Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Lớp từ, ngữ thông tục trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.76 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

VŨ THỊ THANH HÀ

LỚP TỪ, NGỮ THÔNG TỤC
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN HUY THIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học

ThS.GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình và chu đáo của cô giáo ThS.GVC Lê Kim Nhung – Giảng viên tổ
Ngôn ngữ, cùng sự ủng hộ, góp ý của toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ
văn – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô, đặc biệt là
ThS.GVC Lê Kim Nhung, người đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày

tháng
Sinh viên


Vũ Thị Thanh Hà

năm2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS.GVC Lê Kim Nhung. Khóa
luận tiếp thu và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những người đi
trước, song không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Nếu sai,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Vũ Thị Thanh Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7

7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 7
8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 8
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN........................................................................ 9
1.1. Từ ngữ thông tục ........................................................................................ 9
1.1.1. Khái quát ................................................................................................. 9
1.1.2.Từ khẩu ngữ ........................................................................................... 10
1.1.3.Từ ngữ thông tục .................................................................................... 11
1.2 Tác giả Nguyễn Huy Thiệp ....................................................................... 12
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp............................................................................ 12
1.2.2 Vài nét về phong cách tác giả Nguyễn Huy Thiệp ................................ 13
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ ..................................... 15
2.1. Kết quả thống kê ...................................................................................... 15
2.2 Miêu tả kết quả thống kê........................................................................... 16
2.2.1 Từ thông tục qua cách xưng hô trong lời thoại của nhân vật. ............... 16
2.2 Ngôn ngữ thông tục qua các lời chửi, câu chửi. ....................................... 18
2.3 Từ ngữ thông tục thuộc nhóm kiêng kị trong giao tiếp ............................ 20
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA TỪ NGỮ THÔNG TỤC TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .................................................... 25


3.1 Từ ngữ thông tục góp phần khắc họa tính cách nhân vật ......................... 25
3.2 Từ ngữ thông tục phản ánh tính chất quan hệ giữa các nhân vật............. 31
3.3 Từ ngữ thông tục thể hiện cảm xúc , thái độ của nhà văn trước cuộc
sống. ................................................................................................................ 34
3.4 Ngôn ngữ thông tục với việc thể hiện phong cách tác giả....................... 36
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ và nổi bật nhất của ngôn ngữ
văn hóa. Hơn thế, khác với các phong cách ngôn ngữ khác, phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật vượt ra ngoài khuôn khổ của chuẩn và sử dụng tất cả các
phương tiện ngôn ngữ, trước hết là các phương tiện từ vựng, của các phong
cách ngôn ngữ khác trong nó. Những phương tiện ngôn ngữ này khi được sử
dụng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đã được cải tạo về mặt chức
năng. Nghĩa là đã trở thành những phương tiện biểu đạt được sử dụng với
mục đích tu từ. Tác giả Đinh Trọng Lạc khẳng định: “Ngôn ngữ nghệ thuật
trong những phạm vi nhất định, sử dụng cả những phương tiện ngôn ngữ
ngoài ngôn ngữ văn hóa, như những từ địa phương, những từ tiếng lóng,
những từ tục. Ngôn ngữ nghệ thuật hiểu theo một nghĩa nào đó là giàu có hơn
ngôn ngữ toàn dân.” [3; 120]. Như vậy, khi xem xét giá trị tác phẩm văn học
từ góc độ ngôn ngữ thì việc nghiên cứu giá trị sử dụng của từ ngữ thông tục là
cần thiết và có một ý nghĩa về mặt lí luận.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong các nhà văn hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như một hiện
tượng đặc sắc, độc đáo.Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đem đến cho công
chúng một cái nhìn mới, khai thác từng khía cạnh đổi mới của đời sống con
người trong cuộc sống hàng ngày. Nguyễn Huy Thiệp được người ta quan tâm
nhiều trước hết là những cách tân mới mẻ về nghệ thuật. Đề tài của ông không
mới, nó có một chút của Vũ Trọng Phụng, của Tô Hoài, của Ma Văn
Kháng….tuy vậy nhưng nó vẫn rất hấp dẫn người đọc. Có được những điều
này là nhờ vào sự cách tân nghệ thuật của tác giả đặc biệt là trong cách sử
dụng ngôn ngữ. Nguyễn Huy Thiệp đã đặc biệt tỉ mỉ, kĩ lưỡng trong cách

1



miêu tả mọi biến động của cuộc sống. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến nhận xét:
Nguyễn Huy Thiệp không ngần ngại nêu lên những sự bê tha nhếch nhác
trong cuộc sống, kể cả những sự thật rùng rợn, khủng khiếp. Cốt truyện của
ông không hề giật gân mà nó chỉ là cuộc sống bình thường của người dân lao
động và cuộc sống cứ thế chảy để rồi chảy vào nhịp của văn chương. Cuộc
sống hỗn loạn xô bồ. Văn của Nguyễn Huy Thiệp là cả một tổng thể hỗn loạn
sự kiện và người đọc bị cuốn theo tổng thể ấy.Việc tiếp cận và cảm nhận văn
của Nguyễn Huy Thiệp không hề đơn giản, nó đòi hỏi độc giả phải có tầm
hiểu biết, vốn sống, tri thức, sự tìm tòi. Do vậy việc nghiên cứu tác phẩm có
thể dựa trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, các biện pháp tu từ…Mỗi phương
diện nghiên cứu sẽ cho chúng ta thấy một khía cạnh mới của tác phẩm. Ở đề
tài này, người viết sẽ tìm hiểu lớp từ ngữ thông tục trong truyện ngắn của ông.
Thông qua việc tìm hiểu này sẽ giúp cho bạn đọc thấy nhiều khía cạnh hơn
của văn học. Việc tìm hiểu lớp từ ngữ thông tục có ý nghĩa tích cực trong việc
tiếp cận truyện ngắn hiện đại nói chung và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
nói riêng.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài:“Lớp từ, ngữ thông tục trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ văn học.
Nguyễn Huy Thiệp là tên thật và cũng là bút danh. Ông là một tác giả
tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam. Độc giả biết đến ông là một nhà
văn, nhà văn mang những tư tưởng đầy táo bạo và tiến bộ.
Nhà phê bình La Khắc Hòa khẳng định rằng “Tôi không nghiên cứu
Nguyễn Huy Thiệp chỉ từ những cách tân văn chương, tôi nghiên cứu ông như
một hiện tượng tạo ra bước ngoặt trong văn chương Việt Nam sau 1975” và



“Nguyễn Minh Châu mở đường đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 với
truyện ngắn “Bức tranh”. Còn Nguyễn Huy Thiệp là người đầu tiên tạo ra
bước ngoặt quan trọng của đổi mới”[4]. Không phải tự nhiên mà tác giả La
Khắc Hòa lại nhận định rằng Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng tạo ra bước
ngoặt trong văn chương. Để hiểu thêm về nhận định này nhà phê bình cũng
giải thích thêm là bởi Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt để
phản ánh cuộc đời. Đây là điểm độc đáo và khác biệt với tất cả những nhà văn
khác. “Văn chương là nghệ thuật ngôn từ” nhưng ngôn từ trong tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp chưa có nghệ thuật nhiều. Lớp ngôn từ đó phần nhiều được
lấy ra từ trong cuộc sống hàng ngày của những người dân lao động. Chính
những từ ngữ đầy bụi bặm, tục tĩu đấy lại làm nên một bức tranh cuộc sống
nhiều màu sắc hơn và cũng sinh động hơn. Trong một số tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp đôi lúc còn xuất hiện cả những từ thô tục, những từ mà
chưa một nhà văn nào đưa vào trong tác phẩm văn học của mình.
Tác giả cũng khẳng định: Văn của Nguyễn Huy Thiệp là truyện kể, xóa
bỏ trật tự tôn ti, lấy “mạt thế” làm khung, còn trước đó văn xuôi Việt Nam
chủ yếu viết theo kiểu huyền thoại. Hầu hết truyện ngắn của ông đều viết dưới
dạng kể lại. Trong truyện ngắn “Huyền thoại phố phường”,Nguyễn Huy
Thiệp đã kể lại khát vọng muốn làm giàu mà bất chấp thủ đoạn của nhân vật
Hạnh. Để đạt được mục đích của mình, Hạnh sẵn sang mơn chớn bà Thiều để
chiếm đoạt cái vé số đã được đem đi cầu ở đền. Nhưng cuối cùng Hạnh phải
nhận cái kết cục đau đớn, đó là tờ vé số đó không trúng và cậu đã phát điên.
Lối viết đơn giản giống như kể chuyện đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc.
Dù cốt truyện sâu sắc hay đơn giản thì nó cũng đủ để lưu lại trong tâm trí bạn
đọc. Ở đây còn có sự xuất hiện của ngôn từ hội thoại càng làm cho tác phẩm
trở nên phong phú hơn và đa dạng hơn. Lối viết văn theo hướng kể chuyện
còn được nhà văn sử dụng để kể về những vấn đề ở nông thôn. Truyện ngắn


“Những bài học ở nông thôn” đã cho nhân vật “tôi” rất nhiều cảm nhận khác

nhau về cuộc sống của vùng quê. Phải chăng đó còn là những thay đổi cơ thể
về mặt sinh học hay những đụng chạm tuổi mới lớn. Bằng những lời văn mộc
mạc đúng chất của người nông dân, Nguyễn Huy Thiệp đã hé thêm một cánh
cửa mới cho bạn đọc nhìn thấy những góc khuất của cuộc sống.
Nhà văn Đỗ Đức Hiếu nhận xét: “Trong hành trình Đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp, tôi thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng. Đó
là truyện ngắn của anh. Anh tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm
cuối thế kỷ XX này và nâng nó lên một tầm cao mới: thơ ca và triết lý, truyền
thống và hiện đại, phương Đông và toàn nhân loại”[5]. Trong hành trình ấy,
người viết đã tìm thấy được “giọt vàng” của nhân loại, phải chăng đó là một
tia sáng cho văn học Việt Nam giai đoạn này. Khi đọc các tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp, người đọc như đang trong cuộc hành trình phiêu lưu
trong văn bản ngôn từ phức hợp, tuyệt vời ấy, và cũng nhiều cạm bẫy. Đồng
thời, người đọc khám phá những hạt vàng lấp lánh trong trái tim mình. Hai
động thái ấy tác động đến đáy sâu tâm hồn người đọc, nó rung lên, nó tạo nên
những lớp sóng lan tỏa xung quanh. Một thế giới mới hình thành trong lòng
người đọc. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đặt vào trong nhận thức của bạn
đọc một cái nhìn mới mẻ hơn, khách quan hơn trước hiện thực cuộc sống đầy
xô bồ này.
Như vậy, các nhà nghiên cứu, nhà phê bình đã đã chú ý đến sự đổi mới
về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Huy Thiệp và những đóng góp của Nguyễn Huy
Thiệp đối với văn học đương đại Việt Nam, đặc biệt trong việc sử dụng từ
ngữ thông tục.
2.2. Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ ngôn ngữ
Tạp chí “Ngôn ngữ và Đời sống” số 2/1998 có bài “Tiếng lóng trong
giao thông vận tải” của tác giả Chu Thị Thanh Tâm [7]. Sau quá trình tập hợp


những định nghĩa các từ điển giải thích, tác giả rút ra định nghĩa về tiếng
lóng. Tiếng lóng là một loại từ ngữ thông tục, không mang tính truyền thống.

Nó vừa là cách nói tỉnh lược và là thứ ngôn ngữ dùng để trêu đùa, vui vẻ hoặc
bí mật. Ngôn ngữ mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng trong các sáng tác
của mình có sự xuất hiện của các tiếng lóng, lớp từ ngữ thông tục và cả những
tiếng chửi. Chính điều này đã mang lại điểm khác biệt cho nhà văn với các
nhà văn khác cùng thời. Đọc truyện ngắn của ông, chúng ta thấy sự mới mẻ,
khác biệt so với văn học cùng thời và ngôn ngữ cũng là yếu tố quyết định sự
thành công của tác phẩm.
Tác giả Phùng Gia Thế trong bài viết “Tính chất Các-na-van trong ngôn
ngữ văn xuôi đương đại” [8] có bàn về việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả đề cập đến sự xuất hiện khá nhiều các từ ngữ
thông tục như “ngu như chó”, “thằng khốn nạn”,… hay sự xuất hiện của các
từ chỉ chất thải như “phân”, “cứt”….Cũng trong bài viết này, Tiến sĩ Phùng
Gia Thế đã lí giải nguyên nhân và tác dụng của việc sử dụng từ ngữ thông tục
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Theo tác giả, nhà văn đã nhìn thấu
những lỗ hổng của hiện thực đương thời để rồi để cho nhân vật của mình thốt
ra những tiếng chửi, những từ ngữ tục tằn. Có thể nói, sự xuất hiện công
nhiên các thể loại lời thông tục trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có
căn nguyên từ quan niệm về hiện thực và về ngôn từ văn học của nhà văn.
Chính kiểu phát ngôn này đã đưa nhân vật truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp trở về với đời sống thường nhật thô nhám. Nhân vật của ông, cho dù có
vai xã hội thế nào thì cũng được xếp trên cùng một mặt sân giá trị bình đẳng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, có bài viết “Lớp ngôn từ thông tục trong văn xuôi đương đại Việt
Nam” [6]. Ở bài viết này, tác giả đã dành một phần để nhận xét việc sử dụng
ngôn ngữ trong văn chương của Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả cho rằng,


Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng ngôn từ thô nhám, gai góc, bóc trần bản chất
sự vật, có khi còn đẩy tới cực đại, không nương nhẹ, không e ấp, ngại ngần.
Ví dụ:

- Bây giờ tao nói chuyện đàn ông với mày..
- Tôi cũng vô giáo dục nhưng không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng..
Ngôn từ thông tục đã xuất hiện trong văn chương Việt Nam mà điển
hình ở đây là Nguyễn Huy Thiệp là một sự sáng tạo vượt bậc của nhà văn,
nhà văn muốn đem lại những nguồn sáng mới cho người tiếp nhận. Ngôn ngữ
thông tục làm cho mỗi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đều có những dấu
ấn riêng và mỗi lúc nhân vật xuất hiện lại làm cho tác phẩm như sáng hơn,
sâu sắc hơn.
Như vậy, việc nghiên cứu về từ ngữ thông tục trong văn học hiện đại nói
chung, trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nói riêng đã được quan tâm
nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, đây là một vấn đề có tính thời sự và cần thiết
phải tìm hiểu. Tuy nhiên, những bài luận, nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp
chủ yếu dừng lại ở mức độ nhận xét, minh họa mà chưa đi sâu vào nghiên
cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống về việc sử dụng lớp từ ngữ thông tục
trong tác phẩm của ông.
Trên cơ sở những gợi ý của các nhà nghiên cứu, ở khóa luận này, người
viết sẽ đi tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thông qua việc sử dụng
lớp ngôn từ thông tục để từ đó góp thêm một tiếng nói khẳng định những giá
trị nghệ thuật cũng như đóng góp của tác giả đối với nền văn học đương đại
Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu và khẳng định một vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ
học.


- Góp phần khẳng định những đóng góp của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
trong việc đổi mới ngôn ngữ, cụ thể là việc sử dụng lớp từ ngữ thông tục đầy
mới lạ vào trong sáng tác của mình.
- Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy văn học và
tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn phổ thông.

4.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét lớp từ, ngữ thông tục trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
- Phân tích, xem xét hiệu quả sử dụng lớp từ ngữ thông tục trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.Từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Lớp từ, ngữ thông tục trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Tuyển tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, Nhà xuất bản Văn hóa,
Sài Gòn, 2007.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp tổng hợp
7.Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: Khóa luận góp phần làm rõ về hướng tiếp cận văn học
từ góc độ ngôn ngữ, cụ thể thông qua lớp từ, ngữ thông tục – lớp từ xuất hiện
khá nhiều trong truyện ngắn của nhà văn.
- Về mặt thực tiễn: Khóa luận cung cấp tư liệu cho quá trình học tập,
giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông nói riêng và việc cảm thụ văn
học nói chung.


8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Kết quả khảo sát, thống kê.

Chương 3: Vai trò của lớp từ, ngữ thông tục trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Từ ngữ thông tục
1.1.1. Khái quát
Ngôn ngữ giao tiếp của con người thường được tồn tại dưới hai dạng đó
là dạng viết và dạng nói. Về mặt thuật ngữ, trước đây chúng ta vẫn thường
gặp các tên gọi “phong cách nói” hoặc “phong cách khẩu ngữ” đặt trong thế
đối lập với “phong cách viết” hoặc “phong cách sách vở”.
Tuy gọi tên như vậy, nhưng bản chất trong nội hàm đó là sự phân biệt
giữa một bên là ngôn ngữ thông tục, “đời thường”, chưa có sự gia công, trau
dồi, ít gắn với những chuẩn mực nguyên tắc; và một bên là ngôn ngữ được trau
dồi, chọn lọc, gắn liền với những chuẩn tắc của văn hóa xã hội và cộng đồng.
Thực tế, ngay trong phong cách nói cũng có sự phân biệt giữa lời nói
được chọn lọc, trau dồi (ví dụ như lời diễn giảng, thuyết trình, lời phát biểu
chính thức có chuẩn bị sẵn,...) với lời nói chưa được chọn lọc kĩ và trau dồi
cẩn thận (ví dụ như trong nói năng thân mật thông thường hàng ngày, thậm
chí có thể chấp nhận cả tính chất thông tục trong đó). Loại thứ nhất ở đây
nhích gần về phía ngôn ngữ thuộc phong cách viết hơn, còn loại thứ hai, từ
bản chất của nó, được gọi đích danh là khẩu ngữ – một tên gọi mà tuy không
nói ra một cách hiển minh, nhưng ít nhiều bên trong, người ta có ý phân biệt
nó với ngôn ngữ nói, nói chung.
Như thế, có thể nhận ra trong từ vựng có ba lớp từ mang đặc điểm của ba
phong cách: lớp từ khẩu ngữ, lớp từ ngữ thuộc phong cách viết, và cuối cùng
là lớp từ ngữ trung tính (hoặc còn gọi là trung hoà về phong cách) có thể dùng
trong mọi phong cách khác nhau.Từ, ngữ thông tục thuộc về lớp từ khẩu ngữ.



1.1.2.Từ khẩu ngữ
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: “Từ khẩu ngữ (từ hội thoại) là những từ
được dùng đặc biệt trong lời nói miệng của sinh hoạt hàng ngày, nhất là
trong đối thoại.” [3; 196].
Trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt”, trang 285, tác giả Đỗ Hữu
Châu chia từ vựng hội thoại thành hai loại: Từ vựng hội thoại toàn dân (bao
gồm từ vựng hội thoại văn hóa và từ vựng nói chuyện tự nhiên) và từ vựng
hội thoại hạn chế về lãnh thổ hay xã hội (bao gồm: từ địa phương, từ lóng).
Cũng theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ vựng nói chuyện tự nhiên bao gồm cả
những từ thô tục. Những từ này có tính chất suồng sã, thậm chí thô lỗ”.[1;
286).
Từ khẩu ngữ của tiếng Việt một số đặc điểm như sau:
Về mặt cấu trúc hình thức, các từ ngữ thuộc lớp này khi đi vào hoạt động
giao tiếp, ít nhiều có thể “tự do, phóng túng” nếu điều kiện cho phép. Nói
cách khác, chúng có nhiều khả năng biến đổi cấu trúc vốn có của mình.
Ưa dùng những từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại theo chiều nào đó để
cường điệu sự đánh giá của người nói, lôi cuốn sự chú ý của người nghe. Ví
dụ: lo thắt ruột, chờ đỏ mắt, đánh sặc tiết, chạy bở hơi tai, chẻ xác ra, no đòn,
cứng họng, (tức) sôi máu, (giận) tím mặt,...
Chấp nhận những lối xưng hô thân mật hoặc đậm màu sắc bày tỏ thái độ.
Bên cạnh đó là những từ ngữ có sắc thái thông tục, thậm chí thô thiển. Chẳng
hạn, về xưng hô, có thể dùng: mày, tao, cậu, tớ, mình, chúng mình, bọn mình,
y, hắn, hắn ta, bọn nó, tụi nó, thằng, thằng cha, con mẹ, mụ, con mụ, mụ ta,...
Về những từ đánh giá hoặc miêu tả hành vi có: ngu, tồi, mèng, chẳng ra chó
gì, chẳng nước mẹ gì, ăn thua gì, ăn thua mẹ gì, nước non gì, ăn vàng ăn bạc
gì, biết tay, phải lòng, cực, cực kì, nghiêm, gìn,...


Rất ưa dùng các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón, hoặc diễn đạt

cho sinh động. Ví dụ: của đáng tội, có đời thuở nhà ai, thôi thì..., thì đã đành
là vậy, nó chết một nỗi (một cái) là..., đánh đùng một cái, ấm ớ hội tề, chầu rìa
hút thuốc vặt, tuần chay nào cũng có nước mắt, ai biết quan đái mà hạ võng,
luỵ như luỵ đò,...
Sắc thái khẩu ngữ và biểu cảm của lớp từ khẩu ngữ còn thể hiện rõ ở sự
hiện diện và hoạt động của những từ thưa gửi (dạ, thưa,...), các từ ngữ cảm
thán (ôi, ối, ôi trời, trời ơi, trời đất ơi, cha mẹ ơi,...), ở các ngữ khí từ (à, ư,
nhỉ, nhé)...
Mặt khác, việc dùng các từ ngữ với sắc thái nghĩa mới, hoặc kèm theo
những nghĩa ngữ cảnh, nghĩa lâm thời, khá phổ biến. Bởi một lí do đơn giản
là: khẩu ngữ ít nhiều “phóng túng” về mặt chuẩn tắc. Tuy vậy, cũng phải
khẳng định rằng tính thông tục của khẩu ngữ nói chung và từ vựng khẩu ngữ
nói riêng, không phải là sự nói tục và các từ tục. Nếu không thấy sự khác biệt
về bản chất này, lạm dụng các từ tục thì sẽ dẫn đến chỗ làm vẩn đục ngôn
ngữ, phá mất cái gọi là thẩm mĩ ngôn ngữ, thậm chí vi phạm đạo đức trong
giao tiếp.
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: “Trong sáng tác văn học, những từ hội
thoại được nhà văn sử dụng như một công cụ lợi hại nhất để miêu tả, tái tạo
cuộc sống thực. Nhiều khi chỉ cần một vài từ hội thoại là tính cách nhân vật
cũng đã hiện ra rất rõ nét.”[3; 198].
1.1.3.Từ ngữ thông tục
Hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về từ ngữ thông tục, nhưng cách
hiểu phổ biến cho rằng đây là lớp từ phổ dụng trong giao tiếp bằng lời nói tự
nhiên (còn gọi là khẩu ngữ) và đại đa số có gốc thuần Việt. Tác giả Đinh
Trọng Lạc định nghĩa: “Từ thông tục là những từ chỉ được dùng trong lời nói
miệng thoải mái, thậm chí thô lỗ, tục tằn.”[3; 198]. Từ ngữ thông tục thuộc


nhóm từ vựng nói chuyện tự nhiên. Từ thông tục không nằm trong từ vựng
của hội thoại văn hóa. Trong hội thoại văn hóa thông dụng, người ta tránh

dùng những từ ngữ này. Có nghĩa là những từ thông tục chỉ được dùng trong
hội thoại tự nhiên thông tục giữa các cá nhân có quan hệ tự do, thỏa mái,
suồng sã. Từ ngữ thông tục gồm những nhóm như: các từ ngữ tình thái chỉ sự
suồng sã (cái nhà anh này, mụ nhà tôi,con mẹ,chó đểu, thằng cha); các từ tục
tĩu, lời chửi (đ. mạ, cứt, thằng chó, cha bố mày…); các quán ngữ đưa đẩy
(thôi thì, thì đã đành là vậy, của đáng tội, đánh đùng một cái, lo sốt vó);
những từ phủ định ( đếch, cóc…); từ lóng ( chặn họng, gà mờ, đánh chén…).
Tác phẩm văn học thuộc phong cách viết, tức là phong cách sử dụng ngôn
từ có sự chọn lọc, trau chuốt, gọt giũa. Tuy vậy, trong các sáng tác của mình,
bên cạnh việc sử dụng lớp từ thuộc phong cách viết, nhà văn có thể sử dụng
lớp từ thuộc phong cách nói, trong đó có lớp từ ngữ thông tục. Nhưng phạm vi
sử dụng lớp từ ngữ thông tục trong tác phẩm văn học là có điều kiện, tức là
chúng chỉ xuất hiện ở ngôn ngữ nhân vật (phần thội thoại mang phong cách
nói) mà hầu như không xuất hiện trong ngôn ngữ tác giả (phần dẫn thoại, trần
thuật, mang phong cách viết). Tác giả Đinh Trọng Lạc khẳng định: “Các từ
thông tục có thể được dùng trong các văn bản báo, đặc biệt là trong văn xuôi
nghệ thuật để làm phương tiện tu từ nêu đặc trựng của lời nói nhân vật.”[3;
198].
1.2 Tác giả Nguyễn Huy Thiệp
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1.1 Cuộc đời
Nguyễn Huy Thiệp (26/7/1950) quê Thanh Xuân – Hà Nội. Thưở nhỏ,
ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ Thái Nguyên
qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Năm 1960, gia đình ông chuyển về quê định cư ở
xóm Cò, làng Khương Hạ- Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sửtrường Đại học Sư phạm Hà Nội và lên dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980.


Cũng trong năm đó, ông chuyển về làm việc tại Bộ giáo dục và Đào tạo, sau
đó làm việc tại công ty Kĩ thuật trắc địa bản đồ - Cục Bản đồ cho đến khi nghỉ
hưu. Năm 1994 Nguyễn Huy Thiệp gác bút và xoay sang mở nhà hàng ở Hà

Nội, tên là “Hoa Ban” rất ăn khách. Hiện nay, ông sống tại Hà Nội và là hội
viên Hội nhà văn Việt Nam.
1.2.1.2 Sự nghiệp
Nguyễn Huy Thiệp viết rất nhiều ở các thể loại khác nhau: truyện ngắn,
tiểu thuyết, kịch, tiểu luận, phê bình, tập văn. Nhưng thành công hơn cả là
truyện ngắn. Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp in dấu khá đậm nét về nông thôn
và những người lao động. Tác phẩm tiêu biểu:
Truyện ngắn: Tướng về hưu (1987), Kiếm sắc (1988),Vàng lửa (1988),
Phẩm tiết (1988), Con gái thủy thần (1998)……
Kịch: Suối nhỏ dịu êm, Còn lại tình yêu, Xuân hồng, Gia đình…… Tiểu
thuyết: Tuổi hai mươi yêu dấu, Tiểu long nữ, Gạ tình lấy điểm…. Ngoài
ra, ông còn viết thơ. Tuy chưa xuất bản tập thơ nào nhưng xuất
hiện khá nhiều trong các tập truyện ngắn của ông.
1.2.2 Vài nét về phong cách tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp là người có khả năng cuốn hút, ông thể hiện sự sâu
sắc, quyết đoán và khá ngay thẳng trong khi đối thoại. Có thể nói rằng, đằng
sau vẻ ngoài lãnh đạm, khắc khổ của con người “từng trải” đó là một tâm hồn
nhạy cảm hơn ta tưởng. Để diễn đạt nỗi buồn hay sự phiền lụy trong đời sống,
ông có thói quen dùng từ “đau khổ” hay “khổ”. Phong cách Nguyễn Huy
Thiệp có thể khái quát ở một số đặc điểm như sau:
Trước hết là cốt truyện ly kì thường xây dựng nên những cuộc phiêu lưu
của nhân vật này, nhân vật nọ để mượn cớ đưa người đọc vào những thế giới
đầy cảnh lạ, chuyện lạ. Một thế giới nhân vật cũng toàn những con người gân
guốc. Người nào dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình. Có


những người xuất thân từ đáy xã hội, là những người rác rưởi, tâm địa đen tối
nhưng thi thoảng trong tâm hồn họ vẫn lóe lên một tia sáng của lương tâm.
Ngôn ngữ trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp khá mới mẻ và độc đáo,
nó cũng làm cho nhiều người cảm thấy rờn rợn ghê ghê. Đó cũng là một nét

hấp dẫn của văn Nguyễn Huy Thiệp. Một thứ ngôn ngữ táo bạo đôi khi như là
đột nhiên lột tả hết những ý nghĩ, thèm khát mà con người ta vẫn thường phải
che đậy.
Thơ ca và triết lý là đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất hiện đại về cấu trúc, ngôn từ, về
chính cái “viết” của nó: nó tự viết, tự hình thành, nó vừa đáng giá vừa sâu sắc,
vừa trực giác, vừa lí trí , nó lôi cuốn người đọc.
Như vậy, Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài
năng với khát vọng dân chủ và đổi mới mà sự vận động ý thức xã hội cũng
như văn học sau 1975 đem lại. Nguyễn Huy Thiệp là tài năng hiếm và độc
đáo. Đúng như Nguyễn Đăng Mạnh khái quát: “Nguyễn Huy Thiệp không
phải là xu hướng phổ quát và tất cả của đổi mới nhưng nó là dòng mạch xuất
hiện đồng thời đổi mới”.


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ
2.1. Kết quả thống kê
-Trong tổng số 45 truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát thì từ ngữ thông
tục được sử dụng ở 36 truyện với 296 phiếu. Như vậy lớp từ ngữ thông tục
được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng tương đối nhiều. Bằng cách sử
dụng lớp từ ngữ thông tục một cách khá dày đặc vừa thể hiện cá tính sáng
tạo của nhà văn lại vừa mang sự phá cách mới của văn học Việt Nam hiện
đại. Nhà văn sử dụng lớp từ ngữ thông tục này như một điểm nhấn nhằm
làm tỏa sáng tác phẩm.Có thể thấy, những từ ngữ thông tục xuất hiện phổ
biến nhất đều là những từ tục quen thuộc, được sử dụng rất nhiều trong
lời nói sinh hoạt. Chúng tạo nên một không khí đối thoại suồng sã,
thậm chí thô lậu nhưng cũng dễ dàng làm cho người đọc cảm nhận được sự
tự nhiên, chân thực của đời sống.
-Việc sử dụng từ ngữ thông tục vào trong sáng tác văn chương đã mang
lại những thành công nhất định cho nhà văn. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp, “tần suất” sử dụng từ ngữ thông tục khá dày đặc. Từ ngữ thông
tục xuất hiện với nhiều dạng, loại như: đại từ xưng hô, lời chửi, câu chửi hay
các từ ngữ thuộc nhóm kiêng kị trong giao tiếp.
-Từ kết quả khảo sát, thống kê, chúng tôi thấy những từ thông tục
được sử dụng nhiều như “mày’, “tao”, “mẹ chúng mày”, “cha chúng mày’,
“cứt”… Những từ này xuất hiện khá nhiều trong tập truyện ngắn mà chúng
tôi khảo sát. Các từ “ mày”, “chúng mày” “chúng tao” xuất hiện 197 lần
(chiếm 66%). Điều này cũng dễ giải thích rằng văn xuôi Việt Nam ngày càng
hiện đại hơn và nó làm cho ngôn ngữ sáng tác cũng thay đổi rất nhiều. Nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đầy táo bạo khi mang ngôn ngữ đời sống


sinh hoạt vào trong văn chương và làm cho văn của mình theo kịp nhịp sống
hiện đại. Khác


với văn xuôi truyền thống, văn xuôi hiện đại đi sâu vào khai thác thế giới nội
tâm nhân vật, chú ý đến những dòng cảm xúc, những tâm trạng, những suy
tư của con người. Vì thế ngôn từ bao giờ cũng dùng để phản ánh cuộc sống
của
người dân và nó luôn phản ánh một cách chân thực nhất. Nguyễn Huy
Thiệp sử dụng lớp từ ngữ thông tục như nhấn mạnh thêm sự thay đổi của xã
hội đã tác động đến con người như thế nào và nhằm thể hiện dòng cảm cảm
xúc tâm trạng của mình.Việc sử dụng lớp từ ngữ thông tục tạo sự chú ý cho
người đọc và tác động mạnh vào lí trí, tình cảm của người đọc.
-Từ thông tục “mẹ’, “mẹ nó” cũng được nhà văn sử dụng nhiều, xuất
hiện 49 lần ( chiếm 16,4%). Khi những ngôn ngữ của đời sống được đưa vào
trong văn chương, nó sẽ làm cho tác phẩm trở nên gần gũi với con người hơn,
mang theo hơi thở của sộng sống hiện dại xô bồ vào văn học. Sử dụng từ ngữ
thông tục khi viết truyện ngắn không chỉ có tác dụng thu hút sự chú ý của

bạn đọc mà còn tạo ra điểm nhấn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Bạn
đọc sẽ có những ấn tượng sâu sắc hơn, mới mẻ hơn với tác phẩm của nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp.
2.2 Miêu tả kết quả thống kê
2.2.1 Từ thông tục qua cách xưng hô trong lời thoại của nhân vật.
Từ là do tiếng tạo thành, mỗi từ đều mang một ý nghĩa và có thể
dùng độc lập trong câu. Đặc điểm đầu tiên là các từ xưng hô (gồm các đại từ
nhân xưng, các từ khác dùng để xưng hô) của lời nói thường ngày xuất hiện
khá nhiều ở lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Trong truyện ngắn “Huyền thoại phố phường”: con gái, ông công chức, bà
mẹ, bà Thiều, cậu Phúc, anh ấy, chị, em, cậu ấy, anh, cha bố cô…Trong
“Không có vua”: mày, tao, chúng mày,cha chúng mày, mẹ mày, mẹ


chúng mày, bọn chúng mày, lũ chúng mày, tôi, chú, công chức gì mặt mày,
….Trong “Những


người thợ xẻ”: mẹ đĩ, chúng mày, bố tiên sư chúng nó, mày, tao, chó, cứt chó,
anh, tôi……
Đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là các tác phẩm của ông
dung lượng không dài nhưng lại đi sâu vào miêu tả cuộc sống của những
người lao động nghèo trong những năm sau khi đất nước được giải phóng,
đang trên con đường đổi mới. “Những bài học nông thôn” là tác phẩm têu
biểu. Truyện chỉ dài hai mươi mốt trang giấy nhưng nó đã tái hiện được một
phần cuộc sống ở nông thôn. Đó là một vùng nông thôn mang đặc trưng
cho bao vùng nông thôn thuần hậu trên đất nước Việt Nam. Nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp rất tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ thông tục trên nền của
làng quê Việt Nam bình yên, dân dã. Nó làm cho khung cảnh ấy mất đi vẻ
yên bình vốn có của nó.

Từ xưng hô trong truyện ngắn cũng giản dị đậm chất nông thôn, nó chưa
bị pha trộn quá nhiều ngôn ngữ của cuộc sống. Lớp từ thông tục mang hơi
thở của đời sống hiện đại, mang sự thay đổi về với miền quê, sự thay đổi này
là từ từ không mạnh mẽ. Những gì mà văn học thời đại trước kiêng kị, những
ngôn ngữ mà các nhà văn đi trước chưa dám đưa vào văn chương thì đến
thời kì hậu hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp đã dám đưa vào trong sáng tác
của mình. Đây là một quyết định cực kì táo bạo. Truyện ngắn này đã để lại
nhiều cảm xúc khác nhau cho người đọc và điều rõ nhất là nó để lại đó
chính là nhịp sống hiện đai, con người hiện đại và cuộc sống hối hả, vội vã
đang tràn về làng quê yên bình này. Như vậy nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã
rất thành công trong việc đưa ngôn ngữ thông tục về với làng quê Việt Nam,
phản ánh cuộc sống sinh động, đa chiều và xô bồ của làng quê. Lớp từ, ngữ
thông tục đã làm cho văn học trở nên đa sắc màu hơn và chắc hẳn nhiều bạn
đọc chưa thể bắt kịp. Từ dùng để xưng hô trong hội thoại giữa các nhân vật


đã có sự thay đổi. Số lượng xuất hiện các từ ngữ thông tục không nhiều
nhưng nó đủ để chúng


×