908) cho
đăng trên tờ tạp chí Journal of American Folklore một bài báo nhan đề Nghiên cứu
cấu trúc thần thoại. Ông khẳng định, giống như các thành phần khác của ngôn ngữ,
một câu chuyện thần thoại được tạo thành bởi các đơn vị hợp thành mà chúng cần
phải được xác định, được tách ra và được liên hệ với một mạng lưới ý nghĩa rộng
lớn. Như vậy, mọi hiện tượng văn hoá cần phải được nhìn nhận như là các sản
phẩm của một hệ thống các ý nghĩa mà chúng chỉ được xác định trong mối quan hệ
giữa chúng với nhau ở trong hệ thống, như thể chính bản thân hệ thống đang đặt ra
các ý nghĩa. Mọi mã ý nghĩa đều mang tính tuỳ tiện, nhưng không thể hiểu được
hiện thực mà không dựa vào một mã nào đó. Và chủ nghĩa cấu trúc tìm cách xác
định các quy tắc và những điều bó buộc mà trong đó và nhờ đó ý nghĩa được tạo
thành và được thông báo. Chủ


nghĩa cấu trúc với tư cách là một phương pháp đã được áp dụng cho ngành xã hội
học, lý luận - phê bình văn học và triết học. Nó đặc biệt tỏ ra có hiệu quả trong lĩnh
vực nghiên cứu cấu trúc tự sự.
Chủ nghĩa cấu trúc coi trọng cấu trúc đồng đại hơn diễn biến lịch đại của các
sự vật, tức là nó không coi trọng tính lịch sử của sự vật, và nó coi trọng tổng thể hơn
cá thể. Nó cho rằng sự vật chỉ có ý nghĩa khi được xem xét trong một cấu trúc của

tổng thể. Theo nó, cấu trúc của một sự vật là một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn,
bao gồm cả nội dung lẫn hình thức, và nó có một ý nghĩa chính xác của nó, độc lập
với bất cứ yếu tố bên ngoài nào.
Ở Hoa Kỳ, chủ nghĩa cấu trúc được coi như là một loại của trường phái Phê
bình mới. Nửa cuối thế kỷ XX, ở Hoa Kỳ đang có hai xu hướng trong nghiên cứu
văn học. Một là, xu hướng nghiên cứu hướng vào tác giả, với đại diện tiêu hiểu là
E.D.Hirsch; xu hướng này đặt cho mình nhiệm vụ đi tìm dụng ý của tác giả để giải
nghĩa văn bản. Hai là, xu hướng nghiên cứu hướng vào độc giả, với đại diện là
trường phái hậu cấu trúc ở Đại học Yale, nơi có nhà hậu cấu trúc luận người Pháp
Jacques Derrida thường xuyên đến thỉnh giảng; xu hướng này dành đặc quyền cho
người đọc trong việc đáp lại văn bản. Nhưng trường phái Phê bình mới lại bác bỏ cả
hai xu hướng trên. Nó không để ý đến tác giả và cũng không để ý đến độc giả. Nó
chỉ công nhận những gì có trong văn bản tác phẩm và chỉ tập trung phân tích cái cấu
trúc khép kín của văn bản tác phẩm mà thôi; tác phẩm được coi là một đơn vị cấu
trúc tách biệt khỏi thế giới xung quanh, không có bất cứ một mối liên hệ nào với thế
giới, thậm chí với cả tác giả sản sinh ra nó. Những điều trên đây cho thấy, đối với
các nhà cấu trúc luận, tác phẩm nghệ thuật là một cấu trúc tự thân, chặt chẽ và
chính xác, không cần đến bất cứ một yếu tố nào khác ngoài chính nó.
Khái niệm “cấu trúc” chỉ mô tả tác phẩm như là một bộ khung, chỉ bao gồm
những mối quan hệ chủ yếu chứ không bao gồm tất cả mọi mối quan hệ tương tác
nội tại của tác phẩm. Và việc phân tích cấu trúc chính là để làm sáng rõ cái bộ
khung chi phối giá trị của một tác phẩm. Đây là hạn chế của phương pháp phân tích
cấu trúc. Do đó phải nói rằng phương pháp cấu trúc chỉ có giá trị là một phương
pháp cận cảnh


cụ thể nhằm đạt tới những kết quả chính xác về kết cấu của tác phẩm, chứ nó không
cho ta những giải pháp xác đáng về giá trị của tác phẩm. Tức là nó chỉ có ý nghĩa là
một phương pháp cục bộ. Chính cái quan niệm cực đoan về tính độc lập chặt chẽ
cấu trúc của chủ nghĩa cấu trúc “cổ điển” đã dẫn đến sự phản kháng chống lại nó và

làm xuất hiện chủ nghĩa cấu trúc phân giải hay “hậu cấu trúc”.
Chủ nghĩa cấu trúc phân giải hay hậu cấu trúc được hình thành từ phản ứng
của chính những nhà cấu trúc luận có chủ trương đổi mới chủ nghĩa cấu trúc bằng
cách cải cách cái tư tưởng giáo điều cứng nhắc của nó về trật tự ổn định của các sự
vật. Nếu như chủ nghĩa cấu trúc sử dụng ngôn ngữ học để tìm ra mối quan hệ trật tự
ở bất cứ lĩnh vực nào, thì chủ nghĩa hậu cấu trúc sử dụng ngôn ngữ học để lập luận
rằng tất cả mọi trật tự trên thế giới đều được dựa trên một sự mất trật tự đặc trưng
chủ yếu trong ngôn ngữ và trên thế giới, mà sự mất trật tự này không bao giờ có thể
bị chế ngự bằng một cấu trúc hoặc một mã ngữ nghĩa nào đó. Ngay từ đầu những
năm 1960, khi chủ nghĩa cấu trúc đang còn thịnh hành ở phương Tây, thì đã xuất
hiện một phong trào phản kháng chống lại nó. Phong trào này ít quan tâm đến việc
tìm hiểu xem các hệ thống vận hành như thế nào, mà nó quan tâm đến việc chúng ta
có thể bị dỡ bỏ như thế nào để cho các nguồn năng lượng và tiềm năng của chúng
có thể được giải thoát và được sử dụng cho việc xây dựng một kiểu xã hội hoàn
toàn khác. Nếu như chủ nghĩa cấu trúc, bất chấp những tư tưởng chính trị thiên tả
của những người đại diện xuất xắc nhất của nó, về mặt phương pháp luận vẫn mang
tính bảo thủ - đó là một chủ nghĩa ủng hộ các cấu trúc ổn định vĩnh hằng, một thứ
cấu trúc “cô đặc như một tinh thể” nói theo cách nói của Lévi-Strauss, thì chủ
nghĩa hậu cấu trúc có thể coi là mang tính cấp tiến một cách hoàn toàn tự giác, nó
đòi xét lại các phương pháp mà tư duy duy lý truyền thống thường sử dụng để mô tả
thế giới. Nếu chủ nghĩa cấu trúc coi ký hiệu là cửa sổ nhìn ra cái thế giới siêu
nghiệm của một trật tự “tinh thể”, của những bản sắc hình thức có khả năng tự duy
trì vượt ra ngoài thời gian và ngoài lịch sử, của những mã ý nghĩa mà dường như
nằm ngoài mọi khác biệt do những hiện tượng bất ngờ của cuộc sống hàng ngày
sinh ra, thì chủ nghĩa hậu cấu trúc cho rằng mọi cấu trúc như vậy chỉ là những
chiến lược cai trị và kiểm soát xã hội, là những


cách phớt lờ hiện thực chứ không phải là tìm hiểu hiện thực. Chủ nghĩa hậu cấu trúc
cho rằng đã đến lúc cần phải tiêu huỷ các ký hiệu, và cùng với chúng là tiêu huỷ

luôn cả mọi trật tự ý nghĩa và trật tự hiện thực mà nhờ có ký hiệu mà chúng có thể
tồn tại.
Chủ nghĩa hậu cấu trúc đã phê phán cái tính chất độc đoán áp đặt của chủ
nghĩa cấu trúc. Nó cho rằng chủ nghĩa cấu trúc dường như lấy phương tiện kỹ thuật
để quyết định kết quả nghiên cứu, rằng đối với chủ nghĩa cấu trúc sẽ không còn cơ
hội cho tính sáng tạo và cho những điều bất ngờ. Ở chủ nghĩa hậu cấu trúc, người
đọc được lên ngôi thay chỗ cho tác giả. Người đọc được quyền tự do tạo nghĩa cho
tác phẩm, bất chấp khả năng có thể xảy ra việc hiểu và lý giải sai văn bản tác phẩm.
Đây là một xu hướng cực đoan, vô nguyên tắc.
Như vậy, với quan niệm mở rộng nghĩa đến vô cùng để chống lại quan niệm
bó hẹp ngữ nghĩa của chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc đã chuyển từ cực
đoan này sang cực đoan khác, vượt cả giới hạn của lý thuyết hiện tượng học
1.1.2. Những gợi ý từ lí thuyết của M.Bakhtin
M.Bakhtin (1895-1975) là nhà triết học, mỹ học và nghiên cứu văn học lớn của
Liên Xô và thế giới thế kỉ XX. Trong công trình nghiên cứu đầu tiên vào năm 1924
về vấn đề nội dung, chất liệu, và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ ông
khẳng định mỗi lời phát biểu cụ thể bao giờ cũng hiện diện trong một ngữ cảnh văn
hóa đầy ý nghĩa và chỉ trong ngữ cảnh lời phát biểu mới sống và mới được nhận biết
đúng hay sai, đẹp hay xấu, chân thành hay xảo trá, cởi mở trơ trẽn hay đầy quyền
uy, những lời trung tính không có và không thể có.
Trong tiểu luận Ngôn ngữ tiểu thuyết Bakhtin cho rằng bất cứ lời nói nào cũng
nhằm để đáp lại và không thể tránh khỏi ảnh hưởng sâu xa của lời đáp dự kiến sẽ có.
Mỗi phát ngôn không thể trung tính, nó sẽ bị vây bọc bởi quan điểm, lập trường,
giọng điệu khác và buộc phải gia nhập các mối quan hệ tương tác, tán đồng, li khai.
Và ông khẳng định thuộc tính của lời nói là tính đối thoại. Nếu F.de.Saussure cho
rằng lời nói là hành vi mang tính cá nhân thì ngược lại, Bakhtin đặt ngôn ngữ trong
quan hệ với tình huống xã hội cụ thể, ý nghĩa. Của các từ và các phát ngôn tùy thuộc
vào chủ thể. Theo Bakhtin khi không có ý thức chủ động, người nói không nhận ra



mình bị bao bọc bởi muôn ngàn tiếng nói khác nhau. Quan điểm này trở thành nhân
tố quan trọng nó quy định chủ thể trong vòng biến động, trong cuộc đụng độ ý thức.
Nguyên tắc đối thoại của Bakhtin trở thành tiêu chuẩn sự tiến hóa xã hội. Hdquist
xác định rằng, với Bakhtin tồn tại là đối thoại, ngôn ngữ là đối thoại, và tính tiểu
thuyết là đối thoại, bởi theo Bakhtin ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó có đối thoại. Từ
nguyên lí đối thoại Bakhtin tiếp cận thể loại tiểu thuyết, ông xem lí luận về thể loại
tiểu thuyết là tính đối thoại sự phát triển của tiểu thuyết là khơi sâu tính đối thoạị,
mở rộng nó và làm cho nó ngày càng trở nên tinh tế. Tiểu thuyết mang tính đa
thanh, phức điệu, tính nhiều giọng nói. Lời nói của tiểu thuyết tồn tại như một sự
lặp lại, có tính giễu nhại, nó đối thoại với lực lượng quan phương, nghiêm trang,
những chân lí bất biến giáo điều đầy sức ì bằng một ý thức hệ bình đẳng, dân chủ
khỏe khoắn lành mạnh, mang tính chất tái sinh giàu sức sống. Theo Bakhtin, biểu
hiện của tính đối thoại là tính dị ngôn, tức là ngôn ngữ luôn thẩm thấu những vết
tích khác, những cách dùng khác, những ý thức khác. Lời nói vừa có quan hệ nội
bản, vừa có quan hệ liên văn bản. Bản chất lời nói luôn có mối quan hệ với lời
nói… do đó tự nhiên đã thực hiện sự kết nối liên văn bản, liên ý thức, liên chủ thể
đối thoại. Với quan niệm ngôn ngữ tiểu thuyết mang tính đối thoại, Bakhtin được
xem là nhà khai sáng lí thuyết liên văn bản.
1.2. Một số vấn đề cơ bản của lí thuyết liên văn bản
1.2.1. Khái niệm văn bản
Theo Mĩ học tiếp nhận: Văn bản là một chuỗi kí hiệu được in trên giấy, là một
cấu trúc có tính lược đồ, có nhiều tầng bậc chưa xã định. Nó không tự sản sinh ý
nghĩa. Nếu không được đọc thì nó cũng chẳng khác gi các từ trong từ điển. Tác
phẩm là sản phẩm tiếp nhận văn bản, tồn tại trong ý thức người đọc [12, tr.21].
1.2.2. Văn bản và tác phẩm
Văn bản và tác phẩm là hai khái niệm thống nhất nhưng không đồng nhất, cần
được phân biệt ở phương thức tồn tại.
Văn bản là một hệ thống ngôn ngữ do nhà văn sáng tạo, chờ người đọc đến đọc,
nó chưa tham gia vào sự hành chức xã hội thẩm mĩ, là đối tượng của sự phân tích



khép kín về mặt giải thích học. Tác phẩm văn học là hệ thống ngôn ngữ đã được
người đọc đọc và phủ cho một ý nghĩa nhất định. Với sự xuất hiện của lí thuyết cấu
trúc, kí hiệu và lí thuyết tiếp nhận, sự phân biệt văn bản và tác phẩm ngày càng
được chấp nhận rộng rãi. Người đầu tiên chủ chương phân biệt văn bản và tác phẩm
là nhà lí luận văn học Ba Lan Roman Ingarden. Có thể nói ông là người đầu tiên đề
cập đến phương thức tồn tại của tác phẩm, đưa ra một cách nhìn khác về tác phẩm
bên ngoài sự thống nhất nội dung và hình thức. Theo ông, tác phẩm thông thường
chỉ là một văn bản vốn là một khách thể có tính chủ ý thuần túy, trong đó có nhiều
tính không xác định và yếu tố chưa hoàn thành. Chỉ thông qua sự cụ thể hóa các yếu
tố đó thì tác phẩm mới trở thành tác phẩm văn học trong thực tế. Như thế văn bản
không đồng nhất với tác phẩm. Nhưng chính văn bản mới là phương thức tồn tại đầu
tiên của tác phẩm.
M.Bakhtin cũng đã phân biệt văn bản với tác phẩm như một sự thật chất liệu
và khách thể thẩm mĩ. Năm 1973, trong bài Lí thuyết văn bản, R.Barthes thử trả lời
câu hỏi “Văn bản là gì?”. Theo ông, văn bản không phải là tác phẩm, cũng không
phải là khách thể, thậm chí không phải là một khái niệm. Văn bản nảy sinh trong
không gian giữa người đọc và con chữ, nó là một nơi sản sinh. Văn bản lại là một
thực tiên ý chí mà hạt nhân là một tính đa nguyên xuất hiện dưới hình thức mâu
thuẫn. Văn bản với tư cách là hoạt động sinh sản, nó sản sinh ra không phải là sản
phẩm, mà là nơi gặp gỡ giữa tác giả và người đọc, người diễn xuất, người tiến hành
các trò chơi chữ. Do đó, văn bản không phải là sự kết thúc của sinh sản mà là quá
trình sinh sản. Tư liệu sinh sản của nó là ngôn ngữ, là thứ ngôn nữ người ta dùng để
giao tiếp, tái hiện, biểu đạt. Văn bản giải cấu trúc ngôn ngữa ấy và tạo thành một
thứ ngôn ngữ khác, cú thế tuần hoàn không dứt. Điều này cũng được ông thể hiện
rất rõ trong cuốn S/Z, trong tác phẩm này khái niệm văn bản được Barthes mô tả như
là tính đa bội đắc thắng.
Như vậy, tác phẩm văn học là sản phẩm sinh nghĩa và tạo nghĩa của văn bản,
là sự thống nhất có tính quá trình giữa văn bản nghệ thuật với khách thể thẩm mĩ
hình thành trong hoạt động tiếp nhận của người đọc.



1.2.3. Từ vấn đề liên chủ thể đến liên văn bản
Trong cuốn Những vấn đề thi pháp Dostoievski M.Bakhtin cho rằng: từ trong
bản chất, lời nói mang tính đối thoại và giao tiếp đối thoại chính là môi trường đích
thực của đời sống ngôn ngữ. Điều này có nghĩa mọi phát ngôn bằng lời, không có
ngoại lệ, đều là những quan điểm của chủ thể khác nhau được biểu hiện trong lời
nói, vì những quan điểm ấy đều thuộc về những ngữ cảnh và nhãn quan giá trị - xã
hội trái ngược, rất khác nhau và đôi khi thù nghịch nhau, nên bất kì phát ngôn nào
của chủ thể về một đối tượng cũng xuất hiện như là kết quả tiếp nhận tích cực và
phản ứng cũng tích cực như thế đối với các phát ngôn về chính đối tượng ấy. Lời
nói nào cũng xuất hiện trong quá trình định hướng qua lại đầy căng thẳng với
những quan điểm của người khác, những phát ngôn của người khác, và sự định
hướng qua lại ấy được phân bố trên một khoảng âm vực rộng lớn giữa tán thành
tuyệt đối và cương quyết phản đối trước lời nói của người khác, khoảng âm vực bao
gồm cả hoài nghi, giễu nhại, dằn vặt, cười cợt…
Có thể tạm chia ước lệ quan hệ đối thoại trong Những vẫn đề thi pháp
Dostoievski thành 2 hình thức cơ bản: đối thoại sinh tồn và đa thanh phức điệu. Khi
xác định đặc điểm đối thoại, M.Bakhtin đặc biệt coi trọng và đưa lên bình diện thứ
nhất các khái niệm tâm hồn, tự nhận thức, ý thức của cá nhân, tức là của con người
nội tâm. Đặc điểm cơ bản của con người nội tâm là sự tự do của của nó, nó không
phải là một đại lượng hữu hạn, xác định để từ đó có thể kiến tạo những toan tính
chặt chẽ nào đó; con người hoàn toàn tự do và vì thế nó có thể phá hủy mọi quy luật
trói buộc nó. Con người không bao giờ đồng nhất với bản thân, vì thế cuộc sống
đích thực của cá nhân luôn luôn diễn ra ở cái điểm không đồng nhất ấy của con
người với bản thân mình, ở cái điểm vượt ra ngoài giới hạn của tất cả những gì mà
nó chỉ tựa như một tồn tại bên ngoài, thứ tồn tại có thể xem xét, xác định, tiên đoán
vắng mặt nó, ngoài ý chí của nó. Bởi thế, cá nhân con người là bất định - phi xác
quyết, thể hiện tính không hoàn kết, một thuộc tính khiến không thể khách thể hoá,
đồ vật hoá theo bất kì cách thức nào. Đồng thời, vì cá nhân bao giờ cũng tồn tại

trong môi trường của những tập hợp người bao bọc xung quanh, nên hy vọng sâu
thẳm của nó là làm thế


nào để trực tiếp tự bộc lộ trước những người khác, được người khác thừa nhận và
khẳng định tự do của mình trong hành vi đối thoại đích thực như một bản thể: Phải
thâm nhập bằng đối thoại thì mới hiểu được đời sống cá nhân, đó là kiểu thâm nhập
mà tự bản thân cá nhân sẽ bộc lộ một cách tự do và có trách nhiệm.
Nhưng mâu thuẫn là ở chỗ, ở cấp độ sinh tồn (trong thực tiễn đời sống), ý thức
của người khác bao giờ cũng có sức mạnh và quyền lực được vật chất hoá mà sự tự
do tự nhận thức của cá nhân luôn luôn chống lại. Hơn nữa, ngược lại, người khác lại
muốn ngoại hình hoá, hoàn tất nó để khẳng định và thừa nhận sự tự do vô hạn của
con người nội tâm; về phía mình, con người nội tâm, tìm mọi cách nổi loạn để
cưỡng lại việc ngoại hình hoá như thế, bởi vì nó cảm nhận một cách sống động sự
không hoàn kết nội tâm của mình: Chừng nào con người còn sống, nó sẽ sống bằng
con người vẫn chưa hoàn kết và vẫn chưa nói lời cuối cùng của mình.
Ta hiểu vì sao, ở cấp độ sinh tồn, theo tinh thần của Bakhtin, đối thoại là cuộc
đấu tranh nảy lửa giữa tôi và người khác. Do không một ai có thể sống thiếu sự thừa
nhận và khẳng định của người khác, nên cá nhân phải tự nguyện kéo cái nhìn của
người khác về phía mình. Nhưng tuỳ vào mức độ ý chí của người khác, sự phán xét
của người khác mà cái nhìn ấy chứa đựng trong bản thân, chính cá nhân kia phải nới
lỏng và thực hiện những ý đồ đầy tuyệt vọng nhằm tránh khỏi sự khách quan hoá:
lời của nó bắt đầu quằn quại và vỡ vụn dưới ảnh hưởng của lời người khác, bắt đầu
cãi lại, phỏng đoán, chống đỡ lại nó, biến thành muôn vàn sự cân nhắc và những kẽ
nứt bất tận… miễn sao bảo vệ được sự độc lập của mình, duy trì được cho bản thân
lời nói cuối cùng về mình, lời tự ý thức của mình để nó trở thành không phải là cái
như nó vốn có.
Sơ đồ đối thoại của Dostoievski khá đơn giản: đối lập giữa con người và con
người như là sự đối lập giữa tôi và người khác (theo công thức: tôi thì chỉ có một
mình, còn họ là tất cả). Kết quả của sự đối lập như thế là thế giới bị chẻ ra thành

lưỡng diện: ở bên này là tôi, bên kia là họ, có nghĩa, tất cả những người khác, bất kể
họ là ai, không có ngoại lệ. Con người theo quan niệm của Bakhtin không có khả
năng thâm nhập vào người khác, nếu người khác không có khả năng đồ vật hoá con


người nội tâm, thì bản thân con người nội tâm cũng không đủ sức nắm bắt sự đóng
kín và phi xác quyết của mình với sự trợ giúp của cái người khác ấy.
Sự định hướng qua lại mang tính đối thoại của các cá nhân không dẫn tới sự
thay đổi hay đột biến trong nội tâm của họ; ngược lại, nhiệm vụ của con người nội
tâm là làm thế nào để nhất quyết bảo vệ bằng được lời nói cuối cùng cho mình. Lời
nói cuối cùng ấy phải thể hiện sự độc lập tuyệt đối của nhân vật trước cái nhìn và lời
nói của người khác, thể hiện sự dửng dưng hoàn toàn của nó với ý kiến của người
khác và sự đánh giá của người khác. Điều đó có nghĩa là: việc tiếp xúc căng thẳng
giữa sự tự ý thức không hoàn kết của tôi và ý thức hoàn kết của người khác tất yếu
biến thành cuộc xung đột đối thoại vô vọng, không lối thoát. Bởi thế, nếu vấn đề đối
thoại được Bakhtin giải quyết bằng chìa khoá triết học sinh tồn, thì vấn đề phức điệu
được ông giải quyết bằng chìa khoá của triết học đa bội.
Thứ nhất, ở đây cá nhân không phải là một nhân cách chưa hoàn kết, mà,
ngược lại, là một nhân cách toàn vẹn, như một đại diện cho một lập trường nhất
quán của cá nhân, một quan điểm nhất quán, hoặc chân lí về thế giới, được phản ánh
trong giọng nói sống động của một con người nhất quán.
Thứ hai, tất cả các giọng nói - điểm nhìn đều thuộc những ngữ cảnh xã hội,
hoặc các nhãn quan giá trị khác nhau về chất. Một mặt, tất cả các nhãn quan giá trị
ấy đều không có bất kì một nguồn gốc chung nào (do thuộc về những hệ tính khác
nhau, chúng hoàn toàn xa lạ với nhau), mặt khác, ngay từ đầu, chúng đã có khuynh
hướng khác nhau, nên giữa chúng không có một mục đích chung nào cả: chúng
hoàn toàn độc lập, xung đột với nhau và, đương nhiên, không tương hợp với nhau–
chúng không đồng nhất và hoàn toàn không hoà hợp. Theo Bakhtin, phức điệu
không đơn giản là tính đa bội của những giọng nói và ý thức độc lập, không hoà
hợp, mà là tính đa bội của những trung tâm - ý thức không thể quy về một mẫu số tư

tưởng hệ.
Thiếu mẫu số chung, tức là thiếu một trung tâm chung để những trung tâm - ý
thức cá nhân và rời rạc hướng về, đó là đặc điểm tối quan trọng thứ ba của thế giới
phức điệu của Bakhtin. Ở đây, những quan điểm khác nhau không nằm trong quá
trình cùng tìm kiếm chân lí, chúng không có nhu cầu đời đời cùng - hân hoan, cùng
-


chiêm nghiệm, cùng - đồng thuận và chúng cũng chẳng bị giày vò bởi hoà âm của
những giọng nói không hoà hợp.
Ngược lại, các quan hệ định hướng qua lại một cách căng thẳng mà những cơ
chế ngữ nghĩa khác nhau tham gia vào đó tuyệt nhiên không phải là phức điệu của
những giọng nói dung hoà với nhau, mà là phức điệu của những giọng nói tranh đấu
và phân rẽ tự bên trong. Xung đột và đấu tranh - đó là những gì thắt buộc và nối kết
các cơ chế ngữ nghĩa, dẫn tới sự thống nhất của cái xung khắc, không cho phép thế
giới phức điệu phân rã. Bakhtin phân biệt hai dạng đấu tranh ngôn từ - tư tưởng hệ
diễn ra giữa ngữ cảnh xã hội và nhãn quan giá trị: năng động và tĩnh tại.
Nếu trong công trình Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ, cái được đưa lên
bình diện thứ nhất là thực tiễn giao tiếp xã hội sinh động, nơi mỗi lời của người nói
tự nó chỉ có sự đồng nhất với bản thân và tính ổn định nhất thời, lúc nào cũng vấp
phải lời đối lập, vì thế nó bị cuốn vào dòng tương tác ngôn từ bất tận bị chia vụn bởi
những mâu thuẫn sinh động, dòng tương tác ngôn từ này kéo dài giống như một quá
trình hình thành liên tục, không có hồi kết, không có sự hoà giải, hay sự yên lòng,
thì trong cuốn sách về Dostoievski, trọng tâm lại được dồn vào đối lập tĩnh tại ở các
cơ chế ngữ nghĩa của lời nói đa dạng, những cơ chế mà về cơ bản, không một cơ chế
nào trong số đó có khả năng thay đổi hoặc làm phong phú thêm dẫu chỉ là cho nhãn
quan giá trị của người khác, nhờ đó làm biến dạng chuỗi ngữ nghĩa liên tục của thế
giới phức điệu. Vì trong thế giới ấy, chất liệu ngữ nghĩa bao giờ cũng được cung
cấp tất thảy, tức thời cho ý thức nhân vật, hơn nữa, nó được cung cấp dưới dạng các
thiết chế ngữ nghĩa nhân bản, dưới dạng những giọng nói, và mọi sự chỉ tập trung

vào sự lựa chọn giữa chúng với nhau, sau nữa, vì cuộc đấu tranh tư tưởng hệ trong
nội tâm mà nhân vật tiến hành là cuộc đấu tranh để lựa chọn những khả năng ngữ
nghĩa hiện hữu mà số lượng của chúng vẫn giữ nguyên, gần như không thay đổi, cho
nên ở đây không có sự hình thành tư tưởng, không có sự hình thành mang tính biện
chứng một tinh thần thống nhất, nói chung, không có sự hình thành, không có sự
lớn lên, mà chỉ có sự cộng tồn không gian của những mâu thuẫn và những đối lập
mà về nguyên tắc, không thể xoá bỏ trong một hợp đề biện chứng, cũng không thể
thoả hiệp, không thể


giải quyết, kết quả là, phức điệu hoá ra hoàn toàn không đơn giản là đa thanh, mà
là sự đa thanh, sự đa bội của những ý thức không thể dung hoà dẫn tới cuộc tranh
luận bất tận và vô vọng.
Ở những nét cơ bản, quan điểm đối thoại - phức điệu của Bakhtin là như vậy.
Lí thuyết liên văn bản của J.Kristeva xuất phát từ đó. Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết là
công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của Kristeva với tư cách là lí thuyết gia
người Paris. Đây cũng là một trong những công trình đầu tiên giới thiệu tư tưởng
Bakhtin đến với độc giả phương Tây. Nhiều tư tưởng của Bakhtin như tnh đối
thoại, sự đối lập giữa đối thoại và độc thoại, đa thanh/phức điệu, siêu ngôn ngữ,
carnival, trào phúng Menippean, giễu nhại, lưỡng trị, sự khác biệt giữa sử thi và
tiểu thuyết đã được Kristeva chuyển dịch, tóm lược, bình luận, diễn giải, tinh chế,
làm khác, bổ sung và vận dụng. Có cơ sở để đồng ý rằng tiểu luận này là cuộc đối
thoại xuyên ngôn ngữ giữa hai tình thế liên văn hóa: đó là đối thoại giữa Kristeva
với Bakhtin trên cơ sở di sản Hình thức luận Nga (mà Kristeva đã thu nhận trực tiếp
ở quê hương Đông Âu) và Lí thuyết Pháp đương đại mà Kristeva tiếp thu và phát
triển cùng những bậc thầy và đồng nghiệp khác như L.Goldman, R.Barthes,
E.Benveniste, J.Lacan, M.Foucault, J.Derrida… Trên đại thể, việc Kristeva sáng tạo ra
thuật ngữ liên văn bản để thay thế cho quan niệm về tnh đối thoại/tnh liên chủ
thể của Bakhtin không phải là sự chuyển dịch không trung thành sang tiếng Pháp,
cũng không phải là sự bóp méo đơn thuần mà là một chiến lược cố ý, một sự đọc

sai (misreading)/tái diễn giải mới theo lối hậu cấu trúc luận. Và ở đây, chí ít là có 3
điểm, bà đã bóp méo quan điểm của M.Bakhtin.
Thứ nhất, Kristeva đã làm thay đổi hoàn toàn - theo tinh thần phân tâm học
Freud - khái niệm người khác của Bakhtin. Bà giải thích rằng thoạt đầu, người khác
của Bakhtin cũng chính là người khác của ý thức theo triết học Hegel, chứ không
phải là người khác lưỡng phân của phân tâm học. Về phía mình, chính tôi muốn
nghe thấy điều đó như một chiều kích mở ra một hiện thực khác bên trong hiện
thực của ý thức, chứ không phải như một người khác giữa các cá thể. Tức là
Kristeva muốn xoay chuyển Bakhtin của chủ nghĩa Hegel để biến ông thành Bakhtin


của chủ nghĩa Freud. Quả thực, chính ý thức (chứ không phải cái vô thức) luôn nằm
ở trung tâm suy ngẫm


của Bakhtin, người xuất phát từ quan niệm về sự thống nhất giữa ý thức và sự tự
nhận thức của chủ thể tự do và mang trách nhiệm đạo đức giống như là đại diện
của một quan điểm nhất quán và giọng nói không thể chia cắt của tư tưởng. Trong
khi đó, Kristeva lại đặc biệt hứng thú với những tư tưởng của chủ nghĩa Marx Freud luận, với bà điều tối quan trọng là phải đặt vấn đề hoài nghi trước tnh hợp
pháp của những khái niệm “duy tâm”, kiểu như ý thức. Bà tập trung chú ý vào các
tiến trình vô thức điều khiển thế giới ngôn từ - tư tưởng hệ. Với Kristeva, “cái
khác” có chức năng khám phá một “sàn diễn khác”, một “kiểu khác của lôgic” khám phá cái vô thức, chứ không phải là cá nhân khác.
Thứ hai, từ đây, sự xuất hiện của bản thân tư tưởng liên văn bản là điều dễ
hiểu. Nếu với Bakhtin, đối thoại phức điệu bao giờ cũng diễn ra đích thị ở giữa
những chủ thể tự chủ, những chủ thể có “hạt nhân” cá nhân không thể vắt kiệt,
không thể phân rã, thì với Kristeva, giữa các cấp độ lời nói - tư tưởng hệ (các văn
bản, các diễn ngôn) đặt bên ngoài cá nhân, phi cá nhân - trên cá nhân và tiền cá
nhân, những cấp độ chỉ gặp gỡ, bện kết với nhau trong những cá nhân riêng lẻ, mà
đến lượt mình, chúng té ra chẳng phải là gì khác ngoài những văn bản di động nằm
trong quá trình trao đổi lẫn nhau, phân bổ qua lại: trục hoành (chủ thể - người

nhận) và trục tung (văn bản - ngữ cảnh) cuối cùng trùng khớp với nhau khi tìm thấy
điều cơ bản: mỗi lời (văn bản) đều là sự giao cắt của hai lời (hai văn bản), nơi còn
có thể đọc thêm ít nhất một lời nữa (văn bản). Nếu đối thoại phức điệu của Bakhtin
là tnh “liên chủ thể” theo ý nghĩa chính xác của từ ấy, thì lôgic về liên văn bản của
Kristeva từ trong bản chất của nó lại cần tới “cái chết của chủ thể”, nếu cá nhân với
tư cách là “chủ thể của lối viết” tự tan rã do đánh mất “hạt nhân” quen thuộc và
cùng với nó, mọi sự tự trị. Ta hiểu vì sao, thuật ngữ liên văn bản của Kristeva không
bổ sung, mà có nhiệm vụ lấn át, thay thế tnh liên chủ thể. Mọi văn bản đều được
tổ chức như một bức khảm bằng những trích dẫn, mọi văn bản đều là sự hấp thụ
và biến đổi một văn bản khác nào đó. Bởi thế, khái niệm liên văn bản đã thế chỗ
cho khái niệm liên chủ thể, và hoá ra, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ bị đọc theo kiểu


nước đôi ít nhất. Bởi vậy, ranh giới phân biệt đối thoại liên cá nhân của Bakhtin và
đối thoại liên văn bản của Kristeva là ranh giới


giữa những nguyên tắc của “nhân cách luận” (personnalisme), nguồn cảm hứng
của tác giả Những vấn đề thi pháp Dostoievski, và những tư tưởng của chủ nghĩa
Marx - Freud luận được Kristeva lấy làm nền móng cho những công trình như:
Bakhtin, ngôn từ, đối thoại và tiểu thuyết, Một nền thi pháp học sụp đổ…
Thứ ba, cảm hứng nổi loạn thấm đẫm chương IV (“Những đặc điểm thể loại
và kết cấu – truyện kể trong những tác phẩm của Dostoievski”) cuốn sách của
Bakhtin bị Kristeva trộn lẫn một cách cố ý với phương diện tư tưởng làm nền móng
cho chuyên luận về “văn hoá carnival” của ông. Như được mô tả trong chương IV
của cuốn sách, bằng cách thể hiện “tnh tất yếu cùng với tính sáng tạo của sự thay
đổi - làm mới, thể hiện tnh vui nhộn tương đối của mọi chế độ và trật tự, mọi
quyền lực và vị thế (đẳng cấp), carnival xoá bỏ triệt để mọi “luật lệ, kị huý và chế
tài”, nhưng xoá bỏ chủ yếu là để giải phóng ý thức con người - giải phóng nó thoát
khỏi quyền lực của truyền thống và quyền uy, không cho phép tư tưởng dừng lại

và đông cứng trong sự nghiêm túc đơn điệu, trong “tnh xác định và đơn nghĩa bỉ
ổi”, “không cho phép tuyệt đối hoá bất kì một điểm nhìn nào, một cực nào của đời
sống và bằng cách ấy nó tìm thấy bản chất hai mặt và không hoàn kết của con
người và tư tưởng con người”. Vì thế, tiếng cười “lưỡng diện” trong chương IV
cuốn Những vấn đề thi pháp Dostoievski có ý nghĩa thanh tẩy, nó nhắm tới sự tháo
bỏ gông xiềng cho trí tuệ con người, và ở đây, Bakhtin cần “carnival hoá đối thoại”
là để chống lại chủ nghĩa độc thoại, để đối lập chủ nghĩa độc thoại với phương
pháp khám phá chân lí bằng đối thoại của Socrates, thứ chân lí không sinh ra và
không cư trú trong đầu của con người riêng lẻ, mà sinh ra giữa những con người
cùng nhau tìm kiếm chân lí trong quá trình giao tiếp đối thoại của họ. Ngược lại,
carnival hoá liên văn bản mà Kristeva khởi xướng lại chủ yếu nhắm vào mục đích
giải thoát khỏi chân lí.
Nếu với M.Bakhtin, hiện thân của cuộc tranh luận triền miên và vô vọng chính
là tiểu thuyết phức điệu, nơi tác giả không chỉ hành động như người tổ chức, mà
chủ yếu còn xuất hiện như người tham gia đối thoại bình đẳng, người không chừa
lại phía sau cả sự thừa dư ngữ nghĩa thiết yếu, lẫn lời phán quyết cuối cùng có khả


×