Tải bản đầy đủ (.doc) (244 trang)

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.97 MB, 244 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------------

ĐẶNG CHÍ THƠNG

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Nhân học văn hoá
Mã số: 62 31 65 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC VĂN HOÁ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS.Phạm Quang Hoan
2. PGS.TS. Hà Đình Thành

Hà Nội - 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập tư liệu của
tác giả luận án.

Nghiên cứu sinh

Đặng Chí Thơng

LỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về đề tài : Lễ hội truyền thống của người
Cao Lan ở Tuyên Quang, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

- Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội – nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian để tơi
hồn thành chương trình học tập và bản luận án này;

- Học viện Khoa học xã hội và Khoa Dân tộc học đã tận tình giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và thực hiện luận án;

- Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, Lãnh đạo và
đồng bào Cao Lan ở các địa phương nơi tơi đã tiến hành nghiên cứu đã nhiệt
tình giúp đỡ và cộng tác giúp tôi thu thập thông tin, tư liệu của luận án;

- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ tơi trong thời
gian thực hiện luận án;

- Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Quang Hoan và PGS.
TS. Hà Đình Thành đã tư vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho tơi trong q
trình học tập và thực hiện luận án. Tập thể hướng dẫn đã có những ý kiến gợi
mở và đóng góp trực tiếp vào các nội dung nghiên cứu của luận án.

Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2013
Nghiên cứu sinh

Đặng Chí Thơng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................2
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu...........................3
4. Nguồn tư liệu của luận án....................................................5
5. Đóng góp của luận án.........................................................6
6. Cấu trúc của luận án...........................................................6

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁT
QUÁT VỀ NGƯỜI CAO LAN......................................7

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................7

1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về người Cao Lan ở Việt Nam.......................7
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về lễ hội và lễ hội của người Cao Lan.........13
1.2. Cơ sở lý thuyết...............................................................17

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................17
1.2.2. Hướng tiếp cận.................................................................................21
1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu........................................................................21
1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................24
1.4. Khái quát về người Cao Lan ở Việt Nam và tỉnh Tuyên
Quang.................................................................................. 25

1.4.1. Một số đặc điểm về dân số và địa bàn cư trú..................................25
1.4.2. Một số đặc điểm về kinh tế...............................................................28
1.4.3. Một số đặc điểm về văn hoá vật chất...............................................30

1.4.4. Một số đặc điểm về văn hoá xã hội..................................................33
1.4.5. Một số đặc điểm về văn hoá tinh thần..............................................36
Tiểu kết chương 1.......................................................................................45
Chương 2: CÁC LỄ HỘI Ở ĐÌNH VÀ NGỒI ĐÌNH CỦA

NGƯỜI CAO LAN.................................................47
2.1. Các lễ hội ở đình.............................................................47

2.2.1. Lễ hội đình Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn.....................47
2.2.2. Lễ hội đình làng Minh Cầm, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn................62
2.2.3. Lễ hội đình làng Mãn Hố, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương............78
2.2.4. So sánh lễ hội đình làng của người Cao Lan ở điểm nghiên cứu....80
2.3. Các lễ hội ngồi đình......................................................81

2.3.1. Lễ hội ngồi đình của người Cao Lan ở xã Kim Phú......................81
2.3.2. Lễ hội ngồi đình của người Cao Lan ở xã Đội Cấn.....................83
2.3.3. Lễ hội ngồi đình của người Cao Lan ở xã Đại Phú.......................90
2.4. Các lễ hội đình làng của người Cao Lan ở các địa phương
khác..................................................................................... 91

2.4.1. Lễ hội đình làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ...............................................................................................91

2.4.2. Lễ hội xuống đồng ở Xóm Mới, xã Quang n, huyện Sơng Lơ,

tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................................96

Tiểu kết chương 2.....................................................................................104
Chương 3: CÁC GIÁ TRỊ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA


NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG TRONG BỐI
CẢNH MỚI.........................................................106
3.1. Bối cảnh mới và quan điểm bảo tồn, phát huy các giá trị
của lễ hội truyền thống.......................................................106

3.1.1. Bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập.....106

3.1.2.Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn

và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống........................................108
3.2. Các giá trị lễ hội của người Cao Lan trong bối cảnh hiện
nay..................................................................................... 114

3.2.1. Giá trị văn hoá................................................................................114

3.2.2. Giá trị lịch sử..................................................................................116

3.2.3. Giá trị kinh tế..................................................................................117

3.2.4. Giá trị xã hội trong đời sống đương đại.........................................118
3.3. Biến đổi của lễ hội truyền thống...................................119

3.3.1. Biến đổi về không gian và hình thức tổ chức lễ hội......................119

3.3.2. Biến đổi của các nghi lễ và các trò chơi........................................122

3.3.3. Biến đổi trong nhận thức về vị trí, vai trị của lễ hội trong đời

sống cộng đồng.........................................................................................124
3.4. Một số giải pháp phát huy các giá trị lễ hội truyền thống

của người Cao Lan..............................................................125

3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách........................................................126

3.4.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội.................................................129

3.4.3. Nhóm giải pháp về văn hoá............................................................130

3.4.4. Tiếp tục đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu.........................................131

Tiểu kết chương 3.....................................................................................131
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.............................133

4.1. Vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của cộng đồng
người Cao Lan......................................................................133
4.2. Phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống phục vụ phát
triển................................................................................... 136
4.3. Vai trò của cộng đồng người Cao Lan trong quản lý lễ hội
........................................................................................... 142

Tiểu kết chương 4.....................................................................................145
KẾT LUẬN................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................152
PHỤ LỤC................................................................................ 162

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp bày tỏ sự
tôn vinh, tưởng niệm những người đã được cộng đồng suy tôn, bao gồm các
vị nhân thần, thiên thần và cả những hiện tượng tự nhiên - xã hội khác.
Lễ hội chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kết
tinh qua nhiều thế hệ như lối sống, phong tục tập quán, tơn giáo, tín ngưỡng,
văn hố nghệ thuật... Các giá trị ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thành
cốt cách, tình cảm, diện mạo văn hố của cộng đồng, là những thành tố quan
trọng cấu thành nền văn hoá truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã trải qua những bước
thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức.
Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những
nguyên nhân khách quan như chiến tranh hay kinh tế đất nước cịn nhiều
khó khăn; trong những ngun nhân chủ quan phải kể đến việc nhận thức và
cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội; có lúc người ta coi
tổ chức lễ hội là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dị
đoan… nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đốn
hành chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống
không được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa
đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một dần.
Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngược
lại, lễ hội phát triển ồ ạt, khơng được định hướng một cách có tổ chức, khoa
học và nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong lễ hội. Các nhà quản lý văn
hóa đã nhận thức rõ hơn về lễ hội và coi lễ hội là nhu cầu thực sự, khách
quan của nhân dân; nhu cầu này cần phải được thoả mãn một cách chính
đáng. Tuy nhiên, họ lại phải đứng trước một tình huống quản lý khơng hề
đơn giản: khơng thể đưa ra những quyết định cấm như thời kỳ trước đây,

2


nhưng cũng chưa thể đưa ra những quyết định khác có thể định hướng, điều
chỉnh tình trạng phát triển ồ ạt của lễ hội hiện nay.

Văn hoá của người Cao Lan ở Tuyên Quang, trong đó có lễ hội truyền
thống đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận khơng thể tách rời của văn hố
các dân tộc ở Việt Nam. Những giá trị văn hoá trong lễ hội đã hình thành
nên cốt cách tình cảm, diện mạo của cộng đồng người Cao Lan. Những lễ
hội ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm
biến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất
riêng của người Cao Lan. Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu,
có hệ thống về lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang sẽ
góp phần làm cho bản sắc văn hoá Việt Nam càng thêm rõ nét “đa dạng và
thống nhất, thống nhất trong đa dạng”.

Thông qua việc nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở
Tuyên Quang, luận án còn cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấp
chính quyền địa phương nhận rõ những giá trị đích thực của nó để có hướng
bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hoá truyền
thống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở cơ sở.
Đồng thời góp phần vào việc xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Với những lý do trên, chúng tôi chọn Lễ hội truyền thống của người
Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học văn hố
của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở tập hợp, khảo tả và phân tích các tư liệu, luận án tập trung
làm rõ những đặc điểm cùng những giá trị văn hoá trong lễ hội truyền thống

của người Cao Lan.

3

- Chỉ ra những biến đổi của lễ hội truyền thống của người Cao Lan
trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá với các tộc người khác cùng cư
trú trong vùng.

- Bước đầu so sánh những tương đồng và khác biệt trong lễ hội truyền
thống của người Cao Lan giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang.

- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống Cao Lan
trong bối cảnh phát triển và hội nhập.

3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
- Luận án đi sâu tìm hiểu các loại hình lễ hội, những biến đổi của lễ hội
truyền thống của người Cao Lan ở một số địa phương trong tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Phạm vi nghiên cứu là lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở
Tuyên Quang, trong đó chú trọng nghiên cứu bối cảnh không gian, diễn biến
và những biến đổi của lễ hội. Nghiên cứu lễ hội theo lịch đại và đồng đại để
thấy rõ những nét đặc trưng, các giá trị văn hoá, xã hội của lễ hội cả trong
truyền thống và hiện nay.
3.3. Địa bàn nghiên cứu
Luận án chọn địa bàn nghiên cứu chính là tỉnh Tun Quang. Vì Tun
Quang là tỉnh có người Cao Lan cư trú đơng nhất trong cả nước và nhiều lễ
hội truyền thống của người Cao Lan vẫn cịn duy trì cho đến ngày nay.

Nghiên cứu được tập trung thực hiện tại hai huyện có người Cao Lan
cư trú tập trung nhất: Yên Sơn và Sơn Dương.
- Huyện Yên Sơn
+ Làng Giếng Tanh, xã Kim Phú: Làng Giếng Tanh, nơi có lễ hội đình
Giếng Tanh nổi tiếng của người Cao Lan vẫn được duy trì cho đến ngày
nay.

Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của luận án là làng Giếng Tanh, xã Kim
Phú. Xã Kim Phú có số dân là 8.250 người, với 1.970 hộ trong đó người

4

Cao Lan là 6.325 người, chiếm gần 12% so với tổng số 54.095 người Cao
Lan có mặt tại Tuyên Quang. Người Cao Lan ở Kim Phú sống thành từng
thơn, cả xã có 22 thơn, trong đó một số thơn chủ yếu là người Cao Lan, rất ít
các dân tộc khác sống xen kẽ. Mặc dù chỉ cách thành phố Tuyên Quang
7km, nhưng Kim Phú không bị ảnh hưởng của lối sống đô thị. Kim Phú
được coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đến sinh sống ở Tuyên Quang và
làng Giếng Tanh được coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đặt chân đến
Tuyên Quang. Hiện nay, 100% các gia đình trong làng đều là người Cao
Lan và lễ hội ở đình làng Giếng Tanh luôn thu hút được đông đảo người Cao
Lan và các dân tộc khác trong vùng đến dự.

+ Làng Minh Cầm, xã Đội Bình: Làng Minh Cầm với lễ hội đình làng
Thiên Cầm đang có xu hướng được phục hồi và phát triển.

Làng Minh Cầm, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn cách thành phố Tuyên
Quang 15 km về hướng Tây – Nam, có dân số 7.639 người, chủ yếu là
người Kinh và người Cao Lan. Người Cao Lan có 1.864 người, cư trú tập
trung tại 3 làng, kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp. Làng Minh Cầm hiện

nay vẫn cịn lưu giữ được đình làng và các lễ hội đình làng truyền thống của
người Cao Lan.

- Huyện Sơn Dương
+ Làng Mãn Hóa, xã Đại Phú: Trên địa bàn làng Mãn Hố, lễ hội đình
làng đã từng diễn ra trong lịch sử, nhưng từ sau năm 1975, do nhiều yếu tố
chủ quan và khách quan, lễ hội đình làng Mãn Hố khơng được duy trì cho
đến ngày nay.

Xã Đại Phú, huyện Sơn Dương cũng là địa bàn cư trú lâu đời của
người Cao Lan. Mặc dù các lễ hội truyền thống khơng cịn được tổ chức như
ở làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, nhưng người Cao Lan ở Đại Phú vẫn giữ
được nhiều nét đặc trưng trong phong tục tập quán. Dân số của xã là 10.014
người, trong đó người Cao Lan có 6.550 người. Xã Đại Phú tuy khơng còn

5

đình làng nhưng nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Cao Lan
vẫn còn được lưu giữ.

Ngồi Tun Quang, Luận án cịn nghiên cứu lễ hội của người Cao Lan ở
làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và xã
Quang Yên, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phúc.

Làng Ngọc Tân với 100% người Cao Lan, nằm cách Quốc lộ 70 đi
Yên Bái 2km. Làng vẫn còn giữ được ngơi đình được xây dựng từ năm
1880. Lễ hội đình làng Ngọc Tân vẫn được tổ chức hàng năm. Nhiều phong
tục tập quán của người Cao Lan ở Ngọc Tân vẫn cịn được duy trì.

- Quang Yên là xã miền núi của huyện Sông Lô, giáp huyện Sơn

Dương của tỉnh Tuyên Quang. Người Cao Lan ở Quang Yên có 370 hộ,
1450 nhân khẩu, chiếm 25% dân số toàn xã, cư trú tập trung ở 4 thơn: Xóm
Mới (Bản Mo), Đồng Dong, Đồng Dạ, Đồng Găng. Hoạt động kinh tế chủ
yếu của người Cao Lan là làm nơng nghiệp. Đình của người Cao Lan chỉ
cịn ở thơn Xóm Mới thờ Thành hồng làng làng và 5 vị tướng. Các sinh
hoạt truyền thống của người Cao Lan trong vùng chủ yếu vẫn diễn ra ở đình
làng Xóm Mới.

4. Nguồn tư liệu của luận án
Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do tác
giả luận án thu thập tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả đã kế thừa một phần nội
dung luận văn Thạc sĩ đã hoàn thành từ năm 2003. Trong thời gian thực hiện
luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều đợt, ở nhiều địa bàn khác nhau
để tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội của người Cao Lan tại các địa phương của
tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp
như các văn bản về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa của lễ hội truyền thống; các số liệu thống kê của Trung ương và địa
phương; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, tác

6

giả còn thừa kế kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về dân tộc Sán
Chay và người Cao Lan đã công bố.

5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội truyền thống
của người Cao Lan nhằm góp phần làm rõ diện mạo và sắc thái văn hoá địa
phương của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang.
- Luận án bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản trong lễ hội

truyền thống của người Cao Lan cũng như những biến đổi của nó, từ đó rút
ra những giá trị văn hóa của lễ hội và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội trong bối cảnh cơng nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
- Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính
sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội
của người Cao Lan phục vụ công cuộc phát triển hiện nay.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có 4
chương, gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương
pháp nghiên cứu và khái quát về người Cao Lan
Chương 2: Các lễ hội ở đình và ngồi đình của người Cao Lan
Chương 3: Phát huy vai trò của lễ hội truyền thống người Cao Lan ở
Tuyên Quang trong bối cảnh mới
Chương 4: Kết quả và bàn luận

7

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁT

QUÁT VỀ NGƯỜI CAO LAN

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về người Cao Lan ở Việt Nam
1.1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử tộc người


Đến nay đã có nhiều nghiên cứu khẳng định về nguồn gốc của người
Cao Lan là ở Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc. Nhưng người Cao
Lan có nguồn gốc từ nhóm tộc người nào ở Trung Quốc là vấn đề đã được
đặt ra lâu nay và cần phải tiếp tục nghiên cứu. Trong cuốn Kiến văn tiểu lục
của Lê Quý Đôn, khi viết về xứ Tuyên Quang trong phần Về các giống
người, ông coi Cao Lan và Sơn Tử là 2 trong 7 chủng tộc Man [37, 1962,
tr.393]. Cũng theo quan điểm này, Sách Đại Nam nhất thống chí, khi đề cập
đến người Sơn Tử, Cao Lan cũng được coi như những nhóm Mán khác, khi
viết về Cao Lan cũng coi họ như những nhóm Mán Sơn Man, Mán Đại Bản,
Mán Đeo Tiền. Ở mục “Phong tục tỉnh Hưng Hóa” có chép: “Châu Thủy Vĩ
có 3 giống Mán: Mán Sơn Tử, Mán Dao và Mán Gứng” [71, tr.15, 163, 298,
299].

Trong một tư liệu khác như Phong thổ ký Tuyên Quang, Vĩnh Yên,
Quảng Yên, Thái Nguyên (Minh đô sử) đều coi Cao Lan là Mán như Mán
Sơn Đầu, Mán Quần Trắng, Mán Quần Đen, Mán Đại Bản [67].

Các tác giả người Pháp cũng xếp Cao Lan vào các nhóm Mán và coi
Cao Lan như một ngành của Mán, gọi là Mán Cao Lan [9].

Theo những tài liệu do người Cao Lan cung cấp, tổ tiên của họ trước
đây ở vùng Tây Hương Sơn, thuộc tỉnh Quảng Đông. Từ thời Minh, họ rời
bỏ quê hương đi đến Quảng Tây, từ Nam Ninh đi vào Việt Nam. Họ sinh cơ
lập nghiệp ở Sơn Dương được khoảng 4 đời, một trong những việc đưa cho
xem văn bằng do viên tri huyện đương đạo cấp, có đóng dấu của viên quan

8

lại này, cho phép người Cao Lan làm ăn ở địa phương. Văn bằng này đề
năm Quang Trung thứ 4 (tức năm 1791).


Như vậy, các tác giả thời phong kiến cũng như thời thuộc Pháp đều
cho Cao Lan thuộc các nhóm Mán. Cho tới những năm của thập niên 50, 60,
và đầu 70 của thế kỷ trước, một số tác giả như Bùi Đình, Nguyễn Trắc Dĩ…
vẫn dựa vào những ghi chép trên mà cho rằng Cao Lan cũng là Mán như các
nhóm Mán khác [35].

Gần với các quan điểm trên, nhà nghiên cứu dân tộc học Lã Văn
Lô, Lê Văn lại không cho rằng người Cao Lan hiện tại thuộc nhóm
Mán, song trước kia có thể cùng một nguồn gốc với người Mán. Để
chứng minh cho quan điểm Cao Lan có nguồn gốc Hán, Lã Văn Lơ có
những kiến giải, có thể tóm tắt như sau: Người Cao Lan, một mặt tiếp
thu những kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, mặt khác vẫn
tiếp tục làm thêm một số nương rẫy theo phương pháp nguyên thủy
của người Mán. Người Cao Lan ở nhà sàn như người Tày, người
Nùng, khác với các Mán khác ở nhà đất hoặc nửa sàn nửa đất, nhưng
bố trí bên trong nhà Cao Lan vẫn tương tự như nhà người Mán, giữa
các gian không mấy khi có vách ngăn cách. Mặt khác nhà Cao Lan ít
nhiều vẫn mang tính chất nhà ngoãm, cột kèo đục lắp sơ sài, ít nhiều
vẫn mang tính tạm bợ như nhà người Mán.

Về ăn mặc, phụ nữ Cao Lan ăn mặc như phụ nữ Tày, duy có
chiếc khăn của họ thì quấn giống như kiểu khăn của phụ nữ Mán và
tóc búi ra đằng sau gáy khác với cách vấn tóc của phụ nữ Tày. Bên
cạnh đó người già cịn giữ được những chiếc áo thêu kiểu cổ mặc
trong những ngày lễ trông tựa như áo phụ nữ Mán Thanh Y. Có người
cịn giữ được những chiếc yếm hồng có cài ngơi sao bạc chín cánh
giống chiếc yếm của phụ nữ Mán Sơn Đầu. Phụ nữ Cao Lan ăn mặc
theo kiểu người Tày nhưng vẫn giữ được một số đặc điểm của phục
sức phụ nữ Mán.


Về ngơn ngữ, tiếng nói của người Cao Lan khác hẳn tiếng nói
của người Mán; tiếng Cao Lan và tiếng Tày trên căn bản giống nhau

9

khi làm thơ hay hát, họ dùng chữ Hán, phát âm theo một thứ thổ ngữ
Quảng Đơng, y hệt tiếng nói của người Sán Chấy.

Về một số tín ngưỡng và tục thờ cúng, người Cao Lan có nhiều
điểm giống người Mán, họ đều có truyền thuyết về Bàn Hoành (tiếng
Mán gọi là Pàn hù, tiếng Cao Lan gọi là Piên hú). Người Mán và
người Cao Lan đều có tục kiêng ăn thit chó – con vật tổ của thị tộc từ
những thời đại xa xăm trong lịch sử. Tuy nhiên đối với người Cao Lan
thì truyền thuyết Bàn Hồnh đã phai mờ trong trí nhớ, khơng mấy ai
nhắc đến nữa.

Người Mán và người Cao Lan đều có tục mỗi khi có người
chết, làm lễ đưa hồn về Dương Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc).
Lối thờ cúng của họ cũng tương tự nhau, khơng có bàn thờ tổ tiên, mà
tùy từng họ, chọn một số vị thần lấy trong Phật giáo và Lão giáo thờ
trong nhà để phù hộ gia đình, chống ma tà quỷ quái [56].

Trong các nghiên cứu trước đây, có khá nhiều ý kiến cho rằng người
Cao Lan vốn là nguồn gốc Mán, nhưng do sống lâu đời xen kẽ với khối Tày
– Nùng, đã tiếp thu ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt và sản xuất của người Tày
– Nùng, quên hẳn tiếng mẹ đẻ của mình, chỉ cịn giữ lại một số tín ngưỡng,
tập tục cũ chung với người Mán.

Khác với quan điểm cho Cao Lan thuộc các nhóm Mán hoặc có

nguồn gốc Mán, một số nhà nghiên cứu lại có những bài viết phản bác lại
quan điểm trên. Chu Quang Trứ cho rằng người Cao Lan ngày nay không
phải là một ngành của người Mán mà là một “tộc” người khác hẳn dân tộc
Mán [102, 1964]. Tác giả Nguyễn Nam Tiến đã có nhiều bài viết tương đối
tồn diện từ nguồn gốc lịch sử, q trình di chuyển cư đến những vấn đề
kinh tế, xã hội, văn hố của người Cao Lan và Sán Chí và trình bày chung
cho cả hai nhóm [84, 85]. Do vậy, trong danh mục thành phần các dân tộc ít
người ở Việt Nam năm 1979, Cao Lan và Sán Chí được xếp chung vào dân
tộc Sán Chay. Cũng có ý kiến khác cho rằng, người Cao Lan có một lịch sử
tộc người riêng biệt, lâu đời [65; 75].

10

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu Dân tộc học đã rất
quan tâm tới việc xác định thành phần dân tộc của người Cao Lan. Câu hỏi
được đặt ra là: Người Cao Lan và Sán Chí có phải là một dân tộc? Kết quả
thảo luận về tộc danh của người Cao Lan đã đi đến thống nhất, “mặc dù giữa
hai nhóm Cao Lan và Sán Chí có những nét tương đồng, nhất là giữa Cao
Lan ở Sơn Dương, Tun Quang và nhóm Sán Chí ở Đại Từ, Thái Nguyên,
nhưng nhìn chung sự khác biệt giữa họ là rất đáng kể, vì vậy xếp họ thành
hai dân tộc thuộc hai hệ ngơn ngữ khác nhau có lẽ chỉ còn là vấn đề thời
gian” [32, tr.60, 61].

1.1.1.2. Những nghiên cứu về văn hóa của người Cao Lan ở Việt Nam
Một số cơng trình mơ tả về nhà ở, trang phục và các công cụ sản xuất,

cơng cụ vận chuyển của người Cao Lan. Trong đó, các tác giả đều khẳng
định, xưa kia người Cao Lan thường ở nhà sàn. Nhà sàn Cao Lan ra đời và
tồn tại trong điều kiện mà họ đã thích ứng với những điều kiện thiên nhiên.
Cư trú ở gần các khu rừng với rất nhiều gỗ, tre, nứa, lá dồi dào là những

nguyên vật liệu tốt để dựng nhà sàn. Ngơi nhà là nơi tiềm ẩn những giá trị
văn hóa tốt đẹp của người Cao Lan nay đã hầu như thay đổi về cả hình thức
lẫn kết cấu. Cùng với sự thay đổi đó thì nhiều giá trị văn hóa đã mất đi.
Trong truyền thống, nhà của người Cao Lan là nhà sàn, vài chục năm trước
đây một số chuyển sang nhà đất và hiện nay nhiều nơi đã chuyển sang ở nhà
xây gạch mái ngói theo lối kiến trúc nhà ở của người Kinh. Do đó, vấn đề
giữ gìn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là rất cần thiết mà trong đó những
yếu tố mang tính văn hóa lạ càng khơng thể thiếu được [65; 29; 75].

Một số cơng trình đã đi sâu nghiên cứu về trang phục truyền thống
của người Cao Lan. Từ các công đoạn trồng bông, dệt vải đến kỹ thuật cắt
may trang phục truyền thống, làm thành nét đẹp truyền thống đặc trưng của
đồng bào Cao Lan. Cũng như hầu hết các dân tộc, trang phục của nữ Cao
Lan phong phú hơn nam và họ rất u thích đồ trang sức bằng bạc. Họ có
nhiều loại trang sức được chế tác tinh vi như khuyên tai, vịng cổ, vịng tay,
xà tích… Trang phục truyền thống của người Cao Lan gồm có: Quần áo
mặc thường ngày và quần áo mặc trong những ngày lễ tết. Tuy nhiên trong

11

tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập diễn ra ngày càng
mạnh, người Cao Lan khơng nằm ngồi xu hướng đó. Ngày nay khó có thể
phân biệt người Cao Lan với dân tộc khác nếu căn cứ vào trang phục. Vì
trong vịng 20 - 30 năm trở lại đây, trang phục cổ truyền dần được thay thế
bằng những loại quần áo tiện dụng, dễ mua sắm hơn. Việc khôi phục những
quần áo truyền thống của người Cao Lan đang là vấn đề cần tiến hành để
bảo lưu truyền thống trang phục, nhằm giữ gìn một bản sắc văn hóa Cao Lan
[65].

Về văn hố tinh thần, đã có một số cơng trình khảo cứu, trong đó có

nghiên cứu về tơn giáo – tín ngưỡng và một số phong tục tập quán của
người Cao Lan. Người Cao Lan quan niệm rằng, lực lượng thế giới siêu
nhiên rất phức tạp và có quan hệ chặt chẽ với đời sống của con người.
Người Cao Lan cho rằng thế giới có 3 tầng: Tầng trên cùng là tầng trời, ở đó
có các vị thần có uy quyền hơn cả Ngọc Hoàng. Tầng thứ hai (tầng giữa) là
mặt đất, tầng này bao chứa cuộc sống hiện tại của mn lồi. Tầng thứ ba là
tầng âm phủ, nơi cư ngụ của các sinh linh đã lìa bỏ trần thế. Cũng như
thuyết luân hồi của đạo Phật, người Cao Lan cho rằng người chết không
phải là hết mà chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, và cuối cùng là trở về
kiếp người.

Người Cao Lan ở vùng nào cũng có những bộ sách cúng, sách xem
nhà, ma chay, cưới gả… và những bộ tranh thờ Thần Phật trong ngày lễ tết,
cúng bái. Người Cao Lan không hẳn đi theo tôn giáo nào. Họ chắt lọc những
điều tinh túy trong đạo Nho, đạo Giáo và đạo Phật phù hợp với quan niệm
tâm linh của họ mà sử dụng. Trên thực tế người Cao Lan ở Việt Nam khơng
có đền, chùa thờ Thần Phật, song họ có đình làng và miếu thờ thần linh.

Nhiều cơng trình nghiên cứu đã đi sâu mô tả các phong tục tập quán
truyền thống của người Cao Lan. Đáng chú ý là các cơng trình như: Dân tộc
Sán Chay ở Việt Nam, Văn hoá Cao Lan… Trong đó, các tác giả đi sâu mơ
tả các nghi lễ trong chu kỳ đời người như: Nghi lễ sinh đẻ, cưới xin, tang ma
[65; 29; 75]. Những phong tục, tập quán thông qua cưới xin, ma chay của
người Cao Lan là những di sản văn hóa dân gian mang đậm bản sắc riêng và

12

giữ vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi thành viên và cộng
đồng, tạo nên đặc điểm riêng độc đáo về truyền thống văn hóa Cao Lan. Tìm
hiểu các phong tục, tập quán của người Cao Lan, chúng ta có thêm hiểu biết

một cách khoa học về lễ hội truyền thống của người Cao Lan đã được hình
thành trên “cái nền” của phong tục, tập quán cổ truyền. Những phong tục,
tập quán ấy đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến các hình thức và nội dung
của lễ hội và chính nó đã làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của người
Cao Lan [96].

Văn nghệ dân gian của người Cao Lan là nội dung được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm nhất. Trong các cơng trình nghiên cứu đã thể hiện rất
rõ, người Cao Lan có kho tàng văn nghệ dân gian rất phong phú và đa dạng.
Truyện kể dân gian, thơ ca, hò, vè của người Cao Lan phổ biến rộng rãi về
các đề tài đấu tranh với thiên nhiên, về lao động sản xuất, về quan hệ xã hội
và gia đình, thể hiện ước vọng của đồng bào trong tình yêu, chinh phục thiên
nhiên, ca ngợi chính nghĩa, đấu tranh chống lại cái ác nhằm có được cuộc
sống ấm no hạnh phúc. Xưa kia trong các ngày lễ, ngày tết, ngày cưới
thường tổ chức hát Sình ca. Từ người già đến trẻ con, ai ai cũng đều mê say
bởi nó khơng chỉ bao gồm những bài hát giao duyên của trai gái mà cịn có
nhiều bài hát ca ngợi sản xuất, hát về 4 mùa 12 tháng, những bài hát phụng
thờ Thổ công, thần Nông, hát mừng nhà mới, hát ru con, hát đền ơn cha mẹ,
hát đố, hát ghẹo và người Cao Lan gọi đó là “Sình ca” [75; 96].

- Sình ca Thsao bạo (hát đối đáp giao duyên) : Nội dung những bài
Sình ca này thường là mượn cảnh thiên nhiên để hát về nhau. Họ trao đổi
tâm tình với nhau, yêu thương, nhớ nhung, trách móc, giận hờn để rồi sau
những cuộc hát ấy họ thấy gần gũi với nhau hơn. Trong các loại Sình ca của
người Cao Lan thì Sình ca kên láu là thể loại vui nhộn và rất phong phú về
số lượng bài. Sình ca tị tàn cũng bao gồm những bài hát có sẵn và một số
bài do đồng bào tự nghĩ ra để đố nhau giải nghĩa. Đây cũng thuộc loại Sình
ca vui vẻ địi hỏi người hát phải học thuộc những gì có sẵn và thật thông
minh để nghĩ ra rồi đặt lời cho những câu đố và câu trả lời [ 65, tr.470, 473,
474 ].


13

Hát dân ca của người Cao Lan là một kho tàng di sản văn hóa vơ cùng
phong phú, đa dạng và có giá trị cao về nghệ thuật. Với các loại Sình ca
trên, người Cao Lan có thể hát ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh mỗi
khi có điều kiện. Những di sản văn hóa này cần được sưu tầm, nghiên cứu
để bảo tồn những giá trị truyền thống và có hướng để phát huy, bảo tồn và
phát triển.

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về lễ hội và lễ hội của người Cao Lan
Nghiên cứu lễ hội được tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Các nhà

dân tộc học/nhân học, văn hoá học đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
nghiên cứu về lễ hội. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, miêu
tả chi tiết, tỉ mỉ và đề cao các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống. Đáng
chú ý là cơng trình nghiên cứu tổng hợp đầu tiên mang tiêu đề Nếp cũ [ 3 ]
đã giới thiệu các lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam; các lễ hội cổ truyền của
người Việt đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm như: Cao Huy Đỉnh, Trần Quốc Vượng, Đinh Gia Khánh, Vũ
Ngọc Khánh,..; lễ hội cổ truyền của một số dân tộc thiểu số được mơ tả chi
tiết từ vị trí, vai trò của lễ hội tới các vấn đề về lịch sử, ý nghĩa giá trị xã hội
và văn hoá của lễ hội [117]. Cơng trình “Lễ hội truyền thống trong đời sống
xã hội hiện đại” [46] đã đưa ra những tổng kết bước đầu về mặt lý luận
nghiên cứu về lễ hội ở nước ta, trong đó có nhấn mạnh đến vai trò và giá trị
của lễ hội trong cuộc sống đương đại.

Hiện nay, người ta sử dụng thuật ngữ lễ hội phổ biến hơn và bắt đầu
từ cơng trình nghiên cứu “Lễ hội cổ truyền” do Lê Trung Vũ chủ biên.
Cuốn sách này cung cấp cho chúng ta những nghiên cứu về các lễ hội theo

phương pháp của các trường Đại học tại Liên Xô, tách phần lễ và hội ra với
những “hành động hội”, “kịch bản hội” theo mơ hình các lễ hội quần chúng
[115]. Cách nhìn nhận ấy có ảnh hưởng không nhỏ tới giới hoạt động và
nghiên cứu văn hóa trong một thời gian dài cho đến tận bây giờ. Nó khác
với các quan niệm về văn hóa đơn thuần, lễ hội đơn thuần ở chỗ là nhằm
cho ta thấy ý nghĩ lớn lao của lễ hội “đưa quá khứ hội nhập vào hiện tại, qui
tụ toàn bộ năng lượng của vũ trụ, của không gian và thời gian đậm đặc năng

14

lượng thiêng mà con người đi dự hội có nguyện vọng tắm mình trong đó, để
sau đó họ là một con người khác đáp ứng cho năm mới, mùa mới” [81].

Về vai trò, chức năng của lễ hội, một số cơng trình lại thiên về các
yếu tố tác động tới lễ hội, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế thị trường
và các chủ trương, chính sách phát triển lễ hội của Đảng và Nhà nước [59]
hay các giá trị của lễ hội trong đời sống hiện nay [39; 60].

“Lễ hội gồm hai phần vừa tách rời vừa khơng tách rời nhau”, đó là
nhận định mang cả ý nghĩa thực tiễn và lý luận. Lễ hội xoắn xuýt hữu cơ vào
nhau, khơng thể tách rời [118]. Do đó, nếu khơng xem xét lễ hội ở góc độ
như thế sẽ rất thiếu sót và dễ làm thơ thiển hóa ý nghĩa đích thực của lễ hội.
Nhưng cho dù là lễ hội hay hội lễ thì khi nghiên cứu cũng không thể phủ
nhận rằng hai phần lễ và hội của nó là một chỉnh thể nguyên hợp [58].

Lễ hội truyền thống là một loại hình văn hóa, có thể nói là một loại
tác phẩm văn hóa của tộc người, là nhu cầu khơng thể thiếu được trong tư
duy, trong đời sống tinh thần của nhân dân, nhất là của nông dân trong xã
hội nơng nghiệp. Chính vì vậy, lễ hội từ góc độ xã hội học nói theo Emily
Durkheim đã trở thành một hiện tượng xã hội, hay nói theo Mac Vayber, là

một hành động xã hội có ý nghĩa xã hội học cực kỳ rộng lớn.

“Trong hội thường có nhiều trị vui gọi là bách hí. Tuy nhiên, để dân
chúng mua vui, nhưng mục đích của hội hè đình đám khơng phải chỉ có thế,
và mua vui cho dân chúng cũng không phải là mục đích đầu tiên của hội hè.
Có thể nói được rằng, mục đích đầu tiên của hội hè đình đám là để dân làng
bày tỏ lịng thành kính và biết ơn đối với Đức Thành hồng làng, thần linh
coi sóc che chở cho dân làng” [3].

Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là nước có nhiều lễ hội
dân gian với các hình thức sinh hoạt cộng đồng. Trong lễ hội, các lễ nghi tín
ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một
cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào
những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập
quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân.
Theo một số nhà khoa học phương Tây, khi nghiên cứu về lễ hội ở Việt

15

Nam, họ đã liệt kê sơ bộ các lễ hội trong một năm và những ngày lễ hội đó
chiếm khoảng 72 ngày, tương đương với khoảng 1/5 thời gian của một năm.
Và theo con số thống kê từ nguồn của Cục Văn hóa thơng tin cơ sở (Ban nếp
sống mới TƯ) mà chúng tơi có được cho biết, tồn Việt Nam có 8.902 lễ
hội. Trong đó có: 25 lễ hội du nhập từ nước ngồi, 7.005 lễ hội dân gian,
1.399 lễ hội tôn giáo, 409 lễ hội lịch sử cách mạng, 64 lễ hội khác [18].
Chính bởi chiếm một lượng thời gian lớn, số lượng lớn cùng với nhiều hoạt
động mang tính xã hội phong phú, lễ hội có tác động mạnh mẽ đến cấu trúc
xã hội.

Về cơ bản thì lễ hội mang những tác động tích cực. Nhiều nhà nghiên

cứu đã coi lễ hội như là một nhân tố tạo ra sự thư giãn tinh thần, là sự biểu
hiện cách ứng xử văn hóa với thiên nhiên, với thần thánh và nhất là với
cộng đồng xã hội. Mỗi con người, khi tham gia vào các hoạt động, dù là
tham gia trực diện vào lễ hay chỉ là người dự hội bình thường đều tìm thấy
sự hồn nhiên, hưng phấn nghệ thuật, những xúc cảm chất phác ngây thơ.
Nhờ khơng khí vừa linh thiêng, nghiêm trang vừa vui vẻ, thân ái của ngày
hội mà mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, mỗi cộng đồng giảm nhẹ hoặc cởi bỏ
được những quẫn bách, thậm chí đơi lúc là những mâu thuẫn, xung đột của
đời sống thường nhật trong xã hội nơng nghiệp đầy ngưng đọng. Trên tinh
thần ấy, có thể nói, các giá trị văn hóa của lễ hội có tác dụng điều chỉnh các
quan hệ xã hội nơi làng xã từ ngàn đời nay.

Lễ hội còn được coi là những “nguồn sữa mẹ” ni dưỡng các loại
hình nghệ thuật. Lễ hội hỗn dung các tầng văn hóa của tộc người và các yếu
tố văn hóa của tộc người trong tiến trình lịch sử. Lễ hội đã bảo lưu, nuôi
dưỡng và phát triển nhiều truyền thống văn hóa của cộng đồng các làng xã.
Lễ hội còn là chỗ dựa tinh thần cho người nông dân, thể hiện quan niệm đối
với cái đẹp và hát vọng vươn lên cái đẹp của họ [41].

Hơn nữa lễ hội có ba chức năng lớn :
- Chức năng tín ngưỡng: Mọi người dự hội được an ủi tinh thần,

thỏa mãn tâm linh cầu người an, vật thỉnh…


×